Tôi rất nhớ em - Chương 01

Chương 1: Những đứa trẻ cùng cảnh ngộ

Lần đầu tiên Chu
Giai Ý nhìn thấy Hà Sùng là ở trong phòng khách nhà mình.

Mẹ chỉ nói với cô
rằng, cậu bạn ở nhà đối diện sang nhà mình ăn cơm, bảo cô tiếp đón cậu ấy tử
tế. Thế là Chu Giai Ý đã ôm một bọc bim bim to tướng, ngốc nghếch bổ nhào về
phía sofa, mời Hà Sùng cùng ăn với mình. Hai đứa đều mới có sáu tuổi, cũng
chẳng sợ người lạ, cùng bóc gói khoai tây ra, vừa thò tay vào bốc vừa trò
chuyện.

“Cậu tên là gì nhỉ?”

“Hà Sùng!”

“Ồ!
Mình là Chu Giai Ý!”

“Ồ.
Viết thế nào ấy nhỉ?”

Câu
hỏi của Hà Sùng khiến Chu Giai Ý ngẩn ngơ một lúc. Cô bé đặt túi khoai tây
xuống, vẽ lên không trung hồi lâu. Cuối cùng cô vẫn phải trượt xuống sofa, cầm
lấy mấy cây bút trên mặt bàn bằng đôi tay dính đầy gia vị, nguệch ngoạc lại tên
mình lên cuốn sổ ghi chú. Hà Sùng cũng bắt chước cô, trượt xuống ghế, quỳ gối
xuống trước bàn uống nước, nghiêm túc nhìn cô viết. Cậu còn không quên đút mấy
ngón tay vào miệng, mút sạch gia vị.

Sau
khi viết xong chữ “Ý” (懿) có nhiều nét nhất, Chu Giai Ý
mới tự hào ngẩng đầu lên, đẩy quyển ghi chú tới trước mặt Hà Sùng: “Viết thế
này này!” Hà Sùng ngắm nghía tên cô một lúc, sau đó gật đầu nhưng rồi lại kinh
ngạc khen ngợi: “Lông mi của cậu dài thật!”

Chu
Giai Ý tuy còn nhỏ nhưng nghe cũng hiểu, không vui: “Cậu không tập trung nhìn
mình viết!”

[Chúc
các bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu
sách.]


Sùng không biện hộ, chỉ híp mắt, nhe răng cười với cô. Cậu có đôi mắt hoa đào,
khi cười sẽ cong cong, hai con ngươi sáng rực lên. Trên má còn có hai lúm đồng
tiền, vô cùng dễ thương. Trẻ con có một trực giác bẩm sinh, không dễ bị diện
mạo của người khác mê hoặc. Chu Giai Ý có lẽ dựa vào trực giác này, cho rằng Hà
Sùng không đáng tin cậy, cũng vì thế cô chưa bao giờ bị hút hồn bởi nụ cười đó.


bò trở lại sofa, ôm bọc khoai tây ra xa, không muốn chia sẻ với cậu nữa, thể
hiện sự phẫn nộ của bản thân. Hà Sùng cũng không tức giận, cười tít mắt, lấy
một gói bim bim khác, bóc ra ăn rất ngon lành. Thấy cô Chu bưng thức ăn ra
ngoài phòng khách, cậu ngoan ngoãn gọi, được cô Chu khen là “rất lễ phép”. Còn
Chu Giai Ý vì bôi đầy dầu mỡ ra bút nên bị mẹ mắng cho một trận.

Thế
nên về sau, cứ mỗi lần bố mẹ khen Hà Sùng ham học trước mặt Chu Giai Ý, cô lại
không phục. Đó mà gọi là ham học? Hỏi cô viết chữ thế nào, cuối cùng toàn ngồi
ngắm lông mi của cô.

Rất
nhiều năm sau, Chu Giai Ý nhắc lại chuyện này, giọng nói còn có chút hoài niệm.
Hà Sùng không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào có thể chọc ghẹo cô, cố tình làm ra vẻ
kinh ngạc, lắc đầu, tặc lưỡi: “Chẹp chẹp… đây gọi là đố kị đấy. Chu Giai Ý! Còn
bé tí như thế, có cần làm vậy không?” Chu Giai Ý đưa mắt lườm cậu ta, nhưng
cũng không phản bác. Dù sao cô cũng biết, mặc dù Hà Sùng mồm mép thiếu nghiêm
túc nhưng nếu thật sự học thứ gì đó thì chỉ cần đọc một lần là hiểu. Cũng giống
như lần thứ hai cô viết tên mình cho cậu xem, cậu đã có thể viết hoàn chỉnh cả
họ tên cô lên bìa cuốn tập được phát trước khi vào lớp một.

Nhưng,
chuyện đó để sau hãy kể.

***


Sùng và Chu Giai Ý học cùng một trường tiểu học, còn được phân vào cùng một
lớp.

Từ
trường học về tới khu nhà của họ phải đi bộ mất hai mươi phút. Lũ trẻ sống
trong cùng một khu với họ cũng sàng sàng tuổi nhau, đương nhiên ngày nào cũng
cùng đi học và cùng tan học. Bố mẹ của Hà Sùng thường xuyên không ở nhà nên đã
thuê một bảo mẫu chăm sóc cậu. Trước nay cậu vẫn không ưa người bảo mẫu đó.

Thời
đó khi họ vừa vào tiểu học đang thịnh hành đặt sữa làm bữa sáng. Điều kiện của
gia đình Hà Sùng là tốt nhất trong đám bạn cùng trang lứa với họ, cũng là người
duy nhất được đặt sữa uống hàng sáng. Hà Sùng không mấy quan tâm tới ý kiến của
bố mẹ. Lần nào cậu cũng lấy hộp sữa được treo trong giỏ trên tường nhà ra, vừa
đi xuống dưới nhà là vứt ngay vào thùng rác xanh bên vệ đường.

Cùng
“phạm tội” với cậu còn có Chu Giai Ý. Nhưng cô không có sữa để đổ, chỉ có trứng
luộc để vứt.

Trên
đường đến trường có một đoạn đường xỉ than không hề ngắn. Vệ đường bày bán các
sạp hàng quà vặt, đa phần là các loại đồ rán. Lúc đó mọi người chưa biết tới mỡ
bẩn dầu cặn, năm hào một xiên gà rán hoặc chân gà nướng được bọn trẻ đặc biệt
yêu thích. Sau khi được phết lên một lớp tương ớt, chỉ ngửi mùi thôi cũng đủ
khiến người ta thèm rỏ dãi.

Tiền
tiêu vặt mỗi ngày của Hà Sùng luôn nhiều hơn Chu Giai Ý một đồng. Thế nên sáng
nào cậu cũng mời cô ăn xiên gà nướng. Sau đó hai người dùng một đồng còn lại
của mình mua bánh quẩy và sữa đậu nành. Rồi tới một ngày, Chu Giai Ý bị mẹ bắt
quả tang vứt trứng gà đi. Mẹ cô giận tím tái mặt mày, túm chặt lấy Chu Giai Ý,
kéo về phía chân mình, tụt quần cô xuống, tét thật đau vào mông.

Chu
Giai Ý từ đó không bao giờ dám lãng phí trứng gà nữa.

Sáng
sớm hôm sau hai mắt cô đỏ quạch, đứng phía trước thùng rác nhìn Hà Sùng, trong
tay cầm một quả trứng đã được bóc vỏ trắng tinh, đáng thương nói với cậu: “Mình
không vứt được nữa đâu. Mẹ nói sẽ xuống kiểm tra xem mình có vứt trứng gà trong
đó không.”

“Thế
thì cậu vứt chỗ khác là được rồi?” Hà Sùng từ nhỏ đã động não nhanh hơn cô,
cũng không dễ bị người lớn hù dọa, nên cậu chẳng hiểu sao cô lại tỏ ra đáng
thương như vậy.

“Mình
không dám!” Chu Giai Ý lắc đầu. Cô chẳng có cái gan đó như cậu ấy.


Sùng thấy cô tội nghiệp, suy nghĩ một lát rồi đề nghị: “Nếu không thì chúng ta
đổi đi. Cậu uống sữa của mình, mình ăn trứng của cậu.” Thế là hai người mỗi
ngày đều tiết kiệm được năm đồng mua quà sáng, dành dụm hết để mua mấy thẻ hoạt
hình trúng thưởng. Thi thoảng bốc trúng một chai nước, nhất định sẽ để dành
chia nhau uống trên đường đi học về.

Họ
không còn cùng uống một chai nước là chuyện khi bắt đầu lên cấp hai. Chính vì
có một hôm, Hà Sùng bỗng nhiên tươi cười đón lấy chai nước của Chu Giai Ý, uống
một ngụm rồi cảm thán: “Đây cũng gọi là hôn gián tiếp phải không?” Chu Giai Ý
từ lâu đã nghe được cụm từ này trong phim truyền hình, sắc mặt bỗng trở nên rất
khó coi. Cô trợn tròn mắt, nín nhịn hồi lâu, cuối cùng chỉ biết hằn học phủ
định: “Nói vớ vẩn!”

Để
giữ lại nụ hôn đầu tiên của mình, từ đó cô không uống chung chai nước với cậu
nữa.

***

Lần
đầu tiên Chu Giai Ý cãi nhau với Hà Sùng là năm mười tuổi.

Tối
hôm đó người bố từ xa về của Chu Giai Ý lại ra khỏi nhà uống rượu cùng bạn bè
tới say mèm. Ông lảo đảo, chếnh choáng vào nhà là bắt đầu soi mói chỉ trích
khắp nơi: “Thảm trải sàn trước cửa bẩn như thế kia sao không giặt đi? Cốc thủy
tinh này có phải chưa rửa sạch không, tại sao còn vết ố? Cửa sổ lại làm sao thế
kia? Sao không kéo rèm lại?”

Mẹ
cô đỏ mắt đi ra khỏi phòng, bắt đầu lớn tiếng cãi vã với ông.

Họ
cãi nhau rất kịch liệt. Chu Giai Ý nhìn bố rồi lại nhìn mẹ, không dám lên
tiếng. Bố cô thường xuyên công tác ở ngoài, mấy tháng mới về nhà một lần. Nhưng
lần nào về cũng cãi nhau với mẹ tới mặt đỏ tía tai. Chu Giai Ý rất sợ bố mẹ cãi
nhau. Cô lén chuồn ra khỏi nhà, muốn tới quán mạt chược đối diện ngồi một lát.
Khu nhà không lớn, người sống cách nhau bao xa, chỉ cần trong cùng một khu chắc
chắn đều từng gặp mặt. Bà chủ mở quán mạt chược đương nhiên quen thuộc cả bố mẹ
của lũ trẻ. Thế nên buổi tối khi bọn trẻ chạy tới chơi mạt chược, bà ấy còn
chuẩn bị trà nước và hạt dưa cho chúng. Chỉ khi nào đông khách mới bắt chúng
về.

Khi
chạy xuống dưới nhà, cô đi qua nhà Hà Sùng, phát hiện cửa để ngỏ. Ngoài cửa kê
một đôi giày da của nam và một đôi giày cao gót của nữ. Chu Giai Ý men theo cầu
thang tối om, chạy xuống dưới nhà, vừa tới quán mạt chược liền nhìn thấy Hà
Sùng ngồi trong góc.

Cậu
đang ngồi đó cúi đầu cắn hạt dưa, cả khi Chu Giai Ý ngồi xuống bên cạnh cậu
cũng không ngẩng đầu lên.

“Bố
mẹ mình lại cãi nhau rồi.” Chu Giai Ý vừa nói giọng đã nghẹn ngào. Hà Sùng
chẳng quan tâm, làm như không nghe thấy, tiếp tục cắn hạt dưa. Tính tình cậu ấy
càng lớn càng quái đản. Trước mặt người ngoài thì luôn cười nói vui vẻ, nhưng
với những người thân thì lúc nắng lúc mưa. Chu Giai Ý mếu máo, cảm thấy tủi
thân. Bị cậu hờ hững như vậy, cô như sắp khóc: “Sao cậu không nói gì? Đúng rồi,
bố mẹ cậu cũng về rồi phải không? Mình vừa nhìn thấy giày trước cửa nhà cậu…”


Sùng bất ngờ vung cả nắm hạt dưa xuống mặt đất, hất tay Chu Giai Ý ra. Cậu
không nói tiếng nào, đứng dậy bỏ đi.

Chu
Giai Ý bị dọa cho ngây ngốc, nước mắt nước mũi chợt trào ra. Khi cậu sắp đi ra
khỏi quán mạt chược, cô mới nhớ ra, hét lớn về phía cậu: “Sao cậu lại nổi nóng
với mình! Đồ thần kinh!”

Từ
sau buổi tối hôm ấy, cả một tuần trời hai người không ai nói với ai câu nào. Họ
vẫn đi học cùng nhau, nhưng ai cũng ương bướng, không chịu xin lỗi trước. Tới
tận cuối tuần, mấy đứa trẻ trong khu tập thể hẹn nhau tới nhà Chu Giai Ý chơi
trốn tìm. Hà Sùng nhanh nhẹn trốn vào trong khe tủ quần áo, Chu Giai Ý cũng
phấn khởi bò vào theo.

Cái
khe đó không quá lớn, hai đứa trẻ mười tuổi rúc vào trong cũng có phần chật
chội. Họ đứng đối diện, mặt gần như dính vào nhau. Hà Sùng rất không vui, lạnh
lùng nhìn cô bằng đôi mắt hoa đào ưa nhìn đó: “Trốn theo mình vào đây làm gì?”.
“Hà Sùng!” Chu Giai Ý lại kéo cổ tay áo của Hà Sùng, giọng yếu ớt: “Mình nói
với cậu một chuyện, cậu đừng kể cho người khác nhé.”


Sùng không đáp lại, thế là Chu Giai Ý tiếp tục nói: “Bố mẹ mình ly hôn rồi.”

Lần
này cô không khóc, chỉ nhỏ tiếng, dè dặt nói với cậu như vậy. Hà Sùng không ngờ
cô lại nói vậy, kinh ngạc nhìn cô: “Thật ư?”

“Thật
đấy!”

“Làm
sao cậu biết?”

“Mình
tìm được đơn ly hôn của họ ở trong tủ.” Tâm trạng một giây trước vẫn còn bình
tĩnh của Chu Giai Ý bỗng trở nên xúc động. Hai mắt cô cay cay, giọng nức nở:
“Thật ra buổi tối hôm họ bàn chuyện ly hôn mình cũng nghe thấy. Lúc đó mình ngủ
trong phòng khách. Cậu bảo, mình cầu thần khấn Phật để bố mẹ không ly hôn mà
sao không linh vậy? Sáng hôm đó mẹ chải tóc cho mình, chải mãi chải mãi rồi ôm
mình khóc, mình còn chưa hiểu chuyện gì…”


nói, nước mắt lăn dài, chớp mắt một cái lại rơi một giọt.

“Cậu…”
Hà Sùng rất hiếm khi ấp úng không nói nên lời. Không phải lần đầu tiên cậu nhìn
thấy cô khóc, nhưng lần này cổ họng lại như bị thứ gì chặn lại, mở miệng rất
lâu mới nhớ ra phải an ủi cô thế nào: “Cậu đừng khóc… Có gì mà phải khóc… Đằng
nào thì bố cậu cũng lâu lâu mới về một lần, ly hôn hay không cũng có khác gì nhau
đâu…”

Câu
nói ấy chẳng khiến Chu Giai Ý thoải mái hơn, ngược lại còn khóc càng dữ. Hà
Sùng căng thẳng, dướn người ra định bịt miệng cô lại, không ngờ vừa ngẩng đầu,
hai cái trán lại đụng vào nhau. Đau đớn nhưng cậu vẫn không quên giữ gáy cô, ấn
đầu cô hướng về phía sàn nhà. Chu Giai Ý hức một tiếng, Hà Sùng mới buông tay
ra.

“Cậu
thật sự đừng có khóc nữa! Còn khóc là bị phát hiện đấy.” Cậu thấp giọng, sốt
sắng nói hết. Ngừng một lúc, cậu xoa đầu cô, ngữ khí bình ổn trở lại: “Ngoan
đi! Mình cũng kể cho cậu một bí mật, cậu cũng không được nói với ai.” Chu Giai
Ý gật đầu, nhưng nước mắt vẫn tí tách rơi.

“Tuần
trước đôi giày cao gót cậu nhìn thấy trước cửa nhà không phải của mẹ mình đâu.”
Hà Sùng mím môi. Sau vài giây suy nghĩ cậu mới nói: “Bố mình có bồ ở ngoài.”

Chu
Giai Ý bỗng thút thít, hình như là nghẹn ngào. Cô ngẩng đầu lên nhìn cậu, cả
biểu cảm sững sờ trông cũng rất ngố. Hà Sùng nhìn cô, không định lên tiếng
trước. Nét mặt cậu chẳng có cảm xúc gì mấy, khác hẳn với vẻ đùa cợt thường
ngày. Cậu tưởng cuối cùng Chu Giai Ý cũng chịu nghỉ một lúc, ai ngờ họ nhìn
nhau mười giây, khóe mắt cô lại bắt đầu ướt: “Bố mình cũng ngoại tình, nghe nói
vì ông muốn có thêm một cậu con trai. Ông không thích con gái.” Cô nhăn mũi như
đang cố nín nhịn không khóc, thanh âm cũng trở nên không rõ ràng: “Nhưng bố cậu
đã có cậu là con trai rồi mà…”

“Ai
mà biết được tại sao.” Hà Sùng lườm cô, như đang cảnh cáo cô không được khóc
nữa: “Mẹ mình cũng lăng nhăng bên ngoài. Có lẽ họ đều chẳng yêu quý gì mình.”

“Hà
Sùng…”

“Họ
không thích mình cũng chẳng sao. Dù sao mình cũng lớn rồi, mình sẽ có gia đình
của riêng mình.” Ngắt lời Chu Giai Ý, Hà Sùng nói với vẻ không mấy quan tâm.
Khi Chu Giai Ý khóc, chuyện khiến cậu đau đầu này cũng không còn ảnh hưởng tới
tâm trạng của cậu nữa: “Cậu cũng vậy, thế nên nín đi!”. “Nhưng mình không muốn
bố mẹ chia tay…” Tâm tình của Chu Giai Ý không giống cậu, tâm sự này cô giấu
rất lâu, càng nghĩ chỉ càng đau lòng: “Tại sao chỉ vì mình là con gái bố lại
không ở cùng mẹ nữa…”


khóc đến nhăn cả mặt lại. Hà Sùng hiểu giờ an ủi cũng vô ích, đành phải dọa nạt
cô. Vừa hay cậu là người có thể vừa đấm vừa xoa.

“Chu
Giai Ý!” Bỗng chốc giọng nói của cậu trở nên nghiêm túc đáng sợ: “Cậu mà còn
khóc nữa, ngày mai tự ăn trứng gà.”

Chiêu
này rất hữu dụng, Chu Giai Ý nín ngay lập tức.

“Vậy…
còn sữa…” Cô nữa vừa thút thít, hơi thở gấp gáp: “Cậu cũng uống luôn à?”


Sùng đáp thẳng thắn và ngắn gọn: “Cậu uống!”

Ai
ngờ đâu hai chữ ấy thốt ra, Chu Giai Ý vừa mới ngừng khóc lại òa lên tức tưởi:
“Mình không muốn uống sữa nữa…” Cuối cùng cô cũng dẫn dụ được mấy người bịt mắt
tới. Cánh cửa tủ áo sau khi được kéo ra, cả lũ trẻ đều hoảng hốt vì vẻ khóc lóc
đau thương của Chu Giai Ý. Chỉ có Hà Sùng chui ra khỏi khe, cười hớn hở với mọi
người như bình thường, kéo vạt áo vẫn còn bị cô nắm trong tay, tức giận mắng:
“Đừng có làm nũng mình!”

Đó
là một lần hiếm hoi, Hà Sùng không biết làm sao với Chu Giai Ý.