Tâm Lý Học Xã Hội - Chương 10 - Phần 2 (Hết)

Điều tương tự áp dụng cho những vết đốm trên kính, bụi bẩn trong bồn tắm, sự sảng khoái của phụ nữ, sự cân bằng sinh động. Chúng ta ít khi tự hỏi bản thân xem chúng ta có thực sự cần hay muốn những thứ đó hay không. Tại sao những chiếc áo sơ mi của chúng ta phải tỏa sáng dưới mặt trời? Tại sao chúng ta nên lo lắng ủi quần áo? Ai cần một bãi cỏ được cắt xén hoàn hảo? (Bản thân tôi rất thích những bông hoa dại trên cánh đồng.) Tại sao chúng ta cần những động cơ máy mạnh trong khi chúng ta không được phép đi hơn 160 km/giờ? Điều gì xảy ra với những hạt bụi trong bồn tắm - nó có nghĩa là chúng ta đã từng lau sạch bồn tắm! Tại sao không nên ngửi giống mọi người, thay vào đó lại giống như bệnh viện, những cây thuốc lá cảnh hay tuyến mồ hôi của động vật?

Vì họ nắm bắt được sự chú ý của chúng ta, đưa ra cho bạn những sự liên tưởng thích hợp, và khiến bạn muốn nó cho dù bạn có cần nó hay không. Từ đó trở đi, họ có thể cho phép chủ nghĩa bảo thủ tự nhiên của chúng ta thực hiện một số công việc: khắc sâu sự trung thành về nhãn mác. Chúng ta có xu hướng mua và sử dụng những thứ chúng ta đã quen thuộc; Tôi dùng nó - nó phải tốt!

NHÂN TỐ TÌNH HUỐNG

Với việc thảo luận về hình ảnh trong quảng cáo, chúng ta đã tiến gần đến việc nói về "nhân tố tình huống." Những sự liên tưởng trong quảng cáo vẫn chứa đựng thông điệp hay thông tin, nhưng nó là một bước nhỏ để kết hợp thông điệp đó với "những điều tốt đẹp" được trình bày một cách trực tiếp hơn. Bữa trưa với ba chai rượu máctin ở một nhà hàng tuyệt vời đã giúp nhiều người bán hàng lý giải rõ ràng thông điệp. Đây đúng là sự củng cố.

Còn những kỹ thuật khác: Sự xao nhãng[13] có thể giúp chính khách ghi điểm. Hãy thử thỉnh cầu mục tiêu của bạn trong khi lái xe đi với tốc độ cao trên những con đường núi hay trong khi họ chú ý tới một điều hấp dẫn khác xem. Bất cứ cái gì làm người nghe của bạn hồi hộp, bồn chồn, sôi nổi, tò mò,... sẽ giúp xóa đi trong tâm trí của anh ấy hay cô ấy việc bác bỏ hợp lý những lý lẽ của bạn.

[13] distraction

Và, mặc dù hiếm khi bạn nghĩ tới nhưng sự thích hợp có thể có sức mạnh khá lớn: Nếu bạn cố gắng bán bảo hiểm trong một tang lễ, mọi người sẽ đá vào mông bạn. Tôi gọi điều này là hội chứng "Vanessa Redgrave" (Có lần cô ấy đã đọc một bài diễn văn chính trị thay cho bài diễn văn nhận giải thưởng trong một chương trình trao thưởng, và mọi người đã quá tức giận đến nỗi thông điệp mà cô ta đưa ra không được đón nhận).

Hay chúng ta có thể làm nhiều điều với tình huống. Ví dụ ấn tượng nhất là tẩy não. Có thể hiểu rằng tẩy não không phải là một dạng thuyết phục thực sự phổ biến. Ngoài ra, thậm chí còn có một số kỹ thuật rất khó chịu như thẩm vấn và truyền giáo cũng được sử dụng làm ví dụ. Nhưng chúng ta hãy dành thời gian để xem xét kỹ hơn vấn đề liên quan đến tẩy não. Đó là điều đáng làm. Nhìn bất cứ đâu bạn cũng có thể thấy những phần nhỏ liên quan đến tẩy não.

Tẩy não

Bước đầu tiên là tấn công vào sự đồng nhất, được biết tới nhiều hơn dưới thuật ngữ "phá vỡ" một con người hay "làm họ mềm ra." Có nhiều kỹ thuật khác nhau:

1. Làm giảm sức chịu đựng của cơ thể[14]. Khiến cho một người không ngủ được trong một khoảng thời gian dài - đó là một kỹ thuật rất mạnh, sử dụng trong các trại tù binh và trong sự truyền bá hệ thống thờ cúng tôn giáo. Làm cho họ nóng bức, khó chịu, tù túng, vắt kiệt sức,...

[14] Physical fatigue

2. Môi trường dễ thay đổi[15]. Làm cho họ bối rối. Không bao giờ cho họ biết điều gì đang xảy ra. Không cho họ thấy cửa sổ, đồng hồ, lịch. Không cho họ biết khi nào (hay liệu) bữa ăn tiếp theo sẽ tới, hay không cho họ biết cơ hội được nghỉ ngơi hay ngủ tiếp theo. Những sinh viên Iran giữ những con tin người Mỹ, họ thậm chí bắt những con tin đi ra trước khi đội xử bắn đến, con tin chỉ nghe thấy tiếng hét "bắn," tiếng lách cách của súng trường hết đạn.

[15] Uncertain environment

3. Đánh đổ lòng tự trọng[16]. Cho phép họ chỉ mặc những bộ quần áo nhục nhã (ví dụ những bộ quần áo ngủ kẻ sọc như của người tù ngày xưa - và áo choàng bệnh viện!), hay không mặc gì. Cạo đầu họ (chúng ta dùng tóc để phân biệt bản thân và cảm thấy tự trọng - do đó mới có chuyện cạo đầu gái điếm Pháp đã ngủ với Nazis). Gán cho họ một con số hay tên của ai đó, hay một số tính ngữ kinh tởm.

[16] Stripped self-esteem

4. Tự phản bội[17]. Khiến một người tù "bán rẻ" bạn bè, người thân, kẻ đồng phạm... Tội lỗi giống như một chiếc vòng ở mũi - bạn có thể khiến ai đó cảm thấy tội lỗi ở bất kỳ đâu một khi tội lỗi đã được xác lập.

[17] Self-betrayal

Ví dụ, Tiến sĩ Vincent, một bác sĩ Tây ở Thượng Hải, một ngày nọ ông bị bắt bởi năm người đàn ông có vũ trang và bị đưa đến "trại cải tạo" (tức là nhà tù), ông ta đã ở đó ba năm rưỡi. (Xem cuốn sách của J. C. C. Brown để có hình dung đầy đủ).

Đầu tiên ông bị dẫn tới xà lim số 8 trong 12 xà lim, trong buồng giam có 8 người tù khác. Những người này là những người có "nhiều tiến bộ" trong việc cải tạo, và họ sẵn sàng "giúp đỡ" Vincent. Bị vây quanh bởi những người khác, Vincent bị "hành hạ" - họ bắt ông phải thừa nhận rằng chính phủ không bắt người vô tội, và... Điều này kéo dài trong 10 giờ. Nó được gọi là "đấu tố."[18]

[18] "struggle"

Sau đó, ông ta bị đưa vào phòng thẩm vấn - một căn phòng nhỏ có một cái bóng đèn, một chiếc ghế cứng, một người thẩm vấn, một phiên dịch và thư ký. Người ta nói với ông ta rằng ông phạm tội chống lại nhân dân, rằng họ biết tất cả điều đó và bây giờ là lúc ông phải thú nhận. Vincent đã chịu đựng sự chất vấn trong 10 tiếng.

Ông bị xích tay, bị trói và phải trở lại buồng giam cho những cuộc chiến tiếp theo. Ông không được phép ngủ, bắt buộc phải ăn bốc trong tư thế quỳ, và khi đi tiểu cũng cần phải có người giúp đỡ. Nói cách khác, ông ta bị tước bỏ toàn bộ phẩm giá.

Trong cuộc thẩm vấn tiếp theo, ông ta bịa ra lời thú tội. Tất nhiên nó bị bác bỏ. Sự thú tội cho dù có đúng thì nó cũng bị từ chối - họ không cần lời thú tội! Sau đó họ gửi ông ta lại phòng giam cho những cuộc chiến tiếp theo.

Trong cuộc thẩm vấn thứ ba, ông ta kể lại mọi chi tiết trong cuộc đời mà ông ta có thể nhớ. Sau đó, họ ra lệnh cho ông ta kể lại những gì anh ta đã nói trong cuộc thẩm vấn với một trong những người bạn tù khi trở lại buồng giam.

Tất thảy, ông mất tám ngày đêm để trải qua chu kỳ không ngủ này.

Trong suốt tháng tiếp theo, sự thú tội được chắp nối lại với nhau. Trong suốt thời gian đó, ông ta hoảng sợ vì đã "phản bội" lại các bạn tù, bạn bè và họ hàng - bởi vậy bây giờ ông cảm thấy tội lỗi, và nó chỉ còn là vấn đề liên quan đến việc hướng đến tội lỗi đó.

"Bước" tiếp theo được gọi là sự khoan dung hay cơ hội - có nghĩa là củng cố thêm. Mọi việc sẽ tốt đẹp hơn khi ông ta hợp tác với mọi người, và mọi việc sẽ xấu đi nếu ông ta không làm vậy. Những người tù thường quay sang yêu người thẩm vấn mình, vì đơn giản cai tù là người tù nhân thường nói chuyện, cai tù là người tháo dây trói ra, cai tù cho anh ta ăn, cai tù đưa cho anh ta điếu thuốc lá...

Và "bước" tiếp theo là cải tạo: nhóm tội phạm ở trong cùng một phòng giam, "trưởng phòng" đọc một bài báo hay một cuốn sách và mỗi một thành viên phải thảo luận bài báo đó rồi chỉ trích lẫn nhau. Việc này được gọi là "học cách thể hiện bản thân từ quan điểm của người khác."

Khi các quan điểm của bạn dường như "không đúng," bạn được yêu cầu "nhìn vào trong bản thân tìm ra căn nguyên của các xu hướng phản ứng của bạn." Nói cách khác, bạn không chỉ học để tranh luận với những người tù khác, và bạn còn học cách tranh luận với chính bản thân mình. Ở đây không có một sự bắt buộc bằng quyền lực nào cả. Mọi việc được thực hiện thông qua thảo luận. Nó không khác mấy so với những dạng thức lành mạnh của phương pháp trị liệu nhóm.

Sự thẩm vấn lại được diễn ra một năm sau đó để sự "tinh chế." 14 tháng sau, một cuộc phỏng vấn để xem xét lại các vấn đề. Và cuối cùng, ông đã ký nhận vào bản thú tội trước ống kính camera.

Sau đấy, ông bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Đầu tiên, ông rất nhớ nhà tù và rất sợ chủ nghĩa tư bản. Nhưng cuối cùng ông đã bình tĩnh lại. Hầu hết mọi người đều bình phục lại khi có được cơ hội. Nhưng cần chú ý rằng, phần đông các nạn nhân của việc tẩy não đều không có cơ hội. Họ vẫn sống ở đất nước của mình, ở đó việc tẩy não của họ được những người xung quanh họ cũng cố. Họ không thể hồi phục.

MỘT CÁCH KHÁC

Rõ ràng rằng có một số khía cạnh tiêu cực liên quan đến việc thuyết phục - ví dụ rõ ràng nhất được thấy trong việc tẩy não, và ít rõ ràng hơn trong quảng cáo. Tất cả những điều này đều rất hấp dẫn. Trên thực tế nó mang tính chất rất công cụ, có nghĩa là phương tiện để đạt đến mục đích cuối cùng. Ảnh hưởng của nó được dựa trên sức mạnh (kỹ năng lôi cuốn, các nguồn lực có thể được sử dụng để thưởng phạt, tính hợp pháp) và dựa trên mức độ kính trọng (tin tưởng, ưa thích, sự thành thạo).

Một quan điểm về triết lý đạo đức nói rằng con người rất là đặc biệt, và nó không thể sử dụng như phương tiện để đạt đến mục đích cuối cùng được. Và do vậy, nhiều người cho rằng loại hình thuyết phục mà chúng ta đang nói đến thực sự là phi đạo đức. Chúng ta không nên làm như thế.

Nhưng cũng có những trường hợp mà chúng ta gây ảnh hưởng đến người khác bởi vì chúng ta quan tâm đến họ hay vì lòng nhân đạo, hay bởi chính thế giới này. Chúng ta mong muốn dạy con cái chúng ta biết làm thế nào để hạnh phúc và để trở thành người hữu ích. Chúng ta muốn dạy cho những người không có tay nghề trở thành những người có tay nghề, chỉ cho những người không hạnh phúc cách làm thế nào để hạnh phúc, dạy cho những người không biết quan tâm biết cách quan tâm... Và đây là những điều mà hầu hết chúng ta đều cảm thấy đó là những việc có đạo đức nên làm. Vậy thì những cách thuyết phục đó có được xem là không mang tính công cụ không?

Tất nhiên, cũng có một loại thuyết phục khác, gây ảnh hưởng tự nhiên, chủ yếu dựa trên sự kính trọng. Nhưng cách thuyết phục này vẫn chưa được khai thác sử dụng nhiều. Bạn hy vọng gì về xã hội công cụ của chúng ta, một xã hội mà ở đó chúng ta thậm chí đọc sách với ý định là chúng sẽ cung cấp cho chúng ta một số phương pháp để "kết bạn?" Nhưng ngoài ra còn một số ví dụ, chủ yếu lấy từ giáo dục và các liệu pháp chữa bệnh.

Giáo dục

Thật ngạc nhiên khi thấy các em bé và trẻ nhỏ rất thích học hỏi! Nhưng khi chúng ta lớn lên, hình như có điều gì đó xảy ra với tình yêu học hỏi của chúng ta. Khi chúng ta vào trường đại học, việc học tập cũng giống như cội nguồn con kênh - những người thuyết phục thuộc một loại - muốn nhen nhóm lại cái gì đó được gọi là tình yêu đối với việc học tập. Có lẽ chúng ta nên chích hóc môn của trẻ con hay cái gì đó tương tự cho những sinh viên lớn tuổi.

Nhưng có sự thay đổi đối với các sinh viên trong việc học tập. Như bạn biết, khi còn là một đứa trẻ, bạn học những cái gì bạn thích học, và do đó bạn muốn được học nó. Nó có ý nghĩa đối với bạn, nó là điều đáng ao ước, và thực sự có giá trị.

Bây giờ, phần lớn thời gian bạn đang cố gắng học cái mà người khác muốn bạn phải học: cách làm tính, thơ, hóa học, cách đánh giá nghệ thuật... một số thứ có thể hấp dẫn đối với bạn; những thứ khác có thể làm bạn ngán đến tận cổ. Hãy chú ý sự khác biệt giữa những môn học mà bạn thích với những môn học mà bạn ghét. Hãy chú ý đến sự thoải mái, những điều mà bạn học được, ghi nhớ để làm bài kiểm tra ở những môn học mà bạn thích. Hay bạn hãy nhìn vào sự khác biệt giữa việc đọc một cuốn sách để giải trí so với việc vì công việc mà phải đọc sách. Hay bạn hãy nhìn vào sự khác biệt giữa công việc và sở thích...

Hầu hết tình trạng giáo dục từ trước đến giờ vẫn là vấn đề "củ cà rốt và cây gậy" - thưởng và phạt - nụ cười cho cha mẹ, ngôi sao vàng, xếp loại, và bằng cấp. Điều mà chúng ta nên làm nhiều hơn nữa là cho sinh viên thấy những môn họ học có ý nghĩa với họ như thế nào. Sau đó chúng ta không cần đặt nặng việc xếp loại và "các động cơ" khác.

Một điều chúng ta có thể làm là khiến cho việc học tập mang tính giải trí hơn - xem phim, những câu chuyện cười... Điều đó thật tốt, nhưng đó mới chỉ là công việc bề mặt. Mọi người nhớ điều gì có ý nghĩa đối với họ ở trong lớp - bộ phim, những câu chuyện cười...

Tốt hơn là nên có sự liên hệ giữa tài liệu giảng dạy với cuộc sống hàng ngày của con người, ví dụ bằng cách sử dụng nhiều ví dụ hay bằng cách kể những câu chuyện. Một cách khác nữa là khiến người học tích cực tham gia hơn nữa vào các chủ đề, để họ tự nghiên cứu hay tạo ra những nhóm trợ giúp. Tốt nhất là nên để mọi người tiếp thu bài học theo cách của riêng mình... nhưng hệ thống giáo dục của chúng ta còn lâu mới làm được như vậy.

Việc giảng dạy có ít ý nghĩa không được ban giám hiệu đánh giá cao, thậm chí một số giáo viên cũng như vậy: Nếu bạn không bận rộn với việc nhồi nhét kiến thức vào đầu sinh viên, học sinh sẽ nghĩ rằng bạn không dạy chúng gì hết. Và đố ai có thể sáng tạo ra một hệ thống giáo dục mà không dùng đến việc chấm điểm, xếp thứ hạng hay phân loại.

Điều nực cười là cả sinh viên hình như cũng không đánh giá cao việc này. Họ đã quen với hệ thống cũ. Nếu như họ không phải cằn nhằn và kêu rên về những quyển sách giáo khoa hay những bài kiểm tra, nếu thực sự họ có thời gian học thú vị, thì họ có thể cho rằng đây là một khóa học "đùa giỡn". Hãy thử để ý: Nếu bạn học điều gì đó một cách dễ chịu, bạn không nghĩ là nó có hữu dụng, và nếu như nó không có tác dụng thì chắc là nó cũng không quá quan trọng.

Liệu pháp chữa bệnh

Một lĩnh vực khác mà ở đó ảnh hưởng của công cụ chống lại ảnh hưởng của phi công cụ chính là vấn đề về liệu pháp chữa bệnh. Nếu chúng ta muốn ai đó tự kiểm soát cuộc sống của họ, tự do thể hiện những khả năng tiềm ẩn của họ, thì việc lôi kéo và kiểm soát họ vào đó không có ý nghĩa nhiều. Phải có cách khác tốt hơn.

Một ví dụ minh họa cho vấn đề này là liệu pháp vai trò cố định của George Kelly. Ở đây bạn sẽ thấy sự kính trọng không có nghĩa là kiểm soát.

Một nhà trị liệu yêu cầu bệnh nhân của mình tự kê đơn thuốc cho chính họ - tự đóng vai một người thứ ba để kê đơn thuốc cho chính mình. Sau đó nhà trị liệu phân tích đơn thuốc tự kê theo dạng xây dựng yếu tố xã hội chủ yếu mà anh ta/cô ta sử dụng.

Vì người bệnh có lẽ là người không hạnh phúc nên cách mà anh ta nhìn bản thân và người khác có thể là tại căn nguyên của sự không hạnh phúc đó. Sử dụng ngay bản thân tôi làm ví dụ, tôi đã từng có khuynh hướng sử dụng việc xây dựng mình như một thiên tài-thằng ngốc và thành công-thất bại. Bởi vậy nếu tôi không thể chứng minh bản thân mình là một thiên tài và là người thành công - một công việc khó khăn - thì điều duy nhất còn lại đối với tôi chính là, tôi là một người thất bại và là một kẻ ngốc. Và tôi cũng dùng tiêu chuẩn đó để đánh giá người khác.

Bởi vậy, nhà trị liệu kê một đơn thuốc khác được gọi là bản phác thảo vai trò cố định, sử dụng cách xây dựng độc lập hoàn toàn so với đơn thuốc ban đầu, nhưng nó bao gồm một "phạm vi" tương tự. Ví dụ như có tay nghề - không có tay nghề; được kính trọng - không được kính trọng; bao gồm những hoàn cảnh tương tự như thiên tài - kẻ ngốc; thành công - thất bại, nhưng dù sao chúng cũng không bị ràng buộc với nhau. Thường thì nhà trị liệu sẽ sử dụng những điều tích cực hơn đối với cách xây dựng đơn thuốc mới này, chẳng hạn như đầu tiên là có tay nghề và được kính trọng.

Sau đó nhà trị liệu yêu cầu bệnh nhân của mình đóng vai trò này trong vòng một hay hai tuần, tất cả các ngày, hàng ngày với mọi người! Thường thì các bệnh nhân cảm thấy làm việc này khá đơn giản, thậm chí còn thú vị. Đôi khi họ quay trở lại và nói với nhà trị liệu rằng, làm điều này thật tuyệt và bây giờ họ đang trở thành con người mới mà họ đang đóng vai này. Sau đó, nhà trị liệu có thể đưa cho họ một bản phác thảo vai trò cố định khác, bản phác thảo này có thể có một vài nhân tố tiêu cực.

Mục đích ở đây không phải là nhà trị liệu muốn nói với bệnh nhân rằng họ sẽ là người như thế nào, mà nhà trị liệu muốn cho bệnh nhân thấy rằng, họ có thể lựa chọn, và họ tự do trong lựa chọn của mình. Hãy so sánh điều này với các mục tiêu của quảng cáo.

Đối thoại

Một khía cạnh khác của việc gây ảnh hưởng tự nhiên là sự tôn trọng qua lại, nó cho phép "nguồn gốc" (người nói) và "mục tiêu" (người nghe) bắt đầu một cuộc đối thoại với nhau. Trên thực tế cái gì tạo nên "nguồn gốc" và cái gì là "mục tiêu" có vẻ không được rõ ràng, và các giáo viên hay các nhà trị liệu thường cho rằng bản thân mình học được nhiều từ sự tương tác như (hay nhiều hơn) với sinh viên hay bệnh nhân của họ.

Ví dụ Carl Rogers cho rằng có ba thứ mà một nhà trị liệu phải cho bệnh nhân thấy để bệnh nhân đó nâng cao sự thành thật, sự thấu cảm và cái nhìn lạc quan vô điều kiện.

Sự thành thật[19] có nghĩa là trung thực - không phòng thủ và không lôi cuốn; biết được cảm giác của bản thân mình và có thể trao đổi với những cảm giác đó.

[19] congruence

Sự thấu cảm[20] có nghĩa là hiểu biết, cởi mở với người khác, cố gắng nhìn mọi việc từ cách nhìn của họ.

[20] empathy

Cái nhìn lạc quan vô điều kiện[21] có nghĩa là tôn trọng, một loại tình yêu thương hay sự nồng ấm dành cho một người mà không cần quan tâm đến việc người đó có dễ chịu hay không.

[21] unconditional positive

Bây giờ, thậm chí với tư cách là người bệnh, tôi có thể nói khi nào một người là thành thật, khi nào không: Khi ai đó đang thét lên "Tôi không tức đâu!", tôi biết người đó đang tức giận, nhưng họ không thành thật. Thành thật là thẳng thắn tự nhiên hay cân bằng với nó. Tôi có thể cảm nhận được nó.

Và khi một người thành thật lắng nghe một cách chăm chú và yêu cầu tôi thanh minh cho bản thân khi họ không tuân theo (một người thành thật không e ngại việc đưa ra yêu cầu), thì tôi cảm thấy đã hiểu.

Và khi tôi thấy ai đó đang cố gắng để hiểu tôi, tôi cảm thấy cảm kích và trân trọng.

Bây giờ, khi tôi cảm nhận được sự thành thật, thấu cảm và tôn trọng của nhà trị liệu, tôi cảm thấy ít bị đe dọa và ít cần sự bảo vệ hơn. Tôi có thể trung thực và thành thật hơn - tôi nói điều tôi muốn nói chứ không phải điều tôi nghĩ sẽ gây ấn tượng với bạn.

Và khi tôi cảm thấy thành thật hơn, tôi có thể cởi mở hơn. Nhà trị liệu không còn là kẻ thù nữa. Tôi có thể lắng nghe và cố gắng hiểu những điều mà nhà trị liệu nói như một người bạn. Tôi có thể trở nên thấu cảm hơn.

Và khi tôi nhìn sự vật bằng con mắt của nhà trị liệu, tôi có thể bắt đầu cảm thấy tôn trọng nhà trị liệu. Tôi có thể tặng nhà trị liệu cái nhìn lạc quan vô điều kiện mà nhà trị liệu đã tặng cho tôi.

Nói cách khác, bắt đầu bằng một sự thành thật, thấu cảm và tôn trọng con người, chúng ta có thể kết thúc với hai bên đều thành thật. Và người bệnh nhân trung thực, thấu hiểu và tôn trọng bây giờ cho nhà trị liệu thấy và giúp ngược lại nhà trị liệu nâng cao sự thành thật, thấu hiểu và tôn trọng của anh ta - có nghĩa là liệu pháp điều trị là phép chữa bênh cho nhà trị liệu.

Rogers nói thêm rằng: 3 phẩm chất này là cần thiết và đủ để giúp đỡ. Bạn phải khiến họ giúp người khác, nhưng họ là tất cả những gì bạn cần. Không gì hơn. Bởi vậy, khi bạn trung thực, thấu hiểu và tôn trọng người khác, bạn chắc chắn đã giúp họ và giúp bản thân mình. Tình thương nảy sinh ra tình thương.

Sự nhận thức[22]

[22] Awareness

Một điểm cuối cùng: Chúng ta có thể trở thành con người tốt hơn nếu chúng ta học cách cởi mở hơn với thế giới xung quanh chúng ta - đặc biệt là cởi mở với những người khác. Thường thì chúng ta nhìn cái mà chúng ta muốn nhìn chứ không phải nhìn cái thực sự có ở đó. Chúng ta có tất cả các loại định kiến, thiên kiến, và bản chất bảo thủ tự nhiên của mình, những thứ này dẫn chúng ta đến việc thừa nhận khi nào chúng ta có thể, và phớt lờ đi những thông tin mâu thuẫn khi những định kiến này thất bại. Tôi chắc là bạn còn nhớ cuộc thảo luận của chúng ta về sự cân bằng các học thuyết và định kiến.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www. gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]

Để trở nên cởi mở hơn, chúng ta cần làm hai việc: Đầu tiên, chúng ta cần phải biết những thành kiến của mình. Chúng ta phải nhìn vào những thừa nhận mà chúng ta đưa ra, những sự tự ti có thể thúc đẩy chúng ta... Chúng ta cũng phải nhìn vào nền văn hóa và sự giáo dục của mình: Điều gì chúng ta mặc nhiên coi là chân lý mà không cần bằng chứng hay chứng cớ để chứng minh?

Điều thứ hai mà chúng ta cần phải làm là mở rộng tầm trải nghiệm. Hãy hiểu những người khác. Kết bạn với những người khác giới, người có xu hướng tình dục khác bạn, lớn tuổi hơn bạn, nhỏ tuổi hơn bạn, có sắc tộc khác bạn, quốc tịch khác bạn, có tầng lớp xã hội khác bạn, có quan điểm chính trị và tôn giáo khác bạn, ở vùng đất hay môi trường khác bạn. Hãy đọc những cuốn sách văn học và lịch sử. Hãy học những ngôn ngữ khác, đọc những tác phẩm văn học khác. Đi du lịch, thám hiểm, giao thiệp. Nếu bạn thách thức những hạn chế trong hiểu biết của mình, thậm chí điều này có thể làm bạn bị tổn thương chút ít, thì bạn sẽ nhận được phần thưởng thích đáng.

Nhận thức[23], tình thương[24], tự do[25], ý nghĩa[26] - là những điều dẫn đến một cuộc sống có chất lượng cao hơn cho bản thân bạn, cho những người xung quanh bạn và cuối cùng là cho mọi người.

[23] awareness

[24] compassion

[25] freedom

[26] meaningfulness

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách:

Ariko Yuta – Kaitoukiddo1412 – Tiểu Bảo Bình

(Tìm - Chỉnh sửa – Đăng)

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3