Ảo tưởng hôn nhân - Phần 01 - Chương 1

Phần 1: Mai phục tình yêu

Chu Tiểu Hổ lao đi như tên bắn trước mặt Giang Yến Ni.

Giang Yến Ni không quen với người thanh niên này. Vốn dĩ cô chỉ định đi đường của mình. Cô đang ăn mặc lịch sự, bước những bước đi uyển chuyển cơ mà. Nhưng bỗng nhiên một đứa bé khoảng mười tuổi chẳng buồn để ý đến phong thái thanh tao của cô, từ phía sau lao lên cướp mất cái túi trong tay cô.

Một cái túi vô cùng đắt tiền, cái túi LV. Giang Yến Ni xót hết cả ruột.

Hơn nữa trong cái túi ấy còn có tài liệu để tí nữa cô đi gặp khách hàng, còn có cả điện thoại, ví tiền. Chỉ sau đó hai giây, Chu Tiểu Hổ liền lao đi như một mũi tên, bởi vì đứa bé cướp cái túi của Giang Yến Ni lúc bỏ chạy đã vô tình va phải anh ta. Chu Tiểu Hổ ném cái bánh bao mới gặm được một nửa rồi vội vàng đuổi theo.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tạiwww.gacsach.com- gác nhỏ cho người yêu sách.]

Giang Yến Ni đứng bên cạnh cái bánh bao, nóng lòng chờ Chu Tiểu Hổ “khải hoàn” trởvề. Mặt của Chu Tiểu Hổ bị móng tay của đứa bé cào rớm máu. Anh chỉ cầm cái túi quay lại mà không bắt đứa bé ấy. Anh ta nói:

- Đưa nó đến đồn cảnh sát cũng vô dụng, trẻ vị thành niên, giáo dục vài câu rồi lại thả ấy mà!

Từ đó mà Giang Yến Ni đã quen với Chu Tiểu Hổ, một thanh niên tốt bụng, nhiệt huyết và hành hiệp trượng nghĩa. Để thể hiện sự biết ơn của mình và cũng là để bồi thường cho cái bánh bao đang ăn dở phải ném đi kia, Giang Yến Ni đã mời Chu Tiểu Hổ đến một quán sữa đậu nành Vĩnh Hòa ăn sáng rồi đôi bên xin số điện thoại của nhau.

***

Sau đó, thật khó có thể tưởng tượng ra được là Chu Tiểu Hổ bắt đầu theo đuổi Giang Yến Ni, đồng thời cho rằng Giang Yến Ni có nghĩa vụ phải chấp nhận sự tán tỉnh của mình.

Nhưng, đối tượng lí tưởng của Giang Yến Ni không phải là mẫu người như Chu Tiểu Hổ mặc dù hai người đã quen nhau bằng phương thức hết sức “lãng mạn” thường thấy trong các bộ phim tình cảm trên ti vi.

Chu Tiểu Hổ nhỏ hơn Giang Yến Ni ba tuổi, mặc dù dũng cảm, chính nghĩa nhưng lại là một thanh niên nhuộm tóc nâu đỏ, thích mặc quần bòJeanswest,đi giàyConverse.Nếu không “mắc bệnh” cuồng loạn như vậy thì suýt chút nữa anh đã được bầu làm “thanh niên ưu tú” của khu.

Với tuổi đời và sự từng trải của Giang Yến Ni, giờ cô chẳng còn hợp với những mẫu thanh niên như thế này. Từ sau buổi sáng hành hiệp trượng nghĩa ấy, Chu Tiểu Hổ bắt đầu “mài cưa” với cô. Mặc dù người ta thường nói “tấm chân tình khó mà thoái thác,” nhưng xem ra Giang Yến Ni lại đang khéo léo từ chối. Cô gọi một đám bạn cùng đến chỗ hẹn với Chu Tiểu Hổ. Lần đó Chu Tiểu Hổ tiêu mất gần hai nghìn tệ, phải ra ATMrúttiền đến hai lần, lúc đưa Giang Yến Ni về nhà, chân anh như muốn rời ra vì mỏi.

Ngày hôm sau, Giang Yến Ni đã trả hai nghìn tệ cho Chu Tiểu Hổ. Sau một hồi từ chối, cuối cùng Chu Tiểu Hổ cũng nhận lấy, kể từ đó không bao giờ dám nhắc đến chuyện mời Giang Yến Ni ăn cơm nữa.

Mặc dù không còn đổ tâm huyết vào chuyện tán tỉnh Giang Yến Ni nhưng Chu Tiểu Hổ vẫn âm thầm chú ý đến cô. Có thể là vì quá rảnh rỗi, cũng có thể là chưa gặp phải cú sốc nào khác... Nói tóm lại, ngoài ưu điểm là chính nghĩa và dũng cảm ra, Chu Tiểu Hổ còn có một ưu điểm nữa là: không bi quan.

Giang Yến Ni gần như đã dùng phương thức thô lỗ để thể hiện sự tàn khốc của con gái thành phố. Mà trên thực tế, đối với một người đã thất bại quá nhiều lần trong tình yêu như Giang Yến Ni thì cuộc sống quả thật là quá khắc nghiệt.

Tuần này Giang Yến Ni có một buổi xem mắt, đối phương là CEO[1]của một công ti công nghệ sinh học, hơn nữa gia thế lại rất hiển hách: bố mở một công ti sản xuất đồ dùng bằng nhựa, mẹ mở một xưởng dệt may. Nói như lời của Chu Tiểu Hổ thì cả nhà người kia đều là CEO. Nói tóm lại, CEO có nghĩa là, ở một nơi nào đó mà tất cả mọi chuyện đều nghe theo ý của bạn, vậy thì bạn chính là CEO.

[1] Giám đốc điều hành.

Khi công ti môi giới hôn nhân giới thiệu người này với cô, Giang Yến Ni gần như “nổ đom đóm mắt.” Trước cuộc hẹn, cô đến bách hóa mua một chiếc váy, lúc quẹt thẻ tronglòng cô đã thề: hoặc là phải nắm chắc lấy anh ta, hoặc là phải “bòn” anh ta!

Trên thực tế, trước đây, người bị “bòn” luôn là cô.

Cũng may tinh thần của cô là bất diệt, quyết không từ bỏ giấc mộng tìm một người đàn ông tốt. Tôn chỉ làm người của cô là: quyết không bỏ qua bất kì bữa cơm nào!

“Bữa cơm” ở đây là những bữa ăn được đàn ông mời.

Giang Yến Ni đã hai mươi tám tuổi, nói dễ nghe một chút thì cô là một cô gái “chín chắn” nhưng trên thực tế là sắp “chín nẫu” ra rồi. Vì vậy cô rất muốn nhân lúc mình còn chưa “chín nẫu,” tìm một gã đàn ông nào đó “hái” mình xuống để làm món ăn, bưng lên bàn ăn.

***

Anh chàng CEO ấy mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần xanh lam, trắng thì có hơi trắng quá, xanh cũng có hơi xanh quá. Nhìn anh ta, Giang Yến Ni lại trộm nghĩ đến hình ảnh đội viên thiếu niên hồi còn học tiểu học, đúng là rất giống, chỉ thiếu có mỗi chiếc khăn quàng đỏ nữa thôi!

Có lẽ phần lớn những người có tiền đều như vậy. Giang Yến Ni đã từng gặp một số người có tiền, phần lớn bọn họ đều ăn mặc giản dị như vậy. Nhưng giản dị đâu có nghĩa là xoàng xĩnh. Chỉ cần xắn ống quần lên thì người đàn ông này chẳng khác gì một CEO bắt cá dưới sông, nhìn qua cũng biết quần áo toàn là hàng chợ.

Giang Yến Ni còn nhớ anh ta là một ông chủ của một công ti công nghệ sinh học. Sự băn khoăn này của Giang Yến Ni nhanh chóng được anh chàng CEO ấy tháo gỡ. Anh ta nói:

- Thôn chúng tôi sản xuất thức ăn cho cá, gần đây đã xuấtkhẩu sang cả Thái Lan rồi đấy!

Giang Yến Ni nói:

- Ồ, thế à? Thức ăn cho cá sản xuất như thế nào vậy?

CEO liền tỉ mỉ kể cho Giang Yến Ni nghe quá trình sảnxuất thức ăn cho cá, cứ như thể Giang Yến Ni là người trong nghề vậy. Nhưng mà Giang Yến Ni đâu có nghe vào tai, thực chất cô đang cắm cúi ngắm nghía phần ren trên cổ áo của mình.

Chẳng nhớ rõ đây đã là lần thứ mấy cô đi mua quần áo mới cho buổi hẹn hò nữa. Dù gì quần áo mua về rồi sau này vẫn có thể mặc được, còn những người đàn ông không thuộc về mình mãi mãi chẳng thuộc về mình.

Bộ dạng cúi đầu của Giang Yến Ni trong mắt của anh chàng CEO lại là bộ dạng bẽn lẽn của con gái. Hơn nữa dung mạo của Giang Yến Ni lại thuộc vào loại có thể “gây thương tích” cho người khác. Đôi mắt không to nhưng rất biết cười, đôi môi đầy đặn và cực kì gợi cảm.

Anh chàng CEO này liên tục gọi người phục vụ, hơn nữa lại còn gọi bằng âm lượng cao như đang “gào thét”:

- Này, cho một suất thịt chua ngọt, suất lớn ấy. Thịt xào, cũng suất to nhé! Thịt kho tàu, cũng suất to luôn!

- Tôi muốn ăn gì thì gọi cái nấy, cô cứ kệ tôi!

- Này, sao còn chưa thấy đưa món ăn lên, làm ăn cái kiểu gì thế hả?

Sau khi các món ăn được bê lên đầy đủ, anh ta vui vẻ mời Giang Yến Ni, nói như ra lệnh:

- Mau ăn thôi!

Ăn thì ăn. CEO là một doanh nghiệp nông dân, có lẽ gia đình cũng là doanh nghiệp nông dân. Nhà doanh nghiệp nông thôn thì không vấn đề gì, đáng được kính trọng thì vẫn sẽ kính trọng, đáng tiếc là giám đốc chân đất không phải là lí tưởng của Giang Yến Ni. Vậy nên Giang Yến Ni liền từ bỏ bộ dạng thục nữ để ăn uống thoải mái.

Ăn cơm xong, “giám đốc chân đất” liền đưa ra đề nghị mời Giang Yến Ni đi dạo bên hồ. Thế nhưng Giang Yến Ni chỉ muốn đi về nhà tắm một cái rồi đi ngủ, giám đốc chân đất bị từ chối liền lớn tiếng chất vấn Giang Yến Ni:

- Có phải em định thoái hôn không?

Mới ăn của người ta một bữa cơm, Giang Yến Ni không dám trở mặt ngay, đành cúi đầu nhìn xuống cái váy mới của mình. Lúc ngẩng đầu lên nhìn “giám đốc chân đất,” cô cảm thấy rất mơ hồ, rất muốn hỏi một vấn đề:

- Anh đã nhìn thấy một phụ nữ mặc quần áo IsseyMiyake[2]mà đi thoái hôn bao giờ chưa?

[2] Một nhà thiết kế nổi tiếng người Nhật.

***

- “Giám đốc chân đất” thì có sao? - Đổng Du tiếc nuối nói. – Nếu như người ta chịu rước thì cậu cũng nên đồng ý lấy!

Trong nhận thức của Đổng Du, người lãng phí cơ hội “lấychồng” là đáng xấu hổ.

Đổng Du là bạn cùng lớp đại học với Giang Yến Ni. Khác với vẻ gợi cảm và đẫy đà của Giang Yến Ni, Đổng Du có vẻ bề ngoài khá mờ nhạt, đôimắtnhỏ, mũi hếch, cằm nhọn, phong cách ăn mặc thiếu tính thời trang. Cô thường mua những bộ quần áo đơn giản và rẻ tiền. Tuy nhiên, Đổng Du là cô gái trong sáng trong mơ của các anh chàng học cùng hồi cấp ba. Đáng tiếc là cô gái ấy đến nay đã hai mươi tám tuổi rồi mà vẫn ôm giấc mộng “trong sáng,” luôn giữ thái độ như một con thiêu thân đối với tình yêu. Lần này Đổng Du còn “móc sạch hầu bao” để mua tặng bạn trai một chiếc điện thoại Sharp kiểu mới.

Đổng Du thế mà cũng có khá nhiều tiền. Cô ấy có nhiều tiền là bởi vì cô ấy rất tiết kiệm. Nếu như tôn chỉ làm người của Giang Yến Ni là “Quyết không bỏ qua bất kì bữa ăn nào” thì tôn chỉ làm người của Đổng Du là “Quyết không bỏ qua bất kì lần đại hạ giá nào.” Thế nên cô thường xuyên lôi một đống giấy vệ sinh đại hạ giá ở siêu thị về, nhưng vì tiếc tiền bắttaxinên đành phải ôm đống đồ ngồn ngộn ấy, lết bộ về nhà.

Đổng Du không hiểu được vì sao cô với Giang Yến Ni lại luôn có suy nghĩ trái ngược nhau. Kể từ năm thứ ba đại học, hai người đã chơi với nhau rất thân thiết, đến mức có thể mặc chung một cái áo lót. Đương nhiên, vớisize áo lót đáng tự hào của Giang Yến Ni, Đổng Du chẳng bao giờ mặc vừa.

Bạn trai của Đổng Du là Bác Đạt Vĩ, là một thầy giáo thể dục cấp hai, cũng là một “trai đẹp.”

“Trai đẹp” có nghĩa là: cao trên mét tám, đam mê bóng rổ, không bao giờ mặc quần bó.

Bác Đạt Vĩ còn có ưu điểm khác, đó là: vô cùngmong chờhôn nhân.

Vì vậy mà Giang Yến Ni vô cùng ghen tị với Đổng Du, vì rõ ràng Đổng Du sẽ lấy chồng trước mình.

Nhưng nhắc đến chuyện lấy chồng thì Đổng Du cũng có những điều khó nói riêng, mặc dù những điều khó nói của Đổng Du trong mắt của Giang Yến Ni chỉ bé như con kiến.

Đổng Du kiên quyết từ chối quan hệ tình dục với Bác Đạt Vĩ, bởi vì cô muốn để dành đến đêm tân hôn. Chuyện này khiến cho Giang Yến Ni vô cùng khâm phục. Giang Yến Ni cho rằng, gặp được một người đàn ông mà mình có cảm giác thì nên khôn khéo giữ chặt lấy.

Trên thực tế, Đổng Du chẳng phải là gái trinh. Mặc dù cô vô cùng trong sáng nhưng cô cũng có một tình yêu đầu nồng cháy như biết bao cô gái khác, cũng đã trao sự trong trắng của mình cho mối tình đầu mất rồi. Đáng nhớ nhất là người bạn trai thứ hai, bởi vì anh ta không tha thứ cho sự mất trinh của cô. Anh ta đã thay đổi ngay trong ngày đính hôn, lí do là: “Em không còn là gái trinh, không xứng đáng để anh lấy làm vợ.”

Mặc dù Giang Yến Ni đã nói với cô rằng những kẻ dùng cái màng trinh để đánh giá phụ nữ chỉ là đồ súc sinh. Thế nhưng sau chuyện này, Đổng Du đã rút ra được một bài học sâu sắc, cô tin chắc rằng đàn ông đều chỉ thích gái còn trinh. Chính vì vậy mà mỗi lần yêu một anh chàng nào khác, cô đều hết sức “giữ mình.” Trước khi gặp Bác Đạt Vĩ, không ít lần cô đã bị đàn ông phỏng đoán là có vấn đề về sinh lí. Chỉ có Bác Đạt Vĩ là thể hiện sự tôn trọng với cô. Vì vậy Đổng Du cho rằng Bác Đạt Vĩ thật lòng yêu mình, cô không đối xử tốt với Bác Đạt Vĩ thì đối xử tốt với ai nữa? Cô không mua điện thoại cho Bác Đạt Vĩ thì mua cho ai?

Giang Yến Ni nói:

- Năm nay cậu bao nhiêu rồi? Gái trinh hai mươi tám tuổi còn đáng xấuhổhơn gáiđiếm mười támtuổi đấy cậu có biết không hả? Huống hồ cậu lại là “gái trinh giả mạo,” tớ thấy xấu hổ thay cho cậu!

Đổng Du hài hước nói:

- Tớ cóthểtrở lại là gái trinh như lúc trước!

Dự định của Đổng Du khiến cho Giang Yến Ni giật nảy mình, thế nhưng Đổng Du hoàn toàn nghiêm túc. Cô nói:

- Đợi sau khi đính hôn xong, tớ sẽ đi vá lại màng trinh!

***