Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 18

Storehouse consciousness – alaya–vijnana: Mô hình ý thức chất sẵn trong nhà kho. Theo nhánh Đại thừa của Phật giáo (Mahayana Buddhism) thì đây chính là tàng thức – một mô hình ý thức chất sẵn trong nhà kho. Đây vốn là một khái niệm được sử dụng trong học thuyết của Carl Jung mà ông gọi là cõi ý thức tập thể. Tàng thức là nơi chứa đựng những dạng ý thức rất sâu, ít khi được sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày.

Stranger role: Vai trò người lạ mặt. Nếu chưa hiểu về người đối diện, ta chẳng thể nào sử dụng bất cứ một vai trò nào với họ. Vì thế khi tiếp xúc lần đầu, chúng ta tiếp xúc với họ qua vai trò người lạ mặt.

Story characters: Các đặc tính kể chuyện. Theo Carl Jung, nhiều nguyên mẫu có chức năng như nhân vật của cốt truyện. Đây là những nền tảng chất liệu giúp các cá nhân kiến thiết những khung tư duy có các giá trị kịch bản và các nguyên mẫu này là giải thích tại sao nhiều người trong chúng ta có những kinh nghiệm tiểu thuyết tương đối giống nhau.

Strategy: Chiến lược xử lý. Đây là khái niệm hệ thống những kỹ năng xử lý của chúng ta rất phong phú và chúng ta chỉ sử dụng một số kỹ năng nhất định cho những nan đề nhất định. Chiến lược xử lý là cách chúng ta tiếp cận xử lý một nan đề với mục đích đạt được hiệu quả tối ưu cao nhất. Chiến lược xử lý cho phép chúng ta tiết kiệm thời gian, năng lượng, và những cố gắng khác. Đây cũng chính là tiêu chuẩn để đánh giá xem hệ tâm thức của một cá nhân phát triển ở mức độ nào.

Striving for perfection: Phấn đấu để hoàn thiện. Đây là khái niệm được Alder giới thiệu. Ông tin rằng rất nhiều cá nhân trong chúng ta có những nhu cầu phấn đấu để trở nên hoàn thiện hơn.

Strike for overcome: Phấn đấu để vượt qua trở ngại. Adler tin rằng những khó khăn xảy ra trong cuộc sống không chỉ ngăn cản các sinh hoạt hàng ngày mà còn là những kích thích. Qua đó mỗi cá nhân chúng ta thường có những quyết định vượt khó để tìm đến những giá trị thành công khác. Đấy chính là nguồn động lực giúp chúng ta hăng say nhập cuộc và không ngừng phấn đấu.

Strong self evaluation: Đánh giá về bản thân quá cao. Đây là khái niệm tự tin ở mức rất cao. Cá nhân tin rằng mình có nhiều khả năng và họ có thể làm được những điều họ muốn. Đây là một hiện tượng có thể khiến cho một cá nhân có thể có những thành công vượt bậc nhưng cũng có thể là những nan đề khi họ không thật sự đạt được những gì họ muốn.

Structural–functionalism: Cấu trúc - chức năng. Đây là khái niệm cho rằng cấu trúc và chức năng có liên hệ với nhau, qua đó chức năng của những sự kiện hiện tượng luôn có liên hệ đến cấu trúc. Nói khác đi cấu trúc quyết định đến chức năng. Đây là một kiến thức có liên hệ từ chủ nghĩa Marxist.

Style of life: Kiểu sống. Theo Alder thì kiểu sống có ảnh hưởng lớn lên nhân cách chúng ta. Đây là một lý luận cho biết giữa lối sống và cá tính có những liên hệ hữu cơ. Vì thế để thăng tiến và thay đổi nhân cách, chúng ta cần thay đổi kiểu sống của mình. Một kiểu sống lành mạnh cho chúng ta tâm thức lành mạnh và những hành vi lành mạnh.

Subjective: Chủ quan. Chủ thể. Đây là khái niệm chỉ về những giá trị chủ quan của chúng ta, như chủ ý riêng, cái nhìn cá nhân, lăng kính nội tại, khung định kiến. Trong nghiên cứu, tính chủ quan cần được tránh vì các nghiên cứu rất cần khách quan. Nói khác đi khách quan là một đặc tính quan trọng của khoa học.

Subjective reality: Thực tế chủ quan. Đây là địa hạt hiện tượng khi hoàn cảnh thực tế của mỗi chúng ta luôn có những đặc tính chủ quan liên hệ đến các điều kiện khác nhau. Nói khác đi, khi thực tế đi qua lăng kính và nhất là được đánh giá trong khung điều kiện riêng của chúng ta, thực tế sẽ trở nên rất chủ quan.

Sublimation: Cơ chế tự vệ hoán chuyển. Đây là một cơ chế được giới thiệu bởi Freud. Theo cơ chế này, các cá nhân sẽ chuyển những khao khát của mình vào những đối tượng cung cấp các cơ hội cho các khao khát này được thể hiện. Ví dụ như một người có tính thích gây hấn sẽ chọn nghề đấu quyền anh, một người yếm thế sẽ chọn con đường tu hành, những cá nhân thích gây gỗ sẽ chọn nghề đóng kịch…

Submerged: Quá trình dồn nén. Kelly tin rằng chúng ta đang vùi chôn những hệ cấu trúc khi các hệ cấu trúc này trở thành một thái cực không đồng bộ nhất quán với hệ tâm thức của chúng ta – đây là một hành vi tương tự quá trình cơ chế tự vệ dồn nén được Freud giới thiệu.

Subordinate: Cấu trúc bậc thấp. Nhiều hệ cấu trúc được thiết kế ở bậc thứ cấp nằm bên dưới những hệ cấu trúc khác. Đây là khái niệm được giải thích trong học thuyết khung tư duy của George Kelly.

Success: Khả năng thành công. Đây là khái niệm nói về những hành vi đạt được mục đích hiệu quả. Khái niệm này giải thích những hiện tượng xử lý thỏa đáng các nan đề trong cuộc sống. Cá nhân có khả năng tiếp cận, tự tin, cân bằng, cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa.

Suffering is due to attachment: Đau khổ hiện diện vì có sự ràng buộc lưu luyến. Đây là một khái niệm cơ bản trong Kinh Phật.

Sufferings: Nỗi đau đớn của con người. Theo Frankl thì nỗi đau đớn của con người là một cách để chúng ta tìm thấy ý nghĩa giá trị của chính mình. Trong khổ đau chúng ta trở nên trưởng thành. Ông tin rằng đau khổ là một phương cách để chúng ta tự tìm thấy định nghĩa của bản thân mình.

Suffering can be extinguished: Đau khổ có thể dập tắt được. Ít nhất đấy là những khổ đau mà chúng ta đã tạo ra, cộng thêm vào những đau khổ không thể nào tránh được. Đây là một khái niệm tích cực được áp dụng trong môi trường trị liệu. Đây là một khái niệm chủ yếu trong Kinh Phật.

Substance: Chất liệu. Theo Kelly đời sống chính là chất liệu cho các nhà sáng tạo. Theo Maslow, khi cơ thể cần một loại vật chất nào đó, tự động sẽ có một sự khao khát, nhưng sau khi cơ thể được thỏa mãn sẽ không còn cảm giác thèm muốn nữa. Điều này cho thấy nhu cầu vật chất có thể dễ đạt trạng thái thỏa mãn khi có dư trong khi đó nhu cầu tinh thần không bao giờ bão hòa.

Suggestive categories: Những nhóm nhân cách được phân công. Trong liệu pháp kiến thiết khung tư duy nhân định của George Kelly, các nhân cách trong số 20 nhân cách thân chủ nghĩ ra được xếp thành những nhóm nhân cách được đề nghị, chẳng hạn như: người yêu cũ của bạn – người mà bạn cảm thấy đáng thương – cha – mẹ – bạn thân – kẻ thù..tất nhiên bao gồm cả thân chủ trong danh sách hai mươi người ấy. Sau đó nhà liệu pháp sẽ giúp thân chủ tìm ra một nhân cách thích hợp nhất cho mình.

Subterfuge: Tín hiệu hấp dẫn. Đây là khái niệm được Lorenz giới thiệu. Theo ông để sinh tồn, chúng ta có một bản năng cố gắng thu hút người khác. Ví dụ như để thu hút mẹ, em bé hấp dẫn mẹ bằng một nụ cười chưa mọc răng của mình.

Superego: Siêu ngã. Đây là khái niệm được Freud giới thiệu. Siêu ngã là đại diện của những điều lý tưởng đạo đức cao đẹp, thuộc giới cảnh lý tưởng hóa rất khó đạt được. Đây là phạm trù đối ngược với xung động vô thức vốn là nơi chứa đựng những dục năng rất gần với các nhu cầu hưởng lạc, có nguồn gốc bản năng và sinh lý.

Superiority: Phấn đấu trở thành siêu đẳng. Đây là một khái niệm được Adler giới thiệu. Theo ông tình trạng siêu đẳng luôn là một lực hấp dẫn và rất nhiều người trong chúng ta cố gắng phấn đấu để đạt được cảnh giới này. Đây là một động lực của cuộc sống. Tuy nhiên nếu chúng ta không có những điều chỉnh hợp lý, cố gắng quá sức sẽ dễ rơi vào trạng thái không tưởng.

Superiority complex: Hội chứng siêu năng. Theo Adler, khi chúng ta có quá nhiều tham vọng và nôn nóng muốn mình khẳng định được những giới cảnh siêu năng, chúng ta thường dồn quá nhiều năng lượng vào khu vực này và bỏ rơi những khu vực khác của đời sống. Đây là một hiện tượng rất cần nên tránh vì cuộc sống lành mạnh chính là một quá trình phấn đấu có cân bằng và có ý nghĩa khả thi.

Suprameaning: Ý nghĩa siêu cao. Đây là ý nghĩa sâu lắng hơn những cảm giác bình thường khác trong cuộc sống. Đây còn được hiểu là trạng thái siêu nhiên hay được hiểu như vượt qua giới hạn của mình. Một giới cảnh được các nhà tâm lý hiện sinh cổ xúy.

Supportive, not reconstructive: ủng hộ chứ không phải là cải tổ lại. Đây là một nét chính trong liệu pháp của Rogers. Theo đó nhiệm vụ của nhà liệu pháp là ủng hộ và động viên và thân chủ là người tự giác có những quyết định cho riêng mình.

Surrender signals: Những cơ hội rút lui bằng tín hiệu đầu hàng. Đây là khái niệm mượn trong sinh vật học. Hầu hết các động vật khi nhận ra mình không có khả năng thắng cuộc thường gởi tín hiệu đầu hàng, và như thế cả hai phía đều biết được mục đích của cuộc tranh giành đã được định đoạt phần thắng bại.

Surrenders: Đầu hàng số phận. Đây là khái niệm nói về những cá nhân bỏ cuộc sớm hơn khi những nan đề thử thách hoàn toàn có thể xử lý được trong điều kiện hoàn cảnh của họ. Nhìn chung các cá nhân này thường có những nan đề về khả năng tự tin của mình. Họ thường là người thiếu tự tin và thường cho mình là nguyên nhân của những thất bại.

Survival: Chức năng tồn tại. Để tiếp tục phát triển và duy trì hệ gien của mình, các sinh thể luôn phấn đấu để đạt được những mục đích sống còn. Đây là khái niệm sử dụng trong sinh vật học. Nơi người, nhu cầu sinh tồn đến từ những phạm trù cơ bản nhất như nhu cầu ăn mặc, sức khỏe, đời sống tình dục. Đây là những chức năng sinh tồn rất quan trọng.

Survival needs (D–needs): Nhu cầu sinh tồn. Theo Maslow thì đây là những nhu cầu căn bản bảo đảm chức năng sinh tồn như cơm ăn, áo mặc, thuốc men, và đời sống tình dục.

Susceptible to stimulation: Dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân kích thích. Đây là những cá nhân có độ nhạy cảm đối với tác nhân kích thích làm cho hệ thần kinh giao cảm càng tiếp tục tăng vận tốc phản ứng. Họ thường để bị kích thích bởi những tác nhân ngoại cảnh có cường độ bình thường (vốn không có ảnh hưởng lớn đối với những cá nhân bình thường khác).

Sustain neurosis: Loạn tâm thần ức chế. Khi cá nhân có những ý tưởng không hợp lý (không chuẩn) và họ không có khả năng xử lý sắp xếp kết quả là những ý tưởng này đã gây ra những phán ứng loạn tâm thần ức chế.

Symbiotic families: Gia đình hòa thuận gắn bó. Là những mô thức trong đó các thành viên trong gia đình sống không thể thiếu nhau. Họ là những gia đình có các thành viên có mức quan hệ lệ thuộc quá mức cần thiết. Và đây là một mô hình gia đình không lành mạnh lắm, vì các cá nhân không thể tự điều chỉnh và sinh hoạt độc lập được.

Symbols: Ký hiệu biểu tượng. Biểu tượng là những đối tượng đại diện cho một đối tượng khác. Một bức vẽ con chó, một chữ viết (chó), một câu nói, hay một tiếng sủa có thể cho em bé biết đấy là một con chó. Theo Piaget các em nhỏ có khả năng nhận ra biểu tượng từ khi các em bắt đầu sử dụng chức năng ngôn ngữ.

Symbols of sexual: Biểu tượng tính dục. Đây là những biểu tượng có nội dung tính dục. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta bắt gặp nhiều biểu tượng này. Trong giao tiếp quan hệ, biểu tượng tính dục luôn là một bộ phận gắn bó với đời sống con người, nhất là việc chúng ta thường sử dụng các biểu tượng này vì nhiều lý do tế nhị trong bối cảnh đối thoại có nội dung tế nhị.

Symbolism: Chủ nghĩa biểu tượng học. Carl Jung là người rất chú ý đến các biểu tượng xuất hiện chung quanh đời sống chúng ta. Theo ông các biểu tượng luôn có những nội dung và các nguồn năng lượng riêng của chúng. Chính những biểu tượng này đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp những khung cơ bản để chúng ta xây dựng những khung cấu trúc tư duy.

Sympathetic hyperactivity: Hệ thần kinh giao cảm quá nhạy cảm. Những cá nhân có hệ thần kinh giao cảm quá nhạy cảm được gọi là giao cảm quá nhạy. Họ là những cá nhân dễ bị cuốn vào những nan đề rối loạn tâm thần nhiều nhất. Đơn giản là khi tiếp cận với các kích thích, cơ thể họ gởi tính hiệu nhanh với cường độ lớn hơn và kết quả là cơ thể họ có những phản ứng trả lời với cường độ rất cao.

Sympathetic nervous system: hệ thần kinh giao cảm. Đây là hệ thần kinh điều khiển việc giúp cơ thể chuẩn bị đối diện với những tín hiệu có nội dung đe dọa. Khi hệ thần kinh giao cảm làm việc, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều năng lượng để giúp cơ thể chuẩn bị chiến đấu hoặc chạy thật nhanh để tránh các mối nguy hiểm.

Synchronicity: Cơ duyên. Đây là một hiện tượng bán tâm lý, diễn ra tương đối thường xuyên tạo ra những cơ hội để chúng ta phán đoán phân tích nhưng vẫn rất khó giải thích đối với chúng ta. Theo nhiều ý kiến khác nhau thì cơ duyên có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên tình cờ quá đặc biệt nên chúng ta không thể không tin rằng hiện tượng cơ duyên có nguồn gốc liên hệ với các phạm trù siêu nhiên.

Synergy: Liên kết tổng thể. Đây là khái niệm trong đó giá trị liên kết tổng hợp của các bộ phận sẽ có hiệu năng phục vụ cơ thể lớn hơn là tổng số của những hiệu năng nhỏ của các bộ phận riêng rẽ cộng lại. Đây còn gọi là khái niệm liên kết tổng thể. Khái niệm này cho rằng các bộ phận cơ thể cùng tham gia hoạt động để đạt được hiệu quả tối ưu cao nhất, thay vì chỉ hoạt động phục vụ chức năng riêng của bộ phận ấy. Trong hệ tâm thức, chính các khung tư duy làm việc hiệu quả với nhau đã đưa đến hiện tượng khả năng tư duy của chúng ta trở nên rất lớn.

Syntactic engine: Cỗ máy quy luật. Từ rất nhiều năm trước, nhiều nhà tâm lý tin rằng bộ não con người là một cỗ máy có một hệ thống qui luật luôn hoàn thiện để trở thành một cỗ máy có ý nghĩa. Nói khác đi khái niệm cũ tin rằng não là một bộ máy cơ học và người ta càng ngày càng xích gần đến khái niệm mới cho rằng não là một cỗ máy có ý nghĩa. Xin xem semantic machine.

Syntax: Các luật lệ cấu trúc văn phạm trong ngôn ngữ, tất cả mọi điều không rõ ràng nhầm lẫn sẽ biến mất. Trong thế giới tâm thức, các qui luật vận hành này được áp dụng và vì thế chúng ta có thể sử dụng hệ tâm thức của mình một các hiệu quả nhất.

Systems Theorist: Học thuyết hệ thống. Đây là học thuyết tin rằng chúng ta là những sinh thể vận hành có hệ thống. Các bộ phận của chúng ta vận hành theo các mô hình có tổ chức, có cấp bậc và các mối liên hệ hữu cơ cần thiết. Vì thế khi đánh giá một cá nhân, chúng ta cần đánh giá họ qua lăng kính mang tính hệ thống.

Systemic desensitization: Triệt tiêu cảm thụ. Đây là một khái niệm phổ biến trong môi trường trị liệu còn được gọi là phương pháp tẩy xóa cảm giác từ từ; được phát minh bởi nhà tâm lý hành vi Joseph Wolpe. Quá trình tẩy xóa cảm giác ký ức này được áp dụng khi các kích thích có nội dung gây sợ được giới thiệu từ cường độ nhẹ đến cường độ mạnh, đồng thời thân chủ được hướng dẫn sử dụng các kỹ năng thư giãn. Quá trình này được áp dụng để giải quyết các nan đề sợ hãi vô lý.

Syzygy: Hai điểm có chung một quỹ đạo. Đây là một khái niệm cho thấy nhiều lúc các luồng tư tương vẫn gặp nhau ở một điểm chung và đây là luận điểm để chúng ta có cơ sở tin rằng cõi vô thức tập thể là có lý.

Chữ T

Tasks: Nhiệm vụ. Đây là những thao tác chúng ta phải thực hiện trong tiến trình làm người của mình. Khi còn nhỏ chúng ta học nói, tập đi tập làm toán, học nghề, lập gia đình, sinh con, tích lũy, xây dựng quan hệ… đây chính là những nhiệm vụ mang tính cột mốc mà chúng ta phải thực hiện trong suốt quá trình kinh nghiệm đời người.

Taxonomic: Cấu trúc tư duy theo tuyến dọc. Theo George Kelly thì hệ tâm thức của chúng ta được thiết kế theo tuyến dọc. Với những tầng cấu trúc có liên hệ với nhau qua nhiều khung hiển nhiên khác nhau.

Technical details: Thiên về kỹ thuật. Đây là khái niệm trong liệu pháp khi phần lớn những kỹ năng được hệ thống hóa với các lối áp dụng được trình bày một cách có tổ chức và nhất quán. Tuy nhiên theo nhiều nhà liệu pháp khác cho rằng trong môi trường trị liệu vẫn cần đến tính nghệ thuật và kỹ thuật nên được sử dụng một cách linh động uyển chuyển.

Teleology: Hiện tượng quá trình hướng thiện. Đây là khái niệm đưa chúng ta lên xích gần với những giá trị nhân văn để xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp. Tự thân chúng ta luôn tiềm ẩn những khao khát mong muốn này. Vấn đề là cơ hội đến với chúng ta qua nhiều ngả với nhiều thông điệp khác nhau, cộng thêm với những bận rộn đời thường nên chúng ta tạm thời quên đi những tiếng gọi này.

Temperament theories: Các học thuyết về cá tính con người. Đây là những học thuyết thiên về cá tính mà đỉnh cao của các học thuyết này là biểu hiện hành vi và cảm xúc của các cá nhân. Các học thuyết cá tính thường tập trung vào những hành vi và các cảm xúc có thể quan sát được.

Temperamental inclinations: Khuynh hướng tính khí. Đây là khái niệm về các biểu hiện cá tính, nhất là những cá tính có nội dung tập trung vào não thức cầu toàn. Một số cá nhân có những khuynh hướng ứng xử có thể được quan sát một cách khá rõ rệt.

Territoriality: Lãnh địa. Trong bối cảnh sinh học và đặc biệt riêng với nghiên cứu hành vi nơi động vật, lãnh địa là khu vực diện tích một sinh thể thiết lập và các sinh thể cùng chủng loại sẽ tôn trọng. Đây là cách chúng phân bổ mật độ dân số nhằm bảo đảm các thành viên đều có khả năng sinh hoạt. Trong bối cảnh sinh hoạt con người, lãnh địa là phạm vi cõi riêng. Vì con người là các sinh vật có tính năng xã hội rất cao và điều kiện văn hóa tác động nên chúng ta thường không có những nhu cầu lãnh địa rõ nét như nơi các động vật khác.

Terms: Hệ thống thuật ngữ. Đây là những danh từ chuyên môn hoặc những danh từ chung được chuyển hóa với một ý nghĩa khái niệm mới. Ví dụ như trong cuốn từ điển này, nhiều thuật ngữ rất quen thuộc trong bối cảnh bình thường nhưng khi được ứng dụng vào tâm lý học chúng có một ý nghĩa mới khác hẳn.

Terror management theory: Thuyết quản chế trạng thái lo lắng. Đây là khái niệm dựa trên những công trình nghiên cứu của Otto Rank. Tiêu chí của học thuyết quản chế lo sợ là những lo lắng sợ hãi có thể được phân tích và điều tiết nhằm đem lại trạng thái cân bằng tâm lý cho thân chủ.

Tertiary circular reaction: Phản ứng vòng tròn cấp ba. Theo Piaget, khoảng 12 – 24 tháng, em bé đạt đến giai đoạn phản ứng vòng tròn cấp ba. Em có xu hướng biến các sự kiện thú vị xảy ra và kéo dài lâu hơn, nhất là việc bé khám phá ra những trò vui mới hấp dẫn mới. Đây là giai đoạn tốt nhất để cha mẹ có thể cung cấp những kích thích để em có thể phát triển bộ não của mình.

Testable: Kiểm tra dược. Đây là khái niệm ứng dụng trong khoa học. Các thí nghiệm thường được trốn hành trên các đại lượng có thể kiểm tra được. Đây là khái niệm được đưa ra để phân biệt với những đại lượng không thể kiểm tra được, ví dụ như chiều cao, trí thông minh, cảm xúc…vốn là những đại lượng có thể kiểm tra được trong khi đó các hiện tượng tâm linh, sở thích, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo… là những đại lượng không kiểm tra được.

Testosterone: Nội kích tố nam. Đây là nội tiết tố được cả hai phái sản xuất ra nhưng tinh hoàn của nam giới sản xuất testosterone ra nhiều hơn nơi buồng trứng của các phụ nữ. Nội tiết tố này điều khiển các ham muốn tình dục vì thế trong quan hệ tình dục, nam giới thường có cảm xúc rạo rực nhanh hơn nơi phụ nữ rất nhiều.

The first child: Trẻ đầu lòng. Theo Adler thì trẻ đầu lòng là những cá nhân có một nhân cách rất đặc biệt. Họ thường có vị trí lãnh đạo, khôn sớm hơn trẻ em khác, họ thường chủ động hơn. Theo các nhà tâm lý hiện đại thì trẻ sinh cách anh chị của mình năm năm sẽ được coi như trẻ đầu lòng.

The love of self: Não thức yêu mến chính bản thân con người của mình. Đây là não thức khi cá nhân đặc biệt giành cho mình nhiều tình cảm. Họ luôn có những hành vi thể hiện đặc biệt quan tâm đến bản thân. Các quan hệ thường có nội dung tập trung vào họ. Yêu bản thân mình là điều nên có, nhưng nếu giành quá nhiều năng lượng cho thói quen này sẽ hạn chế những cơ hội bày tỏ mình ra với người khác.

The method of successive approximation: Phương pháp liên tục phỏng đoán. Đây là khái niệm xây dựng trên cơ sở con người có những thói quen hành vi phức tạp. Skinner đã đưa ra một đề nghị khái niệm quá trình tạo nếp, hay là phương pháp liên tục phỏng đoán. Về căn bản, quá trình tạo nếp nơi người nhắm đến việc định hình một hành vi chưa được xác định trước đó. Đây là hình thức giúp tập trung nhiều hơn nửa cho đến khi một nhân định hay một hành vi được xác định.

The need to actualize the self. Tầng nhu cầu được giác ngộ. Theo Maslow thì đây là tầng nhu cầu cao nhất trong những nhu cầu của con người. Ở cấp độ này, con người tập trung vào ý nghĩa cốt lõi của mình. Họ thật sự muốn mình là con người như họ thật sự mong muốn. Và vì đã hiểu rõ về bản thân, họ dễ nhận ra mình là ai và điều kế tiếp là họ tập trung vào làm những việc mà họ muốn được làm. Đây là những việc giúp đời sống chung và giúp họ thật sự sống đúng nghĩa với nhân định họ đã khẳng định được.

The needs for esteem: Tầng nhu cầu dược tôn trọng. Đây là tầng nhu cầu cần được đáp ứng trước khi một cá nhân có thể đạt được tầng giới cảnh nhu cầu giác ngộ. Trong giai đoạn này con người không chỉ cần được người khác tôn trọng và họ còn có cả nhu cầu tự trọng chính bản thân mình.

The existential vacuum: Lực hút hiện sinh. Đây là khái niệm được Frankl giới thiệu. Lực hút hiện sinh chính là một khoảng trống tồn tại khi chúng ta chưa tìm ra được ý nghĩa làm người. Lực hút hiện sinh có năng lượng của nó và không ngừng khuấy động cho đến khi con người đáp ứng thỏa đáng được nhu cầu này.

The needs for love and belonging: Tầng nhu cầu tình cảm và được chấp nhận. Đây là tầng nhu cầu theo Maslow phải được đáp ứng trước khi tầng nhu cầu lòng tự trọng và nhu cầu được người khác tôn trọng. Con người luôn có nhu cầu được yêu và yêu thương người khác. Đây là một yêu cầu cơ bản và chúng ta cần có nhu cầu này trước khi những nhu cầu khác được nhắc đến. Cần biết tình yêu ở đây có nhiều hình thức và nội dung khác nhau như tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình bạn, tình đồng chí…

The needs for safety and security: Tầng nhu cầu an toàn. Đây là tầng nhu cầu căn bản sau khi nhu cầu sinh tồn được bảo đảm. Nhu cầu an toàn được thể hiện có nội dung liên hệ đến bảo đảm công ăn việc làm, nhà cửa ổn định, đời sống ổn định.

The road to hell: Con đường đến hỏa ngục. Đây là câu nói của Karen Horney khi bà tin rằng sự bỏ mặc và nhất là thái độ đối xử tệ với con cái chính là nguyên nhân các em nhỏ lớn lên sẽ rơi vào những trạng thái rối loạn tâm thần. Đây là một thực tế mà càng ngày người ta càng nhận ra điều hợp lý trong câu nói của bà.

The second child: Con sinh thứ hai. Đây là khái niệm được Alder giới thiệu. Theo ông thì các cá nhân là con sinh ra thứ hai thường có những cá tính hoàn toàn trái ngược với người anh chị cả của mình. Họ luôn phải cạnh tranh và có khao khát có quyền lực như người anh chị của mình. Theo Adler thì vị trí sinh ra trong gia đình có ảnh hưởng lên nhân cách và cá tính của chúng ta. Ngoài ra con thứ hai còn là nhân vật ổn định lại các mối quan hệ trong gia đình.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3