Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 17

HỒI THỨ MƯỜI SÁU

NGHI NGỜ ĐẾN CỰC ĐIỂM

Hai người đàn ông chạy thục mạng trong màn mưa lạnh đến thấu xương. Một vài người trong làng đuổi theo, nhưng chỉ vừa mới tới cổng làng thì chẳng ai dám bước qua. Họ sợ hãi thế giới bên ngoài cổng làng, nhất thời chỉ ngập ngừng trước cổng, nhìn theo bóng hai người đàn ông nhỏ dần rồi biến mất.

Trời vẫn mưa như trút nước, những ngọn đuốc cháy phừng phừng bị nước mưa làm cho tắt ngúm. Có vài người nhìn lên trên tán cây thì chẳng thấy thị Thập hay thị Lam đâu nữa. Rõ ràng vừa nãy hai người đó còn đương ngồi vắt vẻo trên cây, chỉ trong một tích tắc đã vụt mất. Một người sống, một người chết lại ôm theo hồn phách của lũ trẻ con sao có thể trốn thoát?

Người làng chửi rủa, có kẻ không tiếc lời chì chiết, có người bật khóc vì nghĩ đến đứa con ở nhà đương yên đương lành bỗng trở nên ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Độ chừng nửa tuần hương sau, dân làng cũng đành lẫm lũi kéo nhau ra về. Màn đêm ở nơi núi rừng vẫn luôn rợn núi ngợp, chỉ có điều chưa bao giờ họ thấy cái chết đến bên mình gần như lúc này.

Cơn mưa lớn lắm, sấm chớp đì đùng sam chop như thể ông trời đương tức giận. Trong làng Địa Ngục chưa có nhà nào đi ngủ. Mà cũng phải, làm sao có thể ngủ trong lúc này khi mà lũ trẻ con ở làng bỗng trở nên ngây ngây dại dại. Mọi việc đến thật chóng vánh, người ta chỉ kịp thì thào kể cho nhau nghe về buổi chiều định mệnh vừa mới xảy ra vào hôm nay.

Chẳng là dân trong làng từ lâu đã có lệ, cứ đến ngày mồng ba là nhà nhà người người đều phải làm lễ cúng. Trước là để tiễn đón gia tiên về âm giới (/lễ cúng hóa vàng )/ sau là cúng những vong hồn mà băng cướp năm xưa từng giết hại, mong cho họ đừng vất vưởng ở nơi trần thế để đòi mạng. Để tránh việc bản thân mình và gia đình bị vong hồn quấy phá, người làng Địa Ngục đốt thật nhiều hình nhân, coi đó là việc chuộc tội những lỗi lầm mà ông cha gây ra nghiệp chướng từ trước đó. Thế nhưng, nếu trên đời nghiệp báo được hóa giải theo cách dễ dàng như vậy thì mọi chuyện trở nên đơn giản biết bao nhiêu.

Mồng ba tết hôm nay dân làng bận rộn sửa soạn đồ lễ cúng, không ai bảo ai nhưng người nào người nấy đều sửa soạn lễ cúng linh đình hơn hẳn mọi năm. Có lẽ là vì dạo gần đây dân làng chết thảm nhiều quá, họ sợ bản thân mình đều không tránh khỏi số phận. Thậm chí, ngay cả việc lão Mục Đồng bị O khoét sạch cả hốc mắt, mọi hết cả tim người ta cũng đành mặc kệ, bởi lẽ ai cũng đương lo lắng cúng bái cho gia đình mình. Lại nói trong làng từ dạo được cụ Khảm cứu về bằng cách gọi vía tìm hồn, chúng có vẻ kém hoạt bát lanh lợi hơn xưa. Nhiều người cho rằng có thể là do con mình còn ốm yếu. Nếu như ngày trước chúng chạy nhảy nô đùa, thì bây giờ chúng chỉ ngồi thu lu một chỗ, chẳng nói chẳng rằng. Thỉnh thoảng người ta lại thấy chúng nói chuyện với ai đó rồi khúc khích cười một mình. Mặc dù thấy lạ, nhưng nghĩ cho cùng trẻ con đứa nào chẳng có lúc như thế, cho nên cũng chẳng hề bận tâm.

Buổi chiều mồng ba tết, sau khi cúng khấn xong xuôi, dân làng lại hay tin thị Thập vợ ông trưởng làng mất tích. Có nhiều người bảo rằng nếu như trẻ con mất tích thì còn phải lo, đằng này thị Thập đã là người trưởng thành, chắc thị đi đâu đó chứ làm sao gọi là mất tích được. Mặc dù vậy nhưng vì nể ông Thập là trưởng làng, lại từng chịu ơn của vợ chồng nhà ấy nên đám thanh niên trai tráng vẫn chạy đi tìm giúp. Họ chay dit bổ đi tìm kiếm giờ đầu giờ mùi cho đến chập choạng tối mà vẫn không thấy bóng dáng thị Thập ở đâu cả. Chẳng có lẽ thị bị thú dữ trong rừng lôi thị đi mất?

Bà Tư con dâu nhà cụ Khảm nói rằng buổi chiều bà đi thăm mộ cô Hạch con bà, có thấy bóng dáng ai như mợ Thập. Bà cất tiếng gọi nhưng không thấy trả lời, chỉ thấy người đó lặng lẽ đi vào vật rừng có mấy cây gỗ Vàng Tâm rồi biến mất dạng. Bà Tư lại nghĩ có thể do mình hoa mắt nhìn nhầm nên không gọi nữa.

Trời càng về tối càng lạnh, cơn mưa như trút nước đổ xuống. Dân trong làng, ngoại trừ mấy người đàn ông chia nhau đi các ngả tìm người thì chỉ còn mấy người đàn bà ở nhà trông chừng lũ trẻ nhỏ. Làng này từ trước đến giờ trẻ con đặc biệt khó nuôi, có nhiều khi vừa đẻ ra thì đứa bé sơ sinh đã lìa đời, cho nên dân làng không dám khinh suất.

Mưa càng lúc càng dữ dội, một tiếng sấm vang rền trên không trung. Giây phút ấy người ta nghe được có tiếng cười khanh khách, tiếng đập cửa dồn dập ở bên ngoài. Người phụ nữ ở trong nhà nghe thấy, cứ ngỡ rằng chồng mình đi tìm người giúp ông Thập đã về tới, bèn chạy ra mở cửa. Nào ngờ, khi vừa mở cửa ra, người ở trước cửa nhà không phải chồng mình mà là thị Thập. Gương mặt thị trắng bệch như xác chết, cả người thị ướt sũng, tóc rối bù, bẩn thỉu lem luốc như thằng điên hay đi lang than thang trong làng. Vừa trông thấy người khác, thị cất giọng cười man dại rồi lè nhè nói:

“Đưa đây… đưa con của mày cho cho tao… Cho tao mượn.. cho tao mượn con mày một lúc thôi…. hé hé hé”

Người ta kể lại rằng, giọng nói của thị lúc ấy lạ lắm. Cứ như không phải phát ra từ cuống họng. Nó rít rít, khò khè như tiếng thở phì phò của loài trăn, rắn.

Mấy người phụ nữ trong làng bị thị dọa sợ đến mềm nhũn cả người, có người chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngất xỉu. Một vài người đàn bà khác cứng bóng vía hơn la lên rồi theo phản xạ chạy nhanh về chỗ con mình. Nào ngờ khi vừa quay lại thì đã thị Lam mình mẩy dính đầy đất, cười the thé rồi ôm một bọc trắng toát hình dạng giống như một đứa trẻ rồi biến mất. Sự xuất hiện của thị Lam khiến cho mấy người đàn bà kinh hồn bạt vía. Rõ ràng là thị đã bị cả làng chôn sống, sao giờ này lại đứng ở đây như chưa hề có chuyện gì xảy ra? Mấy người đàn bà nhào tới thị định giật lại cái bọc trong tay thị Lam, vậy mà vừa nhào tới thì thị đã chạy vụt đi. Người ta vội vàng đuổi theo nhưng không kịp, chỉ nhìn thấy hai người đàn bà, một sống - một chết ôm cái bọc rồi biến mất trong màn mưa lạnh lẽo.

Ấy vậy mà tai nạn kinh hoàng còn chưa dứt hẳn, mấy người đàn bà phát hiện ra con mình vẫn đương nằm ngủ trên giường. Họ vội vàng chạy tới lay đứa trẻ dậy, bọn nhỏ vừa mở mắt đã lập tức trở nên đờ đẫn, hỏi gì cũng không biết, chẳng hề nhận ra mẹ đẻ. Hình như lũ trẻ trong làng đã hóa điên.

Dù sống lánh đời trong rừng sâu núi thẳm, nhưng người làng Địa Ngục đâu phải chưa từng nghe đến chuyện ăn hồn trộm phách. Nhìn đứa con mình dứt ruột đẻ ra nay trở dở điên dở dại, ai mà chẳng đau lòng đến cùng cực. Có mấy người lao ra màn mưa đuổi theo thị Lam, thị Thập miệng không ngớt gào thét đòi trả lại hồn phách con mình. Xen lẫn trong tiếng mưa rừng như thác đổ là tiếng bước chân người chạy bình bịch, tiếng cười khành khạch quyện với tiếng khóc nức nở. Tất cả tạo nên một khung cảnh chẳng hề máu me mà khiến người nào chứng kiến cũng phải lạnh xương sống.

Đám đàn ông không tìm được thị Thập đành giải tán trở về. Đi được nửa đường họ bắt gặp cảnh tượng người sống đuổi theo người chết để đòi con, lại thấy có hai ả đàn bà ôm theo mấy bọc trắng WHO toát, vội vã chạy trong cơn mưa.

Biết có chuyện không hay, họ nhập cuộc đuổi theo một chốc thì thấy thị Lam, thị Thập leo vút lên tán cây trước mặt, miệng cười the thé. Câu chuyện chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vài canh giờ mà khiến cho cả làng rơi vào thảm cảnh. Người ta ôm những đứa trẻ con ngây ngây dại dại khóc nức nở, thậm chí còn có người đòi tự vẫn để thoát khỏi cuộc sống địa ngục trần ai này.

Cơn mưa ở rừng vốn dai dẳng phải đến nửa đêm mới ngớt, khí lạnh lan tỏa trong không gian như muốn cứa da cứa thịt con người. Ông Tư dìu cụ Khảm bước đi trong làn gió vun vút thổi qua từng phiến lá. Cái đèn lồng trong tay ông chao đảo như sắp tắt. Đã quá nửa đêm nhưng nhà nào cũng đương sáng đèn. Cụ Khảm nghe tin trẻ con trong tin tre làng đột ngột phát điên, phát dại liền vội vàng mặc áo tơi rồi cùng con trai đi đến từng nhà trong đêm.

Bọn trẻ con trước đây tinh anh là thế, ấy vậy mà giờ đây chỉ biết ngồi cười điên dại trong góc nhà. Có đứa khóc tu tu ai oán, có đứa phát cuồng lên đòi mổ bụng moi gan cha mẹ nó, người nhà hoảng sợ nhốt nó vào trong cũi thì nó lồng lên giống như loài thú hoang. Cụ Khảm xem xét từng đứa trẻ con một hồi. Mấy người trong làng hiếu kì cũng đi theo cụ thăm bệnh. Thành ra một nhóm phải đến mười mấy người tấp tểnh đi sau cụ Khảm đến từng nhà hóng chuyện. Trong đó có cả nhà thằng Vẹt, và cô Chiêm.

Nghe nói, căn nhà cuối làng, sát cạnh nhà bà Mệ và ông đồ Lam là có đứa trẻ con phát bệnh điên nặng nhất. Từ lúc bị trộm mất hồn phách đến giờ, nó không ăn không uống, chỉ nhe răng gầm gừ, mắt long lên sòng sọc. Vừa mới gặp đứa trẻ hóa điên bị nhốt trong lồng, cụ tro điện bản Khảm mặt mũi tái xanh, vội vàng ngồi xuống ghế rồi trầm ngâm suy nghĩ. Bố Pho đứa trẻ thấy vậy không dám làm phiền cụ, một lúc sau anh ta mới cất lời:

“Bẩm cụ! Cụ xem thế nào cứu giúp lũ trẻ, chứ để thế này thì đời sau làng ta chỉ toàn là kẻ đần độn mất thôi!”

Cụ Khảm hỏi lại:

“Vậy ông trưởng làng đâu?”

Người làng đương dịu giọng, bỗng nghe nhắc đến ông Thập bèn nghiến răng trèo trẹo:

“Cụ còn hỏi tên bất nhân ấy làm gì nữa? Chính chúng con nhìn thấy vợ nó, cùng với ả thị Lam tàn độc xông vào từng nhà có trẻ con. Từ lúc đó trẻ con trong làng dở điên dở dại. Thị Lam đã chết từ hôm qua, làm sao mà có thể đội a mồ sống dậy? Rõ ràng người nào gặp thị cũng đều bảo rằng thị có mình mẩy đường hoàng, đâu phải là hồn ma bóng quế. Hôm trước thị Thập khóc lóc không ngừng, không phải vợ chồng mụ bày ra chuyện này thì là ai?”

Cụ Khảm lại hỏi tiếp:

“Vậy tại sao hai người họ lại phải làm việc đó?”

Người trong làng có phần lúng túng, không biết phải trả lời thế nào. Có người đàn bà đương ôm con khóc ở góc nhà bèn nói vọng ra:

“Không phải ả thì là ai? Làng này có mỗi hai vợ chồng ả không con không cái. Ả oán hận nên không muốn người khác có con.”

Có vài tiếng đồng tình vang lên. Riêng bố thằng Vẹt lúc nãy đến giờ vẫn đi theo cụ Khảm bất chợt lên tiếng:

“Chuyện này xảy ra, ai mà chẳng nghi ngờ ông Thập. Cụ nghĩ mà xem, từ lúc ông ta đưa hai kẻ lạ mặt về làng, chúng ta có sống yên ổn được ngày nào đâu. Chưa kể chính ông đồ Lam vừa chết thảm thì lão ăn mày què cũng biến mất. Nghe đâu còn mất tích cả con hình nhân. Ông Thập không phải hung thủ thì cũng chính là kẻ cõng rắn cắn gà nhà. Loại người ấy, làng ta không chứa chấp.”

Những người có mặt ở đó đồng loạt hưởng ứng. Có kẻ còn cho rằng chính ông bà Thập chủ mưu mọi chuyện, nhất định phải đi truy bắt bằng được để trả thù cho những người chết ở làng. Cụ Khảm lắc đầu buồn bã rồi trầm giọng:

“Con người ta sinh ra đều có ba hồn bảy vía. Trong đó, ba loại hồn là Sảng linh, Thai Quang, và cuối cùng là U Tinh. Lần trước lũ trẻ con bị tà ma ngạ quỷ bắt đi hồn Sảng Linh, thành ra ngủ li bì cả ngày. Lần này thì chúng bị bắt đi hồn Thai Quang, thiếu loại hồn phách này người ta không còn thông minh, lanh lợi nữa mà trở thành kẻ u mê”

Một người đàn ông mắt đỏ hoe cất giọng khàn đặc hỏi lại:

“Vậy bây giờ có cách nào để lũ trẻ con trở lại bình thường không cụ? Cứ để như thế này thì… thì … làng ta tuyệt tử tuyệt tôn mất.”

Cụ Khảm ngậm ngùi:

“Điều tôi lo lắng nhất bây giờ là…”

Cụ ngập ngừng bỏ lửng câu nói, nhưng thấy mọi người đương chăm chú nhìn mình, cụ lại thở dài:

“Vốn dĩ hồn phách là thứ vô hình vô thức, không hiểu tại sao người làng ta lại nhìn thấy. Việc thị Lam, thị Thập vào nhà từng người trong làng bắt hồn phách của trẻ con đi vốn dĩ đã quái lạ. Nhưng dù có xuất quỷ nhập thần thế nào, thì sao mà người trần mắt đục lại có thể nhìn thấy?”

Mọi người im phăng phắc lắng nghe. Đâu đó có tiếng con chim lợn kêu ai oán, giọng nó vang rền vọng lại từ đằng xa, hòa lẫn với tiếng gió đập vào mái nhà lộp bộp.

Cụ Khảm nhìn quanh, ánh lửa bập bùng trên căn bếp giữa nhà hắt vào gương mặt già nua làm hằn lên những vết nhăn. Một lúc sau cụ lặng lẽ nói nhỏ:

“Từ lâu đến giờ tôi vẫn nghe thiên hạ nói rằng. Những người sắp chết thường thấy những thứ mà mắt thường vốn không trông thấy. Có người nhìn thấy âm binh đi đi lại lại người đường, có người nhìn thấy ông bà tổ tiên ngự trên ban thờ hay con đò chở vong trôi bồng bềnh trên không trung. Cũng có lúc … người ta nhìn thấy được cả… cả … hồn vía của người khác.”

Ông Tư đứng cạnh nghe đến thế bỗng dưng giật mình quay sang hỏi:

“Bẩm thầy! Thầy nói thế là ý gì? Con nghe không hiểu?”

Cụ Khảm lặng thinh một lúc, sau cùng mới chậm rãi trả lời:

“Làng ta trông thấy thị Lam, thị Thập ôm đống hồn vía của lũ trẻ trong làng. Không chừng… không chừng… cả làng ta sắp đến ngày tận số.”

Lời cụ nói chẳng khác nào một nhát dao chí mạng vào người dân trong làng. Mọi người choáng váng không nói lên lời, ngay cả thằng bé điên trong lồng cũng tròn mắt nhìn đám đông, cứ như cảm nhận được điều gì đó. Mấy người đàn bà bắt đầu sụt sịt khóc, riêng bố thằng Vẹt thì lảo đảo ngồi phịch xuống cái chống đằng sau. Ông Tư gương mặt trắng như bạch tạng, ông đỡ lấy bàn tay run rẩy của cha mình. Suy cho cùng, cảm giác chờ đợi cái chết lặng lẽ tiến đến gần mình còn đáng sợ hơn cả cái chết.

Cụ Khảm vốn dĩ không muốn đem chuyện này ra hù dọa bà con trong làng, nhưng nếu không cảnh báo họ thì khác nào bản thân biết mà lại giấu giếm? Điều khiến ông bứt rứt không yên nhất, đó là việc ông Thập đã chạy trốn khỏi làng. Cụ Khảm biết, không đời nào ông Thập lại làm chuyện độc ác là việc ông Thập

đến thế, cụ tin vào con mắt nhìn người của mình. Nếu nói nghi ngờ thì có lẽ phải nghi ngờ lão ăn mày què, gã Tam Quỷ cao to lực lưỡng, đặc biệt là ả thị Thập mới đúng. Hai kẻ lạ mặt kia vốn xuất hiện một cách đột ngột, cứ cho là chúng muốn giết cả làng để cướp của cải thì cũng khó lòng mà đem xuống núi. Động cơ của chúng quả thực khiến cụ cảm thấy khó hiểu.

Còn thị Thập, cụ biết thị từ ngày thị còn là một đứa trẻ con. Gương mặt thị xinh đẹp, vóc dáng mảnh khảnh khiến cho đám trai làng ngày ấy lúc nào cũng tơ tưởng đến thị. Thế nhưng ông trời chẳng cho ai tất cả, thị và ông Thập nên duyên vợ chồng đã lâu mà chẳng thể nào có con. Cứ ngày rằm hàng tháng, thị lại ghé nhà cụ để lấy thuốc. Bài thuốc thụ thai vốn là bí mật gia truyền tâm đắc của tổ tiên để lại, người nào uống cùng lắm chỉ vài ba tháng là đã có tin vui. Vậy mà thị Thập uống năm này qua năm khác cũng không thấy có động tĩnh gì cả.

Lạ một điều nữa là càng lúc thị càng trẻ trung so với tuổi thực của mình. Tính ra thì thị và con dâu cụ - tức là bà Tư chỉ hơn kém nhau vài tuổi. Nhưng trông thị chỉ giống như thiếu nữ đôi mươi. Người trong làng dù thương yêu nhau đến mấy cũng khó tránh khỏi những lúc xì xào bàn tán. Bà Mệ đỡ đẻ khi còn sống chẳng phải đã nghi ngờ thị Thập sử dụng bùa ngải để giữ sự trẻ trung. Có điều cái giá đổi lại là thị vĩnh viễn chẳng thể làm mẹ.

Cụ Khảm mỗi lần nghe thế đều lắc đầu trước miệng lưỡi thế gian. Con trai cụ ít nhiều cũng có một người con gái, chỉ tiếc là chết thảm. So với thị Thập ít ra còn đỡ hơn được vài phần. Đương suy nghĩ, bỗng dưng cụ nghe thấy tiếng mẹ thằng Vẹt thì thào đầy kích động với người trong làng:

“Tôi là tôi nghi ngờ thị Thập nhất. Mọi người thử nghĩ mà xem, thị Thập bấy lâu nay không con không cái. Người ta chẳng phải có câu Cây độc không trái, gái độc không con người gây ra chẳng sai ấy là gì? Chính thị là họa chốn họa cho cái làng này chứ chẳng sai”

Một gã thanh niên nước da xanh xao đứng gần cửa nghe thấy thế cũng góp chuyện:

“Mợ nói nghe cũng có lý. Tôi nhớ vào buổi sáng lão Mục Đồng chết, mới hôm qua đây này, lúc đó tôi có việc phải đi ngang qua nhà ông trưởng làng. Tôi nghe thấy có tiếng động lạ liền đứng sát bờ rào nghe ngóng.

Trong nhà ông trưởng làng khi ấy chỉ còn mỗi mình thị, ấy vậy mà tôi lại thấy có tiếng rít rít như rắn gọi bạn, rồi có tiếng đàn bà thì thầm. Một lúc sau, tôi thấy có tiếng ai đó kêu la khiếp đảm.

Vốn là định xông vào, thế nhưng mà lại sợ điều tiếng nên tôi đành bỏ đi. Ra đến con đường nhỏ rẽ vào nhà, tôi nhìn thấy trên cây đào trồng sau vườn nhà ông Thập có da rắn mới lột. Hoảng quá tôi .. tôi chạy vọt về nhà. Không ngờ đến tối lại xảy ra cớ sự.”

Mỗi người góp thêm một ý, một tuần hương sau thì chẳng còn ai trong làng là không nghi ngờ thị Thập chính là người gây ra tai họa nữa. Mà chuyện đâu chỉ có thế, chính thằng Vẹt đã thề sống thề chết rằng nó thấy có chữ WHY rằng nói Thập đằng sau lưng lão Mục Đồng. Làm gì trên đời này có chuyện trùng hợp đến thế? Liệu có khi nào thị Thập ỷ mình xinh đẹp định quyến rũ người ta rồi giết chết hay không? Lúc bấy giờ cô Chiêm ma đứng trong góc nhà mới chậm rãi lên tiếng:

“Có điều này con không hiểu, tại sao mợ Thập phải giết người? Nếu giết người thì mợ được lợi lộc gì cơ chứ? Mà tại sao phải giết vào lúc này, thị có thể giết người từ lâu cơ mà?”

Người trong làng thấy cô Chiêm hoài nghi liền tỏ ra bối rối. Mẹ thằng Vẹt mỉm ra bôi rői. Me cười rồi đáp lại:

“Con còn trẻ người non dạ chưa hiểu hết được đâu! Con thử nghĩ xem những người chết là ai? Là cháu cụ Khảm đây, rồi ông Võ Tòng. Lại thêm ông đồ Lam và bà Mệ nữa, đó còn chưa kể đến việc mẹ con thị Lam phát điên nên bị cả làng xử phạt. Những người ấy người nào cũng đông con nhiều cháu. Ông đồ Lam thì có tận bốn đứa con, bà Mệ thì đi đỡ đẻ cho cả làng, ông Võ Tòng thì có con trai, lại có tử tôn nối dõi. Mụ ấy ghen tức nên giết cho bằng hết. Trẻ con bị câu hồn phách thì phải đến chín mười phần là do mụ làm”

Người ta ồ lên ngạc nhiên, xem chừng cách giải thích này rất có lý. Ngay cả cụ Khảm cũng phải thừa nhận rằng quả thật thị Thập hoàn toàn có thể sinh lòng đố kị. Hơn nữa, bà nội của ông Thập từng là thầy cúng trong làng. Với người khác thì cụ có thể không chắc, chứ đám thầy cúng sợ nhất là chuyện đoạn tử tuyệt tôn, sau này vong linh không có nơi nương tựa. Dám chừng thị Thập làm ra chuyện thất đức cũng nên. Đúng lúc ấy, có một cơn gió thốc mạnh làm bật tung tấm liếp che cửa sổ. Cô Chiêm toan nói gì đó, nhưng rồi đột ngột dừng lại, miệng há hốc, đôi mắt mở to đầy sợ sệt nhìn thẳng ra cửa sổ đối diện với mình.

Thấy gương mặt của cô Chiêm đờ đẫn vì sợ hãi, vài người tò mò tiến lại gần, rồi thấy một Tương đứng bên cửa Tráng nhìn thẳng ra cửa sổ. Đêm mưa giông đầu năm mới không hề có trăng, ánh đuốc lập lòe cùng với ngọn đèn lồng tù mù treo trước trước mái hiên hắt bóng xuống cũng đủ khiến cho người ta nhìn .

Gian nhà rộng lớn bỗng chốc tối đen như mực vì cơn gió ngoài trời thổi vào làm tắt ngọn lửa bập bùng trên bếp. Giây phút đó người ta đồng thanh rú lên một tiếng kêu khiếp đảm. Trước mắt họ là thị Thập hai tay bám chặt vào mấy song gỗ gắn tạm bợ vào cửa sổ. Đôi mắt thị đỏ ngầu, con ngươi không hề giống như người bình thường mà biến dạng thành một vạch thẳng đứng, nhìn y hệt tròng mắt của loài rắn. Lưỡi thị thè ra, lia qua lia lại như muốn tìm phương hướng. Từ miệng của thị chảy ra thứ nước đỏ lòm như máu, mùi tanh tưởi xộc thẳng vào trong gian nhà cũ kỹ. Mẹ thằng Vẹt bị dọa đến phát điên, thị gào lên:

“Con Thập kìa! Chính nó! Chính nó! Mau ra bắt nó lại”

Không ai dám bước ra ngoài cửa sổ, thị lại đấm vào lưng chồng một cái rồi la lên:

“Ra bắt nó lại đi! Nó giết cả làng bây giờ!”

Bố thằng Vẹt như vừa tỉnh giấc mộng, ông rùng mình một cái rồi cầm một chiếc giày vải của ai đó nhào ra khỏi cửa. Ông Tư hoảng sợ gào lên ngăn cản nhưng không kịp. Vừa chạm chân tới can bậc cửa, ông toan ném chiếc giày về phía thị Thập, nhưng chưa kịp ném thì một tràng cười lanh lảnh khiến ông sững lại. Theo phản xạ, ông ngước về nơi phát ra âm thanh.

Trên cành hoa gạo trơ trụi trước sân, bố thằng Vẹt thấy thị Lam ngồi vắt vẻo ở đó ôm một cái bình xanh phát ra thứ ánh sáng nhờ nhờ ma quái, Mà đâu phải chỉ có vậy, bên cạnh thị còn có bốn đứa trẻ con thị. Đứa nào đứa nấy hệt như ngày còn sống. Quần áo chúng rách rưới, dính toàn bùn đất, trên cổ mỗi đứa đều có một con rắn quấn chặt. Nhưng có vẻ như chúng không hề bận tâm đến điều đó, chúng còn đương cầm những cái chân, cái tay nhỏ xíu mà ăn nấy ăn để. Bắt gặp ánh mắt kinh ngạc của bố thằng Vẹt, thị Lam cười rũ rượi, con rắn trên cổ thị cũng ngúc ngoắc nhìn với vẻ đầy thách thức. Giọng cười của thị vang vọng khắp vùng núi tĩnh mịch, hòa với tiếng chim lợn kêu liên hồi, khiến cho cả những gã trai làng gan dạ nhất cũng sợ đến run cả người. Thị Lam cố nén cơn cười, rồi chỉ vào bố thằng Vẹt:

“Gã thỏ đế như mày cũng đòi lại gần chúng tao à? Muốn làm anh hùng hay sao?”

Nói rồi thị lại cười khanh khách. Mấy đứa trẻ con nãy giờ vẫn ăn uống nhầm nhoàm, chợt cái Tí phát hiện ra bố thằng Vẹt đương đứng trước hiên nhà, nó giật giật vào tay áo của đứa bên cạnh, rồi nghiêng đầu ra hiệu. Mấy đứa khác lập tức ngừng ăn, chúng khịt khịt mũi để kiểm tra xem gã đàn ông trước mặt là người hay quỷ. Khi đã đoán chắc đó là mùi người sống, chúng nhảy phốc xuống mặt đất, cách ông ta chừng một trượng. Ông ta rú lên hoảng sợ rồi vội vàng lui vào trong, đóng mạnh cánh cửa, chèn thêm mấy thanh chắn rồi cùng những người khác tử thủ bên trong.

Sự việc chỉ xảy ra trong tính tắc, nhưng mọi người trong nhà đều chứng kiến không sót một giây. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, mẹ con thị Lam đã đào mồ sống dậy, còn ả thị Thập đã hiện nguyên hình là một con rắn vừa mới lột. Tiếng đàn bà, tiếng trẻ con khóc, tiếng người kêu cứu vang lên ầm ĩ. Một nhóm người làng bỗng chốc rơi vào tình thế nguy cấp, bị một bầy nửa người nửa quỷ quây lại trong một gian nhà xiêu vẹo. Không ai còn biết trời trăng gì nữa, ngay cả cụ Khảm cũng sợ đến mức đứng tim. Hai tay cụ bám chặt vào cây gậy trúc, mặc dù giữa mùa đông nhưng mồ hôi trên trán vẫn chảy ròng ròng. Bên ngoài vẫn vang lên tiếng cười khành khạch, tiếng rít rít của loài rắn, rồi cả tiếng loẹt xoẹt từ đôi guốc mộc mà thị Thập hay đi. Từng hồi… từng hồi…

Người trong làng từ những ngôi nhà khác đều nghe rõ mồn một, nhưng không ai dám chạy tới ứng cứu. Có người cắn chặt răng vào tấm chăn mỏng để ngăn không phát ra tiếng kêu. Người ta vừa run bần bật vì sợ hãi, vừa mường tượng ra cái cảnh sáng mai trong căn nhà giữa làng sẽ tràn ngập xác người vất vương vãi.

Hai tuần hương qua đi, tiếng gà trống từ đâu vọng lại báo hiệu bình minh đã tới. Tiếng động ngoài sân bỗng dưng im bặt, tiếng rắn rít khi nãy cũng biến mất. Người trong nhà ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra. Sau cùng, chính cô Chiêm là người phá tan bầu không khí im lặng, cô ngơ ngác hỏi lại:

“Hình như… hình như bọn chúng đi rồi..”

Bầu trời bên ngoài đã tờ mờ sáng, đứa trẻ con ngây dại bị nhốt trong cũi sắt cũng lăn ra ngủ từ lúc nào. Ông Tư mới len lén hé mắt nhìn ra khe cửa hẹp. Bên ngoài không có một bóng người. Mẹ con nhà thị Lam, rồi cả ả thị Thập nửa người nửa rắn đã biến mất từ lúc nào.

Đêm mồng Ba, rạng sáng mồng Bốn tết trôi qua trong bầu không khí kinh hoàng đến thế.

Thấy mọi việc đã yên, đám người bị nhốt trong nhà mới thở phào nhẹ nhõm. Thằng Vẹt luống cuống che đi cái quần ướt sũng nước của nó, mẹ nó thì thở hổn hển, gương mặt không còn một giọt máu nào. Mấy người khác vẫn còn nguyên dư âm của giây phút sợ hãi đến cực điểm vừa mới trôi qua. Cụ Khảm một tay ôm ngực, một tay bám chặt vào chiếc gậy trúc mới có thể hít thở một cách khó nhọc. Cuối cùng, bố thằng Vẹt lên tiếng:

“Giờ thì mọi người đã tin chưa? Đích thị là thị Thập chứ không ai khác?”

Cô Chiêm im lặng đưa mắt nhìn cụ Khảm ngỏ ý chờ đợi cụ trả lời. Mấy người khác không ai dám thở mạnh, chỉ chằm chằm nhìn cụ. Ông trưởng làng đã không còn ở đây, mọi việc trong làng bây giờ chỉ còn cụ là người có tiếng nói nhất. Cụ Khảm biết người ta đang chờ cụ điều gì. Mặc dù chưa hoàn toàn biết được ẩn tình, nhưng mọi thứ sờ sờ trước mắt, lại thêm lí lẽ của người trong làng, thành ra cụ Khảm chỉ có thể gật đầu công nhận. Thị Thập đích thực đã không còn là người bình thường như trước đây nữa.

Cái tin thị Thập hóa quỷ dẫn theo mẹ con thị Lam về đòi giết dân làng lan nhanh như lửa cháy trên đống cỏ khô. Người hiền lành thì chẹp miệng tỏ ý buồn rầu vì bản thân không biết sớm hơn, kẻ ác miệng thị nguyền rủa thị Thập mãi mãi không bao giờ được siêu thoát.

Ngẫm ra cũng đúng, nhiều người chết dưới tay thị như thế, ngay cả người thân thiết với thị nhiều nhất cũng khó thể chấp nhận. Người ta mạt sát thị chưa đủ, họ còn cho rằng chính ông Thập mới là kẻ chủ mưu. Đương yên đương lành rước hai gã đàn ông lạ hoắc ở đâu đến. Chắc chắn là kẻ đồng phạm gây ra quỷ sự ở trong làng.

Trời sáng, đom đóm lại bay đi mất, sương mù giăng khắp nơi. Người làng nhìn những đứa trẻ con điên dại, miệng cười ngây ngốc bốc từng hạt ngô bẩn thỉu rơi vãi dưới nền đất ăn nhồm nhoàm, nhất thời lửa giận trong lòng lại nổi lên. Có vài người đàn ông rủ nhau đến châm lửa đốt cháy căn nhà của ông Thập. Một vài người can ngăn, họ cho rằng người đã không còn ở đây rồi, đốt đi cũng chẳng được tích sự gì, chi bằng để lại thì hơn. Lại thêm nơi đây quanh năm sương mù mưa phủ, khắp nơi đều ẩm ướt thì làm sao mà có thể xảy ra hỏa hoạn. Nói thì nói vậy, nhưng nhiều người trong làng vẫn chất đầy củi vào xung quanh căn nhà, rồi nhóm lửa.

Gia đình nhà thằng Vẹt, bố cô Chiêm, thằng điên ngẩn ngơ là người cầm bó đuốc tiên phong bước đến mồi lửa. Củi khô lại gặp ngọn lửa lớn, chẳng mấy chốc đã bốc cháy phừng phừng. Căn nhà bề thế trước đây đã từng là nơi an de người làng mong ngóng những chuyến chở hàng, nay bốc cháy ngùn ngụt như một bó đuốc khổng lồ. Lũ chuột, lũ côn trùng chui rúc trong nhà thấy khói bèn chạy tới chạy lui tìm đường thoát thân. ?

Dân làng đứng quây thành vòng, hễ thấy con chuột nào chạy ra là chặn lại rồi ném vào lửa. Cây đào cổ thụ đương nở hoa rực rỡ cũng rơi vào cảnh chết thiêu. Khắp nơi đều bốc khói nghi ngút, mùi khen khét lan khắp mọi nơi. Gia đình nhà thằng Vẹt trông thấy cảnh đó thì vui lắm, hò reo cùng với những người khác, coi như đã xử trí thành công kẻ gây việc ác.

Ban đầu mấy người dân trong làng chỉ dám đứng xa xa để nhìn, thế nhưng khi ngọn lửa hung hăng tràn bên trong ngôi nhà, lại nghĩ đến những đứa trẻ đã thành điên dại thì ai cũng cảm thấy phấn khích. Người ta càng lúc càng hăng, họ chất những thanh củi lớn vốn dùng để nấu bánh chưng lên mấy chiếc xe kéo rồi thẳng tay ném thẳng vào đống lửa khổng lồ. Cô Chiêm và cụ Khảm, một già một trẻ chỉ biết nhìn tre en nhau. Cụ Khảm khẽ thở dài, lặng lẽ chống gậy bước về nhà. Còn riêng cô Chiêm thì đứng bất động hồi lâu, nhìn chăm chăm vào đống lửa như muốn khắc sâu hình ảnh này.

Ngọn lửa cháy càng lúc càng to, tiếng nổ bép bép của gỗ vang lên. Dân trong làng hả hê nhìn ngọn lửa vùn vụt như một cái lưỡi khổng lồ thiêu rụi mọi thứ nó liếm tới. Một tiếng rít bên tai, từ trong đống lửa hừng hực, có ba con rắn phóng vút qua. Chúng sượt qua vai thằng Vẹt và thằng điên, rồi lao mình tiếp đất. Khắp người chúng đều bị thương, lộ ra cả mảng thịt trắng ởn. Người trong làng thấy cảnh tượng lạ lùng đều chết sững. Ba con rắn là ba màu sắc khác nhau, một con màu xanh, một một con màu vàng, con còn lại là màu đỏ. Trên đầu chúng đều có sừng, toàn thân chúng phải dài hơn hai trượng. Ngay cả lão Mục Đồng còn sống cũng chưa chắc đã từng bắt gặp loài rắn nào lớn như thế. Ba con bò nhanh trên đất, mặc kệ đám đông lố nhố đang đờ đẫn nhìn theo. Một người đàn bà trong làng hét lên:

“Ối giời ơi rắn kìa! Ông Mục ơi! Bắt nó di!”

Bà ta vừa nói dứt lời thì mới chợt nhớ ra lão Mục Đồng đã ra người thiên cổ từ ngày hôm qua. Bố thằng Vẹt vội tung một thanh củi đương cháy về phía ba con rắn nhưng không trúng. Thanh củi sượt qua đuôi con rắn màu đỏ, cả ba con quay lại nhìn người làng với cặp mắt đầy đe dọa. Ánh mắt vàng khé có con người thẳng đứng nhìn chăm chăm khiến cho ai nấy đều rụng rời tay chân. Một tích tắc sau, bọn rắn chui vào bụi rậm lớn trông thẳng ra vạt rừng rồi biến mất hẳn.

Bầy rắn đi rồi, thằng Vẹt mới thẫn thờ nói với bố nó:

“Thầy ơi! Hình như lũ chúng nó đương cảnh cáo mình!”

Bị lời nói của thằng Vẹt làm cho thất kinh, dân trong làng lên tiếng mắng nó. như bọn rắn có về hỏi tội thì phải hỏi tội nhà thằng Vẹt đầu tiên. Mẹ thằng Vẹt hoảng quá hóa rồ, bà ta chạy tới túm tóc người đàn bà nọ, cả hai bên chửi nhau oai oái. Dân làng phải xúm vào can. Mẹ thằng Vẹt vốn chua ngoa, bà ta không tiếc lời chửi rủa cả cái làng này thất đức. Bà chửi đứa ác mồm dám trù ẻo nhà bà bị rắn trả thù. Đám đông thấy căn nhà bị bao bọc trong biển lửa, lại đau đầu nhức óc vì nghe chửi bới, bèn lảng dần. Cuối cùng chỉ còn vài người hiếu kỳ lác đác ở lại hóng thêm.

Cô Chiêm cũng đứng đó một mình. Cô không tài nào lý giải được cảm giác bất an tràn ngập trong lòng từ mấy ngày nay. Cô mặc kệ người khác nghĩ gì, cô chỉ biết một điều dù có thiêu rụi cái nhà, dù cho Thị Lam , thị Thập có trốn trong đó bị hoá ra tro, chắc chắn trong làng vẫn sẽ có người chết tiếp.

Ngọn lửa cháy âm ỉ cả ngày mới hết, khi người ta ra xem thì chỉ còn hai cây đào cổ thụ vẫn đứng trơ trơ. Mấy người trong làng hả hê rằng, vậy là ả quái vật thị Thập cùng mẹ con mụ Thị Lam đều chẳng thể làm hại họ thêm được nữa.

Chẳng ai có thể ngờ rằng, chạng vạng tối hôm ấy, người ta lại phát hiện ba cái xác treo lủng lẳng trên cây đào cổ thụ. Xác nào xác nấy đều bị cháy đen, trên cổ mỗi cái xác đều quấn chặt ba con rắn bị thương, lộ ra lớp thịt trắng ởn.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3