Hoa trên mộ Algernon - Chương 01
Tặng mẹ
Và dành tưởng nhớ cha
Bất cứ ai có hiểu biết thông thường sẽ đều nhớ rằng sự hoang mang trong ánh mắt có hai dạng và xuất phát từ hai nguyên nhân, hoặc là do vừa từ trong ánh sáng đi ra ngoài hoặc từ ngoài đi vào ánh sáng, điều này hoàn toàn đúng với đôi mắt của tâm trí, vốn chẳng khác là bao so với đôi mắt của thể xác; khi thấy ai đó có cái nhìn bối rối và yếu ớt, người nào nhớ được điều này sẽ chưa vội cười nhạo mà trước tiên sẽ hỏi mình xem có phải linh hồn đó vừa bước ra khỏi ánh sáng rực rỡ và không nhìn thấy gì vì chưa quen với bóng tối không, hay là vừa từ bóng tối bước ra ban ngày và bị lóa mắt vì quá nhiều ánh sáng. Sau đó anh ta sẽ đánh giá kẻ này là hạnh phúc trong tình trạng và hoàn cảnh của hắn, đồng thời thấy thương hại kẻ kia; hoặc là, nếu anh ta vẫn có ý định cười nhạo linh hồn vừa từ cõi dưới bước ra ánh sáng, thì chắc hẳn việc này sẽ có lý hơn so với tiếng cười dành cho kẻ vừa từ ánh sáng dương thế bước vào hang tối tăm.
- Plato, Cộng hòa
báo káo tiếng bộ 1 3 tháng Ba
Bác xĩ Strauss bảo tui từ nay chở đi phải gi lại những gì tui ngĩ da và nhớ được và bất cứ điều gì xảy da với tui. Tui không biết tại xao, nhưng anh ấy bảo điều nài dất quan chọng để họ biết có dùng tui được không. Hy vọng là họ dùng được vỳ cô Kinnian nói có thể họ sẽ giúp tui thành người thông minh. Tui muốn được thông minh. Tên tui là Charlie Gordon tui làm việc tại tiệm bánh Dormer ông Donner trả tui mỗi tuần 11 đô le cộng thêm bánh kẹo nếu tui muốn. Năm nay tui 32 tui và thắng xau là xinh nhựt tui. Tui đã bảo với bác sĩ Strauss và dáo sư Nemur là tui vết không dỏi nhưng ông áy bảo là không vẫn đề dì ông áy bảo tui cứ viết như tui nói và như viết bài luộn tại lớp học cô Kinnian ở chung tâm người lớn thiểu năng của đại học beekmin tui đến đó học mỗi tuần 3 buổi xau giờ làm việc. Bác sĩ Strauss bảo phải vết thật nhiều vết tất cả những dì tui ngĩ và tất cả những dì xải da với tui nhưng tui không ngĩ được dì thêm vì tui chẳng có dì để vết cả nên hôm nay tui dừng thôi… thân mếm Charlie Gordon.
báo káo tiếng bộ 2 - 4 tháng Ba
Hôm nay tui có bài kiểm cha. Tui ngĩ là tui không làm được và tui ngĩ có lẻ giờ họ sẽ khong dùng tui nữa. Chuyện là tui đến văn phòng dáo sư Nemur vào giờ ăn chưa như họ dặn và thư ký của ông dẫn tui đến chỗ có cảnh cửa nói là khoa tâm lý có cái hành lang dài có nhiều phòng nhỏ bên chong chỉ có một cái bàn và mấy cái gế. Chong một phòng có một người đẹp chai cầm mấy tấm bìa màu chắng dính đầy vết mực. Anh ấy bảo ngồi xuống đi Charlie cứ tự nhin và thoãi mái nhé. Anh ấy mặc chiếc áo khoác chắng nhìn như bác xĩ nhưng tui nghĩ anh ấy không phải là bác xĩ vì anh ấy không bảo tui há miệng nói a. Anh ấy chỉ có mấy tấm bìa màu chắng đó thoi. Anh ấy tên là Burt. Tui qên mất họ anh ấy dồi vì tui nhớ khong dỏi lắm.
Tui khong biết anh ấy định làm gì vì thế tui bám chặc vào ghế giống như có lần tui đi khám răng cơ dưng mà Burt cũng khong phải là nha xĩ nhưng anh ấy cứ luôn miệng bảo tui phải thoải mái do đó tui thấy xợ vì như thế có ngĩa là xẽ dất đau.
Vậy Burt hõi Charlie anh thấy gì chên tấm bìa này. Tui thấy vết mực dính và tui xợ lắm mặc dù tui có cái chân thỏ(1) trong túi vì lúc còn bé tui luôn thi chượt mấy cả làm đổ mực nữa. Tui nói với Burt là tui thấy mực dính lên tấm bìa chắng. Burt bảo đúng và mĩm cừi làm tui thấy yên tâm. Anh ấy đổi xang các tấm bìa còn lại và tui bảo anh ấy là có ai đó đã đánh đỗ mực đỏ mấy cả mực đen lên. Tui ngĩ bài kiểm cha này dễ nhưng khi tui đứng lên da về thì Burt ngăn lại và nói cứ ngồi xuống đi Charlie chưa xong đâu. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với đám bìa nài đấy. Tui khong hiểu gì cả nhưng tui nhớ bác xĩ Strauss bảo cứ làm theo lời người kiểm cha bảo kể cả khi anh không hiểu vì đấy là kiểm cha mà.
1. Chân thỏ là một trong những vật may mắn phổ biến trong tín ngưỡng dân gian của người Mỹ da đen. Thông thường, đấy là chiếc chân sau bên trái của con thỏ. Tùy theo tín ngưỡng từng cộng đồng mà chiếc chân đó lấy từ con thỏ bị bắn hoặc bị bắt trong nghĩa trang, hoặc trong đêm trăng tròn hay trăng non, hoặc bị bắn bằng viên đạn bạc, hoặc thậm chí bị cắt khi con thỏ còn sống. Một số vật may mắn khá phổ biến khác nữa là móng ngựa hoặc xương mèo đen.
Tui không nhớ dõ lắm những gì Burt bảo mà chỉ nhớ anh ấy mún tui nói xem chong mực có gì. Tui chả nhìn thấy gì cả nhưng Burt bảo chong đó có mấy bức chanh. Tui chẳng thấy chanh ảnh gì hết. Tui cố gắng hết xức để nhìn. Tui đưa tấm bìa vào sắt tận mắt rồi lại đưa da xa. Xau đó tui nói nếu có mắt kính có lẻ tui xẽ nhìn dõ hơn thườn thì tui chỉ đeo mắt kính lúc xem phim hoặc xem tivi thôi nhưng tui nói bết đâu nó lại dúp tui nhìn thấy được mấy bức chanh chong mực. Tui đeo kính và nói giờ thì cho tui coi lại tấm bìa chắc chắn tui xẽ nhìn thấy.
Tui cố lắm nhưng vẫn chẳng thấy chanh ảnh gì cả chỉ thấy vết mực thôi. Tui nói với Burt có lẻ tui cần phải thay mắt kính mới. Anh ấy vết cái gì đó lên dấy làm tui xợ dằng mình chượt mất rồi. Vì thế tui bảo với anh ấy dằng đấy là một bức chanh mực dất đẹp có nhiều chấm dễ thương bên các cạnh nhưng anh ấy lắc đầu vậy là cũng khong đúng nốt. Tui hỏi anh ấy những người khác có thấy dì không thì anh ấy bảo có họ tưởn tượn ra các bức chanh trong dấu mực. Anh ấy bảo tui những vết mực chên tấm bìa được gọi là dấu mực.
Burt dất đẹp chai và anh ấy nói giọng chậm giống như cô Kinman ở lớp tập đoọc dành cho người lớn thiểu năng như tui. Anh ấy dải thích cho tui dằng đây là bài kiểm cha xốc xơ bộ. Anh ấy bảo mọi ngời đều thấy có gì đó chong vết mực. Tui nói chỉ tui coi ở đâu. Anh ấy không chỉ mà nói tiếp ngĩ đi hãy hình jung là có cái dì đó chên tấm bìa. Tui nói với anh ấy là tui hình jung được một cái dấu mực. Anh ấy lắc đầu thế có ngĩa là cũng xai nốt. Anh ấy nói nó nhắc anh nhớ đến cái dì hãy dả vờ như nó là cái dì đấy. Tui nhắm mắt lại một lúc lâu để dả vờ và tui nói tui hình jung ra cái lọ mực bị đổ khắp tấm bìa chắng. Đến đấy thì đầu bút trì của anh ấy bị gãi thế là bọn tui đứng dậy da về.
Tui ngĩ là mình không qua được cuộc kiểm cha xốc xơ bộ.
báo káo tiếng bộ 3
5 thắng Ba – Bác xĩ Strauss và dáo sư Nemur nói đừng bận tâm về chuyện mực chên bìa. Tui bảo họ là không phải tui đánh đổ mực và tui chẳng nhìn thấy chong mực có gì cả. Họ nói có thể họ vẫn xẽ dùng tui. Tui nói với bác xĩ Strauss là cô Kinnian không bao giờ kiểm cha tui như thế cả chỉ vết và đoọc thôi. Ông ấy bảo cô Kinnian nói với ông ấy dằng tui là học xinh giỏi nhứt Trường người lớn thiểu năng Beekman và tui cố gắng nhứt bởi vỳ tui thực xự muốn học thậm chí tui còn muốn hơn cả những người thông minh hơn cả tui.
Bác xĩ Strauss hỏi tui làm thế nào mà anh tự đến Trường Beekman được hả Charlie. Sao anh tìm được trường này. Tui nói tui khong nhớ.
Dáo sư Nemur nói nhưng tại xao anh lại muốn học đọc và phát âm chước. Tui nói bởi vì cả đời này tui chỉ muốn được thông minh không đần độn và mẹ tui lúc nào cũng bảo tui phải cố gắng học theo lời cô Kinnian nhưng làm người thông minh khó quá với lại tui có học được cái gì ở lớp cô Kinnian thì xau đó tui lại quên gần hết.
Bác xĩ Strauss vết cái gì đó lên một mảnh giấy dồi dáo sư Nemur nói với tui giọng rất ngiêm chọng. Ông nói anh biết không Charlie chúng tôi không chắc là cuộc thử ngiệm này có tác dụng chên ngừi hay không bởi vì cho đến nai chúng tôi chỉ mới thử chên động vật. Tui nói cô Kinnian cũng bảo tui thế nhưng tui thậm chí còn khong quan tâm là có đau hay không bởi vì tui khỏe lắm và tui xẽ dất chịu khó.
Tui muốn được thông minh nếu như học cho phép. Họ nói học phải xin phép da đình tui nhưng chú Herman chước đây đã nuôi tui lớn lên thì đã chết còn tui thì không nhớ dì về da đình cả. Lâu lắm dồi tui không gặp cha tui mẹ tui hay em gáy Norma của tui. Có lẽ học chết cả dồi cũng nên. Bác xĩ Strauss hỏi tui chước đây họ xống ở đâu. Tui nghĩ là ở brooklin. Họ bảo họ xẽ thử xem biết đâu lại tìm được.
Tui hy vọng là tui khong phải vết quá nhiều báo káo tiếng bộ bởi vì tốn nhiều thời gian quá làm tui đi ngủ muộn nên xáng dậy dất mệt. Gimpy mắng tui vì tội làm đổ cả cái khay đầy bánh khi mang đến lò. Chúng bị bửn và anh ấy phải phủi bụi chước khi đem đi nướng. Gimpy xuốt ngày mắng mỗi khi tui làm điều gì xai, nhưng anh ấy dất thích tui bởi vì anh ấy là bạn tui. Ối dời xem nếu tui chở nên thông minh chắc anh ấy phải ngạc nhên lắm đây.
báo káo tiếng bộ 4
6 th Ba – Hôm nay tui có nhiều bài kiểm cha điên dồ hơn chong chường hợp họ muốn dùng tui. Vẫn là chỗ đó nhưng ở một phòng kiểm cha khắc nhỏ hơn. Cô gái xinh đẹp đưa cho tui bài kiểm cha và nói cho tui biết nó là cái gì xau đó tui hỏi cách đánh vần thế nào để tui còn vết vào báo káo tiếng bộ. BÀI KIỂM CHA TỔNG GIÁC THEO CHỦ ĐỀ. Tui không hiểu nghĩa của mấy chữ sau nhưng tui biết kiểm cha ngĩa là dì. Anh phải đỗ hoặc là anh bị điểm kém.
Bài kiểm cha có vẻ dễ vì tui có thể thấy các bức chanh. Có điều lần này cô ấy lại không bắt tui nói xem nhìn thấy dì chong chanh. Tui thấy bối dối quá. Tui nói với cô ấy là hôm qua anh Burt bảo tui phải nói xem tui thấy gì chong vết mực. Cô ấy bảo điều đó chẳng quan chọng dì bởi vì bài kiểm cha này khác. Giờ thì anh phải kể câu chuyện về những ngừi ở chong bức chanh.
Tui nói làm xao mà tui kể chuyện về những ngừi khong quen biết được chứ. Cô ấy bảo cứ giả vờ cũng được nhưng tui nói như thế là dối chá. Tui không bao giờ nói dối nữa bởi vì hồi còn bé tui nói dối và luôn bị đánh. Tui còn dữ chong ví một cái ảnh tui chụp với em Norma với cả chú Herman. Chước khi chếc chú ấy còn xin cho tui chông hàng ở xưởng bánh Dormer.
Tui nói tui có thể kể chuyện về họ bởi vì tui đã ở với chú Herman dất lâu nhưng cô khong muốn nghe. Cô bảo bài kiểm cha này và bài kiểm cha xốc xơ bộ là để lấy tín cách. Tui cừi to. Tui nói làm xao mà cô có thể lấy được thứ đó ra từ những mảnh bìa bị ngừi ta đổ mực lên và những tấm ảnh về ngừi khong hề quen bết được chứ. Cô tỏ da dất dận dữ và cất các tấm ảnh đi. Tui chả quan tâm.
Tui đoán là bài kiểm cha này tui cũng chượt nốt.
Dồi tui vẽ cho cô ấy mấy bức chanh nhưng tui vẽ khong dỏi nắm. Xau đó một dám thị khác là Burt mặc áo khoác màu chắng quay lại tên anh ấy là Burt Selden và anh đưa tui đến một chỗ khác cũng ở tầng 4 của Đại học Beekman có ghi PHÒNG THÍ NGHIỆM TÂM LÝ chên cánh cửa. Anh Burt nói TÂM LÝ có nghĩa là đầu óc còn PHÒNG THÍ NGHIỆM là nơi ngừi ta làm kẹo bạc hà. Lúc đó tui ngĩ anh ấy định nói đến chỗ ngừi ta làm kẹo cao xu nhưng dờ thì tui ngĩ da đấy là giải ô chữ và chò chơi bởi vì chúng tôi toàn dải ô chữ và chơi chò chơi.
Tui dải ô chữ khong dỏi lắm vì nó toàn bị vỡ còn các mảnh lại khong gép được vào lổ. Có một chò chơi bao gồm tờ dấy có nhiều đường thẳng chỉ khắp các hướng và dất nhiều ô. Chên một đằng là chữ XUẤT PHÁT còn chên đằng kia là chữ ĐÍCH. Anh ấy bảo tui đây là chò mê cung vì thế tui phải lấy bút chì và đi từ chỗ vết XUẤT PHÁT tới chỗ vết ĐÍCH mà khong gạch lên bất cứ đường nào.
Tui khong hiểu chò này vì thế tui dùng hết một đống dấy. Xau đó Burt nói xem này tui xẽ chỉ cho anh điều này giờ chúng ta đến phòng xí ngiệm có lẽ anh xẽ hiểu. Bọn tui đi lên tầng năm đến một căn phòng khác có dất nhiều lồng và thú vật họ có cả khỷ lẫn chuộc. Nó có mùi dống lạ như mùi dác cũ. Và có cả những người mặc áo choàng chắng chơi đùa với mấy con vật vì thế tui ngĩ chỗ này dống như cửa hàng thú cảnh nhưng lại chẳng thấy khách khứa dì. Burt lôi một con chuộc chắng da khỏi lồng và đưa cho tui xem. Anh ấy nói đây là Algernon và nó dất dỏi chò mê cung. Tui nói với anh ấy hãy cho tui xem nó làm thế nào đi.
Anh biết không anh ấy đặt Algernon vào một cái hộp giống như cái bàn lớn có dất nhiều chỗ ngoặt chông dống như các bức tường và có chữ XUẤT PHÁT và chữ ĐÍCH giống như trên tờ dấy. Chỉ có một tấm mành chên chiếc bàn lớn mà thôi. Xau đó Burt lấy cái đồng hồ da và nhấc cánh cửa chượt dồi nói đi nào Algernon con chuột ngửi ngửi 2-3 cái dồi bắt đầu chạy. Ban đầu nó chạy dọc một đường dài xau đó thấy khong thể chạy được nữa nó quai lại chỗ lúc đầu xuốt phát dồi cứ đứng đó cả phút ngọ nguậy mấy cái dâu. Xau đó nó quay xang hướng khác và lại bắt đầu chạy.
Việc này dống những dì Burt muốn tui làm với những đường thẳng chên dấy. Tui thấy buồn cười bởi vì tôi ngĩ chuột xao mà làm được việc khó thế. Nhưng dồi Algernon cứ chạy qua hết mọi ngả đường cho đến khi nó đến được chỗ có chữ ĐÍCH và kêu lên chin chít. Burt bảo điều đó có ngĩa là nó thấy thích thú vì đã làm đúng.
Ối dời tui bảo con chuột này dất thông minh. Burt hỏi anh có muốn thi chạy với Algernon không? Tui nói được thôi thế là anh ấy bảo anh ấy có một kiểu mê cung khác làm bằng gỗ có nhiều đường ngăn bên chong và một cái que điện chông dống như chiếc bút chì. Và anh ấy có thể xửa cái mê cung của Algernon y hệt như thế để cả hai đứa tui có thể làm dống nhau.
Anh ấy bỏ hết các tấm ván chên chiếc bàn của Algernon bởi vì chúng dời nhau và anh ấy có thể xếp chúng lại theo nhiều cách khác nhau. Và dồi anh ấy đặt tấm mành lên chên cùng cho Algernon khỏi nhảy qua các đường ngăn để đến ĐÍCH. Xau đó anh ấy đưa cho tui cái que điện và chỉ cho tui cách làm thế nào để đặt nó vào khoảng chống giữa các đường ngăn, bảo tui khong được nhấc da khỏi tấm ván mà phải đưa theo các đường kẽ nhỏ cho đến khi cái bút khong đi được nữa hoặc tui thấy bị dật nhẹ ở tay.
Anh ấy dút cái đồng hồ da và tìm cách dấu nó đi. Do đó tui cố gắng khong nhìn anh ấy và điều nài làm tui thấy căng thẳng lắm.
Khi anh ấy hô đi tui cố tìm cách để đi nhưng khong bết phải đi đằng nào cả. Dồi tui nge tiếng Algernon kêu chút chít từ chiếc hộp chên bàn và tiếng chân nó cào cào dống như đang chạy. Tui bắt đầu đi nhưng xai đường và bị kẹt và bị dật nhẹ ở ngón tay vì vậy tui quay lại chỗ XUẤT PHÁT nhưng đi đường nào cũng bị kẹt và bị dật. Tui không thấy đau hay gì cả chỉ hơi nhảy lên một chút thôi và Burt bảo như thế là bết tui làm xai dồi. Tui đi được nửa tấm bảng thì nge thấy tiếng Algernon kêu lên xung xướng một lần nữa và như vậy có ngĩa là nó đã thắng chong cuộc đua này.
Và bọn tui làm lại mười lần nữa lần nào Algernon cũng thắng bởi vì tui khong thể nào tìm thấy đúng con đường dẫn tới chỗ có chữ ĐÍCH. Tui khong thấy buồn bởi vì tui đã quan xát Algernon và học được cách làm thế nào để vượt qua chò mê cung mặc dù mất dất nhiều thời dan.
Tui đâu biết dằng chuột lại thông minh thế chứ.
báo káo tiếng bộ 5 6 th Ba
Họ tìm thấy em Norma xống với mẹ tui ở Brooklin và cô ấy đã đồng ý tiến hành phẫu thuột. Vậy là họ xắp dùng tui dồi. Tui hồi hộp đến nỗi chẳng thể vết được nữa. Nhưng chước hết dáo sư Nemur và bác xĩ Strauss phải thỏa thuộn về nó đã. Tui đang ngồi chong phòng làm việc của dáo xư Nemur thì bác xĩ Strauss và Burt Selden bước vào. Dáo xư Nemurs lo lắmg về việc xử dụng tui nhưng bác xĩ Strauss bảo với ông ấy là tui dống như người tốt nhất mà họ từng kiểm cha từ chước đến nay. Burt cũng bảo dằng cô Kinnian đã giới thiệu tui là học xinh giỏi nhất ở chung tâm người lớn thiểu năng. Nơi tui đến học.
Bác xĩ Strauss nói tui có một thứ dất tốt. Anh ấy bảo tui có động lực tốt. Thậm chí tui còn không biết mình có thứ đó nữa. Tui thấy vui khi anh ấy bảo dằng khong phải người nào y-quy bằng 68 cũng được như tui. Tui khong biết nó là dì và nó từ đâu da, nhưng ông bảo Algernon cũng có. Động–lực của Algernon là miếng pho mát mà họ bỏ vào hộp cho nó. Nhưng khong thể chỉ có vậy bởi vì tuồn này tui chẳng có miếng pho mát nào.
Dáo sư Nemur xợ dằng y-quy của tui xẽ tăng quá cao xo với mức quá thấp ban đầu và như vậyxẽ khiến tui bị ốm. Dồi bác xĩ Strauss nói gì đó với dáo xư Nemur nhưng mà tui khong hiểu vì vậy khi họ nói chuyện thì tui ghi lại được mấy từ vào xổ tay để làm báo káo tiếng bộ.
Ông nói Harold này đấy là tên của dáo sư Nemur tui biết Charlie không phải là đối tượng đầu tiên anh muốn chọn cho dòng xiêu nhân** khong hiểu từ này*** chí tuệ. Nhưng hầu hết những người chậm như anh ấy đều khó** và bất hợp** họ thường đần độn thờ ơ** và khó nắm bắt. Bản chấc của Charlie dất tốt và anh ấy tỏ da quang tâm và háo hứt.
Dồi dáo xư Nemur nói hãy nhớ dằng cậu ta xẽ là người đầu tiên có được chí thôn mjnh nhờ phẫu thuột. Bác xĩ Strauss bảo đấi chjnh là điều tui muốn nói. Chúng ta kiếm đâu được một ngừi lớn chậm phát chiển mà lại có nhiều động lực học hỏi thế nài cơ chứ. Hãy xem anh ấy học đọc học vết tốt thế nào cho cái tuổi thiểu năng chí tuệ của mình. Thật là một thành tựu vĩ đại.
Tui khong nge kịp tất cả các từ và họ nói chuyện cũng nhanh nữa nhưng nge như bác xĩ Strauss và Burt đứng về phía tui còn dáo xư Nemur thì khong.
Burt nói tiếp Alice Kinnian cảm thấy anh ấy có khác vọng học hỏi dất mạnh mẽ. Thực tế là anh ấy đã cầu xjn để được dùng. Và điều này đúng xự thật bởi vì tui muốn chở nên thông minh. Bác xĩ Strauss đứng dậy và đi loanh quanh và nói tui bảo là chúng ta nên dùng Charlie. Dồi Burt gật đầu. Dáo sư Nemur gãi đầu và dùng ngón tay xoa mũi dồi nói có thể các anh nói đúng. Chúng ta xẽ dùng Charlie. Nhưng chúng ta phải làm cho cậu ấy hiểu dằng cuộc thử ngiệm có thể xẽ gặp phải nhiều xai xót.
Khi ông nói vậy, tui thấy dất là xung xướng và phấn khởi đến nỗi tui nhảy bật dậy và bắt tay ông vì ông thật tốt với tui. Tui ngĩ ông thấy xợ khi tui làm vậy.
Ông nói Charlie này chúng tôi đã làm việc này rất lâu dồi nhưng chỉ đối với loài vật như Algernon thôi. Chúng tôi đảm bảo không gây tổn hại gì cho cơ thể anh cả nhưng có nhiều điều chúng tôi không nói chước được nếu chưa thử ngiệm. Tôi muốn anh hiểu việc này có thể thất bại và vì vậy xẽ không có điều gì xảy da cả. Hoặc có thể xẽ tạm thời thành công và khiến anh còn tồi tệ hơn thế này nữa. Anh có hiểu điều đó có ngĩa là gì không. Nếu điều đó xảy da chúng tôi xẽ phải chả anh về xống ở ngôi nhà ở Warren.
Tui nói tui không quan tâm bởi vì tui chẳng xợ gì cả. Tui dất khỏe và tui luôn làm điều tốt và bên cạnh đó tui còn có cái chân thỏ mai mắn và tui chưa bao giờ làm zỡ gương chong đời. Có lần tui đã đánh dơi vài cái đĩa nhưng đấy không tính là sui.
Dồi bác xĩ Strauss nói Charlie này dù cho có thất bại đi nữa thì anh cũng đóng góp dất nhiều cho khoa học. Thử ngiệm này đã thành công chên dất nhiều động vật nhưng chưa bao giờ được tiến hành chên con người. Anh xẽ là người đầu tiên.
Tui nói cảm ơn bác xĩ ông xẽ không phải hối tiếc vì đã cho tui cơ hội thứ hai dống như cô Kinnian nói. Và ý tui là nó dống như những gì tui nói với họ. Xau cuộc phẫu thuột, tui xẽ chở nên thông minh. Tui xẽ cố gắng nhiều kinh khủng.
báo káo tiếng bộ 6 8 th Ba
Tui xợ. Dất đông những người làm việc ở chường đại học và ở chường y tế đến chúc tui may mắn. Burt mang cho tui mấy bông hoa anh ấy nói đây là hoa của nhâng viên koa tâm lý. Anh ấy chúc tui mai mắn. Tui hi vọng có đủ mai mắn. Tui có cái chân thỏ và đồng xu mai mắn và cái móng ngựa nữa. Bác xĩ Strauss nói Charlie anh đừng có mà mê tín. Đây là koa học. Tui không bết koa học là gì nhưng họ cứ nói đi nói lại vậy vì thế có lẽ nó là thứ giúp anh có được mai mắn. Dù xao thì một tay tui vẫn giữ cái chân thỏ còn đồng xu ở chên tay kia có lỗ. Ý tui là đồng xu có lỗ. Tui ước dì có thể mang theo cái móng ngựa nhưng vì nó nặng quá nên tui cứ để nó chong áo khoác.
Joe Carp ở lò bánh thì mang cho tui một cái bánh xô cô la của ông Donner và mọi người ở đó gửi và họ hi vọng tui xẽ xớm khỏe lại. Ở lò bánh người ta ngĩ tui ốm bởi vì dáo xư Nemur dặn tui phải nói thế và không được nói gì về vụ phẫu thuột để được chở nên thông minh. Tui phải giữ bí mợt để phòng chường hợp không có tác dụng hoặc có xai xót dì đó.
Cả cô Kinnian cũng đến thăm và mang cho tui mấy tờ tạt chí để đọc, chông cô có vẻ căng thẳng và xợ hãi. Cô xửa lại mấy bông hoa chên bài, xắp xếp lại gọn gàng những thứ mà tui bày bừa da. Dồi cô xửa cái gối kê đầu tui. Cô thích tui lắm bởi vì tui dất cố gắng bọc mọi thứ khong dống như mấy học xinh ở chung tâm người lớn chảng quan tâm đến cái gì cả. Cô muốn tui chở nên thông minh. Tui biết.
Dồi dáo xư Nemur nói tui khong được tiếp khách nữa vì tui cần phải được ngỉ ngơi. Tui hỏi dáo xư Nemur liệu phẫu thuột xong tui có thể thắng Algernon hay không thì ông bảo có thể. Nếu ca phẫu thuột tốt đẹp tui xẽ cho con chuột kia thấy tui cũng thông minh như nó thậm chí còn hơn ý chứ. Dồi tui xẽ biết đọc giỏi hơn và biết đánh vần tốt hơn và biết dất nhiều thứ và chở nên dống như những người khác. Ối dời vậy thì mọi người ngạt nhiên phải biết. Nếu ca phẫu thuột thành công và tui chở nên thông minh có lẽ tui xẽ kiếm cha mẹ và em gái tui dồi cho họ thấy. Ối dời chắc cha mẹ xẽ dất ngạt nhiên khi thấy tui cũng thông minh dống họ và dống em gái tui.
Dáo xư Nemur nói nếu thành công và có hiệu quả lâu dài thì họ xẽ dúp nhiều ngời như tui chở nên thông minh. Có thể là mọi ngừi chên toàn thế dới. Và ông nói điều đó có nghĩa là tui đang làm một điều vĩ đại cho khoa học tui xẽ chở nên nổi tiếng và tên tui xẽ xuất hiện chên các chang xách. Tui khong quan tâm lắm đến việc nổi tiếng. Tui chỉ muốn được thông minh như những người khác để có nhiều bạn bè yêu quý tui.
Hôm nay họ khong cho tui ăn dì cả. Tui khong hiểu ăn uống liên quan gì đến việc chở nên thông minh nhưng mà tui đói. Dáo xư Nemur lấi cả cái bánh xô cô la của tui. Cái ông dáo xư này thật là khó tính. Bác xĩ Strauss nói xau cuộc phẫu thuột xẽ chả lại cho tui. Chước khi phẫu thuột thì khong được ăn gì cả. Pho mát cũng không được.