Tìm Trong Nỗi Nhớ - Chương 03-04
Tuyết rơi nhiều, rất nhiều, mùa đông năm ấy ở Matxcơva.
Đầu tháng mười một, tuyết bắt đầu rơi, như thường lệ năm nào cũng vậy. Tinh khiết và dịu dàng, những bông tuyết đầu mùa rơi thật chậm trong không trung, lượn lờ mãi rồi mới thong thả ngập ngừng đáp xuống. Đất và trời hòa lẫn vào nhau trong một màu trắng muốt tinh khôi.
Nhưng rồi tuyết cứ rơi mãi, mỗi lúc một hối hả hơn, dạn dĩ hơn, đáo để hơn. Rơi như không có cách nào ngừng lại được.Từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, từ phố này qua phố khác..., người ta có cảm giác như không đi đâu cho thoát nổi cái màu trắng ấy, đơn điệu đến mức tẻ ngắt, buồn bã đến độ thê lương.
Đó là một mùa đông khắc nghiệt của tôi. Tôi bước vào năm cuối đại học. Kỳ thi tốt nghiệp đến gần, và lấp ló ngay sau đó là ngày về nước. Đi cùng với khái niệm " về nước" là khái niệm "gửi hàng biển". Đi cùng với khái niệm "gửi hàng biển" là khái niệm "magazin" Vấn đề nan giải đặt ra là làm sao có đủ thời gian để vừa học thi và làm luận văn tốt nghiệp, vừa đi magazin kiếm đồ lấp cho đầy thùng hàng sẽ được gửi về nước bằng đường biển. Sau một mùa đông hớt hải chạy trên những con đường ngập tuyết theo lộ trình "trường-thư viện-cửa hàng-nhà", người cứng đờ vì lạnh, ê ẩm vì những cú trượt chân, tuyết đọng trên má, trên mi và táo tợn chui vào tận cổ..., tôi thôi không làm thơ về những bông tuyết dịu dàng trong trắng nữa. Và cứ nghe nói đến từ magazin là ngao ngán cả người.
Thậm chí cho đến tận mấy năm sau, cứ nghe nhắc tới từ magazin là tôi vẫn còn thấy chóng mặt. Thấy hiện lên trước mắt những cửa hàng rộng thênh thang hàng ít, người nhiều. Thấy hàng trăm con người nhẫn nhục đứng chờ từ giờ này sang giờ khác trong giá lạnh, xếp thành những cái đuôi rồng rắn dễ đến vài cây số. Thấy những cảnh ẩu đả loạn xị ngậu, võ mồm và võ tay chân, trên cái nền là một bản hợp âm nhiều thứ tiếng (Việt, Nga và gì gì nữa), nhiều thứ giọng ( đanh đá, hăm dọa, than thở, phân bua và gì gì nữa)...., tất cả là để bảo vệ chỗ đứng chính đáng của mình trong hàng, để duy trì niềm mơ ước cũng vô cùng chính đáng là một cái ấm điện. Thấy nụ cười khoái trá một cách độc ác của cô bán hàng trước sự tẽn tò, thất vọng của đám dân đen khi bỗng nhiên nghe người nắm trong tay niềm mơ ước của mình dõng dạc tuyên bố: "Hôm nay thôi không bán nữa!" Thấy mình thiểu não ra về, mặt mũi bơ phờ, nhân cách tơi tả...
"Chiến hữu" gần gũi nhất của tôi, người luôn luôn kề vai sát cánh với tôi trong những chiến dịch "đánh quả" là T.H. Đó là cô bạn gái thân từ hồi học cấp ba, đến khi sang Nga thì hai đứa lại may mắn được học cùng trường (tuy khác ngành nhau). T.H. nhanh nhẹn, xông xáo hơn tôi, cho nên cô giữ vai trò thủ lĩnh trong mọi " phi vụ thương mại" mà chúng tôi thực hiện. Nhưng cô cũng gầy và nhỏ như tôi, nên mỗi khi may mắn "trúng quả" thì hai đứa đều thở không ra hơi lúc chuyên chở chiến lợi phẩm về. Hồi đó bọn tôi nghèo lắm, toàn lấy công làm lãi, đâu dám động tí bỏ tiền ra đi taxi như những lớp sinh viên về sau. Mùa đông, đường thật trơn, gió thật lạnh, tay xách nách mang, hai đứa đi lò dò như ríu vào nhau, chỉ sợ ngã. Nhưng ngã còn không đau bằng thỉnh thoảng bắt gặp những cái nhìn thiếu thiện cảm của dân Nga ném vào mình. Chạm trán các đấng mày râu đồng hương, cũng còm và làm thân ngựa thồ như mình, thì chẳng hy vọng gì được họ giúp, mà còn phải nghe họ chớt nhả: “Xinh thế mà sao không có anh nào giúp?”
Ừ, sao không có anh nào giúp? Lũ bạn gái cùng trường bảo tôi và T.H. khổ vì quá kiêu, bao nhiêu thằng theo, sao không nhận đại một thằng làm bồ để nó đi đánh quả hộ cho khỏi nhọc thân. Thì ai chả biết rằng làm thân con gái đã muốn đánh quả mà không có bồ là rất thiệt. Nhìn chị em phụ nữ ở đây thì thấy ngay, người nào có bồ thật đúng như có cánh. Bàn là, nồi hầm... cứ tự dưng bay vèo vèo về nhà.
Nhưng "nhận đại" thì tôi và T.H. chịu không làm được. Thâm tâm cũng muốn có bồ, nhưng trong đám con trai lượn lờ xung quanh, chẳng thấy ai làm mình rung động. Hai đứa đều được coi là xinh xắn, dễ thương, nhưng học đến năm cuối đại học rồi, bạn gái có đứa đã thay đến bồ thứ ba, mà tôi với T.H. thì vẫn "trơ thổ địa".
Một trong những vệ tinh lượn quanh tôi dai dẳng nhất hồi ấy là T., thường được bạn bè gọi là T. "ủng", còn bản thân anh ta thì luôn luôn tự giới thiệu mình bằng tên kép như nghệ sĩ là S.T.
T. hơn tôi bốn tuổi, là nghiên cứu sinh ngành kinh tế. Đẹp trai, dân Hà Nội gốc ba đời là ít (bố mẹ anh ta có cửa hàng buôn bát rất phát đạt ở khu Hàng Ngang, Hàng Đào), chỉ riêng hai ưu điểm ấy đã đủ để T. lọt vào mắt xanh của nhiều cô gái. Một ưu điểm cực kỳ quan trọng nữa của T. là anh ta rất giàu (cái này khiến nhiều chị em chết hẳn!). Giàu vì được hưởng lộc nhà thì đã đành, nhưng anh ta còn giầu thêm gấp nhiều lần do tài làm kinh tế. Đó là một nhà kinh tế bẩm sinh mà ảnh hưởng rất đậm nét trong hoạt động thương mại của sinh viên Việt Nam ở Nga lúc bấy giờ: anh buôn gì là nhân dân ào ào buôn theo. Từng là trùm buôn "sâm bổ thận" (nhà anh ta có thời giống như kho chứa hàng của xí nghiệp dược phẩm, thuốc "bổ thận" xếp chót vót đến tận trần), T. lại là người đầu tiên đánh hơi thấy rằng mặt hàng này đã bão hòa trên thị trường Nga. Trong lúc nhiều người còn lóc cóc vác thuốc "bổ thận" từ Việt Nam sang Nga, để rồi ế chỏng ế trơ tiếc của đành đem ra tự uống (hậu quả thế nào có trời mà biết được!), thì T. đã nhanh nhẹn chuyển sang lĩnh vực khác: anh ta trở thành người đi tiên phong trong việc buôn bao cao su, mặt hàng của thời kỳ "hậu bổ thận". Chính vì phát hiện ra mặt hàng bao cao su này mà T. được gọi là T. "ủng", chứ anh ta hoàn toàn không có quan hệ gì với loại giày cao cổ đi mưa.
Tôi không hiểu sao một người như vậy lại mê tôi, một đứa con gái chẳng có gì đặc biệt ( thực lòng, tôi biết mình cũng dễ thương, nhưng trong số con gái mê anh ta có cô còn xinh hơn tôi), đã thế còn hết sức lớ ngớ trong chuyện làm ăn. Bạn gái thì bao nhiêu đứa bảo:"Gật nhanh đi kẻo hết rồi lại tiếc". Đến T.H., tuy không tỏ thái độ vun vào, cũng nói: "Mày mà lấy T. thì đúng là chuột sa chĩnh gạo nhé".
Nhưng tôi không chịu được T. Không chịu được cái vẻ đẹp trai trơ trẽn và lọc lõi của anh ta. Không chịu được cái lối cười hơ hớ vừa tự mãn, vừa khả ố của anh ta. Không chịu được cái thói suồng sã, gặp con gái chưa quen biết gì mà đã xưng "anh, em" xoen xoét.
Phải công nhận là T. rất kiên nhẫn với tôi. Dù cho tôi đã nói hết sức thẳng thắn về tình cảm của mình, dù cho anh ta cực kỳ bận với các hoạt động kinh tế, T. vẫn đều đặn một tuần một buổi đến thăm tôi rất đúng lịch. Lần nào đến thăm anh ta cũng có hai thứ quà, lãng mạn và hiện thực: nước hoa thì đi cùng bàn là, sôcôla thì cặp đôi với ấm điện. Ngày mùng 8 tháng 3 năm trước, anh ta mang tặng tôi một bó hoa hồng to tướng, kèm theo một cái nồi hầm. Tất nhiên, bao giờ tôi cũng tìm cách từ chối lịch sự nhưng kiên quyết. T. chẳng hề chạnh lòng, không nhận thì thôi, anh ta gói lại cẩn thận để mang về, rồi thản nhiên ngồi nói chuyện như không có việc gì xảy ra (và lần sau đến lại tiếp tục mang theo quà khác). Tán chuyện cũng là một cái tài của T., mồm anh ta dẻo quèo quẹo, ngồi mấy tiếng cũng không hết chuyện. Đối với tôi, ngồi tiếp chuyện T. quả là một cực hình, nhưng may quá cực hình đó không kéo dài lắm. Tôi nhanh chóng nhận ra lịch đến thăm của T.: tuần nào cũng đúng tối thứ sáu. Thế là tôi chỉ việc đi lánh nạn sang nhà T.H. vào tối thứ sáu hàng tuần. Sau nhiều lần đến hụt, để lại những mẩu giấy đầy tình cảm (âu yếm, trách móc như đã là gì của nhau!), T. có thử đến thăm tôi một cách thất thường, không theo lịch, và bắt gặp tôi ở nhà được vài lần. Nhưng hình như việc đi thăm tôi thất thường như vậy là quá sức đối với T., một nhà kinh doanh mà thời giờ hết sức khít khao và kế hoạch đã lên trước đến cả tháng. Thành thử những chuyến viếng thăm của anh ta cuối cùng thưa dần đi, chỉ còn được ở mức khoảng mỗi tháng một lần.
Thời ấy, T.H. cũng thường được hưởng những chuyến viếng thăm đều đặn như tôi, nhưng cây si trung thành của cô là một đối cực của T "ủng". Không dám nói là quy luật, nhưng tôi nghiệm ra rằng những chàng đáo để đôi khi hay mê những cô gái hiền hiền, nhà lành, còn ngược lại những chàng lành như bụt thì cứ thấy các cô gái sắc sảo là y như rằng bị hút hồn, không tránh vào đâu được. Tội nghiệp Q., anh hoàn toàn như bị thôi miên, không còn sức kháng cự trước cô bạn thông minh, lém lỉnh của tôi.
Q. bằng tuổi tôi và T.H., học cùng năm, cùng trường, nhưng khác khoa. Anh cũng đẹp trai, nhưng là một vẻ đẹp trí thức hơi "cây cảnh". Anh cũng nổi tiếng lẫy lừng như T. "ủng", nhưng không phải vì tài làm ăn, mà vì học giỏi. Q. đã từng được giải cao trong một kỳ thi toán quốc tế, tên và ảnh của anh có thời đã từng xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam. Với những chi tiết có thật và không có thật về Q., báo chí đã làm cho anh trở thành một nhân vật gần như huyền thoại trong giới sinh viên, anh đi đến đâu là con gái ở đấy đổ xô ra xem mặt. Nhưng bụt chùa nhà không thiêng, tuần nào T.H. cũng được nhìn mặt Q. ít nhất là vài lần rồi, nên cô không thấy ở anh có gì là huyền thoại cả.
Thực tình, tôi thấy Q. có rất nhiều ưu điểm. Anh không chỉ học giỏi mà còn có máu nghệ sĩ, đàn ngọt, hát hay. Hội diễn văn nghệ nào của trường mà không có Q. lên sân khấu thì đám con gái bỏ về đến một nửa. Có lần tôi nói với T.H., nửa đùa nửa thật: " Tao không hiểu mày còn chê gì nữa. Tao mà là mày thì đã đổ từ lâu." T.H. trả lời tỉnh bơ: "Thằng này còn non lắm, phải dạy dỗ nhiều mới cho đi lấy vợ được." Tôi biết, trong thâm tâm T.H. cũng quý Q., nhưng gọi là tình yêu thì chưa phải, hoàn toàn không phải. Cho nên cô cứ để lửng lơ con cá vàng mãi, không từ chối mà cũng chẳng nhận lời. Nói đúng ra thì cũng có lời gì mà nhận đâu, Q. chưa bao giờ đủ can đảm thốt lên một câu tỏ tình với T.H. Lỗi chính là tại T.H. thôi: với loại nhát gái tầm cỡ như Q. mà T.H. lại nhất quyết không chịu bật đèn xanh thì đời nào anh dám tiến.
Vậy là trong khi tất cả sinh viên Việt Nam ở Matxcơva đều biết là Q. chết mê chết mệt vì T.H., thậm chí thỉnh thoảng có người gặp anh còn hỏi thăm "bao giờ cưới", Q. vẫn không hề dám thổ lộ với T.H. về tình cảm của mình. Cứ vài tối anh lại đến thăm cô một lần, sau mấy câu ấp úng hỏi thăm sức khỏe, bàn chuyện thời tiết, anh bèn ngồi vào bàn giở báo ra đọc. Bao giờ T.H.cũng để sẵn trên bàn một chồng báo dầy cộp, "cho hắn có việc mà làm". Đọc hết xấp báo, uống xong bốn cốc nước chè to tướng (T.H. phải đổ thêm nước ít nhất là hai lần vào bình trà), Q. nhìn quanh quất dường như để tìm xem có cớ gì ngồi thêm nữa không. Vì việc tìm cái cớ này đối với Q. cũng khó ngang việc kiếm hàng "độc" ở Matxcơva thời ấy, cho nên nói chung Q. thường phải ngậm ngùi đứng dậy ra về sau cốc nước chè thứ tư, miệng lí nhí vài lời "chúc ngủ ngon nhé".
Thỉnh thoảng tôi cũng gặp Q. trong những tối sang nhà T.H. để tránh mặt T. "ủng". Bình thường, đi tán gái mà lại gặp phải bạn gái của đối tượng ngồi lù lù ra ở đấy thì ai chẳng bực mình (còn làm ăn gì được nữa!), nhưng Q. thì ngược lại: anh có vẻ thoải mái hẳn lên với sự có mặt của tôi.. Chưa đủ bản lĩnh để mặt đối mặt với ý trung nhân, khi chỉ có một mình với T.H., dáng điệu Q. cứ như người xấu hổ vì có ba tay bốn chân thừa thãi quá không biết để đâu. Tấm thân mét bảy của anh cứng đờ ra mỗi khi chạm phải ánh mắt tinh quái của nàng. Cái không khí căng thẳng này được phá vỡ với sự xuất hiện của một người thứ ba: thần kinh của Q.được giải tỏa khỏi trạng thái ức chế. Chồng báo bị bỏ rơi, trà chỉ nhấp vài ngụm rất phong thái con người lịch lãm, óc hài hước được phát huy hết sức triệt để, Q. trở nên dạn dĩ hẳn, đến mức đã vài bận dám liều mình nhìn thẳng vào mắt nàng một cái ( công nhận là một cái nhìn hãy còn ngắn, và chưa thể hiện được hết độ sâu tình cảm, nhưng như vậy đã hứa hẹn lắm rồi). Nói chung là tình hình tỏ ra có rất nhiều triển vọng. Từ lúc nào không biết, tôi nhận thấy mình đã bất giác trở thành đồng minh của Q.: tôi đâm ra mến anh và rất muốn tác thành anh với cô bạn thân nhất của mình.
Những buổi tối ngồi nói chuyện trong căn phòng ấm áp của T.H. thật thoải mái, dễ chịu, nhưng đề tài rồi cũng đến lúc cạn dần. Từ chuyện hài hước đến chuyện nghiêm chỉnh, từ tình hình chính trị Việt Nam và quốc tế đến tình hình buôn bán của dân ta ở Nga...., tóm lại, chỉ còn thiếu mỗi đề tài tình yêu thôi, còn thì không đề tài nào là không được lôi ra phân tích hết sức kỹ lưỡng. Q. bắt đầu rơi vào tình trạng phải đối đầu với nguy cơ lặp lại những điều "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Hoặc là đành trở về với chồng báo mà ít lâu nay đã bị lãng quên. Cả hai nguy cơ này đều đe dọa những thành quả rất đáng khích lệ đã đạt được.
Thêm nữa, căn phòng của T.H. ấm thì có ấm, nhưng trong khi chưa chuyển sang được giai đoạn "hai trái tim vàng", thì khung cảnh lâu dần đâm trở nên đơn điệu. Không thể trông chờ bất cứ một sự thăng hoa tình cảm nào diễn ra ở đây.
Q. nhận thấy rằng thời cơ đã chín muồi cho một cuộc nhảy vọt mới về chất. Anh quyết định rủ T.H. đi xem phim.
Sau ba lần rình đợi trên con đường đi học quen thuộc của T.H. để "tình cờ" gặp nàng một mình, sau ba lần ném cho nàng một cái nhìn theo dự định là dài và đắm đuối, nhưng không hiểu sao lại biến thành một cái cụp mắt hướng xuống đất quá nhanh, sau ba lần lời mời đi xem phim (đã ôn luyện trước cả đêm) tự dưng biến thành một câu hỏi ngớ ngẩn và ấp úng "T.H. đi đâu đấy?", Q. hiểu rằng thời cơ vẫn chưa chín muồi cho một cuộc đi xem phim chỉ có nàng và anh, vai kề vai, mặt đối mặt. Anh bèn gọi điện thoại cho tôi.
Sứ mệnh lịch sử mà Q. muốn giao phó cho tôi thực ra rất đơn giản: tôi phải chuyển hộ Q. lời mời đi xem phim đến T.H., đồng thời chính tôi cũng là người được mời đi. “Mình sẽ rủ thêm mấy thằng bạn nữa, -Q. bảo, - cả hội sẽ cùng đi cho vui, còn lúc về thì mình sẽ đi tiễn T.H”.
Kế hoạch như vậy là đã được suy tính khá chặt chẽ. Tôi thực hiện nhiệm vụ của mình không chút khó khăn. Gì chứ chuyện vui chơi giải trí thì cô bạn tôi rất ít khi từ chối, nhất là khi có tôi cùng tham dự.
Điểm hẹn để cùng xuất phát là trước cổng B của tòa nhà chính trường bọn tôi. Khi tôi và T.H. đến nơi thì Q. đã có mặt ở đó, dáng điệu không giấu được vẻ bồn chồn. Tôi nhận thấy cái gọi là "mấy thằng bạn" của Q.thực ra chỉ là một nhân vật không dưới 1m75, mái tóc bờm xờm nuôi ít ra đã được ba tháng, ánh mắt tò mò hướng về T.H. và nụ cười tủm tỉm cho thấy đây là một người ý thức rất rõ về vai trò ông mối của mình. Q. giới thiệu: "K., bạn mình, học bên trường kiến trúc."
Q. chọn một rạp chiếu bóng khá xa trường, hẳn là do đặt nhiều hy vọng vào màn "đưa em về trong tuyết lạnh". Phải chuyển tuyến tàu điện ngầm hai bận, đi mất chừng bốn mươi phút mới tới được rạp. Hai tiếng đồng hồ ngồi trong rạp trôi nhanh, rất nhanh đối với Q., lần đầu tiên được ngồi bên nàng cùng xem một bộ phim tình yêu khá lâm ly.
Đường về, chúng tôi đi cùng một đoạn rồi phải chia đôi ngả, vì T.H. và tôi tuy học cùng trường nhưng sống ở hai ký túc xá khác nhau. Mạnh dạn một cách đáng ngạc nhiên ( chắc là do tác động của bộ phim vừa xem), Q. nhận đưa T.H. về, và đương nhiên, theo phép lịch sự, K. nói sẽ đi tiễn tôi. Giờ G. đã điểm, chúng tôi tạm biệt nhau, và không ai bảo ai, tôi và K. cùng gửi cho Q. một cái nháy mắt tinh nghịch.
K. tiễn tôi về. Dọc đường anh bảo: “Q. tính hay lắm đấy, phải cái mê cô bạn của L.C. quá rồi thành ra cứ như thằng mất hồn, mà cái cô T.H. này xem chừng nói năng đáo để ra phết nhỉ, cô ấy thương cho thì thôi, chứ muốn hành kiểu gì thì thằng Q. cũng phải chịu.” “T.H. dễ thương lắm, - tôi cãi, - mồm miệng nó loe toe như vậy, chứ nó rất tốt bụng và tình cảm.” “Q. thực sự là loại thiên tài hiếm có đấy, -K. tiếp, - cô nào vớ được nó thì bằng trúng số độc đắc.” “Thì T.H. cũng lắm tài, - tôi lại nói, - cả thành phố này kiếm được một đứa con gái tài sắc vẹn toàn như nó chẳng phải dễ đâu.” Câu chuyện cứ thế tiếp tục. K. khen Q. hết lời, tôi khen T.H. hết lời, cuối cùng chúng tôi nhất trí với nhau ở chỗ mong sao cho trai anh hùng chiếm được trái tim của gái thuyền quyên.
Hết chuyện người đến chuyện mình. Tôi được biết K. cũng là người Hà Nội như tôi. Anh đã tốt nghiệp đại học từ năm ngoái, hiện là nghiên cứu sinh năm thứ nhất ở trường kiến trúc. Thấy tôi bảo học ngành tâm lý, K. kêu sợ quá, kiểu này mình nghĩ gì L.C. biết hết phải không? “Việc gì mà sợ, -tôi cười, - cây ngay đâu có sợ chết đứng, nếu K. không nghĩ gì xấu thì chẳng có gì phải lo.” “Biết thế nào là tốt là xấu,- K. nói,- tốt xấu nhiều khi phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người”. Sực nhớ mình đang phải làm một cuộc điều tra xã hội học về "quan niệm tình yêu và hôn nhân" để lấy tài liệu cho luận văn tốt nghiệp, tôi bèn hỏi K. có nhận phát giùm tôi khoảng vài chục tờ anketa cho các bạn trai của anh được không. K. đồng ý ngay. Chúng tôi thỏa thuận là K. sẽ phát hộ tôi hai mươi tờ, cho các sinh viên hoặc nghiên cứu sinh nam độ tuổi từ 20 đến 25, nếu được mười người Việt và mười người Nga là tốt nhất.
K. đưa tôi lên đến tận phòng để nhận anketa. Tôi cám ơn anh rồi tiễn anh ra thang máy. Trong lúc đợi thang máy, K. bảo tối nay đi xem phim vui quá nhỉ, có khi lần sau thì lại đến lượt mình phải nhờ Q. mời L.C. và T.H. đi xem phim mới được. “K. cứ phát anketa hộ mình đi cái đã, chuyện xem phim sẽ bàn sau”, tôi nói. K. định đáp lại điều gì, nhưng thang máy đã đến, anh bước vào, mỉm cười và chào tôi "hẹn gặp lại". Cánh cửa tự động đóng sập ngay tức khắc, mang theo nụ cười rất tươi của anh. Tôi nhận thấy K. có nụ cười thật dễ thương
Đúng hẹn, một tuần sau, K. đến tìm tôi để đưa cho tôi tập anketa đã điền câu trả lời. Thay vào hai mươi tờ như tôi chờ đợi, K. chỉ chìa ra được có năm tờ.
- Tại mấy thằng bạn mình ẩu quá, - K. thanh minh, - đã hứa như đinh đóng cột là chậm nhất chiều nay sẽ đưa, vậy mà cuối cùng thằng thì quên, thằng thì biến đâu mất hút, chịu không tìm ra được. Vì đã hẹn nên mình phải đến kẻo L.C. lại trách. Thôi, nhất định lần sau mình sẽ mang đến đủ những tờ còn lại. Còn bây giờ có cái này để đền cho L.C. đây.
Nói rồi, K. chìa ra một bông hoa. Chỉ một bông hoa thôi, chứ không phải cả một bó to đùng như T. "ủng" tặng tôi hồi trước, nhưng đó là một bông hồng nhung tuyệt đẹp. Trên cái cọng rất thẳng và cứng cáp là một cái nụ vừa mới chúm chím hé nở thành hoa, đỏ thắm và óng ả, thật hợp với lọ hoa xinh xinh của tôi. Mọi lời trách móc của tôi tiêu tan hết, tôi chỉ còn biết mỉm cười và cám ơn K.
Ngồi nói chuyện trên trời dưới biển thế nào mà ba tiếng đồng hồ trôi vèo qua chẳng ai kịp nhận thấy. Đã đến lúc K. phải ra về. Chia tay, anh hứa đi hứa lại mấy lần là nhất định tuần sau tôi sẽ có đủ các bản anketa mong đợi.
Một tuần nữa trôi qua. Vào buổi tối mà K. hẹn đến, tôi nhận thấy mình nhấp nhổm đứng ngồi không yên trước đó cả tiếng đồng hồ. Chốc chốc lại đứng dậy nhìn qua cửa sổ hoặc vểnh tai lên khi nghe thấy tiếng ồn của thang máy, tiếng bước chân ngoài hành lang. Đúng tám giờ có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở cửa và thấy trước mắt mình là một bông hoa. Một bông hồng nhung tuyệt đẹp vừa hé nở, đỏ thắm và óng ả, thật hợp với lọ hoa xinh xinh của tôi.
- Sao, lại lỡ hẹn nên phải đền lần nữa à? - Tôi vừa cười vừa hỏi.
- Chịu L.C. thật, đúng là nhà tâm lý học, chỉ cần nhìn hoa là đoán ngay được tội lỗi của kẻ tặng hoa. Lần này mình chỉ đem thêm được tám tờ nữa thôi. Tại mấy thằng bạn mình ẩu quá... - K. lại bắt đầu thanh minh, nội dung không có gì mới hơn là những lý do lần trước.
Bông hồng được đem cắm ngay vào lọ, thay cho bông hôm nọ đã bắt đầu tàn mà lúc trước tôi còn lưu luyến chưa muốn bỏ đi. "Lọ hoa đẹp thế này thì phải luôn luôn có hoa tươi mới xứng", K. bảo.
Hai ngày trước buổi hẹn lần thứ ba với K., tôi được biết là đúng buổi tối hôm đó tôi sẽ không rảnh. Ông thầy của tôi bảo tôi đến làm việc với ông vào buổi chiều, sau đó ở lại ăn cơm luôn với gia đình ông buổi tối. Lý do là vì nhân dịp một giáo sư người Anh cùng chuyên môn với thày trò tôi đang dự hội nghị ở Matxcơva, ông thầy tôi có mời vị giáo sư này đến nhà ăn tối, và ông muốn tôi có mặt để tham gia câu chuyện.
Tôi gọi điện thoại cho K. để đổi lại ngày hẹn. Tìm mãi không thấy ngày nào thích hợp, hôm tôi rảnh thì K. bận, lúc tôi bận thì K. rảnh, mà đợi thêm một tuần nữa thì cả tôi và K. đều không muốn. Cuối cùng chúng tôi thỏa thuận là vẫn giữ nguyên ngày cũ, nhưng thay vào việc đến nhà tôi buổi tối thì K sẽ đợi tôi ở ga tàu điện ngầm "Thư viện Lênin". Buổi chiều tôi phải đọc tài liệu ở thư viện đó, đến năm giờ rưỡi thì có hẹn ở nhà thầy giáo. Về phần K., quãng bốn rưỡi năm giờ chiều anh cũng có việc đi về phía này. Vì vậy, chúng tôi hẹn nhau vào lúc năm giờ kém mười lăm ở trước cửa ga tàu điện ngầm ấy để K. trao tập anketa cho tôi, xong xuôi tôi vẫn còn hơn nửa tiếng đồng hồ, đủ thời gian thong dong đến nhà ông giáo (cũng nằm trên tuyến đường đó, chỉ cách có vài bến tàu). "Liệu có phải để lại vài tờ đến lần sau không?", tôi hỏi qua điện thoại, nửa đùa nửa thật. " Đừng lo, sẽ thanh toán dứt điểm lần này. Lần sau thì để dành cho chuyện khác", K. trả lời.
Chúng tôi đến chỗ hẹn gần như cùng một lúc. Khi tôi đang đi về phía cửa ga thì thấy K. từ trong ga đi ra. Nhìn thấy trong tay anh không có hoa, tôi cười bảo:
- May quá, không mang cái gì để đền thế này thì chắc là đã có đủ anketa?
- Không phải vậy đâu. Mình không mang hoa tặng L.C. là vì biết L.C. phải đến nhà ông thầy ngay nên không tiện, chứ chuyện này chẳng liên quan gì đến mấy tờ anketa cả.
- Vậy K. có mang được đủ tất cả các tờ còn lại cho mình không? - tôi hỏi.
- Có chứ, - K. trả lời, tay lục lọi trong cặp, - tức là chỉ còn thiếu một tờ thôi.
- Lại thiếu một tờ? Chắc vẫn còn một thằng bạn ẩu quá!
- Không, bọn bạn mình lần này chu đáo hết ý, chẳng có thằng nào ẩu cả, - K. cười hì hì trả lời.- Thiếu một tờ, nhưng là một tờ có thể giải quyết ngay tại chỗ, tức là tờ của mình ấy mà. Mình sẽ điền anketa cho L.C. ngay bây giờ đây.
K. hỏi nhà ông thầy tôi ở chỗ nào. “Phố Arbat”, tôi đáp. “Mình cũng có việc phải đi về hướng đó,- K. nói như reo lên,- vậy mình sẽ điền anketa cho L.C. lúc ngồi đợi tàu và trong khi tàu chạy.”
Chúng tôi cùng đi vào ga. K. ngồi viết hí hoáy trong lúc đợi tàu, vẻ mặt rất tập trung khiến tôi không dám nói chuyện. Tàu đến, K. ngẩng lên, tôi hỏi anh đã làm xong chưa. “Còn một câu cuối cùng thôi”, K. đáp.
Giờ cao điểm, trong tàu đông nghẹt người. Có chỗ đứng là may, hy vọng gì viết lách được. K. bảo: “Mình sẽ viết nốt khi xuống tàu, được không?” “Tất nhiên là được”, tôi trả lời.
Tàu đến nơi. Chúng tôi đi ra. K. rút tờ giấy, viết thêm vài chữ rồi đưa cho tôi và bảo: “L.C. đọc hộ mình xem đã đạt yêu cầu chưa?” “K. điền câu trả lời thế nào chẳng được, làm gì có chuyện đạt hay không đạt ở đây”, tôi đáp. “Thì L.C. cứ đọc thử xem, biết đâu có câu hỏi mình hiểu sai thì còn chữa lại được kịp thời”, K.nhất quyết nài.
Tôi vừa đi vừa đọc, K. đi theo. Rẽ vào phố Arbat thì tôi đọc đến câu hỏi thứ năm: Mẫu người yêu lý tưởng của bạn? Có ba câu trả lời cho sẵn để lựa chọn và một dòng thứ tư để trống cho người làm test tự viết ý của mình, nếu cảm thấy không thích hợp với cả ba câu trả lời trên. Tôi đọc thấy tên tôi ở dòng thứ tư, viết bằng nét chữ to và đậm: L.C.
Có lẽ chỉ có tuổi sinh viên cách đây hai mươi năm mới tỏ tình ngây thơ và vòng vo như vậy. Có lẽ, chỉ cần thêm vài năm nữa, nếu một tờ giấy như vậy rơi vào tay tôi thì tôi sẽ dứt khoát coi đó là một trò đùa ngớ ngẩn. Có lẽ, vào ngay thời điểm này, nếu người trao cho tôi tờ giấy là T. "ủng" chứ không phải là K, thì lập tức anh ta sẽ bị tôi cười khẩy vào mặt và dán ngay cho cái nhãn "lố bịch" to tướng. Nhưng lúc này đây, ở bên tôi là K., căng thẳng, đợi chờ và hơi hốt hoảng, hệt như một chú bé vừa mới đánh liều châm vào ngòi nổ của quả pháo đùng. Sự hốt hoảng của K. lan sang tôi.
- Sao K. lại viết thế? - Tôi lúng búng nói một câu thật vô nghĩa, giọng hơi lạc đi.
Giọng nói của K. cũng lạc đi không khác gì tôi:
- Tại vì, tại vì... anh yêu em, - anh nói như hụt hơi.
Chúng tôi dừng lại bên một cây đèn lồng. Tôi ngước mắt nhìn K., đầu óc rối loạn, chưa biết đáp lại thế nào thì anh đã cúi xuống, đôi môi kề sát miệng tôi. Câu nói chưa kịp thốt lên vụt tắt ngấm, người tôi như tan đi trong một cái hôn dài.
Khi tôi mở mắt ra, hoàng hôn hình như vừa buông xuống. Đường phố bồng bềnh trong một màu tím hồng huyền ảo, ánh chiều đang lịm dần phía trên những ngọn đèn đường còn chưa kịp sáng lên.
Matxcơva bắt đầu vào tháng ba, tuyết đang tan, trời rất trong, rất dịu.
Đầu tháng mười một, tuyết bắt đầu rơi, như thường lệ năm nào cũng vậy. Tinh khiết và dịu dàng, những bông tuyết đầu mùa rơi thật chậm trong không trung, lượn lờ mãi rồi mới thong thả ngập ngừng đáp xuống. Đất và trời hòa lẫn vào nhau trong một màu trắng muốt tinh khôi.
Nhưng rồi tuyết cứ rơi mãi, mỗi lúc một hối hả hơn, dạn dĩ hơn, đáo để hơn. Rơi như không có cách nào ngừng lại được.Từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, từ phố này qua phố khác..., người ta có cảm giác như không đi đâu cho thoát nổi cái màu trắng ấy, đơn điệu đến mức tẻ ngắt, buồn bã đến độ thê lương.
Đó là một mùa đông khắc nghiệt của tôi. Tôi bước vào năm cuối đại học. Kỳ thi tốt nghiệp đến gần, và lấp ló ngay sau đó là ngày về nước. Đi cùng với khái niệm " về nước" là khái niệm "gửi hàng biển". Đi cùng với khái niệm "gửi hàng biển" là khái niệm "magazin" Vấn đề nan giải đặt ra là làm sao có đủ thời gian để vừa học thi và làm luận văn tốt nghiệp, vừa đi magazin kiếm đồ lấp cho đầy thùng hàng sẽ được gửi về nước bằng đường biển. Sau một mùa đông hớt hải chạy trên những con đường ngập tuyết theo lộ trình "trường-thư viện-cửa hàng-nhà", người cứng đờ vì lạnh, ê ẩm vì những cú trượt chân, tuyết đọng trên má, trên mi và táo tợn chui vào tận cổ..., tôi thôi không làm thơ về những bông tuyết dịu dàng trong trắng nữa. Và cứ nghe nói đến từ magazin là ngao ngán cả người.
Thậm chí cho đến tận mấy năm sau, cứ nghe nhắc tới từ magazin là tôi vẫn còn thấy chóng mặt. Thấy hiện lên trước mắt những cửa hàng rộng thênh thang hàng ít, người nhiều. Thấy hàng trăm con người nhẫn nhục đứng chờ từ giờ này sang giờ khác trong giá lạnh, xếp thành những cái đuôi rồng rắn dễ đến vài cây số. Thấy những cảnh ẩu đả loạn xị ngậu, võ mồm và võ tay chân, trên cái nền là một bản hợp âm nhiều thứ tiếng (Việt, Nga và gì gì nữa), nhiều thứ giọng ( đanh đá, hăm dọa, than thở, phân bua và gì gì nữa)...., tất cả là để bảo vệ chỗ đứng chính đáng của mình trong hàng, để duy trì niềm mơ ước cũng vô cùng chính đáng là một cái ấm điện. Thấy nụ cười khoái trá một cách độc ác của cô bán hàng trước sự tẽn tò, thất vọng của đám dân đen khi bỗng nhiên nghe người nắm trong tay niềm mơ ước của mình dõng dạc tuyên bố: "Hôm nay thôi không bán nữa!" Thấy mình thiểu não ra về, mặt mũi bơ phờ, nhân cách tơi tả...
"Chiến hữu" gần gũi nhất của tôi, người luôn luôn kề vai sát cánh với tôi trong những chiến dịch "đánh quả" là T.H. Đó là cô bạn gái thân từ hồi học cấp ba, đến khi sang Nga thì hai đứa lại may mắn được học cùng trường (tuy khác ngành nhau). T.H. nhanh nhẹn, xông xáo hơn tôi, cho nên cô giữ vai trò thủ lĩnh trong mọi " phi vụ thương mại" mà chúng tôi thực hiện. Nhưng cô cũng gầy và nhỏ như tôi, nên mỗi khi may mắn "trúng quả" thì hai đứa đều thở không ra hơi lúc chuyên chở chiến lợi phẩm về. Hồi đó bọn tôi nghèo lắm, toàn lấy công làm lãi, đâu dám động tí bỏ tiền ra đi taxi như những lớp sinh viên về sau. Mùa đông, đường thật trơn, gió thật lạnh, tay xách nách mang, hai đứa đi lò dò như ríu vào nhau, chỉ sợ ngã. Nhưng ngã còn không đau bằng thỉnh thoảng bắt gặp những cái nhìn thiếu thiện cảm của dân Nga ném vào mình. Chạm trán các đấng mày râu đồng hương, cũng còm và làm thân ngựa thồ như mình, thì chẳng hy vọng gì được họ giúp, mà còn phải nghe họ chớt nhả: “Xinh thế mà sao không có anh nào giúp?”
Ừ, sao không có anh nào giúp? Lũ bạn gái cùng trường bảo tôi và T.H. khổ vì quá kiêu, bao nhiêu thằng theo, sao không nhận đại một thằng làm bồ để nó đi đánh quả hộ cho khỏi nhọc thân. Thì ai chả biết rằng làm thân con gái đã muốn đánh quả mà không có bồ là rất thiệt. Nhìn chị em phụ nữ ở đây thì thấy ngay, người nào có bồ thật đúng như có cánh. Bàn là, nồi hầm... cứ tự dưng bay vèo vèo về nhà.
Nhưng "nhận đại" thì tôi và T.H. chịu không làm được. Thâm tâm cũng muốn có bồ, nhưng trong đám con trai lượn lờ xung quanh, chẳng thấy ai làm mình rung động. Hai đứa đều được coi là xinh xắn, dễ thương, nhưng học đến năm cuối đại học rồi, bạn gái có đứa đã thay đến bồ thứ ba, mà tôi với T.H. thì vẫn "trơ thổ địa".
Một trong những vệ tinh lượn quanh tôi dai dẳng nhất hồi ấy là T., thường được bạn bè gọi là T. "ủng", còn bản thân anh ta thì luôn luôn tự giới thiệu mình bằng tên kép như nghệ sĩ là S.T.
T. hơn tôi bốn tuổi, là nghiên cứu sinh ngành kinh tế. Đẹp trai, dân Hà Nội gốc ba đời là ít (bố mẹ anh ta có cửa hàng buôn bát rất phát đạt ở khu Hàng Ngang, Hàng Đào), chỉ riêng hai ưu điểm ấy đã đủ để T. lọt vào mắt xanh của nhiều cô gái. Một ưu điểm cực kỳ quan trọng nữa của T. là anh ta rất giàu (cái này khiến nhiều chị em chết hẳn!). Giàu vì được hưởng lộc nhà thì đã đành, nhưng anh ta còn giầu thêm gấp nhiều lần do tài làm kinh tế. Đó là một nhà kinh tế bẩm sinh mà ảnh hưởng rất đậm nét trong hoạt động thương mại của sinh viên Việt Nam ở Nga lúc bấy giờ: anh buôn gì là nhân dân ào ào buôn theo. Từng là trùm buôn "sâm bổ thận" (nhà anh ta có thời giống như kho chứa hàng của xí nghiệp dược phẩm, thuốc "bổ thận" xếp chót vót đến tận trần), T. lại là người đầu tiên đánh hơi thấy rằng mặt hàng này đã bão hòa trên thị trường Nga. Trong lúc nhiều người còn lóc cóc vác thuốc "bổ thận" từ Việt Nam sang Nga, để rồi ế chỏng ế trơ tiếc của đành đem ra tự uống (hậu quả thế nào có trời mà biết được!), thì T. đã nhanh nhẹn chuyển sang lĩnh vực khác: anh ta trở thành người đi tiên phong trong việc buôn bao cao su, mặt hàng của thời kỳ "hậu bổ thận". Chính vì phát hiện ra mặt hàng bao cao su này mà T. được gọi là T. "ủng", chứ anh ta hoàn toàn không có quan hệ gì với loại giày cao cổ đi mưa.
Tôi không hiểu sao một người như vậy lại mê tôi, một đứa con gái chẳng có gì đặc biệt ( thực lòng, tôi biết mình cũng dễ thương, nhưng trong số con gái mê anh ta có cô còn xinh hơn tôi), đã thế còn hết sức lớ ngớ trong chuyện làm ăn. Bạn gái thì bao nhiêu đứa bảo:"Gật nhanh đi kẻo hết rồi lại tiếc". Đến T.H., tuy không tỏ thái độ vun vào, cũng nói: "Mày mà lấy T. thì đúng là chuột sa chĩnh gạo nhé".
Nhưng tôi không chịu được T. Không chịu được cái vẻ đẹp trai trơ trẽn và lọc lõi của anh ta. Không chịu được cái lối cười hơ hớ vừa tự mãn, vừa khả ố của anh ta. Không chịu được cái thói suồng sã, gặp con gái chưa quen biết gì mà đã xưng "anh, em" xoen xoét.
Phải công nhận là T. rất kiên nhẫn với tôi. Dù cho tôi đã nói hết sức thẳng thắn về tình cảm của mình, dù cho anh ta cực kỳ bận với các hoạt động kinh tế, T. vẫn đều đặn một tuần một buổi đến thăm tôi rất đúng lịch. Lần nào đến thăm anh ta cũng có hai thứ quà, lãng mạn và hiện thực: nước hoa thì đi cùng bàn là, sôcôla thì cặp đôi với ấm điện. Ngày mùng 8 tháng 3 năm trước, anh ta mang tặng tôi một bó hoa hồng to tướng, kèm theo một cái nồi hầm. Tất nhiên, bao giờ tôi cũng tìm cách từ chối lịch sự nhưng kiên quyết. T. chẳng hề chạnh lòng, không nhận thì thôi, anh ta gói lại cẩn thận để mang về, rồi thản nhiên ngồi nói chuyện như không có việc gì xảy ra (và lần sau đến lại tiếp tục mang theo quà khác). Tán chuyện cũng là một cái tài của T., mồm anh ta dẻo quèo quẹo, ngồi mấy tiếng cũng không hết chuyện. Đối với tôi, ngồi tiếp chuyện T. quả là một cực hình, nhưng may quá cực hình đó không kéo dài lắm. Tôi nhanh chóng nhận ra lịch đến thăm của T.: tuần nào cũng đúng tối thứ sáu. Thế là tôi chỉ việc đi lánh nạn sang nhà T.H. vào tối thứ sáu hàng tuần. Sau nhiều lần đến hụt, để lại những mẩu giấy đầy tình cảm (âu yếm, trách móc như đã là gì của nhau!), T. có thử đến thăm tôi một cách thất thường, không theo lịch, và bắt gặp tôi ở nhà được vài lần. Nhưng hình như việc đi thăm tôi thất thường như vậy là quá sức đối với T., một nhà kinh doanh mà thời giờ hết sức khít khao và kế hoạch đã lên trước đến cả tháng. Thành thử những chuyến viếng thăm của anh ta cuối cùng thưa dần đi, chỉ còn được ở mức khoảng mỗi tháng một lần.
Thời ấy, T.H. cũng thường được hưởng những chuyến viếng thăm đều đặn như tôi, nhưng cây si trung thành của cô là một đối cực của T "ủng". Không dám nói là quy luật, nhưng tôi nghiệm ra rằng những chàng đáo để đôi khi hay mê những cô gái hiền hiền, nhà lành, còn ngược lại những chàng lành như bụt thì cứ thấy các cô gái sắc sảo là y như rằng bị hút hồn, không tránh vào đâu được. Tội nghiệp Q., anh hoàn toàn như bị thôi miên, không còn sức kháng cự trước cô bạn thông minh, lém lỉnh của tôi.
Q. bằng tuổi tôi và T.H., học cùng năm, cùng trường, nhưng khác khoa. Anh cũng đẹp trai, nhưng là một vẻ đẹp trí thức hơi "cây cảnh". Anh cũng nổi tiếng lẫy lừng như T. "ủng", nhưng không phải vì tài làm ăn, mà vì học giỏi. Q. đã từng được giải cao trong một kỳ thi toán quốc tế, tên và ảnh của anh có thời đã từng xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam. Với những chi tiết có thật và không có thật về Q., báo chí đã làm cho anh trở thành một nhân vật gần như huyền thoại trong giới sinh viên, anh đi đến đâu là con gái ở đấy đổ xô ra xem mặt. Nhưng bụt chùa nhà không thiêng, tuần nào T.H. cũng được nhìn mặt Q. ít nhất là vài lần rồi, nên cô không thấy ở anh có gì là huyền thoại cả.
Thực tình, tôi thấy Q. có rất nhiều ưu điểm. Anh không chỉ học giỏi mà còn có máu nghệ sĩ, đàn ngọt, hát hay. Hội diễn văn nghệ nào của trường mà không có Q. lên sân khấu thì đám con gái bỏ về đến một nửa. Có lần tôi nói với T.H., nửa đùa nửa thật: " Tao không hiểu mày còn chê gì nữa. Tao mà là mày thì đã đổ từ lâu." T.H. trả lời tỉnh bơ: "Thằng này còn non lắm, phải dạy dỗ nhiều mới cho đi lấy vợ được." Tôi biết, trong thâm tâm T.H. cũng quý Q., nhưng gọi là tình yêu thì chưa phải, hoàn toàn không phải. Cho nên cô cứ để lửng lơ con cá vàng mãi, không từ chối mà cũng chẳng nhận lời. Nói đúng ra thì cũng có lời gì mà nhận đâu, Q. chưa bao giờ đủ can đảm thốt lên một câu tỏ tình với T.H. Lỗi chính là tại T.H. thôi: với loại nhát gái tầm cỡ như Q. mà T.H. lại nhất quyết không chịu bật đèn xanh thì đời nào anh dám tiến.
Vậy là trong khi tất cả sinh viên Việt Nam ở Matxcơva đều biết là Q. chết mê chết mệt vì T.H., thậm chí thỉnh thoảng có người gặp anh còn hỏi thăm "bao giờ cưới", Q. vẫn không hề dám thổ lộ với T.H. về tình cảm của mình. Cứ vài tối anh lại đến thăm cô một lần, sau mấy câu ấp úng hỏi thăm sức khỏe, bàn chuyện thời tiết, anh bèn ngồi vào bàn giở báo ra đọc. Bao giờ T.H.cũng để sẵn trên bàn một chồng báo dầy cộp, "cho hắn có việc mà làm". Đọc hết xấp báo, uống xong bốn cốc nước chè to tướng (T.H. phải đổ thêm nước ít nhất là hai lần vào bình trà), Q. nhìn quanh quất dường như để tìm xem có cớ gì ngồi thêm nữa không. Vì việc tìm cái cớ này đối với Q. cũng khó ngang việc kiếm hàng "độc" ở Matxcơva thời ấy, cho nên nói chung Q. thường phải ngậm ngùi đứng dậy ra về sau cốc nước chè thứ tư, miệng lí nhí vài lời "chúc ngủ ngon nhé".
Thỉnh thoảng tôi cũng gặp Q. trong những tối sang nhà T.H. để tránh mặt T. "ủng". Bình thường, đi tán gái mà lại gặp phải bạn gái của đối tượng ngồi lù lù ra ở đấy thì ai chẳng bực mình (còn làm ăn gì được nữa!), nhưng Q. thì ngược lại: anh có vẻ thoải mái hẳn lên với sự có mặt của tôi.. Chưa đủ bản lĩnh để mặt đối mặt với ý trung nhân, khi chỉ có một mình với T.H., dáng điệu Q. cứ như người xấu hổ vì có ba tay bốn chân thừa thãi quá không biết để đâu. Tấm thân mét bảy của anh cứng đờ ra mỗi khi chạm phải ánh mắt tinh quái của nàng. Cái không khí căng thẳng này được phá vỡ với sự xuất hiện của một người thứ ba: thần kinh của Q.được giải tỏa khỏi trạng thái ức chế. Chồng báo bị bỏ rơi, trà chỉ nhấp vài ngụm rất phong thái con người lịch lãm, óc hài hước được phát huy hết sức triệt để, Q. trở nên dạn dĩ hẳn, đến mức đã vài bận dám liều mình nhìn thẳng vào mắt nàng một cái ( công nhận là một cái nhìn hãy còn ngắn, và chưa thể hiện được hết độ sâu tình cảm, nhưng như vậy đã hứa hẹn lắm rồi). Nói chung là tình hình tỏ ra có rất nhiều triển vọng. Từ lúc nào không biết, tôi nhận thấy mình đã bất giác trở thành đồng minh của Q.: tôi đâm ra mến anh và rất muốn tác thành anh với cô bạn thân nhất của mình.
Những buổi tối ngồi nói chuyện trong căn phòng ấm áp của T.H. thật thoải mái, dễ chịu, nhưng đề tài rồi cũng đến lúc cạn dần. Từ chuyện hài hước đến chuyện nghiêm chỉnh, từ tình hình chính trị Việt Nam và quốc tế đến tình hình buôn bán của dân ta ở Nga...., tóm lại, chỉ còn thiếu mỗi đề tài tình yêu thôi, còn thì không đề tài nào là không được lôi ra phân tích hết sức kỹ lưỡng. Q. bắt đầu rơi vào tình trạng phải đối đầu với nguy cơ lặp lại những điều "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Hoặc là đành trở về với chồng báo mà ít lâu nay đã bị lãng quên. Cả hai nguy cơ này đều đe dọa những thành quả rất đáng khích lệ đã đạt được.
Thêm nữa, căn phòng của T.H. ấm thì có ấm, nhưng trong khi chưa chuyển sang được giai đoạn "hai trái tim vàng", thì khung cảnh lâu dần đâm trở nên đơn điệu. Không thể trông chờ bất cứ một sự thăng hoa tình cảm nào diễn ra ở đây.
Q. nhận thấy rằng thời cơ đã chín muồi cho một cuộc nhảy vọt mới về chất. Anh quyết định rủ T.H. đi xem phim.
Sau ba lần rình đợi trên con đường đi học quen thuộc của T.H. để "tình cờ" gặp nàng một mình, sau ba lần ném cho nàng một cái nhìn theo dự định là dài và đắm đuối, nhưng không hiểu sao lại biến thành một cái cụp mắt hướng xuống đất quá nhanh, sau ba lần lời mời đi xem phim (đã ôn luyện trước cả đêm) tự dưng biến thành một câu hỏi ngớ ngẩn và ấp úng "T.H. đi đâu đấy?", Q. hiểu rằng thời cơ vẫn chưa chín muồi cho một cuộc đi xem phim chỉ có nàng và anh, vai kề vai, mặt đối mặt. Anh bèn gọi điện thoại cho tôi.
Sứ mệnh lịch sử mà Q. muốn giao phó cho tôi thực ra rất đơn giản: tôi phải chuyển hộ Q. lời mời đi xem phim đến T.H., đồng thời chính tôi cũng là người được mời đi. “Mình sẽ rủ thêm mấy thằng bạn nữa, -Q. bảo, - cả hội sẽ cùng đi cho vui, còn lúc về thì mình sẽ đi tiễn T.H”.
Kế hoạch như vậy là đã được suy tính khá chặt chẽ. Tôi thực hiện nhiệm vụ của mình không chút khó khăn. Gì chứ chuyện vui chơi giải trí thì cô bạn tôi rất ít khi từ chối, nhất là khi có tôi cùng tham dự.
Điểm hẹn để cùng xuất phát là trước cổng B của tòa nhà chính trường bọn tôi. Khi tôi và T.H. đến nơi thì Q. đã có mặt ở đó, dáng điệu không giấu được vẻ bồn chồn. Tôi nhận thấy cái gọi là "mấy thằng bạn" của Q.thực ra chỉ là một nhân vật không dưới 1m75, mái tóc bờm xờm nuôi ít ra đã được ba tháng, ánh mắt tò mò hướng về T.H. và nụ cười tủm tỉm cho thấy đây là một người ý thức rất rõ về vai trò ông mối của mình. Q. giới thiệu: "K., bạn mình, học bên trường kiến trúc."
Q. chọn một rạp chiếu bóng khá xa trường, hẳn là do đặt nhiều hy vọng vào màn "đưa em về trong tuyết lạnh". Phải chuyển tuyến tàu điện ngầm hai bận, đi mất chừng bốn mươi phút mới tới được rạp. Hai tiếng đồng hồ ngồi trong rạp trôi nhanh, rất nhanh đối với Q., lần đầu tiên được ngồi bên nàng cùng xem một bộ phim tình yêu khá lâm ly.
Đường về, chúng tôi đi cùng một đoạn rồi phải chia đôi ngả, vì T.H. và tôi tuy học cùng trường nhưng sống ở hai ký túc xá khác nhau. Mạnh dạn một cách đáng ngạc nhiên ( chắc là do tác động của bộ phim vừa xem), Q. nhận đưa T.H. về, và đương nhiên, theo phép lịch sự, K. nói sẽ đi tiễn tôi. Giờ G. đã điểm, chúng tôi tạm biệt nhau, và không ai bảo ai, tôi và K. cùng gửi cho Q. một cái nháy mắt tinh nghịch.
K. tiễn tôi về. Dọc đường anh bảo: “Q. tính hay lắm đấy, phải cái mê cô bạn của L.C. quá rồi thành ra cứ như thằng mất hồn, mà cái cô T.H. này xem chừng nói năng đáo để ra phết nhỉ, cô ấy thương cho thì thôi, chứ muốn hành kiểu gì thì thằng Q. cũng phải chịu.” “T.H. dễ thương lắm, - tôi cãi, - mồm miệng nó loe toe như vậy, chứ nó rất tốt bụng và tình cảm.” “Q. thực sự là loại thiên tài hiếm có đấy, -K. tiếp, - cô nào vớ được nó thì bằng trúng số độc đắc.” “Thì T.H. cũng lắm tài, - tôi lại nói, - cả thành phố này kiếm được một đứa con gái tài sắc vẹn toàn như nó chẳng phải dễ đâu.” Câu chuyện cứ thế tiếp tục. K. khen Q. hết lời, tôi khen T.H. hết lời, cuối cùng chúng tôi nhất trí với nhau ở chỗ mong sao cho trai anh hùng chiếm được trái tim của gái thuyền quyên.
Hết chuyện người đến chuyện mình. Tôi được biết K. cũng là người Hà Nội như tôi. Anh đã tốt nghiệp đại học từ năm ngoái, hiện là nghiên cứu sinh năm thứ nhất ở trường kiến trúc. Thấy tôi bảo học ngành tâm lý, K. kêu sợ quá, kiểu này mình nghĩ gì L.C. biết hết phải không? “Việc gì mà sợ, -tôi cười, - cây ngay đâu có sợ chết đứng, nếu K. không nghĩ gì xấu thì chẳng có gì phải lo.” “Biết thế nào là tốt là xấu,- K. nói,- tốt xấu nhiều khi phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người”. Sực nhớ mình đang phải làm một cuộc điều tra xã hội học về "quan niệm tình yêu và hôn nhân" để lấy tài liệu cho luận văn tốt nghiệp, tôi bèn hỏi K. có nhận phát giùm tôi khoảng vài chục tờ anketa cho các bạn trai của anh được không. K. đồng ý ngay. Chúng tôi thỏa thuận là K. sẽ phát hộ tôi hai mươi tờ, cho các sinh viên hoặc nghiên cứu sinh nam độ tuổi từ 20 đến 25, nếu được mười người Việt và mười người Nga là tốt nhất.
K. đưa tôi lên đến tận phòng để nhận anketa. Tôi cám ơn anh rồi tiễn anh ra thang máy. Trong lúc đợi thang máy, K. bảo tối nay đi xem phim vui quá nhỉ, có khi lần sau thì lại đến lượt mình phải nhờ Q. mời L.C. và T.H. đi xem phim mới được. “K. cứ phát anketa hộ mình đi cái đã, chuyện xem phim sẽ bàn sau”, tôi nói. K. định đáp lại điều gì, nhưng thang máy đã đến, anh bước vào, mỉm cười và chào tôi "hẹn gặp lại". Cánh cửa tự động đóng sập ngay tức khắc, mang theo nụ cười rất tươi của anh. Tôi nhận thấy K. có nụ cười thật dễ thương
Đúng hẹn, một tuần sau, K. đến tìm tôi để đưa cho tôi tập anketa đã điền câu trả lời. Thay vào hai mươi tờ như tôi chờ đợi, K. chỉ chìa ra được có năm tờ.
- Tại mấy thằng bạn mình ẩu quá, - K. thanh minh, - đã hứa như đinh đóng cột là chậm nhất chiều nay sẽ đưa, vậy mà cuối cùng thằng thì quên, thằng thì biến đâu mất hút, chịu không tìm ra được. Vì đã hẹn nên mình phải đến kẻo L.C. lại trách. Thôi, nhất định lần sau mình sẽ mang đến đủ những tờ còn lại. Còn bây giờ có cái này để đền cho L.C. đây.
Nói rồi, K. chìa ra một bông hoa. Chỉ một bông hoa thôi, chứ không phải cả một bó to đùng như T. "ủng" tặng tôi hồi trước, nhưng đó là một bông hồng nhung tuyệt đẹp. Trên cái cọng rất thẳng và cứng cáp là một cái nụ vừa mới chúm chím hé nở thành hoa, đỏ thắm và óng ả, thật hợp với lọ hoa xinh xinh của tôi. Mọi lời trách móc của tôi tiêu tan hết, tôi chỉ còn biết mỉm cười và cám ơn K.
Ngồi nói chuyện trên trời dưới biển thế nào mà ba tiếng đồng hồ trôi vèo qua chẳng ai kịp nhận thấy. Đã đến lúc K. phải ra về. Chia tay, anh hứa đi hứa lại mấy lần là nhất định tuần sau tôi sẽ có đủ các bản anketa mong đợi.
Một tuần nữa trôi qua. Vào buổi tối mà K. hẹn đến, tôi nhận thấy mình nhấp nhổm đứng ngồi không yên trước đó cả tiếng đồng hồ. Chốc chốc lại đứng dậy nhìn qua cửa sổ hoặc vểnh tai lên khi nghe thấy tiếng ồn của thang máy, tiếng bước chân ngoài hành lang. Đúng tám giờ có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở cửa và thấy trước mắt mình là một bông hoa. Một bông hồng nhung tuyệt đẹp vừa hé nở, đỏ thắm và óng ả, thật hợp với lọ hoa xinh xinh của tôi.
- Sao, lại lỡ hẹn nên phải đền lần nữa à? - Tôi vừa cười vừa hỏi.
- Chịu L.C. thật, đúng là nhà tâm lý học, chỉ cần nhìn hoa là đoán ngay được tội lỗi của kẻ tặng hoa. Lần này mình chỉ đem thêm được tám tờ nữa thôi. Tại mấy thằng bạn mình ẩu quá... - K. lại bắt đầu thanh minh, nội dung không có gì mới hơn là những lý do lần trước.
Bông hồng được đem cắm ngay vào lọ, thay cho bông hôm nọ đã bắt đầu tàn mà lúc trước tôi còn lưu luyến chưa muốn bỏ đi. "Lọ hoa đẹp thế này thì phải luôn luôn có hoa tươi mới xứng", K. bảo.
Hai ngày trước buổi hẹn lần thứ ba với K., tôi được biết là đúng buổi tối hôm đó tôi sẽ không rảnh. Ông thầy của tôi bảo tôi đến làm việc với ông vào buổi chiều, sau đó ở lại ăn cơm luôn với gia đình ông buổi tối. Lý do là vì nhân dịp một giáo sư người Anh cùng chuyên môn với thày trò tôi đang dự hội nghị ở Matxcơva, ông thầy tôi có mời vị giáo sư này đến nhà ăn tối, và ông muốn tôi có mặt để tham gia câu chuyện.
Tôi gọi điện thoại cho K. để đổi lại ngày hẹn. Tìm mãi không thấy ngày nào thích hợp, hôm tôi rảnh thì K. bận, lúc tôi bận thì K. rảnh, mà đợi thêm một tuần nữa thì cả tôi và K. đều không muốn. Cuối cùng chúng tôi thỏa thuận là vẫn giữ nguyên ngày cũ, nhưng thay vào việc đến nhà tôi buổi tối thì K sẽ đợi tôi ở ga tàu điện ngầm "Thư viện Lênin". Buổi chiều tôi phải đọc tài liệu ở thư viện đó, đến năm giờ rưỡi thì có hẹn ở nhà thầy giáo. Về phần K., quãng bốn rưỡi năm giờ chiều anh cũng có việc đi về phía này. Vì vậy, chúng tôi hẹn nhau vào lúc năm giờ kém mười lăm ở trước cửa ga tàu điện ngầm ấy để K. trao tập anketa cho tôi, xong xuôi tôi vẫn còn hơn nửa tiếng đồng hồ, đủ thời gian thong dong đến nhà ông giáo (cũng nằm trên tuyến đường đó, chỉ cách có vài bến tàu). "Liệu có phải để lại vài tờ đến lần sau không?", tôi hỏi qua điện thoại, nửa đùa nửa thật. " Đừng lo, sẽ thanh toán dứt điểm lần này. Lần sau thì để dành cho chuyện khác", K. trả lời.
Chúng tôi đến chỗ hẹn gần như cùng một lúc. Khi tôi đang đi về phía cửa ga thì thấy K. từ trong ga đi ra. Nhìn thấy trong tay anh không có hoa, tôi cười bảo:
- May quá, không mang cái gì để đền thế này thì chắc là đã có đủ anketa?
- Không phải vậy đâu. Mình không mang hoa tặng L.C. là vì biết L.C. phải đến nhà ông thầy ngay nên không tiện, chứ chuyện này chẳng liên quan gì đến mấy tờ anketa cả.
- Vậy K. có mang được đủ tất cả các tờ còn lại cho mình không? - tôi hỏi.
- Có chứ, - K. trả lời, tay lục lọi trong cặp, - tức là chỉ còn thiếu một tờ thôi.
- Lại thiếu một tờ? Chắc vẫn còn một thằng bạn ẩu quá!
- Không, bọn bạn mình lần này chu đáo hết ý, chẳng có thằng nào ẩu cả, - K. cười hì hì trả lời.- Thiếu một tờ, nhưng là một tờ có thể giải quyết ngay tại chỗ, tức là tờ của mình ấy mà. Mình sẽ điền anketa cho L.C. ngay bây giờ đây.
K. hỏi nhà ông thầy tôi ở chỗ nào. “Phố Arbat”, tôi đáp. “Mình cũng có việc phải đi về hướng đó,- K. nói như reo lên,- vậy mình sẽ điền anketa cho L.C. lúc ngồi đợi tàu và trong khi tàu chạy.”
Chúng tôi cùng đi vào ga. K. ngồi viết hí hoáy trong lúc đợi tàu, vẻ mặt rất tập trung khiến tôi không dám nói chuyện. Tàu đến, K. ngẩng lên, tôi hỏi anh đã làm xong chưa. “Còn một câu cuối cùng thôi”, K. đáp.
Giờ cao điểm, trong tàu đông nghẹt người. Có chỗ đứng là may, hy vọng gì viết lách được. K. bảo: “Mình sẽ viết nốt khi xuống tàu, được không?” “Tất nhiên là được”, tôi trả lời.
Tàu đến nơi. Chúng tôi đi ra. K. rút tờ giấy, viết thêm vài chữ rồi đưa cho tôi và bảo: “L.C. đọc hộ mình xem đã đạt yêu cầu chưa?” “K. điền câu trả lời thế nào chẳng được, làm gì có chuyện đạt hay không đạt ở đây”, tôi đáp. “Thì L.C. cứ đọc thử xem, biết đâu có câu hỏi mình hiểu sai thì còn chữa lại được kịp thời”, K.nhất quyết nài.
Tôi vừa đi vừa đọc, K. đi theo. Rẽ vào phố Arbat thì tôi đọc đến câu hỏi thứ năm: Mẫu người yêu lý tưởng của bạn? Có ba câu trả lời cho sẵn để lựa chọn và một dòng thứ tư để trống cho người làm test tự viết ý của mình, nếu cảm thấy không thích hợp với cả ba câu trả lời trên. Tôi đọc thấy tên tôi ở dòng thứ tư, viết bằng nét chữ to và đậm: L.C.
Có lẽ chỉ có tuổi sinh viên cách đây hai mươi năm mới tỏ tình ngây thơ và vòng vo như vậy. Có lẽ, chỉ cần thêm vài năm nữa, nếu một tờ giấy như vậy rơi vào tay tôi thì tôi sẽ dứt khoát coi đó là một trò đùa ngớ ngẩn. Có lẽ, vào ngay thời điểm này, nếu người trao cho tôi tờ giấy là T. "ủng" chứ không phải là K, thì lập tức anh ta sẽ bị tôi cười khẩy vào mặt và dán ngay cho cái nhãn "lố bịch" to tướng. Nhưng lúc này đây, ở bên tôi là K., căng thẳng, đợi chờ và hơi hốt hoảng, hệt như một chú bé vừa mới đánh liều châm vào ngòi nổ của quả pháo đùng. Sự hốt hoảng của K. lan sang tôi.
- Sao K. lại viết thế? - Tôi lúng búng nói một câu thật vô nghĩa, giọng hơi lạc đi.
Giọng nói của K. cũng lạc đi không khác gì tôi:
- Tại vì, tại vì... anh yêu em, - anh nói như hụt hơi.
Chúng tôi dừng lại bên một cây đèn lồng. Tôi ngước mắt nhìn K., đầu óc rối loạn, chưa biết đáp lại thế nào thì anh đã cúi xuống, đôi môi kề sát miệng tôi. Câu nói chưa kịp thốt lên vụt tắt ngấm, người tôi như tan đi trong một cái hôn dài.
Khi tôi mở mắt ra, hoàng hôn hình như vừa buông xuống. Đường phố bồng bềnh trong một màu tím hồng huyền ảo, ánh chiều đang lịm dần phía trên những ngọn đèn đường còn chưa kịp sáng lên.
Matxcơva bắt đầu vào tháng ba, tuyết đang tan, trời rất trong, rất dịu.