Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 23
NGOẠI TRUYỆN
Chẳng ai biết thứ quan niệm ấy có xuất hiện ở nhiều địa phương hay không, nhưng ở một vài ngôi làng cổ thuộc Bắc Bộ Phủ đã từng có tục buộc những sợi chỉ ngũ sắc vào cổ tay cổ chân của những đứa trẻ sinh đúng rằm tháng hai, để phòng tránh trường hợp chúng hóa thành quỷ đi hại người. Mặc dù không rõ những sợi chỉ xanh xanh đỏ đỏ ấy có tác dụng hay chỉ là thứ mê tín dị đoan, nhưng chính sự lo lắng sợ hãi của người đời cũng đủ thêu dệt nên nhiều thứ kì ngôn dị truyện.
HỒI THỨ NHẤT
SINH RA NGÀY PHẬT DIỆT
Năm ấy ở thôn Bích Câu, phủ Quốc Oai có một viên quan trông coi kho lương. Vốn dĩ quan coi kho lương ngày trước tuy phẩm hàm không lớn, nhưng lại được người đời trọng vọng, các quan đồng triều cũng nể mặt đôi ba phần. Viên quan coi kho lương ấy lại làm việc chỉn chu, tài giỏi lễ độ cho nên thanh danh càng lớn gấp bội.
Người này có một người vợ chính thê và một người con trai sinh nhằm vào ngày Phật Diệt. Người trong thôn còn kể lại rằng, phu nhân của quan lúc mang bầu đã từng mơ thấy nhiều ma quỷ rình rập ngoài cổng suốt mấy canh giờ, đêm nào cũng Do giống hệt như nhau. Ngày qua ngày, vị phu nhân ấy hoảng sợ quá liền kể lại với chồng, viên quan trong lòng cũng lo lắng bèn đi cúng khấn lễ bái khắp nơi, mong cho mọi chuyện an ổn.
Vào cái đêm mà thê tử lâm bồn, viên quan có việc phải thúc ngựa một mình trong đêm. Trời xứ Bắc vào đêm mùa đông rét đến cắt da cắt thịt, tiếng vó ngựa của quan nện xuống mặt đất khô cằn tạo thành thứ âm thanh cà rộp! cà rộp!
Đương lúc mỏi mệt, viên quan chợt nghe thấy từ đâu có tiếng rắn bắt ngóe vang lên. Người sống ở vùng nông thôn trước giờ chẳng hề lạ thứ tiếng ấy.
Khi màn đêm buông xuống, hơi lạnh phảng phấp khắp không gian cũng là lúc rắn ra khỏi hang để kiếm mồi. Thức ăn quen thuộc của rắn là chuột và ngóe. Khi đi săn, con rắn sẽ không nuốt ngay mà ngậm thật chặt con ngóe trong miệng rồi tiêm nọc độc cho em hee mồi chết hăn rồi mới nuốt chửng. Con ngóe tội nghiệp nằm dưới cái răng nanh sắc nhọn của rắn, chúng rít lên từng hồi khiến cho kẻ nào mới lần đầu nghe đều giật mình thon thót.
Ánh trăng rằm vằng vặc chiếu xuống bờ ruộng trơ những gốc rạ soi tỏ một con ngóe đương bị hai con rắn cạp nia tranh giành. Con nào con nấy cũng ra sức kéo miếng mồi ngon về phía mình, chỉ đáng thương cho con ngóe muốn chết một cách nhanh chóng cũng không được. Viên quan khẽ quan sát thì thấy con ngóe bụng ễnh lên phía sau, hệt như đương có chửa. Động lòng thương, ông bèn nhảy xuống ngựa lấy đá ném tới tấp vào hai con rắn. Thấy bị tấn công, lũ rắn quên cả ăn, chúng khè hai chiếc răng nanh nhọn hoắt về phía viên quan ra chiều dọa dẫm. Viên quan and de mett chẳng hề sợ hãi, ông đổ một ít rượu hùng hoàng vào lòng bàn tay rồi vẩy về hướng lũ rắn.
Từ trước tới nay dân gian vẫn hay nói rắn sợ sả, thực chất thứ mùi khiến chúng kinh sợ nhất chính là rượu hùng hoàng. Cũng chính bởi vì thế mà đám phu đi rừng thường hay mang theo bột hùng hoàng đế đề phòng gặp phải rắn nơi rừng thiêng nước độc.
Thứ rượu mùi nồng nặc vừa văng xuống đất, lũ rắn cong người trườn thẳng, bỏ lại con ngóe vẫn còn đương ngấp ngoái. Viên quan đỡ con ngóe trên tay, thấy một cẳng chân phía sau của nó gần như rời ra, ông liền đi tới hồ nước gần đó vài trượng rồi nhẹ nhàng đặt nó xuống một phiến lá khô xơ xác. Hồ nước này vốn dĩ là hồ sen, cứ mỗi độ hè về nơi này lại thoang thoảng một mùi thơm bát ngát. Thế nhưng nay hồ gần như đã cạn đi quá nửa, song cũng tạm coi như một nơi trú ẩn an toàn với con ngóe bụng mang dạ chửa.
Ông khẽ nhìn nó nằm dưới dưới ánh trăng. Ông khẽ nhìn nó nằm thở dài bảo nó:
“Vợ tao cũng đương có bầu, tao cũng chỉ giúp mày được đến thế. Sau này mày phải cẩn thận hơn đấy, biết chưa?”
Thế rồi ông vội vã lên ngựa phóng một mạch về đến nhà. Quên luôn cả câu chuyện về con ngóe lúc ấy.
Trong căn nhà ba gian còn đương sáng đèn, một người đàn bà nằm mệt mỏi thiêm thiếp ngủ, một đứa hầu tuổi chừng hơn mười tuổi ngồi trông bên cạnh chiếc nôi bằng tre màu vàng óng. Viên quan lật đật vén màn đi vào, vừa mới biết được mình có người nối dõi ông mừng đến nỗi không nói lên lời. Thế nhưng, thoạt trông thấy mấy sợi chỉ ngũ sắc ở chân và tay của con trai, ông giật mình hỏi lại:
“Sao lại buộc chỉ ngũ sắc vào người con ta thế này?”
Đứa hầu giật mình một cái, bà vú già lập cập đi từ gian phía tả đi ra rồi khẽ nói:
“Hôm nay ngày Phật Diệt, ngày rằm tháng hai, ông quên rồi sao?”
Viên quan khẽ nhíu mày một cái rồi lẩm bẩm:
“Đích thực là ngày rằm tháng hai! Đúng là mình đã lú lẫn thật rồi”
Đứa bé con chẳng hề hay biết đến vẻ mặt hoang mang của cha mình lúc ấy, nó nằm ngủ yên lành, thỉnh thoảng co người một chút như thể sợ hơi lạnh giữa đêm mùa xuân rét mướt.
Bà vú già ân cần nói:
“Thằng bé này khóc to lắm! Nhìn nó giống hệt như ông hồi còn nhỏ. Vú cứ lo là nó sinh vào ngày Phật diệt sẽ có số mệnh không tốt! Nhưng mà …”
Bà vú già thở dài một cái rồi mỉm cười:
“Nhưng mà thôi, cứ ở hiền tất sẽ gặp lành, con nhỉ”
Câu cuối cùng của bà vú già thực giống như một lời gửi gắm với đứa trẻ đỏ hỏn còn ngủ trong nôi. Viên quan nhìn con mình rồi lại nhìn vợ say giấc, trong lòng chợt dâng lên một nỗi cảm khái vô cùng. Ông chưa kịp mở lời thì bên ngoài trời bắt đầu lất phất mưa phùn, không khí càng trở nên giá buốt. Ông khẽ vuốt đôi má bầu bĩnh của cậu con trai rồi mỉm cười đáp lại:
“Vú nói phải! Đức Phật nhập diệt nhưng con đường của Người vẫn còn đó. Sinh nhằm ngày này cũng được, sinh sau cũng được, miễn là khỏe mạnh thông tuệ là được rồi. Vậy đặt tên cho con là ….”
Ông ngừng lại một chút, chợt nhìn ra COLE khung cửa ánh trăng rằm hắt vào gian nhà như một tấm màn lấp lánh, bèn thuận miệng nói luôn:
“Tên con trai ta sẽ là Minh Vũ!”
Bà vú già mỉm cười hiền hậu, đứa hầu nhỏ tuổi reo lên khe khẽ. Giữa khung cảnh âm đềm ấy, người ta lại nghe thấy tiếng rắn rít lên từng hồi. Không ai biết, phủ Quốc Oai đương rơi vào thảm cảnh một cách từ từ… chậm rãi…
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc con trai của viên quan đã lên chín tuổi. Vì cậu là con của viên quan coi lương, lại có hủy danh là Vũ nên dân trong vùng gọi là cậu Lương Vũ, người nhà thì chỉ gọi đơn giản là Vũ mà thôi.
Xung quanh Vũ cũng có nhiều điều thật kỳ lạ. Năm Vũ năm,sáu tuổi thì xảy ra quỷ sự, một hôm cậu theo mẹ ra ngoài đồng trông coi thợ gặt lúa. Nhà nông quanh năm bận nhất là vào vụ mùa, ai cũng mải làm thành ra để lũ trẻ nhỏ tự chơi với nhau, miễn là vẫn trong tầm mắt của người lớn. men
Vũ lúc ấy còn nhỏ cho nên chỉ biết đi theo mấy anh chị lớn hơn trong họ hàng. Bọn trẻ túm năm tụm ba dưới một gốc cây mát mẻ chơi ô ăn quan. Cơn gió mát ngoài đồng ùa đến làm cho Lương Vũ thiu thiu ngủ. Một giấc mơ bỗng dưng ập tới.
Trong giấc mơ, Vũ thấy mình cưỡi một con ngựa màu đen tuyền phóng từ sân nhà ra tới khúc đê cắt ngang phủ Quốc Oai. Vừa tới đê, cậu bé thấy trên trời có vô số đám mây đen ùn ùn kéo tới, lại thấy mấy người khổng lồ bay lượn trên trời. Người thì mặc áo giáp màu xanh cầm theo một cây gậy to bằng bắp chân người lớn, mỗi khi vung cây gậy xuống là sấm sét kéo đến. Lại có người mặc một chiếc váy trắng muốt, tay cầm chiếc dù lớn xoay tít. Từ chiếc dù đó có hằng hà sa số những tia nước bắn ra, tạo thành một vùng mưa to gió lớn sấm mu ẽ chớp ầm ầm lên làm vỡ tan con đê đắp bằng đất đá. Dòng nước tràn vào khiến cho cả phủ Quốc Oai chìm trong biển nước mênh mông.
Con nước dữ đục ngầu đem them vô vàn xác chết của trâu bò lợn gà, và cả xác của những người không may gặp nạn.
Có xác chết mặc quần áo binh lính, cũng có xác chết rõ là người miền ngược, thậm chí có xác chết còn bị cụt đầu, cụt chân. Vũ ngồi trên lưng ngựa mà run cầm cập, hai bàn tay nhỏ xíu của cậu nhóc năm tuổi chẳng thể nào níu được sợi dây cương trên mình ngựa. Thấy nước ùa tới, con ngựa lồng lên hoảng sợ chạy thẳng về phía ngôi làng phía sau.
Bất giác một người lính trong đó phát hiện thấy cậu, bèn ra hiệu cho những người còn lại. Thấy người lạ rình mò, đám lính quên cả việc phá đê bèn hùa nhau đuổi theo cậu bé. Vũ càng ra sức bơi thì sức càng đuối dần, sau cùng cậu cảm nhận thấy một bàn tay lạnh ngắt chộp lấy cẳng chân, tim cậu như đông cứng vì sợ hãi. Lúc bây giờ, cậu vô tình nhìn thấy một người đàn bà làn da xanh nhợt nhạt, hai mắt hơi lồi sang hai bên bơi từ phía sau. Bà ta vừa đến bèn lè lưỡi phóng thẳng vào đám âm binh kỳ quái. Lưỡi bà ta dài cả trượng nhẹ nhàng cuộn chặt vào cổ tên âm binh đang chộp lấy chân Vũ rồi nuốt gọn vào bụng. Vũ nhìn thấy cảnh tượng đó bủn rủn cả chân tay, cậu chỉ kịp ú ở thêm vài tiếng rồi choàng tỉnh.
Ánh nắng của buổi chiều hè rọi vào khiến cho cậu giật mình thức giấc. Cậu mở mắt nhìn quanh thì thấy mẫu thân bế mình trên tay, xung quanh là mấy người gia nhân ai nấy đều lo lắng. Thấy Vũ tỉnh, mẹ cậu thổn thức:
“Con tỉnh lại rồi? Ta… ta lo quá. Ta cứ tưởng con…!”
Vũ ngơ ngẩn nhìn quanh:
“Đây… đây là đâu? Không phải là tất cả đã bị nước nhấn chìm rồi sao?”
Mọi người nhìn nhau nhau mau ngắn ngẩn ngơ, chẳng ai hiểu nổi Vũ đang nói gì. Nhìn quanh quẩn một lát, Vũ lại nói:
“Rõ ràng là khắp nơi đã ngập trong biển nước cơ mà. Trận lụt to lắm, làm vỡ cả đê bao nhiêu xác người trôi tới.”
Mẹ cậu thấy con mình nói điều kì quái, bèn kéo tay cậu rồi khẽ nói:
“Trời nắng chang chang thế này lấy đâu ra mưa? Con đừng làm ta sợ!”
Trong đám gia nhân hầu hạ ở nhà viên quan, người có thâm niên lâu năm nhất ấy chính là lão Phúc. Thấy cậu Vũ có thái độ kì lạ, lại thấy có nhiều người ngoài nhìn mỉm cười trả lời cha:
“Trời nắng to nên chắc cậu Vũ nhà ta say nắng nên nằm mộng mị đây mà. Chứ làm gì có mưa giông để mà lụt lội cơ chứ?”
Không biết phải giải thích ra sao, cậu Vũ tiu nghỉu đành theo mẹ về nhà. Từ cánh đồng nhà cậu về tới làng phải đi ngang qua khúc đê dài đằng đẵng. Nhìn con đê được bồi đắp tầng tầng lớp lớp đất đá, lại được chèn thêm mấy khúc gỗ cứng để phòng trường hợp sụt lún, Vũ vẫn cảm ang lan tr thấy một nỗi sợ hãi dâng lên trong lòng. Lúc cậu toan quay đi thì thoáng trông thấy một toán người mặt mày bủng beo, hốc mắt trũng sâu đen ngòm lượn bay lượn phất phơ trên không trung.
Vũ giật mình quay lại nhìn thì chẳng còn gì nữa cả, chỉ cỏ phủ lên trên triền đê hệt như một tấm thảm xanh rì. Mẹ cậu thấy lạ liền hỏi có chuyện gì, Vũ chỉ im lặng không đáp. Một đứa trẻ vừa mới lên năm như cậu, có thông minh lắm thì cũng mới chỉ biết vài ba mặt chữ, học được vài ba bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, đâu có thể suy nghĩ sâu xa như người lớn. Giấc mơ kỳ lạ vào giữa trưa ngày hôm ấy hệt như một gợn sóng nhạt nhòa trong cuộc sống thường ngày, khi đến tối cậu quên ngay lập tức. Ấy vậy mà… đêm hôm ấy Vũ bị bóng đè
Ngày thường cậu vẫn ngủ chung với cha mẹ trên chiếc phản lớn bằng gỗ lim. Thế nhưng phần vì trời nóng, phần vì cậu cũng dần lớn nên thân mẫu sắp xếp cho cậu một chiếc giường nhỏ trong gian buồng phía sau. Đứa trẻ con nào đương quen hơi cha mẹ mà lại bị tách riêng như thế cũng sẽ tấm tức khóc lóc một hồi. Thế nhưng Vũ lại chẳng nói gì, cha cậu cho rằng còn nhỏ tuổi nhưng cậu đã thể hiện sự bản lĩnh cứng cỏi của bậc nam nhi liền hết lời khen ngợi.
Đêm đầu tháng chỉ có vầng trăng thượng huyền tỏa ánh sáng nhờ nhờ xuyên qua khung cửa. Vũ nằm trên giường thao thức, cậu nhìn từng phiến lá được ánh trăng chiếu vào cảm giác như chính mình lại một lần nữa chìm xuống dưới đáy nước sâu. Một cơn gió lành lạnh mang theo hơi sương từ đâu thốc vào mặt khiến cậu ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay biết.
Giờ tí vừa điểm, giữa cơn mơ màng cậu nghe ai đó thầm thì:
“Dậy! Dậy đi Lương Vũ!”
Cậu không buồn nhúc nhích
“Dậy đi! Dậy đi”
Giọng nói khe khẽ vẫn tiếp tục vang lên bên tại.
Lúc này Vũ mới choàng tỉnh giấc. Cậu giật mình phát hiện người mình cứng như cục đá tảng, chẳng thể nhúc nhích được chút nào. Hai tay, hai chân cậu tựa hồ có người giữ chặt, phía trên ngực đương bị một thứ gì đó nặng nề đè lên trên. Vũ gồng mình để ngồi dậy nhưng càng cựa quậy, thân thể của cậu bé lại càng bị ghì chặt hơn. Ánh trăng thượng huyền vẫn chiếu chênh chếch vào nhà hệt như lúc trước cậu đi ngủ. Chừng nửa tàn hương sau, đám mây đen trôi đi, vầng trăng lại càng lộ rõ. Ánh sáng ngà ngà chiếu rọi vào chiếc giường gỗ nho nhỏ khiến cho Vũ nhìn thấy có một đứa trẻ con đương ngồi trên ngực cậu.
Vũ giật thót mình, cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng cậu. Rõ ràng đó là một đứa bé nhỏ xíu, chỉ độ khoảng vài tháng tuổi. Đứa bé nhìn chằm chằm Vũ nhưng cậu lại chẳng thấy mắt mũi của nó ở đâu. Toàn thân đứa bé ướt sũng như chuột lột, hai bàn tay nhỏ xíu của nó lạnh ngắt đè chặt xuống lồng ngực của cậu. Ngẫm ra cũng thật quái lạ, đứa nhỏ chỉ vài tháng tuổi trong khi Vũ đã lên năm, sao nó lại có sức mạnh kinh hồn khiến toàn thân cậu cứng ngoắc như thế? Ngọn gió đêm hè man mát đã tan biến đi đâu mất, chỉ còn bầu không khí oi ả khiến cho người ta cảm thấy nóng bức khó chịu. Giữa cái ngột ngạt ấy, Vũ ngửi thấy một mùi máu tanh xộc lên xông thẳng vào khứu giác. Một vài giọt nước ở đâu khẽ rơi vào bụng cậu, dưới ánh sáng khi mờ khi tỏ, Vũ kinh hoàng nhận ra:
“Đứa nhỏ này bị moi bụng!”
Vũ ra sức giẫy giụa, đứa trẻ trên người cậu càng ghì chặt khiến lồng ngực cậu không thể nào hô hấp. Có một lúc cậu thấy đôi chân mình như được nới lỏng, cậu toan cựa quậy đôi chân thì đứa nhỏ kia ngoái lại phía sau, lập tức cậu nhìn thấy hai đứa trẻ con khác lồm cồm từ dưới đất bò lên giường rồi ngồi chồm hỗm trên chân mình.
Cậu sợ đến nỗi toát cả mồ hôi hột, mùi máu tanh tanh hòa với mùi ngai ngái hệt như mùi nước sông khiến Vũ cảm thấy buồn nôn. Cậu càng giãy chúng càng ghì chặt, đến lúc cậu gần như ngạt thở thì từ phía hông nhà một tiếng gà trống gáy vang lên từng hồi.
“Ò…ó….o”
“Ò…ó….o”
Đứa bé người ướt sũng bị moi ruột vừa nghe thấy tiếng gà gáy liền giật mình nhìn qua cửa sổ để nghe ngóng, thế rồi bầy trẻ đương ngồi dưới chân Vũ đột ngột biến mất, chỉ còn đứa bé moi ruột nấn ná thêm một hồi. Nó nhìn Vũ thêm một cái rồi khào khào cất giọng rất khó nghe:
“Ra đê mà xem! Ra đê xem xác người chết! Hí hí.”
Nó kết thúc câu nói ma quái bằng một điệu cười khoái chí. Vũ rùng mình một cái, hai mắt trợn tròn cố nhìn cho kỹ gương mặt của nó thì thấy nó đã tan biến vào nó đã tan biến trong hư vô từ lúc nào.
Bầu trời từ phía xa hừng sáng, từ lúc Vũ choàng tỉnh giấc cho tới lúc gà gáy sáng cũng phải vài canh giờ. Vũ vùng dậy mà toàn thân đau ê ẩm, lồng ngực còn căng tức vì bị một đứa nhỏ ngồi phía trên. Vũ họ khù khụ, cả người run lên vì lạnh.
Thấy có tiếng động từ gian phía sau, mẹ cậu vội vàng vào bên trong rồi hỏi:
“Sao thế con? Làm sao mà lại họ nhiều như thế?”
Vũ không nói gì, chỉ gục đầu vào lòng mẹ. Bà mẹ sờ tay chân cậu rồi hoảng hốt:
“Ôi trời ơi! Làm sao con lại lạnh ngắt như thế này?”
Nghe tiếng vợ thảng thốt, viên quan coi lương lập cập đi vào bên trong, ông vẫn còn mặc nguyên bộ tiện phục từ đêm hôm qua. Thấy con trai đổ bệnh, ông hốt hoảng sai gia nhân đi mời thầy lang, một mặt tới land m² giường ôm xốc con vào lòng. Thấy cha sơn hẳn, cậu trn mình, Vũ yên tâm hơn hẳn, cậu thì thào với cha:
“Ngoài đê… ngoài đê hình như có người chết. Con… con …con sợ là còn bị moi cả ruột.”
Vũ chưa nói dứt lời thì cậu đã lăn ra bất tỉnh nhân sự, chẳng kịp thấy cha mẹ mình sững sờ nhìn nhau đầy kinh ngạc.
Người ta vẫn bảo rằng, đời người ai cũng có một lần đại hạn kéo dài ít nhất mười năm. Gia đình viên quan coi lương chẳng thể nào tưởng tượng được rằng, đại hạn của gia đình mình lại bắt đầu vào một sáng mùa hè bình thường như thế. Có chăng cũng chỉ đành đổ lỗi cho số mệnh.?
Quay lại chuyện vào buổi sáng hôm ấy, sau khi Vũ bất tỉnh nhân sự, người nhà vội vã mời thầy lang đến. Khắp cả phủ Quốc Oai, nổi danh nhất lúc bấy giờ chỉ có một vị thầy lang tên là Bộc. Người ta rỉ tai nhau rằng, cái tên Bộc của ông là do chính ông tự đặt cho mình. Ông lang Bộc vẫn thường hay rêu rao khắp nơi rằng thầy dạy ông bốc thuốc là dòng dõi ngự y có tiếng ở kinh, chuyên chữa bệnh cho vua chúa.
Chính vì vậy mà ông đặt tên Bộc như thế muốn chứng tỏ mình thuộc dòng dõi nô bộc coi sóc sức khỏe cho tôn thất hoàng gia . Thực hư thế nào rõ, chỉ biết rằng người nào mắc bệnh tìm đến ông thì đều chữa khỏi. Duy có điều là ông lang Bộc lấy tiền công rất đắt đỏ, chỉ có nhà giàu có dư dả mới có thể chi trả mà thôi.
Trong lúc chờ đợi ông lang Bộc, viên quan coi lương đã tất tả cưỡi ngựa đi ra phía đê nhất, nếu chỉ là chuyện mơ mộng của trẻ con thì không đáng nói, nhưng nếu thực
để xem sự tình thế nào. Mặc dù lời nói của trẻ con nhiều khi rất mơ hồ, nhưng ông vẫn muốn tận mắt mình kiểm tra thì mới an lòng. Dẫu sao thì mạng người cũng là quý nhất, nếu chỉ là chuyện mơ mộng của trẻ con thì không đáng nói, nhưng nếu thực tình xảy ra án mạng thì hẳn sẽ gây xôn xao một vùng chứ chẳng chơi.
Sông Nhị Hà lúc trước rất khác so với bây lúc giờ. Khi ấy diện tích sông lớn lắm, mép sông uốn lượn thành một hình cánh cung khổng lồ, ôm trọn lấy một bên của khu vực thành Thăng Long. Con đê ngăn sông chạy dọc theo chiều dài kinh thành, đi ngang qua nhiều khu vực tạo thành một thế đê quai vạc vững chãi. Khúc đê trong thành người ta gọi là đê La Thành, còn những địa phương khác thì cứ căn cứ vào tên chính thức của địa phương ấy mà gọi. Con đê chạy ngang qua phủ Quốc Oai kỳ thực không dài lắm, nhưng lại là khúc đê có vị trí trọng yếu bởi chúng được xây dựng đối xứng với lưu vực sông sâu nhất. Để làm được khúc đê này, người ta chẳng thể nào đếm được bao nhiêu xương máu của dân của lính tráng đã đổ xuống. Bởi lẽ chỉ cần khúc đê ở phủ Quốc Oai vỡ thì nguồn nước từ khắp nơi sẽ đổ ồ ạt thẳng xuống kinh thành, tất cả chìm trong biển nước.
Viên quan coi kho lương thúc ngựa đi nhanh, trong lòng trào dâng một dự cảm bất an mà đến chính ông cũng khó có thể diễn tả thành lời. Con đê xanh ngắt xuất hiện ở trước mắt ông, cảnh vật xung quanh cũng không có gì lạ lẫm khiến cho viên quan thở phào nhẹ nhõm. Ông cột ngựa bên cạnh cây gạo cao vút rồi một mình leo lên triền đê, phóng tầm mắt ra phía xa xa. Trong lòng ông đoán chắc, mọi chuyện con trai mình nói cũng chỉ là do mộng mị mà ra. Tảng đá đè chặt trong lòng coi như được cất xuống. Ông lững thững tản bộ trên bờ đê, mùi cỏ ướt đẫm sương đêm khiến cho ông khoan khoái. Bỗng dưng ông nhìn thấy ở bụi cây phía _ dưới khúc đê bên cánh tả có thứ gì đó là lạ khiến ruồi nhặng bu đen kịt.
“Quái lạ! Mới buổi sáng thì lấy đâu ra ruồi nhặng như thế?”
Ông lẩm bẩm một mình rồi rảo bước nhanh hơn, trống ngực đập thình thịch. Một vài người đàn bà đi chợ trông thấy ông vội kính cẩn chào hỏi nhưng ông không đáp. Ai nấy đều dõi theo vị quan tất tả chạy đến bên một bụi cây rậm rạp.
Càng đến gần bụi cây, tiếng ruồi nhặng vo ve nghe càng rõ, mùi thối thum thủm bốc lên nồng nặc. Thứ mùi oi oi này, sao lại giống như mùi xác người chết lúc mở quan tài để bốc mộ đến thế? Viên quan không kịp nghĩ nhiều, ông tìm một chiếc que tre vất lăn lóc ở bên rồi vén vạt cỏ ra xem cho kỹ. Mấy người dân thấy thái độ kỳ lạ của ông bèn hiếu kỳ chạy đến hóng chuyện. Vạt cỏ vừa lộ ra, viên quan thét lên một tiếng rồi giật lùi lại phía sau, gương mặt ông cắt không còn một giọt máu. Mấy người kia thấy lạ vội vàng đỡ ông rồi luôn miệng hỏi:
“Bẩm quan! Có chuyện gì thế ạ?”
Viên quan coi kho lương không đáprun run chỉ về phía bụi cỏ trước mặt, hai mắt mở to trợn tròn kinh hãi đến cực độ. Một ông lão đi cất vó tôm thấy lạ bèn tiến tới vạt cỏ xem thử. Ông lão vừa nhìn thấy bèn rú lên một tiếng kinh hoàng khiến ai nấy cũng phải giật mình. Ấy là vì trong đám cỏ um tùm cao quá đầu người có ba cái xác chết trần truồng bị rạch toang bụng
Trong ổ bụng của ba xác chết đều rỗng tuếch, không còn chút tim gan ruột phổi nào, chỉ trơ ra khung xương ức và đốt xương cột sống phía sau. Kẻ nào c phía sau. Kẻ nào đó đã âm thầm lấy hết ngũ tạng rồi nhồi vào đó mấy gói nhỏ bằng vải gấm ngũ sắc, hai hốc mắt và chiếc miệng đều bị khâu bằng đoạn chỉ màu đen. Người cứng bóng vía nhất nhìn thấy cũng phải rùng mình. Viên quan mặt cắt không còn một giọt máu, ông chỉ lẩm bẩm rất khẽ nhưng cũng đủ khiến cho người khác nghe thấy rõ ràng:
“Thì ra con trai ta đã đoán đúng!”
Việc vị quan coi kho lương phát hiện ra ba xác chết trong bụi cỏ phía dưới khúc đê ở phủ Quốc Oai lan ra nhanh chóng. Dân trong vùng biết chuyện đều coi là quỷ sự. Người ta vốn sống gần đê, sông Nhị Hà quanh năm đều mang đến những xác chết trôi từ thượng nguồn trở vào, đâu có ai lạ lẫm gì với xác chết. Thế nhưng, điều khiến họ cảm thấy sợ hãi là cách mà những xác chết ấy lìa đời. Người ta xúm đông xúm đỏ lại xem, bàn ra tán vào huyên náo cả một vùng.
Một người đàn ông chuyên làm nghề mổ lợn vừa nhìn thấy màu sắc của thịt và máu vương vãi trên vạt cỏ, lập tức lắc đầu rồi run run nói:
“Thịt hồng thế này. chứng tỏ… chứng tỏ lúc bị giết chết là người ta còn sống.”
Nghe ông đồ tể nói vậy, mấy bà hàng thịt dù sợ nhưng vẫn rón rén lại gần để xem cho kỹ. Quả thực lớp thịt hồng hồng, máu còn tươi nguyên như thế, chẳng khác gì mấy con lợn bị giết trong đêm cho đám thương buôn hôm sau còn kịp quẩy hàng ra chợ bán. Thế nhưng dù đồ tể có tàn nhẫn cỡ nào đi chăng nữa, thì cũng chẳng có ai lại rạch bụng kẻ khác nham nhở nhất là khi kẻ đó còn đương sống.
Thế nhưng điều khiến người ta cảm thấy khó hiểu nhất ấy là ba cái xác chết ấy lại là của ba đứa trẻ con. Một đứa bé trai, hai đứa bé gái. Trong đó, đứa bé gái lớn nhất mới chưa đầy mười tháng tuổi. Cái chết của trẻ con lúc nào cũng tạo nên sự rúng động hơn hẳn người bình thường, bởi lẽ bắt cóc được trẻ con ở độ tuổi ấy thoát khỏi tầm tay của song thân chúng thực sự chẳng hề dễ dàng. Câu chuyện càng li kì hơn nữa khi mà dân trong vùng biết được sự việc này do một cậu bé chỉ vừa mới lên năm xem bói mới biết. Quan binh chưa tới nhưng mà câu chuyện về viên quan coi kho lương nhờ cậu con trai mới lên năm tuổi của mình chỉ điểm, mới phát hiện ra xác chết đã truyền đi khắp nơi.
Người nào biết chuyện cũng bảo rằng cậu Lương Vũ hẳn là Thái Ất Tử Vi giáng thế nên mới có thể biết mà thúc giục cha mình ra khúc đê trước làng để kiểm chứng.
Chẳng rõ liệu Lương Vũ có phải Thái Ất Tử Vi hoá thân hay không, nhưng việc cậu gặp ba vong trẻ con bị moi ruột móc gan là thật, việc cậu thúc giục cha mình ra khúc đê cũng là thật, và ba cái xác bị vất trong vạt cỏ cũng là thật. Khắp nơi đều tin như thế.
Một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy chốc cái tên cậu Lương Vũ đã nổi đình nổi đám khắp phủ Quốc Oai. Người ta đến nhà cậu để cậy nhờ xin xem bói, thậm chí đám văn nhân nhã sĩ cũng tấp tỉnh bưng cau trầu đến mong cậu xem một quẻ về đường công danh. Mặc cho cha mẹ cậu ra sức từ chối, người từ khắp nơi vẫn kéo đến nườm nượp. Thậm chí, ba cái xác trẻ con bị mọi móc ruột gan cũng chỉ nhằm khắc họa cho tài năng biết trước thiên cơ của Vũ lên nhiều lần. Không ai biết tung tích ba đứa trẻ ấy là con cái nhà ai, họ đơn giản chỉ coi chúng là thứ để kiểm chứng biệt tài của Vũ. Thế nhưng Vũ chẳng xem bói cho ai, cậu vẫn chỉ như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác. Đám người cầu cạnh nhờ cậu xem bói cuối cùng cũng nản chí rồi lui dần.
Mọi việc tưởng chừng như thế đã trôi qua, cho tới ngày mồng Một tháng năm năm ấy, Vũ theo cha đi thăm một vị quan tri phủ vừa mới cáo lão hồi hương. Khi vừa mới đi qua khúc đê trước làng, Vũ chợt lắc đầu rồi nói với cha và đám gia nhân đi cùng:
“Con vừa nhìn thấy có đám đưa ma to lắm đi qua khúc đê này, chắc là sắp có nhiều người chết.”
Thấy phụ thân sợ hãi nhìn mình, Vũ lại tưởng cha nghĩ cậu nói láo, bèn chỉ tay về hướng xa xa rồi khẽ lắc lư cái đầu ngây thơ nói tiếp:
“Con thấy có hai đứa trẻ con bị moi ruột ở kia kìa. Kiểu này ngày mai lại có người phát hiện ra xác chúng thôi”
Cha cậu nghe thế vội vàng nạt con trai, cho rằng con mình ăn nói bậy bạ. Nào ngờ sáng ngày hôm sau trời đổ một cơn mưa giông sấm chớp. Tạnh mưa, người ta lại thấy có hai đứa trẻ khác chết còng queo trên bờ đê. Tất cả đều bị moi ruột, móc tim, khâu mắt mũi miệng y hệt như lúc trước. Viên quan coi kho lương hoảng sợ vô cùng, vội vàng dặn dò đám gia nhân đừng nói chuyện cậu chủ xem bói cho người ngoài biết nếu không sẽ xảy ra rắc rối. Thế nhưng người tính không bằng trời tính,dân trong vùng lại cứ kéo đến nhà tìm Vũ. Có điều người ta tìm cậu không chỉ haus đơn thuần là hiếu kỳ muốn xem bói nữa, mà tìm cậu để xin chỉ điểm hung thủ gây ra vụ án thảm khốc chết năm mạng trẻ con.
Ai nấy đều lo sợ rằng, cứ như thế này khéo trẻ con trong phủ Quốc Oai chẳng còn nổi một mạng. Ấy vậy mà,chẳng ai ngờ rằng ngay chiều hôm ấy lại xảy ra quỷ sự.