Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 12 - Phần 1
Quyển VII
[1a]
Kỷ Nhà Trần
Hiến Tông Hoàng Đế
Tên húy là Vượng, con
thứ của Minh Tông, mẹ đích là Hiến Từ tuyên thánh hoàng thái hậu, mẹ sinh là
Minh Từ hoàng thái phi Lê thị.
Ở ngôi mười ba năm, thọ
hai mươi ba tuổi, băng táng ở lăng Xương An.
Vua tư trời tinh anh,
sáng suốt, vận nước thái bình, nhưng hưởng thọ không dài, chưa thấy làm được
gì, đáng tiếc thay!
Canh Ngọ, Khai Hựu
năm thứ 2 (1330), (Nguyên Chí Thuận năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 5, lấy ngày
sinh làm tiết Hội Thiên.
Mùa thu, tháng 7, Thuận
Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu1037 băng tại am Mộc Cảo, Yên Sinh.
Thái hậu tính nhân từ.
Các con của Anh Tông, dù là con vợ thứ sinh ra, bà đều yêu dấu, chăn nuôi như
con mình.
1037
Thuận Thánh Bảo Từ: là vợ của Anh Tông, mẹ đích của Minh Tông.
Công chúa Huệ Chân được
Anh Tông yêu quí, thái hậu cũng rất yêu nàng. Thiên Chân là con đẻ của [1b]
Thái hậu, nhưng khi có ban thức gì, thì cho Huệ Chân trước, rồi sau mới đến
Thiên Chân. Sau khi Anh Tông băng, Thái hậu càng chăm sóc Huệ Chân hơn trước.
Đến như đối xử với các
cung tần ưu hậu, như nữ quan trong cung là Vương thị, mẹ đẻ của Huệ Chân, được
yêu quí mà có thai, Thái hậu đã lấy song hương đường (phòng ngủ của thái hậu)
cho làm nơi sinh đẻ. Vương thị sau khi đẻ xong thì mất. Cung nhân ngầm tâu với
Thượng hoàng là Thái hậu giết Vương thị. Thượng hoàng vẫn biết Thái hậu là
người nhân từ, liền nổi giận lấy roi đánh người cung nhân ấy. Thái hậu cũng
chẳng để bụng chuyện đó.
Bảo Huệ quốc mẫu (tức
là mẹ của Bảo Từ thái hậu) có lần xin cho Nguyên Huy (túc là con gái của Uy
Huệ, cháu gái của Bảo Từ) vào làm cung phi. Thượng hoàng đem chuyện đó hỏi thái
hậu. Thái hậu trả lời: "Không được, nếu Nguyên Huy được làm phi thì sẽ
khiến Thục Tư phải xưng là nô chăng?".
Bà không đem ơn riêng
mà cho bừa là như vậy đó. Người đương thời ca ngợi bà là bậc đứng đầu mẫu đức.
Từ khi rước linh cữu Anh Tông về Yên Sinh, mọi điều khổ hạnh, bữa cháo, bữa
chay, [2a] không việc gì bà không làm, nhưng bà không chịu thụ giới với nhà sư.
Bà nói:
"Từ khi Tiên đế ra
đi, ta không thể trông thấy mặt nhà sư, ngồi nói chuyện với nhà sư được, chỉ ăn
chay, húp cháu khổ hạnh để báo đáp đức lớn như trời của tiên đế thôi, y bát1038 mà làm gì?"
1038
Y bát: là áo cà sa và bát xin thức ăn, hai vật tượng rưng cho nhà sư. Ở đây
không đi tu.
Bà ở núi mười năm rồi
mất.
Tá Thánh thái sư Chiêu
Văn Đại Dương Nhật Duật mất (thọ bảy mươi bảy tuổi).
Nhật Duật thích chơi
với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (thôn này hồi Lý
Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng
Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành "Bà Già") có khi ba,
bốn ngày mới về. Lại hay đến chơi chùa Tường Phù, nói chuyện với nhà sư người
Tống, ở lại đến hôm sau mới về. Người nước ngoài đến kinh sư, thường kéo đến
nhà ông. Nếu là khách Tống thì ông kéo ghế ngồi gần, chuyện trò suốt buổi, nếu
là người Chiêm hay người các man khác, thì đều theo phong tục nước họ mà tiếp
đãi.
Đời Nhân Tông, sứ nước
Sách Mã Tích1039 sang cống, không tìm được người phiên dịch.
Chỉ có [2b] Nhật Duật là dịch được. Có người hỏi vì sao ông biết tiếng nước họ,
ông trả lời rằng:
"Thời Thái Tông,
sứ nước ấy sang1040 nhân có giao du với họ nên hiểu được đôi chút
tiếng nước họ".
1039
Sách Mã Tích: có lẽ là nước Tumasik, tên cổ của Singapur ngày nay. Thư tịch
Trung Quốc có chổ phiên âm là Đơn Mã Tích.
1040
Nguyên văn là "Bắc quốc sứ", bản dịch cũ dịch là "sức Bắc quốc".
Ta thường hiểu Bắc quốc là Trung Quốc. Nhưng ở đây đang nói về nước Sách Mã
Tích, mấy chữ "Bắc quốc sứ" làm câu mất nghĩa. Chúng tôi cho rằng chữ
Bắc là nhầm tử chữ Thử. "Thử quốc sứ" là "sứ nước ấy", câu
trở nên rõ ràng. Ngôn ngữ Tumasik thuộc hệ Mã Lai - Đa Đảo. Trần Nhật Duật biết
tiếng Chàm, cùng thuộc hệ này, nên có thể nahnh chónh học được tiếng Tumasik.
Nhân Tông từng bảo:
"Chiêu Văn Vương1041 có lẽ là kiếp sau
của người phiên lạc, nên giỏi tiếng các nước đó".
1041
Trần Nhật Duật là con của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông, nên Nhân Tông
gọi là "chú" (nguyên văn: "Chiêu Văn thúc").
Khi đã làm tể tướng,
ông thường qua nhà Trần Đạo Chiêu là người Tống, ngồi bên nhau nói chuyện phiếm
hàng giờ mà không mỏi. Anh Tông nghe biết chuyện bảo ông:
"Tổ phụ1042 là tể tướng. Đạo
Chiệu tuy là người Tống, nhưng đã có Hàn lâm phụng chỉ, há nên ngồi nói chuyện
với hắn?".
1042
Anh Tông gọi Nhật Duật bằng tổ phụ, tức là ông.
Theo lệ cũ, sứ Nguyên
sang, phải sai người biết tiếng để phiên dịch, tể tướng không được nói chuyện
(trực tiếp) với họ, sợ lỡ có sai sót gì thì đỗ lỗi cho người phiên dịch. Nhật
Duật thì không thế, khi tiếp sứ Nguyên, ông thường nói chuyện thẳng với họ mà
không mượn người phiên dịch. Đến khi sứ về nơi nghỉ thì dắt tay cùng vào, ngồi
uống rượu vui vẽ như bạn vẫn quen biết. Sứ Nguyên hỏi ông:
"Ông là người Chân
Định1043 tới làm quan ở đây chớ gì?"
1043
Nay là vùng đất huyện Chính Định, thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc)
Nhật Duật ra sức bác
lại, nhưng họ vẫn không tin [3a] vì hình dáng và tiếng nói của ông đều giống
người Chân Định.
Anh Tông muốn tuyên Tôn
Từ hoàng thái hậu làm Thái hoàng thái hậu, nhưng chưa biết gia tôn thế nào.
Khâm Từ hoàng thái hậu đem việc ấy hỏi ông, ông trả lời là tôn làm thái hoàng
thái hậu.
Anh Tông có hai chiếc
mũ võ, là mũ đội khi duyệt và giảng võ mà chưa có tên gọi. Khi đi đánh Chiêm
Thành, định đội đi, sai Nhật Duật đặt tên, Nhật Duật liền đặt tên một chiếc là
Vũ Uy, một chiếc là Vũ Đức. Đến các tên "Toát Trai", "Tư thiện
đường" của Đông cung (nhà học của hoàng thái tử gọi là Tư thiện đường, nhà
học của Đông thái tử gọi là Toát trai) cũng đều là do ông đặt tên cả.
Những tiết tấu âm nhạc,
khúc điệu múa hát cũng do Nhật Duật sáng tác.
Cuối niên hiệu Thiệu
Bảo1044, ông giữ trại Thu Vật ở Tuyên Quang. Giặc hồ vừa
xâm phạm bờ cõi, Chiêu Quốc1045 tâu với vua rằng:
"Chiêu Văn ở Tuyên
Quang, chắc ở trên đó gọi giặc sang rồi!" (Nhật Duật thích chơi với người
Tống nên Chiêu Quốc nói thế).
1044
Niên hiệu Thiệu Bảo đời Trần Nhân Tông kéo dài từ 1270 đến 1280. Từ tháng 10 -
1285 mới đổi sang niên hiệu Trùng Hưng. Việc Trần Nhật Duật chống quân Nguyên
nói ở đây là xảy ra.
1045
Tức Chiêu Văn Vương Trần Ích Tắc.
Khi Tuyên Quang thất
thủ, Nhật Duật thuận dòng [3b] rút về xuôi, quân giặc theo hai bên bờ sông đuổi
ông. Nhật Duật ngoảnh lại thấy giặc đi thong thả, bảo quân lính:
"Truy kích thì
phải nhanh, nay chúng lại đi thong thả, sợ có quân phía trước đón chặn".
Vội sai người dò xem,
quả nhiên thấy giặc đã chặn ngang ở hạ lưu. Ông liền lên bộ chạy thoát.
Ông là người hòa nhã,
độ lượng, mừng giận không lộ ra sắc mặt, trong nhà không bao giờ chứa roi vọt
để đánh nô lệ. Nếu có đánh thì cũng kể tội lỗi sau rồi mới đánh.
Có lần ông sai gia đồng
giữ thuyền, tên này bị gia đồng của Quốc phụ1046 đánh, có người đến mách. Nhật Duật hỏi:
"Có chết không?". Người đó trả lời: "Chỉ bị thương thôi".
Ông nói: "Không chết thì thôi, mách làm gì!"
1046
Chỉ Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn.
Lại có người kiện gia
tùy của ông với Quốc phụ. Quốc phụ sai gia đồng tới bắt. Người gia tùy chạy vào
trong phủ, người gia phủ chạy đến nhà giữa, bắt trói ầm ỹ. Phu nhân khóc lóc
nói với ông:
"Ân chúa là tể
tướng, Bình chương1047 cũng là tể tướng, vì ân [4a] chúa nhân từ, nhu
nhược nên người ta mới coi khinh đến nước này".
1047
Chỉ Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn.
Nhật Duật vẫn ung dung
không nói, chậm rãi sai người bảo kẻ gia tỳ rằng:
"Mày cứ ra đi, ở
đâu cũng đều có phép nước".
Ông lại thiệp liệp sử
sách, rất hâm mộ huyền giáo1048, thông hiểu xung điển1049, nổi tiếng đương thời
là người uyên bác.
1048
Tức Đạo Giáo.
1049
Xung: nghĩa là sâu, là hư không; xung điển: là chỉ chung các kinh điển của Đạo
giáo.
Hồi Thượng hoàng còn
nhỏ, bị ốm, từng sai ông làm phù phép trấn áp cho yên. Ông mặc áo lông đội mũ,
trông như đạo sĩ.
Vợ ông là Trinh Túc phu
nhân từng có việc xin riêng với ông, ông gật đầu. Đến khi ra phủ, người thư ký
đem việc ấy trình lên ông, ông lại không cho.
Ông là bậc thân vương
tôn quý, làm quan trải bốn triều, ba lần coi giữ trấn lớn, trong nhà không ngày
nào không mở cuộc hát xướng, làm trò, mà không ai cho là say đắm. So với Quách
Tử Nghi1050 tột cùng xa xỉ mà không ai chê, ông cũng gần
được như thế.
1050
Quách Tử Nghi: quan đời Đường (Trung Quốc) trải bốn triều huyền Tông, Túc Tông,
Đại Tông, Đức Tông. Sau khi dẹp loạn An, Sử, được Túc Tông phong là Phần Dương
Vương, nên thường được gọi là Quách Phần Dương. Đời Đức Tông, làm Thái úy trung
thư lệnh, nên cũng được gọi là Quách Lệnh Công.
Trinh Túc phu nhân là
người Thanh Hóa, cho nên các nàng hầu vợ lẽ của Nhật Duật [4b] đều là người
Thanh Hóa và các con ông cũng đều do các bà ở Thanh Hóa đẻ ra. Sau này, có bổ
tri phủ Thanh Hóa, đều lấy con cháu Nhật Duật cho làm, cũng như Quốc Khang ở
Châu Diễn vậy.
Trần Khắc Chung chết,
tặng chức Thiếu sư.
Khắc Chung là người cố
làm ra vẻ khác đời để cầu tiếng khen, không chăm lo đến nghiệp nhà. Mỗi buổi
sáng vào chầu thì tạm nghỉ ở cục Thượng Liễn cửa Vĩnh Xương, xem kỹ các bản tâu
để chuẩn bị tâu bày. Khi tan chầu thì tới Đông cung (khi ấy Minh Tông đang còn
ở Đông cung) dạy học, đều giả vờ, cố sức mà làm. Thường hay đánh bạc với học sĩ
Nguyễn Sĩ Cố, có khi đến hai, ba ngày, đánh thâu đêm suốt sáng, ngồi ngay trên
giường đánh bạc mà húp cháo, không nghỉ lấy một chút. Được thua chỉ một hai
quan tiền mà dụng tâm khổ sở như vậy. Lại như gặp những ngày trẻ đầy năm, mừng
nhà mới của bạn
bè, được mời là đến cả.
Thậm chí nhà quan thầy thuốc có món ăn ngon cũng tới. Quân nhân biếu món ăn thì
khen ngợi [5a] vợ họ.
Một hôm, (Khắc Chung)
bảo con là Công Xước: "Mày lấy con gái nhà ấy sao không bảo cho ta
biết?"
Trước đây Khắc Chung
lấy nàng Bảo Hoàn. Khoảng đời Trung Hưng, người Nguyên vào cướp, cha mẹ Bảo
Hoàn hàng giặc, tài sản, ruộng đất đều bị tịch thu sung công. Đến khi vua lên
ngôi, xuống chiếu cho trả lại, nhưng ông cũng không đem điền sản đó dùng vào
việc thờ cúng. Ông ta xu thời giả tạo như thế đó. Chỉ có việc đi cầu hòa (với
quân Nguyên) là khả quan thôi. Cho nên, người đời đều khen là giỏi. (Khi mất),
đưa về chôn ở Giáp Sơn, bị gia nô của Thiệu Võ băm nát xác ra.
Tân Mùi, (Khai
Hựu) năm thứ 3 (1331), (Nguyên Chí Thuận năm thứ 2). Nhà Nguyên sai Lại bộ
thượng thư Tản Chỉ Ngõa1051 sang báo việc Văn Tông lên ngôi.
1051
Nguyên sử, bản ký (Văn Tông) chép là tản Lý Ngõa.
Sai sứ sang Nguyên chúc
mừng1052.
1052
CMCB9 dựa vào Nguyên sử chép tên người câm đầu sứ bộ lần này là Đoàn Tử Trinh.
Thượng hoàn ngự cung
Trùng Quang. Hoàng tử phủ đứng hầu. Gặp mưa gió to, (hoàng tử Phủ] ứng chế làm
bài thơ có câu:
An đắc tráng sĩ lực cái
thế, Khả ngự đại ốc chi đồi phong. (Sao được tráng sĩ sức hơn đời, Chống
đỡ nhà to khi gió mạnh). Thượng hoàng thưởng cho Phủ 10 lạng vàng (Phủ lúc
ấy mười một tuổi).
[5b] Nhâm
Thân, (Khai Hựu) năm thứ 4 (1332), (Nguyên Chí Thuận năm thứ 3). Mùa xuân,
tháng 2, ngày 15, phụ táng Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng thái hậu vào Thái Lăng.
Trước đó, Thượng hoàng
sai các quan chọn ngày chôn cất. Có người bác đi rằng: "Chôn năm nay tất
hại người tế chủ". Thượng hoàng sai hỏi người đó rằng: "Người biết là
sang năm ta nhất định chết à?".
Người ấy trả lời là
không biết. Thượng hoàng lại hỏi rằng:
"Nếu sang năm trở
đi, ta chắc chắn không chết, thì hoãn việc chôn mẫu hậu cũng được; nếu sang năm
ta chết, thì lo xong việc chôn cất mẫu hậu chẳng hơn là chết mà chưa lo được
việc đó ư? Lễ cát lễ hung phải chọn ngày là vì coi trọng việc đó thôi, chứ đâu
có phải câu nệ họa phúc như các nhà âm dương."
Rốt cuộc vẫn cử hành lễ
tang.
Tháng 3, lấy Nguyễn
Trung Ngạn làm Nội mật viện phó sứ, giữ sổ sách ở nội sảnh cung Quan Triều.
Mùa thu, tháng 7 lấy
Nguyễn Trung Ngạn làm Tri thẩm hình viện sự, kiêm An phủ sứ Thanh Hóa. Trung
Ngạn [6a] lập Bình doãn đường xét xử ngục tụng. Không ai bị xử oan hoặc xử quá
đáng.
Quý Dậu, (Khai
Hựu) năm thứ 5 (1333), (Nguyên Thuận Đế Thỏa Hoan Thiếp Mục Nhi, Nguyên
Thống năm thứ 1). Mùa thu, tháng 7, nước lớn.
Đói to.
Giáp Tuất, (Khai Hựu)
năm thứ 6 (1334), (Nguyên Nguyên Thống năm thứ 2). Mùa xuân, đặt thêm chức
tả hữu chính ngôn tham nghị ở Trung thư.
Thượng hoàng tuần thú
đạo Nghệ An, thân đi đánh Ai Lao. Lấy Nguyễn Trung Ngạn làm Phát vận sứ Thanh
Hóa, vận tải lương thực đi trước. Xa giá tới Châu Kiềm1053.
1053 Châu
Kiềm tức Mật châu, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (theo CMCB9).
Ai Lao nghe tin chạy
trốn. Sai Trung Ngạn mài vách núi khắc chử ghi công rồi về1054.
1054
Bài văn khắc ở núi Thành Nam, thôn Trầm Hương, huyện Tương Dương, trỉnh Nghệ
An. Theo CMCB9, thì nét chữ to bằng bàn tay, tạt vào đá sâu đến hơn một tất.
Cương mục chép việc này vào năm Ất Hợi, Khai Hựu năm thứ 7 (1335).
Ất Hợi, (Khai Hựu)
năm thứ 7(1335), (Nguyên Chí nguyên năm thứ 1). Nhà nguyên sai lại bộ
thượng thư là Thiết Trụ sang báo việc Thuận Đế lên ngôi.
Mùa thu, tháng 9,
Thượng hoàng thân đi đánh Ai Lao bị thua. Đoàn Nhữ Hài bị chết đuối.
Trước đó, Thượng hoàng
đã bàn việc đánh Ai Lao mà không đi được. Đến đây, lại bàn việc thân chinh,
nhưng bị đau [6b] mắt. Có người xin hoãn việc xuất quân. Thượng hoàng nói:
"Năm ngoái định
thân chinh rồi không được, năm nay lại vì đau mắt mà hoãn việc xuất quân, thiên
hạ sẽ bảo ta là nhát, nếu giặc phương Bắc xâm lấn thì ta còn nhờ cậy vào
đâu?"
Bèn quyết chí thân
chinh, ít lâu sau mắt cũng khỏi. Đến Nghệ An, bệnh lại tái phát. Thượng hoàng
ngồi thuyền cố gượng mà đi, khi lên bộ thì khỏi.
Bấy giờ Nhữ Hài chỉ huy
quân thần Vũ và Thần Sách, kiêm chức kinh lược đại sứ Nghệ An, mà Ai Lao xâm
lấn đất Nam Nhung1055 là thuộc ấp của Nghệ An, cho nên lấy Nhữ Hài
làm đốc tướng, các quân đều chịu sự chỉ huy của ông.
1055
Nam Nhung: là tên ấp, ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Nhữ Hài chỉ đem quân
thần Vũ và quân Nghệ An tiến đánh, đoán chừng Ai Lao giữ đất Nam Nhung, quân ít
và thiếu, đánh nhất định thắng. Vả lại, trại nó sát ngay sông lớn Tiết La1056, sau khi thắng trận
bắt được tù binh theo dòng xuôi xuống, đi qua Chân Lạp và các nước phiên khác,
đều có diễu võ giương oai, nhân đó dụ bảo con em các nước ấy vào chầu, y muốn
lập [7a] kỳ công để lấn lướt người cùng hàng.
1056
Cương mục chú sông Tiết La ở ấp Nam nhung. Có lẽ sông Tiết La là miột khúc của
sông Lam ở gần vùng Cửa Rào.
Đến ngày giao chiến,
mây mù che tối, giặc đã phục sẵn voi ngựa, hai mặt giáp công, quan quân thua
to, sa xuống nước chết đuối đến quá nửa. Nhữ Hài cũng ở trong số người chết
đuối đó.
Thượng hoàng được tin
đó bảo rằng: "Nhữ Hài dùng mưu tất thắng thừa kế tất thắng, công đã gần
thành, cuối cùng bị giặc nhử mồi (mà chết). Nhữ Hài không phải không biết tình
thế của giặc, chỉ vì muốn làm to quá mới đến nỗi vậy. Thế mới biết sự mong muốn
của con người không thể vượt quá giới hạn được".
Sử thần ngô Sĩ liên nói:
"Trận đánh Thành Bộc1057. Tử Ngọc có mưu tất thắng mà rốt cuộc bị thua là vì
bị Văn Công nhử mồi. Trận đánh Nam nhung, Nhữ Hài có mưu tất thắng rồi cũng bị
thua là vì bị Ai Lao nhử mồi. Hai viên tướng này đâu phải không có tài lược mà
đến nỗi như thế. Chỉ vì kiêu căng nên chuốc lấy thất bại đó thôi.
1057
Trận đánh Thành Bộc ở nước Vệ thời Xuân Thu xảy ra giữa nước tấn và nước Sở.
Quân Sở do Tử Ngọc chỉ huy vốn có ưu thế hơn quân Tấn. Tướng Tấn Loan Chi dùng
mưu giả cách thua chạy, Tử Ngọc dẫn quân đuổi theo, bị quân tấn hai bên đánh ập
lại, quân Sở đại bại.
Khổng Tử nói: "Gặp
[7b] việc thì lo sơ, mưu giỏi thì thành công". Điều cốt yếu của việc chiến
trận không gì lớn hơn thế. Làm tướng mà kiêu ngạo, có thành công được bao giờ!
Khi Thượng hoàng thân
chinh thì Đỗ Thiên Hư chỉ huy quân Khoái Hộ (tức là quân Thần Sách) đang bị ốm
nặng. (Thượng hoàng) bảo ở lại Thiên Hư liền sai người nhà khiêng mình đến
ngoài cửa Vĩnh An, cố xin theo xa giá và nói:
"Thần thà chết
ngoài cửa quân dinh chớ không muốn chết trong giường đệm".
Thượng hoàng khen ngợi
chí khí của ông, cho đi theo, khi vào đất giặc thì chết. Thượng hoàng than thở
thương tiếc sắc cho dùng nhạc Thái thường để cúng tế. Sau này Nguyễn Dũ chết
cũng như vậy.
(Bấy giờ cúng tế thông
thường mà dùng nhạc Thái thường thì chỉ có hành khiển mới được, chức thẩm hình
chỉ được dùng trai nội tế. Thiên Hư được tế bằng Thái thường là ân sủng đặc
biệt, không kém gì hành khiển).
Sử thần Ngô Sĩ Liên
nói: Kẻ tiểu nhân suy tính thấy lợi thì tiến, thấy hại thì [8a] lui, chỉ mong
vừa lòng mình, có lợi cho mình. Cho nên có kẻ thấy việc ngại thì khó, có kẻ làm
quan thì kiếm cớ, hiếm được người sốt sắng với vua họ. Thiên Hư đang lúc ốm
nặng, Minh Tông cho ở lại, như thói thường của người đời thì chẳng qua vâng lời
là xong, lại cố xin đi theo, không muốn chết ở nơi giường đệm, thì suy nghĩ của
ông chỉ sốt sắng với nhà vua thôi, há chẳng làm cho những kẻ ngại khó kiếm cớ
xấu hổ sao?
Bấy giờ có thượng tướng
Phạm Thương Cối tính người hòa nhã, chưa từng tranh cạnh với ai. Trần Ngô Lang
thường hay khinh rẻ ông, nhưng ông cũng không động lòng. Đến việc đánh dẹp thì
nhiều lần có công, cũng không cậy công mà lên mặt với người khác. Thượng hoàng
có lần bảo:
"Cách sửa mình của
Thương Cối cũng gần được như Quách Tử Nghi".
Mùa đông, tháng 12,
động đất.
[8b] Bính
Tý, (Khai Hựu) năm thứ 8(1336), (Nguyên Chí nguyên năm thứ 2). Thượng
hoàng từ Ai Lao về đến kinh sư.
Mùa thu, tháng 7, nước
to.
Mùa đông, tháng 10,
ngày 19, con của Thượng hoàng là Hạo sinh (tức là Dụ Tông).
Đinh Sửu, (Khai
Hựu) năm thứ 9(1337), (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 3). Mùa hạ, tháng 6, ngày
mồng 2, con của Thượng hoàng là Kính sinh (tức là Duệ Tông).
Ngày mồng 5, sét đánh
đình Át Vân điện Thụy Chương.
Sao chổi mọc ở phương
đông Bắc.
Xét duyệt các quan văn
võ, vẫn đặt thuộc viên các sảnh, viện.
Mùa thu, tháng 7, lấy
công chúa Hiển Trinh, con gái trưởng của Bình chương Huệ Túc vương làm Thần
phi.
Tháng 9, xuống chiếu
cho các quan trong ngoài triều khảo sát các thuộc viên do mình cai quản, người
nào có tờ khai cam kết thì giử lại, người nào ở nhà không làm việc thì đuổi về.
Lấy Nguyễn Trung Ngạn
làm An phủ sứ Nghệ An, kiêm Quốc sử viện giám tu quốc sử, hành Khoái Châu lộ
tào vận sứ Trung Ngạn kiến nghị lập tào thương chứa thóc tô để chẩn cấp dân bị
đói. Xuống chiếu cho các [9a] lộ bắt chước thế mà làm.
Sai Hưng Hiếu Vương dẹp
người man Ngưu Hống. (Hưng Hiếu Vương) tiến quân vào trại Trịnh Kỳ, đánh tan
quân man, chém tù trưởng của họ là Xa Phần.
Quân trở về, quân sĩ
đều được ban thưởng. Hưng Hiếu Vương viện dẫn việc Nhân Huệ Vương đi dẹp ấp Nam
Nhung khi trước, xin thưởng cả những người giữ thuyền. Thượng hoàng nói:
"Khánh Dư đi đánh
Nam Nhung, từ Nghệ An đi bộ mấy ngày, đến sông Nam Nhung mới đục gỗ làm thuyền.
Đó là giữ thuyền trong đất của giặc, chứ không phải là giữ thuyền ở Nghệ An. Người
giữ thuyền lần này thì khác thế. Vả lại, có thưởng tất phải có phạt, thưởng
phạt thường phải có cả. Nếu người giữ thuyền muốn nhờ ở chiến thắng để lấy
thưởng, giả sử người đi đánh bị chết thì người giữ thuyền cũng chịu chết
chăng?"
Hưng Hiếu trả lời: "Nếu
không có người giữ thuyền, trong quân mà nghe tin giặc lấy mất thuyền thì quân
sĩ liệu có giữ vững được không?". Thượng hoàng nói: "Nếu vậy thì
trước hết phả thưởng cho những người trong triều mới phải, vì nếu Kinh sư không
yên thì quân sĩ có thể đi đánh giặc được không?". Hưng Hiếu [9b] không trả
lời được.
Trong chiến dịch này,
gia đồng của Hưng Hiếu là Phạm Ngải có lập chiến công, Thượng hoàng nói:
"Gia nô tuy có chút công lao nhưng không được dự vào quan tước triều
đình".
Xuống chiếu cấp cho
Ngải năm phần suất ruộng. Lại có Bảo Vũ là người Thượng hoàng rất yêu mến,
nhưng cũng không được đặt vào chức quan trọng vì không có tài, cũng như Anh
Tông đối với Hưng Bảo1058 vậy.
1058
Nên sửa là Bảo Hưng. Toàn thư, BK6 chép: Hưng Long năm thứ 12 (1304), tháng 12…
Vua (Anh Tông) đối với người tôn thất như Bảo Hưng Vương (không rõ tên) rất là
thân yêu mà không trao cho chính sự vì không có tài.
Mậu Dần, (Khai
Hựu) năm thứ 10 (1338), (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 4). Mùa thu, tháng 8,
nước to.
Mùa đông, tháng 10, gió
to, nhà cửa, cây cối bị đỗ gãy nhiều.
Lấy Cung Tĩnh Vương
Nguyên Trác làm tham dự triều chính, Cung Định Vương Phủ làm Phiêu kỵ thượng
tướng quân, lĩnh trấn Tuyên Quang.
Kỷ Mão, (Khai Hựu)
năm thứ 11(1339), (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 5). Mùa xuân, đổi tên lịch
Thụ thành lịch Hiệp kỷ.
Khi ấy, Hậu nghi lang
thái sử cục lệnh là Đặng Lộ cho rằng lịch các đời trước đều gọi là lịch Thụ
thì, xin đổi tên thành lịch Thụ thì, xin đổi thành lịch Hiệp [10a] kỷ. Vua y
theo.
(Lộ là người huyện Sơn
Minh)1059. Lộ từng làm linh lung nghi thảo nghiệm thiên
tượng, không việc gì là không đúng.
1059
Huyện Sơn Minh: nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.