Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 20

HỒI THỨ MƯỜI CHÍN

KHỐNG HỒN HÀNH THI

Xóm núi nhỏ xíu nằm kề bên mảnh đất họp chợ kể ra cũng lắm chuyện li kì. Nào là lão ăn mày què thỉnh thoảng lại bốc mùi hôi thối, nào là gã Tam Quỷ mở quán trọ kể truyện ma cuối cùng cũng bị ma bắt. Nay lại thêm chuyện xác người bỏ trốn tập thể khiến cho ai nấy không khỏi rờn rợn. t

Có một đứa nhỏ nợ trong làng kể lại, tối hôm trước nó thức dậy đi tiểu giữa đêm khuya thì nhìn thấy mấy xác người ngật ngưỡng đi lên trên núi đầy sương mù, một lúc sau thì bỗng dưng biến mất. Nó vào giường nằm ôm mẹ nó rồi thủ thỉ kể, mẹ nó chỉ khẽ mắng nó là nhìn linh tinh rồi ngủ tiếp. Nào ngờ sáng hôm sau thì gặp phải quỷ sự lạ lùng như thế.

Người trong xóm núi tin nhiều vào chuyện tâm linh, họ cho rằng bản thân người chết có điều gì đó không hài lòng với người sống, nên tự quật mồ đứng dậy mà bỏ đi mất. Thế là thay vì báo với quan trên thì người ta lại khóc lóc vật vã, rồi làm lễ cúng linh đình huyện náo cả một vùng.

Lại nói về làng Địa Ngục ngày định mệnh hôm ấy.

Từ lúc chôn xong tro cốt của gần trăm thi thể bị cháy đen, người trong làng rơi vào khung cảnh hoảng sợ cực độ. Nếu như trước đây trong làng có ông Thập thường xuyên lo chuyện buôn bán, trao đổi vật phẩm cần thiết cho dân làng, thì giờ đây chẳng còn ai dám đi xuống núi nữa. Ngay cả việc đi vào rừng bẫy thú lấy thịt, hay hái rau quả bên triền đồi người ta cũng không dám nghĩ tới. Người ta sợ thị Lam, thị Thập đương rình rập ở đâu đó chỉ thừa dịp là sẽ xông ra khiến họ vong mạng. Điều đau xót nhất là trẻ con trong làng đều đã chết hết cả, giờ đây cả làng chỉ còn lại những người già cả tóc bạc phơ đi lại vật vờ hệt như âm binh chốn địa phủ.

Mà nào chỉ có thế, nỗi kinh hoàng còn bao trùm lấy họ khi mà người ta phát hiện rằng ba cái xác nhà thằng Vẹt cũng biến mất một cách đáng ngờ. Rõ ràng lúc ấy mọi người đều đương chứng kiến cảnh hỏa thiêu tập thể, làm gì có ai lén bỏ đi để trộm cướp những cái xác đó. Người ta dồn hết sự nghi ngờ cho những người còn sống mà đã bỏ trốn tại làng. Ấy là ông trưởng làng, lão già què, gã Tam Quỷ cao lớn bặm trợn, và nhất là thị Thập.

Có người trong mọi người đi tìm thị, nhưng điều đó lại quá sức mạo hiểm. Cậu Đức tức giận cho rằng các bậc trưởng lão trong làng đều hồ đồ hết thảy, chẳng lẽ cứ đóng cửa ngồi nhà chờ chết hay sao? Việc này thổi bùng lên một cuộc tranh cãi giữa làng, một bên muốn chủ động đi tìm, một bên lại cho rằng rừng núi rộng lớn như thế, biết đâu mà truy lùng thị? Mỗi bên đều có lý lẽ riêng, không bên nào chịu nhường bên nào. Phải đến khi cụ Khảm nổi giận, cho rằng dân làng không đoàn kết, thì mọi sự tranh cãi mới tạm lắng xuống.

Theo lẽ thường, phận đàn bà con gái vốn không được tham gia hội họp với làng. Nhưng bấy giờ làng Địa Ngục cũng chẳng còn mấy ai, thành thử người nào đưa ra được kế sách gì cũng chẳng lo thất lễ. Cô Chiêm mặc dù không nói gì nhưng trong lòng cô suy nghĩ rất mông lung. Mọi người từ trong làng đều cho rằng chính thị Thập là kẻ thủ ác, thế nhưng cô lại không có cảm giác điều ấy là đúng. Đành rằng có thể chính bà ấy ghen ghét với người khác về việc họ có con, nhưng nếu chỉ như vậy thì sao có thể tạo thành động cơ giết người tàn bạo đến thế?

Nếu cô là bà ấy, chi bằng cô xuống núi bắt trộm một đứa nhỏ về nuôi cho xong, tại sao lại phải dày công giết người đoạt mạng như vậy chứ? Mà cho dù thế đi nữa, những cái chết của mỗi người đều rất khác biệt. Người thì bị móc mắt, kẻ thì bị nướng chín, thật chẳng khác nào những hình phạt dưới âm tào địa phủ.

Vừa nghĩ cô Chiêm vừa ngồi ngẩn ngơ, đến khi người trong làng ai về nhà nấy thì cô mới giật mình nghe tiếng anh trai giục về nhà.

Từ sân nhà cụ Khảm đi về phía nhà cô phải vòng qua con đường trông ra thẳng cổng làng. Lúc ấy khoảng giờ thân, trời vẫn còn chiếu vài ánh nắng hiếm hoi xuyên qua lớp sương mù giăng phủ. Cô lẽo đẽo đi sau cậu Đức, một cơn gió lạnh từ đâu đó thổi bạt lớp sương mù sang một bên, giây phút sang một bà ấy cô nhìn thấy bên ngoài hàng rào ngăn cách làng với rừng cây rậm rạp có vài gương mặt xám ngoét lấp ló dưới đất rình mò hai anh em cô.

Mấy tròng mắt đục ngầu không có nổi một chút sự sống nhìn chằm chằm về phía trước khiến cô Chiêm cảm thấy da gà nổi dựng lên. Cô toan gọi cậu Đức , nhưng khi nhìn kỹ lại thì chẳng hề thấy gì. Cô nghĩ rằng do bản thân mệt mỏi quá độ mà dẫn đến quáng gà, nên chỉ khẽ lắc đầu bỏ đi, coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Ngay lúc ấy, trong làng lại có một chuyện lớn.

Cụ Khảm năm nay đã bước vào tuổi bát tuần, thời xưa chỉ khoảng ngũ tuần là đã được tôn thành bô lão. Riêng cụ thọ tới tám mươi, lại minh mẫn đức độ cho nên dân trong làng yêu mến lắm. Đáng lẽ vị trí trưởng làng phải dành cho cụ, nhưng cụ khước từ cho rằng bản thân chẳng đủ sức khỏe, lại không mẫn tiệp như ông Thập thế nên lực bất tòng tâm.

Từ ngày tiễn ông táo về chầu trời, cũng là lúc cô cháu gái của cụ chết thảm ở dưới suối, sức khỏe của cụ yếu đi nhiều. Đêm nào cụ cũng nằm mộng, trong giấc mộng triền miên cụ thấy những hình ảnh đáng sợ nhất đã từng thấy trong cuộc đời. Ngày mẹ cụ mất trời mưa to tầm tã, ngày cha cụ bị hổ đói ăn thịt trong rừng sâu, khi người ta tìm được chỉ còn lại duy nhất một cái cẳng chân bị kiến bu dày đặc, rồi cả ngày vợ cụ chết ngay khi đương tắm sau nhà.

Mấy hôm nay không khí của mùa xuân dường như đã biến đi đâu mất. Cụ chỉ còn ngửi thấy mùi máu tanh càng lúc càng dày đặc trong không khí, và cả tiếng khóc ai oán, tiếng cười khành khạch, tiếng hát bài vè vừa ngang vừa quỷ dị của lũ trẻ con nhà ông thầy đồ vang lên từng hồi.

Vừa mới mấy hôm trước thôi, cụ còn nhìn thấy cả một con đò khổng lồ trôi lờ lững trong không khí. Lúc ấy mới canh ba, cụ ngồi lặng lẽ ở hiên nhà suy nghĩ về những nhà suy nghĩ về những quỷ sự dồn dập, và thầm nghĩ giờ này ông ở Thập đương ở nơi nao. Lúc cụ vừa mới đứng dậy để đi được vài bước, chợt thấy một con đò trôi bồng bềnh, vài người mặc quần áo rất kỳ lạ đứng cầm mái chèo mà chẳng hề khua nhịp như trước. Con đò cứ loanh quanh trong làng chứ chẳng trôi đi đâu khác. Vốn là người học rộng hiểu nhiều, cụ Khảm biết được con đò ấy đương chờ để đón vong đi tới. Nhưng đón ai thì cụ chẳng biết, cụ phì cười thầm nghĩ:

“Có khi nào nó đến đón mình đi hay không?”

Đêm hôm qua nửa làng đã vong mạng, nỗi lo sợ về nghiệt oán của người đàn bà bụng mang dạ chửa năm xưa giờ đã đến. Không ai trốn được, cũng chẳng ai thoát được luân thường đạo lý ấy. Thế nhưng, nếu cả làng phải đền mạng vì nghiệt oán năm xưa thì thật tội nghiệp cho những đứa trẻ còn đương ham sống, nhất là khi trẻ con sơ sinh trong làng từ trước đến nay chết yểu rất nhiều. Cụ thở dài suy nghĩ, cụ đã sống một đời rất thọ rồi, bây giờ cũng là lúc về với ông bà tổ tiên âu cũng là lẽ thường tình, chỉ tội cho những kẻ khác. Chẳng trách mà dân gian vẫn thường hay nói:

Đời cha ăn mặn đời con khát nước là vậy.

Mải suy tư, cụ nằm thiu thiu trên chiếc chống tre lúc nào không biết. Một lúc sau, có mùi thức ăn thơm thơm từ đâu đưa tới đánh thức cụ. Đoán chừng là vợ thằng Tư nấu nướng, cụ chỉ khẽ hỏi:

“Tư đấy à con?”

Không có ai trả lời, chỉ có mùi thức ăn thơm phức đưa tới. Cụ cảm thấy đói bụng, liền trở dậy rồi bước ra chiếc bàn vẫn dùng để ăn cơm. Giữa bàn là một tô cơm trắng bốc khói nghi ngút, bên cạnh là một chiếc thố bằng gốm đậy nắp, thoạt nhìn có vẻ là một tô canh. Cụ nhìn quanh nhà nhưng không có ai, đoán chừng chắc là cô con dâu nấu nướng xong nên đặt cơm nước trên bàn chờ cụ dậy. Cụ tặc lưỡi, chậm rãi ngồi xuống bàn, mở nắp của chiếc thố gốm ra. Một làn khói nhè nhẹ bốc lên, thoảng mùi nấm tươi, mùi củ cải trắng và mùi thịt gì đó ngai ngái, nồng nồng. Thố canh được phủ một lớp mỡ vàng vàng, điểm vài khúc hành lá màu xanh. Cụ khẽ nhíu mày, hình như cụ đã ngửi thấy mùi này ở đâu đó trong làng.

Cái mùi oi oi, lại nổi từng váng mỡ lõng bổng trên mặt nước. Tim cụ đập liên hồi, hay là cụ ngửi nhầm? Cụ run run cầm chiếc muỗng gỗ múc thứ canh kì lạ lên. Dưới mặt nước vàng bóng mỡ ấy, cụ thấy vô vàn nốt hạch màu đen kịt, nằm lẫn giữa mớ củ cải, nấm hương thái nhỏ. Cụ giật nảy mình kêu lên một tiếng khiếp đảm rồi ném cái muỗng qua một bên. Giữa lúc luống cuống, cái gậy trúc của cụ vô tình chạm vào thố canh khiến nó đổ lênh láng ra mặt bàn. Cụ hoảng hồn nhìn lại, giây phút ấy cụ nhìn thấy dưới lớp canh đầy hạch người kia, là da mặt của cô Hạch cháu cụ đã bị ai đó lọc lấy xương, nấu thành canh mời cụ. Cụ gào lên một tiếng rồi lăn ra, ngã gục…

Bên ngoài, có ai đó đi guốc mộc chậm rãi tiến lại gần. Một người đàn bà khẽ đẩy cửa, nghiêng đầu nhìn vào bên trong. Thấy cụ bất tỉnh nhân sự, thị mỉm cười hài lòng, nhẹ nhàng bước đến bên cụ, móc lấy hai đôi mắt đục ngầu, rồi nhấm nháp một cách ngon lành. Miếng cuối cùng thị không ăn mà vất cho bầy vong đi sau lưng thị. Thấy miếng ngon, chúng tranh nhau cướp đoạt, thị mỉm cười:

“Ăn đi! Không ăn là người ta sẽ nhìn thấy chúng mày đằng sau tao đấy”

Nói rồi thị quay ra, bỏ mặc cái xác chết bị móc sạch mắt nằm còng queo trên sàn nhà.

Cụ Khảm chết thảm thương vào đúng ngày mồng bảy tết, máu của cụ bắn lên phun thẳng vào bức tranh treo trên tường gần đó. Trong bức tranh người ta họa cụ cùng thê tử của mình, ông bà Tư, và cô Hạch vừa mới đầy tháng. Có một người trong đó trên tay là một chiếc vòng vàng.

Thị Thập nấp sau một hốc cây lớn, nơi ấy tán lá dày đặc đến nỗi trời có đổ một cơn mưa lớn đến mấy cũng không thể khiến gốc cây bị ướt. Thị ngồi đó gặm nhấm nỗi đau đớn và sự giày vò, giằng xé của mình. Nhiều lúc thị cảm thấy như trong bụng mình có một thứ gì đó, nó ngúc ngoắc liên hồi rồi lại im lặng như chưa tùng xuất hiện. Có nhiều hôm thị thấy áo quần của mình lấm tấm vài cái vảy, thị ngỡ là thứ gì đó vô tình vương vào quần áo của mình. Nhưng rồi càng lúc thị càng thấy mấy cái vảy xuất hiện nhiều hơn, thị nhìn thật kỹ thì thấy những cái vảy ấy hệt như vảy rắn

Ban đầu thị sợ lắm, thị không dám bước ra ngoài nửa bước, nhỡ đâu thị bị con rắn nào đó cắn cho vong mạng thì sao. Thị cũng không dám kể với chồng mình, ông đã nhiều việc lo nghĩ, nay lại biết thêm những nỗi sợ vu vơ nào đó của mình thì thật tội nghiệp. Có nhiều lúc thị từng hỏi, người thị ghét nhất trong làng này là ai? Là bà Mệ lúc nào cũng mỉm cười hứa hẹn nhất định sẽ đỡ đẻ cho thị rồi sau lưng nói thị là kẻ tà độc không con? Hay là vợ chồng nhà gã thầy đồ Lam khốn kiếp đẻ con nhiều nhất làng, rồi nhìn thị với cặp mắt thương hại? Hay có khi là gia đình thằng Vẹt lúc nào cũng buông lời dèm pha cay nghiệt?

Thị còn nhớ như in, có lần trong lúc say rượu lão Võ Tòng và bố thằng Vẹt còn cho rằng ông Thập lấy phải thị quả là xui xẻo. Cuối cùng, thị phát hiện ra người khiến thị căm ghét nhất không phải là ai đó cụ thể, mà chính là cái làng này, lũ quỷ đội lốt người sống trong Địa Ngục trần gian này. Nếu chúng không cướp của, nếu chúng không chất thây người thành núi thì sao mà những kẻ hậu sinh như thị lại phải chịu cảnh chui nhủi, chịu cảnh người đời xua đuổi, càng không thể không có con. Nghĩ đến đó, thị nghiến răng kèn kẹt.

Những bát thuốc thị uống ngày càng nhiều. Dạo trước một tháng thị mới chỉ lấy thuốc hai lần, từ độ tháng mười âm lịch năm ngoái, cứ tuần trăng nào thị cũng phải lấy thuốc. Thuốc càng ngày càng tanh tưởi, đắng ngoét. Nhiều khi thị lấy làm lạ đem đi hỏi cụ Khảm thì cụ chỉ mỉm cười khuyên thị đừng miễn cưỡng, còn bà Tư thì luôn ân cần đưa thuốc tới tận nơi.

Mỗi lần uống thuốc xong, thị đều cảm thấy lớp da mình ngứa ngáy, khó chịu giống hệt như đương đóng vảy. Từ khó chịu thị quen dần với cảm giác ấy, thậm chí thị còn có suy nghĩ rằng nếu thị có thể như một con rắn, lột xác hóa kiếp thành một người khác thì tốt biết mấy.

Người ta vẫn có câu nhân bảo như thần bảo, thị dần dần biến thành một con người khác thực sự. Lúc nào thị cũng cảm thương trong làng, đâu thấy mọi thứ xung quanh sao mà nóng bức, thị thích những cơn mưa, thích làn gió đến cắt da cắt thịt, và thứ mà khiến thị thèm khát nhất ấy chính là mùi máu tanh tanh. Thị hoàn toàn hững hờ trước những cái xác chết thảm đó trong đáy lòng của thị còn hân hoan, vui vẻ khi nhìn cái xác đó nữa. Máu bắn vào gương mặt của thị, dù đương mơ mơ tỉnh tỉnh, thị cũng có thể cảm nhận được sự tanh tanh ngòn ngọt của người ta trong đó.

Đúng rồi! Làng này càng có nhiều người chết đi, thì thị lại càng có cơ hội sinh con nhiều hơn. Dù sau này, chồng thị có chết đi, thị cũng không phải sống côi cút một mình. Nhiều lúc thị giật mình nhìn gương mặt của mình trong vại nước, tự hỏi:

“Mình là ai thế này? Sao nhiều lúc mình như người mất hồn?”

Những lúc đó, thị chẳng thấy mơ hồ, cũng chẳng thấy thèm khát mùi máu tanh nữa, nhưng rồi cảm giác ấy trôi qua rất nhanh, cơn ngứa ngáy khiến lòng dạ thị cồn cào, miệng thị lại thèm thứ chất lỏng tanh tưởi, đỏ lòm từ người khác. Thị vừa ngẫm nghĩ, vừa áp má lên đầu gối, mái tóc thị buông dài rủ qua một bên. Từ phía xa có thật nhiều mây đen đương cuồn cuộn kéo tới. Một cơn đau nhè nhẹ thúc vào bụng thị ba cái, giống như người ta gõ một hồi chuông. Một giọng nói thầm thì vang lên trong đầu thị:

“Đến lúc rồi!”

Trong căn nhà nho nhỏ nằm kề bên một rặng hoa đào nở hồng rực, cậu Đức ngồi suy nghĩ rất lâu, nếu như cứ ngồi chờ từng người dân trong làng chết hết thì có khác gì cam lòng chịu chết. Chi bằng hãy chia nhau đi tìm thị Thập, nêu có phải chết thì ít nhất cũng không mang tiếng là lũ người hèn nhát. Cậu toan chạy đi tìm những người thanh niên khác còn sót lại, từ lúc Kham tan cuộc họp ở nhà cụ Khảm một số người rủ nhau đi chôn mấy cái xác của gia đình nhà thằng Vẹt. Ban đầu, họ vốn là muốn đem mấy cái xác ra nghĩa địa đằng sau của làng để chôn, nhưng suy đi tính lại thì chẳng ai đồng ý khênh gia đình thằng Vẹt qua đó.

Có lẽ vì những người nhà thằng Vẹt chết quá thảm thương, bị kẻ nào đó chặt cụt đầu chỉ còn lại mỗi đoạn cổ ngắn ngủi nơi có mấy con rắn xanh xanh, đỏ đỏ quấn A chặt, khiến người ta không thể không sợ hãi. Thế nhưng, lý do chính là người làng không còn ai dám qua lại nghĩa địa kinh hoàng ấy nữa. Không tính đến những người chết già, chết vì bệnh tật ở đây, chỉ cần biết mẹ con thị Lam đã đội mồ sống dậy rồi gần trăm mạng người bị lửa thiêu rụi thành tro tàn, làm gì có ai còn dám bén mảng đến đó? Cuối cùng, mấy người thanh niên đành hỏa táng ba người nhà thằng Vẹt vào đống tro tàn khi đốt căn nhà của ông Thập. Mùi da thịt khét lẹt bốc lên nghi ngút khiến ai đó cũng đều chạy xa, chỉ có mấy con quạ đứng đó nhìn chầu chực những miếng thịt chưa bị ngọn lửa liếm tới, chúng tha được vài ngón tay rồi đập cánh bay lên tranh giành nhau trên không trung chí chóe. Nhà thằng Vẹt tan vào cát bụi một cách hời hợt và cô quạnh như thế.

Biết đám thanh niên không dám nấn ná ở lại với mấy cái xác bị thiêu âm ỉ, cậu Đức tính đi đến nhà từng người. Ấy thế nhưng vừa bước ra khỏi ngõ, cậu lại nảy ra một suy nghĩ khác. Dù sao cụ Khảm là người quyền cao chức trọng nhất cả làng, nếu như cậu hành động mà không bẩm báo một tiếng qua cụ thì thật thất lễ. Thế là cậu rảo bước thật nhanh đến nhà cụ Khảm.

Căn nhà không có ai, ngay cả mấy con chim hót líu lo trên cành dường như cũng biến mất một cách quái dị. Không khí bên trong ngôi nhà tựa hồ như tràn ngập màu tang tóc. Cậu Đức cất tiếng gọi cụ Khảm mấy câu, thế nhưng không hề thấy ai trả lời. Đoán có sự lạ, cậu đi vòng qua hông nhà để đi ra sau vườn, nơi có thư phòng đơn sơ của cụ. Một mùi tanh tanh từ đâu đưa tới làm cậu nhăn mũi.

“Quái lạ! Chẳng lẽ mùi tanh từ máu nhà thằng Vẹt lại lan tới tận cả đây hay sao?”

Cậu Đức nghĩ thầm nhưng rồi vẫn đẩy cửa vào bên trong. Dưới ánh sáng lờ mờ chiếu qua song cửa, cậu Đức thấy một người nằm sõng soài dưới đất. Cậu đến gần hơn để coi cho rõ, thế rồi cậu ngã ngửa ra đằng sau không thể kêu lên một tiếng nào. Trước mắt cậu là xác của cụ Khảm bị móc sạch mắt, lại còn bị moi cả tim, từ trong moi cả tim, lồng ngực cụ rỉ máu tạo thành một vũng máu tanh nhưng đã sớm bị đông đặc.

Cơn kinh hoàng kéo đến bủa vây lấy toàn thân cậu Đức, cả người cậu run lên, hai hàm răng đánh lập cập vào với nhau khiến lap cap vo cậu không thể thốt lên thành lời. Đột nhiên lúc ấy, xung quanh cậu tràn ngập tiếng hò hét, tiếng binh khí va vào nhau loảng xoảng, tiếng cười cười nói nói, tiếng kêu la than khóc và cả những tiếng hét rùng rợn. Thứ âm thanh hỗn độn ấy khiến cậu quên đi khiếp sợ bủa vây, cậu giật thót mình một cái rồi quay lại sau lưng nhìn, lòng thầm nghĩ:

“Mẹ … mẹ kiếp! Cái quái quỷ gì thế? Ở gần đây có đánh nhau à?”

Lúc đó cậu thấy chân mình như hoạt động trở lại, cậu lồm cồm bò ra khỏi thư phòng của cụ Khảm, rồi vấp ngã lộn nhào sống xoài trên nền đất. Mây đen ở đâu kéo đến mù trời, dù mới chỉ là cuối buổi chiều. Cậu nhổ sạch lớp đất cát còn dính trên miệng, không khí lạnh khiến cậu như lấy lại được vài phần bình tĩnh, cậu vừa chạy vừa hét như một thằng điên:

“Bớ người ta! Bớ người ta! Cụ Khảm chết rồi! Cụ Khảm bị móc tim rồi cả làng ơi!”

Màn sương mù trắng đục bị cuốn theo từng bước chạy của cậu. Cậu chưa kịp gào hết câu thì hàng loạt những tiếng kêu thất thanh, tiếng khóc thảm thương của người làng vang lên. Họ đổ ra đường để nghe cho kỹ. Ngay cả cha ruột của cậu Đức cũng nhào ra, nắm chặt lấy tay thành con trai duy nhất rồi quát:

“Mày nói gì thế hả con? Ai? Ai chết?”

Chưa bao giờ cậu Đức cảm thấy sợ như thế, cậu chỉ dám run run chỉ lại căn nhà của cụ Khảm rồi hổn hển:

“Thầy! Thầy ơi!! Cụ… Khảm… cụ Khảm bị moi tim rồi! Chính… chính mắt con nhìn thấy!

Phía sau lưng ông bố, cô Chiêm thốt lên một tiếng nghẹn ngào. Cha của cậu Đức ngày thường vẫn hiền lành là thế, vậy mà lúc này đôi mắt đỏ lên vì căm phẫn, ông quay sang nhìn những người làng đương sụt sùi sợ hãi rồi hét lớn:

“Đi! Đi đến nhà cụ Khảm! Đi xem thế nào!”

Người trong làng lục tục theo mấy cha con nhà cô Chiêm. Đám trai tráng nghe thấy cũng vội vàng cầm theo binh khí, ngay cả cô Chiêm cũng thủ sẵn một con dao trong vạt áo. Dọc đường, họ gặp thằng điên cười ngẩn ngơ với mấy cành hoa đào rực rỡ, có ai đó thương tình vẫy nó đi theo. Thấy có người đông vui, thằng điên nhập cuộc một cách rất tự nhiên, nó đi cuối cùng nhưng vẫn cười khúc khích, chẳng ai để ý mấy đầu ngón tay của nó còn vương một vài vệt máu thẫm đen.

Trời sắp tối, căn nhà cụ Khảm đã được thắp lên mấy ngọn đèn lồng màu trắng đầy tang tóc. Làng Địa Ngục từ trước tới nay đều có tục thắp đèn lồng khi gia chủ có tang sự, kể ra thì cũng khá gần gũi với phong tục của người phương Bắc. Người di ta giải thích rằng, vì dân làng sống trong rừng sâu núi thẳm, không phù hợp để kèn trống tấu nhạc ầm ĩ, sợ quấy phá những âm hồn đương ngủ yên, thành ra chỉ còn cách thắp lồng đèn trắng để vong hồn người thân phân biệt mà về. Cậu Đức cảm thấy có gì đó là lạ, vì sao trước lúc cậu không thấy treo đèn lồng trắng, mà giờ lại xuất hiện? Mà còn ông bà Tư ở đâu? Chẳng lẽ hai người ấy cũng bị bắt từ bao giờ? Không biết họ còn sống hay là đã chết?

Số người đi đến nhà cụ Khảm cũng phải gần trăm người, ấy vậy mà không ai dám thở mạnh, ngay cả thằng điên cũng ý thức được bầu không khí căng thẳng đương tràn ngập nơi đây. Cô Chiêm sợ hãi, cô khẽ co mình trong vạt áo mỏng, tay vẫn chạm vào con dao lạnh ngắt.

Thật kì lạ, cô cảm thấy ở đây âm hồn dày đặc, nhưng chẳng thể nào thấy được bất cứ thứ gì. Thứ duy nhất mà cô cảm nhận được ấy chính là mùi máu tanh khủng khiếp hòa cùng với màn sương mờ dày đặc. Cả đám người lầm lũi bước qua cánh cổng giăng đèn lồng trắng, ai nấy đều lặng im, cứ như thể họ đương đi trên bờ sông Nại Hà tiến vào âm phủ.

Đám người làng giống như chuẩn bị đi đánh trận, đàn ông cầm khí giới, đàn bà mặt trắng như tượng sáp, hai tay thủ sẵn gậy gộc. Cậu Đức nhìn quanh, căn nhà mở toang hoác, trong nhà vẫn tối om không có nổi một tiếng động. Một người đàn ông luống tuổi khẽ giọng:

“Mày thấy… mày thấy xác cụ Khảm ở đâu hả Đức?”

Cậu Đức thì thào:

“Đằng sau… bên trong thư phòng của cụ ấy!”

Một người đàn bà khẽ khịt mũi rồi nói:

“Sao có nhiều máu thế nhỉ? Mùi máu ở đâu mà nồng quá!”

Cậu Đức nuốt nước bọt một cái rồi đáp:

“Có mỗi máu của cụ Khảm thôi! Ngoài ra không còn ai hết cả!”

Một người thanh niên tay cầm một cái rìu lớn lắc nhẹ đầu rồi trầm giọng:

“Không! Mùi máu đậm thế này, chắc chắn phải nhiều chứ chẳng chơi. Có mùi tanh quyện với mùi mỡ, có khi còn lẫn cả mùi máu của động vật không chừng.”

Cha cô Chiêm lẩm bẩm:

“Chẳng lẽ phải đi vào bên trong mới được?”

Đúng lúc đó, một giọng phụ nữ kêu lên thất thanh:

“Làng nước ơi! Cứu tôi với!”

Người làng nhận ra ngay đó là tiếng của ông bà Tư, con trai con dâu nhà cụ Khảm. Từ gian trong căn nhà, nơi có cái tủ lớn bằng gỗ mun mà cụ Khảm vẫn thường trữ dược liệu, người ta thấy thị Thập mắt đỏ ngầu như quỷ, hai hàm răng còn vương máu, một tay bóp cổ bà Tư, tay còn lại cầm ngược chân ông Tư bằng sức mạnh kinh hồn.

Vừa thấy cảnh tượng đó, cả làng thất kinh. Một ai đó thốt lên:

“Thị Thập! Chính là ả? Ả định giết hết người làng ta hay sao?”

Thị Thập cười khành khạch, giọng cười của thị như vang từ xa xăm vọng về. Thị nhe cái răng dính máu, lưỡi của thị thông xuống tận ngực hệt như lưỡi một con rắn khổng lồ. Thị dùng lưỡi rắn liếm qua liêm lại vào mặt bà Tư, khiến bà ta co rúm người vì sợ hãi. Bà ta liên tục van xin:

“Cứu tôi… cứu tôi với… Xin mọi người!!!”

Cậu Đức không ngần ngại, định lao thẳng vào nhà thì một ai đó níu chặt cậu, cậu quay lại nhìn thì thấy cha mình gằn giọng đáp:

“Đừng! Mày vào đó thì cả mày cũng chết!”

“Nhưng… nhưng còn ông bà Tư?”

Cậu Đức ngỡ ngàng hỏi lại.

Cô Chiêm níu tay cha mình rồi nói:

“Thầy! Thầy thấy chết không cứu sao?”

Giọng cô run run như sắp khóc.

Đến lúc này, người cha chợt cảm thấy bối rối. Một người đàn ông cất giọng bàng quan:

“Làng này đã có quá nhiều người chết rồi, chết thêm hai người nữa cũng chẳng sao!”

Không ai nói gì Không ai ủng hộ càng không có ai phản đối!

Bà Tư ứa nước mắt, cổ họng bà bị bóp chặt, càng lúc càng lịm dần. Bà run run:

“Xin làng… xin làng cứu tôi….”

Riêng ông Tư thì có lẽ do ngạt thở quá, da mặt ôm dần chuyển sang màu tím thẫm.

Một vài người tỏ ra ngần ngừ, một người khác quay đầu như muốn rời đi. Một tiếng chớp đen lóe lên, tiếng sấm ầm ầm rung chuyển cả đất trời. Tiếng cười của một người đàn bà cất lên giữa khung cảnh rợn ngợp.

Trước mắt người làng, thị Lam mặt mũi vô hồn, dẫn theo một đám vong hồn đứng chặn trước cửa nhà cụ Khảm. Thực ra gọi là đám vong hồn cũng không đúng, bầy tà ma quỷ quái đi theo lưng thị có nhiều kẻ mặt mũi xám ngoét, trên gương mặt đầy dòi bọ, bước đi thất thểu nhìn chăm chăm về phía trước; lại cũng có nhiều kẻ thoắt ẩn thoắt hiện như làn sương đen mờ mịt. Trong bầy âm binh ấy, có cả những người già đã chết từ lâu ở làng, có cả mấy đứa con của thị vừa đi vừa ngúc ngoắc cái đầu đầy ma quái. Trên tay con Tí nhà thị còn nguyên cái đầu cụ Khảm bị cắn nham nhở, trơ ra cả hốc sọ đỏ lòm.

Cô Chiêm điếng người. Giữa màn sương bay lờ lững trên mặt đất, cô nhận ra những gương mặt xám xịt nhìn đăm đăm vào làng lúc sáng. Một ý nghĩ xẹt nhanh trong đầu cô:

“Chẳng lẽ… làng bị mai phục từ trước?”

Gần trăm người dân chết sững như trời trồng. Có kẻ nào đó còn són ra quần rồi nhỏ giọt tong tong xuống nền đất ẩm. Thị Lam trên cổ có một con rắn bảy màu quấn quanh, đi song song với thị là một cái bóng cao to toàn thân toát ra thứ ánh sáng xanh xanh quỷ dị. Thị và cái bóng dẫn theo một đám hỗn loạn cả xác chết, cả âm hồn đứng chặn trước cửa nhà cụ Khảm. Vừa thấy thị, đám người làng còn hét lên khiếp đảm hơn cả việc trông thấy bà Tư. Một người đàn ông rống lên:

“Con Thị Lam, con thị Thập đáng ghét! Chính chúng mày là người bầy ra trò này!”

Thị Lam dửng dưng dường như chẳng để ý. Mấy đứa nhỏ con thị dùng một cuộn dây gì đó màu trắng đẫm máu đem giăng trước cửa nhà. Con Tí thấy mấy đứa em làm xong bèn cười khanh khách:

“Dây thừng này để không cho chúng mày ra khỏi đây đấy. Biết là dây gì không? Dây làm bằng ruột non của người đấy!!”

Cơn gió thổi đến khiến đám người làng co rúm lại, không ai dám nói gì nữa. Có vài người đàn bà lăn ra ngất xỉu, trong đó có cả người đàn ông vừa cất giọng bàng quan khi nãy. Nhìn sơ cũng phải đến hơn hai chục người gục xuống vì khiếp đảm. Thằng điên ú ớ kêu lên rồi trốn tuốt sang một bên, không biết vì quá sợ hay quá vui mà nó cười ré lên giữa khung cảnh quỷ dị.

Cô Chiêm nắm chặt lấy tay anh trai và vật áo của bố, cô không khóc mà chỉ nhìn đăm đăm vào hai người thân duy nhất của mình, đôi môi cô cắn chặt đến mức bật máu để ngăn tiếng hét. Bởi vì cô biết, ngã xuống bất tỉnh lúc này chính là dọn cỗ cho bầy xác chết xen lẫn với âm hồn kia xơi tái chính bản thân mình.

Dây thừng ruột non giăng trước lối ở nhà giống như một dải lụa nham nhở đầy máu me. Vừa thấy người làng gục xuống, một vài cái xác lật đật xông đến, dùng ngón tay thọc sâu vào khoang ngực của mấy người ngất xỉu, chúng thì thào đầy man dại:

“Ăn hết tim là được uống rượu sọ người! Uống rượu sọ người là tao sẽ sống lại”

Người làng rúng động kinh hãi. Trước cổng là bầy thi hồn chầm chậm tiến đến đám người còn sống, sau lưng họ là thị Thập tay bóp cổ bà Tư cười man dại. Người làng không ai bảo ai, họ đồng loạt lùi lại, càng lúc càng gần với ngôi nhà hơn.

Nếu phải chọn lựa giữa bầy thi hồn móc tim ăn sống nội tạng và một kẻ còn đương sống sờ sờ nhưng đã hóa thành quỷ, thì thà họ chọn thị Thập. Dẫu sao thị ta cũng dễ khống chế hơn nhiều so với lũ thi hồn với móng vuốt sắc lẻm. Thị Thập vẫn cười khành khạch, thế nhưng khi thấy đám người làng càng lúc càng dồn về phía mình, thị không cười nữa mà trở nên gầm gừ.

Hai ông bà Tư đã lịm hẳn, không còn nói không thêm điều gì được nữa. Thị Thập phát hiện ra điều ấy nên thị ném hai cái xác cứng đơ qua một bên, nhoẻn miệng cười đón chào những con người mới. Mùi máu tanh tưởi từ sân khiến cho niềm sung sướng trào dâng trong lòng thị hơn bao giờ hết. Ăn thêm một mạng người, cơ hội được làm mẹ của thị lại gần hơn một chút.

Giây phút ấy, không hiểu thứ gì đã thôi thúc thị. Thị cảm thấy nếu được uống máu người sôi sùng sục hẳn sẽ thú vị biết bao nhiêu. Thế là nhân lúc người làng vừa tiến vào cửa, thị nhảy vút lên bệ cửa sổ, lao nhanh ra ngoài. Cô Chiêm chợt thấy hành động có phần kì lạ của thị, cô giật mình thốt lên:

“Hỏng rồi! Cả làng chạy đi! Trúng kế rồi!”

Hai cánh cửa sổ trước cửa nhà cụ Khảm đập rầm rầm, người làng hoang mang gào khóc. Mấy chục con người chen chúc trong gian phòng khách hách đầu đầy mùi thảo dược. Thị Thập khẽ mỉm cười một cái, vạt áo trắng dài của thị dính đầy máu của mấy người đã chết. Một giọng nói nào đó, nửa nam nửa nữ truyền đến tại thị rồi thì thào:

“Thịt người nhiều như thế! Phải nướng chung với thuốc mới công hiệu”

Thị Thập rùng mình một cái, cái bóng trắng lập tức tiến lại gần thị, cả người nó toát ra ánh sáng xanh hệt như ma trơi. Thằng điên lúc này cười khành khạch, nó chạy phăm phăm kéo theo xác một người đàn bà, cái bóng trắng khẽ thổi nhẹ một mồi lửa vào xác của bà ta. Toàn thân bà ta cháy phừng phừng hệt như ngọn lửa thiêu trụi mọi người trong đêm hôm trước. Thị Thập không ngần ngại một chút nào, thị ném cái xác mềm oặt vào căn nhà trước mặt. Người trong nhà phát ra những tiếng nhà la hét thất thanh, tiếng bước chân người chạy rầm rầm, tiếng đập tay vào cánh cửa dan t khiến cho thị cảm thấy phấn khích. Ngọn lửa từ xác người đàn bà bắt đầu bén lên cái khung cửi của bà Tư lúc trước.

Dường như chưa vừa ý, thằng điên lại chạy đi mang đến hai cái xác nữa. Bầy thi hồn reo lên phấn khích, lũ xác chết gương mặt xám bệch không phát ra được thành tiếng, chỉ khẽ ngúc ngoắc cái đầu hưởng ứng.

Chẳng mấy chốc tiếng gào rú bên trong nhỏ dần, nhưng vẫn còn tiếng chạy bình bịch vang lên. Căn nhà gỗ mái đỏ tươi, bức tường rêu phong cổ kính từng là nơi hy vọng của người làng mỗi khi mắc phải tật bệnh hiểm nghèo, nay lại là mồ chôn thây của tất cả bọn họ. Thị Thập càng ném càng hăng giống như người ta mồi lửa vậy, thằng điên sung sướng đến bần thần cả người, cái bóng vẫn đứng im, thị Lam và bầy con cười sung sướng, lũ thi hồn tụ tập trung đứng xung quanh.

Khi thị Thập vừa mới chạm tay cuối cùng, một cơn đau nhói từ đâu kéo đến trong bụng thị. Chẳng lẽ thứ máu me thị uống có vấn đề gì? Sao thị cảm thấy toàn thân ớn lạnh đến thế? Thị ngã sõng xoài xuống nền đất lạnh lẽo đầy ẩm ướt, căn nhà bốc cháy dữ dội trong màn đêm tối tăm ở chốn núi rừng hoang dã.

Cột khói bốc lên nghi ngút chẳng khác nào một ngọn đèn hải đăng giữa rừng đêm rợn ngợp. Ông Thập chạy như bay, quên hết cả cơn đau nhức dai dẳng. Từng tán lá cây chìa ra quất vào mặt ông, làm gương mặt ông tóe máu, thế nhưng ông không ngừng lại.

Tam Quỷ chạy hùng hục phía sau, gã không hét mà chỉ âm thầm chạy. Gã biết mình cần phải giữ sức lực để cùng kề vai chiến đấu với ông trưởng làng. Từ nhỏ gã đã chẳng có anh em bạn bè, cũng chẳng hề biết mặt cha mẹ, gã cũng không thể lý giải tại sao gã lại thấy quen thuộc với ông Thập đến thế, dù cho đôi lúc gã không nhớ nổi mình làm gì, thậm chí có lúc còn muốn giết ông Thập. Gã chạy theo, trên tay vẫn còn cầm chặt một con dao mòn vẹt mà gã đã mang theo từ đời nảo đời nao.

Bỗng dưng gã cảm thấy có hơi thở nóng hổi phía sau mình, gã chỉ dám liếc mắt lại nhìn thì thấy lão ăn mày què với đôi chân sói cũng đương chạy theo. Không ai nói với nhau điều gì, nhưng họ biết rằng họ có chung một đích đến. Chạy trong rừng vốn đã đòi hỏi một sức khỏe dẻo dai, và khả năng phản xạ nhanh nhạy vì phải tránh cây rừng. Ấy vậy mà ba người đàn ông nọ lại chạy trong đêm thì nguy hiểm dường như gấp bội.

Một giọt nước mắt rơi từ khóe mắt ông si từ khỏe Thập. Lâu lắm rồi, người đàn ông ấy mới khóc. Trong đầu ông gần như lặp đi lặp lại một ý nghĩ:

“Không thể! Tuyệt đối không thể! Không thể nào lại là người ấy!”

Đường vào làng tối om, trong phút chốc ông Thập dường như có cảm giác mình lại là thằng nhóc nhỏ xíu được vong hồn của bà nội dẫn về giữa đêm hôm. Một mùi khét bốc lên như muốn điểm thêm cho khung cảnh thê lương tang tóc. Ông Thập chỉ kịp nhìn thoáng quá ngôi nhà của mình đã cháy thành tro bụi, một cảm giác bất an ập tới, ông lại cắm mặt chạy thẳng tới đám khói phía trước. Không cần phải nghĩ ngợi nhiều, ông cũng biết đó là nhà ai. Bụng ông như có ai đó bóp chặt, rồi dùng răng cắn vào từng khúc ruột. Vừa đến trước nhà cụ Khảm, ông chợt thấy trước cửa có một con đò chở vong lớn chưa từng thấy, người ngồi trên đò dường như đương chờ đợi ai đó. Ông cố gắng vờ như không thấy, lao thẳng ra phía trước. Một sợi dây thừng làm bằng ruột non dài thòng kỳ quái chăng kín, ông vừa định giật nó ra thì lão ăn mày què đã nhảy phốc tới cắn đứt, ông Thập không còn thời gian để ngạc nhiên vì sao hai người đó lại chạy theo mình. Ông bổ nhào vào bên trong rồi khuỵu xuống vì cảnh tượng trước mắt.

Thây người chất thành núi, làm cho căn nhà của cụ Khảm cháy phừng phừng. Tiếng la hét, tiếng đập cửa, tiếng gào khóc van xin, tiếng chạy rầm rập bên trong vọng lại. Đám xác chết, âm hồn, thằng điên và cả những cái bóng trắng đứng xung quanh thưởng lãm.

Thế nhưng, đáng sợ nhất là, thị Thập vợ ông gần như ngã gục xuống đất, một tay ôm bụng, tay kia chống sang một bên. Gương mặt xinh đẹp của thị đầy máu, mái tóc dài bay lất phất trong cơn gió lạnh. Cả hai người đều nửa quỳ nửa ngồi trên đất, nhìn nhau như thể mới gặp gỡ lần đầu.

Vừa thấy ông Thập, thị mỉm cười đắc thắng!

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3