Atomic Habits Thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ - Chương 20
CHƯƠNG 20 - MẶT TRÁI CỦA VIỆC TẠO DỰNG THÓI QUEN TỐT
Thói quen tạo nền tảng cho sự thành thục. Trong bộ môn cờ vua, chỉ sau khi những bước đi cơ bản của những quân cờ trở thành tự động thì người chơi mới có thể tập trung vào cấp độ tiếp theo của ván cờ. Mỗi một đoạn thông tin được ghi nhớ sẽ mở ra nhiều không gian trong não bộ cho những suy nghĩ vô thức. Điều này đúng đối với mọi cố gắng. Khi bạn nắm chắc những nước đi cơ bản, thì bạn có thể thực hiện chúng mà không cần phải suy nghĩ, bạn hoàn toàn tự do trong việc tập trung chú ý vào những chi tiết cao cấp hơn. Theo cách này, thói quen là xương sống của việc đạt được sự tuyệt hảo.Tuynhiên, bạn cũng phải trả giá cho những lợi ích của thói quen. Đầu tiên, việc lặp lại làm tăng cường tần suất, tốc độ và kỹ năng. Nhưng sau đó khi một thói quen đã mang tính tự động, bạn trở nên ít nhạy cảm hơn với sự hồi đáp. Bạn rơi vào sự lặp lại vô thức. Việc này dễ khiến bạn mắc lỗi hơn.
Khi bạn có thể làm việc gì "đủ tốt" như một cái máy tự động, bạn dừng suy nghĩ về việc làm sao cho việc đó tốt hơn. Bề nổi của thói quen là chúng ta có thể làm những việc mà không cần suy nghĩ. Bề chìm của thói quen là bạn đã quen với việc làm việc theo một cách nhất định và không còn chú ý tới những lỗi nhỏ nữa. Bạn mặc định rằng bạn đang tiến bộ bởi vì bạn đang có những kinh nghiệm. Thực chất bạn chỉ đang đơn thuần củng cố thói quen hiện tại - chứ không phải đang cải thiện chúng. Trong thực tế, vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi một kỹ năng đã được làm một cách thành thục thì theo thời gian thường sẽ có một chút sự chối bỏ trong việc thực hiện việc đó. Thường thì sự chùng xuống việc thực thi không gây ra điều gì đáng lo ngại. Bạn không cần đến một hệ thống để liên tục tiến bộ trong việc đánh răng, hay thắt dây giày, hay pha trà buổi sáng. Với những thói quen như vậy, đủ tốt thường đủ tốt lắm rồi. Bạn càng dành ít năng lượng vào những lựa chọn bình thường hàng ngày, bạn càng có nhiều năng lượng hơn khi có vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên khi bạn muốn tối ưu tiềm năng của bản thân và đạt tới cấp độ tinh hoa, bạn cần một phương thức tiếp cận đa diện hơn. Bạn không thể làm đi làm lại cùng một việc một cách mù quáng và hi vọng mình sẽ trở nên đặc biệt. Thói quen là cần thiết, nhưng không đủ để trở nên tinh thông, thành thục. Những gì bạn cần là sự kết hợp của những thói quen tự động và thực hành có chủ ý.
Thói quen + Thực hiện/thực hành có chủ ý = Tinh thông
Những kỹ năng nhất định để trở thành vĩ đại rất cần tới việc mang tính tự động. Những cầu thủ bóng rổ cần có khả năng rê bóng mà không cần suy nghĩ trước khi họ có thể tiến tới việc thành thục khi lên rổ bằng tay không thuận. Bác sĩ phẫu thuật cần thực hiện đi thực hiện lại rất nhiều lần vết rạch đầu tiên đến khi họ có thể thực hiện được nó khi nhắm mắt, họ cần làm như vậy để họ có thể tập trung vào hàng trăm thao tác và công việc khác phát sinh trong quá trình phẫu thuật. Nhưng sau khi một thói quen đã được thực hiện thành thục, bạn phải quay trở lại phần không cần nỗ lực của công việc và bắt đầu xây dựng những thói quen tiếp theo.
Sự tinh thông là quá trình thu hẹp sự tập trung vào một nhân tố thành công bé nhỏ, làm đi làm lại nó cho tới khi bạn tiếp thu và chủ quan hóa được kỹ năng đó, và sau đó sử dụng thói quen mới này như là nền tảng cho việc tiến về ranh giới tiếp theo của sự phát triển bản thân. Những nhiệm vụ cũ trở nên dễ dàng hơn khi thực hiện trong lần thứ hai, nhưng tổng quan thì nó không dễ dàng hơn đâu bởi vì bây giờ bạn đang đổ năng lượng của mình vào thử thách tiếp theo. Mỗi một thói quen sẽ mở khóa bước kế tiếp trong hành động. Đây là một vòng tròn không có điểm kết thúc.
Ảnh số 16: Quá trình chuyên môn hóa đòi hỏi bạn cải thiện tăng dần đều, mỗi một thói quen đều được xây dựng từ những việc làm từ trước đó cho đến khi bạn đạt đến một mức độ thực hành mới và trình độ kỹ năng được chủ quan hóa.Mặc dù thói quen rất có sức mạnh, điều bạn cần là một cách để duy trì sự nhận thức về việc làm của mình theo thời gian, để bạn có thể tiếp tục tinh lọc và tiến bộ. Ngay tại thời điểm bạn bắt đầu cảm thấy dường như bạn đã thành thục một kỹ năng - khi mọi thứ đang bắt đầu mang tính tự động và bạn đang dần thấy thoải mái - bạn phải tránh sa vào cái bẫy của sự tự mãn, hài lòng.
Vậy giải pháp là gì? Hãy thiết lập một hệ thống cho sự tự đánh giá và nhìn nhận lại.
CÁCH THỨC ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ TÙY CHỈNH THÓI QUEN
Vào năm 1986, đội bóng rổ Los Angeles Lakers đã từng là một đội bóng tài năng nhất, nhưng họ lại hiếm khi nhớ tới điều đó. Đội bóng bắt đầu mùa giải NBA năm 1985 - 1986 với trận thua với tỷ số đang kinh ngạc 29 - 5. "Các chuyên gia nói rằng chúng tôi đã từng là đội bóng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng rổ", huấn luyện viên trưởng Pat Riley phát biểu sau mùa giải. Thật ngạc nhiên là đội Lakers đã sảy chân trong trận đấu play off năm 1986 và thất bại trong trận chung kết giải Western Conference vào cuối mùa giải. "Đội bóng vĩ đại nhất trong lịch sử bóng rổ" thậm chí đã không thể tham gia thi đấu tại giải NBA. Sau thất bại kinh khủng đó, Riley rất mệt mỏi với việc phải nghe những lời tán dương các cầu thủ của ông tài năng thế nào và đội bóng của ông đã hứa hẹn nhiều như thế nào.
Ông không muốn nhìn thấy sự xuất sắc chỉ lóe lên thoáng qua, theo sau đó là phong độ thi đấu mờ nhạt dần đều. Hằng đêm ônng mong muốn đội Lakers phát huy được tiềm năng. Vào mùa hè năm 1986, ông đưa ra một kế hoạch, chính xác là một hệ thống mà ông gọi là chương trình Thực thi nỗ lực tốt nhất (The Career Best Effort), viết tắt là CBE.
"Khi những cầu thủ lần đầu gia nhập đội Lakers," Riley giải thích, "chúng tôi theo dõi số liệu về việc chơi bóng rổ của họ từ thời trung học. Tôi gọi việc đó là Ghi chép số liệu (Taking Their Number). Chúng tôi tiềm kiếm một thước đo chính xác những gì mà một cầu thủ có thể thực hiện, sau đó chúng tôi xây dựng cho cầu thủ đó một kế hoạch chung với cả đội, dựa trên ý định mà cầu thủ đó sẽ duy trì và tiếp theo là cải thiện dựa trên mức trung bình đó." Sau khi đã xem xét xong mức độ giới hạn phong độ của một cầu thủ. Riley đã thêm vào một bước chủ chốt. Ông yêu cầu mỗi một cầu thủ "cải thiện phong độ của họ tối thiểu 1% qua mỗi trận thi đấu của mùa giải".
Nếu họ thành công, đó chính là CBE. Tương tự với đội tuyển xe đạp Anh Quốc mà chúng ta đã đề cấp đến ở Chương 1, đội bóng rổ Lakers đạt tới đỉnh cao phong độ thông qua việc đạt được sự tiến bộ nhỏ mỗi ngày. Riley cũng cẩn thận chỉ ra rằng CBE không đơn thuần là đưa ra những số liệu, những con số mà còn đem lại cho bạn những nỗ lực tốt nhát về cả mặt tinh thần, trí óc và thể chất." Các cầu thủ cho đó là "cho phép kẻ thù tiến vào bên trong bạn khi bạn biết rằng một tên khốn sẽ được gọi tới để chống lại hắn, mắc lỗi loose ball ngay sau khi rebound lên cho dù bạn có bắt được chúng hay không, hỗ trợ một đồng đội khi cầu thủ đối phương mà anh ta đang theo sát đã vượt qua được và nhiều hành động "người hùng thầm lặng" khác nữa."Ví dụ, hãy xem tình huống của Magic Johnson - Ngôi sao của đội Lakes tại thời điểm đó - đạt được 11 điểm, 8 lần rebound, 12 lần hỗ trợ, 2 lần tranh bóng thành công, và 5 lần turnover trong một trận đấu. Phép màu cũng đem đến một hành động "anh hùng thầm lặng" qua việc dành điểm sau một cú loose ball (+1). Cuối cùng anh đã thi đấu tổng cộng 33 phút trong một trận đấu không tưởng. Những con số tích cực (11 + 8 + 12 + 2 + 1) đạt tới con số 34. Sau đó chúng tôi trừ đi 5 điểm turnover (34 - 5) và đạt được con số 29. Cuối cùng chúng tôi chia ra 29 tới 33 phút thi đấu.29/33 = 0.879. Con số CBE thần kỳ ở đây là 879. Con số này được tính toán trong tất cả các trận thi đấu của một cầu thủ, và nó là con số CBE trung bình mà một cầu thủ được yêu cầu cải thiện 1% trong cả mùa giải. Riley so sánh chỉ số CBE hiện tại của mỗi cầu thủ không chỉ với phong độ trong quá khứ của họ mà còn với của những cầu thủ khác đang thi đấu tại giải.
Khi Riley áp dụng phương pháp này, "Chúng tôi xếp hạng những thành viên trong đội với những đối thủ thi đang đấu tại giải, những người chơi cùng vị trí và có vai trò tương tự."Nhà bình luận thể thao Jackie MacMullan đã viết, "Riley công bố những tên những cầu thủ có phong độ tốt nhất trong giải đấu, tên những người này được viết đậm trên bảng thông báo hàng tuần và so sánh với những cầu thủ tương ứng trong đội của mình. Những cầu thủ chắc chắn, đáng tin cậy thường đạt điểm trong khoảng 600, trong khi những cầu thủ xuất sắc đạt tối thiểu 800 điểm. Magic Johnson, người đã đạt được 138 cú triple-double trong suốt sự nghiệp của mình thường được chấm hơn 1,000 điểm."Đội Lakers còn nhấn mạnh diễn tiến theo năm bằng cách đưa ra những số liệu CBE so sánh. Riley đã phát biểu, "Chúng tôi đặt kết quả của tháng 11 năm 1986 bên cạnh kết quả của tháng 11 năm 1985 và chỉ cho các cầu thủ thấy họ đang làm tốt hơn hay tệ hơn vào cùng thời điểm của mùa giải. Sau đó chúng tôi đưa ra số liệu về phong độ của họ trong tháng 12 năm 1986, đặt lên bàn cân so sánh với số liệu của tháng 11."Đội Lakers áp dụng chương trình CBE tháng 10 năm 1986. Tám tháng sau họ trở thành nhà vô địch giả NBA. Năm tiếp theo Pat Riley đã dẫn đội bóng của mình tới một danh hiệu khác khi đội Lakers trở thành đội bóng đầu tiên giành chức vô địch liên tục trong suốt 20 năm. Sau tất cả, ông đã nói, "Việc duy trì nỗ lực là điều quan trọng nhất khi làm bất cứ điều gì. Con đường dẫn tới thành công là học được cách thức đúng cho từng công việc, sau đó hãy thực hiện công việc theo cách thức đúng đó mỗi lần làm.
"Chương trình CBE là một ví dụ tiêu biểu cho sức mạnh của việc tự phản chiếu và xem xét lại bản thân. Đội Lakers hiển nhiên là có tài năng. Chương trình CBE đã giúp họ phát huy hầu hết những khả năng họ có và đảm bảo rằng những thói quen của họ được cải thiện hơn là bị chối bỏ.Việc tự phản chiếu và xem xét lại bản thân về lâu dài đem lại sự tiến bộ trong mọi thói quen bởi vì việc này giúp bạn nhận thức được lỗi sai của mình và cân nhắc các cách cải thiện khả thi. Nếu không có sự tự phản chiếu, chúng ta có thể đưa ra những lời tự bào chữa, những lời hợp lý hóa, và những lời lừa dối bản thân. Chúng ta không có một tiến trình để đánh giá được liệu chúng ta có đang thực hiện tốt hơn hay tệ hơn khi so sánh với ngày hôm qua.
Những người có phong độ tốt nhất trong mọi lĩnh vực có những cách thức đa dạng trong tự phản chiếu và xem xét lại bản thân, và tiến trình thực hiện không quá phức tạp. Vận động viên chay người Kenya Eliud Kipchoge là một trong những vận động viên chạy marathon vĩ đại nhất trong lịch sử của bộ môn thể thao này và là nhà vô địch Olympic. Anh này vẫn duy trì thói quen ghi chép thành tích mỗi lần tập luyện, trong đó anh xem xét lại kết quả luyện tập trong ngày và nghiên cứu những lĩnh vực có thể cải thiện. Tương tự nhà vô địch bộ môn bơi lội Katie Ledecky cũng ghi lại tình trạng thể chất của mình theo thang điểm từ 1 tới 10 và trong đó bao gồm những ghi chép về dinh dưỡng và chất lượng giấc ngủ của cô.
Cô cũng ghi chép lại số giờ của những vận động viên khác. Vào cuối mỗi tuần, huấn luyện viên sẽ xem xét các ghi chép của cô và đưa ra ý kiến cuả mình.Không chỉ dành riêng cho các vận động viên, khi diễn viên hài Chris Rock đang tìm chất liệu sáng tác, ông sẽ xuất hiện ở hàng tá những hộp đêm nhỏ nhiều lần và kể hàng trăm câu chuyện cười. Ông mang theo một bảng ghi chép lên sân khấu và ghi lại những đoạn gây cười và những đoạn ông cần chỉnh sửa lại. Một vài câu chuyện đặc sắc còn lại sau cùng sẽ là xương sống cho show diễn mới của ông.Tôi biết rất nhiều giám đốc điều hành và nhà đầu tư mang theo một "bản ghi chép quyết định", trong đó họ ghi lại những quyết định chính mà họ đưa ra mỗi tuần, lý do tại sao họ lại đưa ra những quyết định, và kết quả họ mong đợi là gì. Họ sẽ xem xét lại toàn bộ những lựa chọn của mình vào cuối mỗi tháng hoặc mỗi năm để tìm ra họ đã đưa ra quyết định nào đúng, quyết định nào sai. [*Tôi tạo ra một bản mẫu cho những độc giả quan tâm tới việc có một bản ghi chép quyết định. Nó là một phần trong bản ghi chép thói quen tại website atomichabits.com/journal. Bạn có thể tham khảo Tổng quan hàng năm mà tôi từng làm trước đây tại website jamesclear.com/annual-review]
Tiến bộ không chỉ trong việc học hỏi thói quen, mà còn là việc duy trì chúng. Tự phản chiếu và xem xét lại bản thân bảo đảm việc bạn dành thời gian vào việc đúng đắn và đưa ra những sửa đổi phù hợp những khi cần thiết - giống như Pat Riley đã điều chỉnh những nỗ lực của các cầu thủ dựa trên nền tảng thay đổi theo từng ngày. Bạn không mong muốn tiếp tục thực hiện một thói quen nếu nó trở nên không hiệu quả. Cá nhân tôi sử dụng hai hình thức tự phản chiếu và xem xét lại bản thân. Vào tháng 12 mỗi năm, tôi sẽ thực hiện một Bản ghi chép hàng năm trong dó tôi xem xét lại năm trước. Tôi kiểm lại những thói quen của mình trong năm đó bằng cách đếm số lượng bài viết mà tôi đã đăng, bao nhiêu bài tập mà tôi đã tham gia, bao nhiêu địa điểm mới mà tôi đã ghé thăm và nhiều thứ khác nữa. Sau đó tôi xem xét lại quá trình của bản thân bằng việc trả lời ba câu hỏi:
Mình đã làm tốt những việc gì trong năm nay?
Mình đã không làm tốt những việc gì trong năm nay?
Mình đã học được những gì?
Sáu tháng sau, khi mùa hè đến, tôi tiến hành một Báo cáo Liêm chính (Integrity Report). Giống như mọi người, tôi cũng phạm phải cả tá sai lầm. Integrity Report giúp tôi nhận ra chỗ tôi sai và thúc đẩy tôi tiếp tục thực hiện. Tôi sử dụng báo cáo này mỗi khi tôi nhìn nhận lại giá trị cốt lõi của mình và cân nhắc liệu tôi có đang sống nhất quán với những giá trị đó hay không. Đây cũng chính là lúc tôi nhìn nhận lại đặc tính của bản thân và cách mà tôi có thể làm để trở thành mẫu người mà tôi mong ước. [*Bạn có thể xem Integrity Report mà tôi đã thực hiện trước đây tại website jamesclear.com/integrity] Báo cáo Integrity Report hàng năm của tôi trả lời ba câu hỏi:
Những giá trị cốt lõi nào mà tôi đang hướng đến trong cuộc sống và công việc?
Tôi đang sống và làm việc với sự liêm chính ngay lúc này như thế nào?
Tôi có thể đặt tiêu chuẩn cao hơn trong tương lai như thế nào?
Hai loại báo cáo này không mất nhiều thời gian - chỉ một vài tiếng mỗi năm - nhưng chúng chính là những giai đoạn cốt yếu của sự tinh lọc. Chúng ngăn tôi trượt dần dần khi tôi thiếu tập trung. Hàng năm chúng nhắc nhở tôi xem xét lại đặc tính mà tôi mơ ước và cân nhắc cách mà các thói quen đang giúp đỡ tôi trở thành mẫu người mà tôi mong muốn trở thành.
Chúng chỉ ra khi nào tôi nên nâng cấp các thói quen và đương đầu với những thách thức mới và khi nào tôi nên tạm thu lại các nỗ lực và tập trung vào những yếu tố cơ bản. Sự suy xét còn có thể mang tới cái nhìn toàn cảnh. Những thói quen hàng ngày mang theo sức mạnh nhờ cách thức mà chúng kết hợp lại chứ không phải nhờ việc lo lắng quá mức về những lựa chọn hàng ngày giống như việc nhìn vào chính bản thân bạn trong gương chỉ cách khoảng 2,5cm.
Bạn có thể thấy từng chi tiết không hoàn hảo và một cái nhìn khái quát về một bức tranh lớn hơn. Có quá nhiều sự hồi đáp. Ngược lại, việc không bao giờ xem xét lại những thói quen giống như bạn không bao giờ soi gương vậy. Bạn không thể nhận ra một cách dễ dàng những khiếm khuyết có thể sửa chữa, khắc phục được - một vết bẩn trên áo, một ít thức ăn dính răng, Quá thiếu sự hồi đáp. Sự suy xét theo định kỳ và nhận xét giống như việc xem xét lại bản thân trong gương từ một khoảng cách gần. Bạn có thể thấy được những thay đổi quan trọng bạn nên làm mà không bị mất đi tầm nhìn bao quát. Bạn muốn nhìn ngắm cả rặng núi, chứ không phải là chỉ nhìn vào một đỉnh núi hay một thung lũng. Nói tóm lại việc suy xét và xem xét đem lại thời gian lý tưởng để nhìn nhận lại một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong thay đổi hành vi: đặc tính.
CÁCH THỨC PHÁ VỠ NHỮNG NIỀM TIN ĐANG KÌM GIỮ BẠN
Mới đầu việc lặp lại một thói quen là cần thiết để xây dựng bằng chứng cho đặc tính bạn mơ ước. Tuy nhiên khi bạn đã tạo dựng được đặc tính mới đó, những niềm tin tương tự có thể kìm giữ sự phát triển của bạn lên một tầm mới. Khi đặc tính không ủng hộ bạn, đặc tính của bạn tạo ra một dạng "niềm kiêu hãnh" thúc đẩy bạn từ chối những yếu điểm và ngăn chặn sự phát triển thật sự của bạn. Đây là một trong những mặt trái lớn nhất của việc tạo dựng thói quen.Ý tưởng càng quan trọng với chúng ta - nó càng gắn chặt vào đặc tính của chúng ta - chúng ta càng phản kháng dữ dội khi nhận lời chỉ trích về chúng. Bạn có thể thấy điều này trong nhiều lĩnh vực.
Một giáo viên phớt lờ những cách dạy tiên tiến và khư khư giữ lấy phương pháp dạy chân thực và nhiệt huyết của cô ấy. Một người quản lý ăn chay bị lên án là làm mọi việc theo "cách của riêng anh ấy". Một bác sĩ phẫu thuật bác bỏ mọi ý kiến của những đồng nghiệp trẻ của cô ấy. Một ban nhạc phát hành album đầu tiên vô cùng nổi tiếng và sau đó không thoát được cái bóng đó. Chúng ta càng bám chặt vào một đặc tính, càng khó để vượt qua được nó.Một giải pháp là tránh việc để cho một khía cạnh đơn lẻ trong đặc tínhcủa bạn chiếm một tỷ lệ lớn trong việc quyết định bạn là ai.
Với tư cách là một nhà đầu tư, Paul Graham đã phát biểu, "hãy giữ những đặc tính của bạn nhỏ bé thôi". Bạn càng để cho một niềm tin đơn lẻ định nghĩa bản thân mình nhiều, bạn càng có ít khả năng thích nghi khi cuộc sống thử thách bạn. Nếu bạn bám chặt vào mọi thứ trong điểm an toàn hay phụ thuộc vào đối tác kinh doanh hay bất kỳ cái gì, thì những mất mát trong khía cạnh đó trong cuộc sống sẽ phá hủy bạn.
Nếu bạn là một người ăn chay và sau là muốn cải thiện tình trạng sức khỏe tới nỗi bắt buộc phải thay đổi chương trình ăn uống kiêng khem của mình, bạn chắc chắn đã năm trong tay một cuộc khủng hoảng đặc tính rồi. Khi bạn bám chặt vào một đặc tính, bạn trở nên mong manh, dễ đổ vỡ. Mất đặc tính đó và bạn đánh mất chính bạn.Thời còn thanh niên, vai trò là một vận động viên là một phần chính yếu trong đặc tính của tôi. Sau khi sự nghiệp bóng chày của tôi kết thúc, tôi vật lộn với việc tìm kiếm chính mình.
Khi bạn dành cả cuộc đời bạn định nghĩa bản thân theo một cách và khi cách đó biến mất, thì bây giờ bạn là ai?Các cựu binh và các cựu doanh nhân có cùng một cảm giác tương tự. Nếu đặc tính của bạn gói gọn trong một niềm tin kiểu như "Tôi là một quân nhân vĩ đại", điều gì sẽ xảy ra khi giai đoạn quân ngũ của bạn kết thúc? Đối với nhiều chủ hãng doanh nghiệp, đặc tính của họ luôn theo một kiểu là "Tôi là một giám đốc điều hành" hay "Tôi là người sáng lập". Nếu bạn dành từng phút giây trong cuộc sống cho công việc kinh doanh của mình, bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau khi bạn bán công ty? Chìa khóa để làm dịu bớt đi những mất mát về đặc tính này là tái định nghĩa lại bản thân sao cho bạn giữ lại được những khía cạnh quan trọng của đặc tính ngay cả khi vai trò nổi bật của bạn thay đổi.
- "Tôi là một vận động viên" trở thành "Tôi là kiểu người mạnh mẽ và yêu thích những thử thách thể chất."
- "Tôi là một quân nhân vĩ đại" chuyển thành "Tôi là kiểu người nguyên tắc, có kỷ luật, đáng tin cậy, và có kỹ năng đội nhóm tuyệt vời."
- "Tôi là một giám đốc điều hành" được dịch thành "Tôi là kiểu người xây dựng và sáng tạo mọi thứ."
Khi được lựa chọn một cách có hiệu quả, một đặc tính có thể trở nên linh hoạt thay vì cứng nhắc. Giống như nước chảy vòng qua một chướng ngại vật, đặc tính của bạn sẽ linh hoạt theo hoàn cảnh thay đổi thay vì kháng cự lại. Những câu sau trong Đạo Đức Kinh đã tóm lược những ý trên một cách hoàn hảo:Con người sinh ra vốn ôn hòa và mềm mỏng; Cái chết, chúng khắc nghiệt và cứng nhắc.
Cây cối sinh ra vốn mềm mại và mềm dèo; Cái chết, chúng dễ gãy và khô cằn.Vì vậy bất kỳ ai khắc nghiệt và cứng nhắc chính là môn đồ của cái chết. Bất kỳ ai ôn hòa và mềm mỏng chính là môn đồ của sự sống. Sự cứng nhắc và khắc nghiệt sẽ bị tiêu diệt. Sự ôn hòa và mềm mỏng sẽ chiến thắng.(Lão Tử) Thói quen mang lại rất nhiều lợi ích đáng kể, nhưng mặt trái của nó là có thể giam hãm chúng ta trong những khuôn mẫu tư duy và hành động trước đó - cho dù thế giới xung quanh ta đang không ngừng thay đổi. Không có gì là vĩnh viễn. Cuộc sống luôn thay đổi, vì vậy bạn cần theo dõi định kỳ để xem xem liệu những thói quen và niềm tin cũ của bạn có còn có ích cho bạn hay không.Thiếu sự nhận thức bản thân là độc dược. Suy xét và đánh giá là thuốc giải.
PHẦN KẾT
BÍ MẬT ĐỂ DUY TRÌ ĐƯỢC KẾT QUẢ
Có một câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp cổ có tên là Sorites Paradox (Nghịch lý Luận Ba đoạn dây chuyền) [*Sorites xuất phát từ Sorós trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là chất đầy], câu chuyện kể về tác động của một hành động nhỏ có thể mang lại khi thực hành đủ thời lượng. Câu chuyện ngược đời được trình bày như sau: Liệu một đồng xu có thể biến một người trở nên giàu có? Nếu bạn đưa cho một người mười đồng tiền, bạn không thể nói rằng người đó giàu hay nghèo. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cho thêm đồng nữa ? Và cho thêm đồng nữa? Và cho thêm đồng nữa. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ phải thừa nhận rằng chẳng ai giàu cả nếu không thì một đồng cũng có thể biến ông hoặc bà ta trở nên giàu có.
Chúng ta có thể nói điều tương tự như vậy về những thói quen nguyên tử. Liệu một thay đổi nhỏ bé có thể thay đổi cuộc đời bạn? Có khả năng bạn sẽ trả lời là không. Nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra khi bạn làm thêm một lần? Và một lần nữa? Và một lần nữa? Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ phải thừa nhận rằng cuộc đời của bạn đã thay đổi nhờ vào một thay đổi nhỏ bé. Chiếc chén thánh của việc thay đổi thói quen không chỉ là 1% tiến bộ đơn lẻ mà là hàng nghìn.
Đó là cả tá những thói quen được thực hiện tuần tự, là mỗi một đơn vị cơ bản của cả một hệ thống nói chung. Ban đầu bạn có thể thường xuyên cảm thấy những tiến bộ nhỏ dường như vô nghĩa bởi vì chúng mất hút dưới sức nặng của hệ thống. Chỉ một đồng thì không khiến bạn thành giàu có, một thay đổi tích cực như việc thiền trong một phút hay đọc một trang mỗi ngày có thể mang lại thay đổi đáng kinh ngạc. Dần dần khi bạn tiếp tục tích lũy những thay đổi nhỏ cái này lên cái khác, nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Mỗi một tiến bộ giống như việc thêm một hạt cát vào mặt tích cực của một lĩnh vực, mọi thứ sẽ dần dần được tích lũy theo hướng có lợi cho bạn.
Cuối cùng nếu như bạn kiên trì thực hiện, bạn sẽ đạt tới điểm đột phá. Bạn đột nhiên cảm thấy việc duy trì thói quen tốt trở nên dễ dàng hơn. Sức nặng của hệ thống đang đem lại lợi ích chứ không phải là gây hại cho bạn. Xuyên suốt cuốn sách này chúng ta đã thấy rất nhiều câu chuyện về những người có phong độ đỉnh cao. Chúng ta đã nghe nói về những nhà vô địch huy chương vàng Olympic, những họa sĩ đạt được giải thưởng, những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, những vị bác sĩ cấp cứu, những ngôi sao hài kịch, những người đã sử dụng tính khoa học của thói quen nhỏ bé để đạt tới trình độ tinh thông và vươn tới đỉnh cao trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Mỗi người, mỗi đội nhóm, mỗi công ty mà chúng ta đã nói tới đều phải đối diện với những khó khăn khác nhau, nhưng sau cùng tất cả đều thực hiện theo cùng một phương thức: cam kết thực hiện liên tục và lâu dài những tiến bộ nhỏ.
Thành công không chỉ có mục tiêu là đạt tới và băng qua vạch đích. Đó là một hệ thống để cải thiện, tiến bộ, một tiến trình không có điểm dừng để tinh lọc. Trong Chương 1, tôi đã nói "Nếu bạn có vấn đề trong việc thay đổi thói quen, vấn đế không nằm ở bạn. Vấn đề nằm ở hệ thống của bạn. Bạn làm đi làm lại những thói quen xấu không phải bởi bạn không mong muốn thay đổi, mà bởi vì bạn có hệ thống thay đổi sai lầm."Gần tới phần kết của cuốn sách tôi hi vọng điều ngược lại trở thành sự thật. Với bốn quy luật trong thay đổi hành vi, bạn có một bộ những công cụ và cách thức bạn có thể sử dụng để xây dựng những hệ thống tốt hơn và để định hình những thói quen tốt hơn. Đôi lúc một thói quen rất khó để nhớ và bạn sẽ cần khiến nó có tính hiển nhiên. Lúc khác bạn có cảm giác như không muốn bắt đầu làm một việc gì và bạn sẽ cần khiến thói quen trở nên hấp dẫn. Trong nhiều trường hợp, có thể bạn thấy một thói quen quá khó để thực hiện và bạn sẽ cần khiến nó trở nên dễ dàng. Và có đôi khi bạn cảm thấy không muốn tiếp tục duy trì thói quen và bạn sẽ cần khiến chúng mang tính chất thỏa mãn.Đây là một quá trình mang tính liên tục. Không có điểm dừng.
Không có giải pháp lâu dài. Bất cứ khi nào bạn đang tìm kiếm một giải pháp để cải thiện, bạn có thể thực hiện quay vòng bốn qui luật trong thay đổi hành vi cho đến khi bạn tìm thấy nút thắt cổ chai tiếp theo. Khiến việc đó mang tính hiển nhiên. Khiến việc đó trở nên hấp dẫn. Khiến việc đó trở nên dễ dàng. Khiến việc đó mang tính thỏa mãn. Cứ thế quay vòng tròn. Luôn luôn tìm kiếm giải pháp tiếp theo để tiến bộ 1%. Bí mật để duy trì kết quả là không bao giờ ngừng việc thực hiện để tiến bộ. Bạn sẽ tạo nên một thứ ra trò đấy nếu bạn không dừng lại. Bạn sẽ tạo nên một công việc đáng chú ý nếu bạn không ngừng làm việc. Bạn sẽ có một thân hình đáng ngưỡng mộ nếu bạn không ngừng luyện tập. Bạn sẽ có những hiểu biết đáng kinh ngạc nếu bạn không ngừng học hỏi. Bạn sẽ có khối tài sản đáng kể nếu bạn không ngừng tiết kiệm. Bạn sẽ có tình bạn tuyệt vời nếu bạn không ngừng quan tâm. Những thói quen nhỏ không thêm vào mà chúng hợp thành.Đó chính là sức mạnh của những thói quen nguyên tử Những thay đổi siêu nhỏ bé. Kết quả mang lại to lớn
PHỤ LỤC
TIẾP THEO BẠN NÊN ĐỌC GÌ?
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian để đọc cuốn sách này. Tôi rất vui lòng được được chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn. Vui lòng cho phép tôi đưa ra một gợi ý trong trường hợp bạn đang tìm kiếm cái gì đó để đọc tiếp.Nếu bạn yêu thích cuốn sách này, có lẽ bạn cũng muốn đọc những bài viết khác của tôi. Bài viết mới nhất của tôi đã được gửi tới độc giả thông qua thư tin tức hàng tuần miễn phí qua email. Những người theo dõi là những người đầu tiên được biết tới các cuốn sách và dự án mới nhất của tôi. Cuối cùng một phần phụ bên ngoài những cuốn sách, bài viết của mình, hàng năm tôi đều gửi một danh sách các cuốn sách yêu thích của mình của những tác giả khác trên nhiều lĩnh vực.Bạn có thể truy cập website: atomichabits.com/newsletter
NHỮNG BÀI HỌC NHỎ TỪ BỐN QUI LUẬT
Trong cuốn sách này, tôi đã giới thiệu mô hình bốn bước trong hành vi: dấu hiệu, khao khát, phản hồi, phần thưởng. Khung mô hình này không chỉ hướng dẫn chúng ta cách thức để tạo ra những thói quen mới mà còn hé lộ một vài hiểu biết sâu sắc thú vị về hành vi con người.
Phần Vấn đề:
1. Dấu hiệu
2. Khao khát
Phần Giải pháp:
3. Phản hồi
4. Phần thưởng
Trong phần này, tôi đã biên soạn một vài bài học (và một vài cảm xúc thường gặp) đã được các đối tượng nguyên mẫu xác nhận. Mục đích của các nguyên mẫu này là làm sáng tỏ độ hữu ích và đa dạng của khung mô hình này khi miêu tả hành vi con người. Một khi bạn đã có hiểu biết về nguyên mẫu, bạn sẽ thấy ví dụ cho tình huống đó ở khắp nơi.Sự nhận biết đến trước khao khát. Sự khao khát xuất hiện khi bạn tiếp nhận có ý nghĩa như một dấu hiệu. Bộ não của bạn đưa ra một cảm xúc hay một cảm giác để miêu tả tình huống hiện tại của bạn, và điều đó có nghĩa rằng sự ham muốn chỉ có thể xảy ra sau khi bạn chú ý tới một điều gì đó. Hạnh phúc đơn giản là sự vắng mặt của mong cầu.
Khi bạn quan sát một dấu hiệu, nhưng không mong muốn thay đổi tình trạng hiện tại của mình, bạn hài lòng với nó. Hạnh phúc không phải là việc đạt được sự hài lòng (đó là niềm vui hay sự thỏa mãn), mà là không còn ham muốn, mong cầu. Hạnh phúc đến khi bạn không còn thôi thúc phải thay đổi. Hạnh phúc là trạng thái bạn có được khi bạn không còn mong muốn thay đổi tình trạng của mình nữa.Tuy nhiên, hạnh phúc chỉ là phù du bởi vì một mong ước mới luôn luôn song hành. Như Caed Budris đã nói, "Hạnh phúc là không gian chuyển tiếp khi một mong ước được thỏa mãn và một mong ước mới đang hình thành." Cũng như vậy, đau khổ là không gian chuyển tiếp khi một ham muốn được hình thành cho tới khi nó được thỏa mãn. Đó chính là ý niệm về sự hài lòng mà chúng ta theo đuổi.
Chúng ta tìm kiếm hình ảnh của sự hài lòng mà chúng ta tạo dựng trong tâm trí mình. Vào thời khắc hành động, chúng ta không biết rằng nó cũng giống như việc đạt hình ảnh đó (hay ít ra thì nó cũng làm chúng ta thỏa mãn). Cảm giác thỏa mãn chỉ tới sau đó. Đây chính là những gì mà nhà thần kinh học người Áo đã nói khi ông cho rằng hạnh phúc không phải để mưu cầu, mà là để tìm kiếm. Khát vọng có thể mưu cầu. Sự dễ chịu đến từ hành động.Sự yên bình xuất hiện khi bạn không dồn sự quan sát vào những lỗi lầm. Bước đầu tiên trong mọi hành vi là quan sát. Bạn quan sát một dấu hiệu, một chút thông tin, một sự kiện. Nếu bạn không mong muốn hành động/thực thi những gì bạn quan sát được, thì bạn đã có sự yên bình. Khao khát chính là mong muốn được sửa chữa/khắc phục mọi thứ. Sự quan sát mà không có sự mong cầu chính là sự nhận thức được rằng bạn không cần phải sửa chữa/khắc phục cái gì hết. Những mong muốn của bạn không đang sục sôi cuồn cuộn. Bạn không khao khát một sự thay đổi trạng thái. Tâm trí bạn không phát ra một vấn đề cho bạn giải quyết. Bạn chỉ đơn giản là đang quan sát và tồn tại.Với một lý do đủ lớn bạn có thể vượt qua mọi hoàn cảnh dù như thế nào .
Friedrich Nietzsche, nhà tâm lý học kiêm nhà thơ người Đức có một câu nói nổi tiếng, "Người nào có lý do để sống thì cũng có khả năng chịu được mọi hoàn cảnh." Câu nói này ẩn chứa một sự thật quan trọng về hành vi của con người. Nếu động cơ và mong muốn của bạn đủ lớn (đó là lý do tại sao bạn hành động), bạn sẽ hành động ngay cả khi gặp nhiều khó khăn. Khao khát to lớn có thể tiếp sức cho hành động to lớn - cho dù gặp nhiều trở ngại. Tò mò tốt hơn là thông mình. Có động lực và tò mò tốt hơn là thông minh bởi vì chúng dẫn tới hành động. Thông minh sẽ không bao giờ nhận được kết quả bởi chính nó bởi vì nó không đưa bạn tới hành động. Chính mong muốn, khao khát chứ không phải trí thông minh thôi thúc hành động.
Như Naval Ravikant đã nói, "Bí quyết khi làm một việc là đầu tiên hãy nuôi dưỡng khao khát về việc đó."Cảm xúc chi phối hành động. Mỗi một quyết định là một quyết định cảm tính ở một mức độ nào đó. Dù lý do hợp lý để hành động của bạn là gì đi nữa, bạn chỉ bị cưỡng ép hành động bởi cảm xúc mà thôi. Thực tế những người có tổn thương tại trung khu cảm xúc trong não bộ có thể liệt kê ra rất nhiều lí do để hành động nhưng họ vẫn không thực hiện bởi vì họ không có xúc cảm nào chi phối cả. Đây cũng là lí do giải thích tại sao khao khát tới trước phản hồi. Cảm xúc xuất hiện đầu tiên, sau đó là hành động.
Chúng ta chỉ có thể lý trí và logic sau khi chúng ta có cảm xúc. Trạng thái cơ bản của não bộ là cảm nhận; Trạng thái kế tiếp là tư duy. Phản xạ đầu tiên của chúng ta - phần não bộ phản xạ nhanh và vô thức - được tối ưu hóa cho những cảm giác và sự tiên liệu trước. Phản xạ thứ hai của chúng ta - phần não bộ phản ứng chậm và có ý thức - là phần đảm nhận việc "tư duy". Các nhà tâm lý học minh họa điều này bằng Hệ thống 1 .