Báo thù - Phần II - Chương 04
4. CHIẾC HỘP NỮ TRANG MÀU XANH
Georges Dugrival từ trước tới nay vẫn sống thoải mái. Tài sản của ông dựa vào những cổ phần quan trọng trong những công trình mỏ và những xưởng rèn cho phép ông mở rộng chăn nuôi, có một trại ngựa giống và chuồng ngựa đua.
Ông ở một mình với đầy tớ trong một ngôi nhà cổ người ta còn thấy ở thành phố Caen cổ kính, xinh đẹp. Mặt trước nhà chạm trổ, cửa sổ cao theo kiến trúc cổ, nhìn ra một con đường tĩnh lặng. Ngay tối ấy Raoul đi qua đó nhiều lần. Ba trong số những cửa sổ vẫn để ánh sáng đến khuya. Một là nhà ở những người gác cổng; hai cửa khác ở tầng hai, màn che từng phần có lẽ là của phòng ngủ.
Ý nghĩ đầu tiên của Raoul là đến thăm Georges Dugrival nói rõ tình hình. Nhưng ngay sáng hôm sau anh được biết Georges Dugrival bị bệnh gan không chữa khỏi, đang lên cơn và không hi vọng được ông tiếp. Gian phòng được chiếu sáng là phòng ông nằm. Hai bảo vệ chăm nom ngày đêm; người gác cổng không ngủ, sẵn sàng đi mời thầy thuốc.
“Kết luận, Raoul tự nhủ, phải vào nhà ban đêm. Nhưng vào theo lối nào?”
Ngôi nhà sâu, mặt sau có sân vườn, cách con đường song song bằng bức tường rất cao với một cánh cửa đồ sộ. Bức tường cao đến năm mét và đó là một trong những con đường nhộn nhịp nhất thành phố. Hướng này vào thật khó khăn nếu không muốn nói không vượt qua được.
Phân vân, Raoul trở lại khách sạn; khi đi theo tiền sảnh trước phòng ăn, anh đứng sững lại. Cảnh tượng lạ lùng nhất đập vào mắt anh. Qua cửa kính anh thấy Félicien Charles và Faustine đang ngồi ăn, sôi nổi trò chuyện.
Cả hai đến đây với mục đích tối tăm nào? Nhiệm vụ gì khiến họ đồng mưu gắn liền nhau thực hiện từng trường hợp và bởi tình cảm thân mật như anh đã bắt gặp?
Anh định vào ngồi cùng bàn với họ gọi bữa ăn trưa nhưng anh đã không làm thế vì biết mình sẽ nói giọng chua cay và cười độc ác với họ. Vả lại anh muốn biết tại sao họ đến lượn quanh Georges Dugrival như vậy?
Anh ăn vội trong phòng mình, vừa khôn khéo hỏi chuyện người gác tầng.
Hai người kia vừa đến trên chuyến tàu đêm, hỏi thuê hai phòng. Khách sạn gần đầy chỗ, người đàn bà phải ngủ ở tầng ba, người đàn ông tầng năm. Buổi sáng chỉ người đàn ông đi ra ngoài; người đàn bà không rời khỏi phòng.
Raoul đi xuống. Họ vẫn nói chuyện, cúi lại gần nhau như những người đang bàn bạc công việc hoặc cùng tìm cách có một quyết định hay nhất.
Trước khi họ bàn xong, Raoul ẩn trong một công viên không xa khách sạn. Hai mươi phút sau, Félicien đi ra một mình. Qua hàng rào sắt, Raoul để ý thấy thái độ cương quyết của anh ta biết sẽ làm gì và thực hiện từng điểm, biết mục đích của mình và với cách chắc chắn, nhanh nhất để đạt được. Không lãng phí một phút.
Anh đi về phía nhà Georges Dugrival nhưng thay vì đi thẳng đến trước, anh theo đường tới con đường song song bao quanh vườn. Anh đi nhanh, không quá vội làm người khác chú ý, dọc theo bức tường cao, lại đứng trước cánh cổng, tay cầm chìa khoá.
“Hoan nghênh! Raoul tự nhủ, một con người phòng bị cẩn thận! Cho rằng cách đơn giản, bình thường nhất để mở cổng đóng là có chìa khóa chiếc cổng ấy và anh ta đã có. Ông chủ vào nhà thôi. Ai nghĩ khác được?”
Thực tế chàng trai quay hai vòng khóa ngoài, quay hai vòng một ổ khóa khác bên trong, bước vào và biến mất.
Raoul có ý nghĩ nếu Félicien đóng cửa lại sau khi vào - giả thiết có khả năng - không thể sẽ không mở ra lại. Vặn khoá, không khóa kĩ hai vòng mở ra chỉ là trò trẻ con. Cần một cái ngoặc và kinh nghiệm. Anh có cả hai, vậy phải sử dụng cách khóa nhẹ nhàng của Félicien, đi qua đường, cho ngoặc vào xoay ổ khóa... và “một ông chủ thứ hai vào nhà”.
Một nửa bên trái sân có một công trình xây dựng thêm, không có tầng nên ở cửa sổ ngôi nhà người ta không thấy ai đi vào, ai ra tầng trệt ấy.
Raoul im lặng bước vào. Trước hết là tiền sảnh, lại phòng
để quần áo treo mấy chiếc áo khoác và trước mặt là phòng cách biệt dành cho Dugrival có chiếc bàn rộng, những ngăn và tủ sách. Thảm trải khắp nơi.
Trong góc, một tủ ngầm trong tường mở ra, giấu chiếc két; quỳ trước két là Félicien.
Anh ta mê mải vào công việc không nghe thấy Raoul khẽ bước tới, đứng ở bậc cửa đầu ló vào cánh cửa khép hờ.
Trước chiếc tủ sắt Félicien vẫn hành động lanh lẹ. Anh quay ba nút khóa như đã biết số; dùng một chiếc chìa khóa đúng theo tủ. Cánh cửa bằng thép nặng được kéo ra.
Bên trong, nhiều tập hồ sơ thậm chí anh không ngó đến đề mục, tìm cái gì đó khác.
Xê dịch hồ sơ trên cao rồi ở ngăn giữa, thò tay vào sau những tập giấy tờ rút ra một chiếc hộp nữ trang màu xanh khá lớn, đó là cái anh tìm.
Vẫn quỳ gối, anh hơi quay về cửa sổ để trông rõ hơn, cho phép Raoul theo dõi hết mọi cử động của anh.
Nắp hộp được nâng lên, chiếc hộp nữ trang xanh đựng nửa tá kim cương; chàng trai quan sát thong thả từng viên một rồi bỏ vào túi áo từng viên, vẫn rất điềm tĩnh.
Chính sự điềm tĩnh ấy làm Raoul ngạc nhiên, chứng tỏ việc này đã được chuẩn bị kĩ, thông tin, biện pháp được sắp xếp đầy đủ nên Félicien có thể hành động yên tâm như thế. Anh ta không nghe ngóng gì những tiếng động ngoài sân và trong nhà, biết vào giờ này không có ai cản trở công việc của mình.
“Làm cho đứa trẻ trở thành một tên trộm...” nữ bá tước La Cagliostro đã ghi như thế. Nếu Félicien là đứa trẻ đó thì mệnh lệnh đã được thi hành. Félicien đang lấy trộm, đang trấn lột. Và tự chủ biết bao! Không một cử động vô ích, can đảm, có phương pháp, suy tính. Arsène Lupin cũng không làm hơn được.
Khi đã lấy hết hộp nữ trang, biết chắc nó không có hai đáy và ngăn dưới chỉ đựng hồ sơ, anh ta đóng tủ két lại.
Raoul muốn tránh gặp mặt, lẩn vào phòng bên nấp sau quần áo treo. Félicien đi ra không hề có cảm giác mình có thể bị theo dõi. Anh đi qua đầu sân, ra ngoài, khóa cổng lại.
Raoul bèn trở lại gian phòng lớn. Sự điềm tĩnh của Félicien thật sâu sắc làm anh giữ cảm giác yên lành và ngồi đàng hoàng trong một chiếc phô-tơi suy ngẫm thoải mái.
“Làm cho đứa trẻ trở thành một tên trộm.” Ý muốn của La Cagliostro đã được thực hiện. Félicien đã lấy trộm và lấy trộm trước con mắt của bố anh ta. Sự trả thù thật đáng sợ!
“Đúng, đáng sợ thật, Raoul tự nhủ, nếu đấy thực sự là con mình. Nhưng mình có thể chấp nhận con trai mình là một tên trộm được không? Thực lòng, nếu lương tâm trung thực của mình trong một giây nghĩ vụ trấn lột bỉ ổi này do con trai mình làm, phải chăng thật đau lòng? Có thế, đúng không? Nhưng thấy Félicien lấy trộm, mình không đau lòng. Vậy Félicien không phải con trai mình. Rõ ràng như nước suối trong mình không tin người nào chứng minh ngược lại. Nhất định anh bạn Félicien ơi, những hành động của anh lại xuống dốc rất nhanh! Anh có thể lấy trộm nếu thích, tôi bất cần.”
Và anh nghĩ:
“Bây giờ vấn đề có thể đặt ra theo một cách khác...”
Nhưng Raoul không tự đặt ra vấn đề ấy. Chỉ là lý luận suông. Anh cần lục tìm các ngăn kéo bàn.
Anh phá khóa và khi lục tìm, anh tự hào nghĩ mình không có sự thù hằn, ghê tởm trong nghề trộm cắp khi người khác lấy trộm. Điều cần thiết trong trường hợp này là thành công. Anh đã thành công. Một phát hiện bù đắp cho anh, rất quan trọng.
Trong một tấm bìa dưới đáy ngăn kéo bí mật anh tìm thấy hai tá thư, chữ viết của phụ nữ không kí tên nhưng một số chi tiết cho thấy nó từ đâu tới. Thư được viết do bà mẹ Elisabeth và Rolande và chứng tỏ bà Gaverel vẫn còn trung thành với chồng qua sự đổ vỡ giữa hai người đàn ông.
Chỉ sau này với một số ám chỉ che đậy và giọng điệu thư dịu dàng hơn người ta mới có quyền cho rằng bà xiêu lòng trước tình yêu của Georges Dugrival. Từ đó, nếu một trong hai chị em là con gái của Dugrival thì chỉ có thể là Rolande. Nhưng điều đó không ai biết, không ai có quyền khẳng định và chắc chắn Rolande không biết việc sinh ra mình và phải mãi mãi không biết. Đấy cũng là một trong những mối quan tâm của bà mẹ và có một câu cụ thể nói lên điều đó: “Đừng để con biết điều gì, em khẩn cầu anh...”
Raoul suy ngẫm về sự phát hiện này lâu đến mức anh không thể đi ra theo lối đã vào mà phải chờ đến đêm.
Đến bảy giờ anh theo bốn bậc thềm vào tầng trệt ngôi nhà ấy. Trước hết là một phòng khách lớn, hầu như giống tối qua, những tấm màn chéo, vải phủ trên bàn ghế và dương cầm. Sau đó là tiền sảnh có bậc thang rộng, nhìn qua lỗ trổ thấy nhà của những người gác.
Tám giờ, có tiếng náo động trong nhà. Hai người đàn ông đi xuống. Người ta đi tìm bác sĩ; khi đến, ông này bước lên thang gác sau khi trao đổi mấy câu với hai ông kia.
Hai người đàn ông ăn mặc nghèo nàn, nói chuyện nhỏ với người gác cửa rồi trong lúc chờ đợi, họ ngồi trên những chiếc ghế ở tiền sảnh, sát cánh cửa mở hé của phòng khách thì thầm với nhau. Raoul nghe được một ít. Đấy là những anh em họ của Georges Dugrival. Họ trao đổi về sức khỏe của người bệnh, về sự sống sẽ chấm dứt không quá một, hai tuần nữa. Họ cũng ám chỉ những niêm phong phải tiến hành trong phòng làm việc có “hộp nữ trang với những viên kim cương giá trị lớn để trong két sắt”.
Bác sĩ trở xuống. Trong lúc hai người anh em vào phòng bên lấy mũ để cùng đi, Raoul từ phòng khách bước ra bắt tay bác sĩ được người gác cửa ở trong nhà mở cửa, và bình tĩnh đi ra.
Mười giờ tối anh rời thành phố Caen. Trên đường gặp mưa bão, anh phải ngủ lại ở Lisieux và sáng hôm sau khá muộn mới đi qua chiếc cầu phía dưới bờ sông Saint Germain.
Lái xe của anh đang đứng chờ ở đấy. Anh hỏi:
- Thế nào, có gì mới đấy?
- Vâng, thưa ông chủ, tôi đã sợ ông trở về theo một đường khác.
- Kể xem nào.
- Thanh tra Goussot sáng nay đến lục soát.
- Ở nhà tôi? Clair Logis? Anh bảo tôi ngại gì việc đó?
- Không, không phải ở chỗ ông mà ở căn nhà...
- Félicien ở? Anh ấy có đấy không?
- Có, vừa trở về đêm qua. Người ta lục soát trước mặt anh.
- Họ phát hiện được gì?
- Tôi không rõ.
- Họ đưa anh ta đi chứ?
- Không, nhưng khu biệt thự bị bao vây. Họ cấm Félicien ra ngoài. Nhân viên trong nhà cũng phải xin phép cảnh sát. Tôi dự kiến như thế nên đi trước.
- Có gì liên quan đến tôi?
- Có.
- Một lệnh bắt giữ?
- Tôi không rõ... Dù sao Goussot cũng có một tờ giấy của Sở Cảnh sát. Người ta đang rình chờ ông về.
- Quỷ quái! Anh làm rất đúng khi đón đường tôi. Không cần đưa tôi vào bẫy chuột.
Anh nói qua kẽ răng:
- Người ta muốn gì đây? Bắt tôi à? Không, không... Họ không dám đâu. Tuy vậy... có thể họ lục soát. Rồi sao?
Một lúc sau, anh chỉ thị:
- Anh về đi. Tôi sẽ ở lại Randagh, trừ sáng mai. Buổi chiều tôi sẽ điên thoại cho anh.
- Nhưng Goussol? Những người của ông ta?...
- Nếu đến lúc đó họ chưa đi thì mọi việc hỏng rồi. Các anh tự xoay xở lấy. À! Còn một việc... Faustine thế nào?
- Họ có nói tới cô ấy. Tôi nghỉ họ phải đến bệnh viện...
- Ồ, ồ! Nghiêm trọng đấy... Đi đi.
Lái xe ra đi. Raoul tránh con đường lớn và Vésmet, đi vòng lên đến Chatou. Vào buồng điện thoại anh gọi bệnh viện:
- Đề nghị cho tôi gặp cô Faustine?
- Ai gọi thế?
- Ồ, d’ Avemy - Anh đành xưng tên,
Người ta gọi người đàn bà trẻ.
- Cô đấy à, Faustine? D’ Avemy đây... Cô bị đe dọa đấy. Hãy tin tôi... Tránh đi. Thanh toán với khách sạn, ra gặp tôi ngoài vùng Chatou, trên con đường Croissy. Còn thì giờ, đừng vội vã.
Nàng không trả lời nhưng ba mươi phút sau nàng có mặt, va li cầm tay. Không một lời, họ phóng xe thật nhanh. Đến Neuilly, anh hỏi:
- Để cô xuống chỗ nào?
- Cửa Maillot.
- Địa chỉ rất mơ hồ - Anh cười gằn - Cô vẫn luôn luôn nghi ngại tôi?
- Vâng.
- Ngu ngốc! Mọi trở ngại do lòng nghi ngại của cô và ích gì? Cô tưởng như vậy cản trở được tôi hôm qua ăn trưa cùng với cô ở Caen và không thể chứng kiến cảnh Félicien lấy trộm trong nhà Dugrival ư? Và cô tưởng ngăn cản tôi thành công, Faustine, và nhận được của cô điều tôi bao giờ cũng muốn? Tạm biệt, em yêu.
Raoul lẩn trốn trong một căn cứ của anh ở Paris, vùng Ranelagh. Sau khi ăn trưa, anh ngủ suốt.
Hôm sau anh đến sở Thị chính, đưa danh thiếp xin gặp ông Rousselain, dự thẩm.
Đấy là ngày thứ tư mười lăm tháng chín. Rolande và Férôme sẽ cưới nhau vào ngày thứ bảy tiếp đó.