Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 25
HỒI THỨ BA
ĐẠI NẠN NĂM MƯỜI TUỔI
Người nhà tri phủ đại nhân chờ hơn hai canh giờ thì việc khâm liệm cũng xong. Thực ra QUO nếu như người chết theo cách thông thường thì người ta chỉ việc tắm nước thơm, lau rượu và mặc quần áo cho người chết. Khổ một nỗi, cậu quý tử bị phanh ngực moi hết lục phủ ngũ tạng đã đành, lại còn bị cắt đi tinh hoàn nữa, thành thử việc khâm liệm cũng phức tạp hơn lẽ thường.
Mặc dù chấp thuận để cho lão quái già kỳ lạ khâm liệm cho con mình, nhưng trong thâm tâm quan tri phủ vẫn không yên tâm, ngộ nhỡ lão làm trò tà ma gì trong đó thì nguy. Thế là tri phủ đại nhân liền sai một thằng hầu nhỏ tuổi đi rình trộm. Thời gian cứ thế trôi qua chậm Chạp, nỗi lo lắng lấn át cả sự đau lòng của đôi phu thê bất hạnh. Thằng hầu đi vào trong đó một lúc lâu sau đã trở ra, gương mặt thất thần vì sợ hãi.
Quan bà thấy lạ liền gặng hỏi nó thì nó run run đáp rằng lão già kỳ lạ ấy dùng cái kim khâu lại bụng cho cậu chủ, lại dùng hai hòn thạch anh đặt bên hông coi như thay thế cho phần tinh hoàn đã bị mất. Mọi sự vẫn bình thường cho tới khi lão quái già vá đến phần da thịt ở lồng ngực bên trái, thì không hiểu vì sao vết thương cứ khâu rồi lại bung chỉ. Lão ta gắng sức vá đi vá lại mấy lần không được, bèn đổ một ít hạt kỷ tử màu đỏ thắm vào trong lồng ngực để lấp đầy cái hốc đen ngòm.
Nghe thằng hầu tả lại về quá trình khâm liệm, quan bà cảm thấy rùng cả mình, bất giác bụm miệng nôn khan vài cái. Quan ông chỉ lẳng lặng thở dài rồi hỏi:
“Thế rồi sao nữa?”
Thằng hầu lúc này dường như đã bình tĩnh hơn phần nào, nó miêu tả lão quái già dùng nước lá thơm và rượu hoa quế để tắm táp cho cậu chủ thêm một lần nữa, lại trịnh trọng lấy viên ngọc trai màu trắng đục mà quan tri phủ chuẩn bị sẵn để đưa vào miệng cậu chủ. Mọi việc xem ra cũng không có gì quá bất thường, chỉ hiềm một chỗ: Lúc khâm liệm gần xong xuôi, thằng hầu thấy rõ ràng lão quái già kia có lấy trong tay nải của lão ra một thứ gì đó để nhét thêm vào miệng cậu chủ.
Không hiểu sao lúc đó, thằng hầu cảm thấy một cảm giác rờn rợn kéo đến, nó cố căng mắt ra nhìn thì đột nhiên lão quái già quay ngoắt lại nơi nó đang trốn. Dường như lão biết có kẻ nào đó đương theo dõi mình, lão ngừng tay từ từ tiến lại thì thấy may mắn làm sao lúc đó có một con mèo đen từ góc tối đi ra. Lúc khâm liệm, người ta tối kị nhất là có mèo lại gần, bởi thế cho nên vừa trông thấy con mèo, lão quái già sững người, đôi mắt một mí hấp háy nhìn con mèo rồi tiện tay xua nó đi chỗ khác.
Thằng hầu vì thế mới thừa cơ lẻn ra ngoài được.
Nghe thằng hầu trong nhà kể lại, quan trị phủ cảm thấy có điều kì quái. Chuyện đặt ngọc trong miệng con trai mình vốn là chủ ý của ông. Người Việt xưa nay vẫn có tục đặt vài hạt gạo vào trong miệng người chết ngỏ ý muốn người chết sau này không làm ma đói vất vưởng trên thế gian. Thằng con trai duy nhất của mình chết thảm, thân làm cha như ông vốn chưa thể điều tra hung thủ sát hại con, nên ông chỉ đành bù đắp cho nó dù là chút ít. Thế nako nhưng, lão quái già lạ mặt đó nhét thứ gì vào miệng con mình thì quan tri phủ không thể giải thích được. Mà cũng thật kỳ lạ! Lão ta ở đâu đến? Tại sao thằng Vũ con của quan coi kho lương lại nằm mơ thấy lão để mà chỉ điểm cho cha nó đi tìm? Quan tri phủ thầm nghĩ:
“Nhất định ta phải điều tra cho rõ chuyện này. Nếu không thì còn đâu mặt mũi mà nhìn mặt dân chúng trong phủ này!”
Quan vừa thở dài một cái thì lão quái đã vén màn từ trong nhà bước ra. Lão cất giọng khò khè như người bị nghẹt mũi:
“Bẩm quan lớn! Việc khâm liệm cho cậu quý tử nhà ta đã xong.”
Quan bà có vẻ hơi sợ hãi, quan ông hít một hơi rồi trả lời:
“Đa tạ ông lão. Chẳng hay ông lão tên họ là gì? Bản quan xin lưu lại vài hôm để tiện cảm tạ?”
Lão quái già mỉm cười, đôi mắt ti hí híp lại, à mỉm cười, đôi mắt ti cái khăn quấn quanh đầu trùm xuống bả vai càng làm tăng vẻ kì dị. Lão trả lời bằng giọng lơ lớ:
“Bẩm! Tại hạ là kẻ lang bạt kỳ hồ, hay tin nhà quan tri phủ có việc lớn nên đến giúp nột tay. Nay việc đã xong, tại hạ xin cáo từ, tránh làm phiền gia chủ.”
Lúc này quan bà đã chuẩn bị sẵn ba nén bạc, lại thêm một ít xôi thịt gói trong một chiếc lá sen. Bà đích thân mang đến trước mặt lão rồi nói khẽ:
“Nếu ông lão đã nhất quyết không ở lại. Vậy thì xin ông lão nhận lấy tấm lòng của chúng tôi.”
Lão quái già khẽ liếc mắt nhìn sang cái khay trên tay tri phủ phu nhân. Lão cúi đầu nhận lấy không quên nói vài câu đa tạ rồi đi thẳng.
Bầu trời lúc ấy đã ngả sang chiều, cảnh vật giữa mùa mưa bão lúc nào cũng u ám, mây đen kéo đến báo hiệu một cơn mưa to sắp tới. Việc khâm liệm đã xong, quan tri phủ lúc này mới có thể phát tang và làm nghi lễ hậu sự theo phong tục. Người ta nói rằng, đám ma của trẻ con, nhất lại là những đứa chết thảm, không được phép cho những đứa nhỏ khác tham gia để phòng trường hợp bị bắt vong.
Bởi lẽ trẻ con vốn ngây thơ, nhưng nghiệt oán của chúng lại nặng nề hơn hẳn người bình thường. Một khi vong nhi còn quyến luyến cõi trần gian, thì rất dễ bắt vía những đứa nhỏ khác để thế mạng cho nó. Chính vì thế cho nên mà bậc làm cha làm mẹ đều chẳng bao giờ dám cho con mình đến những nơi quỷ dị như thế. Đám ma cậu quý tử con quan cũng không ngoại lệ.
Tối hôm đó cả phủ Quốc Oai đều nghe rõ tiếng kèn trống inh ỏi từ phủ quan. Đám tang của cậu quý tử đông người lắm, không chỉ có các bậc hương thân phụ lão, WHO quan lại đồng triều mà còn cả người dân trong vùng. Ai cũng thở dài tiếc thương cho viên quan hiền lương nhưng bất hạnh. Giữa không khí tang tóc ấy, người ta vẫn tò mò về việc cậu Vũ xem bói bằng cách nằm chiêm bao tài tình. Người ta dặm mắm thêm muối để câu chuyên nạn chuyện càng nhuốm màu liêu trai quỷ dị, nào là lão quái già kỳ lạ kia không phải người ở phủ Quốc Oai mà được âm binh của cậu Vũ phái tới, nào là chính cậu Vũ được người âm dẫn đi trong mộng để tìm thấy người khâm liệm.
Tất cả mọi thứ còn sờ sờ ra đó, kẻ không tin quỷ dị cũng không thể phủ nhận điều này. Danh tiếng của cậu Vũ ngày càng nức tiếng gần xa. Thế nhưng, nhà quan coi kho lương vẫn đóng cửa im ỉm, chẳng tiếp ai cả. Thói đời vốn dĩ lạ thường, phu thê quan coi kho lương càng kín đáo giấu nhẹm con trai, thì người ta lại càng đổ xô đến. Mặc dù chẳng ai được _ Vũ xem bói, thế nhưng người nào cũng thao thao bất tuyệt những sự lạ gần đây.
Điều đáng sợ nhất là không biết vì sao mà người trong phủ biết được chuyện năm đó phu nhân quan coi kho lương hạ sinh cậu con trai duy nhất vào ngày Phật diệt, thành ra nhiều kẻ ác miệng thêu dệt những chuyện tà ma quỷ quái rồi lưu truyền khắp nơi.
Về phần Vũ, kể từ cái đêm nhìn thấy người đàn ông thở khò khè, tết tóc kỳ lạ, rồi lại mơ thấy kẻ khâm liệm, cậu bé chẳng còn mơ mộng gì nữa cả. Nhiều lần quan tri phủ và cha cậu gặng hỏi, nhưng Vũ cũng chỉ kể về những giấc mơ rất vụn vặt của trẻ con. Quan tri phủ có lẽ vẫn muốn truy ra tung tích của kẻ giết chết con mình, còn cha Vũ thì vẫn chỉ muốn con mình sống bình an nên chỉ hỏi một vài lần rồi thôi.
Vụ việc moi tim trẻ con vứt xác khắp nơi ầm ĩ on vứt xa một thời gian, cuối cùng cũng chẳng thu eagat được kết quả gì đáng kể. Thiên hạ bàn tán một hồi rồi cũng trôi qua tựa hồ như một kí ức mờ nhạt. Cho đến tiết Trung Nguyên năm ấy.
Ngày trước người Đại Việt, người Trung Hoa thường sử dụng nông lịch để tiện cho việc chăm sóc mùa màng. Trong nông lịch lại chia ra làm hai mươi tư tiết khí, sắp xếp vào mười hai tháng trong một năm. Tiết trung nguyên chính là rằm tháng bảy, hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan.
Người Việt vốn coi trọng đạo lý hiếu kính tổ tiên, chính bởi thế mà cứ đến ngày này hàng năm người giàu cũng như kẻ nghèo đều tất bật khẩn trương chuẩn bị cho lễ cúng rằm, nhằm tri ân công đức của những chân linh là thân nhân quyến thuộc.
Đêm hôm ấy, Vũ lại nằm mơ. Lần đầu tiên kể từ lúc có nhận thức, Vũ mới trải qua một giấc chiêm bao đáng sợ đến như thế. Mãi sau này nhớ lại, cậu bàng hoàng nhận ra câu chuyện về lũ trẻ con bị móc mất ngũ tạng là khởi đầu cho một chuỗi thảm kịch kinh hoàng mà chính gia đình cậu phải hứng chịu.
Giấc mộng định mệnh hôm ấy bắt đầu bằng cái hơi lạnh bất thường của đêm hè tháng bảy. Trong cơn mơ, Vũ thấy mình đương đi lững thững trên triền đê bất chợt thấy hai con trâu màu trắng toát ngoi lên từ mặt nước rồi húc nhau đến độ đầu rơi máu chảy.
Một con bị gãy một bên sừng, dường như cơn đau càng khiến nó hãng máu, nó lồng lộn như lên cơn điên dại, rồi dùng chính vết gãy nham nhở lia một đường sắc lẻm ngang thân con trâu còn lại. Vết thương chí mạng khiến con trâu rống lên một tiếng thảm thiết rồi máu ồng ộc tuôn ra.
Người nào đã từng chứng kiến cảnh giết trâu sẽ không bao giờ quên mùi máu của loài vật hiền lành ấy. Thứ mùi vừa tanh tưởi, lại vừa hôi hôi thật giống với mùi máu me của đàn bà khi sinh nở. Máu trâu rơi đến đâu, mặt nước ven đê bị nhuộm đỏ đến đó. Kỳ lạ thay, đúng lúc ấy, Vũ chợt thấy hàng trăm người bị nhấn chìm giữa năm hữu dòng nước đục ngầu hôi tanh mùi máu. Già trẻ lớn bé chới với cố gắng ngóc đầu lên kêu cứu thảm thiết làm huyên náo cả một khúc sông. Vũ chợt nghe thấy tiếng ai quen thuộc đến lạ thường, cậu căng mắt để nhìn cho rõ thì phát hiện cha mẹ mình đương bị cuốn vào dòng nước đục ngầu. Vũ hoảng hồn, cậu hét lạc cả giọng:
“Cha! Mẹ! Ai cứu cha mẹ tôi với!!!!”
Tiếng hét của cậu vang khắp mặt sông hòa cùng với tiếng nước chảy ồ ồ, tiếng người khóc lóc kêu cứu ầm ĩ. Cha cậu một tay bám vào một thanh gỗ mục, tay còn lại giữ chặt lấy mẹ cậu đã ngất xỉu. Vũ gào tên mẹ ầm ĩ, cậu chạy tới chạy lui tìm thứ gì đó để cho cha mẹ bám. Ấy vậy mà chỉ trong một tích tắc, cả hai người đều bị cuốn vào vòng xoáy nước rồi chìm xuống đáy sông. Mọi chuyện xảy ra trước mặt Vũ kay ra truo khiến hồn vía cậu như bay đi đâu mất. Cậu thất thần ngồi phịch xuống mặt cỏ ướt sũng, bầu trời lóe lên những tia chớp liên tiếp, sét đánh đùng đoàng ở trên không trung.
Giữa lúc trời đất như nổi trận lôi đình, cậu nghe thấy một tiếng cười man dại. Tiếng cười the thé vừa vút lên, Vũ lập tức quay sang bên rồi phát hiện ra gã đàn ông quái lạ tết tóc đuôi sam từng đứng thập thò trước cửa sổ phòng cậu đương cưỡi trên lưng con trâu gãy sừng vừa nãy. Đi phía sau gã là những đứa trẻ trần truồng không một manh áo. Kì quái hơn nữa là ngực đứa nào cũng bị phanh ra để mọi hết tim gan, gương mặt chúng xám ngoét như không có sức sống. Gã đàn ông nhận thấy Vũ đương nhìn mình, gã cười khoái trá, giọng nói khò khè lơ lớ của gã rít lên như tiếng rắn bắt ngóe mỗi đêm:
“Chết hết đi! Chết hết đi lũ Đại Việt khốn kiếp! Khắp nơi đều là sông, khắp nơi đều là người chết! Còn ta là thần. Ha ha ha ha”
Đến lúc này Vũ mới nhận ra gã đàn ông
đứng bên cửa sổ và gã đàn ông khâm liệm cho nhà quan tri phủ là một. Cảnh tượng cuối cùng trong giấc mơ của cậu chớp nhoáng nhưng Vũ nhìn rất rõ. Vũ thấy cha mẹ mình, rồi cả quan tri phủ và hàng loạt lũ trẻ con đều bị cột vào những thân cây gỗ lớn, treo ngược đầu xuống đất, hai chân hướng lên trời, từ đỉnh đầu những giọt máu tí tách nhỏ từng giọt. Cậu gào lên như điên dại rồi bắt đầu co giật từng hồi.
“Vũ…! Vũ! Sao thế này?”
“Vũ! Tỉnh dậy đi con!”
“Sao người nó sốt cao thế này hả ông?”
“Vũ ơi! Con ơi!”
Vũ bật dậy, cậu nhìn xung quanh thấy cha mẹ mình đương ngồi bên cạnh giường gương mặt hai người vừa lo lắng lại vừa hoang mang. Vũ thấy thân thể mình còn nguyên, cha mẹ mình vẫn còn sống khỏe mạnh, cảnh vật bên ngoài vẫn yên bình. Cậu òa khóc tức tưởi rồi ôm lấy mẹ. Mẹ cậu mỉm cười trìu mến nhìn chồng, rồi khẽ vuốt ve mái tóc mềm mại của con, bà khẽ nói:
“Không sao! Không sao! Cha mẹ ở đây rồi!”
Vũ thổn thức một hồi rồi mới chịu rời mẹ ra. Lúc này trời đã gần sáng, tiếng gà gáy trong thôn vang lên khắp nơi, tiếng đám gia nhân trong nhà lục tục trở dậy nhóm lửa đun nước pha trà. Quan coi kho lương thấp giọng hỏi con:
“Con lại mơ thấy gì à?”
Vũ khẽ rùng mình một cái, không hiểu sao cậu lại cảm thấy sợ đến mức như thế. Rõ ràng cậu đã từng chứng kiến ma quỷ đè lên trên ngực mình, rồi thấy cả bóng gã hote đàn ông thập thò bên cửa sổ. Thế nhưng không hiểu sao giấc mơ lần này lại làm cho cậu run lẩy bẩy đến thế. Cậu nuốt nước bọt rồi chầm chậm kể lại cho cha mẹ nghe. Bầu trời tờ mờ chưa sáng rõ nhưng cũng đủ để người khác nhìn thấy gương mặt thất thần của viên quan coi kho lương.
Thay chồng hỏi nhỏ:
“Mình làm sao thế? Có… có chuyện gì à?”
Viên quan coi kho lương run run đóng cửa lại, đoạn thì thào với vợ:
“Nếu những gì con mình mơ là đúng… thì có lẽ.. có lẽ sắp có biến lớn xảy ra rồi mình à!”
Không ai biết hôm đó phu thê quan coi kho lương đã bàn bạc những gì, chỉ thấy đám gia nhân trong nhà kháo nhau rằng quan bà đi mua rất nhiều gạo, lại sai người làm thêm thật nhiều kệ gỗ có chân chống thật cao. Người ta cười bảo nhau là gia đình quan vẽ chuyện, khi không lại làm việc chẳng giống ai. Chẳng ngờ chưa đầy một tuần trăng sau, phủ Quốc Oai lâm vào thảm cảnh.
Đêm mười ba âm lịch vầng trăng lấp lánh trên trời. Giờ tí vừa sang, quan coi kho lương cho ngựa chạy nước kiệu, lững thững về nhà. Đường từ kho lương của phủ Quốc Oai tới gia trang của ông phải băng qua một vạt rừng âm u, rồi mới tới con đường mòn nằm giữa những cánh đồng rộng mênh mông không có một bóng người. Vốn dĩ việc nông dân dựng nhà ngay sát thửa ruộng cũng không có gì lạ, thế nhưng ở nơi này chẳng ai dám ở lại. Vì người ta đồn rằng ở đây có…ma
Mấy người phu đi cấy ban đêm thường kể lại quỷ sự lạ lùng. Nào là có bà quả phụ họ Trần đi viếng mộ chồng, khi về qua cánh đồng chợt thấy có mấy người vừa tát nước vừa hát véo von. Bà quả phụ thấy lạ liền tiến lại, muốn nói chuyện vài câu, khi tới gần thì mới phát hiện những người này mặt đều bị băm nát, từng mảng thịt đều có giòi bọ bò lổm ngổm.
Bà ta sợ quá té ngửa ra đằng sau, vừa bò vừa ú ớ kêu cứu rồi ngất lịm đi trong tiếng cười lanh lảnh, hòa lẫn với tiếng tát nước ào ào.
Mãi sau này người ta mới biết, thì ra dưới lớp bùn dưới ruộng có xác mấy người bị giết một cách thê thảm rồi vùi vào trong đó, quan quân đến điều tra nhưng chẳng thu được kết quả gì.
Dân nhau nghe rằng, những đêm trời không trăng không sao, hễ ai lỡ bước đi qua bờ ruộng đó đều sẽ thấy những người mặt bị băm nát vừa tát nước vừa hát vè.
Mà nào chỉ có mỗi chuyện đó, nhiều người còn quả quyết rằng, cứ mỗi đêm rằm tháng bảy là sẽ thấy từng đoàn oan hồn vất vưởng đi đi lại lại, có kẻ bị gông cùm xiềng xích, có kẻ bị rạch toác bụng, từng khúc ruột non ruột già rơi lả tả xuống, thi nhau quấn chặt vào phần bẹn. Lũ trẻ con trong làng còn truyền tai nhau, chúng bảo rằng nhiều lúc nghe thấy tiếng râm ran gọi tên nhau í ới, nhưng đến khi chạy ra đồng thì chẳng có ai ở đó cả, chỉ có mấy đốm lửa lập lòe sáng lên trong đêm tối mịt mùng.
Cuối cùng cứ độ từ giờ thân trở đi là hơn chục mẫu ruộng đều chẳng có nổi một bóng người. Ai đó bất đắc dĩ lắm mới phải đi ngang qua, nhưng mỗi lần đi đều phải thúc ngựa thật nhanh hoặc rủ ai đó cứng bóng vía đi cùng, âu cũng coi như là cách phòng ngừa hiệu quả.
Quan coi kho lương ngồi trên lưng ngựa chậm rãi nhìn mọi thứ xung quanh. Không biết từ bao giờ cuộc sống của ông tràn ngập những điều quỷ dị khó có thể giải thích được thành lời. Từ trước đến nay có bao giờ ông tin vào chuyện ma quỷ tầm phào trong dân gian? Ngay cả đến kho lương, nơi người ta vẫn kháo nhau rằng có ma đói hay rình mò trong đó, ông cũng chưa bao giờ gặp. Chính vì vậy mà ông chẳng hề tin.
Vậy mà thằng con trai độc nhất của ông càng lớn, thì những thứ ma quái càng bủa vây lấy gia đình ông. Ban đầu ông cũng cảm thấy ngờ ngợ, nhưng những thứ thằng bé nói ngày một linh nghiệm, nhất là đêm nó nằm mơ thấy hai con trâu trắng tinh húc nhau chảy máu. Giấc mơ ấy chính là điềm báo cho một trận đại hồng thủy sắp xảy đến, cổ nhân cũng đã từng đề cập đến chuyện này. Nhớ lại cảnh tượng lúc Vũ kể lại giấc mơ lạ, bất giác ông cảm thấy lạnh cả người.
Vua quan từ trước đến nay ai mà lại không tin thiên tượng? Phàm cứ khi nào xuất hiện thiên tượng kỳ lạ thì dù không muốn cũng không thể không để tâm. Ngay cả đến Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Đại Vương khi xưa cũng đã đề cập thiên tượng ngay từ đầu còn gì? Khi ông mang chuyện này bẩm báo lại với quan tri phủ, chén nước trà trong tay tri phủ đại nhân vỡ tan.
Ông lấy làm lạ trước thái độ sợ sệt đó, bèn thì mới hay rằng: “Vào ngày lập hạ vừa rồi, chính ngọ vừa tới, quan tri phủ một mình cưỡi ngựa đi thẳng lên núi, lại bày lễ cúng bái trời đất rồi quan sát thiên . Bất chợt quan thấy hướng bắc có đen kéo đến cuồn cuộn, hướng nam tạo thành hình mỏng manh như dải có màu đỏ sẫm. Tri phủ đại nhân run quỳ xuống miệng niệm Phật không , thằng hầu theo sau bèn hỏi thì quan trả lời rằng hai áng mây giao nhau là điềm ấy báo đại nạn sắp tới. Đúng ấy, từ hướng càn ( phía Tây Bắc) có ngọn gió mang mùi rất tanh thổi tới nén nhang bùng lên rồi cháy dữ dội.”
Tri phủ đại nhân thốt lên một tiếng sợ hãi thằng hầu cũng cuống cuồng vái lạy đất liên tục. Quan run rẩy nói:
“Gió hướng càn thổi đến được gọi là tang phục phong. Có lẽ nào… năm nay… năm lại có nhiều người chết!??”
Dị sự vào ngày nguyên đán làm cho tri phủ đại nhân canh cánh không yên. Việc này vốn dĩ quan chỉ dám giấu trong lòng, làm sao dám biện sớ tấu lên nhà vua? Kinh đô ở Phú Xuân, thần tử ở phủ Quốc Oai vốn đã có sự dè chừng, nay lại thêm chuyện này khó tránh khỏi bị dị nghị.
Bấy lâu nay tri phủ đại nhân không dám nói với ai điềm báo đại nạn ấy. Không ngờ rằng, quan coi kho lương lại đến tìm tận nhà để kể về giấc mộng của Vũ. Người khác thì quan có thể không tin, chứ riêng Vũ thì ông không thể nghi ngờ. Nói đâu xa, chính Vũ là người đã tiên đoán cái chết thê thảm của con trai ông chứ đâu.
Hai viên quan bí mật tích trữ thêm lúa gạo, gia cố lại con đê quai vạc chạy ngang qua phủ Quốc Oai. Thời gian không còn nhiều, những người biết chuyện chỉ đếm trên đầu ngón tay, chẳng biết khi nào đại họa mới ập đến? Mải suy nghĩ, quan coi kho lương đã được ngựa đưa về đến nhà từ lúc nào không hay.
…
Sáng ngày 14 âm lịch, trời trong vắt không có một gợi mây nào. Quan bà khẽ nói với chồng:
“Ông à! Có khi nào giấc mộng của thằng … Vũ con mình..”
Bà bỏ lửng câu nói, nhưng quan ông hiểu rất rõ vợ mình muốn ám chỉ điều gì. Thực lòng chính bản thân ông cũng mong chờ
điều ấy, nếu không xảy ra biến cố gì thì quả thực là phước đức.
Lúc bấy giờ Vũ đương chơi một mình sau nhà. Từ chỗ cậu bé ngồi chỉ cách cửa sổ phòng ngủ của cậu mấy bước chân. Từ ngày Vũ lừng danh thiên hạ vì tài xem bói của mình, cậu bé không còn được cha mẹ cho ra ngoài chơi với bạn bè nữa. Vũ buồn bực lắm, cả ngày chỉ quanh quẩn ở trong khoảng vườn nhỏ để làm bạn với mấy con dế mèn. Một đứa trẻ mười tuổi, tuy chưa thể hiểu thế nào là nỗi cô đơn, nhưng chúng lại có thể cảm nhận rõ nét điều ấy. Đã có lúc Vũ mong chờ mấy đứa bé bị moi tim tìm cậu như lần trước, nhưng lạ một điều rằng từ sau cái đêm cậu thấy người đàn ông tết tóc đuôi sam mắt ti hí nhét thằng nhóc vào sau tay nải của lão, thì cậu chẳng còn thấy bất cứ đứa trẻ nào đến tìm
Vũ biết rằng đó không phải là mơ, bởi cậu đã từng tiếp xúc với chúng thực sự. Làn da nhớp nháp lạnh lạnh, mùi tanh tanh của máu phảng phất trong buổi sương đêm, đầu óc Vũ đủ tỉnh táo để biết rằng lũ trẻ quái dị kia là có thật. Chỉ có điều cậu bé đắn đo mãi rằng tại sao bầy trẻ lại tìm đến cậu? Có khi nào chính gã đàn ông tóc đuôi sam xuất hiện cười khe khé bên cạnh cửa sổ là hung thủ giết trẻ con trong phủ gần đây?
Giờ ngọ vừa điểm, Vũ vừa toan chạy lên nhà thì bỗng nghe từ đâu có tiếng đùng dùng trên không trung.
“Sao lại có tiếng sấm lúc này?”
Vũ ngơ ngác nhìn lên trời, trong lòng đầy thắc mắc. Từ phía đông, mây đen cuồn cuộn kéo tới khiến cho trời đất như tối sầm lại. Một tia chớp xé ngang bầu trời, tiếp theo đó là hàng loạt tiếng sấm nổi lên như trống trận. Lão Phúc và mấy người gia nhân khác đứng tụ tập trước sân nhà, ai nấy cũng đều lấy làm lạ, họ bảo nhau:
“Ơ hay! Quái lạ nhỉ? Trời đang nắng to lại nổi cơn giông!”
Nói thì nói vậy, thế nhưng mà ai nấy cũng đều tất tả đi làm việc. Người thì mang y phục đương phơi vào nhà, người thì quây lại chuồng gà, riêng lão Phúc và cậu con trai của Lão thì trèo lên mái nhà để gia cố lại mấy viên ngói đỏ đề phong mưa lớn.
Tiếng sấm càng lúc càng dữ dội, gió từ đâu vun vút thổi tới khiến cát bụi khắp nơi bay mù mịt. Mưa bắt đầu đổ xuống, rơi lập bộp xuống mái hiên, phu nhân quan coi kho lương vừa ôm con trong tay vừa tần ngần nhìn cơn mưa như trút nước. Lão Phúc người ướt như chuột lột thở dài nói với mẹ con Vũ:
“Bẩm bà! Không biết quan ông có về không? Trời mưa thế này, chắc ông sẽ ở lại kho lương!”
Đứa hầu gái đứng bên cạnh vừa nhắc tới từ kho lương đã co rúm người lại khiến lão Phúc quắc mắt nhìn nó. Quan bà vờ như không nhìn thấy rồi khẽ lắc đầu nói nhỏ:
Chắc là ông sẽ về nhà thôi! Kho lương cũng đã được gia cố từ mấy hôm trước rồi. Người túc trực quanh kho lương cũng được tri phủ đại nhân chấp nhận tăng viện. chắc rõ khôn
Lúc ấy Vũ còn nhỏ, bởi thế khi nghe mẹ và lão Phúc nói chuyện cậu cũng chẳng hiểu gì, chỉ có thể thắc mắc vì sao khi nhắc tới kho lương ai nấy đều nơm nớp sợ sệt như thế. Thực ra chuyện này cũng không có gì lạ, ai cũng biết kho lương là nơi cất trữ lương thực của cả phủ Quốc Oai rộng lớn. Những năm mất mùa người người từ khắp nơi kéo đến xin ăn nhiều không kể xiết, người ta giẫm đạp lên nhau để tranh từng hạt gạo, thậm chí sẵn sàng giết nhau chỉ vì miếng ăn. Nhiều người không kịp chờ đành gục ngã trước cửa kho. Những lúc như thế quan coi kho lương lại lắc đầu hạ lệnh cho quân lính dọn dẹp xác chết, lại còn cho đào một cái hố lớn để chôn. Từng thây người này nằm lẫn lên thây người kia, nếu không đào kỹ lưỡng chỉ e dân trong vùng không ai chịu được mùi xác người gây gây ngai ngái.
Người đời không biết thường chỉ nghĩ rằng nơi âm khí nặng nề nhất là nhà ngục. Thực ra những nơi ấy hàng ngày đều có binh lính qua lại, dương khí mạnh mẽ, phàm những vong hồn tầm thường đều không thể lai vãng. Nơi âm khí nặng nề, quy tụ nhiều ma đói nhất chính là kho lương. Cứ độ rằm tháng bảy hàng năm, quan coi kho lương đều mở lễ cúng tế thật lớn, rước sư thầy tại chùa Trấn Quốc về để tụng kinh siêu độ, lại cho nấu cháo đựng trên lá đa để các âm hồn không nơi lai vãng có thể nghe kinh Phật, hưởng lộc trần mà bớt phá phách.
Gần đến ngày rằm, trời lại mưa to gió lớn, ngộ nhỡ quan ông không về được thì thật đáng lo. Lão Phúc ngẫm nghĩ trong bụng rồi thở dài sườn sượt. Quan bà khẽ thắp nén nhang cúng bái tổ tiên rồi lại lặng lẽ ngồi trước hiên, trông ra ngoài màn mưa mịt mùng.
Hương chưa tàn thì quan ông đã về. Thấy cha về, cậu Vũ reo lên khe khẽ, quan bà thở phào một cái rồi mỉm cười đón chồng. Quan ông mặt mày tái nhợt, ban đầu người trong nhà chỉ nghĩ đơn giản rằng do trời mưa lạnh nên gương mặt ông trắng bệch.
Vừa bước vào nhà, ông đã vội hỏi dồn dập cậu Vũ:
“Vũ! Cái người đàn ông con gặp trong mơ như thế nào?”
Vũ bị bộ dạng hốt hoảng của cha dọa cho sợ đến ngây người, cậu bé ấp úng đáp:
“Con… con… con chỉ nhớ là ông ta tết tóc đuôi sam rất dài. Đầu cạo trọc một nửa, làn da vàng vàng nhưng cặp mắt thì ti hí.”
Quan ông thở hắt một cái, quan bà và lão Phúc nhìn nhau không ai hiểu gì. Lão Phúc tinh ý đuổi đứa hầu gái xuống bếp pha nước gừng nóng dâng lên. Đợi cho đứa hầu đi khỏi, quan ông mới hỏi tiếp:
“Giọng nói của lão như thế nào?”
Vũ đáp ngay:
“Con nghe câu được câu mất, chỉ biết giọng nói của ông ta khò khè, khi cười thì cứ cười khanh khách.”
Quan bà không hiểu vì sao chồng mình lại có thái độ lạ lùng như vậy, bà vừa giúp chồng cởi áo tơi vừa khẽ trách:
“Có gì thì từ từ nói, ông làm vậy ai mà chẳng sợ”
Quan ông không đáp lời, ông rút từ trong vạt áo ra một mảnh giấy, hay nói chính xác hơn là một bức tranh đã phần nào nhòe bởi nước mưa. Ông đưa cho Vũ rồi nghiêm giọng:
“Vũ con! Giờ con nhớ lại thật kỹ người đàn ông con từng gặp trong giấc mơ. Xem có đúng là người trong hình vẽ này hay không. Suy nghĩ thật kỹ rồi báo lại với ta!”
Biết có chuyện không ổn, lão Phúc lạt dạt đóng cửa gian nhà chính, rồi chính lão thắp cây đèn cầy leo lét. Trong gian nhà tranh tối tranh sáng, ba người lớn đứng xúm quanh một thằng bé mới hơn mười tuổi. Vũ im lặng không nói gì, cậu nhận thấy sự nghiêm trọng trong giọng nói của cha. Vũ không vội mở bức tranh ra xem ngay, cậu chỉ nhắm mắt lại rồi hồi tưởng cuộc gặp gỡ ma mị giữa cậu và gã đàn ông lạ mặt. Kỳ thực đêm ấy trăng không sáng lắm, nhưng vẫn đủ để cậu có thể nhớ kỹ được gương mặt của gã đàn ông thập thò ngoài cửa sổ. Huống chi sau đó cậu lại gặp lại gã trong giấc mơ của mình, thành ra bóng dáng lão in đậm trong tâm trí cậu. Phải tới độ nửa tuần hương, Vũ mới chậm rãi mở bức tranh ra. Vừa nhìn thấy người trong tranh, Vũ đã thốt lên một tiếng rồi giật mình đánh rơi bức tranh xuống đất.
Trống ngực đập thình thịch, ông hỏi dồn:
“Sao? Sao thế? Có phải là…?”
Vũ ho khụ khụ vài cái rồi đáp lời:
“Là ông ta! Chính là ông ta. Không sai được”
Nghe chính từ miệng con trai mình thốt ra, quan coi kho lương ngồi phịch xuống ghế rồi thẫn thờ. Quan bà và lão nô bộc trung thành không hiểu chuyện gì xảy ra chỉ biết nhìn nhau đầy lo lắng. Chờ cho quan ông qua cơn bàng hoàng, quan bà khẽ hỏi:
“Rốt cuộc là có chuyện gì? Ông … ông đừng làm cho mẹ con tôi sợ”
Quan ông nhìn thẳng vào mắt vợ rồi nói rành rọt:
“Sáng sớm hôm nay, tri phủ phu nhân cùng đứa con trong bụng mất rồi!”
Quan bà khê kêu lên một tiếng xuống cạnh chồng hỏi nhỏ:
“Làm sao mà lại mất? Chẳng phải là tri phủ phu nhân đương mang thai hay sao? Tôi vừa mới gặp phu nhân ở chùa mấy hôm trước cơ mà.”
Quan ông nuốt nước bọt rồi trầm giọng:
“Sự tình càng lúc càng rối rắm! Bà nó cũng biết rằng, từ sau khi cậu quý tử nhà quan chết thảm, phu thê quan tri phủ lúc nào cũng rầu rĩ. Thế rồi tri phủ phu nhân phát hiện mình mang thai, các cụ cao niên đều nói rằng ấy là con lộn của hai vợ chồng họ. Vì từng mất con nên phu thê quan tri phủ cẩn thận lắm. Phu nhân đi đâu cũng có người theo hầu, không dám khinh suất”
Quan ông khẽ rùng mình một cái rồi lại kể tiếp với giọng khàn khàn:
“Gia sự của quan tri phủ vốn dĩ không yên lành. Lại thêm hung tinh liên tiếp xuất hiện. Nào là thiên tượng vào ngày nguyên đán, rồi lại đến giấc mơ về tinh trâu trắng húc nhau. Tất cả đều báo điềm báo đại nạn sắp tới”
Quan ông tần ngần một lúc rồi nói tiếp:
“Sáng nay quan trên vẫn đến để xem xét kho lương thực đã được gia cố phòng khi ngập lụt. Độ chừng hơn một tuần nhang, có người đến báo cho quan trên trong nhà có việc gấp, mời quan về phân xử. Đoán chừng sự chẳng lành, tôi cùng quan vội vã về thì phát hiện trong nhà đương rất huyện náo, gia nhân đứng túm tụm, đứa nào đứa nấy khóc nấc lên thành tiếng. Khi đến gần mới thấy xác tri phủ phu nhân nằm giữa vũng máu, bụng bị rạch toác ra, bào thai cũng bị móc mất. Kẻ nào đó còn nhẫn tâm kéo nhau thai đi một đoạn, rồi mới dùng dao cứa đứt…”
Nói đến đó, quan ông nghẹn lại, gương mặt ông không che giấu nổi nỗi bàng hoàng. Quan bà thốt lên một tiếng rồi hai tay bụm miệng lại vì quá hoảng sợ, lão Phúc bình thường vốn gan dạ là thế mà lúc này cũng run run ngồi phịch xuống đất, chẳng thốt lên lời. Chỉ có riêng cậu Vũ vẫn im lặng, trong lòng cậu tựa hồ như có con gì đó đương cào xé, toàn thân cậu nặng như chì giống hệt như cảm giác bị bóng đè lần trước. Quan ông định nhấp chén trà cho thấm giọng, nhưng vừa đưa lên miệng ông lại đặt xuống rồi thở dài:
Người trong nhà bẩm lại rằng không thấy ai lạ mặt vào nhà. Con bé hầu gái tên Thùy chỉ nhớ rằng lúc sáng phu nhân kêu bứt dứt trong người, muốn đi dạo trong vườn bèn sai con Thùy đi theo. Vừa mới đi đến hồ cá trong vườn thì quan bà thấy nóng nên tới thủy đình hóng gió. Tri phủ phu nhân có nói với con Thùy rằng hình như bà nhìn thấy dưới hồ cá có người, con Thùy thấy lạ liền cúi xuống xem nhưng chẳng thấy gì. Ngồi một lúc nó xin phép đi vào bên trong để lấy trà bánh. Từ lúc nó đi cho tới khi quay lại, chưa tới nửa tuần hương mà sự tình đã ra nông nỗi thế. Tôi… tôi nhà như in cảnh tượng lúc đó.. Hai chân phu nhân buông thống gần chạm vào hồ nước phần bụng bị rạch toang, máu ngấm hết vào áo rồi trào ra ngoài…. Ổ bụng trống rỗng không có thứ gì trong đó, riêng nhau thai thì… thì… thống xuống hồ nước đầy cá… Đàn cá bu xung quanh rỉa lấy rỉa để!
Quan bà nghe đó sợ quá,nhưng vẫn gặng hỏi tiếp:
“Vậy thì bức tranh trong tay ông là như thế nào? Tại sao… tại sao lại có liên quan đến con trai mình cơ chứ?”
Quan ông không đáp vội, ông lẳng lặng lấy cái điếu cày dựng trong góc nhà, riết một hơi thật dài để lấy lại tinh thần rồi trả lời:
“Quan tri phủ nhìn thấy xác vợ liền quỳ giữa trời gào khóc như điên. Lúc đó tôi vội vàng lệnh cho lính tráng chặn hết mấy ngả đường, rồi sai người đi khắp nơi hỏi xem có thấy kẻ nào khả nghi hay không. Nào ngờ một lúc sau có người báo về rằng thấy ai trông giống hệt lão quái già khâm liệm hôm trước lén lút đi từ cửa sau nhà quan đi ra, trên tay còn ôm theo một cái bọc vải rất kỳ lạ. Người đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là ông lang Bộc.
Khắp phủ này ai mà chẳng biết ông lang Bộc có cái mũi thính như mũi chó săn, dù đứng cách xa lão quái già khâm liệm vài trượng nhưng ông lang Bộc khẳng định trên người lão ta có một mùi máu rất nồng…Thế nhưng lúc đó ông lang cũng không nghĩ nhiều, chỉ kịp nhìn thấy lão quái già khâm liệm ấy chạy về hướng bến đò phía đông”
“Bẩm ông! Sau đó thì thế nào?”
Quan coi kho lương lắc đầu:
“Nghe tin lính tráng hỏi, ông lang Bộc vội vội vàng vàng tới khai báo. Trong lòng tôi có linh tính quỷ sự bấy lâu nay ở phủ Quốc Oai ít nhiều có liên quan tới người lạ, cho nên tôi lệnh cho lính trong nha phủ đi hỏi gia nhân từng nhìn rõ gương mặt của lão khâm liệm để họa lại. Khi các quan khác vừa đến, tôi bẩm báo lại sự tình rồi cáo từ. Nào ngờ đi được mấy bước, tôi chợt nhớ đến thẳng Vũ con mình từng mơ thấy lão khâm liệm. Đoán chừng lại có manh mối, cho nên tôi quay lại để lấy bức tranh về hỏi con…. Sự tình sau đó bà nó cũng biết rồi”
Không khí trong nhà bỗng nhiên nặng nề chưa từng thấy, ba người lớn không ai nói gì đều lẳng lặng nhìn Vũ. Chưa bao giờ Vũ thấy trống ngực của mình đập dồn dập đến thế. Sống lưng Vũ bỗng dưng lạnh cóng khiến cậu nhất thời không cử động được
Trời càng lúc càng mưa to. Mưa xối xả như ai đó đổ ào một ang nước khổng lồ xuống phủ Quốc Oai. Giờ hợi hôm ấy, có một gã đàn ông mặc y phục người Mãn, tóc tết đuôi sam,lững thững xách theo một cái tay nải. Gã vừa đi vừa cố bấm chặt mười đầu ngón chân xuống bờ cỏ ven đê. Một tiếng rúc của chim lợn từ đâu vang đến, gã đứng trong một cái lán xiêu vẹo của mấy người chăn trâu dựng tạm. Bàn tay gã lần lần giở từng lớp của tay nải ra. Bên trong là mấy quả tim người khô cong queo, cứ như thể đã được sấy rất lâu dưới trời nắng. Gã đàn ông lẩm bẩm lần giở từng lớp của tay nải ra. Bên trong là mấy quả tim người khô cong queo, cứ như thể đã được sấy rất lâu dưới trời nắng. Gã đàn ông lẩm bẩm:
“Vốn định giết nó, nhưng có đứa này thế thân lại càng linh. Khà khà… Việc sắp thành rồi”
Gã lầm rầm khấn vái gì đó, rồi đem bảy quả tim chôn vào bảy vị trí khác nhau dọc theo con đê quai vạc. Trời tối mịt mùng nhưng gã chẳng màng. Khi vừa chôn xong quả tim cuối cùng, lúc ấy từ phía dưới mặt nước có lác đác mấy bóng đen ngoi lên. Mắt đứa nào cũng vàng rực.