Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 19

HỒI THỨ 18

VE VẺ VE VE

LÀNG NÀY CHẾT HẾT,

CHO CHÚNG TAO ĐƯỢC MỪNG

Đêm hôm ấy, một nửa số dân làng đã vong mạng. Ngọn lửa cháy phừng phừng thiêu rụi mấy chục người, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Lửa cháy xem trên da thịt khiến cho tất cả như biến thành những ngọn đuốc khổng lồ. Mùi thịt người hòa quyện với mùi gỗ vàng tâm tạo thành một thứ hỗn tạp, vừa ngai ngái tanh tanh, vừa nồng đến lợm giọng.

Tiếng gào hét đau đớn của nạn nhân, tiếng kêu khiếp khảm của những người chứng kiến, tiếng hát vè lanh lảnh của lũ trẻ con từ xa vọng lại:

Ve vẻ ve ve

Làng này chết hết, cho chúng tao được mừng.

Tất cả âm thanh hỗn độn ấy hòa vào với nhau vang vọng khắp núi rừng, vượt qua những con dốc trùng trùng điệp điệp. Người miền xuôi sống ở dưới chân núi, người miền ngược sống ở rặng núi khuất xa cũng nghe thấy. Dù chẳng thể rõ ràng nhưng cũng đủ khiến cho kẻ cứng bóng vía nhất cũng phải lạnh cả người.

Không khí trong làng Địa Ngục lúc ấy đương căng thẳng. Người ta hò nhau chạy ra bờ suối gần đó xách nước. Không ai mang chum vại để đựng, họ luống cuống chạy về nhà tìm kiếm để ứng cứu. Cha con nhà cậu Đức, ông Tư, bà Tư cùng hàng loạt người khác đều vắt chân lên cổ mà chạy đua với thời gian. Những mong có thể cứu được người nào hay người đó.

Điều quái dị ở chỗ ngọn lửa xuất hiện đột ngột từ giữa không trung, lại có thể thiêu rụi người ta chỉ trong nháy mắt.

Người làng xoay xở mãi cũng mang được nước đến nơi, thế nhưng càng đổ nước vào thì ngọn lửa lại càng bùng cháy dữ dội hơn trước.

Những người già cả chứng kiến cảnh tượng đó đều ngất đi tỉnh lại mấy lần. Đám thanh niên trai tráng cuối cùng không thể ngăn được ngọn lửa quá mạnh, nhìn nhau lắc đầu rồi buông thống la quá mạnh, nhìn mấy chiếc vại trên tay. Ai nấy đều đầm đìa mồ hôi, nhiều gã trai làng còn bật khóc nức nở, ngay cả người cứng cỏi gan lì như cậu Đức cũng quỳ xuống dưới mặt đất nóng bỏng, đôi mắt đỏ hoe nhìn những người trước mắt dần dần trở thành than bụi.

Trời tờ mờ sáng nhưng người làng chẳng ai làng chẳng ai muốn về. Họ thất thần nhìn lớp tro tàn trước mặt vẫn còn đương bốc khói nghi ngút. Một cơn gió lạnh lẽo từ ngoài bờ suối thổi vào khiến lớp tro tàn cuốn bay nhè nhẹ, chỉ mới vài canh giờ trước đây còn là người đương sống sờ sờ, vậy mà nay chẳng thể nào phân biệt được ai với ai.

Tất cả đều đã hóa ra tro.

Ngay cả một mẩu xương vụn cũng chẳng còn!

Cụ Khảm run lẩy bẩy nhưng vẫn cố gắng chống gậy để lại gần đám tàn tro trước mặt. Hai mắt cụ đỏ hoe mờ dần đi vì nước mắt, cụ cúi xuống vốc một lớp tại xưởng tro đen kịt rồi lại thả cho nó bay theo gió. Cụ khẽ hỏi cha con nhà câu Đức:

“Chết… bao nhiêu người?”

Cậu Đức ngoảnh nhìn những người còn sống sót khẽ nhẩm đếm. Bà Tư thấy cha chồng như vậy liền cắt ngang lời cậu Đức:

“Đừng! Nói ra sợ thầy không chịu được”

Cụ Khảm đập cây trúc xuống đất rồi sẵn giọng:

“Ta bảo nói!”

Thấy thái độ của cha chồng, bà Tư hoảng sợ không dám ngăn cản thêm. Cậu Đức nuốt nước bọt một cách khó nhọc rồi rụt rè thưa:

“Bẩm cụ! Làng ta cả thảy có 193 người, từ tết cúng ông Táo tới giờ làng ta có tới mười người chết, lại thêm vợ chồng ông ông biết ở đâu là Thập không biết ở đâu là mất 1hai người. Vừa nãy con đếm ở đây chỉ còn khoảng 91 người… Nghĩa là đêm qua làng ta có … có… có khoảng 90 người bị lửa thiêu … thiêu chết!”

Cậu Đức chưa kịp dứt lời, những người còn lại trong làng đã òa lên khóc. Tiếng khóc lớn đến nỗi làm bầy chim làm tổ trên ngọn cây cao vút ở đằng xa cũng phải giật mình.

Cụ Khảm quay lại nhìn những người còn lại ít ỏi trong làng, phần đông đều là người già cả, một số khác lại là đám thanh niên chưa vợ, chưa chồng. Số hôm qua đều là kẻ đã làm cha mẹ chết cùng với con cái của chính mình.

Trong lòng cụ Khảm trào dâng những nỗi nghi ngờ rất khó diễn tả. Người xưa khi gây chiến sự đều phải nhắm vào đám người già, trẻ nhỏ cho dễ bề khống chế, sau đó mới trực tiếp đối đầu với đám thanh niên trai tráng. Cụ không thể hiểu vì sao kẻ tà ma quái ác nào gây họa ở làng Địa Ngục lại hành xử lạ đời đến thế. Chẳng lẽ quỷ sự sẽ còn tiếp diễn cho đến khi nào dân gục lại hành xử trong làng tuyệt diệt mới thôi? Người mang hận thù sâu nặng như vậy, liệu còn có ai ngoài kẻ đó?

Vừa mới nghĩ đến thế, một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng cụ. Đích thị là kẻ đó chứ chẳng phải ai! Năm xưa băng cướp gây ra tội nghiệt chỉ để một người duy nhất trốn thoát. Nếu như vợ của lão thương gia tơ lụa năm xưa có thể thoát đại nạn, lại thuận lợi sinh đứa trẻ ra, vậy thì tính đến nay đứa nhỏ đó cũng phải xấp xỉ hơn bát tuần ( tám mươi tuổi ).

Mặc dù chưa từng gặp mặt đứa nhỏ trong bụng người đàn bà, nhưng chứng kiến những gì nó gây ra cũng có thể thấy đầu óc của đứa nhỏ thật thâm sâu khó lường. Cụ bàng hoàng nhớ lại chuyện đêm qua, trước khi ngất đi còn kịp nhìn thấy bóng dáng hai con quỷ mắt đỏ, đuôi dài, toàn thân đỏ rực đứng nhìn.

Cơn gió lạnh khiến cụ như bừng tỉnh, cụ nhớ ra sau lưng hai con quỷ ấy còn có bóng dáng một người đàn bà có mái tóc dài bay phất phơ trong gió. Lẽ nào lại là thị ta?

Đương suy nghĩ thì giọng nói của ông Tư trôi đến bên tai cụ:

“Bẩm thầy! Trời sắp sáng rồi, nghe tiết trời thế này khéo có khi lát nữa mưa to thầy ạ? Chúng con xin được phép dọn xin dẹp tro cốt của người làng ta. Chứ cứ như thế này thì..”

Cụ Khảm lặng lẽ gật đầu, cụ thở dài rồi lặng im nhìn người ta đào một cái hố lớn để đặt chiếc tiểu sành cái hồ lớn để đặt chôn ở đó. Gần trăm mạng người chết rụi không còn nhìn rõ một mảnh xương nào dù là nhỏ nhất. Những người còn lại nhìn nhau đầy uẩn tình. Bố cô Chiêm chẹp miệng khẽ nói:

“Chẳng hiểu lửa gì mà cháy kinh khủng đến thế? Thiêu rụi hết cả người lẫn mấy chiếc quan tài gỗ?”

Không một ai trả lời câu hỏi bâng quơ ấy. Sự việc đêm hôm qua dường như đã giáng một đòn nặng nề vào người làng đến nỗi, không còn ai có thể tỏ ra bình thường được nữa. Họ chỉ lặng lẽ gom lại từng mảng tro vừa đen vừa nặng. Chẳng ai biết rằng, trong lòng cụ Khảm cũng đang suy nghĩ về điều quái dị ấy.

Người sống lâu năm trong rừng núi đều biết, gỗ vàng tâm gặp lửa ít cháy, gặp nước không mục, chưa kể tới việc có mùi thơm thoang thoảng nên được quan lại, quý tộc trong kinh thành lựa chọn làm quan tài thay cho gỗ ngọc am. Trận hỏa hoạn đột ngột bùng lên đêm qua chỉ vỏn vẹn diễn ra trong khoảng hai canh giờ mà có thể biến người sống lẫn đống quan tài thành tro bụi thật khiến người ta không thể không nghi ngờ.

Một ý nghĩ thoáng nhanh trong đầu của cụ Khảm:

“Lẽ nào thứ lửa thiêu kỳ lạ đó lại là lửa từ địa ngục?”

Giá như đây là ngày thường, hẳn là cụ sẽ thầm cười nhạo cho rằng bản thân mình đã lẩm cẩm mất rồi. Nhưng gần trăm người của làng chết quá kì lạ, có khi nào mẹ con người đàn bà trốn thoát năm xưa đã ngọn lửa từ chốn âm tào địa phủ nên để đòi món nợ máu. Điều đó có món nợ máu. Điều thể lý giải vì sao cụ Khảm lại nhìn thấy bóng dáng của hai con quỷ mắt đỏ rực đứng dửng dưng nhìn đống lửa cháy. Phải chăng chúng là quỷ sai ở chốn âm ty?

Dân Đại Việt từ xưa vốn đã coi trọng chuyện an táng của người quá cố, người làng Địa Ngục cũng không ngoại lệ. Tro cốt của của người chết, đặc biệt là của người bị thiêu sống rất khác so với những thứ tro bụi mà kẻ người trần mắt đục trông thấy thường ngày.

Đầu tiên là mùi tro cốt hơi hăng hắc, ấy là do lẫn máu, tủy, thịt và mỡ mà tạo thành. Những kẻ có thân hình đẫy đà phỏng như bị thiêu sống thì còn tỏa ra mùi khó chịu hơn gấp nhiều lần, ấy là do mỡ từ trong cơ thể rỉ ra ngoài.

Tiếp đến là nơi vong mạng của những người bị thiêu sống cũng xuất hiện nhiều quỷ sự. Người ta bảo rằng những mảnh đất từng xảy ra trận chém giết mưa máu gió tanh vốn dĩ đã độc, nhưng vẫn chưa thể so bì với những nơi con người ta bốc cháy cho tới chết. Mảnh đất ở đó không thể trồng được bất cứ loài cây gì nữa, trong phạm vi mấy dặm xung quanh cây cối cũng bị khô héo rồi chết rất nhanh. Phàm những ai vô tình dựng nhà trên những nơi đó, nếu không bị chết vì hỏa hoạn thì cũng chết bất đắc kỳ tử.

Dân gian truyền tụng rằng quỷ sự ấy xuất hiện là do hồn phách của người bị thiêu sống không chịu nổi ngọn lửa rà quét lên thân, nên vội vã rời khỏi xác. Đến khi xác chết bị cháy đen không thể nhận ra, hồn phách chẳng còn chỗ trú ngụ nên chỉ quanh quẩn ở nơi mà mình đã chết. Chính điều đó biến nơi sinh điều đó biển huyệt đạo đây thành một huyệt địa cực độc đối với con người, cây cỏ.

Giờ ty ba khắc, người làng mới dọn xong đống tro cốt dày thành thừng tảng. Một thảm cỏ rộng lớn xanh mơn mởn nay bị thiêu trụi hết. Đến lúc này thì bỗng dưng phát sinh ra một vấn đề, ấy là không kiếm đủ tiểu sành để đựng tro cốt của người đã khuất. Có người đánh bạo hỏi:

“Hay là làng ta cứ chôn xuống đất, không phải đặt trong tiểu sành nữa?”

Thế nhưng người ấy chưa kịp nói hết câu thì cụ Khảm đã sẵng giọng:

“Như thế còn ra cái thể thống gì nữa? Họ là quyến thuộc với chúng ta, khi sống đã phải chịu cảnh chui lủi, khi chết lại bị thảm đau đớn. Bây giờ bị táng xuống đất chẳng khác nào phân của súc vật, thử hỏi sao chịu được?”

Nghe cụ Khảm nói, không ai còn dám nói thêm nửa lời. Họ đành chia nhau đi vào nhà của từng người trong làng, kiếm được chum hay vại lớn có thể đựng kín là mang tới, xem như là những người ở lại cũng đã hết tình hết nghĩa.

Chính ngọ vừa điểm, người trong làng tập hợp cơ man nào là vại thóc, bồ đựng lúa, thậm chí ngay cả mấy chiếc nậm rượu cũng đưa tới. Trời mùa xuân nhưng không khí lạnh đến cực điểm, hố lớn hố nhỏ được trai làng đào ngay trên khu đất từng đặt mấy chiếc quan tài vàng tâm màu đỏ. Khoảng cách từ đó tới bằng cách từ khu đất nơi mà dân làng đã từng chôn sống mấy mẹ con thị Lam cũng chỉ hơn chục bước chân, cũng có thể coi như là cùng một chỗ. Ngẫm lại thì lời nguyền rủa của thị Lam trước khi chết rằng sẽ quay lại bắt hết lũ trẻ con trong làng, để cùng xuống Hoàng Tuyền vui vầy với con thị, xem chừng cũng đã thành sự thật.

Thực đúng là oán nghiệt!

Ông Thập nằm bất động trong một hang đá. Những hình ảnh ùa vào tâm trí ông. Ông thấy chính bản thân mình tìm thấy chiếc vòng vàng trên bộ xương, ông thấy ai đó uống từng bát thuốc lạnh ngắt. Thế rồi hình ảnh ấy nhòe đi, ông lại nhìn thấy con bé Hạch nhà ông bà Tư tập tễnh ôm chậu sành đựng cá chép đi ngang qua nhà ông trong trời mưa tầm tã, rồi hình ảnh lão Võ Tòng hăm hở ôm một đống củi băng ngang qua con suối bất chợt gặp một người mặc áo trắng.

Hình ảnh ông đồ Lam hùng hổ đi đến nhà mẹ con thằng Đậu, thế rồi lại gặp một người phụ nữ tóc dài buông thống xuống ngang lưng. Ông đồ ú ở nói câu gì đó rồi lập tức bị kẻ đó dùng lập tức bị dao đoạt mạng, sau đó chặt phần hạ bộ của ông ta ra làm ba. Ả đàn bà tóc dài đó chặt xong bèn cười nhạt một tiếng, lúc này ông mới nghe thấy giọng thị thì thầm:

“Thứ lỗi cho tao, hạ bộ này sao lại có thể sinh nhiều con như thế chứ?! Không chặt thì lòng tao quả thật không yên”

Tiếng ả cười khiến cho ông Thập choáng váng đầu óc, ông cố chạy theo để nhìn rõ gương mặt thị. Khi thị quay lại, ông bàng hoàng nhận ra người đó là ai… Tại sao lại có thể như thế? đúng lúc đó ông choàng tỉnh dậy.

Không rõ ông Thập và Tam Quỷ đã bất tỉnh bao nhiêu lâu, chỉ , nhiều là biết rằng khi ông Thập mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trong một hang đá tối thui, ẩm ướt. Ông giật mình bật dậy, mình mẩy vẫn còn nguyên vẹn nhưng sau lưng áo của ông rách bươm, be bét máu, mùi tanh tanh thoảng qua mũi.

Cảm giác sự sống vẫn còn ngập tràn trong cơ thể, ông vừa mừng lại vừa lo. Xem ra con sói lửa khi nãy mới chỉ tha ông về hang chứ chưa muốn ăn thịt. Vậy là còn có hy vọng sống sót rồi trốn thoát ra khỏi nơi đây. Giấc mơ khi nãy khiến ông còn đương run rẩy, nhưng ông cố gạt nó ra khỏi tâm trí. Ông khẽ nhìn xung quanh để đôi mắt quen dần với bóng tối. Mọi thứ xung quanh vắng lặng đến đáng sợ, ngay cả tiếng đập cánh của một con dơi cũng không có. Thỉnh thoảng ông nghe được từ đâu đó tiếng thở rất khẽ của người nào đó, rồi cả vào tiếng nước nhỏ giọt phiến đá lâu lâu lại vang lên một nhịp.

Ông mò mẫm xung quanh một lúc thì thấy Tam Quỷ nằm một góc cách đó không xa. Gương mặt gã úp xuống nền đá lạnh lẽo trông giống hệt như một cái xác chết trôi. Toàn thân đau đến kinh hoàng khiến ông Thập không thể nào di chuyển, ông vợ đại một hòn đá trên mặt đất rồi ném vào Tam Quỷ. Gã vẫn im làm không động tĩnh, ông Thập lại ném một hòn đá to hơn trúng thẳng vào đầu. Tam Quỷ bị cơn đau làm cho đánh thức, gã giật mình rồi ôm đầu theo phản xạ, miệng làu bàu chửi rủa mấy câu.

Thấy Tam Quỷ tỉnh lại, ông Thập cả mừng, khẽ gọi nhỏ:

“Bác Tam! Bác Tam! Dậy mau! Dậy mau!”

Tam Quỷ ú ớ vài câu rồi mới giật mình nhổm dậy,bốn bề xung quanh tối tăm khiến gã nhất thời cảm thấy hoảng sợ.

Ông Thập thì thào:

“Đừng làm ồn! Ở trong hang chớ có làm ồn kẻo đánh thức bầy dơi!”

Nhận ra tiếng của ông Thập, Tam Quỷ ngỡ ngàng:

“Bác Thập đấy à? Tôi … tôi với và? Tôi.. bác chưa chết à? Tôi nhớ là mình bị sói tấn công kia mà!”

Ông Thập hạ giọng thì thào:

“Khe khẽ thôi! Kẻo đánh động thứ gì đó thì nguy. Bác có bò qua đây được không?”

Tam Quỷ lóng ngóng căng mắt mò mẫm trong bóng tối. Dường như nơi này rất sâu, chẳng thể nào nghe được tiếng động bên ngoài. Khoảng cách giữa hai người đàn ông thực ra không nhiều, nhưng phải lết tấm thân cao lớn khiến cho Tam Quỷ di chuyển khá khó khăn. Khi đã tới chỗ ông Thập, gã mới thấp giọng hỏi:

“Chúng ta đương ở đâu đây? Bác có bị thương không?”

Ông Thập trả lời:

“Tôi chỉ bị trật mắt cá chân thôi, còn lại đều vô sự. Bác có ngửi thấy mùi máu tanh không?”

Tam Quỷ khịt mũi một cái nhè nhẹ rồi lắc đầu:

“Chỉ ngửi thấy mùi máu trên người thôi. Còn … còn mùi máu tanh hôi thối như lúc trước thì không thấy gì cả!”

Tam Quỷ nhận, vừa cầm cổ chân ông vặn nhẹ vào khớp kêu rắc một tiếng thật nhẹ, ông Thập thở phào một tiếng, cơn đau đương dày vò ông bỗng dưng dịu lại. Ông thầm ngẫm nghĩ, có thể con sói không ở trong hang, nếu không thì cả ông và Tam Quỷ sẽ phát hiện ra mùi hôi thối tanh tưởi trên mình nó. Giây phút ấy, trong lòng ông Thập dấy lên một niềm nghi hoặc. Chó sói dù rằng có ăn tươi nuốt sống thì cũng không thể nào hôi tanh đến thế, ngay cả khi nó là giống sói lửa huyền thoại của núi rừng Tây Bắc Đại Việt. Thế nhưng, lúc này chẳng phải là lúc để nghĩ vẩn vơ, ông gắng hết sức đứng dậy, khẽ xoa một ít nước miếng vào ngón tay. Đây là cách rồi đưa ra trước mặt. ức mặt. Đây xác định hướng gió từ xưa của người Việt cổ, bản thân ông bản thân được cha mình dạy cho khi vừa mới lên năm, không ngờ hôm nay lại đắc dụng.

Thấy hướng gió thổi ở bên hữu, ông khẽ ra hiệu cho Tam Quỷ đi về hướng đó. Gã đi đằng trước, ông bám sát phía sau. Lòng hang không quá rộng như lại sâu hun hút, càng đi cả hai càng nghe thấy tiếng nước rơi tí tách nên phiến đá, làn gió thổi vào mỗi lúc một mạnh hơn. Ánh sáng lấp ló từ ngách nhỏ phía xa khiến cả hai mừng rỡ, mùi hôi hai mung ro, thối vẫn không xuất hiện khiến xuất hiện khiến hy vọng sống còn như đầy thêm đôi chút. Giây phút vừa bước chân ra khỏi ngách đá nhỏ, ông Thập choáng váng tới xây xẩm mặt mày, Tam Quỷ bước xuống trước thấy ông ngập ngừng liền quay lại thì thào hỏi:

“Kìa bác Thập! Bác làm sao ?”

Ông Thập im lặng không đáp, chỉ trân trân nhìn quang cảnh xung quanh. Cái hốc đá phủ kín bởi dây leo dày đặc, miệng giếng trời nho nhỏ ở tít trên cao cắt ngang qua mạch nước ngầm gần khô kiệt, khắp nơi lổn nhổn đất đá. Ông Thập bỗng chốc có cảm giác như trở lại thành một thằng nhóc chưa tròn mười tuổi cùng thằng bạn thân khám phá ra nơi này. Gương mặt ông Thập càng lúc càng trắng bệch, nếu thế thì bộ xương trắng hẳn là vẫn nằm đâu đó dưới phiến đá cạnh cửa hang. Ông không nói không rằng lê đôi chân tập tễnh đi về phía trước rồi cúi xuống lật phiến đá năm xưa lên. Miệng hố vẫn y hệt như gần ba mươi năm trước, chỉ có điều ông không hề thấy bộ xương trắng ởn bị chôn sống ở đâu cả, thay vào đó ông còn tìm được một thứ còn kinh hoàng hơn gấp bội…

Ấy là mấy chiếc đầu từ xác chết của gia đình nhà thằng Vẹt trong làng. Đầu của xác ông chồng nhu nhược, đầu rũ tượi (*) đầy tóc của bà mẹ chua ngoa rồi cả đầu của thằng Vẹt mới đi hôm nào còn đi lại trên con đường lớn trong làng.

Một nhà ba vong mạng đều đương nằm vương vãi ở đây, bị cắn nham nhở bởi một hàm răng sắc lẻm. Đó là chưa kể mấy tròng mắt của họ đều bị kẻ nào đó móc ra một cách thô bạo, từng mảng da trên gương mặt bị cào rách lòi cả thịt, cộng thêm mấy cọng dây máu xám đen nay lại trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho đám giòi bọ.

Tam Quỷ thấy ông Thập tỏ ra căng thẳng, mặc dù cảm thấy rờn rợn nhưng gã vẫn không thể nén nổi cơn tò mò bèn vội vàng tiến đến. Vừa nhìn thấy mấy cái đầu bị vất lăn lóc trong hố, gã thốt lên kinh sợ:

“Cái … cái gì thế này? Đây… đây là đầu người mà!”

Ông Thập không đáp lại. Câu truyện có không đáp lại. vẻ như rối rắm hơn ông nghĩ, có lẽ nào chính con sói lửa đã tha mấy cái đầu về đây? Tam Quỷ run lẩy bẩy khẽ nói với ông Thập:

“Bác Thập ơi! Chạy đi thôi không là chết hết đấy!”

Ông Thập lẩm bẩm nói với chính mình:

“Sao chúng lại ở đây? Đáng lẽ ra ở đây phải còn mạt xương trắng chứ? Sao lại thế? Sao lại có thể thế được?”

Ông chưa kịp dứt lời, thì từ phía sâu bên trong bỗng dưng có một giọng nói vang lên:

“Cậu đương tìm thứ này phải không?”

Cả hai người đàn ông giật nảy mình khi nghe thấy giọng nói của một kẻ thứ ba vang lên trong bóng tối. Ông Thập và Tam Quỷ ngẩn người nhìn về phía sau quên cả việc bỏ chạy. Từ trong một hốc đá lớn, lão ăn mày què bước ra, tay cầm một bộ xương người lủng lẳng.

Đáng sợ hơn ở chỗ, từ hai đầu gối cụt ngủn của lão xuất hiện hai cẳng dưới đầy lông lá màu đỏ, hệt như chân của con sói lửa hôm trước. Tam Quỷ gần như á khẩu khi thấy lão. Gương mặt của lão vẫn hệt như lúc trước, chỉ có điều đôi mắt vằn lên những tia máu dữ dằn của loài dã thú. Tam Quỷ ngã phịch xuống đất, ú ở không kêu được thành tiếng.

Trái tim ông Thập lúc ấy như ngừng đập, ông không bỏ chạy cũng chẳng kêu gào hoảng loạn, chỉ nhìn chằm chằm vào mắt lão ăn mày què đương đứng đối diện.

Phải rồi! Chính ánh mắt này, ánh mắt của loài dã thú mà ông đã từng mơ hồ cảm nhận được khi lần đầu tiên gặp lão ở dưới chợ phiên. Ông Thập nhủ thầm trong bụng, ông muốn nói gì đó nhưng hàm răng cứng như đeo đá. Lão ăn mày què tập tễnh bước đi trên hai cái cẳng sói, lão lắc đầu cười buồn.

“Đừng sợ! Tôi là người chứ không phải quỷ, ít nhất là lúc này thì tôi vẫn đương là người thực sự.”

Hai người đàn ông nhìn nhau đầy hoang mang, lão ăn mày què chậm rãi kéo lê bộ xương trắng ởn đã lốm đốm dựng lên trên vách đá. Đoan lại lôi từ trong hộc đá ra một vài tảng thịt sống, lão nhóm lửa bằng hai hòn đá cuội to bằng lòng bàn tay người lớn. Củi khô đầy rẫy trong núi nên bắt lửa rất nhanh, lão liệng thịt sống lên trên một một sống lên trên một cảnh củi lớn vắt ngang qua. Mùi thịt bén vào lửa bốc lên thơm nức mũi, dù cho ông Thập và Tam Quỷ đương ngây ra vì sợ nhưng vẫn ý thức được rằng bụng đói cồn cào dữ dội. Lão ăn mày ngước lên nhìn hai người rồi cười:

“Tôi với các cậu nào có phải người ngoài! Chắc các cậu đói rồi, ngồi xuống đây mà ăn cho lại sức.”

Tam Quỷ nhích lên phía trước một vài bước, nhưng ông Thập thì vẫn đứng yên nhìn chăm chăm vào bộ xương khô lẫn lão già trước mặt. Biết được ánh nhìn của ông Thập, lão ăn mày què chỉ lẳng lặng chỉ xuống mấy cành cây xếp thành hình thù quái dị ở bên cạnh, rồi nói:

“Từ lúc phát hiện ra lão đồ Lam bị chặt đứt phần thân dưới thành ba khúc. Tôi đã đoán biết được thế nào cũng bị làng vu vạ. Sợ liên lụy cho cậu tôi đã trốn đi ngay trong đêm. Ngày nào tôi cũng gieo quẻ đoán việc, lại nhìn thiên tượng từ hướng về phía làng. Làng cậu chết nhiều người quá, mà có khi sẽ còn chết nữa kia kìa”

Ông Thập lặng người đi, gương mặt ông không còn giọt máu. Lão ăn mày què giơ tay về phía trước rồi khẽ nói:

“Cả hai ngồi xuống đi! Quỷ sự không thể tránh khỏi, nhưng nước đến chân mà mà không nhảy thì e rằng… làng cậu sẽ tuyệt tự”

Lão vừa dứt lời… một tia chớp màu đen xé ngang bầu trời rồi tiếng sấm ầm ầm vang lên.

Người xưa thường bảo, chớp vàng tóe lửa là thiên lôi giáng xuống, chớp đen là oán quỷ đến tìm. Tia chớp đen vừa mất, từ xa xăm vọng lại tiếng trẻ con đọc vè:

Ve vẻ ve ve

Làng này chết hết, cho chúng tao được mừng.

Tiếng hát vè cứ thế văng vẳng vọng lại. Dưới ánh lửa bập bùng, mùi thịt rừng bốc lên thơm phức. Ông Thập gương mặt nặng nề lắng tai nghe thật kỹ những câu vè ma quái.

Một lúc sau thì trời đổ cơn mưa nặng hạt, không còn chớp nữa mà chỉ còn tiếng sầm đì đùng trên không trung. Lão ăn mày què nhìn hai người đàn ông đương ngồi trước mặt, đoán chừng họ đói bụng lắm nên lão đưa cho mỗi người một giẻ sườn vừa chín tới. Vốn dĩ lúc đầu ông Thập chẳng có lòng dạ nào Tha để ăn uống, nhưng hương vị ngào ngạt của thứ thịt rừng nóng hổi giữa cơn mưa lạnh buốt khiến ông sự nhớ ra phải đến hai ngày rồi chưa có hạt cơm nào bỏ vào bụng.

Cả hai ngấu nghiến ăn cứ như là ma đói, lão ăn mày què vẫn trầm ngâm hết nhìn ông Thập rồi lại ngó xuống quẻ dịch ở dưới đất. Chưa đầy nửa tuần hương sau, ông Thập đã ăn xong, vừa chùi miệng bằng mu bàn tay, vừa mở lời:

“Có lẽ cụ không nhớ …”

“Rằng lần đầu tiên tôi gặp cậu hão cũng là lúc tôi đương chết đói phải không?”

Lão ăn mày què ngắt lời rồi khẽ đáp lại bằng giọng thâm trầm:

“Đương nhiên là tôi nhớ! Thậm chí tôi đã từng cho rằng chắc đời này sẽ chẳng thể gặp cậu. Chúng ta đã có mối duyên mệnh từ rất lâu.”

Ông Thập sững người, ngay cả Tam Quỷ cũng ngỡ ngàng đến mức quên cả ăn. Ông run run hỏi lại:

“Duyên.. duyên mệnh nghĩa là sao? Cụ… Cụ… là ai? Sao lại có thể nói như thế được?!”

Lão ăn mày thở dài, lão vén ống quần để lộ cho rõ cẳng chân đầy lông lá của mình. Lúc bấy giờ cả Tam Quỷ và ông Thập mới có dịp nhìn kỹ, từ đầu cho tới đầu gối là của lão là một con người đúng nghĩa, còn phía ngày thường vẫn cụt lủn thì giờ lại xuất hiện ống đồng cùng khớp nối với mắt cá chân và bàn chân phủ đầy lớp lông sói màu đỏ rực.

Lão ăn mày què khẽ gõ nhẹ vào chân rồi cất giọng buồn rầu:

“Lần đầu tiên xem bói cho cậu ở phiên chợ dưới chân núi, tôi đã từng hứa với cậu một ngày nào đó sẽ cho cậu biết vì sao tôi bị cụt chân. Thực ra chuyện xảy ra cũng đã mấy mươi năm, nhưng lúc nào nhớ lại tôi cũng ngỡ như vừa mới hôm qua. Việc tôi bị cụt chân chính là thứ gắn kết duyên mệnh của tôi với cậu.”

Mặc cho ông Thập còn ngạc nhiên quá đỗi, lão ăn mày què chậm rãi kể tiếp:

“Năm đó vị thầy lang cha tôi bị vu cho tội cấu kết làm hai cốt nhục của viên quan lớn, phải tự vẫn để giữ tròn danh tiết. Chứng kiến lần thứ hai mất cha trong đời, tôi vừa đứng ở miệng vực vừa cười như một thằng điên. Lính tráng bắt tôi rồi dùng nhục hình tra khảo. Có lẽ lão quan năm ấy trông ngóng của con trai nối dõi tông đường nên rất căm hận, lão hạ lệnh bắt tôi phải khai ra nếu không thì chỉ còn con đường chết. Cho đến cái ngày xảy ra dị tượng trên không trung.

Đêm hôm ấy, từ trong nhà ngục nhìn qua khe cửa, chợt thấy có một ngôi sao chổi bay qua, lòng tôi lập tức dấy lên nỗi kinh sợ đến cực điểm.”

Vừa nhắc tới sao chổi, cả ông Thập cùng Tam Quỷ đều giật mình nhìn nhau đầy lo sợ. Lão ăn mày què vẫn tiếp tục:

“Hẳn là các cậu cũng biết. Sao chổi là thiên tượng đại họa của con người, điềm báo sẽ có một biến cố rất lớn xảy ra. Đám binh lính trông thấy điềm gở, vội vàng cấp báo với quan trên. Bọn tù nhân ở cùng với tôi đều kêu với to khóc kinh hoàng, chúng sợ bản thân mình sẽ bị đem đi hiến tế cầu an.

Thực ra tục hiến người này đâu phải do người Đại Việt nghĩ ra, mà là do lũ giặc cỏ phương Bắc gieo rắc vào nước ta ấy chứ. Biết được thời cơ của mình sắp tới, tôi vội vàng xin cai ngục chuyển lời để tôi gặp quan lớn. Ban đầu gã cai ngục không tin, nhưng tôi chắc như đinh đóng cột rằng có cách để đối phó với sao chổi, nên gã vội vàng tin ngay. Trước các mặt quan lớn, tôi bày cho hắn chặt đứt vận hạn do sao chổi đem đến bằng cách chặt đứt chân của ngôi sao ấy.”

Tam Quỷ tỏ ra nghi ngờ:

“Sao chổi vốn ở trên trời, làm sao mà ông lại có thể chặt đứt được cơ chứ?”

Lão ăn mày què mỉm cười lắc đầu:

“Cậu nghĩ tôi nói thật với tên quan ấy hay sao? Mới đầu lão cũng không hề tin, nhưng sau đó tôi trổ tài xem vận mệnh từ lúc nhỏ cho tới khi thăng quan tiến chức, thì lão vội vàng tin sái cổ, lại xem tôi như bậc thánh nhân. Cách chặt đứt đuôi sao chổi mà tôi bày ra cho hắn ngẫm ra cũng thật kỳ dị. Ấy là phải dùng ngọn dao thật sắc có dính chút máu của quan lớn, sau đó khéo léo lóc hai cẳng chân của một người nào đó cam tâm tình nguyện. Máu chảy ra xối xả thì lập tức phải hứng ngay rồi đích thân quan vẽ hình một ngôi sao chổi thật lớn bằng máu của người đó.”

Ông Thập cảm thấy lạnh cả người. Lão ăn mày què cười nhạt rồi nói tiếp:

“Người hiến cẳng chân sẽ phải đi ngay lập tức không bao giờ được gặp lại viên quan kia nữa. Việc tiếp theo mới quan trọng bậc nhất, viên quan đó phải bắt buộc chặt đứt một ngón tay út của các bà vợ, rồi nướng thành tro hòa vào rượu vẩy lên trên ngọn sao chổi vẽ bằng máu ấy. Có như thế lão mới được an vui, thăng quan tiến chức, lại có con trai nối dõi.”

Tam Quỷ há hốc mồm, gã lắp bắp hỏi:

“Sau đó thì thế nào?”

Lão ăn mày què trầm ngâm:

“Sau đó thì đương nhiên là viên quan ấy phải làm theo rồi. Từ lúc vào tù bị đánh đến thừa sống thiếu chết, tôi đã từng thề độc rằng nếu phải vong mạng cũng phải trả thù cho cha mình. Chuyện lúc nhỏ tôi bất tài vô dụng, đến khi lớn lên lại để cha nuôi phải chết thảm, tôi âm thầm suy nghĩ để tìm cho ngọn nguồn. Đám đàn bà có chung chồng thì đời nào mà thật tâm yêu mến nhau cho được, nhất là với kẻ có diễm phúc mang bầu.

Kẻ hại chết cả mẹ con người thiếp kia, chỉ có thể là mấy bà vợ của viên quan ấy, muốn mượn tay cha tôi để giết người. Tôi xin mỗi kẻ một ngón tay để đền mạng cho cha tôi, xem ra vẫn còn hời cho mấy ả.”

Lão ăn mày cười lạnh rồi lại kể tiếp:

“Viên quan đương nhiên đồng ý. Thậm chí gã còn không màng đến việc xem mấy bà vợ của mình có chịu đựng được hay không? Thứ mà gã lo lắng nhất đó là phải tìm một người cam tâm tình nguyện, vì tôi đã dặn kỹ lưỡng nếu như cưỡng ép kẻ nào đó thì bùa phép coi như vô nghĩa.”

Ông Thập nhíu mày hỏi nhỏ:

“Chẳng lẽ kẻ đó là….?”

Lão ăn mày què chỉ vào đầu gối:

“Chính là tôi! Tôi là người cam tâm tình nguyện. Viên quan vừa ngạc nhiên vừa hoảng sợ, gã cho rằng tôi có ý đồ gì đó không lành. Lão vốn là kẻ lăn lộn chốn quan trường nhiều năm, sao có thể tin hoàn toàn người khác? Thế nhưng tôi chỉ nói rằng muốn giữ mạng để còn nối dõi tông đường, cũng coi như là chuộc lỗi cho cha mình. Và thế là mọi chuyện diễn ra đúng như những gì tôi nghĩ”

Ông Thập nhìn Tam Quỷ, gã bối rối không biết phải nói gì hơn. Lão ăn mày què nhìn ông Thập rồi kể tiếp:

“Viên quan nghe thế thì tin ngay, tôi … bị tên đồ tể làm việc trong phủ lọc mất cẳng chân. Từng thớ thịt trên người như bị xé làm mấy mảnh, tôi đau đến chết đi sống lại, sau đó viên quan cho người đưa tôi thức ăn và tiền lộ phí rồi để tôi ở bìa rừng phía tây bắc hoàng thành.

Đó cũng là nơi tôi gặp cha cậu.”

Ông Thập ngỡ ngàng:

“Gặp cha tôi ư? Cha tôi cũng chỉ là trưởng làng đi xuống núi đổi thuốc men cho dân như tôi thôi mà? Sao lại có thể đi xa như thế được? Từ làng Địa Ngục xuống tới Tây bắc hoàng thành phải gần trăm dặm.”

Lão ăn mày ho khu khu rồi nói:

“Từ lúc cậu sinh ra, bà nội cậu đã gieo quẻ và biết rằng mệnh cách của cậu đặc biệt. Không con không cái, nếu có thì lại chết yểu. Thêm nữa, mệnh của dân Địa Ngục đều rất ngắn. Bà nội cậu xem bói mới biết người sống thọ lâu nhất trong làng mới được bát tuần, nghe nói tên của người ấy ứng với một quẻ trong bát quái. Còn đâu tất cả đều chết rất thê thảm, chết bởi tay một người mà không ai ngờ tới. Cha cậu sợ gia đình tuyệt tử tuyệt tôn không có người thờ cúng bèn đi tìm bậc thầy huyền học ở khắp nơi trong nhân gian. Cũng vì thế mà vô tình gặp tôi đương sắp chết giữa đường…”

Nói đến đây, giọng của lão ăn can mày què bất chợt ngậm ngùi. Lão khẽ khịt mũi một tiếng rất nhỏ rồi nhìn ông Thập khẽ nói:

“Lúc đó tôi sắp chết rồi! Tôi vừa đói, vừa lạnh, máu rỉ ra lênh láng. Mùi máu tanh tất sẽ dẫn dụ thú dữ trong rừng kéo tới. Tôi chỉ nghĩ, mình có hai tâm nguyện lớn nhất trong đời là báo thù cho hai người cha. Cha nuôi tôi đã báo thù cả, còn cha ruột thì thù vẫn còn đó. Lúc đó tôi thấy cha cậu đi tới, ông hoảng hồn khi nhìn thấy tôi nằm thoi thóp giữa rừng.

Thế là ông vội vàng sơ cứu cho tôi, rồi lại lấy bánh chưng gùi cho tôi lót dạ. Ông là người cao lớn, bèn nhấc bổng tôi lên tìm thầy lang cấp cứu. Thầy lang trong kinh thành nói có thể giữ được mạng cho tôi, còn chân tôi thì dù Hoa Đà tái thế cũng khó lòng làm được. Cha cậu không nghĩ nhiều, chỉ xin thầy lang dốc sức, cũng coi như là tạo chút phước đức cho con trai mình.”

Tam Quỷ nhìn hai người đàn ông bên cạnh, một người dáng vẻ phong trần cúi gằm xuống nước mắt rơi lã chã. Người đàn ông già nua còn lại dáng vẻ nửa người nửa quỷ cũng sụt sùi, đoạn lại kể:

“Tôi mang ơn cha cậu suốt đời không quên. Tôi sắp chết lại được ông ấy tha cái mạng chó về. Tôi muốn quỳ xuống khấu đầu với ông mà không được.

Nhiều lúc tôi nghĩ, tôi còn thua cả loài thú. Cha cậu lần nào xuống núi cũng cố gắng đi tới nhà thầy lang thăm tôi, biết tôi có dị tài xem bói, ông bèn hỏi hậu vận của gia đình và người dân làng ông. Khi nhìn thấy quẻ tượng bày ra trước mắt, tôi mới đoán được rằng dâng làng ông phạm đại tội, ma tà quỷ quái âm binh dày đặc trong làng. Quẻ lại xuất hiện xà động, ám chỉ có kẻ sẽ gây tà thuật trong làng.”

Vừa nghe đến đó, ông Thập run lên bần bật. Kể cả nằm mơ ông cũng không nghĩ rằng những gì mà dân làng phải chịu đựng, lại được tiên lượng từ nhiều năm về trước. Thấy ông Thập ngẩn người suy nghĩ, lão ăn mày què khẽ chỉ tay vào mấy cành cây khẳng khiu xếp bên cạnh ba đồng xu dưới đất rồi nói:

“Lúc ấy tôi cũng xem quẻ cho nao cha cậu bằng những thứ này. Quẻ cũng nói thêm rằng, sau này tôi cũng sẽ gặp phải họa sát thân trong đời, thế rồi sẽ gặp được ân nhân có huyết thống với ông ấy. Nhất định tôi phải giúp đỡ người này, ấy là việc giữ tròn đạo nghĩa.”

Lão ăn mày đột ngột nhìn ông Thập rồi thấp giọng:

“Lần đầu tiên gặp cậu, từ lúc câu đưa cho tôi chiếc bánh chưng gù y hệt như cha cậu đã làm. Tôi biết được cậu là duyên mệnh với tôi từ trước. Mấy ngày hôm nay, quẻ tượng rất xấu, đời tôi chưa từng xem quẻ nào lại kinh hoàng đến thế. Lại nói, sáng ngày hôm nay nhân tiết lập xuân, tôi có đứng ngoài cửa hang để xem thiên tượng. Từ đây nhìn về hướng làng Địa Ngục, vào lúc giờ dần và giờ mão, phía đông xuất hiện một lớp mây đen hình lưỡi liềm. Thiên tượng ấy được ghi chép trong cuốn Binh thư yếu lược của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Cổ nhân cho rằng, mây đen hình lưỡi liềm, ấy chính là…”

Ông Thập nhoài người về phía trước, nắm chặt khuỷu tay gầy gò của lão ăn mày què rồi run run nói:

“Là sao… cụ.. cụ nói đi. Đừng làm con sợ.”

Lão ăn mày què nhắm mắt rồi thở dài:

“Mây đen hình lưỡi liềm ấy chính là báo hiệu nơi ấy sẽ đại họa diệt vong.”

Giọng nói của lão ăn mày què rất nhỏ, ấy thế mà ông Thập nghe chẳng khác nào sấm đánh bên tai. Mặc dù lúc này ông đương ngồi bên cạnh bếp lửa ấm áp, nhưng vẫn thấy lạnh cả sống lưng. Lão ăn mày què thở dài:

“Giờ cậu đã tin tôi chưa? Từ lúc mới gặp tôi đã muốn cậu nói cho tôi nghe làng Địa Ngục đã phạm phải tội gì mà bị họa lớn đến thế. Chẳng lẽ bây giờ cậu vẫn còn muốn giấu tôi.”

Câu hỏi của lão cũng chính là cái gai trong lòng Tam Quỷ bấy lâu nay. Dù chẳng âm trầm sâu sắc như người khác, nhưng gã cũng cảm thấy tò mò vì tội lỗi mà ông trưởng làng bấy lâu nay cứ che giấu. Mà đâu phải chỉ có mình ông trưởng làng kì lạ, ngay cả bầy đom đóm dày đặc trong làng, rồi những người đàn ông, đàn bà tóc trắng tinh như cước đều khiến cho kẻ ưa truyện ma quái như gã cũng phải run sợ.

Biết được hai người bên cạnh đương chờ đợi mình, cuối cùng ông Thập đành phải thú nhận uẩn tình năm ấy. Khi ông vừa nhắc đến người đàn bà bụng chửa trốn thoát trong đêm, rồi cả những quỷ sự ở làng vẫn luôn liên quan tới rắn rết, âm hồn, lão ăn mày què mặt biến sắc. Lão hốt hoảng kêu lên:

“Vu thuật…. người nào đó đã hại làng cậu bằng vu thuật rồi!”

Không để cho ông Thập kịp phản ứng, lão run run khẽ nắm lấy sáu đồng tiền xu rồi đưa cho ông Thập, lại dặn ông phải thật thành tâm và xóc nhẹ bảy lần, khi xóc tiền phải nghĩ đến thứ khiến mình lo lắng nhất, sau cùng mới trải từng đồng tiền xuống đất.

Lòng ông Thập ngổn ngang suy nghĩ, ông nghĩ đến vợ ông bỗng dưng trở nên kì lạ, hành động như ma như quỷ, rồi nghĩ đến những người dân làng ông dường như rơi vào thảm cảnh.

Lòng ông quặn lên như có một con gì đó cắn vào bụng.

Leng… keng…

Leng…. Keng..

Tiếng đồng xu va vào nhau tạo thành âm thanh êm tai. Ông Thập nín thở, run run cầm từng đồng xu đặt xuống đất.

Trong hang không tối nhưng cũng chẳng sáng rõ, cả ba người đàn ông đều phải cố gắng lắm mới nhìn thấy được mấy đồng xu cũ kĩ. Vừa thoáng thấy những đồng tiền mặt xấp, mặt ngửa, lão ăn mày què đã biến sắc. Lão lẩm bẩm một lúc rồi quay ra hỏi ông Thập:

“Quẻ này có ám chỉ đến nữ giới. Bạch bì là thứ áo trắng, vô tự là không con. Làng Địa Ngục có người nào như thế không?”

Lão ăn mày què vừa bật ra câu hỏi liền sững sờ nhìn ông Thập và Tam Quỷ. Lần đầu tiên gặp, thị ấy đương mặc áo màu trắng nhạt điểm hoa. Thị là người duy nhất ở làng không con không cái.

Chính là thị Thập! Là thị! Nhất đinh là thị!

Đầu Tam Quỷ ong ong như có ai Ca gõ vào từng hồi. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng khiến gã xây xẩm mặt mày.

Bầu trời bên ngoài sấm chớp ầm ầm, ông Thập vội vã bước ra cửa hang phát hiện trời đã gần tối. Cả ba người đã ngồi nói chuyện ở trong hang suốt mấy canh giờ, mây đen vần vũ kéo đến báo hiệu một trận vũ bão như muốn gột sạch những thứ nhơ nhuốc ở nơi bụi trần.

Ông Thập nhìn về hướng làng Địa Ngục thấy một cột khói bốc lên mù mịt. Hình như lại có hỏa hoạn…

Ông chỉ kịp quay lại nhìn Tam Quỷ và lão ăn mày què rồi run giọng:

“Kiếp này được gặp hai vị, dù cho có làm hậu nhân của dã quỷ, tôi cũng không oán trách. Chỉ mong kiếp sau gặp lại, nhất định phải kể cho tôi nghe vì sao cụ lại có đôi chân sói như thế”

Vừa nói dứt câu, ông Thập khẽ gật đầu một cái coi như lời chào từ biệt… thế rồi ông chạy vút đi rồi biến mất sau tàn cây rậm rạp.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3