Phương Nam Có Cây Cao - Chương 50
Bảy giờ sáng, bà chủ nhà nghỉ mang tất cả quần áo đã được giặt sạch sấy khô cho hai người, còn niềm nở mang hai suất bánh trứng chiên lên.
Thời Việt không ngủ cả đêm nhưng vẫn tỉnh táo lạ lùng. Anh mặc quần áo xong mới bế Nam Kiều dậy, mặc quần áo cho cô.
Nam Kiều nhanh chóng tỉnh dậy, định lấy áo ngực và sơ mi trong tay anh tự mặc.
Thời Việt khẽ cười: “Anh mặc cho em”.
"Em có phải trẻ con đâu".
Thời Việt cười nói: "Không biết đến khi nào mới có lần sau".
Lòng Nam Kiều chùng xuống, cô nhìn anh, nhưng lại thấy nụ cười trên mặt anh nhẹ nhõm tự nhiên như không có chuyện gì.
Cô hạ tay xuống, chầm chậm nói: "Vâng".
Anh luồn hai tay từ phía sau ra trước ngực cô, mặc áo cho cô rồi cài khuy phía sau. Anh hạ giọng cười nghe rất lưu manh bên tai cô: "Có cần đẩy lên không?".
Tai Nam Kiều hơi đỏ, cô quay đi không nói gì.
Thời Việt bèn luồn tay vào trong áo ngực, nâng cả hai bên lên cho cô, còn tranh thủ sàm sỡ nữa.
Nam Kiều trừng mắt nhìn anh một cái.
Thời Việt không biết xấu hổ kéo cô vào lòng, thì thầm vào tai cô: "Người phụ nữ của anh...".
Nam Kiều cắn răng cười: "Vớ vẩn".
Thời Việt cũng khẽ cười, không trêu cô nữa, mặc áo sơ mi cho cô, đưa cho cô miếng bánh trứng chiên còn nóng hổi, còn mình thì vào nhà vệ sinh cạo râu.
Sau khi đến Bắc Kinh, Nam Kiều chưa từng ăn món bánh trứng chiên có thể bắt gặp ở bất cứ hàng ăn nào bên đường này. Cái bánh này trông bình thường nhưng được làm rất đúng vị, gồm có hai quả trứng, hành hoa và vừng thơm ơi là thơm. Cô cầm túi giấy dầu ăn rất chậm, nhìn căn phòng chật hẹp, bức tường cũ kỹ tróc lở, ngồi trên giường đắp chiếc chăn
ấm áp, khô ráo dễ chịu còn vương mùi của Thời Việt.
Từ nhà vệ sinh gần sát giường vọng ra tiếng anh làm vệ sinh cá nhân, trong đầu Nam Kiều hiện lên năm chữ:
Có anh là mãn nguyện.
Cô nhìn chiếc đồng hồ báo thức đặt bên cạnh, thầm nghĩ nếu nó không chạy nữa thì tốt biết bao.
Họ đến đồn cảnh sát của khu Triều Dương. Bố và chị Nam Cần đã đợi cô ở đó, không khí trong đồn trầm trọng như sắp có chuyện lớn xảy ra. Cô vừa đến nơi liền bị tách ra khỏi Thời Việt. Sắc mặt hai người đều bình tĩnh thản nhiên, không nói thêm gì nữa.
Nam Kiều tất nhiên được đối xử vô cùng ưu đãi. Cảnh sát để cô làm bản tường trình rồi cho về. Khi chuyển đoạn băng ghi hình anh Thái giao dịch ma túy trong vòng tay cho cảnh sát, cô được trịnh trọng cảm ơn. Bố cô ngồi trong phòng quan sát im lặng nghe cô kể lại toàn bộ quá trình, không nói một lời, sắc mặt sầm sì.
Thời Việt không được ra ngoài lần nào nữa.
Bố đưa cô về nhà, mẹ cô tuổi đã cao nên rất dễ xúc động, ôm cô, nhìn vết thương trên mặt cô mà suýt chút nữa thì bật khóc: “Kiều, sao con lại liều mạng thế hả!”.
Nam Kiều nói: “Con xin lỗi mẹ, con làm mẹ lo lắng rồi”.
“Cái thằng Thời Việt đó tốt thế cơ à? Để con cố chấp say mê như vậy! Con gửi cho bố con một tin nhắn là tưởng bố mẹ sẽ không lo cho con nữa sao? Con chạy đi đâu hả! Bố và chị con kiểm tra danh sách khách nghỉ ở mọi khách sạn, nhà nghỉ ở Bắc Kinh mà không tra ra được!”.
Nam Kiều im lặng nghe rồi bình tĩnh đáp: “Con xin lỗi”.
Mẹ cô thở dài một tiếng, Nam Cần bước tới vuốt lưng cho bà, khuyên bà: “Mẹ đừng kích động, nó về rồi đấy thôi. Tính con bé này lúc nào chả thế? Mẹ đừng tức giận với nó! Để bố nhốt nó mười ngày nửa tháng xem nó còn bướng nữa không!”.
Nam Kiều không nói gì.
Mẹ nhìn cô rất lâu với vẻ vừa trách giận vừa thương con, cuối cùng hỏi: "Tối qua có phòng tránh không đấy? Còn chưa cưới đã có con, bố con đánh chết đấy!".
Nam Kiều sững ra, nói: "Không".
Mẹ cô cuống lên: "Không phòng tránh hay không có con?".
"Không có con".
Mẹ lại thở dài thườn thượt cái nữa.
Từ đầu đến cuối, ông Nam Hoành Trụ đều im lặng, cau mày, không nói câu nào.
Vụ án này rất phức tạp. Thường Kiếm Hùng có luật sư riêng, giữ im lặng trong rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của súng, ngộ sát Lưu Bân...
Đám Mã Lưu, Long Đầu đều là loại người độc ác tính tình thất thường, biết việc buôn bán ma túy đã có chứng cứ rõ ràng, với số lượng đó thì chết chắc nên trước lúc chết còn muốn kéo người đi cùng.
Chúng vốn đã có thù oán với Thời Việt từ trước, Thời Việt lại còn bắn chết anh Thái, Nam Kiều, người ghi hình quá trình giao dịch của chúng lại là bạn gái Thời Việt, chúng như đã
giao hẹn trước với nhau, việc gì cũng đổ vấy lên người ThờiViệt, chúng toàn nói dối, lại còn lôi rất nhiều chuyện cũ của Thời Việt ra, khiến cảnh sát vô cùng khó xử.
Quá trình điều tra vụ án này bị kéo dài ra vô cùng. Ba tháng sau, Nam Kiều mới được thấy Thời Việt trong phiên tòa. Khi nhìn thấy anh, tim cô thắt lại.
Anh mặc áo tù màu vàng, tay đeo còng, tóc bị cắt ngắn ngủn, lộ ra lớp da đầu màu xanh.
Anh đã bị coi là phạm nhân rồi.
Dù anh không phải chịu tra tấn về thể xác, nhưng làm vậy cũng đã là một sự sỉ nhục lớn đối với phẩm giá con người, huống hồ là đối với một người như anh. Ngón tay Nam Kiều bấu chặt vào lòng bàn tay.
Thường Kiếm Hùng cũng có mặt trong phiên tòa với tư cách người có liên quan đến vụ án cùng với luật sư của mình.
Thời Việt không hề nhìn đi nơi khác, không tìm xem Nam Kiều ngồi ở đâu. Nam Kiều chợt hiểu anh không muốn cô nhìn thấy bộ dạng này của anh.
Cô nghe thấy bên cạnh có người nói: "Chẹp chẹp, thằng Thời Việt này vào tù lần hai rồi. Đúng là giỏi gây chuyện, phí cả cái mặt trời sinh".
Cô cố gắng giữ bình tĩnh.
Đột nhiên, cô chạm vào được nội tâm của Thời Việt. Năm đó ở "Kiếm sắc trên trời xanh", danh dự quân nhân của anh đã đạt đến đỉnh cao. Sau đó, anh bị nghi ngờ, bị đuổi khỏi
quân đội và học viện, tiếp theo lại bị đẩy vào tù. Tuy anh từng nói mình không hề hối hận, nhưng quá khứ đó đã gây tổn thất lớn lao đến nhường nào đối với danh dự và lòng tự trọng của anh, mãi đến bây giờ, khi bước vào nơi này, cô mới thực sự hiểu.
Rất nhiều người phạm pháp không biết hổ thẹn là gì. Nhưng Thời Việt biết, anh biết quá rõ.
Đối với người bận tâm nhất đến danh dự, lòng trung thành, trách nhiệm như anh, đây chính là đòn đánh chí mạng nhất. Ba từ ấy vẫn luôn được đóng dấu trong tim anh. Điều
nực cười là số mệnh luôn ép anh đưa ra lựa chọn đi ngược với những điều đó.
Vụ xét xử vẫn tiến hành một cách vô tình.
Công tố viên lấy ra khẩu súng đựng trong túi nilon.
"Bị cáo Thời Việt, đây là một khẩu súng quân dụng loại 92, có sức sát thương khá lớn. Qua xác nhận, trên đó chỉ có dấu vân tay của một mình anh. Hơn nữa khẩu súng này được lấy từ trong tay anh, anh có thừa nhận không?".
Thời Việt nói: "Có".
"Mã Lưu và Long Bình khai khẩu súng này là của anh, anh từng ở trong quân ngũ, có đúng không?".
Thời Việt bình tĩnh nói: "Không phải của tôi".
"Họ còn khai anh dùng khẩu súng này giết Lưu Bân".
'Tôi không giết Lưu Bân".
"Anh dùng khẩu súng này giết Hà Nhân Thái".
"Đúng".
"Ai giết Lưu Bân?".
Giọng thẩm phán nghiêm nghị, không khí trong tòa càng trở nên căng thẳng. Mặt Thường Kiếm Hùng tối sầm, mắt nhìn Thời Việt chằm chằm không chớp.
Thời Việt lạnh nhạt đáp: "Tôi tới muộn, không nhìn thấy".
Mặt Thường Kiếm Hùng hơi biến sắc.
Thẩm phán vẫn hỏi dồn: "Khẩu súng này là của ai?".
Mọi người đều vểnh tai lên. Thường Kiếm Hùng lạnh lùng nhìn Thời Việt đăm đăm.
Tim Nam Kiều như vọt lên. Trong lời khai của cô, cô đã nói rõ khẩu súng này vốn nằm trong tay Thường Kiếm Hùng, sau đó bị Thời Việt nhặt lên, cấp bách quá mới bắn trúng anh Thái, cứu mạng Thường Kiếm Hùng.
Thế nhưng lời chứng của người khác bây giờ lẫn lời khai trước đó của Thời Việt đều phát triển theo hướng bất lợi cho anh. Chỉ riêng việc trên khẩu súng có dấu vân tay của anh, dù cô chỉ ra lúc đầu khẩu súng ở trong tay Thường Kiếm Hùng, chứng cứ này có đủ để chống lại mọi lời chứng bất lợi khác không? Trước đó cảnh sát đã từng chất vấn, nếu cô Nam nói
Thường Kiếm Hùng từng cầm khẩu súng đó, tại sao trên súng không có dấu vân tay của Thường Kiếm Hùng? Cô Nam có chắc mình không nhìn nhầm không?
Cô đứng cách xa, biết rõ Thường Kiếm Hùng từng khiến Thời Việt bị đuổi khỏi học viện, nhưng chưa bao giờ nghĩ Thường Kiếm Hùng là phường gian ác. Cô còn chưa hề nghĩ
đến việc Thường Kiếm Hùng cất giữ súng trái phép, sao có thể nghĩ tới chuyện anh ta đeo găng tay cao su chứ?
Giọng Thờỉ Việt đều đều, chậm rãi nói ra ba tiếng:
"Tôi không biết".
Cả phiên tòa vang lên tiếng bàn luận khe khẽ. Thẩm phán gõ búa xuống bàn: "Yên lặng!".
Nam Kiều đăm đăm nhìn Thời Việt. Câu trả lời của anh nằm ngoài pháp lý nhưng lại nằm trong dự liệu của cô. Cuối cùng, anh vẫn bảo vệ Thường Kiếm Hùng.
Hôm đó gặp Thường Kiếm Hùng xong, khi về nhà, anh kể cho cô nghe chuyện gia đình Thường Kiếm Hùng, bố anh ta bệnh nặng, đã trở nên ngơ ngẩn đờ đẫn rồi.
Lúc đó, cô hỏi Thời Việt: "Anh có hận anh ta không?".
Lúc đó, Thời Việt ôm lấy cô, nghĩ một lát rồi đáp: "Khi nhìn thấy bản luận văn MEMS trong phòng thực nghiệm của em rồi chắc chắn là do cậu ta lấy, anh đã thật sự hận cậu ta".
"Nhưng bảo trả thù thì anh không làm được".
"Bố cậu ta đã như thế rồi, phải gánh vác cả một doanh nghiệp lớn cũng rất khó khăn".
"Anh cướp em từ tay cậu ta, bây giờ nghĩ lại cũng thấy thật là vô liêm sỉ, cứ coi như đó là sự trả thù của anh đi".
...
Luật sư của Thường Kiếm Hùng cười mỉm, nhưng khi Thường Kiếm Hùng nghe thấy ba tiếng đó, trong lòng lại không hề nhẹ nhõm như anh ta tưởng. Anh ta đột nhiên dâng
lên muôn vàn cảm xúc, đan xen trong đó còn có cả phẫn nộ!
Đây không phải chính là câu trả lời mà anh ta trông đợi hay sao! Có như vậy, tội danh tàng trữ súng trái pháp của anh ta mới không được thành lập! Giết chết Lưu Bân chẳng qua
chỉ là ngộ sát, tội lỗi đều là ở Mã Lưu! Anh ta có thể rút lui trong an toàn, bảo toàn được mọi thứ, nhất là danh dự!
Nhưng tại sao anh ta không thể vui mừng?
Tại sao anh ta lại thấy lửa giận bùng cháy, cảm thấy hận Thời Việt cơ chứ?
Tại sao cậu ta lại làm vậy!
Cậu ta có tư cách gì mà làm như vậy!
Tại sao Thời Việt có thể cao thượng hào hiệp, có tình có nghĩa, còn Thường Kiếm Hùng này lại thành kẻ tiểu nhân!
Thường Kiếm Hùng này không cần Thời Việt thương hại. Không bao giờ cần!
Thẩm phán gõ búa nói: "Bị cáo Thời Việt, anh chắc chắn mình không biết nguồn gốc của khẩu súng chứ?".
Thời Việt nói: "Không biết".
Thẩm phán nói: "Theo bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bộ luật quản lý súng của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tàng trữ súng quân dụng phi pháp, gây ra cái chết cho hai người, sẽ bị phạt tù ba năm. Nếu căn cứ vào dấu vân tay trên súng, kết hợp với lời khai của các bên, khẩu súng này sẽ bị coi là thuộc quyền sở hữu của anh. Anh có ý kiến gì không?".
Thời Việt im lặng.
Cả phòng xử án im lặng như tờ, người đến dự đều nín thở chờ đợi.
Trong đầu Thường Kiếm Hùng rất hỗn loạn. Đột nhiên anh ta nghĩ đến rất nhiều chuyện: cuộc sống trong quân đội, huân chương, hồng kỳ, dù, bố, chiếc bàn dài trong phòng họp hội đồng quản trị, em trai cùng bố khác mẹ...
Thế nhưng mọi hình ảnh hỗn loạn đều mờ đi, thứ hiện lên rõ ràng nhất trước mắt anh ta lại là hòn đảo đó.
Giữa hai cuộc tập kích, anh ta trốn vào một rừng dừa, tay cầm một con dao găm. Anh ta có được con dao này từ tay một người lính lão luyện đóng giả quân địch, nó là vũ khí hiệu quả nhất của anh ta trên đảo. Khi đang nhắm mắt nghỉ ngơi trong rừng dừa, anh ta bỗng nghe thấy tiếng động. Anh ta lặng lẽ tiến về phía ấy, nhìn thấy một người đang hái dừa.
Là thằng nhóc đến từ vùng nông thôn Giang Tây, Thời Tuấn Thanh.
Anh ta nhìn thấy Thời Tuấn Thanh làm rụng hai quả dừa nhưng xoay xoay một hồi vẫn không biết bổ ra thế nào.
Anh ta cười thầm trong bụng: Đúng là một thằng ngốc thiếu hiểu biết! Chắc mới chỉ nhìn thấy dừa trên ti vi mà không biết ăn dừa thế nào!
Anh ta đi tới, Thời Tuấn Thanh nhìn thấy anh ta, không nói gì, nhìn anh ta với ánh mắt sắc lẻm.
Anh ta dùng dao đục một cái lỗ hình tam giác trên quả dừa, rồi nói: "Uống đi".
Thời Tuấn Thanh nhìn anh ta một cái, bê quả dừa lên ngửa đầu tu. Hòn đảo này rất khó tìm được nước ngọt, chắc chắn cậu ta đã khát lắm rồi.
Anh ta lại nói với Thời Tuấn Thanh: "Cùi dừa cũng ăn được".
Thời Tuấn Thanh vẫn dùng ánh mắt sắc bén nhìn anh ta, đưa quả dừa còn lại cho anh ta. Anh ta nhận lấy, cười với cậu ta. Hai người cùng trốn trong rừng dừa uống nước dừa, ăn cùi dừa, lấy lại thể lực.
Anh ta nói với Thời Tuấn Thanh: "Thế nào? Chúng ta kết đồng minh đi, làm anh em".
Kết đồng minh đi.
Làm anh em.
Thực ra anh chưa bao giờ thực lòng coi Thời Tuấn Thanh là anh em. Từ tận đáy lòng, anh ta coi thường tên ngốc xuất thân nông thôn này.
Anh ta là ai? Anh ta là Thường Kiếm Hùng. Anh ta là cậu ấm con nhà dòng dõi. Luận năng lực, luận tướng mạo, luận giáo dục gia đình, luận tất cả mọi thứ, anh ta có chỗ nào không xuất sắc chứ? Thời Tuấn Thanh sao có thể sánh với anh ta được!
Nhưng rõ ràng, Thời Tuấn Thanh coi anh ta là anh em thật. Thời Tuấn Thanh tin cậy anh ta, đối xử chân thành với anh ta, cũng rất sùng bái sự tài giỏi xuất chúng của anh ta.
Thường Kiếm Hùng rất hưởng thụ cảm giác đó. Anh ta như người đứng cao hơn nhìn xuống Thời Tuấn Thanh với vẻ ban ơn.
Nhưng hôm nay, bây giờ, cái người đã bị đuổi khỏi “Kiếm sắc trên trời xanh", cái người đã đổi tên là Thời Việt này vẫn giữ im lặng. Cậu ta vẫn coi anh ta là anh em.
Thường Kiếm Hùng chợt cảm thấy cực kỳ nhục nhã, vô cùng nhục nhã. Anh ta nhìn thấy Thời Việt sắp lắc đầu. Yết hầu chuyển động, anh ta mở miệng.
"Khẩu súng đó là của tôi. Là tôi ngộ sát Lưu Bân".
...
Sau khi phiên tòa kết thúc, phải tiến hành điều tra lấy thêm bằng chứng rồi mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng.
Một người phụ nữ mặc đồ đen tránh đám đông, bước ra khỏi tòa án. Chị ta cúi đầu, đeo kính đen và khẩu trang, nhìn không rõ mặt, chỉ có làn da trắng bóc rõ ràng được giữ gìn rất cẩn thận.
Chị ta vội vã xuống hầm để xe, khi gần đến xe mình thì đột nhiên đứng lại.
Một người phụ nữ tầm tuổi chị ta đang đứng trước đầu xe. Người đó mặc một bộ đồ nghiêm túc, trịnh trọng, gương mặt lạnh lùng cao ngạo, trông khá quen mặt.
Người phụ nữ đó nói: "Cô chính là An Ninh".
Giọng nói rất lạnh lùng nghiêm khắc, đó là giọng của người thường xuyên ra lệnh, phê bình, nó uy nghiêm và không cho người khác có quyền chất vấn.
An Ninh nhận thấy khí chất hoàn toàn khác với chị ta ở người phụ nữ này.
Chị ta tháo khẩu trang, lộ ra đôi môi đỏ rực đầy đặn, nở nụ cười mỉm vô cùng quyến rũ: "Nam đại tiểu thư đích thân đến đây có gì cần dạy bảo?".
Nam Cần nói: "Hỏi cung như vậy mà cũng không khai ra cô, cô giỏi thật đấy".
An Ninh cười duyên dáng, nhìn móng tay sơn đen của mình: “Đàn ông say mê tôi như điếu đổ, họ lại ít lời, tôi cũng không còn cách nào khác. Hơn nữa", chị ta xòe tay tỏ vẻ vô tội “An Ninh tôi xưa nay làm ăn đàng hoàng, đứng đắn mà".
Nam Cần cười nhạt: "Có những người quá coi trọng chữ ‘ân’. Còn cô, giờ cô đã mượn tay chồng cũ tẩy trắng bản thân, nhưng trước đó thì sao? Cô trẻ tuổi như vậy, làm giàu bằng cách nào?".
Nam Cần vứt một tập tài liệu vào tay chị ta: "Trong này có một số thứ, cô hãy xem cho kỹ vào! Nếu còn dám giở trò, đừng tưởng bây giờ cô mang quốc tịch Canada, luật pháp sẽ không xử được cô!".
An Ninh cầm tài liệu, mở hai trang, gương mặt trắng trẻo dưới lớp kính đen đột nhiên biến sắc.
Nam Cần lạnh lùng và cao ngạo nhìn chị ta, đôi mắt phượng ánh lên vẻ uy nghiêm và ngang ngược hoàn toàn khác với Nam Kiều:
“Cô đã ở trong danh sách người nước ngoài bị giám sát của cảnh sát rồi, hãy cứ liệu hồn".
"Bố tôi không muốn nhìn thấy loại người như cô tồn tại trên mảnh đất này chút nào".
Phán quyết cuối cùng nhanh chóng được đưa ra, tuy Thời Việt không phải chịu tội danh tàng trữ súng trái phép giết gười nhưng vì bị bọn Mã Lưu khai báo một số sai phạm khác, anh bị xử một năm tù giam.
Anh không kháng án. Đó là lỗi lầm anh gây ra khi anh còn quá cực đoan, anh không nghĩ đến chuyện tránh tội. Anh cảm thấy một năm đã là ngắn lắm rồi.
Thường Kiếm Hùng bị xử ba năm tù giam. Công ty gia đình Bảo vệ Chấn Viễn tạm thời do em trai anh ta phụ trách.