Tết Ở Làng Địa Ngục - Chương 34
HỒI THỨ MƯỜI HAI
HUNG TINH ĐỘC KẾ
Mạn phía Bắc đất Đại Việt vào lúc giữa mùa thu dường như chẳng khi nào có mưa bão . Ấy vậy mà năm ấy vào giữa đêm rằm lại xuất hiện giông gió giật mạnh. Bác Hợp chạy vội đi mua thêm ít dầu đèn, cô Mừng thổi một nồi xôi khúc thật lớn để ăn thay cơm . Thứ rau khúc ấy vốn dĩ không lạ với người ở thôn Cổ Lâu, nhất là vào những ngày mưa lạnh lẽo, hay những lúc trở trời rét cắt da cắt thịt.
Vũ ngồi ăn xôi khúc mà chẳng thể nào nuốt nổi, trong lòng cậu còn đương mờ mịt vì những suy nghĩ bủa vây. Bác Hợp vừa ăn xôi vừa kể lại câu chuyện đứa cháu gái ruột của vợ chồng bác hồi còn nhỏ chẳng may ăn phải viên xôi khúc có chứa con rết bên trong. Độc của rết vào làm đầu lưỡi con bé tê liệt đến mức á khẩu chẳng nói năng được gì. Bác Hợp lúc ấy vội vàng xốc con bé trên tay chạy ra bến đò để tìm người cứu, ngày ấy thầy Lãnh chưa về sống ở thôn. Có lẽ trời thương mà bác gặp một người tốt bụng lạ mặt trên đò đưa cho một viên thuốc đỏ lòm như máu. Lúc đầu bác cũng nghi ngờ lắm, nhưng người ta vẫn có câu còn nước còn tát, thế là bác vội cho đứa cháu gái đương co giật trên tay uống thử. Chẳng ngờ viên thuốc vừa trôi khỏi cuống họng, cháu bác đã nằm yên, một lúc sau thì dần dần tỉnh táo trở lại.
Bác Hợp kế răng, từ sau ngày đó mỗi khi thứ xôi khúc là kỷ niệm đầy quỷ dị ấy lại về trong tâm trí. Bình thường Vũ rất nghe kể chuyện, nhất là những câu truyện liêu trai nhuốm mùi ma quỷ. Từ ngày trong thôn xảy ra chuyện, người ta không còn tụ tập trước sân để nghe cụ đồ trưởng thôn kể chuyện nữa. Vũ bần thần như thể chính bản thân cậu đã quên bằng đi cuộc sống bình thường là như thế nào.
Cơn bão vẫn gào rú bên ngoài hệt như một con thú bị thương. Vũ nằm trằn trọc mãi cuối cùng cũng đến giờ hẹn giữa cậu và thầy Lãnh. Vũ đứng dậy khoác tạm một chiếc áo giao lĩnh màu xanh đậm rồi bước chân nhè nhẹ đi lên trên bậc cầu thang.
Phật đường vẫn nghiêm như lần đầu tiên Vũ tới, mùi hương trầm tỏa ra nghi ngút khiến cho Vũ cảm thấy trong lòng như dịu lại.
Thầy Lãnh đã ngồi ở đó tự khi nào, trước mặt thầy là một bàn gỗ nhỏ dùng để bói quẻ dịch. Vừa thấy Vũ, thầy ra hiệu cho cậu ngồi xuống. Vũ lật đật đảnh lễ với bức tượng Phật làm bằng gỗ hương thơm ngát, rồi mới lễ phép khấu đầu với cha nuôi. Trước mặt thầy Lãnh là một tập sách cổ trông như thể đã mục nát từ lâu. Vũ chưa biết phải nói gì thì thầy Lãnh đã mở lời:
“Lần đầu tiên con gặp ta, con đã đưa cho ta một phong thư do thầy lang Bộc gửi đích thân viết. Con có biết trong phong thư ấy viết gì không?”
Vũ khẽ lắc đầu:
“Bẩm thầy con không biết!”
Thấy Lãnh không trước mặt Vũ một cuốn sách trong đó ghi vỏn vẹn hai chữ: Thủy trùng và hình vẽ một người đàn bà rất quỷ dị. Tim Vũ đập mạnh, cậu thì thầm đầy ngờ vực:
“Bẩm thầy… đây là….!”
Thầy Lãnh gật đầu trịnh trọng:
“Đây chính là thứ đã cắn đứt đầu và tứ chi của những cái xác chết vì lũ trên dòng sông Nhị Hà năm xưa. Cũng chính là nó đã khiến cha mẹ con bị chém oan. Thứ kì lạ như thế, có tên gọi là Thủy Trùng.”
Đôi mắt Vũ trừng trừng mở to, cả người cậu dường như bốc hỏa. Lần đầu tiên trong đời, cậu tiếp cận dần đến chân tướng của sự việc năm đó.
Vũ cố gắng trấn tĩnh bằng cách hít một hơi thật sâu để nhìn kỹ bức tranh bày ra trước mắt. Thủy trùng có cái đầu là tập hợp của vô số những cái đầu người khác, miệng của nó ngoác ra rồi cong lên hệt như một con cá trê khổng lồ.
Trên thân dài như thân rắn của thuỷ trùng mọc ra vô số chân tay đủ kích cỡ, già trẻ, trai gái khác nhau. Vũ không nhịn được bèn hỏi:
“Bẩm thầy, bức tranh này…?”
Thầy Lãnh điềm đạm trả lời:
“Ngay khi đọc lá thư của lão Bộc nhờ con gửi cho ta. Ta đã đoán con quái sống trên sông Nhị Hà chính là Thủy Trùng. Loài vật này từ lâu đã xuất hiện trong dân gian của người Đại Việt ta. Người ta kể rằng thủy trùng vốn là giống cái, sống ở đáy sông. Thức ăn thường ngày của nó chính là vong hồn người chết, nhưng món khoái khẩu nhất lại là xác người mới chết. Nước lũ càng dâng cao, người chết càng nhiều thì thủy trùng sẽ thuận theo đó mà ngoi lên mặt nước ngoạm người. Đứa nhỏ con của sư đệ ta… cũng chính là bị thủy trùng làm cho vong mạng.”
Trong đầu Vũ như tua nhanh hình ảnh đứa con gái bị cụt mất chân của thầy lang Bộc, một cơn sởn da gà chạy dọc lấy thân. Cậu chau mày khẽ nói:
“Đích thực là con đã từng nhìn thấy một con vật mình rắn rất lớn cắn đứt chân của con gái thầy lang Bộc. Thế nhưng mà, loài quái này chỉ xuất hiện trong những câu chuyện truyền tụng của dân gian, liệu có đáng tin hay không?”
Thầy Lãnh lắc đầu mỉm cười:
“Con không tin cũng là điều dễ hiểu. Loài quái này từ xưa đến nay ít người biết đến. Thời trước vua Lê Thánh Tông từng soạn kì thư Thánh Tông Di Thảo khi còn đương ở trong tiềm để.Đức vua có thật, sách ghi chép của ngài cũng là thật, hà cớ gì những thứ ma quỷ trong đó không có thực? Nếu không thì con thử nói ta xem, thứ gì có thể cắn đứt đầu người một cách dễ dàng như thế?”
Vũ lặng người không thể đáp lại Câu gi. Thầy Lãnh hiểu trong lòng Vũ sợ rằng bản thân không thể tin được sự thật trước mắt. Thế nhưng, càng thẳng thắn đối mặt với thực tế bao nhiêu, thì cơ hội thắng lợi lại càng nhiều lên vài phần. Thầy thở dài nói tiếp:
“Cổ trùng cũng phân chia ra làm nhiều loại, phàm những loại cổ trùng như rắn rết, chấy rận đều ở trên cạn, thì cũng còn có cổ dưới nước. Chỉ có điều loài này hiếm lắm, chẳng mấy khi gặp được. Khác với rắn rết, thủy trùng không do ai nuôi mà tự là loài vật có độc ở dưới nước ăn nhiều oán linh hấp thụ mà thành, càng lúc càng độc. Sông Nhị Hà vốn dĩ đã từng trải qua nhiều trận binh biến, lại thêm thủy thổ ở đây đặc biệt khắc nghiệt cho nên mới xuất hiện thủy trùng.”
Vũ đáp lại:
“Bẩm thầy, cứ cho là thủy trùng tự xuất hiện ở Nhị Hà, nhưng cũng phải có thứ gì đó câu dẫn nó chứ? Tà ma ngạ quỷ theo mùi nhang khói để về tới dương gian, oán hồn theo lời thỉnh của bà đồng để nhập vào người khác. Chỉ có điều con không hiểu nổi, dòng sông Nhị Hà lớn như thế, chảy qua nhiều nơi như thế, tại sao thủy trùng lại chỉ quanh quẩn xuất hiện ở phủ Quốc Oai?!”
Cơn gió ban đêm thổi ù ù qua khe cửa, tạo thành những tiếng rin rít như có ai đó khóc than. Thầy Lãnh gật gù hài lòng, có vẻ như chờ câu này đã lâu, liền tỏ ý đồng tình:
“Đúng vậy! Nếu như cổ trùng là do người nuôi thì chỉ cần chủ nhân đọc thần chú mới có thể sai khiến được chúng. Giống thủy trùng sống hoang dã trong tự nhiên thì đích thực cần phải có mồi câu thì mới làm cho chúng hứng thú mà ngoi lên mặt nước được. Thủy trùng vốn là loài động vật phàm ăn, cho nó ăn ngon một lần, tức thì nó sẽ nghĩ rằng nơi đó sẽ có thêm thức ăn. Không cần con kể lại ta cũng biết, trong phủ Quốc Oai khi ấy ban đầu xuất hiện vài cái xác chết dị thường. Sau đó dần dần mới có những xác chết kỳ lạ. Có phải không?”
Đến thì Vũ mới run run gật đầu.
Quả thực những gì cha nuôi nói đều khớp với câu chuyện thực tế ở phủ Quốc Oai một cách lạ lùng. Vũ cảm thấy mọi thứ có vẻ sáng tỏ hơn vài phần chứ không còn mịt mùng như trước.
“Vậy thì mồi nhử con thủy trùng sẽ là ….?”
Vũ chau mày suy nghĩ.
“Thú thực ta cũng chỉ nghe sư phụ ta kể lại mà thôi. Mồi nhử nó phải là… tim người, nhất là tim của lũ trẻ con ấy. Ít nhất… cũng phải cần tới bảy quả. Nếu không đủ thì có thể dùng tim và gan của thanh niên khỏe mạnh. Sư phụ ta có nói, thủy trùng thích ăn tim người nhưng không phải người nào nó cũng ăn, chỉ có những ai có con mắt âm dương, tức là nhìn thấy vong hồn như con ấy mới đủ khiến cho nó thích thú mà thôi”
Chén trà lạnh trên tay Vũ rơi xuống đất tạo thành tiếng cộp. cộp… Thầy Lãnh không mảy may để tâm, chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ mù mịt phía xa rồi nói tiếp:
“Thủy trùng ở phủ Quốc Oai, chuột mắt đỏ ở thôn Cổ Lâu, cái chết của cô Lành…. Những việc này tuyệt nhiên không phải là điều ngẫu nhiên. Ta e là…”
Vũ nghe thầy Lãnh nói mà lạnh cả người,cậu vội vàng ngắt lời:
“Thầy có thấy… mọi chuyện dường như đương nhắm vào con hay không?”
Thấy Vũ thẳng thắn, thầy Lãnh cũng không rào trước đón sau thêm nữa, thầy gật đầu từ tốn đáp:
“Rất có khả năng là như vậy. Ngay từ ngày đầu gặp con ở hắc điểm của Dạ Xoa phu nhân, ta đã biết được con tuyệt nhiên không phải đứa trẻ tầm thường. Ta biết cha mẹ đẻ con muốn con nương nhờ một người thân quen ở chốn này, thế nhưng cuối cùng con lại ở lại đây… Ở lại thôn Cổ Lâu này!”
Không chờ cho Vũ trả lời, thầy Lãnh tiếp tục nói:
“Thú thực với con, từ khi thằng Khanh chết, ta đã một lòng muốn báo thù cho con ta. Lúc ấy ta chỉ là một thầy lang quèn, không thể đọ sức với những kẻ giết người không chớp mắt như băng cướp của mụ Dạ Xoa. Thế là ta quyết định nuôi cổ trùng để có thể hạ độc với chúng. Cái bình gốm màu đỏ khé chính là bình nuôi cổ trùng của ta đấy. Mỗi đêm ta đều ngước mắt lên trời, mong sao cho ngày đống rắn rết trong bình giết lẫn nhau để ta lấy được cổ mẫu. Nhưng mà… đúng lúc ta luyện xong thì con đến… con thay ta giải quyết món nợ máu với chúng. Lúc ấy ta đã nghĩ cổ trùng ta nuôi e là kiếp này không sử dụng được. Từ lâu ta vẫn biết con một lòng muốn báo thù cho cha mẹ, nhưng đối phó với thủy trùng thì chỉ có cổ trùng nhân mạng mới làm được. Ta sai cô Mừng nói cho con biết thứ cổ trùng nhân mạng tàn độc ấy, chính là để cho con thấy khó mà lui… Ấy thế mà ….”
Giọng thầy Lãnh nghẹn lại, thầy lắc đầu không dám nhìn vào đôi mắt lúc này đã đỏ hoe của Vũ:
“Mấy năm trời trôi qua êm đẹp, ta tưởng của con không bao giờ
đâu rằng mọi sự sẽ lắng xuống, chí ít con còn có thể sống một đời an vui. Thế nhưng… khi chứng kiến cái chết của người trong thôn, tận mắt nhìn thấy lũ chuột mắt đỏ hại người, rồi cái chết bất đắc kỳ tử của cô Lành, ta hiểu rằng mục tiêu của kẻ nào đó là con… Hắn muốn ép con biến mình thành cổ trùng nhân mạng để đấu với hắn. Nếu con toàn thắng thì còn có thể làm chủ đời mình, còn … còn… nếu thua thì con sẽ trở thành một con cổ trùng chỉ biết giết người theo mệnh lệnh… Ta thực không đành lòng, vì trả thù mà phải đánh bạc như thế, kẻ làm cha mẹ như ta… như phụ mẫu thân sinh của con không bao giờ muốn!”
Thầy Lãnh giấu cơn xúc động của mình bằng cách dốc cạn chén trà đã nguội ngắt từ lâu. Lồng ngực Vũ phập phồng, âm thanh phát ra từ cổ họng mỗi lúc một đanh chắc:
“Kẻ muốn biến con thành cổ trùng chắc hẳn cũng phải tìm kiếm con từ rất lâu. Cha mẹ con có nói, con sinh ra vào đúng ngày Phật diệt, từ bé lại có tuệ nhãn kỳ lạ thấy những điều người thường không thấy. Có lẽ… có lẽ chính vì thế mà con trở thành đích nhắm của hắn. Người ấy con có gặp vài lần…. lúc thì hắn thập thò bên cửa sổ buồng ngủ của con, lúc thì lại cải làm người khâm liệm cho con trai của quan tri phủ. Thì ra… tất cả đều là một sự tính toán lâu dài.”
Thầy tức nghiêm mặt đáp lời:
“Con may mắn lắm mới sống được ngày hôm nay, lẽ nào con không biết cha mẹ con và cả ta nữa đều mong cho con yên ổn bình an. Ta cho con biết điều này, không phải để dồn con vào đường chết, càng không phải muốn con thay ta làm cổ trùng nhân mạng. Đơn giản vì ta coi con đã trưởng thành, những việc ta làm con đều được biết. Nếu không thì ta đã chẳng nói với con chuyện này!”
Vũ ngước mặt, nhìn thẳng vào mặt thầy Lãnh:
“Đa tạ thầy đã cho con được biết. Con nhất định sẽ cho chuyện quái dị này có một kết cục cuối cùng.”
Thây Lanh cả giận nhìn Vũ:
“Đừng có làm chuyện dại dột! Ta không muốn đứa con mình nuôi dưỡng bị chết thê thảm!”
Gương mặt Vũ không mảnh may biến sắc, cậu nói cứng:
“Lần trước thầy cũng đã từng cản con một lần. Con chỉ muốn thầy hiểu lòng con, từ ngày con rời phủ Quốc Oai đến nay, ý nghĩ rửa sạch thù nhà, diệt trừ quỷ nạn chưa bao giờ tắt cả. Con… nhất định sẽ phải đấu với cái gã người Mãn Châu ấy một lần. Nếu không… nếu không thì khắp nơi sẽ xảy ra thảm cảnh. Việc báo thù là gia sự, nhưng việc giúp dân dẹp loạn lẽ nào lại không quan trọng. Đổi lấy một mình tính mạng của con mà để cho bách tính được an vui thì có lẽ… thiệt thòi này chẳng là gì cả. Thầy biết rõ điều này hơn ai hết mà… phải không?”
Gương mặt của thầy Lãnh càng lúc càng tới nhợt không còn một chút sinh khí nào nữa. Trong lòng Vũ lúc này tựa hồ như đã qua cơn kích động, cậu không còn sợ hãi cũng chẳng còn hoang mang như lúc trước. Tim Vũ đập mạnh, lần đầu tiên trong đời cậu cảm thấy lòng mình an tĩnh đến thế. Từ bao lâu nay, chiến sự binh biến ở khắp nơi, vong hồn tà ma ngạ quỷ cũng vì thế mà xuất hiện không ít, thật cũng có, mà giả cũng chẳng hiếm hoi gì. Nhớ ngày còn nhỏ, Vũ vẫn thường nghe phụ thân mình kể về chuyện Cao Biền trấn yểm Đại Việt cùng cụ Tả Ao thi triển biết bao nhiêu lần. Trận chiến phong thủy không giống như những trận đánh trên chiến trường, mà phải mất hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng chục năm để giải quyết.
Phong thủy đã thế, những thử quỷ dị tà ma như cổ trùng, thủy trùng lại càng khó khăn hơn. Chính bản thân Vũ cũng không ngờ rằng có ngày mình sẽ rơi vào cuộc chiến của những thầy phù thủy nuôi cổ trùng. Chỉ có điều, cậu bước vào cuộc chiến không phải với tư cách một vu sư hay thầy bùa, thầy ngải; mà là một miếng mồi ngon cho gã người Mãn Châu muốn săn cổ trùng nhân mạng
Mải nói chuyện, cả hai không biết rằng trời đã nhá nhem sáng. Một tiếng gà gáy từ đâu vắng lại, ban đầu chỉ có một vài tiếng, rồi gà trong thôn nhất loạt đều đập cánh gáy vang trời, báo hiệu một ngày mới lại đến. Vũ nhìn bức tượng Phật, trong lòng bỗng chốc bình lặng trở lại.
Binh lính bỏ mạng trên sa trường, thầy thuốc giành giật mạng sống của người bệnh với tử thần, nông dân nương theo tiết khí đất trời mà gieo hạt… Nhân sinh trong thiên hạ, ai mà chẳng có chiến trường riêng của mình.
Đạo lý này, kẻ phàm phu cũng có thể hiểu được.
Vũ cúi đầu chào thầy Lãnh rồi lui về phòng. Cánh cửa lúc nãy cậu vốn khép hờ, vừa định đẩy cửa để lui, Vũ thoáng trông thấy một bóng người lén lút. Cậu giật mình quát lớn:
“Ai đấy?!”
Thầy Lãnh theo phản xạ ngước mắt lên nhìn. Vũ nghiêng đầu sang một bên nghe ngóng, chẳng lẽ ai đó vừa mới nghe lén cha con cậu nói chuyện. Nghĩ thế nên Vũ sẵng giọng: “Ai vừa đứng ở đây đấy?!”
Không có tiếng trả lời, đoán chừng là do mình mỏi mệt mà nhìn nhầm, Vũ chỉ khẽ quay lại gật đầu với cha nuôi rồi trở về phòng.
Trước khi rời đi, Vũ không quên nói thêm một câu:
“Nếu số kiếp bắt con luyện thành cổ trùng nhân mạng, trở thành kẻ người không ra người quỷ không ra quỷ. Nếu… nếu điều đó có thể chấm dứt được
điều này… thì… con thực tình không có gì hối tiếc. Nếu có ngày đó, con mong thầy hãy ủng hộ.”
Chưa dứt lời cậu đã vội vã quay. Có lẽ mãi về sau này Vũ mới biết, đêm hôm đó là lần cuối hai cha con cậu còn có thể cùng nhau trò chuyện.
Sáng sớm hôm sau trời đã mưa nặng hạt.
Mây đen u ám phủ kín khắp bầu trời hệt như cái ngày Vũ rời khỏi ngọn đồi nhỏ đằng sau thôn Bích Câu. Thầy Lãnh đương ngồi nghỉ trong phòng bỗng dưng nghe thấy có tiếng người đập cửa:
“Thầy Lãnh! Thầy Lãnh ơi!”
Bác Hợp vội vã khoác áo tơi ra ngoài nghe ngóng, chừng một lát sau đã dẫn vào một người luống tuổi, có vẻ như là gia nhân của nhà nào đó. Hỏi ra mới biết, người kia vốn là người nhà của quan tri huyện.
Chẳng là đêm hôm qua một người thiếp của tri huyện đại nhân không may bị một con chuột cắn vào mu bàn tay, bây giờ toàn thân đương lên cơn sốt. Điều đáng nói là người thiếp ấy đương có bầu tới tháng thứ năm, tri huyện đại nhân vốn dĩ có tới ba – bốn bà vợ nhưng chưa hề có con trai nên trong lòng đặc biệt lo lắng, bèn vội vàng sai người đi mời thầy Lãnh đến thăm khám. Cứu người như cứu hỏa, thầy Lãnh chẳng kịp hỏi han gì thêm đành vội vội vàng vàng đi ngay, theo sau là cậu Vũ và cô Mừng.
Con đường từ thôn Cổ Lâu lên huyện lúc ấy cỏ lau mọc cao quá đầu người, khắp nơi hoang vu vắng lặng. Nếu như đây là ngày thường thì còn có thể có vài bóng người lai vãng, thế nhưng cái tin chuột mắt đỏ ở thôn Cổ Lâu lan ra, lại thêm trời mưa to gió lớn nên chẳng có ai dám ra ngoài đường. Vũ trong lòng lo lắng, quay sang hỏi cô Mừng:
“Thai phụ đương mang bầu đứa trẻ mà lại bị chuột cắn như thế, liệu có sao không cô?”
Cô Mừng lắc đầu nghi ngại:
“Khó nói lắm. Nếu là chuột bình thường cắn thì dễ sinh ra bệnh dịch hạch, hoặc nhiễm trùng chảy máu đến chết. Còn nếu là chuột bị hạ cổ trùng thì…”
Chiếc xe ngựa đương bon băng băng trên đường, bất chợt dừng đột ngột khiến Vũ suýt ngã nhào. Thầy Lãnh vén màn ra hỏi:
“Có chuyện gì thế?”
Người nhà tri huyện đại nhân quay lại thưa:
“Bẩm thầy! Phía trước có vài xác người chết!”
Cô Lãnh và Vũ nhìn nhau hoang mang, thầy Lãnh chỉ đành thở dài nhờ Vũ và lão phu đánh xe khiêng mấy cái xác đi. Vũ vừa chạm tay vào cái xác đã vội rụt lại, gương mặt sợ sệt:
“Bẩm thầy! Những người này xác chết đều bị dấu răng chuột cắn tơi tả. Chắc là mới chết từ tối hôm qua.”
Thầy Lãnh lắc đầu, rải ít xu lẻ vào đống thây người rồi đi tiếp. Vừa đi thầy Lãnh vừa thăm dò người gia nhân:
“Chẳng hay vị phu nhân nào của quan tri huyện bị chuột cắn? Tình hình cụ thể như thế nào nhà bác có biết hay không?”
Người gia vừa đánh xe vừa lau nước mưa bắn liên tiếp vào mặt vội vã đáp lời:
“Bẩm! Người bị cắn là bà vợ tư của tri huyện đại nhân. Nghe đâu bà tư đương ngủ trên võng thì có con chuột bò từ trong hốc nhà tới cắn. Còn vết thương như thế nào thì quả tình tôi không biết được.”
Lão gia nhân trả lời. Nói rồi ông vội vã thúc ngựa phóng thật nhanh trong màn mưa rát mặt.
Chẳng mấy chốc đám người thầy Lãnh đã đến tư dinh của tri huyện đại nhân. Nhìn mấy khóm trúc trồng trước cửa hệt như nhà quan tri phủ Quốc Oai năm nào, trong lòng Vũ chợt nổi lên một dự cảm bất an không thể nói thành lời.
Trong nhà này đương rất hỗn loạn, mấy cô người hầu chạy tới chạy lui hết mang nước nóng lại thay khăn chườm máu. Tri huyện đại nhân dường như lo đến phát điên, còn mấy người đàn bà khác trong nhà thì chẳng làm được gì, chỉ đứng một chỗ khóc lóc sụt sùi. Lão gia nhân dẫn thầy Lãnh vào trong thăm bệnh, bà Tư bụng đã hơi nhú lên vài phần nằm bất tỉnh trên người, mu bàn tay đã bắt đầu xuất hiện giòi bọ. Thấy dị tượng, thầy Lãnh chỉ kịp thi lễ với quan trên rồi vội vàng lót một chiếc khăn mỏng nâng tay vị phu nhân lên ngang tầm mắt, đặng quan sát cho kỹ. Quan tri huyện đứng bên cạnh gương mặt hoảng sợ đến tái nhợt, chờ thầy Lãnh thăm bệnh bèn hỏi dồn:
“Phu nhân tôi có sao không hả thầy? Liệu …. Liệu có ảnh hưởng gì đến đứa bé trong bụng không?”
Thầy Lãnh lắc đầu nói thẳng:
“Phu nhân của đại nhân đích thị là bị loài chuột lạ dạo gần đây cắn phải. Những người bị cắn thì trên vết thương đều xuất hiện dòi bọ hệt như người mới chết.”
Tri huyện đại nhân vội vã ngắt lời:
“Nhưng… nhưng… liệu có cứu được đứa bé không? Liệu có qua khỏi hay không?”
Trên gương mặt thầy Lãnh có phần hơi bực dọc, dường như đã vơi đi mất mấy phần thiện ý với vị quan này, giọng thầy lạnh tanh:
“Trong mọi trường hợp, Lãnh tôi sẽ dốc toàn lực để cứu được cho cả mẹ lẫn con. Chứ không phải là riêng gì đứa trẻ.”
Biết mình lỡ lời, tri huyện đại nhân cảm thấy bối rối, vội vàng khách sáo:
“Vâng! Vâng! Được vậy thì còn gì bằng. Trăm sự nhờ thầy giúp cho..”
Thầy Lãnh ra hiệu mời tất cả mọi người ra ngoài, chỉ để lại Vũ và cô Mừng hỗ trợ mình ở phía trong. Việc tiếp theo khá đơn giản, thầy rút từ trong người ra một hũ sứ màu trắng có cột dây đỏ, rồi nhẹ nhàng tra vào vết thương trên tay đã bị khoét một miếng thịt của tứ phu nhân. Một mùi tanh tanh ngòn ngọt bốc lên, mấy con dòi bọ trên tay rơi lả tả xuống đất. Mặc dù đã từng nhìn thấy thầy Lãnh chữa bệnh bằng nọc rắn cổ trùng, nhưng Vũ vẫn không kiềm nổi cơn buồn nôn dâng lên đến tận họng. Cô Mừng thấy thế bèn lắc đầu, vỗ nhẹ vào lưng Vũ vài cái.
Chưa đây nữa tuần hương sau, bệnh nhân đã lờ mờ tỉnh dậy. Tri phủ đại nhân cả mừng, cảm ơn rối rít thầy Lãnh. Vũ khẽ quan sát, nhận thấy gương mặt của mấy người vợ kia thoáng một chút căng thẳng. Thầy Lãnh thấy ngữ khí của tri huyện đại nhân đã đôi phần hòa hoãn hơn với mình, bèn nói thẳng:
“Bẩm tri huyện đại nhân! Thảo dân chỉ là một thầy lang bình thường, may có bài thuốc tổ tiên truyền lại nên may mắn giúp được Tứ phu nhân cầm máu giữ mạng. Chỉ là có chuyện này thảo dân không thể không bấm báo cho rõ ngọn ngành.”
Tri huyện đại nhân khách khí trả lời:
“Có chuyện gì thầy Lãnh cứ nói!”
Thầy Lãnh đem chuyện chết mấy mạng người ra tấu lại với quan trên. Ban đầu quan tri huyện có vẻ không tin, nhưng đến khi thầy Lãnh mô tả vết chuột cắn trên thân người chết ở thôn Cổ Lâu không khác gì vết thương trên tay tứ phu nhân, lúc bấy giờ tri huyện mới giật mình kinh hãi:
Có chuyện đó hay sao? Những… những người bị cắn như thế đều chết hết cả rồi à?”
“Bẩm! Chết sạch không chừa một ai!”
“Liệu… liệu … phu nhân ta có ..”
“Tri huyện đừng lo! Cũng may là vết thương của phu nhân không quá lớn, mấy con dòi này cũng chỉ mới xuất hiện, nên hoàn toàn có thể kiểm soát được.”
Tri huyện đại nhân thở phào nhẹ nhõm:
“Vậy phiền thầy Lãnh chăm sóc phu nhân giùm ta, nhất là nhất là cái thai trong bụng. Còn về việc người chết ở thôn Cổ Lâu, việc này hệ trọng lắm, nhất định ta sẽ đích thân về tận nơi xem xét!”
Thế là từ ngày đó, thầy Lãnh cứ hai ngày một lần lên nhà tri huyện thăm bệnh. Cái họa sát thân cũng từ đấy mà ra.
Ngay hôm sau kể từ lần thầy Lãnh lai vãng, quan trên quả thực có cho người xuống tận thôn Cổ Lâu để tận mắt tiếp án. Chỉ có điều…số lượng những người bị chuột cắn càng lúc càng nhiều, người ta đến nhà thầy Lãnh chầu chực xin thuốc. Có người bị chuột ăn cắn nát toét một bên tai, dòi bọ xuất hiện rơi lả tả xuống thân. Người khác thì bị chuột khoét sạch cả một hốc mắt, máu me hòa lẫn với từng con giòi bò lổm ngổm khiến người khác vừa nhìn thấy đã vội vã bưng miệng nôn khan thành tiếng.
Đáng sợ nhất là có một người đàn bà mới sinh con trong thôn, bầu sữa lúc nào cũng căng tức, đứa con nhỏ bú không xuể. Hôm đó thị đi tắm, tiện tay vắt sữa thừa nhỏ xuống đất, rồi múc nước xối đi. Nào ngờ đêm hôm đó thị đương nằm ngủ, bỗng thấy bầu ngực mình nhói đau liên hồi bèn giật mình mở mắt gào lên một tiếng. Trên người thị có tới bốn năm con chuột đương tranh nhau bầu sữa, mắt con nào con nấy phát sáng rực trong đêm. Thị như phát điên, vội vàng nhảy lên dùng hết sức bình sinh để tống khứ lũ chuột ra khỏi giường. Chồng thị đương ngồi hút thuốc lào bên ngoài nghe thấy tiếng hét bèn nhanh chóng chạy vào, vừa nhìn thấy tình cảnh trước mặt vội vàng dùng cán chổi đánh chuột. Nào ngờ bọn chuột không sợ mà vẫn cố tình bu vào thị. Cực chẳng đã, chồng thị mới châm lửa đốt ngọn đuốc thì lũ chuột lúc đó mới chịu rời đi.
Kinh hoàng nhất là lúc ấy, người chồng tình hướng mắt ra ngoài cửa sổ trông ra vườn nhãn um tùm, bắt gặp thấy một người đàn ông cạo trọc đầu, tết tóc đuôi sam, vừa dắt theo sau một cái bóng trắng là ai đó hiếu kỳ nhảy vào vườn nhà mình hóng chuyện , người chồng làu bàu chửi đổng vài câu. Đúng lúc ấy anh ta khựng lại vì cái bóng trắng toát đứng sau người đàn ấy , hệt như cái bóng cô Lành chết không lâu.
Anh chồng hoảng quá lắp ba lắp bắp nói không thành câu:
“Ối… giời ơi…. Ối giời ơi…”
Đương cơn bối rối, anh vô tình ném ngọn đuốc vào đống rơm bên phía hông nhà, đống rơm cháy phừng phừng bốc khói ngùn ngụt, người trong thôn hò nhau mang nước tới dập, chẳng mấy chốc mà đống rơm chỉ còn lại tro đen xì. Suy cho cùng thì vụ hỏa hoạn bé cỏn con ấy cũng chẳng đáng kể gì, chỉ có điều khi người ta hốt đống tro tàn đi thì kinh hoàng phát hiện ra một cái hang chuột rất lớn sát đụn rơm. Ngọn lửa cháy phừng phừng khi nãy vô tình làm chắn lối thoát thân của lũ chuột, cuối cùng cả bầy hơn chục con đều bị thiêu chết, đuôi con nọ mắc vào đuôi kia tạo thành một tảng thịt chuột cháy
Quái dị ở chỗ, từ lòm của lũ vốn dĩ không lạ, ấy thế mà tại sao đám chuột này bên trong lại toàn giòi là giòi?
Người xưa vốn mê tín, chứng kiến cảnh ấy ai cũng bảo rằng có một ông thầy bùa ngải nào đó định bụng giết hết mọi người. Cả thôn Cổ Lâu hôm ấy thức trắng đêm, họ quyết định phải làm một việc gì đó, chứ cứ để người trong thôn bị chuột cắn chết như thế này thì chẳng mấy chốc nơi đây sẽ toàn là tử thi.
Trời vừa mới sáng người nhà quan tri huyện đã vội tất tả đến đón thầy Lãnh, Vũ lục tục xin đi theo. Đêm hôm qua mặc cho dân trong thôn gào thét ầm ĩ, Vũ vẫn ngủ mê mệt… Mà nói ngủ thì cũng không đúng, chính xác là cậu bị bóng đè. Bóng của cô Lành về ngồi chồm hỗm trên chân khiến Vũ không thể nào cựa quậy được. Rõ ràng cái bóng người thiếu nữ gầy gò ốm yếu, tóc xõa xượi ra một bên, từ thất khứu có những con nhộng tằm bò lổm ngổm ấy không phải cô Lành thì là ai?
Vũ thất kinh, cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng khiến cho cậu không thể nào chịu đựng nổi, nhất là khi đống nhộng tằm ấy rơi rớt trên người cậu. Vũ lầm bầm niệm Phật trong đầu, thế nhưng khi vừa mở mắt ra cô Lành vẫn ngồi đó, cảm giác nghẹt thở khiến cho cậu muốn ngất xỉu. Cơn gió lạnh thổi tung cánh cửa sổ bên cạnh giường, Vũ cố đưa mắt ra ngoài để tìm gã đàn ông người Mãn như một thói quen thì nghe thấy tiếng con Hắc Miêu kêu lên dữ
“Gruuuuuu……Méooooooooooooooooooooo!”
Đôi mắt trắng dã của cô Lành nhìn về phía bệ cửa sổ, lúc này từ đâu có bóng một con mèo đen rất lớn đứng xù lông hướng về phía giường Vũ nằm. Tiếng mèo vừa dứt cũng là lúc cô Lành biến mất, toàn thân Vũ lại trở về cảm giác bình thường. Vũ nằm trằn trọc đến sáng, cậu nhớ khi còn nhỏ cứ mỗi lần bị bóng đè là y như rằng sắp có biến cố lớn lắm. Lần thì xác anh Giản dạt vào trước cửa nhà, lần thì cha mẹ cậu bị hành quyết. Nghĩ đến đó, Vũ bỗng chốc cảm thấy bồn chồn không yên, lẽ nào lần này lại có chuyện gì đó xảy ra?
Vũ đem câu chuyện này thì thầm to nhỏ với người cha nuôi. Thầy Lãnh nghe xong thở dài, một hồi lâu sau mới đáp:
“Đêm hôm trước ta gieo quẻ tượng, trong quẻ cũng nói phen này sắp có đại họa. Hôm nay ta xem mạch cho tứ phu nhân xong xuôi sẽ về thôn để chuẩn bị pháp sự cầu an.”
Mấy năm nay Vũ được thầy Lãnh dạy xem quẻ dịch, bói toán, xem chỉ tay và giải mộng. Kinh dịch vốn được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, kỳ tài về quẻ dịch nhất phải kể đến cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngay từ thời Tam Quốc người xem kinh dịch xuất chúng nhất thiên hạ được Tào Tháo hết mực trọng vọng là Quản Lộ. Bởi thế nhiều người vẫn thường có câu nóiBắc có Quản Lộ, Nam có Trạng Trình là như vậy.
Vũ học một biết mười, thầy Lãnh lấy làm hài lòng lắm, chỉ dặn cậu phàm bất đắc dĩ thì mới xem quẻ cho người đời, tránh tiết lộ thiên cơ.
Nghĩ ngợi một lúc thì xe ngựa đưa hai cha con đến nhà quan tri huyện từ lúc nào. Trong nhà lúc này um sùm những tiếng khóc lóc, ỉ ôi. Thầy Lãnh mặt biến sắc vội vội vàng vàng chạy vào bên trong. Bà tư nằm trên giường ngất lịm, gương mặt tím tái trắng bệch hệt như người chết trôi. Thầy Lãnh cả kinh vội vàng bắt mạch, quan tri huyện đứng bên cạnh sốt ruột hỏi han:
“Sao… sao rồi hả thầy Lãnh? Nhà tôi… nhà tôi có làm sao không?”
Thầy Lãnh lắc đầu:
“Phu nhân bị động thai! Nhìn mạch tượng lúc này có thể thấy hỏa nhập công tâm, e là do tức giận hại thân”
Chưa nghe hết lời, thầy Lãnh đã quay về mấy bà vợ đứng phía sau quát lớn:
“Mấy mụ đàn bà các người lại gây chuyện phải không? Chỉ có các người chứ không ai vào đây!”
Bà cả, bà hai vội vàng thanh minh, duy chỉ có bà ba là gương mặt không mảy may đổi sắc khiến Vũ không khỏi ngạc nhiên. Thầy Lãnh không để ý tới điều này, thầy cặm cụi kê đơn dặn con bé gia nhân đun thuốc cho bà tư theo định lượng. Tất bật một lúc thì bà tư cũng khá hơn được vài phần. Đến cuối giờ thìn hôm đó hai cha con thầy Lãnh mới cáo từ trở về. Trước khi đi Vũ còn quay lại nhìn bà Tư một lúc, không hiểu sao bấy giờ cậu cảm thấy như có tảng đá đè chặt vào lồng ngực… hệt như bị bóng đè vào đêm qua. Tiếng quạ réo đâu đây lại vang lên khiến cho cảnh chiều ở huyện Cổ Lan càng thêm hiu quạnh.
Khi hai cha con trở về thì người trong thôn đã hò nhau dựng sẵn một đàn tràng ở trước cổng ra vào. Khắp nơi đều chăng đèn lồng màu vàng, đó đây còn ngửi thấy mùi nhang khói bốc lên thoang thoảng. Lấy làm lạ, thầy Lãnh hỏi thăm thì mới biết trong thôn quyết định làm pháp sự để đuổi chuột, cụ trưởng thôn sẽ chủ trì đàn tế lễ, ai cũng phải tham gia.
Chạng vạng tối hôm ấy người trong thôn Cổ Lâu đã tề tựu đủ cả, người nào người nấy đều căng thẳng, hồi hộp. Bầy chuột mắt đỏ hoành hành dữ dội, không những cắn chết cả người, mà ngay cả những thứ chắc chắn như tủ gỗ, bàn ghế hay bánh xe bò chúng cũng không tha. Mọi người rì rầm to nhỏ kể cho nhau nghe về những nấm mồ chôn người bị chuột cắn lần trước bị đào xới tan tành.
Mấy đàn ông đi soi ếch gần bãi tha ma, nghe thấy tiếng động lạ bèn chạy lại thì mới biết lũ chuột chuỗi đào tới mộ, mở đường cho mấy con chuột cống theo lối đó mà vào cắn thủng miếng ván gỗ ọp ẹp để chui vào bên trong ăn thịt người chết. Tấm áo liệm quấn quanh xác chết thối rữa bị chúng cắn cho vụn nát. Vũ nghe mà cảm thấy cơn ớn lạnh chạy dọc toàn thân. Trời đã tối hẳn từ lúc nào, thế nhưng vẫn không thấy cụ đồ trưởng thôn xuất hiện. Một ai đó lên tiếng hỏi:
“Ơ hay! Cụ đồ đâu ấy nhỉ?”
“Ai đi gọi cụ đi? Để muộn quá thì làm sao mà cúng được”
Vũ quay ra nhìn cô Mừng và thầy Lãnh, cảm giác bồn chồn sốt ruột càng lúc càng rõ rệt. Thầy Lãnh không nói không rằng, vội vã rảo bước đến nhà ông cụ, theo sau là mấy người thanh niên, trong đó có cả Vũ. Trời tối om như mực, tiếng bước chân người đạp lên đá sỏi vang lên rào rạo. Gian nhà vắng tanh vắng ngắt không có ai, chỉ hấy bộ quần áo thụng mặc khi tế lễ để sẵn trên chiếc chống kê ngoài hè.
Bất chợt, Vũ nhìn thấy một cái bóng trắng toát quen quen thất thểu phía sau nhà, ngay nấm mồ của con rắn ngày trước. Vũ khẽ bảo:
“Thầy! Thầy đi theo con! Dường như có chuyện chẳng lành rồi”
Thầy Lãnh vội vã soi đuốc theo sát Vũ tiến về phía sau nhà. Từ chỗ chôn con rắn chỉ cách hơn chục bước chân là đến một cái giếng nhỏ nằm khuất dưới gốc cây khẽ già. Mọi người trông thấy cái chậu gỗ bày biện bên cạnh giếng, hệt như có người nào đó vừa tắm… thế nhưng tuyệt nhiên không thấy ai. Vũ chau mày nghĩ thầm trong bụng:
“Quái lạ! Rõ ràng mình vừa nhìn thấy bóng của một ông cụ ở đây. Sao giờ lại không thấy?!”
Dường như có linh tính mách bảo, Vũ đi phăm phăm đến cái giếng nhỏ, soi đuốc vào miệng dưới. Mấy người thanh niên trai tráng tò mò đi theo, vừa nhìn thấy thứ ở dưới giếng người ta gào lên một tiếng kinh hoàng, có người còn ngã sõng xoài ra đất miệng như á khẩu, ngay cả Vũ cũng giật mình lùi lại phía sau mấy bước.
Ngay dưới cái giếng sắp cạn khô, cụ đồ trưởng thôn bị kẻ nào đó ném xuống dưới, đầu gục xuống gối, toàn thân co quắp hệt như một đứa trẻ nhỏ. Thầy Lãnh vội vội vàng vàng đến xem, thoáng thấy thân hình của cụ đồ, gương mặt thầy thất thần nhìn Vũ và cô Mừng rồi hỏi:
“Hai người có thấy gì không?”
“Hình như… hình như cụ mặc một bộ quần áo màu đỏ”
Cô Mừng rụt rè trả lời.
“Không … Không phải…. cụ đồ… cụ ấy.. cụ ấy bị lột da!”
Phải đến hơn một tuần hương sau người ta mới kéo được cụ đồ lên. Vừa trông thấy cụ, dân trong thôn đã lặng cả người. Bầy trẻ con trong làng khóc ré lên vì sợ hãi. Kẻ nào đó đã lột lớp da nhăn nheo của cụ, chỉ để lại lớp thịt hồng hồng trông từ xa giống hệt như một người mặc bộ quần áo bó sát toàn thân màu đỏ. Kinh hoàng hơn cả ấy là phần hạ bộ và đôi mắt của cụ bị chuột gặm nát, chỉ còn những mảng thịt te tua ở lại. Thầy Lãnh mắt đỏ hoe lắc đầu nói:
“Khổ thân cụ! Cả đời sống tử tế mà sao khi chết lại bị đến mức độ này!?”
Bác Hợp bạo gan đặt xác cụ ngay ngăn trở lại, có lẽ chết cũng đã lâu nên toàn thân cụ cứng đờ, bác Hợp phải dùng rượu ấm xoa lên toàn người cụ một lúc sau mới tạm ổn. Con Hắc Miêu từ lúc theo Vũ đến giờ cứ hay quanh quẩn dưới chân cậu, có lúc nó nhảy phóc lên trên vai cậu. Mặc dù người khác không nhìn thấy nhưng Vũ cảm nhận rất rõ móng vuốt của nó khẽ chạm vào vai cậu như một con mèo còn sống vậy. Bình thường con Hắc Miêu rất ngoan, thế mà không hiểu vì sao hôm nay nó cứ hướng mắt về bác Hợp mà gầm gừ. Bác Hợp dường như cũng cảm thấy có ánh mắt sắc lạnh vô hình nhìn mình nên tỏ ra lúng túng mất tự nhiên.
Vũ đoán rằng bác vừa khâm liệm cho cụ đồ, trên người toàn tử khí nên mới kích động con Hắc Miêu đến vậy. Người trong thôn đi báo án ngay trong đêm, có lẽ người ta cũng không hiểu được cái chết của cụ đồ trưởng thôn là do người, hay do ma quỷ xui khiến? Đành rằng có thể giải thích là ông cụ già trượt chân ngã xuống, thế nhưng kẻ nào lại lột da của cụ, lại còn bầy chuột mắt đỏ cắn nát hạ bộ và đôi mắt của cụ nữa chứ? Chẳng ai có thể ngờ được, pháp sự hôm ấy chuyển thành đám tang.
Trời về khuya càng lúc càng lạnh, thế nhưng không ai dám trở về nhà, người ta sợ rằng kẻ sát nhân vẫn ẩn nấp đâu đây chờ người để đoạt mạng. Quan quân trong phủ đến nhưng cũng không tìm được manh mối gì. Viên quan đội trưởng chỉ đưa ra giả thiết chung chung rằng trời tối, cụ đồ múc nước không may bị ngã xuống giếng chết thảm, còn về bộ da bị lột mất quá nửa rồi biến mất cùng bầy chuột mắt đỏ thì chẳng ai biết được nội tình ẩn chứa sau đó. Trong lòng Vũ đoán chắc rằng, cụ đồ rõ ràng là bị chết oan, nếu không thì cậu đã không nhìn thấy oan hồn vất vưởng của cụ cứ đi đi lại lại như thế.
Vì cụ đồ sống một mình không vợ cũng chẳng có con nên đám ma của cụ do người trong thôn lo liệu. Người thôn Cổ Lâu có tục lệ rất lạ, hễ rằng ai đó mà bị chết oan tức tưởi thì bắt buộc phải hạ táng vào ban đêm, bởi lẽ ấy là khi âm khí mạnh nhất, có thể dẫn hồn người chết trở về hạ giới.
Cơn gió lạnh ngắt thổi tới làm tung bay những tán lá vàng rơi lả tả trên mặt đất. Màn đêm âm u bị vỡ toang vì những tiếng khóc ai oán của người trong thôn. Thầy Lãnh, Vũ, cô Mừng rồi tất cả những người khác đều chia nhau mảnh khăn trắng chít lên đầu. Cụ đồ không có con cái thế nhưng ai cũng là con của cụ. Nấm mồ vừa đắp xong xuôi cũng là lúc trời tảng sáng. Khi người trong thôn đương ăn vội bát cơm thì có một toán lính ập vào. Ban đầu ai nấy cũng ngỡ rằng cái chết của cụ có manh mối, một người vội vã hỏi:
“Có tin tức phải không các chú? Chúng tôi… chúng tôi lo lắng quá… bắt được kẻ thủ ác thì chừng nào không dân làm sao mà ăn ngon ngủ yên được?”
Đám lính không trả lời, chỉ hô lớn:
“Trong đây kẻ nào là Lãnh?”
Người trong thôn ngơ ngác nhìn nhau, không có tiếng ai trả lời, tên lính lại nói:
“Nếu kẻ nào bao che cho tội phạm cũng sẽ chịu tội chung. Tên Lãnh đâu?”
Một ông cụ trong thôn gương mặt quắc thước trả lời:
“Thầy Lãnh hạ huyệt cho cụ đồ xong đã cùng cậu con trai nuôi của mình về nhà rồi! Thôn chúng tôi từ trước đến giờ sống minh bạch, không có chuyện bao che cho ai. Hơn nữa, thầy Lãnh làm gì mà các chú lại bắt bớ người ta?”
Đám đông nãy giờ im phăng phắc nghe ông cụ nói bèn nhao nhao đồng ý. Toán lính không nói không rằng túm áo một người thanh niên đương đứng gần đó, bắt hắn phải dẫn đường đến nhà thầy Lãnh. Họa bỗng chốc rơi ập xuống đầu.
Đêm hôm qua sau khi chôn cụ đồ trưởng thôn về, ruột gan thầy Lãnh như có lửa đốt. Thầy bấm độn ngón tay biết được mình sắp gặp họa sát thân liền vội vàng về gọi mọi người trong gia đình tập hợp. Cô Mừng, bác Hợp và Vũ lấy làm lạ, nhưng chưa ai kịp nói gì thì thầy Lãnh đã mở lời:
“Cái thai của bà tư vợ tri huyện e là không giữ được. Phen này….ta không sống được bao lâu nữa rồi!”
Vừa nghe thấy vậy, ba người còn lại đều không khỏi bàng hoàng, cô Mừng run run hỏi:
“Sao… sao lại không giữ được. Chẳng phải hôm đó đã cho bà Tư nhỏ nọc rắn cổ trùng cơ mà. Nếu không giữ được thì cũng không thể trách chúng ta!”
Thầy Lãnh ngắt lời
“Quan tri huyện là người thế nào chẳng lẽ cô còn không cảm thấy hay sao? Đúng là vết thương trên tay bà vợ ấy là do chuột mắt đỏ cắn, nhưng cái thai không giữ được e là có kẻ ghen ghét muốn đoạt mạng hai mẹ con nên ra tay. Ta chỉ là người chịu vạ lây thôi!”
Vũ thắc mắc:
“Nếu vậy thì ta cũng không thể làm ngơ được, chẳng lẽ thầy lại muốn mang tiếng là kẻ giết thai phụ hay sao? Chi bằng… chi bằng ta cứ để quan trên điều tra, biết đâu sẽ tìm được kẻ chủ mưu đứng sau!”
Thầy Lãnh lắc đầu cười buồn, bác Hợp tiếp lời:
“Mà sao thầy lại chắc là không giữ được cái thai? Rõ ràng sáng nay thầy đến thăm bệnh vẫn bình thường cơ mà…“
“Tôi biết được cái thai đã không còn, nói chính xác thì hai mẹ con người ấy mất vào giờ Tí đêm qua. Họa này… tôi chắc không qua được năm bốn mươi chín tuổi, giống hệt như Quản Lộ ngày xưa vậy!”
Cô Mừng toan nói thêm gì đó, nhưng thầy Lãnh ngắt lời, thầy chỉ vào hũ vàng rất lớn trên bàn rồi nói:
“Thôi… Mọi người đừng tranh cãi nhau nữa. Thời gian bây giờ không còn nhiều. Nghe ta nói đây: Đây là số của cải ta tích lũy được cả đời. Mọi người chia nhau để lánh đi một thời gian, ta cũng sẽ trốn ở trên ngọn núi phía tây, nếu như thoát khỏi được kiếp nạn này thì chúng ta sẽ gặp lại.”
Cô Mừng nước mắt lưng tròng, bác Hợp mắt đỏ hoe không nói thêm gì nữa, bắt đầu gói vàng vào mấy cái tay nải. Không ai dám phản bác, vì họ biết rằng, một khi thầy Lãnh đã quyết định là sẽ không bao giờ thay đổi. Vũ nhìn đống vàng trước mắt mình trong lòng cảm thấy nghẹn đắng, cậu nhìn thẳng cha nuôi rồi nói:
”Con đi với thầy! Có chết thì chúng ta cùng chết chung!”
Cô Mừng cũng quả quyết:
“Con cũng không đi nữa! Con theo bác, con từ bé đã mồ côi cha mẹ. Không có bác…”
Cô Mừng chưa kịp nói câu thì tiếng đập cửa ầm ầm ở phía trước. Vũ nghiêng đầu ra ngoài rồi hoảng hốt nói:
“Thôi chết rồi! Quan binh đã tới đây! Phải đi mau!”
Thầy Lãnh vội vàng xác cái tay nải khoác trên vai, nhìn cô Mừng rồi nói:
“Chuyện tôi nhờ cậy cô… xin cô nhớ kỹ… Đó cũng là tâm nguyện của Vũ!”
Rầm! Rầm! Rầm! Tiếng đập cửa lại tiếp tục vang lên, tiếng một người đàn ông hét lớn ở bên ngoài:
“Phạm Lãnh mau ra đây! Nếu không đừng trách chúng ta độc ác!”
Vũ chạy như bay ra chuồng ngựa, con Đại Phong dường như cảm nhận được con binh biến nên đã đứng chờ sẵn từ lúc nào, hai chân nó đạp đạp xuống mặt đất tỏ vẻ nôn nóng muốn được đi.
Trong nháy mắt, bốn người trèo lên mình ngựa, thầy Lãnh dặn dò:
“Vũ và tôi chạy về hướng cánh rừng phía tây thôn, gần vực có một hốc đá. Cô Mừng phóng ngựa chạy về hướng Đông, còn Hợp thì đi về phía Nam. Chúng ta chia nhau ra để trốn. Nếu qua được nạn này, gặp nhau ở con đường mòn gần vực.”
Bác Hợp im lặng gật đầu, đôi mắt khẽ liếc phía con Hắc Miêu đương đậu trên vai . Thầy Lãnh khẽ huýt sáo, từ trong bóng tối có một con chó ngao rất lớn phóng ra chạy thẳng ra cửa lớn để giữ chân toán lính. Cơn gió thổi vù một cái, trong chớp mắt khoảng sân sau chẳng còn một bóng người, chỉ có tiếng vó ngựa vang lên ở con đường tối trông thẳng ra bìa rừng. Vũ phóng ngay phía sau ngựa thầy Lãnh. Đêm nay không có trăng, cũng chẳng có sao, chỉ có tiếng gió thổi vun vút xuyên qua đám lá cây nghe như tiếng khóc rợn người của ai đó. Vũ vô tình ngước mắt nhìn lên, đột nhiên cậu thấy một ngôi sao chổi nho nhỏ quét qua bầu trời một lúc rồi biến mất. Chẳng lẽ họa lớn nhất còn chưa đến? Vũ cảm thấy gai ốc nổi lên, trong cơn gió lạnh của vùng đất hoang vu rợn ngợp, nghe như tiếng cười của gã người Mãn vọng lại.
Địa thế của thôn Cổ Lâu vốn là dựa vào lưng chừng núi, một mặt tiếp giáp với một một nhánh của sông Nhị Hà đổ về, mãi sau này dân cư trở nên đông đúc người ta mới bồi thêm để lấy đất, nhánh sông từ đó cũng hẹp đi. Bên cạnh sông là lưng chừng vách núi, những người phu rừng thường men theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo để lên đỉnh rồi từ đó băng sang những rặng núi khác để kiếm sản vật mang về đổi chác. Đám ma chôn cất cụ đồ xong xuôi cũng là lúc gần sáng, dùng dằng mất cả nửa ngày, phải đến chập tối Vũ và thầy Lãnh mới có thể chạy miết đến một cái hang đá nhỏ xíu bên cạnh một vực dốc cheo leo, nhìn xuống là dòng sông chảy xiết. Tiếng rầm rập đuổi phía sau của đám cướp đã không còn, không khí ban đêm trong khu rừng ngột ngạt đến khó tả.
Thầy Lãnh không dám đốt củi cho sáng vì sợ sẽ soi đường cho toán lính bám theo, như vậy thực chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này. Thế nên chỉ còn cách đứng co ro trước cửa hang bị dây leo mọc chằng chịt. Vũ lấy từ trong người ra con dao nhỏ xíu vẫn theo cậu từ ngày lưu lạc, rồi nhẹ nhàng nương theo ánh trăng mà quan sát kỹ đám dây nhợ chằng chịt. Thầy Lãnh hiểu ý bèn cười nhẹ:
“Con không dám cắt đứt dây vì sợ có rắn phải không? Con yên tâm, xà cổ ta mang theo trong người thì không con rắn rết nào dám lại gần chúng ta đâu.”
Nghe cha nuôi khẳng định, Vũ yên tâm được mấy phần, cậu cắt bớt tàn dây leo giăng xuống rồi dùng cây để khua khoắng cửa hang một hồi rồi hai cho cha con mới cẩn trọng bước vào. Con Đại Phong và con ngựa của thầy Lãnh đã được cột lại khuất sau một vạt cây um tùm. Hết công việc để làm, Vũ chỉ biết ngồi trong hang ngóng ra bên ngoài.
Cậu vừa mong trời vừa sáng thật nhanh, lại vừa sợ ánh sáng ban ngày sẽ tiết lộ nơi ẩn trốn của hai cha con mình. Thầy Lãnh bấm độn ngón tay một hồi, rồi thở dài nói với Vũ:
“Ta tự biết số mệnh không còn dài, cho nên những gì cần nói với con có lẽ giờ ta phải nói cho bằng hết, nếu không sau này ta chết vẫn còn canh cánh nỗi lòng.”
Giọng nói của thầy Lãnh nghe sao mà giống hệt lời nói của cha Vũ lúc biệt ly. Cậu hoảng hồn:
“Thầy! Thầy nói gì lạ vậy? Làm sao mà thầy chết được…?”
Thầy Lãnh bác lời:
“Thời gian bây giờ không còn nhiều! Con nghe ta nói đây…”
Từng hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mấy phiến lá to. Thầy Lãnh nhìn Vũ rồi ngập ngừng:
“Sau khi con đến thôn Cổ Lâu, ta cũng có thư từ qua lại với sư đệ của ta chính là ông lang Bộc. Chuyện về gia đình con và những cái chết bất đắc kỳ tử dạo trước ở phủ Quốc Oai ta cũng biết được vài phần. Ta… ta rất lấy làm tiếc về cái chết của cha mẹ con, nếu hai người ấy còn sống thì hẳn cũng con cũng không phải lưu lạc đến nơi này, lại còn… bị ta làm liên luỵ. Thú thực với con, ban đầu ta cũng cảm thấy tò mò tại sao con có thể nhìn thấy vong phách của đứa con trai bạc mệnh của ta, rồi lại nhìn thấy oan hồn của những người bị băng cướp Dạ Xoa giết hại dã man như thế. Chính vì thế mà ta biên thư cho sư đệ của mình, nghe đệ ấy thuật lại tường tận, ta mới kinh hoàng phát hiện ra ngọn nguồn của những sự quỷ dị như thế này có căn nguyên từ… từ… từ.. chính bản thân con , Vũ ạ.!”
Nghe thầy Lãnh nói, Vũ rùng cả mình, cơn sửng sốt hiển hiện qua nét mặt quả cậu. Vũ cảm thấy không khí xung quanh đây đột nhiên đóng băng lại. Cậu lắp bắp:
“Là…. là….con sao? Chẳng lẽ mọi thứ đều liên quan đến con?!”
“Đúng vậy! Từ cái chết của đám trẻ con trong phủ, rồi cái chết của cậu ấm con quan, cái chết của anh lính tên Giản, cho tới….sự xuất hiện của con thủy trùng, tất thảy đều xoay quanh con. Con không thấy vậy sao?”
Gương mặt Vũ càng lúc càng tái nhợt, cậu lắp bắp:
“Nhưng Nhưng mà tại sao?”
Một tiếng động từ đâu đó vẳng lại nghe giống như tiếng ai đó rú lên ở xa xa. Thầy Lãnh im lặng nghe ngóng, một lúc sau mới chậm rãi trả lời:
Từ xưa đến nay giặc phương Bắc chẳng bao giờ thôi nhòm ngó đất Việt ta. Mỗi khi càn quét tới dải đất này, chúng mang theo binh lính, vũ khí, voi ngựa… và nhất là đám thầy phù thủy, giới vu sư như chúng ta gọi họ là những Âm Binh. Sở dĩ gọi như thế không phải vì họ là người chết, mà là bởi đám phù thủy ấy chuyên đấu với chúng ta bằng tâm linh, bằng tà ma ngạ quỷ. Những thứ bùa phép mà con nghe thấy như rải đậu thành binh, hay bày thế trận đoạt hồn chỉ là những trò vặt vãnh. Một thầy phù thủy đích thực không giết gà giết chó trước mắt mà phải giết đời đời lớp lớp con cháu của kẻ địch. Để làm được điều ấy, quan trọng nhất là phải có hai thứ: Thứ nhất ấy chính là thuật phong thủy, thứ hai là cổ trùng. Đặc biệt là cổ trùng nhân mạng.
Vũ à! Những trận chiến phong thủy thì ta nghĩ là con cũng biết được vài phần. Trước kia Cao Biền từng trấn yểm nước Việt ta vô số, thậm chí có những ngôi làng có địa thế đặc biệt như hình con gà, con cá, Cao Biền còn dùng thuật để chọc thủng vào vị trí mắt của chúng, khiến cho long mạch bị tổn hại, chính vì vậy mà làng đó luôn luôn đói kém, nghèo nàn. Gã Cao Biền này…. Thực chất chỉ là… chỉ là một trong những Âm Binh mà giặc phương Bắc đưa sang, còn hàng trăm hàng ngàn tên khác nữa”
Mưa bắt đầu lớn dần, thầy Lãnh rút từ trong vạt áo ra bình rượu nhỏ xíu đưa cho Vũ uống cho ấm bụng. Mùi rượu ngô bốc lên khiến Vũ nhớ lại ngồi xem cô Mừng nấu rượu, tưởng đâu đã xa cả chục năm trời. Thầy Lãnh thở dài, nhưng ánh mắt càng lúc càng nghiêm nghị:
“Phong thuỷ thì nhiều người đã nghe nói tới. Thế nhưng cổ trùng nhân mạng thì không phải ai cũng biết được ngọn nguồn. Để làm ra loài cổ trùng thượng đẳng này, ngoài rắn rết hay vật có độc mà cô Mừng đã từng kể với con, thì còn có một thứ nữa ấy chính là chất dẫn. Người luyện cổ trùng phải dùng chính bản thân mình hoặc sai người khác chui vào một hang hốc tối tăm cùng với rắn, rết, bọ cạp. Nếu như không có chất dẫn ấy thì sẽ bị chết bởi độc rắn rết bọ cạp chứ chẳng mong tiếp thu được nọc độc của chúng.”
Vũ ngờ ngợ nhìn thầy Lãnh, càng lúc càng không hiểu
“Thứ chất dẫn ấy thường bằng gốm, bằng đá hoặc bất cứ thứ gì mà vu sư Đại Việt lựa chọn. Khi luyện cổ trùng, người ta sẽ giữ chặt thứ ấy bên người, miệng niệm thần chú, tay giết thú độc. Trong trường hợp nguy cấp thì chất dẫn ấy sẽ cứu vu sư một mạng đấy con à!”
Vũ vẫn mơ hồ:
“Vậy thì con biết tìm thứ chất dẫn ấy ở đâu. Ngay cả thầy còn chưa nhìn thấy thì con biết đi đâu được!?”
Thầy Lãnh mỉm cười hỏi lại:
“Ta nghe nói người ở thôn Bích Câu trước kia vẫn thường hay kháo nhau rằng: cứ đêm xuống là quanh nhà con lại có bóng mấy con chó rất lớn đi tuần, con nào con nấy đều sáng rực trong đêm tối phải không?”
Nghe thầy Lãnh câu không đầu không cuối, Vũ giật mình trả lời:
“Vâng… vâng đúng ạ! Đúng là như thế.
Dân trong thôn nhiều người nhìn thấy lắm mà chẳng ai biết vì sao cả. Ngay cả phụ thân con khi còn tại thế cũng không biết tại sao trong vườn nhà con lại đặt tượng bốn vị chó đá, cứ như thể chúng đương trông coi thứ gì vậy?“
Thầy Lãnh nhìn thẳng vào mắt Vũ:
“Để luyện được chất dẫn ấy vu sư phải tốn cả đời, tốn hết máu huyết của mình mới có thể hoàn thành được. Thứ ấy âm khí rất nặng, những người bình thường sống ở mảnh đất ấy đều không sống thọ, nếu có đẻ con thì cũng chết bất đắc kỳ tử, nếu may mắn sống được thì cũng là độc đinh. Sư phụ của ta khi còn sống từng nói với ta rằng, để ngăn được tà ma ngạ quỷ đến đoạt lấy âm khí từ vật dẫn, vu sư sẽ chôn tượng chó đá quay mặt ra bốn hướng để ngăn cản tà ma tiến vào… Con nghe điều này có thấy quen không?”
Mưa càng lúc càng to, Vũ run lên bần bật…
Chẳng lẽ… chẳng lẽ… bốn bức tượng chó đá được chôn dưới vườn nhà cậu lại là những người trông coi vật dẫn? Bức thư phụ thân đưa cho cậu trước khi từ biệt có vẽ mấy bức tượng, ở giữa trung tâm là chữ Viêm lẽ nào lại chính là vật dẫn? Vũ nhớ lời cha mình từng nói, tấm bản đồ này được truyền từ đời này sang đời khác, có khi nào chính tổ tiên cậu đã có người từng là vu sư? Hơn nữa lại là vu sư rất cao tay, có thể luyện được thành vật dẫn để làm cổ trùng nhân mạng? Từng ấy lớp suy nghĩ dồn vào Vũ khiến cậu choáng váng đến mức á khẩu.
Mặc dù trời tối thui hư hũ nút, thể nhưng thầy Lãnh vẫn có thể cảm nhận được hơi thở run run đầy choáng váng của thằng bé. Thầy thở dài một tiếng, mắt nhìn xa xăm vào khoảng rừng um tùm trước mặt, tiếng nước chảy ồ ồ dưới chân vực vọng lại trong đêm khuya tịch mịch nghe cứ rờn rợn. Thầy cảm nhận được kẻ gian lẩn khuất sau lưng mình, thế nhưng thầy cần phải nói hết những gì cần nói cho Vũ, kẻo sau này chẳng còn cơ hội.
Chờ Vũ trấn tĩnh trở lại, thầy mới ôn tồn:
“Trước khi biết được chuyện này, ta chỉ đơn thuần nghĩ rằng con là người trời sinh dị năng, có tuệ nhãn bẩm sinh. Những người như thế thường có âm khí rất nặng, cuộc đời lúc nào cũng long đong lận đận. Thế nhưng, càng xâu chuỗi lại sự việc, ta càng cảm thấy những chuyện xảy ra ở phủ Quốc Oai đều nhắm vào con.
Vũ à! Con sinh đúng vào ngày Phật diệt. Hồi ta còn nhỏ, trong làng khi ấy có tục lệ rất đáng sợ. Hễ rằng đứa trẻ nào đẻ vào ngày Phật diệt đều bị giết hết, không cho sống sót. Người ta sợ rằng đứa trẻ con ấy sẽ bị ma quỷ quấn thân rồi hại người.
Gã người Mãn Châu mà thường xuyên lẩn khuất theo sau con, rất có khả năng lão là một thầy phù thủy trong đoàn Âm Binh của giặc phương Bắc. Ta đoán rằng, mục đích của gã đến nơi này là để tìm hai thứ. Thứ đầu tiên là đánh thức con thủy trùng, thứ hai là tìm một người có đủ tố chất để luyện thành cổ trùng nhân mạng”
Lúc này tâm trạng của Vũ dần dần ổn định, cậu hỏi lại:
“Bẩm thầy! Gã làm như thế để được cái gì?”
Thầy Lãnh bật cười trước câu hỏi ngô nghê của Vũ, đoạn đáp:
“Để làm gì ư? Để gã có trong tay một thứ vũ khí chết chóc. Cổ trùng nhân mạng có thể biến hóa thành nửa người nửa quỷ, mà còn có sức mạnh chiến đấu ít kẻ nào địch lại. Chỉ có điều, khi con trốn vào nơi tối tăm để tranh giành sự sống với đống vật độc, nếu như con bị kẻ khác rút hết tinh phách và thay con đọc thần chú cổ trùng, vậy thì từ giờ trở về sau con sẽ mãi mãi chỉ là một con vật trong lốt con người. Con hiểu không?”
Vũ hoàng cả người. Cậu hít một hơi thật sâu rồi nói:
“Con thực không biết làm thế nào mà gã đàn ông Mãn Châu ấy có thể lần mò được tung tích của con. Nhưng chắc chắn…. con… con hứa với thầy, con sẽ không để gã ấy đạt được mục đích. Nếu không… nếu không thì khắp nơi sẽ loạn lạc, dân chúng chẳng sống được yên nữa. Con thà chết một mình!”
Một giọt nước long lanh rơi từ khóe mắt của người đàn ông đã luống tuổi. Thầy Lãnh sụt sịt mũi vài cái rồi vỗ nhè nhẹ lên vai Vũ. Con trai nuôi của thầy đã trưởng , hoặc có lẽ thằng bé đã trưởng từ lâu lắm rồi mà có khi bản thân chưa kịp biết… Chỉ tiếc là… chỉ tiếc là không còn thời gian.
Trời mưa đã ngớt từ lúc nào, bầu trời đã bắt đầu hửng sáng, Vũ ngủ gật trong cái hang nhỏ. Con Bá Ngao được thầy Lãnh sai đi chặn đứng toán lính đã trở về từ lâu. Thầy chẳng lo toán lính sẽ đi theo con chó để tìm thấy mình, bởi lẽ nó rất giỏi trong việc cắt đuôi.
Luận về kinh nghiệm tác chiến, chưa chắc mấy kẻ phàm phu tục tử ấy đã bằng con chó này. Nhắc đến con Bá Ngao, thầy Lãnh cảm thấy bùi ngùi như đứng trước cuộc chia ly của hai người bạn thân. Nếu như cổ trùng là luyện từ rắn rết, thì dưỡng ngao là luyện từ loài chó. Cách thức dưỡng ngao cũng không có gì khác biệt, vu sư chỉ cần tìm vài chục con chó tinh khôn, nhất là chó sói, chó H’mong cộc đuôi ở vùng núi Tây Bắc đem nhốt vào chuồng cho chúng cắn xé nhau.
Càng nuôi lâu năm thi loài chó độc càng trở nên tinh khôn, đặc biệt chúng phụ thuộc rất nhiều vào bản tính của người chủ. Con Bá Ngao trông thế mà theo thầy Lãnh mấy chục năm, nhiều khi thầy chỉ cần hô tên là nó biết phải làm gì. Thầy Lãnh men ra đằng sau khẽ huýt sáo gọi Bá Ngao, con vật trung thành lao tới quấn dưới chân thầy. Thầy Lãnh thở dài ngồi xuống, ôm chầm lấy con Bá Ngao rồi khẽ dặn dò:
“Ít nữa tao phải đi xa..”
Con Bá ngao mới nghe thấy đó đã nghiêng cái đầu sang một bên tỏ ý chờ lệnh, thầy Lãnh mắt đỏ hoe cố gắng ngước lên bầu trời rồi nói tiếp:
“Tao.. tao phải đi xa, lúc ấy mày theo Vũ để bảo vệ thằng bé nhé. Đừng đi tìm tao, tao đi xa lắm…. có biết không?”
Bá Ngao dường như cũng cảm nhận được điều gì đó lạ thường trong giọng nói của thầy Lãnh, nó không tỏ vẻ háo hức nữa mà khẽ rên ư ử. Thầy Lãnh nghẹn lời…
Đúng lúc ấy một tiếng quạ réo thật to từ trên cao vắng xuống. Toán lính ập tới, rồi nhanh như cắt dàn quân mai phục vòng tròn quanh Bá Ngao và thầy Lãnh. Không biết chúng đã đến từ lúc nào, trên vạt áo của chúng còn đọng hơi sương. Làm thế nào… làm thế nào mà Bá Ngao không hề phát giác có người lạ đương rình rập?
Thầy Lãnh không chút ngỡ ngàng, thầy điềm nhiên nhìn đám thanh niên trước mặt rồi khẽ nói:
“Ta không hại chết tứ phu nhân!”
Gã đứng đầu toán lính nghiêm giọng:
“Đừng có lộng ngôn! Thuộc hạ của nhà mi đã dẫn bọn ta tới đây, chính nó cũng đã những ai chướng mắt khai nhận rằng ngươi muốn hại quan tri huyện để thay thế vị trí ấy, bầy chuột mắt đỏ trong thôn do ngươi bày ra để giết những ai chướng mắt !”
Thầy Lãnh mỉm cười:
“Lí do nực cười thế này ta mới nghe thấy lần đầu. Thế nhưng ta làm gì có thuộc hạ nào. Nhà các ngươi đã nghe kỹ chưa?!”
Tên lính hất mặt ra đằng sau:
“Nó khai hết rồi! Mày có chối cãi cũng vô ích!”
Một vài tên khẽ tách ra để cho người phía sau bước lên, tim thầy Lãnh đập mạnh… Giây phút gặp mặt kẻ phản bội mà thầy nghi ngờ từ lâu cũng đã đến…
“Lão Hợp?!!!”
Không! Không phải! Kẻ chỉ điểm chính là cô Mừng!