Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 26
HỒI THỨ TƯ
MƯU MA CHƯỚC QUỶ
Trời càng lúc càng mưa tầm tã, từng cơn gió rít lên từng hồi, thổi tốc cả những mái nhà được lợp bằng tranh tạm bợ. Dân trong phủ Quốc Oai vừa căng sức mình để chống bão, vừa phải sơ tán những đồ đạc quý giá, trâu bò lợn gà để tránh bị ngập nước. Sấm sét đì đùng vang lên tứ phía, cả bầu trời cứ như thể muốn sập đến nơi.
Thôn Bích Câu vốn là một cái gò đất khổng lồ bị bỏ hoang. Các cụ cao niên ở vào độ tuổi thất thập cổ lai hy vẫn kể rằng, ngày trước nơi đó từng là mồ chôn thây của bè lũ quân Thanh bị vua Quang Trung tốc chiến đánh bại. Quân ta thắng trận bèn ăn mừng thật lớn, thế nhưng xác của quân thù thì vẫn phải giải quyết cho triệt để,
Dân khắp nơi dù căm thù lũ giặc đến mấy nhưng với tâm thế của kẻ thắng trận, người ta vẫn đào một cái mồ thật lớn để chôn xác bại binh. Nơi hạ táng gia thân thuộc vốn đã phải lựa chọn cẩn , mồ chôn kẻ thù lại càng phải suy tính chu toàn hơn nhiều.
Sử sách chẳng hề ghi chép người Việt làm nào để giải quyết những thây người tức tưởi như thế, thế nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng rằng để cho vong hồn của lũ bại binh không quấy phá được người dương thế, dân Việt thường trấn yểm bằng cách chôn thật nhiều khí cụ, tiền xu và cả chó mực để trấn giữ tà khí. Những nấm mồ tập thể đó phải được đào thật sâu, lại phải được các bậc tăng ni niệm đêm ngày để dẹp tan oán khí. làm đó vừa để xoa dịu những oán chết ở nơi đất khách quê người, lại có thể trấn áp không cho giới tà môn Bắc đến càn quấy gây họa cho gia trăm họ. Nghe đâu giới vu thuật Việt cũng đóng góp công sức đáng kể trong cuộc chiến âm dương thầm lặng
Thôn Bích Câu vốn là một nấm mộ khổng lồ như thế, có lẽ chính vì địa thế đất cao ráo lại dễ thoát nước, khiến cho nơi đây vô tình trở thành vùng lánh nạn của nhiều gia đình. Người ta chọn nơi đây làm nơi tá túc để chờ nước rút. Dân Bích Câu mở rộng cửa đón người đến xin ở nhà, phàm những gã đàn ông trai tráng khỏe mạnh thì ra đầu thôn dựng lán, còn người già, đàn bà và trẻ nhỏ thì được ở trong những túp lều dựng bên trên những chân cột thật cao, thật chắc chắn để đề phòng nước ngập.
Càng về đêm gió mưa càng vần vũ, tiếng nước đập vào chân đê bị át đi trong tiếng mưa ồ ồ như đổ. Gia sự của tri phủ đại nhân đương rối ren, phó quan vâng lệnh đứng ra chỉ đạo việc chống bão cho dân chúng trong vùng. Ông sai hà đê quan đích thân xuống tận đê để xem xét sự tình, lại còn căn dặn rất kỹ quan coi đê phải báo cáo lại với ông về mực nước tới đâu, phòng khi bất trắc.
Quan coi đê vâng vâng dạ dạ, nhưng trong lòng thầm nghĩ phó quan muốn lợi dụng chuyện này để chuyên quyền. Tuyến đê quai vạc đi qua phủ Quốc Oai là nơi trọng yếu nhất, từ bên này qua bên kia đê cũng phải mấy trượng, làm sao có thể nói vỡ là vỡ được? Nghĩ vậy nên quan coi đê có vài phần chủ quan, ông ta không trực tiếp xuống thị sát mà chỉ sai vài tay chân dưới trưởng đội mưa bão đi làm việc đó. Chẳng ngờ cũng từ chuyến đi này mà nảy sinh bao chuyện quỷ dị.
Số là trong đám lính của được phái đi kiểm tra đê điều, có một anh lính quèn tên là Giản. Lính lệ bao giờ cũng khổ, nhất là những người cùng đinh như Giản. Giản vốn sống cùng thôn Bích Câu, nhưng tướng mạo quá xấu xí nên thành ra chẳng ai để mắt tới.
Người ta kể rằng, khi sinh ra Giản cũng bình thường như bao người khác, nhưng từ ngày Giản bị sét đánh trúng mà không chết thì trên người Giản xuất hiện những vết sẹo lồi trông hệt như rễ cây. Vết sẹo đó mùa hè thì đổi thành màu đỏ, sang đến đông thì lại chuyển thành màu xanh tím, kéo dài từ cổ cho tới tận gót chân, lan sang đến cả phần lưng và ngực bên tay hữu (tay phải).
Bề ngoài xấu xí vốn đã khó lấy vợ nhưng điều khiến thiên hạ e sợ là bởi Giản có thể thấy ma… Hễ ai hỏi ma ở đâu thì Giản lúc nào cũng giật mình rồi thì thào đáp:
“Ối giời ơi! Ở đâu mà chẳng có ma! Ma ở trên ngọn tre, ma đứng bên khung cửi, rồi cả ma….cả ma ở trên vai người nữa đấy”
Nhiều người bảo Giản điên cho nên dù có làm lính lệ thì vẫn chẳng có ai đoái hoài.
Đêm bão hôm ấy, Giản theo lệnh quan ra bờ đê. Vừa mới dùng vôi vạch một đường thật đậm ở trên mép nước làm dấu sau này, hắn toan quay người rời khỏi thì bất chợt nghe tiếng cười khe khé sau lưng. Giản quay phắt lại thì thấy chẳng có ai, xung quanh tối đen như mực, nước mưa hất vào khiến mắt gã như bị ai che mắt.
Đoán chừng có ma, Giản hấp tấp trèo lên đê trông xuống nhưng chẳng có gì lạ. Nghĩ bụng có thể bản thân mình thần hồn nát thần tính, Giản bèn thuận miệng chửi thề vài câu. Gã chưa kịp quay về thì một tia chớp sáng lòa lóe lên soi sáng cả không gian rộng lớn. Trong tích tắc ngắn ngủi ấy, Giản chợt nhìn thấy một người đàn ông cạo trọc nửa đầu, tóc tết đuôi sam, ăn mặc kì lạ đứng trong mưa, mặt hướng về phía đường chính vào phủ Quốc Oai miệng lầm rầm khấn vái gì đó
Giản chưa kịp hoàn hồn thì bỗng nhiên thấy xuất hiện dị tượng lạ lùng. Trên mặt nước đục ngầu ngoài đê, có những bóng đen đầu trọc lông lốc nhưng đôi mắt vàng khè sáng rực trong đêm tối bơi đi bơi lại. Chúng hết ngoi lên lại ngụp xuống, nhưng chỉ ở dưới nước thôi ngoài ra chẳng làm gì nữa cả. Đầu tiên chỉ lác đác vài bóng đen, nhưng chưa đầy một lúc sau thì số lượng bóng đen đã lên đến mấy chục người.
Toàn thân chúng có hình dạng giống người, nhưng mà lại không phải người, thậm chí lác đác trong đám quỷ dị đó còn có những kẻ trên tay cầm cả gươm giáo. Giản bủn rủn chân tay vì sợ hãi. Nếu là người bình thường, chắc chắn sẽ cho rằng những bóng đen mắt sáng rực như mắt mèo trong đêm ấy là ma da. Thế nhưng Giản biết, đống quỷ dị này còn quái dị hơn cả ma da, ấy là vì gã ngửi thấy một mùi máu tanh nồng nặc tràn đến.
Cơn gió càng lúc càng gào thét điên cuồng, Giản bị gió đẩy đi rồi va vào một thân cây lớn cách chỗ quan coi kho lương phát hiện ra mấy cái xác trẻ con bị moi tim chỉ vài bước chân. Giản đấu tranh tư tưởng dữ dội, trong lòng gã muốn nhanh nhanh chóng chóng trở về nhà nhân lúc gã đàn ông tết tóc đuôi sam còn chưa phát hiện ra mình. Mặt khác, gã lại muốn ở lại để xem xem rốt cuộc có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng đêm tối mù mịt, ngọn đèn lồng trong tay Giản đã bị gió làm cho rách nát từ lâu, gã chẳng thể nhìn được gì thêm nữa.
Giản thở dài rồi lần mò dưới đất tìm được một cành cây khá lớn, chờ cho trời đứng gió, gã chống mạnh xuống đất làm trụ rồi bước tìm đường về trong đêm. Gã vừa đi được mấy bước thì nghe thấy tiếng hò reo râm ran khắp trên mặt sông. Trước mặt Giản một cảnh tượng kinh hoàng đương diễn ra khiến gã rú lên một tiếng kinh hoàng. Người đàn ông tết tóc đuôi sam khẽ giật mình rồi quay người về phía phát ra tiếng động. Phát hiện thấy Giản mặt trắng bệch ngồi trên triển để chết lặng đi vì sợ hãi, người đàn ông cười nhếch mép rồi từ từ tiến lại gần.
Cùng lúc đó, Vũ đương nằm ngủ bỗng hét lên kinh hãi.
Vợ chồng viên quan coi kho lương giật mình nghe tiếng tiếng hét bèn vội vàng chạy vào. Trong gian phòng tối tăm, Vũ ngồi trên giường run cầm cập, gương mặt hướng về khung cửa sổ bị bung then cài. Bên ngoài trời tối đen như mực, mưa hắt vào làm cho nửa gian phòng lõng bổng nước. Phu nhân quan coi kho lương một tay ôm con, tay còn lại khẽ khêu chiếc bấc của cây đèn cầy cho thêm phần sáng rõ.
Viên quan cố sức kéo hai cánh cửa sổ mòn vẹt vào trong, gió thổi thốc vào khiến ông nhắm chặt cả hai mắt. Vật lộn một lúc ông cũng đóng được cánh cửa, lúc này nửa người ông đã ướt sũng. Viên quan không mảy may để ý, ông vội vàng quay lại nhìn con trai hỏi khẽ:
“Làm sao đấy? Làm sao mà lại hét toáng giữa đêm hôm thế này?”
Vũ thổn thức trong lòng mẹ, quan ông khẽ cau mày:
“Chẳng lẽ con lại nằm mơ thấy gì à?”
Vũ đưa mắt nhìn ra cửa sổ đóng im im, thấy cha mẹ ở bên cậu mới dám nói:
“Bẩm, không phải con nằm mơ đâu. Vừa nãy… vừa nãy ngoài cửa sổ có ma!”
Quan bà giật mình bất ra khung cửa sổ ướt nhẹp. Quan ông vội vàng hỏi lại, trong lòng dâng lên nỗi hoang mang:
“Ma nào? Ma ở đâu ra? Nhà ta làm sao mà có ma quỷ vào được?”
Quan ông chắc chắn với điều ấy lắm, bởi vì đơn giản: Căn nhà bề thế mà ông đương ở vốn dựng trên gò đất cao nhất thôn Bích Câu. Từ thời ông nội ông còn sống đã cho chôn tượng của bốn con chó mực tạc bằng đá đen nhìn ra tứ phía. Nhiều người yếu bóng vía trong thôn vẫn hay kể lại, vào những đêm rằm, đặc biệt là đêm rằm tháng bảy, thường thấy bóng mấy con chó đen đi đi lại lại xung quanh nhà, mắt con nào con nấy đều sáng rực lên trong đêm tối. Dưới sự bảo hộ của bốn bức tượng đá như thế, ma quỷ nào dám lai vãng đến nhà
Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, quan ông biết con mình vốn căn cao số nặng nên không thể làm ngơ, ông bèn hỏi:
“Thế con nhìn thấy những gì mà hét lớn thế?”
Vũ run run:
“Con … con.. con đương nằm ngủ thì thấy chân ươn ướt. Giật mình mở mắt trông ra thì thấy cửa sổ bị bung ra từ lúc nào. Gió thổi vào làm tắt đèn cầy trong phòng con. Con định vén màn để ra đóng cửa thì đúng lúc ấy một tia chớp lóe lên. Xung quanh lập tức sáng hệt như ban ngày, con nhìn thấy anh Giản…
Quan ông ngắt lời:
“Giản nào? Có phải thằng lính tên Giản ở cuối thôn không?”
“Dạ phải, chính là anh ấy. Con nhìn thấy anh Giản bên cạnh cửa sổ, hai tay bám chặt vào song cửa kia kìa. Người anh ấy đầy máu, máu chảy từ trên đỉnh đầu hòa với nước mưa cứ lăn dài trên gương mặt ấy. Tia chớp lóe lên rồi vụt tắt, ban đầu con cứ nghĩ con nhìn nhầm… Đúng lúc ấy thì con nghe thấy tiếng anh ấy thì thào:
“Vũ ơi… Vũ ơi… đưa xác anh về cho phụ thân anh!”
Tiếng của anh Giản vọng vào với tiếng gió thổi, con sợ quá hét lên”
Nghe con trai kể mà chính quan ông cũng phải giật mình. Quan bà khẽ co rúm người lại, vòng tay siết chặt con trai vào lòng rồi khẽ đáp:
Không sao đâu! Chắc con mệt mỏi nên nhìn nhầm đấy!”
Quan ông cầm chiếc cầy đi châm chậm về phía cánh cửa sổ, như thể muốn chứng minh cho con thấy mọi thứ hoàn toàn bình thường. Ấy vậy mà, khi vừa đến gần cánh cửa sổ thì ông bỗng rú lên một tiếng rồi giật mình lùi lại phía sau, chiếc đèn cầy trong tay ông rơi xuống đất lăn vài vòng rồi tắt lịm. Quan bà khẽ thốt lên:
“Ối trời ơi!
“Ông làm sao thế?”
Quan ông thất thần hết nhìn song cửa trước mặt, rồi lại quay lại nhìn vợ con. Ông nuốt nước bọt một cách khó nhọc rồi run rẩy đáp:
Song cửa… cái song cửa sổ… có… có. dấu tay người dính máu!!!”
Đêm hôm ấy, nước sông Nhị Hà dâng cao chưa từng thấy.
Trải qua một đêm ma mị kinh hoàng, ba người nhà viên quan coi kho lương không ai còn dám ở lại trong gian phòng phía trong. Họ lục tục kéo nhau ra gian bên ngoài, nằm thao thức chờ trời sáng. Cuối giờ sửu, bên ngoài bầu trời đã sáng rõ, trận mưa to làm cho khoảng sân rộng trước nhà quan coi kho lương nước dâng lên cao quá đầu gối. Lão Phúc vừa mở cửa bước ra ngoài thì đã thấy quan ông mặc sẵn thường phục đương chuẩn bị đi đâu đó. Lão chưa kịp hỏi thì đã thấy ông thúc con ngựa phóng thẳng ra đầu thôn, vẻ mặt nghiêm trọng, chẳng nói chẳng rằng.
Trời đã tạnh mưa nhưng sắc trời còn âm u xám xịt, báo hiệu cơn mưa sẽ còn tiếp diễn. Con đường nối thôn Bích Câu tới khúc đê quai vạc cắt qua phủ Quốc Oai ngập trong nước, rác rưởi trôi nổi khắp mọi nơi. Quan ông muốn đích thân mình tự ra đê để kiểm chứng để xem xem hiện tượng quỷ dị hôm qua mà con trai mình thấy có thực sự xảy ra. Càng nghĩ ông càng cảm thấy quái lạ, cứ cho là thằng cu Giản đã chết thì nó cũng chỉ là hồn ma bóng quế bình thường, làm sao mà có thể vượt qua được bốn thần khuyển để vào tận nhà ông? Liệu có điều gì mờ ám ở đây chăng? Ông nghĩ mãi mà vẫn không ra, nhưng trong lòng ông một dự cảm bất an ùa tới dồn tới dồn dập
Vừa tới đê, ông đã thấy một đám người xúm đen xúm đỏ. Ông lập cập xuống ngựa rồi lao tới, đám đông thấy quan hớt hơ hớt hải chạy đến thì vội nhường chỗ. Dưới đám cỏ ướt lẹp nhẹp, quan ông nhìn thấy rõ anh lính Giản nằm sõng xoài, hai tay hai chân giang rộng, phần ổ bụng bị rạch roác, tim cũng bị moi hệt như những đứa bé chết thảm dạo trước. Thế nhưng, điều khiến người ta sợ hãi nhất ấy là phần ruột non của anh lính Giản bị kéo ngược lên trên rồi quấn vào cổ. Ông lang Bộc cũng theo đám đông tới hóng chuyện, ông khẽ nhìn xác chết dưới đất rồi thở dài lắc đầu:
“Thằng nào mà thất nhân thất đức quá! Giết người không gớm tay. Nó giết con người ta đã đành rồi lại còn bày trò trêu đùa nữa!”
Câu nói tưởng chừng như vô thưởng vô ấy của ông lang Bộc lại vô tình trôi tai quan coi kho lương. Quan ông giật mình quay ra hỏi:
“Bác.. Bác lang Bộc nói thế là sao?”
Ông lang chẹp miệng một cái rồi lấy tay xuống dưới cái xác:
“Quan bác nhìn mà xem! Cái ruột non quanh cổ như này, có phải là giống hệt như đứa bé mới sinh bị nhau thai quấn cổ không cơ chứ?”
Đám đông im phăng phắc lắng nghe, không một ai dám thở mạnh. Một người đàn bà gật gù rồi buột miệng:
“Bẩm quan! Ông lang Bộc nói phải đấy ạ! Dây quấn cổ như này trẻ con dễ chết lắm. Chính mắt con đã từng chứng kiến người nhà đẻ cũng bị thế kia đấy”
Mọi người lại xì xào bàn tán, không ai hiểu vì sao kẻ nào lại có thể giết anh lính Giản một cách tàn bạo như thế. Lính lệ trong phủ lớn khi xưa, dù không thể tinh nhuệ như đội quân chính quy nhưng chí ít cũng phải khỏe mạnh có sức vóc. Anh lính Giản dáng người tầm thước, mặc dù nhà nghèo nhưng cũng không đến mức đói ăn. Vậy thì kẻ nào có thể xuống tay trước một người thanh niên đương trong tuổi tráng niên?
Mỗi người góp một vài câu chuyện, dần dần quan coi kho lương cũng hình dung ra phần nào câu chuyện. Thì ra đêm mưa to gió lớn hôm qua, quan coi đê sai anh lính Giản ra xem mực nước. Vốn dĩ việc này phải có mấy người, nhưng không hiểu sao mà mấy người dân sống gần đê chỉ nhìn thấy mỗi bóng dáng anh Giản. Trời mưa vần vũ nên tối rất nhanh, ông già Thìn sống gần đê nhất còn khẳng định rõ ràng có nghe thấy tiếng chuông kêu leng keng lúc nửa đêm mưa gió, sau đó một lúc có tiếng một người đàn ông hét lên đột ngột rồi im bặt, chẳng thấy gì nữa cả.
Quan quân ở phủ đến hiện trường, thoạt nhìn thấy xác anh Giản kẻ nào cũng lắc đầu nhăn mặt. Tri phủ đại nhân cùng với quan coi đê cũng vội vã tới nơi, vừa nhìn thấy gương mặt sa sầm của quan ông, tri phủ đại nhân đã khẽ hỏi:
“Lại có quỷ sự hay sao? Có khi nào liên quan đến những việc gần đây không?”
Quan ông khẽ liếc nhìn về đám đông bên cạnh rồi nói nhỏ:
“Đích thực là vậy! Nhưng hạ quan không tiện nói ở đây. Chi bằng ta an táng nạn nhân trước rồi bàn bạc sau!”
Tri phủ đại nhân cho là phải , ông hạ lệnh binh lính mang xác nạn nhân chất lên chiếc xe bò, đưa người xấu số trở về cùng gia quyến. Đám ma anh lính Giản được tổ chức đơn sơ, tri phủ đại nhân lòng đau như cắt đứng lặng trước linh cữu của người đã khuất khẽ thở dài. Người mẹ già của anh lính Giản ngất lên ngất xuống mấy lần, người ta kể lại rằng tiếng khóc của bà còn vang hơn cả tiếng mưa của trời đất. Anh lính Giản được mặc chiếc áo mới, nằm im lìm thanh thản trong chiếc quan tài đơn sơ. Người ta không vội chôn người chết ngay mà phải chờ nước rút. Khắp nơi đều là nước đục ngầu, đào đất đến đâu nước tràn đến đấy. Quan ông thở dài một tiếng, hết động viên người mẹ già mất con, lại phải khuyên tri phủ đại nhân về nghỉ ngơi cho khỏe. Về phần ông, mãi đến giờ cuối giờ Thân hôm ấy ông mới về đến nhà.
Người ở làng quê Bắc từ xưa đã có tục lệ, hễ ai đi đám ma thì đều phải hơ lửa trước khi bước chân vào nhà. Nhà nào cẩn thận còn hơ cả bồ kết để tránh cho tà khí xâm nhập. Lão Phúc biết quan ông đi từ đám ma về nên đã chuẩn bị cả bồ kết rồi vài miếng sả khô rải lên trên chậu than hồng, đốt lên nghi ngút khói. Quan ông cười buồn rồi dẫn ngựa đi vòng sang bên cạnh, bản thân mình bước qua chậu lửa. Cứ ngỡ cái chết của anh Giản thế là xong, nào ngờ đêm hôm ấy nước dâng cao, quan tài anh Giản trôi lềnh bềnh đến trước cửa nhà cậu Vũ. Quỷ sự lúc ấy mới thực sự bắt đầu!
Trời tối rất nhanh, tiếng gió rít lên từng hồi thoạt nghe giống hệt như một con gì lớn lắm đương quần ngoài bãi. Mưa chưa tới nhưng gió thổi vù vù làm bật mấy gốc cây, khẽn chúng đổ rạp ra ngoài đường. Những người sống ở quanh đê nhìn con nước cuồn cuộn đục ngầu tạo thành những dòng xoáy chí mạng. Dân sông nước nhìn là biết những xoáy nước đó có thể dìm cả nhà cửa xuống tận đáy sông, huống chi là con người. Người ta hò nhau đi sơ tán, những đứa trẻ con được cha mẹ đưa đi trước, rồi mới đến lượt người lớn mang những thứ của cải đáng giá phía sau. Chỉ tội cho những gia đình mai táng người thân ở vùng đất trũng, cứ mỗi đợt mưa lũ kéo về thì mồ mả tổ tiên lại chìm trong biển nước.
Từng tốp thanh niên trai tráng vác những bao cát thật lớn đem ra hộ đê._ Những người dân quê khỏe mạnh cùng góp sức với quân lính, mỗi người một chân một tay để chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên tại hung ác.
Tri phủ đại nhân đầu vẫn còn đương đội khăn trắng nhưng cũng ra tận nơi để chung sức cùng với dân. Quan coi kho lương sau khi từ đám ma của anh lính Giản trở về nhà, mới bước qua chậu bồ kết để hơ lửa thì đã vội tất tả đến kho lương để kiểm tra lại lần cuối. Mọi sự an bài đều đã chu toàn, người ta nín thở chờ giông bão
Lại nói đến Vũ, khác đứa trẻ con giờ này ngồi rúc trong lòng mẹ, hay đi hóng người lớn hộ đê, Vũ chỉ trầm ngâm ngồi trông ra bầu trời xám xịt. Con ngựa thân thiết của cha Vũ đã đem cột vào trong gian nhà phía sau cùng với bầy gia súc. Vũ nhìn khung cảnh hoang tàn, cây cối quật cho nghiêng ngả mà trong lòng tràn ngập một nỗi lo lắng mơ hồ. Cha cậu vẫn nói thành Thăng Long là nơi địa linh nhân kiệt, người xưa chọn nơi đây làm kinh đô là do vị trí đắc địa, tránh được thiên tai chứ chẳng như kinh đô Phú Xuân nơi vua ngự. Ngay cả cơn bão này nhiều người cũng cho là bất thường, nhất là những ai am hiểu về thiên tượng, địa lý nước Nam.
Thậm chí có lần cậu còn lén nghe được cha mình nói nhỏ với tri phủ đại nhân, ông cho rằng trời tháng bảy mưa dầm sùi sụt là chuyện từ cổ chí kim đã có. Dẫu cho có bão thì nước sông Nhị Hà cũng không thể dâng cao như đêm hôm trước được, ấy là chưa kể đến việc vỡ đê. Phủ Quốc Oai bấy lâu nay trù phù cũng một phần bởi địa thế độc đáo như vậy, nay xuất hiện dị tượng này e là có đến bảy tám phần liên quan đến âm binh quỷ thuật. Tri phủ đại nhân nghiêm nghị không đáp, một lúc sau ông mới khẽ thở dài:
“Phương Bắc từ mấy trăm năm nay có khi nào thôi nuôi mộng chiếm trọn đất nước ta. Ông chẳng thấy khi xưa cụ Tả Ao đã năm lần bảy lượt chiến đấu với Cao Biền để giữ cho long mạch của đất Việt ta không bị đứt đoạn đấy à?”
Vũ đứng sát vào bức tường, lại nghe thấy cha mình khẽ nói:
“Bẩm, nhưng liệu chuyện trấn yểm phong thủy này có thực sự hiệu quả hay không? Có khi nào chỉ là trò thêu dệt từ miệng thiên hạ?”
Tri phủ đại nhân cười buồn:
“Sao lại không có? Mà đâu phải chỉ có một mình cụ Tả Ao là bậc đại sư phong thủy ở nước Nam ta? Nói cho chính xác thì cụ là thầy địa lý được biết đến nhiều nhất, những người kỳ tài khác tản mác trong dân gian nhiều vô số kể. Người ta còn đồn đại, khai quốc công thần của nhà Trần là Thái Sư Trần Thủ Độ từng vào vùng Thanh Hóa để triệt phá long mạch đế vương ở xứ , có như thế thời Trần mới cực thịnh như . Cái này ông cũng biết chứ chẳng phải riêng ta!”
Cha Vũ lại hỏi:
“Bẩm, thế lần này quan nghĩ thế nào? Giấc mộng về hai con trâu trắng húc nhau?”
Tri phủ đại nhân ngắt lời:
“Việc khác có thể còn nghi ngờ, nhưng riêng giấc mơ của thằng nhỏ thì ta tin hoàn toàn.”
Tim Vũ đập thình thịch, thình thịch. Cậu không ngờ rằng giấc chiêm bao của mình lại ảnh hưởng đến nhiều người như thế. Từ lúc nghe lén được cuộc nói chuyện ấy, đêm nào Vũ cũng trằn trọc.
Ngẫm ra cũng lạ, không hiểu sao từ trước đến giờ cậu lại gặp nhiều chuyện khó giải thích đến thế. Trẻ con trong thôn suốt ngày chơi đùa, còn riêng cậu thì lúc nào cũng ưu tư hệt như một ông cụ non già trước tuổi. Vũ khẽ liếc cái song cửa sổ có dấu ngón tay dính đầy máu. Đêm hôm trước anh Giản đã đứng ở đây, nhìn chằm chằm vào giường Vũ. Lần đầu tiên trong đời, Vũ mơ hồ cảm nhận được rằng những câu chuyện về cái chết của trẻ con trong phủ, rồi anh lính Giản bị giết hại dã man, dường như đều có liên quan tới cơn bão này.
Nghĩ miên man một hồi, Vũ thiếp đi lúc nào không biết. Trời bắt đầu đổ mưa, một giấc mộng lại đột ngột ập tới. Vũ thấy mình đứng trước cửa nhà, khắp nơi chìm trong biển nước hệt như cảnh tượng lúc sáng nay. Chỉ có điều biển nước này rất lạ, nó không có màu đục ngầu của phù sa mà nó đỏ như máu. Vũ cảm nhận thấy một mùi tanh xộc thẳng vào mũi, cậu bàng hoàng nhận ra thứ lênh láng khắp nơi lúc này không phải là nước lũ mà chính là máu. Bỗng dưng lúc đó, có một giọng cười khành khạch truyền đến bên tai cậu. Vũ giật mình quay lại thì sững người phát hiện ra lão quái già từng gặp trong mơ. Lần này lão ăn mặc lạ lắm, đầu lão cạo trọc_ một nửa, phía sau ót còn tết tóc đuôi sam trông đến là kì quặc. Lão đứng trước một đoàn quân binh mặt xám xịt, đôi mắt vàng rực.
“Chẳng phải mình những người này trước đây rồi hay sao? Sao chúng lại ở đây? Sao… sao khắp nơi lại máu thế này?”
Vũ hoảng hốt nhìn quanh.Dường như đoán biết được suy nghĩ của Vũ, lão quái già cười gắn:
“Mày không hiểu chuyện gì xảy ra à? Trời phú cho mày nhãn tuệ nhưng không cho mày đầu óc lắm nhỉ thằng nhãi con? Chúng mày sắp chết hết rồi còn không biết… ha ha ha!”
Lão cười khành khạch, cái giọng lơ lở khó nghe như thế chẳng thể nào lẫn đi đâu được. Vũ nhìn rõ mồn một lão dẫn theo đoàn người phóng thẳng về hướng làng Bích Câu, cậu muốn gào lên nhưng không sao thốt lên lời. Vũ choàng tỉnh giấc, ngoài trời mưa như trút nước, đổ ầm ầm lên trên mái ngói. Trong gian buồng nhỏ ngọn đèn cầy đã tắt ngóm từ bao giờ. Luồng gió len lỏi qua các ngóc ngách làm cho không gian càng trở nên lạnh lẽo. Vũ chớp mắt vài cái cho quen dần với bóng tối, cậu cất tiếng gọi mẹ nhưng rồi chợt phát hiện ra mình không sao thốt được lên lời, toàn thân cậu cứng đơ như người đã chết.
“Thôi rồi! Chẳng lẽ là…”
Một suy nghĩ thoáng nhanh qua đầu Vũ, cậu hiểu rằng mình lại bị bóng đè. Cảm giác tứ chi nặng trĩu, Vũ cố hết sức gồng người lên nhưng bất lực. Gian buồng tối om như hũ nút, tiếng guốc mộc mẹ cậu vẫn đi lại trong nhà cũng biến mất, chỉ còn tiếng hú hét của mưa gió bên ngoài. Trên đầu gối, giữa ngực, hai cổ tay rồi cả bụng Vũ như đương đeo đá tảng. Cậu nghĩ bụng:
“Lẽ nào lại là đám trẻ con lần trước?”
Đúng lúc ấy, một tia chớp lóe lên giữa không trung, Vũ hoảng hồn khi nhìn thấy ngồi chễm chệ trên ngực mình không phả là một đứa trẻ con bị moi tim như lần trước mà là một người đàn ông cao lớn. Tim của Vũ như dừng đập, lại thêm hai tia chớp nữa lóe lên trong đêm tối mịt mùng. Lần này thì Vũ kịp nhìn rõ mặt người ấy. Cơn điếng người khiến cho cậu gần như á khẩu, chỉ có thể khẽ kêu lên kinh hoàng:
“Anh … anh.. giản!”
Anh lính Giản ngồi trên người Vũ đôi mắt anh đỏ lòm không nhìn ra con ngươi trắng. Đoạn ruột non lòng thòng vẫn quấn chặt vào cổ anh hệt như cái lúc người ta phát hiện ra xác anh mất. Gương mặt anh tím tái vì nghẹt thở, hai dòng nước mắt hòa lẫn với máu tanh tanh chảy ròng ròng xuống mặt. Anh lính Giản thì thầm khe khẽ đủ đểcho Vũ nghe thấy:
“Vũ ơi! Xác anh trôi đên cổng nhà em rồi!”
“Em … ra vớt anh vào với. Không là trôi mất đấy…”
Vũ nghe rõ mồn một lời anh Giản thì thào. Lúc này cậu không còn cảm giác lạnh cứng cả sống lưng như trước nữa, mà thay vào đó là một cảm giác bàng hoàng. Một tia chớp sáng lòe, Vũ không nhìn thấy anh Giản đâu nữa, lồng ngực cậu cũng dễ thở hơi vài phần. Thế nhưng dưới chân Vũ là cậu quý tử con quan tri phủ ngồi trên đó. Đôi mắt nó thâm đen, gương mặt của nó chẳng còn chút sinh khí nhưng Vũ vẫn cảm thấy nó buồn rười rượi. Đột nhiên có tiếng sấm sét chói tai vang lên, tiếp theo là một hồi chuông dài, cậu quý tử con quan nghe thấy liền giật mình rồi vội vã biến mất, lúc bấy giờ chân Vũ mới tìm lại được cảm giác
Vũ đương không hiểu chuyện gì xảy ra, thì ngay lúc ấy cánh cửa sổ mà lão Phúc đã gia cố lại cho cậu từ tầm chiều đột nhiên mở toang, gió thổi nước mưa hắt vào lạnh buốt. Giây phút ấy Vũ lờ mờ nhìn thấy có mấy bóng người đứng ngoài cửa sổ. Người nào người nấy hai mắt vàng rực như mắt mèo trong đêm tối. Tất cả chỉ đứng nhìn thôi, chẳng nói gì cả. Vũ hoảng loạn thực sự, cậu rú lên kinh hoàng:
“Cứu!… Cứu với!!!”
Xung quanh không có tiếng ai trả lời.
Vũ quên cả sợ hãi, vội vàng tung lớp chăn rồi chạy ào ra gian phòng khách. Nước đã dâng lên quá đầu gối từ khi nào, Vũ lội bì bõm đi tìm cha mẹ. Trời vẫn mưa như trút nước, sét đánh đì đùng trên cao hòa với kêu khóc ai oán của người nào đó.
Vừa bước ra đến gian nhà chính, đập vào nắt Vũ là một cảnh tượng mà vĩnh viễn đời này cậu không thể nào quên
Khắp nơi mênh mông toàn nước là nước, cha cậu vẫn còn đương mặc quan phục cùng lão Phúc, ông Thìn và hai người gia nhân khác vật lộn giữa dòng nước kéo một cái quan tài đơn sơ để khỏi bị trôi. Bà vú già ẵm cậu Vũ từ khi còn nhỏ, rồi cả mẫu thân của cậu thì đương kéo bà cụ Đoan mẹ của anh Giản. Mưa rơi càng lúc càng nặng hạt, tia chớp lóe lên liên tục khiến bầu không khí càng lúc càng nguy ngập.
Vũ nghe thấy tiếng lão Phúc hét lên át cả tiếng mưa:
“Nguy rồi ông ơi! Nước càng lúc càng dâng cao”
Ông Thìn chửi thề một câu:
“Mẹ nó! Khéo thế này thì chìm mất!”
Tiếng bà cụ Đoan khóc con lại càng ai oán:
“Giản ơi là Giản! Con thương u thì con đừng trôi quan tài đi mất.”
Vốn nằm trên một gò đất khổng lồ, cho nên địa thế của thôn Bích Câu càng lên cao càng dốc, từ xa nhìn vào nơi đây giống như một sườn đồi thoai thoải. Điều này vừa là lợi thế, nhưng cũng _ là tử huyệt của cả làng. Chỉ cần nước dâng cao đến lưng chừng thôn, hoặc nước từ đầu gò đất đổ xuống lập tức nơi đây sẽ trở thành một ngọn thác khổng lồ cuốn băng băng mọi thứ nó gặp trên đường đi. Nói đâu xa, chỉ cần cái quan tài của anh Giản bị cuốn đúng vào xoáy nước là coi như chết mất xác. Quan ông mất cả bình tĩnh, hét lên với mọi người.
“Mau kéo bà đoan vào! Bên này đẩy chiếc quan tài chếch sang trái một tí! Mẹ kiếp, nhanh cái tay lên không là chết chìm cả lũ bây giờ!”
Tiếng cha cậu vừa dứt, Vũ nhìn thấy giữa dòng xoáy nước đục ngầu có hai cái đầu người nhấp nhô. Mới đầu cậu còn tưởng là mấy quả dừa khô, nào ngờ nhìn kỹ lại thì mới biết ấy chính là mấy cái đầu người vừa đứng thập thò ngoài cửa sổ nhìn cậu. Dường như cảm nhận được cái nhìn chòng chọc của Vũ, vài cái đầu người ngoái lại nhìn đầy đe dọa. Vũ chết đứng như trời trồng.
“Đích thực là lũ chúng nó. Lũ ma da này ở ngoài sông Nhị Hà tràn vào đây”
Chưa kịp nghĩ xong, Vũ nhìn thấy một bóng đen xì bơi tiến gần cha cậu. Quan ông chẳng hay biết gì về điều ấy, bởi lẽ ông còn đương mải nhìn vợ và bà vú già dìu bà cụ Đoan đã ngất xỉu đi lên phía hiện nhà. Cái bóng đen xì càng lúc càng tiến lại gần chỗ quan tài, dường như chúng rắp tâm muốn kéo mấy người đàn ông vào vòng xoáy nước. Vũ không kịp nghĩ nhiều, cậu nhào xuống nước. Lúc bấy giờ nước sông đã dâng đến cổ một đứa nhóc con như cậu, Vũ mặc kệ tiếng la thất thanh của mẹ và bà Vũ xen lẫn với tiếng quát của cha. Cậu phải bơi đến để xua lũ ma da ra khỏi nhà mình, nếu không thì ngày hôm nay sẽ không chỉ có một mình anh Giản vong mạng
Mãi sau này nghe lão Phúc kể lại Vũ mới biết, thì ra lúc ấy gương mặt cậu sợ lắm, hai mắt vằn lên từng tia máu đỏ lòm. Đôi mắt ấy nhất định không thể nào xuất hiện ở một đứa bé con hơn chục tuổi đầu. Giây phút chới với giữa dòng nước, gần chạm tới được bờ vai của cha mình, lũ ma da mắt vàng khé không còn dám bơi quanh nữa. Chúng lập tức lui về rồi cứ thế nhấp nhổm xung quanh vòng xoáy nước, cha cậu hét điên cuồng:
“Thằng ngu ngốc! Ai cho mày xuống dưới đây hả?”
Vũ mặc kệ, hay nói đúng hơn là cậu không nghe lọt tiếng nói của cha vào tai. Bởi vì đúng lúc ấy, một giọng nói lơ lớ truyền đến tại Vũ:
“Lừa được thằng nhãi vào tròng rồi!”
Theo phản xạ Vũ ngước mặt lên phía trước thì thấy trên tán cây trước sân nhà, lão quái già dị hợm đương ngồi vắt vẻo. Trên tay lão cầm mấy sợi xích dài buộc vào cổ mấy vong linh của trẻ con. Vũ ngớp ngoái giữa biển nước cố căng mắt ra nhìn cho rõ bất chấp cơn mưa táp vào mặt cậu. Vũ nhận ra mấy vong linh kia là của mấy đứa trẻ con đã bị chết. Trong đó có một người cao lớn hơn hẳn là anh lính Giản.
Khung cảnh ây nghĩ lại cũng thật quái dị. Một chiếc quan tài ngấm nước dần dần chìm xuống, ba bốn người đàn ông vật lộn để kéo chiếc quan tài vào mái hiên, còn một đứa trẻ con chới với giữa dòng nước nhìn lên trên tán cây rậm rạp. Tiếng mưa, tiếng gió rít lên bần bật hòa lẫn với tiếng khóc của mấy người phụ nữ. Gã đàn ông quái dị tết tóc đuôi sam cười hô hố trên cây, gã khẽ rung một chiếc chuông. Chuông chưa kịp dứt thì bầy ma da nhào đến Vũ, mặt đứa đứa nấy đen ngòm nhưng vẫn bừng lên một vẻ hiểm độc. Vũ cảm nhận rất rõ một bàn tay lạnh toát sờ vào chân rồi kéo cả người cậu đi thật xa. Vũ chới với chỉ kịp thốt lên:
“Cứu con với!”
Lão Phúc và ông Thìn đồng thanh gào lên:
“Ôi giời ơi! Chuột rút! Chuột rút rồi”
Vũ bị vô số những bàn tay dìm xuống nước. Dòng nước tanh tanh đục ngầu tràn vào mặt, vào mũi, vào tai khiến cậu choáng váng. Hàng loạt những âm thanh truyền tới tai nghe hết sức lạ lùng:
“Giết nó đi….”
“Giết nó!!”
“Giết nó là được đi đầu thai!”
“Kéo mạnh lên”
Khung cảnh này giống hệt như những gì mà Vũ đã nằm chiêm bao trước đó. Vũ gắng sức bơi lên, hai chân cậu giấy đạp liên hồi nhưng vô ích. Quan ông thấy con chìm nghỉm chẳng nói chẳng rằng gạt một góc quan tài sang một bên rồi nhào xuống chỗ con vừa chìm nghỉm.
Quan ông vừa ngụp xuống đã thấy Vũ lịm dần, dòng nước càng lúc càng cao khiến ông biết rõ con đê chẳng còn chống cự được bao lâu nữa. Ông gắng sức lại gần chỗ con, một tia suy nghĩ thoáng nhanh trong đầu:
“Quái lạ thật! Nơi này không phải sông mà tại sao xoáy nước lại xuất hiện?”
Ông vươn tay để bắt lấy khuỷu tay của con trai, Vũ dần đuối sức nhưng vẫn hé mắt ra nhìn cha. Quan ông khựng người vì ông nhìn thấy có đến bốn năm cái bóng đen ngòm bán chặt lấy chân con mình. Hai bên rơi vào thế giằng co, quan ông cố sức kéo Vũ về phía mình, lũ ma da dưới nước lại hò nhau kéo lại. Chúng càng kéo càng hăng, vì giết được cả hai cha con cũng có nghĩa là cơ hội đầu thai của chúng nhân lên gấp bội. Vật lộn dưới nước một lúc, ngay đến cả quan cũng đuối dần.
“Thôi! Có lẽ cha con ta đành chết ở đây!”
Quan ông nắm chặt tay Vũ , người gần như trôi theo dòng nước xoáy.
Mấy tiếng sét đùng đùng vang lên liên tiếp làm cho ai nấy đều giật mình. Hai cha con Vũ Vũ rùng mình một cái tựa hồ như bừng tỉnh khỏi cơn mê. Dưới nước xuất hiện một ánh sáng vàng nhạt khiến cho Vũ choáng váng.
Một bà cụ chống gậy, đầu đội nón hai chân đi khuỳnh khuỳnh có vẻ khó nhọc. Lạ một điều, bà cụ đi trong nước cứ như người ta đi trên cạn. Quan ông kinh ngạc không nói lên lời. Làn da bà cụ tái nhợt, riêng đôi mắt thì lồi ra trông thật quái dị. Bà cụ lướt nhanh đến gần cha con Vũ. Lũ ma da đương giằng co chợt nhìn thấy bà cụ bèn co rúm lại sợ hãi. Bà lão kì lạ đó không nói không rằng, cầm cây gậy trong tay đánh thẳng vào lũ ma da. Thân hình đen ngòm của chúng vỡ toang hệt như người ta ném bùn khô vào mặt nước. Quan ông lập tức kéo con trai về phía mình, bà cụ già đứng im nhìn theo rồi khò khè cất giọng nói:
“Liệu mà giữ lấy thân!”
Hai cha con chưa kịp nghe dứt lời thì đã trồi lên tới mặt nước. Vũ họ khan rùng mình một cái. Lão Phúc, ông Thìn, hai người gia nhân trẻ tuổi reo lên mừng rỡ. Bà Vú già, bà cụ Đoan cùng mẹ Vũ gào lên át cả tiếng mưa gió không ngừng. Vũ thảng thốt nhìn cha rồi hỏi dồn dập:
“Cha có nhìn thấy không?”
Quan ông mặt mày tái nhợt gật đầu:
“Có! Có thấy!”
Vũ ngước lên tán cây um tùm lúc nãy, lúc này đã không còn một ai. Cậu không kịp nghĩ nhiều, chỉ vội vàng cùng những người khác kéo chiếc quan tài của anh Giản vào. Kỳ lạ thay, lúc này quan tài lại trôi băng băng như thể một khúc gỗ mục. Khi vào được đến hiên nhà thì mẹ Vũ đã chạy ào ra đón chồng con, bà khóc nghẹn ngào không nói được thành lời.
Biến cố giữa dòng nước vào đêm mưa bão hôm ấy kể ra thì dài, nhưng thực tế tất cả chỉ xuất hiện vô cùng chóng vánh. Không một ai, ngoại trừ cha con ngầm thỏa thuận với nhau không hé răng với người khác về quỷ sự dưới nước lúc ấy.
Mọi người vội vã vào này đều ượt nhẹp, mặt mũi tím tái vì ngâm trong nước mưa. Bà cụ Đoan vừa khóc vừa cảm tạ gia đình quan coi kho lương, nếu như không có họ thì giờ đây cái xác của con bà đã làm mồi cho cá.
Phải tới lúc vào nhà, mọi người mới biết được nội tình hôm ấy. Thì ra bà cụ Đoan chờ mãi mà nước vẫn không rút bớt để hạ huyệt cho con trai. Mấy người thanh niên trai tráng có lòng tốt ở lại phụ bà, nhưng đến cuối giờ tuất tình hình vẫn chẳng mấy khả quan. Ai nấy đều lắc đầu bỏ về, có người còn tốt bụng an ủi bà cụ vài câu rằng nếu không hạ táng dưới đất thì thủy táng cũng được. Bà cụ Đoan nuốt nước mắt nhìn từng người ra về mà lòng đau như cắt. Nghĩ cũng phải, những người cùng thôn chịu ở lại với mẹ con bà đến giờ này cũng đã tốt lắm rồi. Suy cho cùng thì họ cũng còn có người thân ở nhà, đâu có vì bà mãi được.
Nước cứ thế dâng lên cao, khắp nơi vang những tiếng khóc của người, tiếng kêu cứu thất thanh rồi cả tiếng gà vịt từ dưới chân đồi vọng lại.
Thôn Bích Câu tọa lạc ở nơi cao như thế mà còn bị ướt đầm đìa, vậy thì những nơi khác e rằng khó sống. Bà cụ Đoan đương ôm quan tài con trong tay thì từ đâu dòng nước xối thẳng vào nhà khiến quan tài của con bà cứ thế trôi băng băng. Thế đất thoai thoải của thôn Bích Câu tựa như mộ chiếc máng cuốn thẳng mọi thứ xuống dưới chân đồi. Bà cụ Đoan gào lên rồi nhào theo quan tài của con. Nào ngờ chư: trôi được vài trượng thì một đầu quan tài k kẹt vào trước lùm cây nhà quan ông. Bà c gắng sức kêu cứu, lúc bấy giờ người trong nhà mới phát hiện bà cụ Đoan một tay bám chặt vào quan tài, một tay ôm vào cây phía trước. Mạng sườn của bà cụ bị một cành cây sắc nhọn xượt qua, chảy loang ra cả mặt nước. Quan ông, quan bà, rồi đám gia nhân và cả ông Thìn tá túc ở đó nhìn thấy cảnh tượng trước mắt không thể không cứu. Họ bơi ra ngoài, gồng mình giữa sức nước để cứu người. Lúc ấy, chẳng ai kịp nghĩ rằng mọi thứ lại diễn ra quỷ dị đến vậy!
Họ ngồi nói chuyện với nhau một lúc lâu rồi quyết định sẽ mang quan tài của anh Giản táng vào gò đất nhỏ nhô lên sau nhà của quan ông. Quan ông ban đầu vốn không có ý định này, bởi ông sợ điều ấy sẽ phá hỏng long mạch của gia đình mình. Vậy nhưng ngẫm nghĩ một hồi, ông lại cho rằng tiên tích đức, hậu tầm long. Gia đình ông làm việc thiện cứu người, thế rồi cũng nhận được phước báo, ví như thế những kẻ làm ác thì dù có táng ở huyệt đế vương thì con cháu đời sau cũng chẳng mong vinh hiển.
Việc đào xới chôn cất diễn ra hết sức chóng vánh. Lão Phúc và ông Thìn không chôn anh Giản cùng với quan tài, mà chỉ đào một cái hố sâu ba tấc rồi nhanh chóng tăng anh xuống đó. Khắp cả thôn này, nếu không phải xác anh Giản trôi về phía nhà quan ông thì e rằng anh chẳng có chốn yên nghỉ.
Bà cụ Đoan mẹ anh quỳ thụp xuống làn nước lạnh để cảm tạ vị quan tốt bụng. Bà run run bảo:
“Đội ơn quan lớn! Sau này có thành ma tôi cũng xin báo đáp cho gia đình quan!”
Quan ông xua tay rồi vội vàng đỡ bà cụ dậy, lại cho bà vú với mấy người gia nhân đi nghỉ, dẫu sao cũng đã quá nửa đêm.
Quan ông không có thời gian để nghỉ ngơi như người khác, bởi vì ông còn đương suy nghĩ về những gì diễn ra trong khoảnh khắc ở dưới dòng nước đục ngầu. Mọi thứ không thể là mơ, tất cả đều là thật. Loài ma da ông đã nghe thấy từ lâu, việc chúng kéo chân người ta để dìm chết những mong được thế mạng không còn xa lạ trong dân gian. Điều mà ông thắc mắc cảm thấy khó hiểu nhất ấy chính là bà cụ chống gậy, hai mắt lồi lồi cứu cha con ông. Nếu không có bà ấy, giờ này khéo có khi cả hai cha con vong mạng.
Ông khẽ thằng Vũ. Dưới ảnh đen cầy lờ mờ, thằng Vũ co ro trong manh áo nhưng mắt vẫn nhìn chăm chăm vào gian buồng nhỏ của nó ở phía trước. Thằng con của ông mới hơn mười tuổi, ấy vậy mà nó còn gan dạ hơn cả người lớn. Nói đâu xa, chuyện vong thằng lính Giản về bám vào cửa sổ buồng nó còn nguyên dấu tay đầy máu, ông là người chứng kiến mà còn sợ. Thế mà nó khăng khăng vẫn đòi ngủ trong phòng ấy.
Quan ông hết nhìn con rồi lại nhìn bầu trời mưa vần vũ. Ông biết giờ này ngoài đê nhốn nháo lắm. Dân hộ đê tấp nập chạy tới chạy lui để giữ cho nước khỏi tràn vào. Sức đê cầm cự với sức nước, nếu không kịp thì …
Khẽ rùng mình một cái, quan ông nhìn con nước dưới chân rồi thở dài:
“Không khéo phen này vỡ đê!”
Ông còn đương suy tính thì chợt thủy Vũ đã gục bên mẹ ngủ từ lúc nào. Quan bà nhìn con rồi khẽ nói với chồng:
“Cứ mưa to thế này thì không biết bao giờ nước mới rút?”
Quan ông lắc đầu:
“Bà xem thế nào đi gom mấy thứ quý giá lại, rồi cả bài vị của tổ tiên nữa. Tất cả cho hết vào cái tay nải. Đợi đến sáng, tôi sẽ đưa mọi người đi về phía đỉnh đồi, chỗ ấy tôi đã cho lão Phúc cất giữ ngựa và một ít đồ dùng vào trong một cái hang đá”
Ông chưa nói dứt lời thì từ đâu tiếng chim lợn kêu lên ai oán. Quan bà kinh hãi níu cánh tay chồng rồi run rẩy:
“Tiếng… tiếng chim lợn ở đâu thế? Có khi nào thôn này có người mất không?”
Quan ông khẽ nghiêng đầu về phía gian nhà bên cánh trái, nơi bà cụ Đoan, ông Thìn, lão Phúc và mấy người gia nhân
đương nghỉ. Ông hạ giọng:
“Bà nói khẽ thôi! Đến cơ sự này không có người chết mới lạ ấy. Đợi trời sáng, ngớt mưa tôi đưa mọi người đi. Hễ trên đường gặp ai thì ta khuyên họ đi cùng.”
“Không! Phải đi ngay bây giờ!”
Tiếng Vũ cất lên đột ngột
Hai vợ chồng vị quan coi kho lương giật mình đánh thót một cái rồi cúi xuống nhìn con. Vũ đã dậy từ lúc nào, sau cơn vật lộn với làn nước hung tợn, Vũ thiêm thiếp ngủ.
Nào ngờ vừa chợp mắt một cái thì Vũ đã thấy cậu quý tử con quan, cùng với anh Giản dẫn theo mấy đứa nhỏ đứng ngoài gian nhà chính nhìn vào rồi gọi tên cậu. Vũ nhìn thẳng vào mắt cha mình rồi nói rành rọt:
“Giờ Thìn ngày mai, đê sẽ vỡ!”