Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 27

HỒI THỨ NĂM

QUỶ DƯỚI ĐÁY SÔNG

Nghe con trai nói chuyện lạ lùng, quan bà thất kinh khẽ mắng:

“Vũ! Sao con lại nói gở như vậy? Ngộ nhỡ ai nghe được thì sao?”

Quan ông bình tĩnh hơn, ông ngồi thụp xuống trước mặt con trai rồi chau mày:

“Làm sao con biết? Chẳng lẽ con mơ thấy gì hay sao?”

Vũ gật đầu rồi đáp:

“Bẩm, con vừa nằm mơ thấy anh Giản và bầy trẻ con bị móc tim đứng trước cửa nhà. Trong đó có cả người con của tri phủ đại nhân nữa. Đám người ấy đứng ở ngoài trời mưa, nhìn chằm chằm vào nhà ta rồi chỉ vào con. Chỉ có điều gương mặt ai cũng thâm đen, duy có anh Giản là tỉnh táo nhất dù gương mặt anh đầy máu. Anh ra sức đấm vào ngực mình, rồi lại dùng tay chỉ vào con.”

Quan bà bụm miệng để ém tiếng kêu khe khẽ. Quan ông sững sờ rồi lẩm bẩm:

“Thế có nghĩa là thế nào? Tại sao? Tại sao lại vậy nhỉ?”

Vũ nhìn cha mẹ rồi quả quyết nói:

“Vú từng có lần nói với con là con sinh ngày Phật diệt. Ngày ấy yêu ma quỷ quái tràn lên khắp nhân gian. Cha mẹ cho con hỏi, ngày Phật diệt năm ấy rơi vào ngày nào?”

Quan bà giật mình rồi nghẹn ngào đáp:

“Làm sao mà quên được cái ngày ta sinh con ra! Hôm ấy đích thực là ngày Nhâm Thìn, nhằm mười lăm tháng hai âm lịch!”

Một suy nghĩ loé sáng trong đầu quan ông, ông vọng gọi bà cụ Đoan đến rồi hỏi:

“Bác Đoan à! Bác có biết cậu Giản nhà ta sinh nhằm ngày bao nhiêu không?”

Bà cụ Đoan lúc bấy giờ chưa ngủ vì nhớ con, mắt bà vẫn còn nhòe nhoẹt nước mắt, bà nghẹn lời:

“Bẩm quan lớn! Con của lão sinh giữa rằm tháng hai. Nếu nó còn sống thì năm sau là vừa tròn nhị thập tam”

Quan ông nhìn con trai, cả hai không hẹn mà khẽ rùng mình. Một cảm giác rờn rợn kéo đến. Đích thị là có một kẻ nào đó tìm kiếm những người sinh ngày Phật diệt để toan tính quỷ sự. Quan ông hỏi lại:

“Vậy cậu Giản nhà ta là tuổi ..”

Bà cụ Đoan sụt sịt:

“Bẩm quan! Con con tuổi thìn!”

Quan ông nhìn con trai trong lòng đầy suy đoán. Cậu Giản đã mất kia tuổi thìn, lại cùng sinh vào ngày Phật diệt. Chẳng có lẽ, ng c cậu ta là người thế mạng cho Vũ? Hành động chỉ tay vào lồng ngực ấy, có khi nào nhằm ám chỉ hai người cùng tuổi. Mưa lớn thế này, có khi nào giờ thìn nhất định có họa.

Quan ông lạnh cả sống lưng, ông hướng mặt về gian nhà phía sau mà gào:

“Bác Phúc! Bác Phúc ơi! Đi cùng với tôi! Họa đến nơi rồi!!!”

Đêm hôm ấy thôn Bích Câu được phen náo loạn, người ta lội bì bõm trong màn mưa để di tản tới đỉnh đồi cuối thôn. Vốn dĩ ban đầu dân trong thôn chưa có ý định rời đi vì cho rằng nơi đây có thế đất hiểm, thêm vào việc quan quân đương hộ đê ở ngoài mé sông, nước không tràn vào thôn thì làm sao mà phải di tản?

Ấy thế mà đến khi tận mắt dân trong thôn quan coi chứng kiến quan coi kho lương cùng lão nơi mà bạn Phúc nô bộc trung thành hô hào dân chúng chạy di tản trong cơn bão mỗi lúc một dữ dội, thì ai nấy mới tin điều ấy là sự thật. Người già và trẻ nhỏ được đưa lên những chiếc ghe nhỏ, những người đàn ông khỏe mạnh kéo ghe dưới cơn mưa tầm tã. Tiếng khóc sợ sệt của lũ trẻ nhỏ, tiếng lầm rầm niệm Phật của những người già cứ thế vang lên giữa mưa giông gió giật.

Trong lòng quan coi kho lương lúc này trào dâng một nỗi lo lắng. Một mặt ông vừa muốn tin những gì con ông vừa nói, mặt khác ông lại không điều ấy trở thành sự thực. Ông không dám nghĩ đến tình cảnh tồi tệ nhất là con đê bị vỡ, nếu quả thực như thế thì không biết bao nhiêu người sẽ vong mạng.

Biết đâu… biết đâu thằng Vũ nhà ông nó đoán sai, mộng mị đâu phải lúc nào cũng đúng. Những tia chớp cứ lóe lên, tiếng sấm vang lên đì đùng trên không trung như muốn làm tăng thêm phần sợ hãi cho những kẻ phàm trần.

Khi người dân trong thôn Bích Câu lên được đỉnh đồi thì cũng là lúc giờ Dần vừa điểm. Suốt mấy canh giờ gồng mình giữa mưa gió mưa bão táp, ai cũng lả đi vì mệt. Lũ trẻ con ngủ quên trong cơn sợ hãi, chỉ còn mình Vũ vẫn ngồi cạnh cha trước cửa hang nhìn ra màn đêm mịt mùng. Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống dưới là một biển nước mênh mông, mặc dù trời tối thui như hũ nút nhưng Vũ vẫn kịp nhìn thấy thấp thoáng đâu đó có những cặp mắt vàng khé lóe lên rồi biến mất trong làn nước thăm thẳm. Vũ biết đó là lũ ma da chờ những người hợp mạng để nhân cơ hội dìm chết người ta những mong chúng được đầu thai làm người.

Bên đống lửa bập bùng trong lòng hang rộng lớn, quan ông khẽ quan sát con mình, ông hiểu ánh mắt đầy ưu tư của Vũ, thứ ánh mắt ấy không nên có ở _một đứa trẻ con mới phải. Một hồi lâu, ông mới hỏi nhỏ:

“Vũ này! Con còn nhớ bà cụ già chống gậy đi dưới nước không?”

Vũ đang miên man suy nghĩ, nghe thấy phụ thân hỏi bèn giật mình:

“Dạ! Dạ.. bẩm con nhớ!”

Quan ông thở dài:

“Không rõ bà ấy là ai, đặng mà còn cảm tạ ơn cứu nạn. Nếu không có bà ấy thì cha con ta…”

Ông bỏ lửng câu nói, nhưng Vũ lại tò mò:

“Bẩm, con nhớ rằng bà ấy đội nón lại chống gậy. Có khi nào là cụ thần khuyển nhà ta biến thành không ạ?”

Quan ông lắc đầu:

“Không! Không thể nào được. Chó đội nón mê…. thực chất là một con chó thành tinh được truyền tụng thôi con ạ. Ta theo đọc sách thánh hiền, cũng chẳng dám nói là chuyện đó có thực hay không. Chỉ là nghe lời người xưa kể lại, chó đội nón chống gậy phải là chó đực, toàn thân màu trắng nhưng có cái mũi đỏ. Loài chó yêu ma này có thể hại người chủ mất hết hồn phách. Ban ngày thì nó là một con chó bình thường, nhưng đến đêm thì nó hiện nguyên hình là yêu quái.

Người ta kể rằng nó hay đội nón rồi chống gậy đi lại quanh nhà, nhà nào có con chó ấy, không quá ba năm là sẽ vong mạng.”

Vũ nghe mà rụng rời chân tay, quan ông lại thâm trầm nói tiếp:

“Nhà ta kỳ thực có chôn bốn gốc bốn bức tượng chó đá. Nhưng mà, những bức tượng ấy đều là chó đực, lại thêm công dụng chỉ là ngăn cho tà ma ngạ quỷ không vào được nhà chúng ta. Sao…sao có thể cứu người được? Càng nghĩ càng không hiểu!”

Vũ im lặng không nói gì, gương mặt đôn hậu của cha cậu bị ánh lửa sáng bập bùng hắt vào vô tình trông già nua thêm mấy phần. Đoạn cậu chỉ ra phía trước rồi thì thầm:

“Ngoài kia nhiều lắm cha ạ!”

Quan ông nhíu mày hỏi lại:

“Nhiều gì hả con?”

Vũ khẽ đáp:

“Ma da! Ma nước ấy! Đứa nào mắt cũng vàng khè hệt như mắt rắn. Chúng nó ngụp lặn tìm người để thế thân!”

Giữa trời mưa như trút nước, quan ông lạnh cả người khi nghe con nói. Mặc dù ông không trực tiếp nhìn thấy nhưng chỉ nội việc tưởng tượng ra khung cảnh ấy thôi, cũng đủ khiến ông cảm thấy rợn người.

Trời đã nửa đêm về sáng nhưng không ai dám ngủ, người ta chờ đợi biến cố kinh hoàng đương chậm rãi xảy đến. Không một ai biết rằng, ngoài sông Nhị Hà lúc đó có một gã đàn ông mặc trang phục người Mãn, đầu cạo trọc một nửa, tóc tết đuôi một nửa trên hà sam đương lầm rầm cúng bái.

Gã đứng trên một gò đất cao, từ vị trí của gã có thể nhìn thẳng ra con đê trước mặt. Mặc cho mưa gió gào rú bên tai, mặc cho tiếng hét thất thanh của phu hộ đê, gã vừa lầm rầm khấn vừa khẽ rung chiếc chuông nhỏ trên tay. Không một ai để ý tới gã.

Giờ thìn vừa đến, nước sông Nhị Hà dâng lên cuồn cuộn, nước táp liên hồi vào khúc quanh của đê quai vạc. Sức đê chốn không lại với sức nước. Một lão phu hộ đê hét lên:

“Mẹ kiếp!!! Chạy đi! Đê vỡ rồi!!!”

Dòng nước ngoài sông ồ ạt tràn tới, cuốn phăng mọi thứ nó gặp trên đường đi. Tiếng người kêu cứu, tiếng khóc than vang lên khắp mọi nơi. Hàng chục người phu hộ đê ngớp ngoái trên mặt nước, nhiều người khác không kịp chạy đều bị vùi dưới dưới lớp đất đá vỡ vụn. Nước cứ thế dâng lên cao, tựa hồ như sông suối trong thiên hạ đều đổ xuống dòng Nhị Hà hung hãn. Một người lính già chới với giữa dòng nước, cái lạnh tê tái từ nước mưa và nước lũ khiến ông càng lúc càng thấy đuối dần, mưa táp liên hồi vào mặt làm ông cảm thấy ran rát. Ông cố gượng sức mình để với lấy một thân cây gỗ trôi lờ lững ngang qua, thế nhưng khi chưa kịp chạm vào cây gỗ, ông đã cảm thấy một bàn tay lạnh ngắt nắm lấy cổ chân mình.

Tim ông đánh thót một cái, một cảm giác điếng người chạy dọc toàn thân, theo phản xạ tự nhiên ông ngước mặt nhìn xuống. Dưới mặt nước đen ngòm, người lính già nhìn thấy hai con mắt vàng khè nheo lại nhìn mình, một tiếng cười lạnh lẽo truyền tới tai ông.

Hơn ba mươi năm làm lính lệ trong coi đê điều ở phủ Quốc Oai, ông chẳng lạ gì những câu chuyện đồn thổi về tụi ma nước. Trực giác nhanh nhạy mách cho người lính già biết điều gì sắp xảy đến với mình, ông cố gắng vùng vẫy giữa làn nước sâu thăm thẳm. Thế nhưng, càng cố vùng thì bàn tay lạnh lẽo nọ lại càng kéo ông xuống sâu hơn. Đầu tiên là một bàn tay, rồi sau đó là hai và ba bàn tay khác xoay ông mòng mòng, trong cơn quẫy đạp, ông mơ hồ cảm nhận thứ quái quỷ dưới nước không phải chỉ đơn thuần là một lũ ma da, mà còn là một thứ gì đó kinh khủng hơn rất nhiều. Những bàn tay lớp nhớp lạnh ngắt kéo tuột ông xuống nước, ông lính già chỉ kịp kêu lên một câu:

“Bớ… Bớ người ta… Có quỷ ở đáy sông!!”

Thế rồi chìm nghỉm.

Trời sáng rõ mặt người, dân trong thôn Bích Câu lặng cả người khi nhìn xuống một vùng nước mênh mông. Nhà quan coi kho lương vốn dĩ nằm nơi cao ráo thoáng đãng là thế, ấy vậy mà giờ cũng ngập đến nửa thân người. Bà cụ Đoan sụt sịt nghẹn lời:

“May mà nghe lời cậu Vũ! Nếu không thì….”

Quan coi kho lương trong lòng lo lắng, không biết kho lương có bị ngập không, không biết có bao nhiêu người bị chết rồi. Trận lụt này lớn quá, chỉ trong một đêm mà cả một vùng rộng lớn chìm trong biển nước. Trời tuy đã ngớt mưa nhưng chẳng thể nào xuống núi. Mấy cái ghe nhỏ đêm hôm trước người trong thôn cột chặt ở gốc cây cũng chẳng biết đã trôi đi đâu. Quan ông thở dài sườn sượt, quan bà ngậm ngùi bảo với chồng:

“Ông chớ lo quá! Tuy đêm hôm qua ta không đi khắp nơi trong phủ thông báo được. Nhưng người dân quê ta cũng có thể lường trước được trận lụt này. Chỉ là… chỉ là.. không biết giờ giấc như chúng ta mà thôi!”

Nghe vợ nói, quan ông bất giác nhìn thằng con trai đang say sưa ngủ trong một góc hang. Quả thực con ông đã đoán đúng, vừa đúng giờ thìn toàn thể dân làng Bích Câu nghe thấy một tiếng ầm kinh thiên động địa rồi tiếng nước chảy ồ ạt. Ông lo lắng cho dân chúng mười phần, thì lo cho con ông cũng phải đến tám chín phần. Thứ dị năng này, xem chừng là thứ họa hại, nhất là với nam tử con quan.

Người ta vẫn có câu nhân bảo như thần bảo, điều mà quan ông lo lắng đích thực cũng đã tới. Mối họa của gia đình quan coi kho lương, bắt đầu từ dòng nước lũ đục ngầu đầy xác chết ấy.

Từ cổ chí kim, kho lương được coi là là một trong những địa điểm trọng yếu nhất của một vùng. Quan quân triều đình đi đánh giặc, dân chúng bị đói kém mất mùa, tất thảy đều phải trông ngóng về kho lương. Chức quan trông coi kho lương, tuy phẩm hàm không cao nhưng lại là chức quan được nhiều kẻ nhòm ngó. Bởi lẽ chỉ cần mười bảy câu kết với thủ hạ là có thể kiếm tiền muôn bạc vạn, của cải bày ra trước mắt thế gian có mấy kẻ có thể làm ngơ?

Ấy vậy mà quan coi kho lương ở phủ Quốc Oai lại không như vậy. Quan ông mẫn cán, trung thực, một lòng thương dân như con. Mà nào đã hết, tri phủ đại nhân cũng hết mực liêm khiết đức độ, chính vì vậy mà từ trước tới nay con dân trong phủ Quốc Oai đều bảo nơi này long mạch tốt nên có quan hiền. Chỉ có điều không ai có thể hiểu được vì sao những tai vạ lại giáng xuống đầu nơi đây liên tiếp.

Bầu trời u ám không có một tia nắng nào,vẫn biết rằng tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, thế nhưng sắc mây lúc nào cũng âm u vần vũ thực khiến lòng người không khỏi lo âu. Nước chưa rút nhưng khắp nơi trong phủ, nhất là mạn gần đê, người ta đã thấy la liệt những cái xác đã bỏ mạng trong trận lụt kinh hoàng vừa rồi.

Dân trong vùng ngày trước vẫn có câu đúng hẹn như sông Nhị Hà ý nói triều cường, lũ lụt của con sông Nhị Hà diễn ra rất đều đặn.

Lòng sông đục ngầu đỏ rực sa mang đến sinh khí cho cả một vùng rộng lớn, nhưng cũng đều đặn chở về những cái xác vô danh, bao gồm cả xác người lẫn xác thú. Việc xử lý mấy cái xác quả thực cũng không phải chuyện dễ dàng gì. Xác của động vật chết như trâu, bò, lợn, gà trôi dạt vào mạn bãi bồi bên sông thường được dân làng vớt lên tận dụng. Nếu như con vật chết chưa lâu, thịt còn chưa sinh dòi bọ thì dân nghèo thường hò nhau mang về để mổ thịt chia nhau cho qua cơn đói. Những miếng thịt ngai ngái, xám ngoét có mùi hôi hội nhiều khi là phao cứu cánh cho những ngày mưa bão.

Xác thú là vậy, còn xác người mới thực là một vấn đề nan giải. Những người chết trôi từ trên thượng nguồn về còn mặc nguyên y phục của bản làng, nhưng cũng có người lõa thể trôi lềnh bềnh giữa dòng nước lũ.

Ai mới chết thì còn được nguyên vẹn mặt mũi, chỉ tội nghiệp cho kẻ nào chết lênh đênh trên sông nước nhiều ngày bị cá ở dưới sông rỉa hết da thịt, lại bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt khiến toàn thân nổi những bọng nước như bị bỏng, hoặc bị vướng vào đâu đó làm cho tứ chi đứt rời từng đoạn.

Phàm khi gặp những cái xác như vậy, dân trong vùng không ai dám mạo phạm mà đều bỏ công vớt về, ghi chép đặc điểm rồi hạ táng ở một nơi nào đó phòng khi có thân nhân đến tìm. Tuy nhiên, nếu xác nào bị thối rữa quá nhiều, hoặc cụt đầu không còn nhìn thấy rõ hình thù, thì người trong phủ chỉ còn cách chất thây thành từng đống rồi làm một lễ cúng đơn giản ở trên bãi bồi, sau cùng đem hỏa thiêu rồi lấy tro trải ra biển. Đám ngư dân trong vùng sinh sống bằng nghề chài lưới sẽ nhận nhiệm vụ này, một phần vì đặc thù nghề nghiệp, phần còn lại xuất phát từ mong muốn sẽ được phù hộ mỗi khi lênh đênh trên sông nước.

Lũ lụt tràn về, lại thêm bị vỡ đê khiến tri phủ đại nhân lo lắng đứng ngồi không yên. Ông đi đi lại lại trong gian phòng còn đương nghi ngút khói nhang.Thủy thổ khắc nghiệt ở xứ này trong lòng ông vốn dĩ không lạ, thế nhưng sáng nay có người đến bẩm báo một việc khiến ông nghe xong trong lòng cũng phải rợn người.

Số là khi còn nhỏ tri phủ đại nhân từng được một lão ngư dân có tên là Chài cứu thoát khỏi nạn đuối nước, kể cả sau này lớn lên đỗ đạt rồi làm quan, tri phủ đại nhân vẫn không dám quên ân tình năm ấy, ông vẫn thường biểu quà bánh cho lão Chài vào những dịp lễ tết. Lão Chài sinh ra trên sông Nhị Hà, miếng cơm của lão cũng là do dòng sông này mang lại. Cả đời gắn y mai bó với khúc sông vắt ngang qua phủ, lòng sông chỗ nào nông sâu lão Chài đều biết cả. Cứ mỗi khi mùa lũ về, lão lại cùng vợ và cậu con trai bơi thuyền ra giữa dòng để vớt thi hài của những người xấu số.

Người ngư dân rất sợ phải cứu người đuối nước, vì họ cho rằng như thế là đắc tội với hà bá và lũ ma da, bởi thế mà gặp ai bị nạn nhiều người đành cắn răng bơi thuyền ra chỗ khác coi như không thấy. Chỉ riêng lão Chài thì không làm như vậy, hễ nghe thấy tiếng ai kêu cứu lão đều xả thân cứu giúp, nhiều lần tưởng đuối sức đến nơi nhưng chẳng biết vì lý do gì mà lão lại sống.

Lão Chài vẫn nở nụ cười móm mém cho rằng mình làm phúc, nhất định sẽ không gặp họa. Ấy vậy mà cái trận lũ vừa rồi, lão lại gặp phải chuyện chưa từng có trong đời

Những cái xác trôi nổi trên dòng sông được cơn lũ đưa vào mạn bãi bồi vào sâu trong phủ Quốc Oai lần này đích thực là kỳ lạ. Xác nào cũng bị gặm mất đầu rồi gặm cả tứ chi, chỉ để trơ khúc thân giữa cụt ngủn. Vốn dĩ xác chết trôi sông bị mất một vài bộ phận cũng xem như bình thường, nhưng không phải thi hài nào cũng kém may mắn như thế. Họa hoằn lắm mới có cái xác không toàn thây, còn lại đa phần bị cá rỉa thịt là nhiều hơn. Vậy mà lần này….

Biết có sự chẳng lành, lão Chài bèn vội vàng đến chỗ của tri phủ đại nhân bẩm báo. Mới đầu, đại nhân còn tưởng rằng lão Chài đến xin thóc gạo bèn vội vàng sai gia nhân mang đồ ăn ra biếu, nào ngờ lão Chài từ chối rồi nói:

“Bẩm tri phủ đại nhân! Lũ lụt tràn về ai cũng đói kém cả, nhưng tiện dân sống trên sông nước cũng đã nửa đời người nên vẫn chưa đến mức phải chết đói. Chỉ có điều…”

Lão Chài ngập ngừng một lát rồi nói tiếp :

“Trận lụt lần nay tới sớm hơn mọi năm, lại dữ dội hơn bình thường mới khiến cho con đê bị vỡ. Cho tới sáng hôm nay, fri mưa giông cũng ngớt, thủy triều cũng hạ cho nên hạ dân mới cùng con trai chèo au thuyền men theo dòng nước để tìm xem có cứu được ai hay không. Nào ngờ, người sống không thấy mà chỉ thấy toàn xác chết rất lạ lùng”

Tri phủ đại nhân giật mình hỏi nhỏ:

“Cụ … cụ thấy những xác chết như thế nào? Xin nói rõ cho bản quan được biết!”

Thấy tri phủ đại nhân dù đã làm quan lớn nhưng ăn nói vẫn rất mực khiêm nhường với thường dân áo vải như mình, lão Chài thở dài rồi nói tiếp: tiếp:

“Bẩm, xác chết bị thứ gì đó cắn lìa đầu, hai cánh tay và hai chân cũng bị đứt rời. Mà không phải một vài xác chết bị như thế, hạ dân cùng con trai vớt cái xác nào cũng đều chung một tình trạng như vậy. Bất kể là đàn ông hay đàn bà.”

Tri phủ đại nhân cảm thấy sống lưng mình lạnh toát, bèn vội vàng cắt ngang lời:

“Có khi nào là cá ăn thịt không? Hay nhỡ đâu là giống thuồng luồng mà ta vẫn nghe người ta đồn thổi cắn đứt thì sao?”

Lão Chài lắc đầu đáp lại:

“Bẩm quan lớn! Không thể có chuyện như vậy được! Cá hay thứ gì đó dưới sông muốn ăn xác người chết thì một là rỉa thịt tạo thành những vết cắn nham nhở, hai là kéo hẳn thây người dưới đáy sông. Từ lúc vỡ đê đến nay cũng đã được mấy ngày, nói lâu thì cũng không lâu, mà sớm thì cũng không sớm. Cá dù có đói thịt đến mấy cũng không thể nào cắn đứt đầu và xé toạc chân tay thi hài như vậy được. Chỉ e….”

Lão Chài vừa nói đến đó, một tên lính hầu đứng cạnh bất giác không nhịn được mà nôn khan một tiếng. Tri phủ đại nhân cau mày tỏ vẻ không vừa lòng, ông chỉ khẽ phất tay cho tên lính lui ra rồi hạ giọng:

“Chỉ e là sao? Cụ cứ nói với bản quan! Ở đây không còn ai nữa, cụ đừng ngại!”

Lão Chài nhìn quanh như thể xác định in quar chắc chắn không còn ai nghe lén được mình. Đoạn lão thì thào đầy sợ hãi:

“Bẩm, hạ dân cho rằng … thứ thứ mà có thể làm những thây người ra nông nỗi ấy… ây, người ra nên chính là… chính là…”

Thấy lão Chài hoảng sợ, tri phủ dại nhân vội vàng ghé sát đầu nghe lão thì thầm. Không biết lão đã thì thầm những gì, mà tri phủ đại nhân mặt biến sắc. Tên lính hầu chỉ thấy tri phủ đại nhân thảng thốt hỏi lão vừa mới nôn khan cảm thấy tò mò về câu truyện đương nghe dở quá đỗi, y nấp sau một lùm cây để nghe trộm. Thế nhưng, chỉ thấy chi phủ đại nhân thảng thốn hỏi lão Chài:

“Có thực không? Cái thứ ấy.. cái thứ ấy có thực trên đời hay sao?”

Lão Chài nói khe khẽ:

“Bẩm quan! Dân gian lưu truyền từ bao nhiêu đời nay, kẻ nào làm chài lưới trên sông Nhị Hà cũng đều biết cả! Thú thực với quan… hạ dân… hạ dân chưa từng thấy bao giờ. Nhưng mà.. như những gì hạ dân biết được thì e lại chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở đây!”

Tri phủ đại nhân run đáp:

“Những xác chết cụ vớt được hiện giờ đương ở đâu? Bản quan muốn xem cho kỹ!”

Lão Chài khẽ nghiêng người đứng tránh qua một bên tỏ ý nhường tri phủ đại nhân đi trước. Thằng hầu nghe ta nghe tiếng quan gọi:

“Thằng Được! Thằng Tuất đâu rồi? Đi theo ta!”

Nghe thấy quan gọi tên mình, thằng hầu lúng túng khẽ khom người đi từ trong lùm cây tới hành lang nhỏ phía sau, rồi ra bộ như vừa mới tấp tểnh đi vào. Tri phủ đại nhân không nói gì, gương mặt nghiêm nghị điềm tĩnh của ông ngày nào nhợt nhạt trông hệt như người bị ốm.

Thằng Tuất nghe trộm được câu chuyện của tri phủ với ông cụ ân nhân của quan, dù không hiểu đầu đuôi sự tình nhưng nó cũng cảm nhận được rằng có điều gì đó ghê gớm lắm sắp xảy ra ở phủ Quốc Oai này. Nó khẽ gọi thằng Được đi cùng theo lệnh quan, trong bụng khấp khởi vì điều ping kna mà bản thân mình tò mò sắp được hé mở. Chỉ có điều cả nó và thằng Được đều không biết, những cái thây mà chúng sắp được nhìn thấy sẽ khiến chúng rụng rời chân tay.

Khi tri phủ đại nhân hối hả theo chân lão Chài mục kích sở thị xác chết trôi sông kì lạ, thì tại kho lương cũng xảy ra một quỷ dị hết sức lạ thường. Trước ngày xảy ra lũ lụt, quan coi kho lương đã cho tu sửa kho chứa thóc và gạo. Những bao tải chứa lương thực đều được chất lên cao thêm nửa trượng. Đám lính làm việc trong kho lương đều thắc mắc tại sao quan ông lại cất kỹ như vậy, chẳng lẽ sợ lũ lụt hay sao?

Quan ông mỉm cười không nói, chỉ bảo rằng cẩn tắc vô ưu.

Việc chất thóc gạo lên cao tuy có hơn tốn nhiều công sức, nhưng lại ngăn được ẩm mốc và chuột phá thóc gạo. Nay con đê đã vỡ, quan coi kho lương đã thảo sớ xin quan trên chuẩn y cho việc mở kho cứu tế cho dân. Theo lệ thường, biểu sớ này không được trực tiếp gửi đến hoàng thượng, mà phải qua tri phủ đại nhân, rồi mới được phép gửi đến tay tổng trấn thành Thăng Long, cuối cùng khi đã đóng dấu mới đem tâu lên thánh thượng.

Lúc bấy giờ đức vua ngự ở Phú Xuân, phía Bắc và phía Nam đều do tổng trấn cai quản một vùng rộng lớn. Cách phân bổ như vậy có từ khi Nguyễn Phúc Ánh lên nắm chính quyền, tuy cũng có hiệu quả nhưng chẳng khác nào một nước có tới hai phó vương, lợi bất cập hại khôn lường.

Quay lại quỷ sự ở kho lương lúc quan coi kho lương đã cho cất giấu thóc gạo rất kỹ lưỡng phòng nước ngập. Ấy vậy mà thóc gạo không cánh mà bay. Điều kì quái ở chỗ, nếu như có người cố ý trộm vài đấu gạo thì số lượng bao gạo sẽ còn nguyên, chỉ là trọng lượng mỗi bao sẽ ít đi vài phần.

Thế nhưng lần này lại khác, trong kho mất tới vài bao, những bao khác đều còn nguyên ở chỗ cũ.

Đám lính canh thề sống thề chết rằng không có kẻ lạ mặt vào trong đây. Vả lại nếu như muốn ăn trộm thì không thể nào ngang nhiên cầm bao tải gạo trốn thoát ra ngoài được. Nhiều người còn nói bóng nói gió rằng làm được việc ấy chỉ có thể là ma quỷ.

Quan coi kho lương hết sức đau đầu, ông tin đám lính dưới quyền của mình không gây ra chuyện ấy. Chính ông đã từng thử lòng chúng rất nhiều lần, thế nhưng việc mất gạo sờ sờ ra đó, có muốn cũng không thể nào tránh khỏi liên lụy. Quan ông nhìn cánh cửa thông gió gần mái nhà, trong lòng bất chợt cảm thấy mơ hồ. Nếu như muốn ăn cắp gạo thì chỉ có cách trốn ra bằng lối ấy. Nhưng cái cửa thông gió chỉ có trẻ con mới lọt qua, trong khi cửa chính đều bố trí vòng trong, vòng ngoài binh lính canh gác. Quan ông nghĩ mãi không ra, sau cùng đành nói với thuộc hạ:

“Thôi! Các chú đi thuyền về ngọn đồi phía sau thôn Bích Câu để lấy gạo bù vào chỗ đã mất. Có ai biết gì thì phải bẩm với ta, rõ chưa?”

Nghe thấy quan coi kho lương quyết định chắc nịch, đám lính lệ và thủ thư trông coi sổ sách vâng vâng dạ dạ rồi mỗi người một chân một tay làm việc. Khi chỉ còn một mình quan ông trong kho, một người lính trẻ mới rụt rè đến thưa chuyện:

“Bẩm.. bẩm quan! Con.. con.. muốn bẩm báo với quan một việc!”

Đoán có chuyện lạ, quan ông bèn ôn tồn hỏi lại:

“Có việc gì thế! Cứ nói đi!”

Thấy ngữ khí của quan ông hòa nhã, anh lính hít một hơi thật sâu rồi nói thật rành mach:

“Bẩm quan! Đêm hôm qua trước khi đóng cửa chúng con đã kiểm tra một lượt. Lúc ấy mọi sự vẫn bình thường. Đến nửa đêm con đương canh gác bên ngoài, trời mưa không lớn lắm, lại do đêm hôm trước con chạy loạn với gia đình nên… nên… nên con có ngủ gục một lúc.”

Nói đến đó, anh lính trẻ đưa mắt len lén nhìn trong lòng lo sợ sẽ bị trách phạt. Quan ông khẽ nhắm mắt rồi trầm giọng:

“Cứ nói tiếp đi!”

Anh lính trẻ rụt rè:

“Bẩm! Giờ tí vừa điểm thì con giật mình tỉnh giấc. Sợ đội trưởng trách mắng, con liền đi ra phía sau lu nước bên cạnh cây hòe để vốc nước rửa mặt cho tỉnh táo. Lu nước ấy ngày thường chúng con vẫn sử dụng để uống, đối diện thẳng với lu nước là cánh cửa thông gió của kho lương. Lúc

ấy… con thấy có một thứ gì đó…”

Quan ông hỏi dồn:

“Thứ gì? Thứ gì mới được?”

Anh lính khẽ nói:

“Bẩm quan! Con nhìn thấy cửa thông gió mở toang, từ dưới mặt nước mấp mé có một con gì đó dài như con rắn bay lên. Mà trông nó không giống con rắn, nó có cái đầu người và vô số tay chân, nhưng riêng mình mẩy nó thì dài thượt như loài trăn loài rắn khổng lồ. Toàn thân nó đen xì, nhưng đôi mắt nó vàng khè phát sáng. Nó bay từ mặt nước bay lên rồi trườn vào bên trong thông qua cửa gió. Con sợ quá! Định bụng hét lên một tiếng thì thấy trên cây hòe có động. Theo phản xạ, con quay lại thì nhìn thấy trên cây hòe có một người đàn ông tết tóc đuôi sam đương ngồi trên đó.”

Anh lính trẻ dừng lại một khẽ vuốt ngực cho bình tâm rồi kể tiếp:

“Mà… mà không phải một mình người đàn ông lạ mặt ấy ngồi ở đó đâu. Còn có… còn có …cả một bầy trẻ con nữa. Mặt mũi đứa nào cũng thâm đen tím tái, nhưng toàn thân chúng thì sáng rực. Phải rồi… sáng rực như thể ma trơi ngoài nghĩa địa ấy… Chúng ngồi trên cây hòe nhìn con. Đúng lúc ấy… con nhận ra trong đám trẻ ấy có một người con quen biết..”

Anh lính càng kể thì gương mặt anh ta càng tái nhợt, mồ hôi túa ra như tắm.

Quan ông điếng người vội hỏi:

“Người nào?”

Quan ông định nói thêm mấy câu, thì đúng lúc ấy đội trưởng canh giữ kho lương hớt hải chạy vào, gương mặt trắng bệch không còn một giọt máu. Anh ta lắp bắp nói không ra hơi:

“Bẩm! Bẩm quan ông! Có người chết! Có người chết trôi dạt vào trước kho của ta!”

Quan ông bực mình, sẵn giọng:

“Lũ lụt lớn như thế, người chết trôi dạt là chuyện thường. Nhà anh làm đội trưởng hơn mười năm, sao mà phải sợ những chuyện như thế?”

Đội trưởng vuốt gương ốt gương mặt mặt còn nguyên mấy giọt nước mưa táp vào, miệng run run đáp:

“Bẩm! Bẩm quan! Nhưng mà đám người chết này lạ lắm! Con.. con chưa thấy ai chết trôi mà lại như vậy!”

Quan ông điếng người, vội vã đi ra phía trước để xem tình hình. Hai người lính không nói không rằng đi theo ông. Phía trước nghi môn của kho, mấy người lính xúm đông xúm đỏ để xem xác chết, nhìn thấy quan ông tất tả đi ra, ai nấy đều khẽ lui lại nhường đường.

Dưới dòng nước đục ngầu phù sa, một đám xác chết quái dị đập vào mắt họ.

Đống thi thể trôi sông chỉ khoảng vài người, nhưng đều bị lũ cuốn trôi rồi mắc kẹt vào gốc tre chìa ra bên mé sông, đối diện với nghi môn của kho lương. Đáng sợ ở chỗ những thi hài chết trôi này chỉ còn mỗi phần thân giữa cụt ngủn, phần đầu và tứ chi thì bị một hàm răng sắc lẻm gặm nham nhở, máu khô đen đặc quánh dính vào phần da thịt nổi trên nước. Nhìn sắc da nhợt nhạt, anh đội trưởng đoán chừng họ ngâm nước cũng đã một – hai ngày, bằng với thời gian bị mất trộm ở kho lương.

Quan ông nhìn đống thi thể bất giác dọc toàn thân nổi đầy gai ốc. Ông khẽ lẩm bẩm:

“Sao … sao ..sao lại lạ lùng như thế?”

Viên đội trưởng lính canh thấy gương mặt thất thần của quan ông, bèn nghiêm mình hỏi khẽ:

“Bẩm quan ông! Giờ tính thế nào ạ?”

Quan ông thở dài:

“Xác chết trôi sông gớm ghiếc thế này không thể để cho dân chúng biết được. Ta sẽ phải bẩm báo chuyện này lên tri phủ đại nhân. Nhà anh cho người chôn cất đàng hoàng. Còn đâu mọi việc sẽ có quan trên sắp đặt.”

Viên đội trưởng dạmột tiếng rồi hối hả cùng đám người hạ ghe nhỏ xuống để vớt xác. Quan ông bước đi được mấy bước như sực nhớ ra điều gì, bèn quay lại nhìn tận mắt quá trình đào đất rồi thổ táng, sau

đó ông mới cho gọi anh lính trẻ lúc nãy vào chuyện.

Trời lại mưa lâm thâm rả rích thỉnh thoảng lại có tiếng sét đì đùng trên không trung vang lên rợn ngợp, trong góc nhà lõng bõng nước, có hai người đàn ông một già một trẻ chụm đầu nói chuyện. Quan ông vừa mới giám sát quân lính chôn đám thi hài quái dị, vạt áo còn ướt sũng, ông cầm trên tay một cái điếu cày nho nhỏ rồi khẽ hỏi:

“Chuyện lúc trước ngươi thấy người quen nào ngồi trên gốc cây hòe? Mau bẩm rõ ta nghe!”

Anh lính vội vàng nói khẽ:

“Bẩm quan! Chính là anh Giản. Anh lính Giản bên chỗ quan coi đê! Cái người mới chết cách đây mấy hôm ấy.. Quan nhớ không?”

Quan ông choáng váng, xây xẩm cả mặt mày. Thôi rồi! Điều ông lo sợ nhất đã đến! Việc mất trộm ở kho lương không phải do phàm nhân gây ra, mà do yêu ma quỷ quái. Mọi chuyện càng lúc càng dồn dập, thực không biết phải trái ra làm sao.

Quan ông cau mày rồi nói:

“Chuyện này chỉ có ta và ngươi được biết. Không được hé răng với ai. Nhớ chưa?”

“Dạ..dạ.. con hiểu!”

Anh lính trẻ đáp lời.

Quan ông khẽ khoát tay cho người lính trẻ đi. Sự việc xác chết cụt đầu trôi trên dòng lũ, cùng với việc anh lính Giản ngồi trên cây hòe với đống ma quỷ lạ thường không còn được coi là việc hoang đường của những người yếu bóng vía nữa. Người trong phủ trước giờ vẫn đương thắc mắc gì sao năm nay lũ lụt lại tới sớm như vậy, xem chừng việc đó cùng với sự lạ diễn ra gần đây có thể liên quan mật thiết với nhau

Trời sẩm tối rất nhanh, hôm nay quan không về nhà mà ở lại kho lương để bàn bạc việc phát chẩn cứu tế cho dân trong vùng. Mọi sự đã liệu chu toàn, chỉ đợi quan tổng trấn hạ lệnh theo ý chỉ của hoàng thường là xong. Đầu giờ tuất, quan ông đi đi lại lại trong thư phòng tại kho lương, bóp trán suy nghĩ. Ông nhủ thầm:

“Làm quan mấy mươi năm, thiên tai hạn hán cỡ nào ta cũng từng chứng kiến. Thế nhưng lần này trong lòng ta lại cảm thấy bất an không rõ.”

Quan ông nhìn bầu trời có vầng trăng màu xanh đục trên cao, cơn gió thổi từ ngoài bến sông vào khiến ông cảm thấy buồn ngủ vô cùng.

Ông gục đầu trước thư án, một giấc mộng chợt ập đến

Trong cơn mê man, quan ông thây một bà già chống gậy đi tới. Cánh cửa thư phòng khi nãy vẫn đóng im ỉm, thế mà chẳng hiểu vì sao bà lão lạ lùng này lại có thể lọt vào.

Vừa nhìn thấy ông, bà lão đã cất giọng khe khẽ:

“Ta đến báo cho quan một việc! Mệnh của quan đã hết. Đại nạn của quan đương tới gần. Quan phải lo liệu sự việc, để sau này còn giữ lại được giọt máu duy nhất của mình. Nếu không thì ta e là nhà quan sẽ bị bức đến con đường tuyệt tử tuyệt tôn!”

Thế rồi ông choàng tỉnh giấc . Ông thấy cơn mưa lất phất ban đêm hất vào khiến gương mặt mình ướt ướt, ông thở phào một tiếng rồi nghĩ bụng:

“Ai già! Thì ra chỉ là một giấc mơ”

Ngồi vẩn vơ suy nghĩ mãi về cơn mộng mị vừa nãy, quan ông chợt sực nhớ ra… Hình như người đàn bà khi nãy… chính là người đã cứu bố con ông lúc sắp chết đuối dưới sông!

Sáng hôm sau quan ông trở về nhà, đi được nửa đường ông lại đổi ý muốn quay lại gặp tri phủ đại nhân. Người khác có thể không tin chuyện quỷ dị nhưng riêng quan tri phủ chắc chắn tin.

Biệt phủ của quan tri phủ vẫn vậy, vẫn là giống trúc quân tử trồng trước cửa nhà, trận bão vừa qua đã khiến chúng vẹo sang một bên, trông đến là tội nghiệp. Trong thư phòng của tri phủ đại nhân, quan ông điềm tĩnh kể rành mạch lại sự việc mất trộm trong kho lương, rồi đem cả chuyện người lính trẻ gặp gã đàn ông quái lạ và vong hồn anh lính Giản cùng bầy trẻ con ngồi vắt vẻo trên thân cây hòe nhìn vào gian nhà kho. Khi nghe đến việc mấy cái xác trôi nổi trên mặt nước, tri phủ đại nhân thốt lên một tiếng hãi hùng rồi lắp bắp:

“Nhà chú cũng nhìn thấy mây cải xác do rồi ư? Ta tưởng … ta tưởng… xác đó chỉ trôi nổi ngoài sông thôi chứ? Sao … sao lại tràn vào cả làng?”

Quan ông ngạc nhiên hỏi lại:

“Bẩm! Quan cũng biết mấy chuyện này hay sao?”

Tri phủ đại nhân gật đầu:

“Chính phải! Đó là do lão Chài đánh cá trên sông báo với ta! Lão còn bảo…”

Tri phủ đại nhân ngừng một lúc rồi nhìn ra ngoài cửa như thể muốn xem xem có ai nghe lén hay không. Quan coi kho lương sốt ruột khẽ hỏi:

“Bẩm! Ông lão đánh cá đó nói sao ạ?”

Khẽ khép cánh cửa sổ lại, tri phủ đại nhân nói nhỏ:

Lão thưa với ta về câu chuyện kì dị mà cánh chài lưới trên sông vẫn thường kể cho nhau nghe. Nghe nói dưới sông Nhị Hà có loài quái vật mình dài như rắn, thân có vảy thường xuyên bắt người trên sông ăn thịt. Nhưng mà con thủy quái này rất lạ, nó ăn mọi thứ của con người trừ nội tạng.

Quan coi kho lương ngẩn người. Thấy vậy tri phủ đại nhân thở dài rồi nói tiếp:

“Lão Chài nói với ta rằng từ khi lão còn là đứa trẻ con theo cha đi học bơi ngoài bãi bồi, lão đã nghe thấy các cụ cao niên trong làng chài kể cho nghe truyện đó. Chính vì thế mà nhiều khi lênh đênh trên sông nước, dân chài mà thấy nội tạng trôi lềnh bềnh trên sông dù là của người hay của vật thì tuyệt nhiên cũng không dám động tới. Vì họ biết đó là thức ăn thừa mà loài thủy quái gây ra”

Quan ông chờ cho tri phủ đại nhân kể hết rồi mới hỏi:

“Vậy theo ý đại nhân, những cái xác chết cụt đầu và tứ chi, chỉ còn phần thân là do loài thủy quái đó gây ra hay sao?”

Một tiếng thở dài não nề vang lên, tri phủ đại nhân khẽ chau mày rồi đáp:

“Lũ lụt dâng lên, người chết vốn dĩ không lạ. Nhưng cái điều quái gở là sao thi thể lại bị cắt cụt đầu như thế! Chính mắt ta nhìn thấy, mà chính ông cũng mục đích sở thị rồi còn gì? Phủ Quốc Oai này hơn nửa năm nay đều xảy ra quỷ sự. Thêm một chuyện này nữa cũng chỉ tô thêm thói sợ sệt của người đời dành cho nơi đây. Thú thực với ông, ta làm quan cả nửa đời người, những trò dị đoan được bày binh bố trận để ám hại nhau thì tiền triều hậu cung đều có cả. Thứ quái vật này… ai dám bảo là nó không phải thuộc âm mưu nào đó của bè lũ giặc?”

Quan ông giật mình nói:

“Ý quan là đây là âm mưu của giặc phương Bắc?”

Tri phủ đại nhân thảng thốt:

“Khe khẽ thôi. Chuyện này không đơn giản đâu! Ông nghĩ mà xem, cục diện đất nước này như thế nào? Vua ngự ở kinh đô Phú Xuân, phía Bắc phía Nam đều có tổng trấn cai quản. Chỉ cần một trong hai miền gặp nạn thì chẳng phải sẽ đe dọa trực tiếp đến vùng kinh thành hay sao?”

Quan coi kho lương run lẩy bẩy cả người.

Trong lòng ông vốn dĩ đã nghĩ đến chuyện , chỉ hiềm chức quan của ông quá nhỏ nhoi, không dám nghị luận đại sự vượt quá chức trách của mình. Nào ngờ tri phủ đại nhân thẳng thắn nói về quỷ sự liên quan đến cục diện của cả một phương, chỉ e chuyện sẽ không dừng lại ở đây. Ông khẽ lẩm bẩm chỉ đủ cho hai người nghe thấy:

“Thì ra đại nhân cũng để tâm đến việc này!”

Một cơn gió thổi lạnh buốt làm tung cánh cửa vừa khép lúc nãy, quan tri phủ không buồn nhìn cơn mưa lất phất rơi trên án thư. Ông nặng nề nhìn vị quan coi kho lương trước mặt mình, một lúc sau mới cất giọng buồn bão

“Ta trước kia vốn không tin. Nhưng từ khi phu nhân ta mệnh mỏng bị hại chết cả mẹ lẫn con, rồi thằng con trai duy nhất của ta cũng bị giết hại thê thảm. Có những chuyện dù không muốn cũng phải tin. Từ trước đến nay đất Việt ta tôn suy Nho giáo, ta thực lòng chỉ biết lấy chữ trung hiếu làm đầu. Nhưng nếu chỉ biết tìm thủ phạm giết hại theo cách của Hình bộ, liệu bao giờ người chết mới có thể nhắm mắt xuôi tay? Ta tìm hiểu nhiều lắm, càng nghiền ngẫm ta càng thấy lịch sử của dân ta biết bao nhiêu vụ án nửa người nửa quỷ mà không tìm thấy câu trả lời cuối cùng.”

Quan coi kho lương lặng người đi, tri phủ đại nhân lúc này đôi mắt đã đỏ hoe nói:

“Vụ thảm án tru di cửu tộc của danh thần Nguyễn Trãi, vụ án oan của thái sư Lê Văn Thịnh còn sờ sờ ra đó. Đâu ai biết được ngọn ngành thế nào? Lại càng không có ai dám khẳng định không dính líu gì đến lũ pháp sư phương Bắc trà trộn trong dân gian. Các quan ngự sử trong kinh thành đâu phải chỉ là mấy ông già ngồi ghi chép, họ cũng lưu tâm những vụ án kì lạ như thế. Các vụ án kì quái xảy ra, rồi quân phương Bắc kéo tới, điển hình như Đỗ Thích giết Đinh chưa được bao lâu thì quân Tống tới đó thôi. Biết đâu… biết đâu quỷ sự này cũng thế. Ông ngẫm xem ta nói có không?”

Quan coi kho lương im lặng chẳng thể nói thêm điều gì. Phải rồi! Những câu chuyện ma quỷ lưu truyền trong dân gian, với những kẻ ngày ngày phải lo cơm ăn áo mặc thì đó chẳng qua chỉ là một thứ để mua vui. Còn với những kẻ nắm giữ quyền bính trong tay thì đó lại là vấn đề không thể không lưu tâm tới. Ông ngập ngừng một lúc rồi hỏi tiếp:

“Bẩm quan! Vậy lão Chài có nói thêm điều gì về loài rắn nước ăn thịt người ở dưới đáy sông Nhi Hà hay không?”

“Có! Có nói! Nhưng mà ít lắm. Ông cụ chỉ kể rằng loài rắn ăn thịt người ấy không có độc, nhưng có hàm răng sắc nhọn, cắn chết người rồi nhai rau ráu. Riêng những đứa trẻ con không may rơi xuống sông, nhẹ thì bị chết đuối rồi trôi mất xác, nặng thì bị loài thủy quái này ăn thịt. Mà nghe đâu, ma da trôi nổi ngoài bãi cũng chỉ có thể dìm người ta chết. Còn thứ này thì….”

Cả hai viên quan không nói gì thêm nữa, mỗi người đều chìm vào trong suy tư dày đặc. Cuối cùng, tri phủ đại nhân mới mở lời:

“Hiện tại ta chưa biết được những suy đoán vừa rồi có đúng hay không? Nhưng mà ông phải nhớ.. chớ có hé răng chuyện này với ai. Bằng không dân trong vùng sẽ nhốn nháo lên, vạn nhất đều nguy hiểm”

Quan ông vừa cúi đầu chào từ biệt, vừa nói:

“Hạ quan đã rõ! Hạ quan xin lui!”

Vừa đi được vài bước, quan ông lại quay lại rồi hỏi:

“Bẩm! Thế vậy thứ thủy quái đó tên là gì?”

Tri phủ đại nhân trầm giọng, trên tay ông còn cầm một chiếc khánh nhỏ bằng bạc vốn là đồ vật của cậu quý tử quá cố của ông:

“Người ta gọi nó bằng cái tên Nhị hà quái. Ám chỉ con quái trên dòng sông Nhị Hà”

Quan coi kho lương khẽ gật đầu rồi lại từ biệt một lần nữa, tri phủ đại nhân nhắc với theo:

“Nhà ông sau này…. nhớ cẩn thận đấy!”

Quan ông khẽ mỉm cười buồn bã, đoạn lấy chiếc dù rồi bước đi vội vã trong cơn mưa chiều nặng hạt.

Trên ngọn đồi nho nhỏ nằm sau thôn Bích Câu, gia đình quan coi kho lương và những người khác đương thổi lửa nấu cháo. Trận lũ lụt vừa rồi cuốn trôi tất cả hoa màu, của cải của người dân xuống biển nước. Mặc dù quan bà nghe lời chồng con đã bỏ tiền ra để mua sẵn lúa gạo, nhưng chẳng biết bao giờ nước mới rút, tình hình mới sáng sủa hơn, cuối cùng chỉ còn cách bớt ăn bớt mặc hàng ngày, chờ cho qua cơn bĩ cực. Đám thanh niên trong thôn, rồi cả những người nhanh chân chạy lũ lụt từ dưới phủ đã nhanh tay dựng thêm những chiếc lán để làm nơi tá túc.

Trên gương mặt ai nấy đều hiện rõ vẻ buồn rầu, khổ nhất là những người thất lạc thân nhân, ngày cũng như đêm họ đều nhìn xuống dòng nước đục ngầu chờ tin tức.

Chỉ có lũ trẻ con, chẳng mấy khi được tụm sống cạnh nhau nên chúng háo hức lắm. Chúng chạy tới chạy lui, lại rủ nhau vác cần đi câu cá cùng với các anh lớn. Vũ tuy trong lòng nặng trĩu với những suy nghĩ về giấc mơ quỷ dị, nhưng trước trò vui như thế cậu cũng hăm hở đi theo. Cũng chính vì thế mà xảy ra chuyện.

Chiều hôm ấy trời phủ đầy mây đen, bà vú và bà cụ Đoan vừa nhóm bếp lò bằng mấy thanh củi ẩm bốc khói mù mịt, vừa buồn rầu nói chuyện với nhau:

“Trận này đói to rồi bà ạ!”

“Khốn khổ! Không biết bao giờ nước mới rút. Bao nhiêu là thóc gạo coi như đi đứt”

Lão Phúc tình cờ đi ngang qua nghe được liền góp lời:

“Mấy bà lo đói, còn người ta đương lo tìm con ngoài kia kìa”.

Bà cụ Đoan giật mình:

“Chết chưa?! Ai mất con mà phải đi tìm thế?”

Lão Phúc thở dài, gác cái cần câu cá trên vai rồi nói:

“Nhà lão lang Bộc chứ ai! Lão lang Bộc cùng vợ con vừa rồi cũng nhanh chân chạy thoát lên trên đỉnh đồi, lại còn mang theo được mấy bì thuốc quý. Chiều hôm qua tôi mới thấy đứa con gái của lão tha thẩn chơi gần nhà mình, tôi còn tưởng nó đến rủ cậu Vũ nhà ta đi chơi, nên mới gọi nó vào trong nhà. Nào ngờ, nó chỉ lắc đầu rồi chạy mất tăm. Ai dè đến tối, lão lang Bộc cùng mấy người gần đây chạy đến tìm thì mới biết con bé biến mất từ bao giờ!”

Bà vú già thắc mắc:

“Có khi nào nó mải đi chơi nên lạc đường ?”

Lão Phúc chỉ bâng quơ ra phía trước:

“Làm sao mà lạc được! Ngọn đồi này bé tẹo teo, chẳng phải rừng thiêng nước độc thì sao mà lo con bé bị lạc được. Mà ngay trong đêm hôm qua lão lang Bộc đã huy động mấy người gần đây đi tìm rồi. Vẫn không tìm thấy tăm hơi con bé đâu”

Không ai nói gì thêm nữa. Họ chỉ lẳng lặng nhìn xuống dòng nước dưới chân đồi. Dù chẳng ai nói ra nhưng trong lòng ai cũng nghĩ con bé lành ít dữ nhiều. Cây bạch đài cao vút được dựng lên để người dân đánh dấu mực nước dâng nay đứng im lìm tron cơn mưa gió. So với mấy ngày trước, nướ đã rút đi được một ít nhưng chẳng thấm I bao, dòng nước vẫn lững lờ trôi khắp han ngõ hẻm. Chẳng ai có thể ngờ rằng dòng nước ấy, có một thứ quái quỷ đương men theo hại người.

Cùng lúc ấy, Vũ nằm trong nhà nhìn cơn không nói lên lời. Vụ con bé nhà thầy lang Thế con giúp được gì. Chỉ có điều, cậu linh cảm mưa bắt đầu nặng hạt mà lòng nặng trĩu . Bộc bị mất tích cậu cũng có nghe nói. Nhưng dẫu sao thì cậu cũng chỉ là đứa nít miệng còn hôi sữa, làm sao mà có thể rằng con bé nhà thầy lang Bộc hiện không ở trên đồi, họa chăng tìm dưới nước thì may ra ….

Vũ cứ nằm nghĩ mãi, nghĩ mãi rồi cậu ngủ gục lúc nào không hay. Bà lão già chống gậy đi lại phăm phăm dưới nước lại hiện về trong cơn chiêm bao của cậu. Có điều lần này bà ta lạ lắm, cứ nhìn Vũ hồi lâu rồi cất giọng ngân nga:

“Tai vạ từ phương Bắc

Biết bao giờ rửa oan

Hỏi thăm Nhị Hà quái

Tự khắc biết thiên cơ”

Vốn là con nhà thi phú, Vũ biết ngay đó là một bài thơ. Chỉ có điều bài thơ này kì lạ quá, Vũ nghe mà không hiểu. Cậu bé khẽ gọi bà cụ già:

“Bà ơi! Bà là ai? Sao lại đọc bài thơ lạ lùng như thế!”

Bà cụ già chống gậy rồi biến mất dưới làn nước, chỉ để lại một mùi tanh tanh thoang thoảng. Vũ muốn đuổi theo, nhưng khi vừa chạm chân xuống dưới nước thì cậu choàng tỉnh…

Bà già cụ chống gậy rồi biến mất dưới làn nước, chỉ để lại một mùi tanh tanh thoang thoảng. Vũ muốn đuổi theo, nhưng khi vừa chạm chân xuống dưới nước thì cậu choàng tỉnh…

“Lại là một giấc mơ quỷ dị!”

Vũ khẽ lắc đầu rồi lật đật chong đèn đi tìm mẹ.

Cảnh sống ở nơi sơ tán chẳng bao giờ được thoải mái như ở nhà. Thôn dân Bích Câu cảm tạ ơn cứu nạn của gia đình quan coi kho lương, cho nên họ nhường cho quan cái hang đá rộng rãi nhất, âu cũng để cho quan nghỉ ngơi. Mấy ngày hôm nay, quan ông đi đến đâu cũng có người hỏi hạn không biết bao giờ mới phát chẩn cứu tế. Trời mưa cứ mưa, nước vẫn chẳng rút, cứ như thế này khắp phủ Quốc Oai chỉ còn là xác chết.

Những lúc như vậy quan ông lại thầm cầu mong trời Phật cứu giúp trăm họ. Số lượng gạo trong mấy nhà kho đều được ông coi sóc cẩn thận, đích thân ông cùng thủ kho hạch toán. Số lượng gạo tuy không nhiều, nhưng cũng đủ để cầm cự được một thời gian chờ nước rút.

Tối hôm ấy từ nhà quan tri phủ đại nhân về, trong lòng ông cứ ngẫm nghĩ mãi. Nếu như quan trên nói đúng, thì phủ Quốc Oai, hay nói rộng hơn là cả thành Thăng Long đều chẳng còn yên ổn được nữa. Ông đem tâm tư buồn phiền ấy về đến nơi gia đình mình đương lánh nạn. Cơn gió lạnh thổi vun vút vào hang tạo thành âm thanh ma quái, hệt như tiếng cười khành khạch vang lên mỗi đêm, đủ khiến cho người dù cứng bóng vía đến đâu cũng phải rợn cả người.

Vũ nghe thấy tiếng cha, bèn lục tục chạy ra lễ phép chào:

Quan ông quên cả buồn phiền, mỉm cười nhìn con trai rồi khẽ xoa đầu Vũ rồi dẫn con đến chiếc bàn đá đơn sơ trong hang, đoạn lại nhấp ngụm trà đã lạnh ngắt từ lâu. Chẳng ngờ, Vũ hỏi ngay:

“Bẩm! Nhị hà quái là thứ gì vậy cha?”

Nghe con trai hỏi, quan ông lạnh cả người, nhìn con với vẻ kinh hoàng rồi nói:

“Con… con.. con nói cái gì thế? Sao con lại hỏi đến thứ ấy”

“Bẩm! Bà cụ già trong giấc mơ nói cho con nghe!”

Quan ông chết sững, giật mình tuột tay làm rơi vỡ chiếc chén sứ. Một cơn chấn động kéo đến khiến ông bàng hoàng.

Lẽ nào lại có chuyện trùng hợp đến thế

Đúng lúc đó, ngoài cửa hang có ánh đèn đuốc lập lòe phát sáng hắt vào. Quan ông giật mình nhìn ra ngoài, khéo cũng phải đến vài chục ngọn đuốc. Đoán có biến, cả hai cha con vội vã chạy ra xem.

p>Thì ra… lão lang Bộc dẫn người đi tìm xác con!

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3