Tâm Lý Học Xã Hội - Chương 02 - Phần 1
PHẦN HAI: SỰ NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI
CẤU TRÚC TINH THẦN1
1 Mental Structure
Chúng ta có thể gọi các khối cấu trúc cơ bản của ý nghĩa là sự tương phản: chúng ta chia thế giới ra nhiều mảnh nhỏ, chúng ta chia cái này từ cái kia, chúng ta tạo nên sự phân biệt. Chúng ta có thể sử dụng nhiều tên khác nhau để gọi: xây dựng, khái niệm, tri giác, phạm trù, v.v.. tất cả chúng hơi có sự khác nhau về ý nghĩa. Tuy nhiên về cơ bản chúng đều nói đến quá trình biến một thành hai: ít hay nhiều; cái này hay cái kia; có hai loại người trên thế giới; là họ hay là chúng ta; là cái này hay cái khác; là trắng hay đen; có hay không; cái gì đi lên tất phải đi xuống.
Hầu như chúng ta chỉ sử dụng đầu này hay đầu kia của sự tương phản ở một thời gian. Những đầu này được gọi là đặc điểm hay đặc biệt khi nó được dùng để nói đến đặc điểm, tính cách của con người. Nhưng những đầu kia thường luôn ở đó, bị che dấu ở vị trí kín đáo, Bạn không thể có đầu này mà không có đầu kia - không thể tốt mà không có xấu, lên mà không xuống, có béo mà không có gầy...
Xin hãy chú ý rằng những sự tương phản này không nhất thiết phải nói được bằng lời. Con mèo của tôi nhận biết được sự khác biệt giữa thức ăn dành cho mèo loại đắt tiền với loại rẻ tiền, nhưng nó không thể nói với bạn về điều đó; một đứa trẻ còn ẵm ngửa có thể phân biệt được ai là mẹ nó còn ai không phải; động vật hoang dã phân biệt được đâu là khu vực an toàn còn đâu là khu vực nguy hiểm... Thậm chí cả người lớn đôi khi cũng "chỉ biết" mà không nói ra - tương phản không có ý thức, điều gì ở một người mà bạn cảm thấy thích hay không thích?
Sự tương phản không trôi nổi xung quanh một cách độc lập. Chúng có liên quan với nhau và được sắp xếp thành nhóm. Ví dụ, chúng ta có thể định nghĩa một nhóm: "Phụ nữ là người nữ giới đã trưởng thành." Hay chúng ta có thể đi một bước xa hơn và sắp xếp các vật thành các phân nhóm, những cấu trúc hình cây mà chúng ta đã gặp ở sinh vật học: Mèo Xiêm là một loại mèo, nó thuộc loại động vật ăn thịt, nó thuộc loại động vật có vú, và là thuộc loại động vật có xương sống.
Hay chúng ta có thể sắp xếp sự tương phản vào trong các cấu trúc có tính thời gian, chẳng hạn như các quy tắc. Chúng được gọi là giản đồ hay kịch bản. Bạn có thể tìm thấy các ví dụ rõ ràng trong các quyển sách viết về các trò chơi bài, quy ước mặc nhận, hay sách ngữ pháp; nhưng bạn lại biết rất ít về các hệ thống quy tắc của bản thân, thậm chí chúng mang tính máy móc đến nỗi bạn không ý thức được chúng!
Không phải tất cả các tổ chức của sự tương phản đều được cấu trúc một cách chặt chẽ. Chúng ta có thể miêu tả: "Phụ nữ rất tinh tế." Ví dụ này cho thấy sự miêu tả có thể đối ngược với định nghĩa, và nó không nhất thiết đúng! Niềm tin cũng tương tự như vậy, nó được tổ chức lỏng lẻo hơn các sự phân loại. Trong khi các loài chim được định nghĩa là động vật có xương sống và có lông thì niềm tin của tôi lại cho rằng tất cả chúng đều bay được... Có thể tôi đã sai! Khuôn mẫu là ví dụ của đức tin, quan niệm cũng vậy. Nhưng có một số niềm tin có cơ sở rất rõ ràng nên chúng ta có thể xem chúng như định nghĩa.
Ngoài ra còn có cả sự kể chuyện - những câu chuyện mà chúng ta có ở trong đầu. Giống như các nguyên tắc, chúng mang tính thời gian nhưng chúng lại linh hoạt một cách đáng ngạc nhiên. Chúng có thể là vấn đề liên quan đến trải nghiệm ghi nhớ cá nhân hay các bài học lịch sử được ghi nhớ hay chỉ thuần tuý là những câu chuyện tưởng tượng. Tôi ngờ rằng những điều này có đóng góp lớn đến khả năng nhận dạng của chúng ta, động vật không thể có được khả năng đó ở cấp độ mà chúng ta có.
Sự phát sinh
Một điều thú vị mà chúng ta có thể làm với sự tương phản và các đặc điểm có thể nói bằng lời là miêu tả một người với người khác - có nghĩa là đưa ra một danh sách các đặc tính. Sau đó chúng ta có thể bắt đầu giao thiệp với họ một cách mang tính xã hội trước khi chúng ta thực sự gặp họ. Trên thực tế, họ có thể còn sống lâu, do đó chúng ta có cơ hội để hiểu thêm đôi điều về họ. Mỗi từ hay cụm từ mà chúng ta đưa ra hay nghe thấy đều thu hẹp thêm chút phạm vi trông đợi có thể. Anh ta là đàn ông? Vậy thì sao. Anh ta là đàn ông, khoảng 40 tuổi, mập mạp, là giảng viên khoa tâm lý... Ồ, tôi biết bạn nói đến ai rồi. Càng nhiều thông tin được đưa ra, thì sự dự đoán càng chính xác hơn.
Trong ngôn ngữ học, người ta nói ngôn ngữ có khả năng sinh ra. Điều đó có nghĩa rằng, với số lượng không nhiều các từ và một số lượng không lớn các quy tắc ngữ pháp, bạn có thể tạo ra (sinh ra) vô số những câu có nghĩa. Sự sinh sôi này cũng là đặc điểm của tất cả hoạt động của con người. Điều này có nghĩa là việc bạn có thể kể ra bao nhiêu sự tương phản về vị giảng viên mập mạp hay về cái gì đi nữa thì cũng có vô số những đặc tính hay hành vi có thể mà một vị giảng viên 40 tuổi có thể tạo ra. Nói cách khác, vị giảng viên đó vẫn có thể làm bạn ngạc nhiên.
Vì chúng ta đang "xây dựng" để thử dự đoán về ông ta, vậy nên hãy thử thêm một điều nữa: Chúng ta thử dự đoán người khác bằng cách đặt bản thân chúng ta vào sự dự đoán của mình. Chúng ta giả sử rằng họ sẽ làm điều mà chúng ta làm nếu như chúng ta ở trong hoàn cảnh của họ và ở trong cùng một chuồng chim bồ câu mà chúng ta đặt họ vào đó. Tôi gọi điều này là "sự giả định thấu hiểu đồng cảm."
Con người dường như có xu hướng lớn trong việc giả định như vậy. Chúng ta thường làm điều này khi chúng ta đang cố dự đoán về các thứ và các động vật không phải là con người. Chúng ta có xu hướng theo thuyết hình người khi dự đoán về các con vật, ví dụ: tôi có xu hướng xem con mèo của mình có sức hấp, xảo quyệt, thậm chí có hình thái bệnh xã hội trong khi trên thực tế nó chẳng có chút chỉ số thông mình dù chỉ to bằng hạt đậu nào. Chúng ta thậm chí còn gán "linh hồn" cho cả những vật vô tri vô giác, điều này được gọi là thuyết duy linh. Bởi thế tổ tiên của chúng ta đã cố gắng làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ của những ngọn núi lửa, hay cám ơn sự hào phóng của tạo hóa...
Khi tất cả những sự dự đoán khác thất bại, chúng ta trông đợi người khác cũng giống mình.
Sự tương tác của các đặc tính
Một số điều ở trên khiến con người giống như người máy tính - tất cả đều theo trật tự và rõ ràng. Tuy nhiên, dù tốt hơn hay xấu đi thì cũng chẳng có gì là rất rõ ràng trong việc sử dụng các đặc tính của chúng ta. Ý nghĩa của đặc tính có thể biến đổi chút ít, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng và chúng ta ở trong. Ví dụ các đặc tính thay đổi khi có sự hiển diện của các đặc tính khác.
Nghiên cứu ban đầu về vấn đề này có đưa ra một danh sách các tính từ chỉ tính cách của con người, nghe cứ như thể chúng ta đang miêu tả một cuộc gặp gỡ giữa hai người khác phái mà trước đó họ chưa hề quen nhau: "Anh ấy rất "đáng yêu", có nhân cách tốt, làm việc ở một trung tâm buôn bán lớn, lái một cái xe xịn,..."
Ví dụ, hãy thử hình dung về người này:
Lạnh lùng, đẹp trai, thông minh, quan tâm.
So sánh sự hình dung của bạn với người này:
Nồng ấm, đẹp trai, thông minh, quan tâm.
Nếu tôi hỏi bạn chi tiết hơn, bạn có thể có một số suy nghĩ giống tôi: Số một là nhà vật lý, trông hơi giống James Bond, và là người quan tâm đến vấn đề chất thải hạt nhân; Số hai là nhà tâm lý học, là người đáng yêu, quan tâm đến hạnh phúc về mặt tình cảm của trẻ nhỏ.
Có một số đặc tính - được gọi là những đặc tính trọng tâm - "nặng hơn" những đặc tính khác, nó chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi ở những đặc tính khác, trong khi nó vẫn có xu hướng giữ cho mình còn nguyên không bị thay đổi. Nồng ấm - lạnh lùng là một ví dụ. Hay hãy thử hình dung về người này:
Tráng kiện, dẻo dai, lạnh lùng, lực lưỡng, và... là phụ nữ.
Điều gì đã xảy ra vậy? Tất cả chúng ta đều biết những phụ nữ tráng kiện, dẻo dai, lạnh lùng, lực lưỡng; nhưng nam giới - phụ nữ có sự tương phản rất lớn và có ảnh hưởng lớn đến cách hiểu của chúng về những đặc tính khác.
Và cũng có vẻ như đặc tính đầu tiên mà chúng ta được nghe có ảnh hưởng lớn nhất. Hãy xem ví dụ sau:
Nổi tiếng, thân thiện, nồng ấm và xấu xí.
Và so sánh với ví dụ này:
Xấu xí, nồng ấm, thân thiện, nổi tiếng.
Ở ví dụ thứ hai, bạn dễ dàng hơn trong việc thích ứng những từ theo sau với từ đầu tiên (xấu xí), trong khi đó ở ví dụ thứ nhất, khuôn mẫu của bạn khiến bạn hình dung đến một người khá hấp dẫn.
Chú ý rằng, những điều này không xảy ra khi chúng ta miêu tả ai đó với một danh sách các tính từ chỉ đặc tính. Chúng xảy ra khi chúng ta lắp ráp những ấn tượng của mình về một người thật đang đứng ngay trước mặt chúng ta! Và ví dụ cuối cùng của chúng ta cũng cho thấy cách mà "các ấn tượng đầu tiên" hình thành. Thật vậy, ấn tượng đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn.
Hãy đặt ấn tượng đầu tiên cùng với sự tương phản lớn nhất - tốt-xấu - và bạn có cái được gọi là hiệu ứng vầng hào quang2: Nếu chúng ta vội vã đánh giá một người là tốt thì mọi thứ sau này sẽ được nhìn với một "vầng hào quang" ở xung quanh nó... người này có thể không bao giờ làm sai! Nếu chúng ta nhìn một người là xấu, thì vầng hào quanh trở thành cái sừng, móng guốc, và đuôi con vật, thậm chí những đặc tính tích cực cũng được diễn giải mang tính tiêu cực!
2 halo effect
Sự suy đoán
Như tôi đã nói ở trên, sự tương phản không phải không được sắp xếp mà chúng có được tổ chức ở một cấp độ nào đấy. Điều này có nghĩa là từ một đặc điểm này chúng ta có thể suy ra đặc điểm khác. Thông thường, chúng ta đi từ một đặc điểm khá rõ ràng suy ra đặc điểm "trừu tượng", bị che dấu hay không chắc chắn hơn. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một người mặc trên mình bộ quần áo như ở trong phòng thí nghiệm, trên cổ cô ta đeo một cái ống nghe và có một giấy chứng chỉ treo ở trên tường, bạn có thể cho rằng người đó là một bác sĩ. Hay nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cư xử rất thô lỗ với người khác, bạn có thể suy ra rằng cô ta là người rất khó chịu, có nghĩa là đặc tính bên trong cô ta sẽ khiến cô ta thô lỗ ở trong những tình huống khác và nó có thể cũng liên quan đến các hành vi cư xử khác.
Chú ý rằng một số sự suy diễn của chúng ta còn quan trọng hơn cả định nghĩa, và những cái khác còn quan trọng hơn cả đức tin. Ví dụ những chứng chỉ đại học nhất định nào đó là có tính quyết định đối với việc người đó là bác sĩ hay không phải là bác sĩ; cách ăn mặc hay những cái khác có thể là quan trọng nhưng nó không mang tính quyết định.
Có một số cơ sở khác nhau đối với những suy diễn mà chúng ta đưa ra:
(1) Một nụ cười thường được hiểu một cách chính xác là dấu hiệu của hạnh phúc bởi vì cười là một phần sinh vật của chúng ta. Không có nền văn hóa nào trên thế giới lại không hiểu nụ cười, cho dù có sự hiểu sai hay lạm dụng nụ cười.
(2) Trong nền văn hóa Mỹ của chúng ta "ngón tay giữa" là dấu hiệu của sự coi thường, bởi vì nó là một phần trong hệ thống giao tiếp văn hóa của chúng ta. Ngôn ngữ, cử chỉ, trang phục, nghi thức xã hội, nghề nghiệp, ngôn ngữ, cơ thể chính là văn hóa.
(3) Trong nền văn hóa của chúng ta, phụ nữ, theo truyền thống được coi là những người có khả năng cơ khí yếu kém. Tất nhiên, giả định như vậy dẫn việc cha mẹ không khuyến khích việc phát triển khả năng cơ học của con gái: nghĩ đến việc đó làm chi? Bởi vậy suy diễn là việc dự đoán sự hoàn thành ước nguyện của chính mình. Sự trông đợi tạo nên chính bản thân nó!
(4) Cuối cùng, nhiều sự suy diễn không thực sự đem lại kết quả. Chúng được tồn tại mãi bởi vì chúng ta thường bỏ qua hay phủ nhận các mâu thuẫn - có lẽ chúng đang đe dọa chúng ta - hay bởi vì sự mâu thuẫn đơn giản không xuất hiện rõ ràng, như khi chúng ta có ít sự tiếp xúc với một số người. Chúng ta có thể gọi chúng là sự suy diễn mê tín.
SUY DIỄN DỰA TRÊN NGOẠI HÌNH
Có thể suy diễn đơn giản nhất mà chúng ta có thể đưa ra là suy diễn bắt đầu từ ngoại hình của người đứng trước chúng ta. Như các bạn thấy, ở đấy đúng là có sự mê tín, nhưng cũng có một số suy đoán bắt nguồn từ sinh vật học.
Nét mặt biểu lộ cảm xúc
Đầu tiên, chúng ta có xu hướng suy diễn về cảm xúc dựa trên nét mặt. Charles Darwin cho rằng động vật cũng như con người đều thể hiện tình cảm thông qua nét mặt, và một số nét mặt nhất định dường như biểu lộ các trạng thái cảm xúc đúng với con người trên khắp thế giới: nụ cười là dấu hiệu của hạnh phúc và sự nồng ấm dành cho người khác; khóc là biểu hiện của nỗi buồn, nhăn mặt cùng với lông mày hạ xuống là dấu hiệu cho thấy sự tức giận.
Cũng như vậy, cười thành tiếng được sử dụng khắp trên thế giới, nhưng nó là cách thể hiện phức tạp hơn. Nó có thể biểu thị hạnh phúc, nhưng nếu ai đó chào bạn bằng cách cười thành tiếng, bạn sẽ cảm thấy buồn cười - cười thành tiếng có thể mang tính thù địch khi chúng ta nhạo báng sự không may mắn của người khác. Nói cách khác, cười thành tiếng phản ánh sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các cá nhân và sự giải tỏa căng thẳng, chẳng hạn như khi chúng ta kết luận rằng chúng ta không sợ người nào đó (đó là anh hề!) chút nào hết.
Các nhà nhân chủng học3 nói rằng những biểu hiện này cũng như những biểu hiện khác của cảm xúc thậm chí hiện hữu trong các nền văn hóa không có tiếp xúc với xu hướng chính của nền văn hóa thế giới.4
3 Anthropologists
4 TQ hiệu đính: ví dụ các người dân tộc VN như Hmong, họ đâu có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhưng nụ cười cũng là dấu hiệu đẻ chỉ hạnh phúc. Do đó, nụ cười là ví dụ, không thể là thể hiện bị ảnh hưởng đơn thuần của văn hoá. Ngược lại,:lol: là thể hiện của văn hóa, vì chỉ có những người chat trên mạng, hiểu được:lol: là nụ cười trên mạng.
Không chỉ có sự biểu hiện mà cả những suy đoán chúng ta đưa ra từ những biểu hiện cũng có thể được xây dựng từ bên trong. Hãy để ý xem chúng ta cười nhu thế nào khi người khác cười, hay khi người khác khóc. Thậm chí cả những đứa trẻ cũng làm như thế! Điều này được gọi là "sự lây lan xã hội"5 và nó có thể giải thích một số hành vi cư xử đáng sợ của đám đông.
5 Social contagion
Nhưng cũng cần chú ý rằng một số biểu hiện là hạn chế văn hóa, chẳng hạn như việc nháy một bên mắt (trong nền văn hóa của chúng ta nó thể hiện sự giễu cợt thích thú) hay lấy lưỡi đẩy má (thể hiện sự quan tâm đến tình dục ở Châu Mỹ La Tinh).6
6 TQ hiệu đính, như ở VN, nhất là vào các quán cà-fê nổi tiếng, các bạn sẽ thấy rất nhiều người đá lông nheo. Đá lông nheo, trong các quán cà-fê này có thể mang ý nghĩa, "tôi thích bạn, muốn giao thiệp với bạn đó, nói chuyện với tôi đi".
Và hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng cả các biểu hiện tự nhiên. Tất cả những nền văn hóa của Châu Âu sử dụng những biểu hiện của nét mặt một cách có chủ tâm và theo kiểu cách phóng đại. Những nền văn hóa khác, đặc biệt là Nhật Bản, sự biểu lộ cảm xúc thường bị đè nén, và họ sử dụng các khuôn mẫu có sẵn. Chỉ có một số ít nền văn hóa, chẳng hạn như nền văn hóa của người Nam Dương (Polynesians), thì cảm xúc mới được bộc lộ một cách trực tiếp và trung thực.
Tất nhiên, dù cuối cùng cảm giác tự nhiên hay sự thích nghi văn hóa của bạn có như thế nào đi nữa thì bạn vẫn có thể dùng nét mặt để nói dối. Cần phải có sự quan sát tinh tường mới có thể phát hiện được sự khác biệt giữa cảm xúc được đóng kịch với cảm xúc thật!
Cấu trúc khuôn mặt
Có lẽ chính cơ sở sinh học của nét mặt dẫn chúng ta đến việc đưa ra các suy đoán dựa trên cấu trúc khuôn mặt. Người có cái đầu hình khối là người trung thực nhưng đần độn, một cái cằm nhỏ có nghĩa là nhân cách yếu, lông mày cao có nghĩa là rất thông minh, lông mày thấp có nghĩa là người thô tục hay có sở thích tầm thường, đôi mắt sáng có nghĩa là gian xảo, khuôn mặt gọn là người cầu kỳ...
Hầu hết những điều này đều là mê tín hay thậm chí là niềm tin mù quáng: một số bắt nguồn từ các đặc trưng được cho là của những nhóm dân tộc nhất định và những đặc điểm được cho là giống những động vật nhất định (chẳng hạn người Anh rập khuôn người Ai Len - tất cả họ trông giống như yêu tinh, bây giờ vẫn thế?) Một số - ví dụ khuôn mặt gọn hay nụ cười đẹp - là kết quả của việc thường xuyên thể hiện sự ghê tởm hay tính hòa đồng. Hãy cẩn thận khi thể hiện nét mặt của bạn: nó có thể sẽ giữ mãi trạng thái như thế!
Cơ thể
Nếu khuôn mặt của bạn có thể nói lên một số điều về bạn, thì tại sao cơ thể của bạn lại không? William Sheldon thậm chí còn xây dựng một học thuyết (cùng với một số nghiên cứu hỗ trợ) cho rằng các dạng cơ thể khác nhau có mối liên hệ với các dạng tính cách khác nhau: người gầy (người ốm yếu gầy còm) là người dễ bị kích thích thần kinh (cerebrotonic), những người vạm vỡ (người có cơ bắp nổi cuồn cuộn) là người hầu (somatotonic), và những người béo là những người vui vẻ (viscerotonic). Sheldon kiên định cho rằng rõ ràng có sự liên quan về mặt sinh vật học (hay, nói chính xác hơn là phôi học)
Nhưng đây cũng là vấn đề liên quan đến việc dự đoán sự hoàn thành ước nguyện của bản thân. Một cậu bé có vai rộng bị thúc giục phải trở thành cầu thủ bóng đá bởi ông bố quá sốt sắng của mình, hay cô bé mũm mĩm cô đơn tự cười mình để kết bạn.
Quần áo
Thật may mắn, chúng ta che đậy cơ thể mình bằng quần áo. (Tôi đã từng không mặc gì trên bãi biển, nhưng đó không phải là cảnh tượng đẹp!). Và quần áo cũng cho chúng ta một cơ hội khác để suy luận về con người. Rõ ràng là ở đây không hề liên quan gì đến yếu tố sinh học. Đầu tiên, quần áo mang lại cơ hội lớn để giao tiếp với bản thân, cả về mặt ý thức lẫn vô thức. Nó là cách để thể hiện bản thân.
Đôi khi, sự giao tiếp này được thể hiện trực tiếp, bạn có thể mặc chiếc áo sơ mi có in trên đó một khẩu hiệu chính trị hay in hình một ban nhạc yêu thích, ví dụ như in hình chữ thập, hay một ngôi sao của David, hay hình âm dương, hay biểu tượng hòa bình.
Nhưng nhìn chung, để giao tiếp, chúng ta cần dựa vào khuôn mẫu văn hóa của mình. Nếu không thì làm sao người khác có thể biết bạn đang cố gắng đưa ra lời tuyên bố gì? Đây là một ví dụ khác về hiệu quả của ngữ cảnh đối với sự nhận thức của một người.
Ví dụ, nếu một người ăn mặc cẩu thả, nhếch nhác (so sánh với chuẩn mực xã hội của bạn), thì điều đó có thể cho mọi người trong một nền văn hóa thấy rằng đó là kẻ lười biếng. Trong một nền văn hóa khác, việc ăn mặc như thế có thể nói lên rằng người đó quan tâm đến những thứ cao hơn. Trong nền văn hóa thứ ba, việc ăn mặc như vậy có thể cho thấy, người đó là một người thoải mái và phong lưu. Ở nền văn hóa thứ tư, điều đó có nghĩa rằng bạn là người mất lịch sự...
Trong một nền văn hóa, ăn mặc cẩu thả có thể có nghĩa là tốt ở một cuộc liên hoan gia đình ngoài trời, nhưng ăn mặc như thế lại là xấu khi tham dự đám tang của ông bác Joe.
Một điều lạ là: nếu bạn ăn mặc "theo quy ước" (ở bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ lúc nào bạn có mặt) thì mọi người sẽ tin tưởng bạn hơn! Sự lệch lạc trong cách ăn mặc cũng ám chỉ sự lệch lạc trong các vấn đề khác.
Trên thực tế, bạn không cần phải chuyển từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Bạn có thể ở nguyên một chỗ và đợi vài năm nữa: thời trang sẽ thay đổi. Ở thập niên 50, môi son có nghĩa là người theo chủ nghĩa tự do; ở thập niên 60, nó có nghĩa là người theo đảng bảo thủ. Ngày nay thì... tôi không biết. Sử dụng kính có nghĩa là người đó thông minh, đáng tin cậy, chăm chỉ (thường thì ai hay đọc sách mới dẫn đến khuôn mẫu này!); ngày nay, với sự sẵn có của kính áp tròng thì kính gọng đơn giản chỉ là sự lựa chọn.
Lại cũng cần chú ý rằng chúng ta có thể dùng trang phục để nói dối, thậm chí sử dụng trang phục nói dối còn dễ dàng hơn việc dùng nét mặt.7 Ví dụ chúng ta có thể "ăn mặc để thể hiện sự thành công," hay ít nhất cho một cuộc phỏng vấn.
7 TQ hiệu đính: để ý đến vấn đề tự ti và tự tôn. Gái cave thì ăn mặc hàng hiệu, làm như ta đây biết nhiều hiểu rộng, trong khi các vị giáo sư thì cũng vẫn quần tây áo sơ mi trắng như ngày nào đi dạy học.
Xin chú ý rằng những sự suy luận này không nhất thiết phải đi từ cái rõ ràng đến những điều ít được trông thấy - chúng ta có thể làm ngược lại. Ví dụ, một người thủ thư viện trông sẽ như thế nào? Hãy tha thứ cho khuôn mẫu của tôi nhưng tôi hình dung đó là một người phụ nữ (cho dù tôi đã từng gặp nhiều thủ thư viện là nam giới), hơi già một chút, mặc một bộ véc thủ cựu (vải tuýt, trơn), đi tất màu tối, đi đôi giày chắc bền, tóc búi đằng sau, và đeo một cặp kính có dây nhỏ màu vàng. Tôi thấy xấu hổ về bản thân nhưng đó là thực tế của dự đoán sự hoàn thành ước nguyện xuất hiện ở đây: ai đó muốn trở thành một thủ thư viện, để phân biệt với người khác, có thể có xu hướng ăn mặc theo khuôn mẫu này.