Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 18

HỒI THỨ MƯỜI BẢY

HOẢ XA ĐỊA NGỤC

Trời nhá nhem tối, sương mù lảng bảng bay khắp núi rừng càng lúc càng dày đặc. Ông Thập mệt mỏi vắt tay lên trán, hai bờ vai và cẳng chân mỏi nhừ đến nỗi cảm tưởng như vừa bị ai đánh. Bên cạnh ông là Tam Quỷ ngáy vang như sấm.

Hai người đã chạy trốn khỏi làng Địa Ngục từ đêm hôm qua, chạy thục mạng dưới cơn mưa rừng tầm tã. Ban đầu ông cho rằng đám thanh niên trai tráng trong làng sẽ chạy đuổi theo tới cùng, nhưng mãi mà chẳng thấy bóng dáng một người nào cả.

Đường xuống núi vừa trơn vừa tối, thế nhưng cả hai người đàn ông vẫn không dám ngoái đầu nhìn lại. Phải đến khi cơn mưa thấm đẫm vào người lạnh đến thấu xương, hai bàn chân bắt đầu lạnh cóng không thể tiếp tục chạy được nữa, ông Thập mới ra hiệu cho Tam Quỷ dừng lai.

Đêm hôm ấy trời mưa xối xả, sấm chớp đì đùng trên không trung. Cả hai vội vã đứng trú dưới một tán cây rừng rậm rạp, vừa run cầm cập vì lạnh, vừa khấn vái trong đầu cầu xin đừng để sét đánh trúng thân. Ngồi một lúc thì Tam Quỷ mới hoàn hồn, gã nuốt nước bọt một cách khó nhọc rồi nói:

“Bác Thập này! Vừa nãy.. vừa nãy .. tôi trông thấy ai như thị Lam vợ ông thầy đồ ấy? Bác… bác có thấy người đó không?”

Ông Thập chưa kịp trả lời, Tam Quỷ lại lẩm bẩm nói với chính mình:

“Mà rõ ràng là thị đã bị.. bị chôn sống hôm mồng hai tết rồi cơ mà. Sao bây giờ lại xuất hiện được? Chẳng lẽ xác chết mà có thể biết đi?”

Ông Thập cúi đầu rồi mới nói nhỏ:

“Bác Tam không hề nhìn nhầm đâu. Chính tôi cũng trông thấy thị. Đích thực là thị chứ không phải ai khác, và còn.. còn… còn cả vợ tôi nữa.”

Tam Quỷ không nói gì, dù bản thân gã là một người thô lỗ nhưng cũng biết được rằng những lúc như thế này có an ủi vài câu nhạt nhẽo cũng chỉ là đem muối bỏ bể. Cho nên gã đành mặc kệ cho ông Thập ngồi lặng lẽ một mình, gương mặt tràn ngập tâm sự.

Một tia chớp lóe lên, sau đó là tiếng sấm ầm ầm làm rung chuyển cả không gian. Tam Quỷ hướng mắt nhìn rồi thấp giọng:

“Hình như tia sét đánh ở phía làng Địa Ngục.”

Ông Thập ngẩng lên nhìn, nhưng rồi lại nằm xuống tay vắt ngang qua trán. Tam Quỷ không nói gì, gã gục xuống đầy mỏi mệt, một lúc sau đã thấy ngáy o o.

Độ một tuần hương sau, cơn mưa vẫn tầm tã dai dẳng, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy trời sắp tạnh. Từ lâu người ta vẫn truyền tụng với nhau câu nói

Đi biển sợ bão đi rừng sợ mưa, ấy là vì chúng có thể cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Cơn mưa đêm ở nơi rừng thiêng nước độc vốn đã đáng sợ, huống hồ ở vùng rừng rú hẻo lánh nơi làng Địa Ngục đương tá túc còn đáng sợ hơn nhiều lần.

Chưa bao giờ ông Thập rời khỏi làng trong tình cảnh như thế, bị người làng truy đuổi, rồi tận mắt ông chứng kiến thấy vợ mình ôm khư khư những cái bọc trắng toát trong tay, cất tiếng cười khe khé. Quen biết thị từ thời thơ ấu, chưa bao giờ ông dám tin thị lại dính líu tới những chuyện tà ma quỷ dị đến vậy.

Thị vốn ít nói, chỉ ngày ngày lặng lẽ làm những công việc không tên của người phụ nữ trong gia đình, và thầm ước có một mụn con nối dõi. Hồi mới cưới, nhiều lần thị còn vu vơ nói cho ông nghe về những đứa con mà thị mong ước, nhưng rồi thời gian càng trôi đi thị cũng chẳng mở lòng thêm nữa. Bản thân ông cũng âu sầu cho nên tránh nhắc đến chuyện cũ. Điều khiến ông Thập lo sợ mãi không yên đó là việc thị Lam xuất hiện.

Mùng hai tết vừa rồi thị bị cả làng chôn sống, chính mắt ông và tất cả người làng đều đã nhìn thấy toàn thân thể của thị bị từng đống đất phủ lên cho tới khi ngạt thở. Thậm chí có người còn kể lại rằng, ngay cả khi hố đất đã bị lấp rồi vẫn còn nghe thấy tiếng cười khành khạch của thị Lam vang lên từ sâu trong lòng đất. Ban đầu ông Thập cũng

đây làm những để ý lắm, nhưng không đến khi thấy thị Lam chạy tất tả trong màn mưa thì bản thân ông mới tin rằng đó không phải là hồn ma bóng quế, mà chính là thị đã đội mồ sống dậy. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng của ông Thập, ông biết rằng không phải vì cái lạnh của đêm mưa rừng, mà là bởi vì ông vừa nhớ lại một việc. Chính ông cũng đã từng nhìn thấy hai mẹ con thằng Đậu lầm lũi đi trên con đường.

Là người thường xuyên qua lại với người Mường, người Mán, từ lâu ông vốn biết ở Đại Việt có tà thuật làm xác thịt người chết mãi không tan. Thế nhưng thuật đó chỉ dành cho những người còn sống quá quyến luyến với người đã khuất, không muốn rời xa mình nên mới dùng phương pháp tổn hại âm đức để khiến cho người chết không xuất hiện giòi bọ, mình mẩy không bị thối rữa. Với người khác thì ông không biết, chứ với gia cảnh của mẹ góa con côi của nhà thằng Đậu, ai lại muốn giữ thi hài của hai người đó cơ chứ? Rồi lại cả chuyện của thị Lam nữa, chồng thị đã bị chặt xác thành mấy khúc vào đúng đêm giao thừa, làm gì còn ai hành tà thuật để giữ mẹ con thị ở lại? Mà cứ cho là có người làm, thì liệu kẻ nào có bản lĩnh lớn đến mức làm ra chuyện người không biết, quỷ thần không hay? Càng nghĩ ông

Thập càng cảm thấy đáng ngờ, quỷ sự đương diễn ra ở làng Địa Ngục dường như không nhắm vào cụ thể một người nào, mà là cả làng. Không còn nghi ngờ gì nữa, kẻ nào đó muốn cả làng phải chết.

Cơn giận bùng lên trong lòng ông Thập như một ngọn lửa hung tàn. Mấy chuyện ma quỷ trêu ghẹo, dắt người giấu vào trong hang vốn dĩ đã quá đỗi quen thuộc. Đằng này có thể sai khiến ma quỷ, đoạt hồn cướp xác thì chứng tỏ kẻ đứng sau không phải tầm thường. Nghĩ đi nghĩ lại, người trong làng ông xưa nay tuy tính tình có phần lãnh đạm, nhưng xét cho cùng cũng không phải người có lòng dạ thâm trầm đến thế. Đám thanh niên trẻ tuổi thì lại càng không, chúng chưa từng va vấp sự đời, mỗi khi nhắc đến chuyện tà ma đứa nào đứa nấy đều co rúm lại vì sợ hãi, chẳng có lý nào chúng lại biết được nhiều thứ tà thuật đã thất truyền như thế. Vậy có khi nào là người ngoài?

Trước đây chính ông Thập đã từng nghi ngờ cho Tam Quỷ, phải đến thấy Tam Quỷ thay Tam tận hôm nay khi vùng chạy sau lưng mình, sự nghi hoặc của ông mới xóa hết.

Điểm qua điểm lại một hồi, ông Thập cũng chỉ nghi ngờ hai người. Một là lão ăn mày què trí độ thâm sâu, từng ngang dọc khắp nơi ở đất Đại Việt bạt ngàn. Người còn chẳng lẽ lại là….

Ý nghĩ ấy vừa thoáng qua trong đầu, ông Thập vội xua nó ra khỏi óc. Ông cảm thấy mình quá ư tệ bạc, bởi lẽ ông có thể nghi ngờ bất cứ ai trong làng, kể cả người đức cao vọng trọng như cụ Khảm, nhưng không thể nghi ngờ người đó. Ông nhìn trân trân ra khoảng không tối thui như hũ nút, mải suy nghĩ miên man rồi thiếp đi lúc nào không biết.

Mùi máu tanh xen lẫn với mùi hôi thối kinh hoàng ở đâu xộc tới khiến ông Thập giật mình thức giấc. Ông phát hiện thấy trên người mình phủ kín cỏ khô lẫn cỏ tươi, cách ông khoảng hơn một sải tay Tam Quỷ đang ngồi thụp sau phiến đá trong tay gã cầm một cành củi khô to bằng bắp chân người lớn. Đoán có sự lạ, ông Thập toan ngồi dậy nhưng vì sợ phát ra tiếng động nên ông nằm im, hai tai căng ra để nghe ngóng tình hình.

Mùi tanh tưởi quyện lại với mùi thối vẫn phảng phất ở xung quanh. Trời đã tạnh mưa, không khí còn lạnh hơn lúc trước, bầu trời khoác lên mình một lớp áo màu xám đục, chắc lúc này cũng phải là cuối giờ dần. Làn gió se lạnh thổi bay cái thứ mùi kinh lạnh thổi bay tởm khiến chúng tràn ngập cả không gian. Ông Thập Tha cảm thấy lợm giọng, mùi này quả thực rất giống với mùi của thú dữ lúc chúng đi lại trong rừng. Nhớ ngày còn bé, người trong làng vẫn thường hay nhắc nhở con cháu rằng khi ngửi thấy mùi gió tanh ấy là lúc hổ báo đang cận kề. Đại Việt vốn có loài hổ dữ có kích thước rất lớn, lại đặc biệt tinh khôn, chúng có thể nghe tiếng lá rừng lay động mà biết được con mồi đương ở đâu.

Nhiều binh lính phương Bắc sang xâm lược khi toàn mạng trở về đều không thể không nhắc đến loài hổ huyền thoại ấy.

Có nhiều kẻ còn quả quyết rằng, hổ ở xứ Đại Việt phải to gấp mấy lần con hổ mà Võ Tòng lừng danh từng đánh thắng trên đồi Cảnh Dương. Thực hư ra sao không ai hay biết, chỉ biết rằng nếu quả thực có người nhìn thấy hổ Đại Việt thì chẳng còn mạng sống mà quay về. Thế nhưng hổ chưa phải là nỗi khiếp sợ duy nhất của con người nơi đây, thứ khiến người ta khiếp đảm là loài sói lửa có hàm răng cứng như đá tảng.

Ông Thập đoán chắc xung quanh làng Địa Ngục từ lâu đã chẳng còn con hổ nào cả, phần vì người dân ở đây sống ở nơi địa thế cheo leo hiểm trở , phần vì thứ thuốc mê kinh hồn Ma Phí Tán mà người nơi đây sử dụng để bẫy mồi đã dọa cho lũ thú rừng khiếp sợ. Mặc dù nghĩ vậy nhưng mùi gió tanh ông vẫn cảm nhận được, chắc chắn thú dữ ăn thịt đương lai vãng quanh đây. Hổ dữ không còn, vậy thì loài vật nào có thể toát ra mùi máu tanh hôi thối kinh người như thế? Trong đầu ông nghĩ ngay đến loài sói lửa.

Ông không kịp nghĩ nhiều, chỉ khẽ giơ tay khua khoắng trong không trung ra hiệu cho Tam Quỷ. Cành củi to bằng bắp chân người lớn mà gã đương cầm trong tay chẳng khác nào đồ chơi dưới hàm răng sắc lẻm của sói lửa. Có điều mà Tam Quỷ không biết, sói lửa thường sống theo bầy. Nếu đúng hôm nay chúng đánh hơi người mà mò tới đây thật, thì có lẽ không những ông mà toàn bộ dân làng Địa Ngục cũng chẳng ai toàn mạng.

Tam Quỷ đương căng tại theo dõi tiếng bước chân lạo xạo dưới lá khô, chợt thấy ông Thập ra hiệu với mình bèn lắc đầu ngỏ ý đừng cử động. Ông Thập khẽ rướn người, mấp máy môi để Tam Quỷ có thể đọc được khẩu hình. Hai chữ Sói lửa vừa được bật ra, bỗng chợt cả hai người đàn ông chết sững vì nghe thấy tiếng tru dài vọng lại. rang Ông Thập cứng cả người vì sợ hãi, còn Tam Quỷ thì giật thót mình, gã suýt đánh rơi cây củi trong tay. Tiếng tru vừa dứt thì tiếng dồn dập lại vang lên, có con gì đó đương chạy nước đại.

Hai chân sau của nó hơi khuỵu xuống như thể bị thương, thế nhưng điều đáng chú ý hơn cả đó là miệng nó ngậm một cái đầu người, chính xác hơn là nó ngậm tóc của cái đầu bị cắn nham nhở, mỗi khi con vật di chuyển cái đầu treo lủng lẳng lắc qua lắc lại giống hệt một chiếc phong linh (chuông gió).

Ông Thập mụ mẫm cả người vì sợ hãi, cảm giác sắp chết kề cận với mình. Tam Quỷ bên cạnh run lẩy bẩy, miệng gã lắp bắp nhưng không thể thốt lên được thành người. Mọi hy vọng sống dong only that sót trong lòng ông Thập hoàn toàn sụp đổ, vì kẻ nào giáp mặt với loài sói lửa hung dữ này chỉ còn nước đi gặp Diêm Vương.

Một cơn gió ở lạnh ùa tới, cái đầu lạnh của tô người xoay tròn mấy vòng, rồi vô tình hướng gương mặt của người đã chết về phía ông Thập. Làn da sạm đen tím tái, bên gò má ụ lên một cục lớn to bằng quả trứng gà, từ trong cục thịt đó lúc nhúc mấy con giòi đang thi nhau bò lên bò xuống.

Ông Thập bị cái đầu người thu hút đến quên cả sợ hãi, ông khẽ nhíu mày quan sát kỹ hơn thì kinh hoàng nhận ra. Cái đầu mà con thú đương ngậm là đầu của mẹ thằng Đậu. Đích thực là đầu của bà ta, chứ không ai khác. Cái bướu to chứa toàn giòi kia chính là vết tích nơi con rắn đã cắn năm xưa, người had làng ai mà chẳng biết điều ấy. Ông Thập rú lên một tiếng kinh hoàng, đám qua trên cây bị dọa nên nháo nhào bay mất. Bị tiếng gào của ông Thập làm cho giật mình, Tam Quỷ như lấy lại được cảm giác, gã kêu lên một tiếng rồi lồm cồm bò dưới đất tìm chỗ trốn.

Con sói lửa vất cái đầu lăn lóc của mẹ thằng Đậu qua một bên, cái đầu lăn lông lốc va phải tảng đá rồi bật lại rơi vào người ông Thập. Máu đen tanh ngòm hôi thối xộc thẳng vào mũi khiến ông Thập hồn vía như bay lên mây. Con sói lửa nhảy thẳng về phía trước, chặn đầu Tam Quỷ rồi nhe răng nhìn gã đầy dọa nạt. Tam Quỷ sợ hãi, vội tóm một rang hòn đá trên mặt đất ném về phía trước. Con sói khẽ nghiêng đầu tránh được, Tam Quỷ hoảng hồn, gã luống cuống cả chân tay. Thừa dịp đó, con sói lao đến ngoạm một cái vào bắp tay của Tam Quỷ, gã kêu lên đau đớn.

Ông Thập giật nảy mình, ông vội ném cái đầu về phía con sói nhưng vô ích. Máu từ tay Tam Quỷ bắn ra tung tóe, Tam Quỷ ngất xỉu, đầu gã đập vào tảng đá bên cạnh rồi nằm im không nhúc nhích.

Ông Thập kêu lên sợ hãi:

“Bác Tam!”

Tiếng kêu của ông vang lên rồi vọng lại thật nhanh. Con sói bị máu của Tam Quỷ bắn vào khiến cho bộ lông của nó có phần nhem nhuốc. Ông Thập run lẩy bẩy, hai hàm răng đánh vào nhau nghe lập cập. Con sói dửng dưng đi thẳng đến phía trước, thế rồi nhanh như cắt nó nhảy lên cắn vào tai ông Thập.

Một cơn đau thấu tận tim gan ùa tới, ông Thập thấy phía trước mắt mình tối dần rồi đen mit. Ông ngã lăn ra giữa rừng, bất tỉnh nhân sự.

Con sói lửa không thèm đếm xỉa gì đến cái đầu đầy giòi bọ nữa. Nó khụt khịt mũi mấy cái, rồi bắt đầu dùng mõm kéo chặt vạt áo của hai người đàn ông đi sâu tuốt vào trong rừng, nói chính xác hơn là trong một cái hang nằm trên con đường thứ sáu của làng. Máu từ hai người đàn ông chết giấc vẫn không ngừng chảy ra, tấm lưng của họ bị đất đá và cành cây làm cho rướm máu.

Con sói kéo hai người vóc dáng trưởng thành mà nhẹ như không, nó đi lướt qua cả cái xác đã bị nó cắn cụt đầu, và cái xác bị nó moi ra hai quả thận để và nhâm nhi vào lúc nửa đêm. Đầu của mẹ thằng Đậu, rồi cả thân hình của hai mẹ con nó đã bị cắn xé, vò nát rồi bỏ lại trong rừng sâu như thế. Cùng lúc đó, người dân làng Địa Ngục cũng nháo nhào vì trong làng lại xảy ra quỷ sự.

Phóng hỏa nhà ông Thập xong xuôi, dân làng kéo nhau trở về. Lần này thì họ tin rằng cuộc sống của họ lại bình yên như thủa trước. Kể cả làng không có ông Thập thì người làng vẫn sẽ duy trì nếp sống như bấy lâu nay. Suy cho cùng thì ông ta trưởng làng cũng chỉ là kẻ dẫn trai tráng để vượt dốc băng rừng.

Có kẻ còn đề nghị dẫn thêm vài con chó tinh khôn đi theo tìm đường, dù không thể có trí nhớ như lũ ngựa thì loài chó vẫn đắc dụng. Nếu chẳng may chúng cũng trở nên ngơ ngơ ngẩn ngẩn như thằng thằng điên trong làng như thế thì giết luôn, chẳng tội gì phải nuôi một bầy chó

Cô Chiêm chỉ nghe loáng thoáng người trong làng bàn bạc với nhau, vậy mà toàn thân cô sởn cả gai ốc.

Từ lúc nào người làng lại máu lạnh vô tình đến thế. Cô nhớ mãi lời me cô hồi còn sống, bà từng bảo rằng để có được tấm lòng thiện lương người ta phải học cả đời, nhưng để có lòng lang dạ sói, người ta chỉ cần mặc kệ mà thôi.

Cô cúi đầu bước đi trên con đường làng phủ đầy sương trắng, có lẽ rằng người làng Địa Ngục đã dần dần trở thành dã thú mất rồi. Sự độc ác của họ nhen nhúm từ khi họ chôn sống mẹ con thị Lam đến chết. Mỗi người một nắm đất dửng dưng ném xuống những thân hình còn sống sờ sờ. Nhìn cảnh tượng ấy, cô Chiêm phải quay đi cắn chặt răng đến mức bật máu. Người làng nào đâu có ném đất xuống mồ, thứ mà họ ném đi chính là nhân tính của mình.

Cô Chiêm nhìn hàng cây hoa đào nở rực rỡ trải dọc theo con đường làng, xung quanh là màn sương lảng bảng trôi lờ lững. Cô nhớ lúc còn nhỏ thầy đồ Lam vẫn thường dạy học trò rằng:

“Trong kinh nhà Phật có đề cập đến một địa ngục khắp nơi toàn là lửa. Kẻ nào phạm ác đều phải ngồi lên những chiếc xe đỏ rực bốc cháy, gọi là hỏa xa. Ngày nào cũng chết đi sống lại hàng trăm lần. Làm việc ác nhất định gặp báo ứng.”

Người ta vẫn bảo địa ngục thì không có sương mù, chỉ có lửa cháy phừng phừng, hoặc là băng giá xuyên thẳng vào da thịt của kẻ bị đày. Nghĩ đến đó, cô khẽ lắc đầu, nơi đây chẳng có lửa cũng chẳng có băng nhưng đích thực là chốn âm tào địa phủ. Cô Chiêm khẽ đẩy cửa để bước vào sân nhà mình, từ đằng xa có một người thất thểu đi trên con đường làng, tay người ấy cầm một lưỡi dao nhỏ dính đầy máu. Trong vạt áo có một chung rượu đỏ lòm. Người ấy đi rất nhanh, sau lưng còn có thêm một chiếc bóng.

Buổi chiều ở miền sơn cước trời tối rất nhanh, vừa qua chính ngọ được một tuần hương mà đã âm u tối. Người trong làng lại phải nhóm lửa thắp đèn cầy. Có một cô thiếu nữ quá lứa lỡ thì thấy trong nhà chẳng còn rơm để nhóm lửa, cô sực nhớ ra căn nhà ông Thập đang bốc cháy nghi ngút. Thế là cô tất tả cầm chiếc đèn lồng tới đó để thắp lửa.

Căn nhà nhỏ đã cháy gần hết, rường cột trong nhà đổ ụp xuống tạo thành một đống tro tàn khổng lồ màu đen kịt. Từ phía xa xa, cô thiếu nữ đã nhìn thấy thấp thoáng có bóng người nào đó đương đứng bên cạnh cây đào cổ thụ trong sân nhà ông Thập. Đoán rằng người làng đến để hóng chuyện, cô lững thững bước tiếp. Vừa mới đến gần, cô sững người khi nhận ra những bóng người đó treo lủng lẳng trên cành cây vươn dài. Hai người đàn ông treo cùng một cành, người đàn bà treo cổ ở cây bên cạnh, trên cổ mỗi người là một con rắn nằm im lìm, để lộ ra lớp da thịt bị thương trắng ởn.

Cô thiếu nữ hoảng hồn ngã phịch xuống dưới đất miệng gào thất thanh:

“Bớ… bớ làng nước ơi!! Có người chết! Lại có người chết!”

Mấy người sống gần đó chạy vội vàng ra, có người đương ngủ mắt nhắm mắt mở cũng vội ào tới hỏi dồn:

“Đâu? Đâu? Đứa nào chết? Phải con Thập chết không?”

Cô Chiêm, cậu Đức đương ngồi trong nhà nghe thấy tiếng hét vội vàng chạy tới.

Mọi người nhào đến căn nhà đương phát hỏa để xem cho kỹ. Căn nhà không còn cháy nhưng bốc khói nghi ngút, trên hai cây đào cổ thụ người ta thấy ba người nhà thằng Vẹt bị chết còng queo, cổ bị treo dựng đứng, trên cổ có ba con rắn ba màu quấn chặt. Thằng Vẹt bị rắn con rắn đỏ, bà mẹ bị con rắn vàng,còn ông bố thì bị xanh thít đến nghẹn cổ. Điều đáng sợ nhất là, dưới chân họ không phải là ba chiếc ghế để dùng khi treo cổ, mà là ba vũng máu đã đông thành tảng như bát tiết canh mà người làng vẫn ăn khi giết lợn.

Cô thiếu nữ kia run run chỉ vào mấy vũng máu lênh láng dưới đất, miệng run run nói:

“Không phải… không phải… không phải là họ tự vẫn đâu. Mà… mà… họ bị chảy máu đến chết.”

Người làng im phăng phắc,ngay cả mấy người đàn bà đành hạnh nhất dường như cũng á khẩu. Cậu Đức bạo gan liền đi vòng ra phía sau, im lặng quan sát lấy cái xác. Ngay giữa lưng của gia đình nhà thằng Vẹt có một vết khắc thật sâu trên da thịt. Vừa trông thấy vết khắc ấy, cậu Đức hoảng hồn gương mặt không còn một giọt máu.

Người làng sốt ruột bèn hỏi dồn dập:

“Sao đấy? Có cái gì hay không?”

Cậu Đứng im lặng không đáp, cậu khẽ đẩy cái xác của thằng Vẹt quay lại cho người làng nhìn rõ. Dưới ánh sáng âm u của một buổi chiều mùa xuân ảm đạm, rồi người ta nhìn rõ giữa lưng của cả ba người nhà thằng Vẹt đều có một chữ Thập đỏ lòm.

Mấy người đàn bà gào lên rồi bỏ chạy toán loạn, có người chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngã phịch xuống đất. Máu từ chữ Thập trên lưng rỉ ra nhưng bị hơi lạnh làm cho đông lại vô tình khiến vết cắt càng trở nên nổi can bật, hệt như câu đối mà cụ hu Khảm và ông đồ Lam từng viết ngày nào.

Lúc này gần như cả làng đều đã tề tựu đông đủ, chỉ trừ những đứa trẻ ngơ ngẩn điên dại ở nhà. Người ta không còn giữ được dáng vẻ bàng quan như lúc trước, cũng chẳng thể nào bàn tán coi quỷ sự trước mắt chẳng phải chuyện của mình.

Họ lo âu, thấp thỏm, rủ rỉ rù rì với nhau như sợ ai nghe thấy. Cụ Khảm nghe được tin bèn vội vã tới nơi, cụ giật mình kinh ngạc vì ba cái xác chết trên cây thụ. Cụ nghiêm giọng hỏi:

“Ai phát hiện ra mấy người này?”

Cô thiếu nữ kia vội vã khoanh tay rồi nức nở:

“Bẩm cụ! Là con! Con đến để nhóm lửa, nào ngờ vừa đến nơi thì đã thấy như thế này.”

Cụ Khảm nhíu mày rồi hỏi tiếp:

“Có thấy ai khác nữa hay không?”

“Bẩm cụ! Không thấy ạ”

Cô thiếu nữ vội vã đáp lời.

Cụ Khảm nhìn gương mặt thất thần lo âu của những người xung quanh mình, rồi lại chăm chú nhìn vết cắt trên mấy cái xác. Thấy cụ trầm ngâm, một người đàn ông lực lưỡng khẽ hỏi:

“Bẩm cụ! Có khi nào kẻ hại người làng ta là ma không?”

Cu Khảm cười lạnh:

“Ma thì cùng lắm chỉ dọa, hoặc nhập vào người ta để khiến người ta tự tử. Kẻ hại làng này có thể sai khiến được tà ma, lại dày công sắp xếp thứ tự mọi chuyện. Quả đúng là khiến người ta không thể không ghê sợ.”

Mọi người im lặng không biết phải nói gì thêm. Lúc bấy giờ cô nao Chiêm mới thấp giọng:

“Bẩm cụ! Con cảm thấy dù kẻ hại làng ta là ma hay người thì hắn đang dần dần thay đổi tâm tính!”

Vừa nghe cô Chiêm nói, cụ Khảm giật mình hỏi lại:

“Ý cháu là sao?”

Thấy cô Chiêm nói chuyện lạ đời, người làng đổ dồn ánh mắt nhìn cô đầy dò xét. Cô Chiêm phớt lờ rồi nói:

“Cái chết đầu tiên của người làng ta là con bé Hạch bạn cháu. Nó bị cá chép ăn hết nội tạng, sau đó là ông Võ Tòng bị nướng chín, ông đồ Lam bị chặt hết phần thân dưới. Những cái chết ban đầu là để uy hiếp chúng ta . Còn những cái chết sau này, đặc biệt là cái chết của ông Mục Đồng, gia đình nhà thằng Vẹt thì…”

Cụ Khảm sốt ruột bèn giục:

“Thì làm sao?”

Cô Chiêm hít một hơi thật sâu rồi nhìn xung quanh người làng và nói rành rọt:

“Những cái chết sau này có dấu hiệu để lại. Chứng tỏ kẻ tà ma đó không còn muốn giấu giếm thân phận thực của mình nữa, mà hắn sắp ngả bài với chúng ta.”

Những lời nói của cô Chiêm của cộc khiến cụ Khảm như bừng tỉnh cả người, toàn thân cụ run rẩy hệt như kẻ bị động kinh.

“Đúng rồi! Đích thực là vậy. Tại sao chính bản thân mình lại không nghĩ ra điều này sớm hơn cơ chứ?”

Cụ Khảm nghĩ trong đầu.

Thấy cụ kích động, ông bà Tư vội chạy lại đỡ cụ rồi khẽ mắng cô Chiêm:

“Cái con bé này! Sao cháu lại làm cho một cụ già sợ đến thế cơ chứ? Cháu hồ đồ rồi phải không?”

Người trong làng nghe một già một trẻ nói chuyện, tuy không hiểu toàn bộ câu chuyện, nhưng had cũng ngờ ngợ rằng uẩn tình sau những cái chết không hề đơn giản. Ấy vậy mà người ta lại nghĩ, người có trí tuệ sâu rộng như cụ Khảm mà không ngờ tới, sao một con bé vắt mũi chưa sạch lại có thể phán đoán như thế.

Có lẽ nào………

Cô thiếu nữ lỡ thì chỉ thẳng vào mặt cô Chiêm rồi quát:

“Sao mày lại biết rõ như thế? Có phải chính mày… chính mày là kẻ gây ra họa phải không? Nói ngay!”

Cô Chiêm cười lạnh:

“Nếu tôi là người gây ra nghiệp ác này, tôi sẽ giết nhà thị đầu tiên!”

Bị đòn đáp trả, cô thiếu nữ kia tức đến run cả người. Cô ả toan nói thì từ đằng sau có một người đàn bà tóc xõa xượi tất tả chạy đến gào khóc:

“Bà con ơi! Bọn trẻ con lại mất tích hết rồi! Không thấy một đứa nào nữa cả”

Người trong làng cả kinh, họ nhốn nháo chạy về nhà để tìm con mình. Những người mẹ òa khóc kinh hãi. Cụ Khảm mặt tái mét không còn giọt máu, cụ tất tả đi theo đám đông để xem xét sư tình.

Từ sau khi lũ trẻ trong làng trở nên điên dại, người làng đã thống nhất cho chúng tập trung lại một chỗ để tiện chăm sóc. Cứ mỗi ngày làng sẽ cử ra hai người đàn bà đến trông nom. Những căn nhà có thể lưu trú được trong làng chẳng còn lại là bao.

Nhà ông đồ Lam cách biệt hẳn với làng, lại từng xảy ra án mạng đầy máu me. Nhà của lão Mục Đồng thì âm u, phủ đầy hơi lạnh của loài rắn. Đáng lý nhà ông Thập cũng được chọn, nhưng người làng lại thiêu trụi nó để trừ họa hại. Bàn tới bàn lui, người ta chỉ còn cách chọn căn nhà cũ kỹ của mẹ con thằng Đậu năm xưa. Có lẽ vì họ cho rằng, mẹ con thằng Đậu có cái chết bình thường nhất, cho nên ở đó sẽ chẳng thể nào xảy ra chuyện.

Ấy vậy mà… chẳng ai học được chữ ngờ.

Người làng kéo đến nhà mẹ con thằng Đậu rất đông, một vài người gào khóc gọi tên con, chạy bổ ra khu vườn phía bên hông nhà để lùng sục. Hai người đàn bà được cắt cử trông nom hôm nay khóc tức tưởi phân trần. Họ kể rằng lũ trẻ con vốn dĩ đã điên dại, chẳng thể nào theo quy củ như thường. Cứ đến chính ngọ, người ta sẽ phát cho mỗi đứa nhỏ một bát cơm, một ít muối vừng rồi kệ chúng tự ăn. Bình thường chúng vẫn tha thẩn chơi trong sân, trong vườn. Chỉ cần nghe thấy tiếng mõ gỗ kêu lanh lảnh là chúng biết sẽ có thứ gì đó ăn, cho nên sẽ bỏ về ngay.

Nào ngờ hôm nay, mấy người đàn bà đợi mãi mà chẳng thấy đứa nào xuất hiện. Mọi thứ im lìm đến đáng sợ. Linh tính có chuyện chẳng lành, họ vội vã bổ đi tìm nhưng bọn trẻ vẫn bặt vô âm tín. Biết Biết không giấu người đàn bà mới sợ hãi vội đi báo tin cho mọi người được biết.

Cụ Khảm nghe câu chuyện mà lạnh cả người, cơn xúc động dâng lên khiến tim cụ như có ai bóp nghẹt. Cụ họ rũ rượi, toàn thân lạnh ngắt, người trong làng ái ngại nhìn cụ. Có ai đó sụt sùi khóc than:

“Rõ khổ! Không biết kiếp trước đã gây ra tội nghiệt gì mà kiếp này quả báo thê thảm đến thế.”

Đương lúc mọi người hoang mang không biết phải làm gì, thì một giọng cười the thé vang lên, hòa lẫn với tiếng một lũ trẻ con đọc vè:

Ve vẻ ve ve

Làng này chết hết, cho chúng tao được mừng.

Mọi người giật mình nhìn về Tha hướng phát ra tiếng động lạ. Tiết trời lúc chạng vạng tối ở làng Địa Ngục đến là thê lương. Chẳng có ánh đèn cầy, chẳng có mùi thức ăn nhà ai nấu thơm lừng. Chỉ có tiếng khóc sụt sịt, tiếng cười khành khạch và tiếng trẻ con đọc vè vang lên trong không gian rợn ngợp.

Trên cành cây trước ngõ nhà mẹ con thằng Đậu, thị Lam vừa ôm con hình nhân mặc áo đỏ vừa ngồi đung đưa, tròng mắt đỏ làm nhìn người làng đầy ắc chí. Mấy đứa con thị thì ngồi bên cành cây còn lại, mặt đứa nào cũng dính đầy bùn đất, hai chiếc răng nanh mọc dài đến ngang ngực. Chiếc răng to quá khổ cọ vào môi khiến giọng nói của chúng rít lên the thé:

Ve vẻ ve ve

Làng này chết hết, cho chúng tao được mừng.

Người làng cả kinh, ngay cả cậu Đức bạo gan nhất làng vừa trông thấy cảnh tượng ấy cũng giật mình lùi lại mấy bước. Cái Tí, thằng Tũn, thằng Tèo và đứa nhỏ nhất nhà thị Lam không để ý đến việc người làng đương hoảng hốt nhìn mình, chúng lúc lắc cái đầu rồi lại ngân nga bài vè ma quái. Thị Lam nhìn gương hao mặt hoang mang của người man làng, thị liền bật cười khanh khách:

“Tìm con à? Có phải đương tìm con chúng mày không? Tao biết đấy. Tao biết nhưng mà tao không chỉ đâu”

Người làng thấy thị Lam cười cười nói nói nhưng không dám ho he, nhất thời không ai dám lên tiếng. Cụ Khảm lúc này đã vơi bớt cơn xúc động, cụ run run nói với thị:

“Mợ Lam à! Mợ sống khôn thác thiêng, mợ thương tình nói cho chúng tôi được biết lũ trẻ con đương ở đâu! Trời lạnh thế này, để chúng ở ngoài không khéo chết hết!”

Thị Lam cười khúc khích:

“Bọn nó không lạnh đâu! Xung quanh chúng không lạnh đâu!”

Cụ Khảm kiên nhẫn nói:

“Người làng này có lỗi với mợ, với các con của mợ. Chúng tôi xin nhận sự trừng phạt, nhưng mà… nhưng mà trẻ con vô tội. Mợ … mợ thương tình.”

Thị Lam không cười nữa, thị lạnh nhạt nhìn những người sống sờ sờ dưới chân mình. Đoạn thị lấy hao con hình nhân áo đỏ ra ngắm nghía, rồi áp gương mặt nó vào gương tai mình như thể nghe nó nói chuyện.

Nhân khẩu trong làng không quá đông, nhưng cũng không hề ít. Hơn trăm người im phăng phắc nhìn rõ mồn một mấy vong hồn, hay nói đúng hơn là mấy xác chết ngúc ngoắc ngồi trên cây. Khung cảnh ấy mới nghĩ đến thôi cũng đã đủ khiến người ta cảm thấy lạnh gáy.

Cơn gió lạnh lại ùa tới, bầy đom que bay lai n đóm bay qua bay lại như chờ đợi một thứ gì đó. Chừng một tích tắc sau, con hình nhân nở như nở một nụ cười sát khí, thị Lam hí hửng nói với dân làng:

“Lũ trẻ con đang ngồi kiệu. Cái kiệu màu đỏ rực ấy. Ối chà! Kiệu đẹp lắm nhé, làm bằng gỗ hẳn hoi.”

Thị vừa nói xong rồi cười phá lên thích thú. Thi thoăn thoắt nhảy phốc từ cành cây cao vút xuống đất, chân thị chạy bình bịch, mấy đứa con thị cũng bám theo. Thị vừa chạy vừa nhảy chân sáo, vừa hát bài vè nguyền rủa làng đến chết.

Người làng không ai bảo ai, vội vã chạy theo thị. Ngẫm lại cũng thực quỷ dị, cả đám người sống lục tục bám theo vài cái xác biết đi. Tiếng bước chân người, tiếng cười khe khé hòa với tiếng chim lợn kêu trong đêm. Mấy ngọn đuốc sáng lập lòe mà người ta cầm theo nhìn từ xa chẳng khác nào ma trơi ngoài nghĩa địa.

Bạt rừng nơi có mấy cây gỗ vàng tâm nằm kề bên bãi tha ma của làng Địa Ngục hiện ra trước mắt. Gỗ vàng tâm vốn có hương thơm nên có nhiều âm khí, người Đại Việt không có tục trữ quan tài trong nhà như người phương Bắc. Đối với người dân nơi đây, họ chỉ dám xẻ gỗ rồi đóng vài chiếc quan tài đơn giản, sau đó phết lớp and sơn màu đỏ lên trên. Khi đã hoàn thành, họ lại phủ thật nhiều lá cây tán rộng lên trên để che chắn cho chiếc quan tài khỏi mưa gió. Quả thật nếu nhìn từ xa, mấy chiếc quan tài đỏ ấy hệt như những chiếc kiệu dành cho kẻ quyền thế.

Tiếng cười man dại của thị Lam và bài vè của lũ trẻ con vẫn vọng lại từ phía trước. Thế nhưng chẳng ai thấy mẹ con thị đâu. Sự chú ý của người trong làng khi ấy dồn vào những chiếc quan tài đỏ rực phía trước.

Không rõ ai đã mang năm -sáu chiếc quan tài ấy ra xếp lộn xộn trên mặt đất. Bọn trẻ con đương ở hết nơi đây. Người ta nhìn thấy có bốn - năm đứa nhỏ ngồi xổm trong mấy chiếc quan tài. Lũ trẻ mắt nhắm nghiền, mồm méo xệch qua một bên như khóc.

Thê thảm nhất là những chiếc quan tài ấy đương bốc cháy. Lửa cháy ngùn ngụt, quan tài sơn đỏ như những chiếc hỏa xa đưa kẻ tội nhân vào trong địa ngục. Cả trăm người gào lên phẫn uất, có vài người nhào tới để cứu mấy đứa trẻ đương ngủ say. Điều quái lạ là ngọn lửa chỉ dừng lại ở mép quan tài chứ không bắt vào quần áo mấy đứa nhỏ. Còn nước còn tác, quá nửa những người trong làng nhào tới cứu bọn trẻ, cả đàn ông lẫn đàn bà.

Giây phút người trong làng vừa tới gần mấy chiếc kiệu đỏ khổng lồ ấy, cụ Khảm chợt nhớ thấy hình ảnh con hình nhân thế mạng và thị Lam đứng đối diện nở nụ cười đầy sát khí. Cụ gào lên:

“Đừng lại gần! Bẫy đấy!”

Không kịp nữa rồi, đám người lớn vừa chạm vào mấy đứa trẻ, lập tức toàn thân họ bắt lửa bốc ho cháy phừng phừng. Tất cả tạo thành một đống lửa khổng lồ, hệt như địa ngục hỏa xa trong truyền thuyết. Tiếng hét, tiếng gào rú vang vọng khắp rừng núi, mùi thịt bị nướng cháy bốc ra nồng nặc. Những người làng chứng kiến gào lên khiếp đảm, người ta muốn chạy lại gần nhưng không dám.

Kiệu đỏ, lửa cháy rừng rực thiêu đốt người ra thành tro, cảnh tượng hỏa xa đương bày ra trước mắt. Cơn xúc động lần thứ hai khiến tim cu Khảm đau đến quằn quại, cụ ngất đi trong tay ông Tư. Trước khi lịm dần, cụ nhìn thấy có hai con quỷ mắt đỏ đuôi dài toàn thân đỏ rực đứng dửng dưng nhìn đám cháy trước mắt.

Phải đến hai canh giờ sau đám cháy mới vơi bớt, người làng có người khóc khản cả cổ. Có người ngất lịm đi. Đêm hôm ấy, một nửa số dân làng đã vong mạng.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3