Già quá sớm, khôn quá muộn - Chương 01

Chương 1

Tác giả: Gordon Livingston

Đã lâu lắm rồi, khi tôi còn là một thiếu úy trẻ trong phi đoàn số 82. Lúc ấy tôi đang cố gắng định hướng tại vùng Fort Bragg, North Carolina. Khi tôi đang nghiên cứu bản đồ, thượng sĩ của trung đội tôi, một cựu chiến binh trong số các hạ sĩ quan tiến lại gần: «Thiếu úy đã tìm ra nơi chúng ta đang đứng chưa?», anh ấy hỏi. Tôi trả lời: «Theo bản đồ thì chỗ này lẽ ra phải có một ngọn đồi ở đây những tôi không trông thấy nó, thưa ngài». Anh ấy nói: «Nếu bản đồ không hợp với địa hình thì có nghĩa là bản đồ sai». Ngay lúc ấy tôi cũng biết là mình vừa mới nghe thấy một chân lý cơ bản. 
Nhiều năm nay tôi thường lắng nghe câu chuyện của những người khác, đặc biệt là khi có chuyện gì rắc rồi, tôi đã học được rằng con đường mà chúng ta đi trong cuộc đời bao gồm những nỗ lực khiến cho những chiếc bản đồ mà chúng ta tự vẽ ra trong đầu mình phù hợp với địa hình mà chúng ta đang đi. Về lý thuyết, điều này xảy ra khi chúng ta khôn lớn. Cha mẹ chúng ta dạy chúng ta, chủ yếu là qua những ví dụ, những điều mà họ biết. Không may mắn thay, hiếm khi chúng ta có thể chấp nhận hoàn toàn những bài học này. Thường thường, qua cuộc sống của cha mẹ chúng ta, chúng ta biết thật vô ích để làm một cuộc điều tra hay bắt chước vì phần lớn những điều chúng ta biết đều tới qua một tiến trình thử nghiệm và lầm lạc đau đớn của chính chúng ta. 
Hãy lấy ví dụ về một nhiệm vụ quan trọng trong cuộc sống mà hầu hết chúng ta đều có thể sử dụng những lời chỉ dẫn là lựa chọn và sống cùng bạn đời. Sự thật chỉ ra rằng hơn một nửa các cuộc hôn nhân đã chấm dứt trong ly hôn và nói chung, chúng ta không được giỏi giang lắm khi thực hiện bổn phận này. Khi chúng ta xem xét mối quan hệ của cha mẹ chúng ta, chúng ta cũng thấy khó mà chắc chắn về điều đó. Tôi thấy rất ít người thỏa mãn với những điều họ thấy trong gia đình họ, thậm chí ngay cả khi những cuộc hôn nhân của cha mẹ họ có kéo dài hàng thập kỷ đi nữa. Thông thường, những người có cha mẹ vẫn đang sống cùng nhau mô tả mối quan hệ của họ như là một cái gì đó đáng chán, những sự cộng sinh đầy mâu thuẫn có mùi vị kinh tế mà thiếu sự vui sướng và thỏa mãn về tình cảm. 
Có thể là việc dự đoán một người sẽ như thế nào và chúng ta sẽ thích họ đến mức nào sau năm năm (ít hơn nhiều so với năm mươi năm – khoảng thời gian ta định sống với họ sau khi cưới) là không thể được và chúng ta buộc phải chấp nhận một sự thực rằng xã hội đang biến chuyển theo hướng hôn nhân chỉ có một vợ một chồng nối tiếp nhau. Chúng ta cũng nhận thức ra rằng mọi người luôn thay đổi và thật là ngây thơ để mong đợi tình yêu thời tuổi trẻ kéo dài mãi. Vấn đề là kiểu hôn nhân một vợ một chồng liên tiếp thì không phải là mô hình thật tốt cho việc nuôi dạy con cái bởi vì nó không cung cấp sự chắc chắn và an toàn mà đứa trẻ cần phải có để nó bắt đầu xây dựng những tấm bản đồ riêng của mình về việc cuộc sống hoạt động như thế nào.
Chúng ta đã quen nghĩ về tính cách theo một hướng. «Anh ta là người có cá tính» chẳng hạn – là một lời tuyên bố về việc một người có vẻ thân thiện và vui vẻ. Trong thực tế sự định nghĩa thật sự về cá tính phải bao gồm cả thói quen suy nghĩ, cảm xúc lẫn mối quan hệ với người khác. Hầu hết mọi người trong chúng ta biết là mọi người khác nhau về những đặc điểm nhất định: Sôi nổi, thích các chi tiết, khoan dung cho sự buồn chán, sẵn lòng giúp đỡ người khác, lòng quyết tâm và vô số những tính cách khác nữa… Cái mà hầu hết mọi người không nhận thức ra, tuy nhiên, chính là phẩm chất mà chúng ta đánh giá cao: Sự tử tế, lòng khoan dung, khả năng cam kết với người khác – thì lại là sự phân bố không phải là ngẫu nhiên. Chúng có xu hướng tồn tại như những nét tính cách mà chỉ có thời gian và sự duy lý mới có thể nhận thức ra được. 
Nói một cách khác, những đặc tính ít đáng mong đợi hơn như: Sự bốc đồng, coi mình là trung tâm, dễ nổi giận thì lại thường tạo thành nhóm mà ta có thể nhận ra được. Chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển và giữ vững những mối quan hệ cá nhân là so sự thiếu hiểu biết về bản thân và cả những người khác, chính những cá tính đó đã khiến người ta trở thành một ứng viên tồi cho những mối quan hệ gắn bó mật thiết. 
Nghề bác sĩ tâm thần là phân loại những rối loạn về nhân cách. Tôi thường nghĩ rằng phần này của cuốn sách của chúng ta đặt tên là «những người cần tránh». Rất nhiều nhãn hiệu mà người ta gán cho những người như vậy: Nào là lập dị, ích kỷ, tự ái, phụ thuộc và vân vân tạo nên một danh sách về những người gây khó chịu như đa nghi, ích kỷ, độc đoán, bóc lột người khác…Đây là những người mà mẹ bạn thường cảnh báo bạn (đôi khi không may mẹ bạn lại chính là người như vậy). Họ hiếm khi tồn tại dưới dạng mà người ta có thể dễ dàng nhận biết theo thống kê nhưng khổ nỗi, biết làm thế nào để nhận ra họ sẽ giúp cho bạn khỏi bị đau lòng nhiều phen. 
Tôi nghĩ rằng cũng rất có ích nếu chúng ta có thể lập ra một cuốn sổ tay về những tính cách quí báu mô tả những phẩm chất đáng được nuôi dưỡng trong chính con người chúng ta và để tìm ra bạn bè và người chúng ta yêu. Trên hết phải là lòng tốt, sự tình nguyện hiến dâng vì người khác. Phẩm chất đáng mơ ước này vượt lên trên các tính cách khác, bao gồm cả khả năng thương người và biết yêu. Những định hướng sai lầm nhất trên tấm bản đồ cuộc đời của chúng ta chính là cảm giác buồn rầu, sự giận dữ, sự phản bội, sự nhạc nhiên và sự mất phương hướng. Khi những cảm xúc này hiện lên trên bề mặt là lúc chúng ta cần nghĩ về khả năng định hướng lại của trí tuệ của chúng ta và làm thế nào để sửa chữa nó. Cầu mong chúng ta không lặp lại mô hình của những người đã lãng phí thời gian để nhận ra rằng chúng ta chỉ có sự an ủi duy nhất khi chúng ta thất bại là những kinh nghiệm đau đớn.

 

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3