21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21 - Chương 07

7

* * *

Chủ Nghĩa Dân Tộc

CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẦN CÂU TRẢ LỜI TOÀN CẦU

XEM NHƯ toàn thể nhân loại giờ chỉ cấu thành một nền văn minh duy nhất, với mọi người cùng chia sẻ những thử thách và cơ hội chung, thế thì tại sao người Anh, người Mỹ, người Nga và vô số các nhóm khác lại hướng tới sự tách biệt mang tính dân tộc chủ nghĩa? Liệu việc quay lại với chủ nghĩa dân tộc có mang lại những giải pháp thực sự cho các vấn đề chưa có tiền lệ của thế giới toàn cầu chúng ta, hay đó chỉ là một sự nuông chiều thoát ly thực tế, có thể sẽ nhấn chìm nhân loại và cả sinh quyển vào thảm họa?

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta nên đập tan một huyền thoại phổ biến. Trái với hiểu biết thông thường, chủ nghĩa dân tộc không phải là một phần tự nhiên và vĩnh hằng của tâm lý con người; nó không có gốc rễ trong sinh lý con người. Đúng, con người là các động vật xã hội trăm phần trăm, với sự trung thành nhóm ấn định trong gien. Tuy nhiên, trong hàng trăm nghìn năm, Homo sapiens và các tổ tiên linh trưởng của mình đã sống trong các cộng đồng nhỏ mật thiết với số lượng không quá vài chục người. Con người dễ dàng phát triển lòng trung thành đối với các nhóm nhỏ mật thiết như một bộ lạc, một tiểu đội hay một công ty gia đình, nhưng khó mà nói việc con người trung thành với hàng triệu người hoàn toàn xa lạ là tự nhiên. Lòng trung thành đại chúng đó chỉ mới xuất hiện trong vài ngàn năm, trở lại đây - mới sáng hôm qua, nêu tính theo thuật ngữ tiến hóa - và nó đòi hỏi các nỗ lục cực lớn của cấu trúc xã hội.

Con người mất công xây dựng các quần thể có tính quốc gia vì họ vấp phải những thử thách mà không một bộ tộc riêng nào có thể giải quyết được. Thử lấy ví dụ là các bộ lạc cổ xưa sống dọc sông Nile hàng ngàn năm trước. Dòng sông là nguồn sống của họ. Nó tưới nước cho đồng ruộng và đưa hàng hóa đi khắp nơi. Nhưng nó là một “đồng minh” khó đoán. Quá ít nước và con người ta chết đói; quá nhiều nước và dòng sông tràn bờ, phá hủy xóm làng. Không một bộ tộc nào có thể giải quyết vấn đề này một mình vì mỗi bộ tộc chỉ sử dụng một phần nhỏ của dòng sông và chỉ có thể huy động không quá vài trăm nhân công. Chỉ một nỗ lực chung hòng xây dựng những con đập khổng lồ và đào hàng trăm kilomet kênh rạch mới có thể hy vọng chế ngự và khai thác con sông dữ. Đây là một trong những lý do các bộ lạc dần dần nhập thành một quốc gia duy nhất có sức mạnh xây đập và đào kênh, điều hòa dòng chảy con sông, xây các kho dự trữ lương thực đề phòng những năm đói kém và thiết lập một hệ thống giao thông, liên lạc rộng khắp.

Dù có nhiều lợi thế như vậy, việc chuyển đổi các bộ tộc và thị tộc thành một quốc gia duy nhất không bao giờ là dễ dàng, cổ đại hay hiện đại cũng vậy. Để nhận ra việc gắn mình với một quốc gia như vậy là khó như thế nào, bạn chỉ cần tự hỏi: “Mình có quen mấy người này không?” Tôi có thể kể tên hai người chị và mười một người anh em họ của mình, đồng thời dành cả ngày để nói về tính tình, thói quen và các mối quan hệ của họ. Tôi không thể kể tên tám triệu người có chung quốc tịch Israel như mình, tôi chưa bao giờ gặp hầu hết số đó và có rất ít khả năng gặp họ trong tương lai. Khả năng dù thế nào vẫn cảm thấy trung thành với đám đông mờ mịt này của tôi không phải là một di sản được truyền từ các tổ tiên săn bắt-hái lượm mà là một điều kỳ diệu trong lịch sử cận đại. Một nhà sinh vật học người Sao Hỏa chỉ quen nghiên cứu giải phẫu và tiến hóa của Homo sapiens sẽ không bao giờ đoán những con linh trưởng này có khả năng phát triển những liên kết cộng đồng với hàng triệu người xa lạ. Để thuyết phục được tôi trung thành với “Israel” và tám triệu người dân của nó, phong trào Phục Quốc và nhà nước Israel phải tạo ra một bộ máy khổng lồ bao gồm giáo dục, tuyên truyền và kêu gọi, cũng như các hệ thống quốc gia về an ninh, sức khỏe và phúc lợi.

Điều đó không có nghĩa là các kết nối dân tộc có gì sai. Những hệ thống khổng lồ không thể vận hành mà không có sự trung thành tập thể và việc mở rộng vòng thấu cảm của con người chắc chắn có giá trị của nó. Các dạng thức ôn hòa hơn của chủ nghĩa ái quốc là một trong những sáng tạo nhân từ nhất của con người. Tin tưởng rằng dân tộc mình là độc đáo, rằng nó xứng đáng với lòng trung thành của mình và mình có những nghĩa vụ đặc biệt đối với các thành viên của nó tạo cảm hứng khiến tôi quan tâm đến người khác và hy sinh vì họ. Sẽ là một sai lầm nguy hiểm nếu tin rằng không có chủ nghĩa dân tộc, chúng ta tất thảy sẽ sống trong một thiên đường tự do. Khả năng cao là chúng ta sẽ sống trong con hỗn loạn giữa các bộ tộc. Các đất nước hòa bình, thịnh vượng và tự do như Thụy Điển, Đức và Thụy Sĩ đều có ý thức dân tộc vững vàng. Danh sách các quốc gia thiếu mối hên kết dân tộc mạnh bao gồm Afghanistan, Somalia, Congo và hầu hết các quốc gia thất bại khác.

Vấn đề bắt đầu khi chủ nghĩa ái quốc hiền hòa biến hình thành chủ nghĩa siêu ái quốc sô-vanh. Thay vì tin rằng dân tộc mình là độc đáo, điều hoàn toàn đúng với mọi dân tộc, tôi có thể bắt đầu cảm thấy dân tộc mình là thượng đẳng, rằng tôi nợ nó tất cả lòng trung thành của mình, rằng tôi không có nghĩa vụ đáng kể gì với bất cứ ai khác. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các xung đột bạo lực, Suốt nhiều thế hệ, chỉ trích cơ bản nhất dành cho chủ nghĩa dân tộc là nó dẫn đến chiến tranh. Nhưng mối liên hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và bạo lực không làm giảm đi sự thái quá của chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là khi mỗi quốc gia biện hộ cho việc phát triển quân sự bằng sự cần thiết phải bảo vệ đất nước chống lại mưu đồ cửa các nước láng giềng. Miễn là quốc gia mang lại cho hầu hết công dân của mình với các mức độ an ninh và thịnh vượng chưa từng có thì người dân sẵn sàng trả giá bằng máu. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thỏa thuận này (giữa cá nhân và quốc gia) của chủ nghĩa dân tộc vẫn còn khá hấp dẫn. Mặc dù nó đang đưa đến các mâu thuẫn khủng khiếp trên phạm vi chưa từng có, các nhà nước hiện đại vẫn xây dựng các hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi khổng lồ. Dịch vụ y tế quốc gia khiến trận Passchendaele và trận Verdun có vẻ như xứng đáng.

Mọi thứ thay đổi vào năm 1945. Việc phát minh ra các vũ khí hạt nhân đã làm cân bằng của giao kèo dân tộc chủ nghĩa lệch đi. Sau Hiroshima, con người không còn sợ chủ nghĩa dân tộc sẽ dẫn đến chiến tranh đơn thuần nữa; họ bắt đầu sợ nó sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Hủy diệt toàn cầu có cách riêng của nó để mài sắc tâm trí con người và nhờ công không nhỏ của quả bom nguyên tử, điều bất khả đã xảy ra và “ông thần” dân tộc chủ nghĩa đã được nhét ít nhất là phân nửa vào lại cái “đèn”. Cũng như những dân làng xưa thuộc châu thổ sông Nile từng chuyển một phần sự trung thành của mình từ các bộ lạc địa phương sang một vương quốc lớn hơn rất nhiều có khả năng chế ngự dòng sông dữ, trong thời đại hạt nhân, một cộng đồng toàn cầu dần phất triển vượt lên trên các quốc gia riêng biệt vì chỉ một cộng đồng như vậy mới có thể chế ngự con quái vật hạt nhân.

Trong chiến dịch tranh củ tổng thống Mỹ năm 1964, Lyndon B.Johnson cho phát sóng mẩu quảng cáo Hoa Cúc nổi tiếng một trong những màn tuyên truyền thành công nhất trong lịch sử truyền hình. Mẩu quảng cáo mở đầu bằng một cô bé vừa bứt từng cánh hoa cúc vừa đếm, nhưng khi cô bé đếm đến mười, một giọng nam giới nghe như tiếng kim loại cắt ngang, đếm ngược từ mười về không như trong một cuộc đếm phóng tên lửa. Khi đếm đến không, ánh sáng chói lòa của một vụ nổ hạt nhân tràn ngập màn hình và ứng viên Johnson nói với người dân Mỹ như sau: “Đây là tiền cược. Hoặc kiến tạo một thế giới trong đó mọi con dân của Chúa có thể sống, hoặc chìm vào bóng tối. Chúng ta hoặc phải yêu thương nhau, hoặc phải chết.” Chúng ta thường gắn câu khẩu hiệu “làm tình, đừng gây chiến” với phong trào phản-văn hóa cuối thập niên 1960 nhưng trên thực tế, từ năm 1964, nó đã là một tư tưởng được thừa nhận ngay cả trong giới chính trị gia sừng sỏ như Johnson.

Do đó, trong cuộc Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa dân tộc nhường ghế đầu cho một cách tiếp cận chính trị quốc tế toàn cầu hơn, và khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chủ nghĩa toàn cầu hóa có vẻ là làn sóng không thể cưỡng lại của tương lai. Người ta mong đợi nhân loại sẽ hoàn toàn để lại chủ nghĩa dân tộc ở phía sau, như một di tích của những thời kỳ nguyên thủy hơn có thể hấp dẫn cùng lắm là các cư dân kém hiểu biết của một vài quốc gia kém phát triển mà thôi. Tuy nhiên, các sự kiện trong những năm gần đây chứng tỏ rằng chủ nghĩa dân tộc vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngay cả các công dân của châu Âu và Hoa Kỳ, chưa kể đến Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Bị các lực lượng khách quan của chủ nghĩa tư bản toàn cầu làm cho lạc lõng và mang nỗi lo sợ về số phận của các hệ thống sức khỏe, giáo dục và phúc lợi quốc gia, con người ở khắp nơi trên thế giới đang tìm sự an ủi và ý nghĩa trong vòng tay của đất nước.

Thế nhưng câu hỏi được Johnson đưa ra trong mẩu quảng cáo Hoa Cúc ngày hôm nay thậm chí còn thích đáng hơn năm 1964. Liệu chúng ta sẽ xây dựng một thế giới trong đó mọi người có thể sống với nhau hay chúng ta sẽ cùng đi vào bóng tối? Donald Trump, Theresa May, Vladimir Putin, Narendra Modi và các cộng sự của họ có cứu được thế giới bằng cách thổi bùng lên các xúc cảm dân tộc chủ nghĩa của chúng ta hay cơn lũ dân tộc chủ nghĩa hiện nay là một dạng trốn chạy khỏi các vấn đề toàn cầu khó xử lý mà chúng ta đang đối mặt?

—ooOoo—

THỬ THÁCH HẠT NHÂN

HÃY BẮT đầu với sự báo ứng quen thuộc của nhân loại: chiến tranh hạt nhân. Khi quảng cáo Hoa Cúc phát sóng vào năm 1964, hai năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, hủy diệt hạt nhân đã là một hiểm họa rõ ràng. Các nhà bình luận cũng như dân thường đều lo sợ rằng loài người không đủ khôn ngoan để tránh hủy diệt, chỉ là vấn đề thời gian trước khi Chiến tranh Lạnh chuyển sang cực kỳ đáng báo động. Trên thực tế, nhân loại đã đương đầu thành công với thử thách hạt nhân. Người Mỹ, người Xô-viết, người châu Âu và người Trung Quốc đã thay đổi cách mà địa chính trị được dẫn dắt trong nghìn năm, vậy nên Chiến tranh Lạnh đã kết thúc mà không có nhiều máu đổ, và một trật tự thế giới quốc tế mới đã nuôi dưỡng một kỷ nguyên hòa bình chưa từng có. Không chỉ tránh được chiến tranh hạt nhân, đủ loại chiến tranh cũng giảm. Từ năm 1945, số đường biên giới được vẽ lại thông qua các xung đột công khai lại ít đến đáng ngạc nhiên và hầu hết các quốc gia đã thôi sử dụng chiến tranh như một công cụ chính trị tiêu chuẩn. Vào năm 2016, dù có chiến tranh ở Syria, Ukraine và vài điểm nóng khác, số người chết vì bạo lực ít hơn vì béo phì, tai nạn xe hơi hay tự tử. Điều này có thể là thành tựu chính trị và đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta.

Thật không may, đến giờ chúng ta đã quá quen với thành tựu này đến nỗi chúng ta xem nó là đương nhiên. Đây là một phần lý do vì sao con người ta cho phép mình đùa với lửa. Nga và Hoa Kỳ gần đây đã bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, phát triển các cỗ máy hủy diệt mới đe dọa phá vỡ những cam kết phải vất vả lắm mới có được trong vài thập kỷ trước và đưa chúng ta trở lại bên bờ vực của hủy diệt hạt nhân. Trong khi đó, thường dân đã học được cách ngừng lo lắng và yêu mến quả bom (như bộ phim Tiến sĩ Strangelove đã gợi ý), hoặc đơn giản là quên luôn sự tồn tại của nó.

Do đó, cuộc tranh luận Brexit ở Anh, một cường quốc hạt nhân lớn, chủ yếu xoay quanh câu hỏi về kinh tế và nhập cư trong khi phần lớn đóng góp tối quan trọng của Liên minh châu Âu với nền hòa bình châu Âu và toàn cầu đã bị phớt lờ. Sau nhiều thế kỷ đổ máu khủng khiếp, người Pháp, người Đức, người Ý và người Anh cuối cùng đã xây dựng được một cơ chế đảm bảo hòa hợp toàn lục địa chỉ để dân thường tại Anh thọc gậy vào bánh xe cỗ máy kỳ diệu ấy.

Cực kỳ khó xây dựng một thể chế quốc tế ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình thế giới. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta cần phải sửa đổi thể chế này cho phù hợp với các điều kiện đang đổi thay của thế giới, chẳng hạn bớt dựa dẫm vào Hoa Kỳ và trao cho các cường quốc phi-phương Tây như Trung Quốc và Ấn Độ một vai trò lớn hơn. Nhưng từ bỏ hoàn toàn thể chế này và chuyển sang một nền chính trị cường quốc dân tộc chủ nghĩa sẽ là một canh bạc vô trách nhiệm. Đúng, trong thế kỷ 19, các nước đã chơi trò dân tộc chủ nghĩa mà không phá hoại nền văn minh con người. Nhưng đó là thời tiền-Hiroshima. Từ đó đến nay, số tiền đổ vào vũ khí hạt nhân đã táng và thay đổi bản chất nền tảng của chiến tranh và chính trị. Từ khi con người biết cách làm giàu uranium và plutonium, tồn vong của họ phụ thuộc vào việc ưu tiên phòng ngừa chiến tranh hạt nhân trên lợi ích của bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Những người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành đang gào thét: “Nước chúng ta trước nhất!” nên tự hỏi liệu tự đất nước của họ, nếu không có một hệ thống hợp tác quốc tế lành mạnh, có thể bảo vệ thế giới, hay thậm chí là chính nó, khỏi hủy diệt hạt nhân không.

—ooOoo—

THỬ THÁCH SINH THÁI

NGOÀI CHIẾN tranh hạt nhân, trong các thập kỷ tới, nhân loại sẽ đối mặt với một hiểm, họa sống còn mới chưa hề có trên các ra-đa chính trị năm 1964: sụp đổ sinh thái. Con người đang làm mất cân bằng sinh quyển toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta đang lấy đi ngày càng nhiều tài nguyên từ môi trường trong khi thải vào đó những lượng rác và chất độc khổng lồ, theo đó thay đổi thành phần đất, nước và khí quyển.

Chúng ta thậm chí còn không nhận thấy vô số cách ta phá vỡ sự cân bằng sinh thái mong manh đã được định hình qua hàng triệu năm. Thử lấy ví dụ việc sử dụng phốt-pho làm phân bón. Với lượng nhỏ, nó là một dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng. Nhưng với lượng lớn, nó trở thành độc tố. Trồng trọt quy mô công nghiệp hiện đại dựa vào việc bón phân nhân tạo cho đồng ruộng rất nhiều phốt-pho, nhưng lượng phốt-pho chảy ra từ các nông trại sau đó có thể “đầu độc” sông, hồ và đại dương, đồng thời có tác động hủy diệt sự sống biển. Như vậy, một nông dân trồng ngô ở Iowa có thể vô ý giết chết cá ở vịnh Mexico.

Kết quả của các hoạt động như vậy là các môi trường sống bị xuống cấp, động thực vật dần tuyệt chủng và các hệ sinh thái như rạn san hô Great Barrier tại úc và rừng mưa Amazon có thể bị phá hủy. Suốt hàng nghìn năm, Homo sapiens hành xử như một tên sát thủ hàng loạt của hệ sinh thái; giờ chúng đang biến hình thành một tên hủy diệt sinh thái. Nếu tiếp tục đi trên con đường hiện tại, chúng ta sẽ không chỉ hủy diệt một phần lớn mọi dạng sống mà còn có thể làm sụp đổ nền móng của văn minh con người.

Đáng sợ hơn cả là viễn cảnh biến đổi khí hậu. Con người đã ở đây vài trăm ngàn năm và đã tồn tại qua vô số kỷ băng hà cũng như các đợt nóng lên. Tuy nhiên, nông nghiệp, thành thị và các xã hội phức tạp chỉ mới tồn tại chưa đến 10.000 năm. Trong giai đoạn này, được gọi là thế Holocene, khí hậu Trái đất khá Ổn định. Bất cứ sai lệch nào so với các chuẩn của Holocene sẽ mang đến cho các xã hội loài người những thách thức khổng lồ mà họ chưa bao giờ gặp phải. Việc này sẽ như tiến hành một thí nghiệm ngỏ trên hàng triệu con chuột lang-người. Ngay cả khi văn minh loài người cuối cùng cũng thích ứng được với các điều kiện mới, ai biết bao nhiêu nạn nhân sẽ bỏ mạng trong quá trình thích nghi.

Thí nghiệm khủng khiếp này đã bắt đầu. Không như chiến tranh hạt nhân, một khả năng trong tương lai, biến đổi khí hậu là một thực tế trong hiện tại. Giới khoa học đồng thuận rằng các hoạt động của con người, đặc biệt là sự phát thải các khí nhà kính như carbon dioxide, đang khiến khí hậu Trái đất thay đổi với một tốc độ đáng sợ. Không ai biết chính xác ta có thể tiếp tục bơm vào không khí bao nhiêu carbon dioxide mà không gây ra một cơn đại hồng thủy không thể đảo ngược. Nhưng càc dự đoán khoa học tốt nhất của chúng ta cho thấy nếu không cắt giảm mạnh lượng phát thải khí nhà kính trong hai chục năm tới, nhiệt độ toàn cầu trung bình sẽ tăng hơn 2°C, dẫn đến các sa mạc ngày càng mở rộng, các mỏm băng biến mất, các đại dương dâng cao và các hiện tượng thời tiết cực đoan như siêu bão và lốc xoáy xảy ra ngày một thường xuyên. Sau đó, các biến đổi này sẽ phá vỡ sản xuất nông nghiệp, gây ngập lụt các thành phố, khiến phần lớn thế giới trở nên không thể sinh sống được và đẩy hàng trăm triệu người tị nạn vào cuộc kiếm tìm nơi ở mới.

Hơn nữa, chúng ta đang nhanh chóng tiến đến một số điểm tới hạn, vượt qua chúng thì ngay cả sự tụt giảm đáng kể phát thải khí nhà kính cũng sẽ không đủ đảo ngược xu hướng và tránh một bi kịch toàn cầu. Chẳng hạn, khi nóng lên toàn cầu làm tan các tảng băng ở hai cực, ánh sáng mặt trời phản xạ từ Trái đất ra ngoài không gian sẽ ít đi. Điều này có nghĩa là hành tinh sẽ hấp thụ nhiều nhiệt hơn, nhiệt độ thậm chí còn tăng cao hơn và băng lại tan nhanh hơn. Một khi vòng lặp này vượt một ngưỡng nhất định, nó sẽ đạt tới cái đà không thể cưỡng nổi và tất cả băng ở các vùng cực sẽ tan hết, dù con người có dừng đốt than, khí và dầu. Do đó, nhận thức được mối hiểm họa chúng ta đang đối mặt là không đủ. Quan trọng là chúng ta thực sự làm một cái gì đó đối với vấn đề ấy ngay bây giờ.

Thật không may, đến năm 2018, thay vì giảm phát thải khí nhà kính, tốc độ phát thải toàn cầu vẫn đang tăng. Loài người còn rất ít thời gian để tự “cai” các nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần vào trại cai nghiện ngay hôm nay. Không phải năm tới hay tháng tới, mà là hôm nay. “Xin chào, tôi là Homo sapiens và tôi là một con nghiện nhiên liệu hóa thạch”.

Chủ nghĩa dân tộc thì vừa chỗ nào trong bức tranh đáng báo động này? Liệu có câu trả lời dân tộc chủ nghĩa nào cho hiểm họa sinh thái không? Liệu có bất kỳ quốc gia nào, dù hùng mạnh đến đâu, có thể một mình chấm dứt sự nóng lên toàn cầu? Các quốc gia riêng lẻ hẳn nhiên có thể áp dụng một loạt các chính sách xanh, nhiều chính sách trong số đó có hợp lý về mặt kinh tế cũng như môi trường. Các chính phủ có thể đánh thuế phát thải carbon, thêm chi phí môi trường vào giá xăng và dầu, áp dụng các quy định môi trường cứng rắn hơn, cắt giảm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và khuyến khích chuyển sang năng lượng tái tạo. Họ cũng có thể đầu tư thêm tiền cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ mang tính cách mạng thân thiện với môi trường, trong một dạng Dự án Manhattan11 về sinh thái. Ta phải cảm ơn động cơ đốt trong về rất nhiều tiên bộ của 150 năm trở lại đây, nhưng nếu chúng ta muốn duy trì một môi trường vật chất và kinh tế ổn định thì bây giờ nó phải được “nghỉ hưu” và thay thế bằng các công nghệ mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Các đột phá công nghệ có thể giúp ích trong nhiều lĩnh vực khác, ngoài năng lượng. Thử xem xét khả năng phát triển “thịt sạch” mà xem. Hiện tại, ngành công nghiệp thịt không chỉ mang đến vô vàn khổ đau cho hàng tỷ sinh vật có cảm xúc mà còn là một trong những nguyên nhân chính của nóng lên toàn cầu, một trong những ngành tiêu thụ kháng sinh và chất độc chủ chốt, và một trong những ngành “tiên phong” trong việc gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Theo một báo cáo năm 2013 của Viện Kỹ thuật Cơ khí, con người mất gần 15.000 lít nước sạch để sản xuất một kilogam thịt bò, so với 287 lít nước cần để sản xuất một kilogam khoai tây.

Áp lực lên môi trường nhiều khả năng sẽ ngày càng tồi tệ khi sự phồn thịnh ngày càng tăng ở các nước như Trung Quốc và Brazil cho phép hàng trăm triệu người nữa có thể chuyển từ ăn khoai tây sang ăn thịt bò một cách thường xuyên. Sẽ khó mà thuyết phục người Trung Quốc và người Brazil, chưa kể đến người Mỹ và người Đức, ngừng ăn bít-tết, hamburger và xúc xích. Nhưng nếu các kỹ sư có thể tìm cách “nuôi” thịt từ các tế bào thì sao? Nếu muốn ăn một cái hamburger, bạn chỉ cần “nuôi” một cái hamburger, thay vì nuôi và giết thịt cả một con bò (và vận chuyển cái xác hàng ngàn kilomet).

Điều này nghe có vẻ khoa học giả tưởng, nhưng chiếc hamburger sạch đầu tiên trên thế giới được nuôi trồng từ tế bào, rồi ăn, vào năm 2013. Nó có giá 330.000 đô la. Bốn năm nghiên cứu và phát triển đẩy giá xuống còn 11 đô la một chiếc và trong khoảng một thập kỷ nữa, thịt sạch sản xuất quy mô công nghiệp được dự đoán sẽ rẻ hơn thịt giết mổ. Sự phát triển công nghệ này có thể cứu hàng tỷ con vật khỏi sự “cùng cực khốn khổ”, có thể giúp nuối sống hàng tỷ người suy dinh dưỡng và có thể cùng lúc giúp ngăn chặn sụp đổ sinh thái.

Cố rất nhiều việc mà các chính phủ, tập đoàn và cá nhân có thể làm để tránh biến đổi khí hậu. Nhưng để hiệu quả, chúng phải được thực hiện trên quy mô toàn cầu. Khi nói đến khí hậu các quốc gia đơn giản là không có chủ quyền. Họ đều chịu ảnh hưởng của những hành động mà những người cách nửa vòng Trái đất thực hiện. Cộng hòa Kiribati, một quốc đảo ở Thái Bình Dương, có thể giảm khí thải nhà kính xuống mức không nhưng vẫn bị nhấn chìm dưới các con sóng đang dâng lên nếu các quốc gia khác không làm theo. Chad có thể lắp các tấm pin năng lượng mặt trời lên mọi mái nhà khắp cả nước nhưng vẫn bị biến thành một sa mạc khô cằn vì các chính sách năng lượng vô trách nhiệm của những người nước ngoài xa xôi. Ngay cả các quốc gia hùng cường như Trung Quốc hay Nhật Bản cũng không “có chủ quyền” về sinh thái. Để bảo vệ Thượng Hải, Hồng Kông và Tokyo khỏi các trận lũ lụt và siêu bão tàn phá, người Nhật và người Trung Quốc sẽ phải thuyết phục chính phủ Nga và Mỹ từ bỏ cách tiếp cận “mũ ni che tai” của họ.

Chủ nghĩa cô lập dân tộc có lẽ còn nguy hiểm hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu so với chiến tranh hạt nhân. Một cuộc chiến hạt nhân toàn diện đe dọa phá hủy mọi quốc gia, thế nên mọi quốc gia đều có trách nhiệm phòng ngừa nó như nhau. Trái lại, nóng lên toàn cầu có lẽ sẽ tác động khác nhau lên các quốc gia khác nhau. Một số nước, đáng kể nhất là Nga, có thể còn được lợi từ nó. Nga có tương đối ít tài sản ven biển, do đó nó sẽ phải lo lắng về nước biển dâng ít hơn Trung Quốc hay Kiribati rất nhiều. Và trong khi nhiệt độ cao hơn rất có thể biến Chad thành sa mạc thì nó có thể dần biến Siberia thành vựa bánh mì của thế giới. Thêm nữa, khi băng tan ở vùng cực Bắc, các đường biển Bắc do Nga làm bá chủ có thể trở thành mạch máu giao thương của thế giới và Kamchatka có thể thay thế Singapore trở thành giao lộ thế giới.

Tương tự, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo nhiều khả năng hấp dẫn với một số nước hơn các nước khác. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc vào việc nhập khẩu lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ. Họ sẽ rất vui mừng nếu thoát được gánh nặng dó. Nga, Iran và Ả Rập Saudi phụ thuộc vào xuất khẩu hai mặt hàng trên. Nến kinh tế của họ sẽ sụp đổ nếu dầu mỏ và khí đốt đột ngột nhường chỗ cho mặt trời và gió.

Do đó, trong khi một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Kiribati chắc chắn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính càng sớm càng tốt, các nước như Nga và Iran sẽ kém nhiệt tình hơn nhiều. Ngay tại các nước có thể thua thiệt nhiều do nóng lên toàn cầu, như Hoa Kỳ, các nhà dân tộc chủ nghía cùng có thể quá thiển cận và ích kỷ dể hiểu dược mối nguy hiểm. Một ví dụ nhỏ nhưng rất đáng kể xảy ra vào tháng Một năm 2018, khi Hoa Kỳ áp mức thuế 30% lên các tấm pin và thiết bị năng lượng mặt trời sản xuất tại nước ngoài nhằm bảo vệ các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ cho dù cái giá phải trả là làm chậm lại quá trình chuyển sang năng lượng tái tạo.

Một quả bom nguyên tử là một mối de dọa rõ ràng và thúc bách đến nỗi không ai có thể phớt lờ. Trải lại, nóng lên toàn cầu là một hiểm họa mơ hồ và kéo dài hơn nhiều. Do dó, mỗi khi các suy xét môi trường dài hạn đòi hỏi chút hy sinh ngắn hạn đau đớn, các nhà dân tộc chủ nghĩa có thể bị cám dỗ mà đạt lợi ích dân tộc tức thời lên đầu rồi tự trấn an mình rằng họ có thể lo cho môi trường sau, hoặc cứ để chuyện dó cho những người ở chồ khác lo. Hoặc giả, họ có thể đơn giản phủ nhận vấn đề. Không phải là tình cờ mà những nghi ngờ về biến dổi khí hậu thường là “của riêng” của cánh hữu dân tộc chủ nghĩa. Bạn hiếm, khi thấy các nhà xã hội cánh tả tweet rằng “biến đổi khí hặu là trò lừa của Trung Quốc”. Không có câu trả lời ở cấp quốc gia nào cho vấn đề nóng lên toàn cầu nên một số chính trị gia dân tộc chủ nghĩa thà tin rằng vấn đề không tồn tại.

—ooOoo—

THỬ THÁCH CÔNG NGHỆ

VẪN NHỮNG động lực đó nhiều khả năng sẽ phá hủy bất cứ liều thuốc giải dân tộc chủ nghĩa nào dành cho hiểm họa có tính sống còn thứ ba của thế kỷ 21: đứt gãy do công nghệ. Như chúng ta đã thấy trong các chương trước, sự hợp nhất của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học mở cánh cửa đến một loạt viễn cảnh tận thế, từ các nền độc tài số cho đến sự ra đời của một tầng lớp VÔ DỤNG toàn cầu.

Câu trả lời của chủ nghĩa dân tộc cho những hiểm họa này là gì?

Không có câu trả lời chủ nghĩa dân tộc nào cả. Như trong trường hợp biến đổi khí hậu, đứt gãy do công nghệ cũng vậy; tầm quốc gia đơn giản không phải là khuôn khổ hợp lý để đánh giá vấn đề. Vì nghiên cứu và phát triển không phải là độc quyền của bất cứ quốc gia nào, ngay cả một cường quốc như Mỹ cũng không thể tự mình kiểm soát chúng. Việc chính phủ Mỹ cấm các phôi người bị điều chỉnh về mặt di truyền cũng không ngăn được các nhà khoa học Trung Quốc làm chuyện đó. Và nếu các phát triển tiếp theo mang lại cho Trung Quốc một lợi thế kinh tế hay quân sự thiết yếu, nước Mỹ sẽ bị cám dỗ phá vỡ lệnh cám của chính mình. Đặc biệt trong một thế giới bài ngoại và bất chấp thủ đoạn, ngay cả khi một quốc gia duy nhất chọn đi theo con đường công nghệ nguy cơ cao lợi ích lớn, các nước khác sẽ bị buộc phải làm theo vì không ai có thể trả nổi cái giá bị bỏ lại phía sau. Để tránh một cuộc đua bằng mọi giá như thế, loài người có lẽ sẽ cần một thứ bản sắc và lòng trung thành toàn cầu nào đó.

Hơn nữa, trong khi chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu đe dọa chỉ sự tồn tại về thể xác của con người, sự đứt gãy do các công nghệ gây ra có thể thay đổi chính bản chất của nhân loại và do đó vướng vào những niềm tin đạo đức và tôn giáo sấu sắc nhất của con người. Trong khi mọi người đều đồng ý là ta nên tránh chiến tranh hạt nhân và sụp đổ sinh thái, chúng ta lại có các ý kiến rất khác nhau về việc sử dụng công nghệ sinh học và AI để nâng cấp con người và tạo các dạng sống mới. Nếu loài người thất bại trong việc phát triển và áp dụng các chỉ dẫn đạo đức được công nhận trên toàn cầu, thì đó sẽ là cơ hội rộng mở cho tiến sĩ Frankenstein.

Khi nói đến việc đưa ra các chỉ dẫn đạo đức như vậy, chủ nghĩa dân tộc kém cởi hơn hết thảy ở chỗ thiếu trí tưởng tượng. Các nhà dân tộc chủ nghĩa nghĩ theo hướng các mâu thuẫn lãnh thổ kéo dài vài thế kỷ, trong khi các cuộc cách mạng công nghệ của thế kỷ 21 thật ra nên được hiểu theo tầm vũ trụ. Sau bốn tỷ năm sự sống hữu cơ tiến hóa theo chọn lọc tự nhiên, khoa học đang hướng vào một kỷ nguyên của sự sống vô cơ được thiết kế thông minh định hình.

Trong quá trình đó, chính Homo sapiens rất có thể sẽ biến mất. Ngày nay, chúng ta vẫn là những con linh trưởng thuộc họ Hominidae. Chúng ta vẫn có chung phần lớn cấu trúc cơ thể, năng lực thể chất và năng lực tinh thần với Neanderthal và tinh tinh. Không chỉ tay, mắt và não chúng ta đặc sệt Hominidae mà cả đam mê, tình yêu, sự tức giận và các liên kết xã hội của ta cũng thế. Chỉ trong một hoặc hai thế kỷ nữa, sự hợp nhất của công nghệ sinh học và AI có thể đem lại những đặc tính về thể chất và tinh thần hoàn toàn thoát khỏi cái khuôn Hominidae. Một số người tin rằng ý thức thậm chí sẽ bị cắt đứt khỏi bất cứ cấu trúc hữu cơ nào và có thể lướt trong không gian ảo độc lập mà không có bất kỳ rào cản sinh học và vật lý nào. Mặt khác, chúng ta có thể chứng kiến sự tách đôi hoàn toàn của trí tuệ và ý thức, và sự phát triển của AI có thể đưa đến một thế giới bị các thực thể siêu thông minh nhưng hoàn toàn không có ý thức thống trị.

Chủ nghĩa dân tộc Israel, Nga hay Pháp có gì để nói về chuyện này? Để đưa ra các lựa chọn thông minh cho tương lai của sự sống, chúng ta cần phải vượt rất xa tầm nhìn của chủ nghĩa dân tộc và nhìn mọi thứ từ một góc độ toàn cầu, thậm chí là vũ trụ.

—ooOoo—

CON TÀU VŨ TRỤ MANG TÊN TRÁI ĐẤT

CHỈ MỘT trong ba vấn đề này, chiến tranh hạt nhân, sụp đổ sinh thái và đứt gãy do công nghệ, đã đủ đe dọa tương lai của nền văn minh nhân loại. Nhưng cùng nhau, chúng cấu thành một khủng hoảng mang tính sống còn chưa từng có, đặc biệt là vì chúng rất có thể sẽ “trợ lực” và hợp nhất với nhau.

Chẳng hạn, mặc dù cuộc khủng hoảng sinh thái đe dọa sự tồn vong của nền văn minh nhân loại như ta đã biết, rất ít khả năng nó sẽ chặn đứng sự phát triển của AI và công nghệ sinh học. Nếu trông chờ các đại dương đang dâng cao, nguồn cung thực phẩm bị thu hẹp và các cuộc di cư khổng lồ sẽ làm phân tán sự tập trung của chúng ta khỏi các thuật toán và gien, chúng ta nên nghĩ lại. Khi cuộc khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng hơn, sự phát triển các công nghệ nguy cơ cao, lợi ích lớn có thể sẽ tăng tốc.

Thực ra, biến đổi khí hậu có thể sẽ có tắc dụng giống như hai cuộc thế chiến. Từ năm 1914 đến năm 1918 và một lần nữa từ năm 1939 đến năm 1945, tốc độ phát triển kỹ thuật đã tăng đột biến bởi các nước tham gia cuộc chiến tranh toàn diện đã bỏ qua mọi lời cảnh báo lẫn cơ cấu nền kinh tế mà đầu tư những nguồn lực cực kỳ lớn vào đủ loại dự án táo bạo và hoang đường. Nhiều dự án đã thất bại nhưng một số đã sản xuất ra xe tăng, ra-đa, khí độc, máy bay siêu thanh, tên lửa xuyên lục địa và bom nguyên tử. Tương tự, các quốc gia đang đối mặt với biến đổi khí hậu có thể bị cám dỗ mà đầu tư hy vọng của mình vào các canh bạc kỹ thuật đầy tuyệt vọng. Loài người có rất nhiều quan ngại chính đáng về AI và công nghệ sinh học, nhưng trong thời khủng hoảng, người ta làm những chuyện liều mạng. Mỗi khi bạn nghĩ về việc kiểm soát công nghệ đột phá, hãy tự hỏi liệu các quy định này có khả năng đứng vững nếu biến đổi khí hậu dẫn đến thiếu hụt lương thực toàn cầu, ngập lụt các thành phố trên khắp thế giới và đẩy hàng trăm triệu người phải vượt biên.

Đến lượt mình, sự đứt gãy do công nghệ gây ra cũng có thể gia tăng nguy cơ chiến tranh hủy diệt, không chỉ thông qua gia tăng căng thẳng toàn cầu mà còn do mất ổn định cán cân sức mạnh hạt nhân. Từ những năm 1950, các cường quốc tránh xung đột với nhau vì họ đều biết chiến tranh nghĩa là cầm chắc hủy diệt lẫn nhau. Nhưng khi các dạng vũ khí tấn công và phòng vệ mới xuất hiện, một cường quốc công nghệ đang lên có thể kết luận rằng mình có thể hủy diệt kẻ thù mà không hề bị thiệt hại. Trái lại, một cường quốc đang đi xuống có thể sợ rằng các vũ khí hạt nhân hiện có của mình sẽ sớm trở nên vô dụng, thế thì thà dùng chúng trước khi mất hết còn hơn. Theo truyền thống, các cuộc đối đầu hạt nhân giống một ván cờ siêu lý trí. Điều gì sẽ xảy ra khi các kỳ thủ có thể sử dụng các cuộc tấn công mạng để giành quyền kiểm soát các quân cờ của đối thủ, trong khi các bên thứ ba nặc danh có thể di chuyển một con tốt mà không ai biết kẻ đang điều quân, hay khi AlphaZero tốt nghiệp từ cờ vua lên cờ hạt nhân?

Cũng như cách các thách thức khác nhau nhiều khả năng sẽ kết hợp với nhau, những thiện chí cần thiết để đối đầu với một thách thức có thể bị các vấn đề trên một mặt trận khác dập tắt. Các quốc gia mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang rất khó đồng thuận trong việc hạn chế phát triển AI, và các quốc gia đang nỗ lực bỏ xa các thành tựu công nghệ của đối thủ sẽ thấy khó đồng tình với một kế hoạch chung hòng ngăn chặn biến đổi khí hậu. Hễ thế giới còn phân chia thành các quốc gia đối đầu, sẽ rất khó để cùng lúc vượt qua cả ba thách thức trên, mà thất bại chỉ trong một mặt trận thôi đã có thể là thảm họa.

Kết lại, làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang quét qua thế giới không thể quay thế giới ngược về năm 1939 hay 1914. Công nghệ đã thay đổi mọi thứ bằng việc tạo ra một tập hợp các mối đe dọa sống còn trên phạm vì toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết. Một kẻ thù chung là chất xúc tác tốt nhất để rèn nên một bản sắc chung và loài người bây giờ đang có ít nhất ba kẻ thù như vậy: chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu và sự đứt gãy do cồng nghệ. Dù có các mối đe dọa chung như vậy mà loài ugười vẫn chọn ưu tiên lòng trung thành với quốc gia của mình lên trên tất cả các thứ khác, kết quả có thể sẽ còn tệ hơn năm 1914 và 1939 rất nhiều.

Một con đường tốt đẹp hơn nhiều đã được vạch ra trong Hiến chương của Liên minh châu Âu, nói rằng “trong khi tiếp tục tự hào về bản sắc và lịch sử quốc gia mình, các dân tộc châu Âu quyết tâm vượt qua những chia rẽ trước đây, sát lại gần nhau hơn nữa để cùng tạo nên một số phận chung”. Điều này không có nghĩa là từ bỏ mọi bản sắc quốc gia, mọi truyền thống địa phương và biến nhân loại thành một khối “bầy nhầy xám xịt” đồng nhất. Nó cũng không có nghĩa là phỉ báng mọi biểu hiện của lòng ái quốc. Thực sự, bằng cách cung cấp một vỏ bọc bảo vệ quân sự và kinh tế xuyên lục địa, ta có thể nói là Liên minh châu Âu đang nuôi dưỡng lòng ái quốc bản địa ở các nơi như Handers, Lombardy, Catalan và Scotland. Ý tưởng xây dựng một Scotland hay Catalan độc lập trở nên hấp dẫn hơn khi bạn không còn phải sợ một cuộc xâm lược của người Đức và khi bạn có thể dựa vào một mặt trận châu Âu chung để đối phó với sự nóng lên toàn cầu và các tập đoàn đa quốc gia.

Các nhà dân tộc chủ nghĩa châu Âu do vậy đang rất bình tĩnh. Dù lải nhải rất nhiều về sự trở lại của quốc gia, rất ít người châu Âu thực sự dám giết và bị giết vì điều đó. Khi người Scotland tìm cách thoát khỏi gọng kìm của London vào thời William Wallace và Robert Bruce, họ phải xây dựng cả một đội quân để làm việc đó. Trái lại, không một người nào bị thiệt mạng trong cuộc trưng cầu Scotland năm 2014 và nếu lần tới người Scot bỏ phiếu giành độc lập, rất ít khả năng họ sẽ phải “diễn lại” trận Bannockbum. Nỗ lực của xứ Catalan hòng thoát khỏi Tây Ban Nha bạo lực hơn đáng kể, nhưng nó cũng kém xa cuộc tắm máu mà Barcelona phải gánh chịu vào năm 1939 hay năm 1714.

Phần còn lại của thế giới có thể học hỏi tấm gương châu Âu. Ngay cả một hành tinh thống nhất cũng vẫn có vô số chỗ trống cho kiểu yêu nước vốn ca tụng tính độc đáo của dân tộc mình và nhấn mạnh bổn phận đặc biệt của mình dành cho nó. Nhưng nếu chúng ta muốn tồn tại và phát triển, nhân loại không có nhiều lựa chọn mà phải bổ sung vào lòng trung thành mang tính cục bộ đó những bổn phận lớn lao dành cho một cộng đồng quốc tế. Một người có thể và nên trung thành với gia đình, láng giềng, công việc và tổ quốc của mình; thế thì sao ta không thêm cả nhân loại và hành tinh Trái đất vào danh sách đó? Đúng, khi ta có nhiều lòng trung thành, mâu thuẫn đôi khi là không tránh khỏi. Nhưng ai bảo cuộc sống là đơn giản nào? Hãy tự xử lý đi.

Trong các thế kỷ trước, bản sắc dân tộc được tạo ra vì con người phải đối mặt với các vấn đề và cơ hội vượt quá tầm vóc của các bộ lạc địa phương và chỉ có hợp tác toàn quốc mới mong giải quyết được. Trong thế kỷ 21, các quốc gia thấy mình ở hoàn cảnh giống hệt các bộ lạc: họ không còn là khung khuôn khổ hợp lý để giải quyết các thử thách quan trọng nhất của thời đại nữa. Chúng ta cần một bản sắc toàn cầu mới bởi vì các thể chế quốc gia không có khả năng giải quyết một loạt các vấn đề toàn cầu chưa từng có tiền lệ. Giờ chúng ta có một hệ sinh thái toàn cầu, một nền kinh tế toàn cầu và một nền khoa học toàn cầu; nhưng chúng ta vẫn còn mắc kẹt với các nền chính trị quốc gia. Sự bất xứng này ngăn không cho hệ thống chính trị giải quyết các vấn đề chính của chúng ta một cách hiệu quả. Để có một nền chính trị hữu hiệu, hoặc chúng ta phải phi toàn cầu hóa hệ sinh thái, nền kinh tế và cuộc “hành quân” của khoa học, hoặc chúng ta phải toàn cầu hóa nền chính trị của chúng ta. Vì phi toàn cầu hóa hệ sinh thái và khoa học là bất khả, đồng thời cái giá phải phi toàn cầu hóa nền kinh tế có lẽ là quá cao, giải pháp thực sự duy nhất là toàn cầu hóa nền chính trị. Điều này không có nghĩa là thiết lập một “chính phủ toàn cầu”, một viễn cảnh mơ hồ và thiếu thực tế. Thay vào đó, toàn cầu hóa nền chính trị có nghĩa là động cơ chính trị trong mỗi quốc gia, thậm chí là mỗi thành phố, cần phải đặt nặng hơn nữa các vấn đề và lợi ích toàn cầu.

Các cảm tính kiểu dân tộc chủ nghĩa hẳn không giúp gì nhiều cho việc đó. Thế thì có lẽ ta nên dựa vào các truyền thống tôn giáo phổ quát của nhân loại để giúp hợp nhất thế giới? Hàng trăm năm trước, các tôn giáo như Cơ Đốc và đạo Hồi đã nghĩ theo xu hướng toàn cầu thay vì địa phương và luôn rất hứng thú với các câu hỏi lớn của sự sống chứ không phải những tranh đấu chính trị của quốc gia này kia. Nhưng liệu các tôn giáo truyền thống có còn xác đáng? Chúng có còn giữ được sức mạnh định hình thế giới hay chỉ là những cổ vật vô hồn từ quá khứ, bị quyền lực tối cao của các nhà nước, các nền kinh tế và công nghệ hiện đại vung vãi mỗi nơi một chút?

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3