Đăng nhập
Navigation
Trang chủ
Thư viện sách
Thư Viện Sách
Văn học Việt Nam
Văn học phương Tây
Ngôn tình Trung Quốc
Văn học phương Đông
Văn học kinh điển
Võ Hiệp
Trinh thám
Linh Dị
LGBTQ+
Sách Teen
Kỳ Ảo
Lịch sử - Hồi ký
Kinh tế
Văn hóa - Xã hội
Khoa học - Kĩ thuật
Kỹ năng sống
Tâm lí - Giới tính
Sách hiếm
Tuyển tập
Diễn đàn
Cảm nhận
Làng Văn
Điểm tin sách
Cuộc thi viết
Sách mới
Sự kiện
Bút ký
Truyện ngắn
Thơ
Tản văn
You are here
Trang chủ
»
Ái quả tình hoa
» Ái quả tình hoa - Chương 15
Ái quả tình hoa - Chương 15
CHƯƠNG 15 -
Hai ngày qua, Tố Tố không gặp mặt Phi, nàng lấy làm lạ gọi A Kim đến hỏi:
- Hai ngày nay cậu Lê đi đâu?
- Thưa cô ngày hôm qua, lúc bẩy giờ sáng cậu Lê cho tôi biết, cậu có việc cần phải đi, cậu dặn tôi nói lại với cô đến chiều cậu mới về.
- Ngày hôm qua cậu cũng đi Đài Bắc hả?
- Phải, đến chiều cậu mới về, ngồi một lát lại ra đi, dường như đến y viện Đạm Thủy.
- Hôm nay cậu không cho em biết là đi đâu sao?
- Dạ không cho biết.
Tố Tố chau mày dường như cô ta không được vui. A Kim lộ vẻ sợ sệt nhìn trân Tố Tố. Nàng biết từ ngày Tố Tố mang bịnh đến nay thường hay trách mắng bất thường, bất cứ là chuyện gì, khi cô ta trả lời không thông thì chắc chắn sẽ bị mắng. Do đó cô ta rất sợ nàng. Giây lát sau nàng khẽ hỏi:
- Thưa cô còn dạy việc chi nữa?
- Vào gọi điện thoại cho lão Vương biết, nói tôi cần đi xe.
A Kim vâng dạ đi ngay, cô ta thở phào nhẹ nhõm, vừa đi vừa trách hồi sáng này không hỏi Phi đi đâu, nếu nàng hỏi ngặt thì cô ta vô phương đáp cho trôi vì biết Phi đi đâu mà trả lời.
Nửa giờ sau, lão Vương đưa Tố Tố đến bịnh viện thần kinh. Lão Vương vừa lái xe vừa lấy làm lạ, tại sao cô này hôm nay lại phá lệ, đến bịnh viện làm gì? Bởi cô ta rất chán y sĩ kia mà.
Khưu viện trưởng cũng lấy làm lạ, cho rằng hôm nay nàng chịu đến khám nghiệm bịnh tình. Vì ngày sinh nhật vừa qua, nàng đã biến chứng bất thường, ông ta rất lo ngại. Nhưng, ông ta không hỏi trước. Đợi Tố Tố ngồi xuống đàng hoàng, lão mới hỏi:
- Nghe nói gần đây cháu rất cần học, tại sao hôm nay lại rảnh mà đến y viện?
- Hai ngày qua cháu không học bài nào cả, cháu rất buồn nên đến thăm bác.
- Dịch Phi nó không có đi với cháu đến đây sao?
- Anh ấy không có tại nhà, hôm qua đi Đài Bắc, hôm nay cháu tưởng đâu ảnh đến y viện chớ!
Nghe nàng nói lão vô cùng kinh ngạc và khó hiểu cho hành động của Phị Trong khi tâm trí của Tố Tố bị xáo trộn, Phi lại ra đi để làm gì? Tố Tố thay cho Phi mà giải thích:
- Thưa bác, cháu không phải đến tìm anh ấy, cũng không phải đến mà tra hỏi bác. Có lẽ ảnh có chuyện gấp nên phải đi, bởi hai ngày qua cơ thể cháu không đặng khỏe, cần nghỉ ngơi vài hôm.
Khưu viện trưởng gật đầu nói:
- Cháu thấy trong mình cháu nơi nào không được khỏe để bác khám cho cháu nghe?
Tố Tố hiện vẻ lo lắng trên nét mặt:
- Không nơi nào cháu thấy khó chịu cả, cháu cũng không muốn chích và uống thuốc nữa.
Khưu viện trưởng vừa cười vừa vỗ lên đầu Tố Tố:
- Đừng lo, bác đã biết cháu không thích chích và uống thuốc. Phải cháu nhức đầu chóng mặt không?
- Hơi có một chút.
- Có thì có chớ hơi có nỗi gì?
Tố Tố nghĩ ngợi giây lát, nàng cảm thấy khó chịu nói:
- Ký ức của cháu tệ quá, đọc sách hay quên lắm. Có nhiều người quen biết, nhưng không nhớ người đó ở đâu, gặp nhau trong lúc nào.
Khưu viện trưởng gật đầu, giọng hiền hòa:
- Cháu đừng lo, thỉnh thoảng rồi sẽ nhớ lại chớ gì. Chủ yếu là nguyên nhân tâm trí, cháu đã bỏ hết nửa năm học hỏi, có rất nhiều bạn học chưa gặp mặt nhau, đương nhiên là không nhớ chớ gì?
Nàng lộ vẻ vui mừng:
- Chắc là vậy chớ không nguyên nhân nào khác... ?
- phải rồi. Tinh thần và thể chất của cháu chưa được phục hồi. Do đó, cháu nên tỉnh dưỡng, không nên lo buồn mà có hại.
- Thưa bác, đúng là vậy.
Tố Tố ngoan ngoãn như một đứa trẻ. Cơ hồ như từ nhỏ nàng chưa từng nghe lão nói qua những lời dịu ngọt đó nên tâm trạng nàng rất sợ lão. Trong lúc nàng vắng lão, người ta dọa rằng: cô chẳng nghe nói, Khưu viện trưởng sẽ đến dùng kim đâm nàng! Câu nói đó như châm gốc rễ trong tâm tưởng nàng, vì thế mà nàng rất sợ thầy thuốc.
Khưu viện trưởng thử hỏi:
- Cháu à, Cơ Thực nó có gởi tin về cho cháu không?
Tố Tố trề môi lắc đầu không trả lời. Khưu viện trưởng châm lửa vào ống bíp vừa cười vừa nói:
- Chắc ngày sinh nhật của cháu mà Cơ Thực không gởi tặng vật về, làm cho cháu buồn chớ gì?
Tố Tố vẫn lắc đầu, nói:
- Bác đừng đề cập đế anh ấy nữa.
- Cháu à, cháu hơi đâu mà tưởng nhớ cho thất công, lúc nào đó rủ bạn học cùng đi du ngoạn, bịnh cháu càng mau lành hơn.
Nàng trả lời rất khó khăn:
- Má tôi không cho đi tìm bạn học.
- Theo ý bác, Phi nó có thể đi du ngoạn với cháu.
- Anh ấy không chịu đi với cháu, cũng như hai ngày qua không biết ảnh đi đâu.
- Để bác tìm nó chọ Hôm nay cháu đến đây có chuyện gì?
- Thưa bác, cháu có thể xem bịnh nhân được không bác?
- Được chớ, sao hôm nay bỗng nhiên cháu lại muốn thăm bịnh nhân?
- Hôm nay bỗng nhiên cháu đọc báo thấy có đăng chuyện cũ của bịnh nhân mắc bịnh thần kinh, nên cháu muốn xem quạ Bác à, có phải họ là những người đáng sợ không bác?
- Họ có gì mà đáng sợ, vì họ là người bịnh mà.
- Nếu tôi đến thăm họ, thì...
- Họ không hề vô cớ đánh hoặc làm hại người đâu. Bác sẽ đi cùng cháu.
- Thưa bác, chắc bác lo lắng ghê lắm?
- Không sao đâu, bác thường đến phòng bịnh thăm họ.
Khưu viện trưởng lấy áo và mũ trắng mặc vào, cùng Tố Tố đi ra ngoài văn phòng. Khi hai người ra đến cửa bịnh viện thì Hoàng Thiên Phú từ trong đi ra. Chàng mỉm cười chào Tố Tố. Khi nghe nói nàng muốn đi thăm bịnh viện, chàng rất vui thích nói với Khưu viện trưởng:
- Thưa viện trưởng, tôi có thể cùng với cô bạn học họ Hùng đi thăm bịnh chớ?
Tố Tố mở lời trước:
- Thưa bác, để anh Phú đi cùng cháu được rồi.
Khưu viện trưởng gật đầu, hướng vào Phú căn dặn ít lời, đoạn lão vỗ nhẹ vào đầu Tố Tố rồi trở lại văn phòng.
Sau khi Khưu viện trưởng đi rồi, Phú cười cười hỏi:
- Hôm nay ngọn gió nào thổi đưa quý khách đến đây?
- Tôi ở nhà một mình rất buồn, nên đi xem bịnh viện để giải khuây.
- Dịch Phi không đi cùng cô?
- Không biết anh ấy đi đâu. A Kim nó chỉ nói ảnh có việc cần phải đi thôi.
- Phi cũng không đến bịnh viện, chiều hôm qua có đến, nhưng không cho biết hôm nay có cô đến thăm y viện.
- Tôi cũng không phải đi tìm anh ấy mà đến đây.
Hoàng Thiên Phú biết được, thì ra nàng cũng không thích đề cập đến Dịch Phi, đồng thời Phi đi Đào Viên cũng không cho chàng biết, do đó chàng cũng không đề cập đến Phi nữa, chàng hỏi:
- Cô muốn thăm mấy phòng bịnh?
- Tôi cũng hổng biết, tùy tiện đi thăm thế thôi.
- Tôi dắt cô đi thăm phòng bịnh của phụ nữ nhé?
- Được. Nhưng gan mật tôi nhỏ lắm nghe anh.
- Không sao đâu, có tôi theo bên cô mà.
Nàng hiếu kỳ hỏi:
- Anh không sợ họ sao?
- Người bịnh có gì mà đáng sợ. Hơn nữa tôi là người trị bịnh cho họ, hơn phân nửa thẩy đều biết mặt tôi mà.
- Họ có đánh người không?
- Không bao giờ.
- Sao tôi nghe người ta nói bịnh điên hay đánh người?
- Đó là những bịnh nhân loạn thần kinh quá trầm trọng, đối với người khác rất nguy hiểm. Họ không được bảo vệ an toàn. Đối với bịnh nhân như thế, chúng tôi để riêng họ ra, đâu để cho họ sút ra mà gây họa cho người khác.
- Tôi có thể xem họ được không?
- Được chớ, cô muốn đi xem thì tôi theo lo cho cô đi.
hai người vừa đi vừa nói chuyện, đến một gian phòng, Tố Tố nhìn lên thấy đề phòng bịnh số 4, tại cửa phòng có một cô y tá đứng sẵn, trên cửa có chiếc ống khóa tự động khác hơn các phòng bịnh khác. Bên ngoài có thể mở, bên trong không thể mở khóa.
Khi thấy Phú, cô y tá chào hỏi chàng. Phú giới thiệu:
- Đây là cô Hùng, còn đây là cô Phùng.
Cô y tá họ Phùng hướng vào Tố Tố gật đầu nói:
- Thưa cô, muốn vào thăm phòng bịnh nầy?
- Tôi muốn thăm cho biết, nhưng nếu làm phiền...
- Không đâu, chúng tôi rất hoan nghinh.
Nàng nói rồi bèn mở cửa phòng bịnh. Bên trong có một hành lang, theo hành lang có những song cửa sổ, trước hành lang có sân rộng để cho bịnh nhân dạo mát, đi tản bộ. Ngoài ra, còn có một gian phòng bịnh lớn, mỗi một gian có bốn chiếc giường nằm, có giường không người nằm, có giường còn trống không. Bịnh nhân từ trẻ nít đến già, họ chỉ mặt một áo màu xám tro, trên nét mặt môi họ đều đượm vẻ khô héo.
Trên hành lang đi tới lui toàn là người bịnh, tất cả đều đưa mắt nhìn vào Tố Tố, nàng xem thấy rất khó chịu. Ba người đi vào một gian phòng bịnh, Phú nhìn người đàn bà định hỏi:
- Cô Vương xem thấy trong mình ra sao?
Người bịnh buông một quyển sách dầy cộm trả lời:
- Thấy đỡ nhiều!
Tố Tố nhìn thấy giường bịnh nầy rất sạnh sẽ, bên gối của cô ta có để mấy quyển Anh văn. Phú hỏi:
- Sao cô không ra ngoài đi tản bộ cho thong thả?
- Tôi mới vừa uống thuốc, cần phải nghỉ ngơi.
- Cô không nên xem sách nhiều.
- Thưa y sĩ, tôi không xem sách thì không thể được, không xem nhiều cũng phải xem ít.
- Cũng được, nhưng cô nên hạn chế một chút, xem nhiều quá sẽ sớm hư đôi mắt. Cần nên nghỉ nhiều thì hay hơn.
Nói xong, Phú bước ra phòng bịnh, nói khẽ:
- Vừa rồi cô có tiếp xúc với bịnh nhân đó phải không?
- Nhìn thấy rồi, tôi rất chú ý trên tay của cô ta cầm quyển sách Anh văn.
- Cô Vương đó là một sinh viên tốt nghiệp đại học, đã từng đi du học Mỹ quốc. Nàng học triết, sang Mỹ lại đổi qua môn Thần học. Cô ấy ở đây gần hai năm, chưa biết rõ cô ấy đau bịnh gì, người ta đưa cô về thì gia đình đưa vào đây.
- Lâu quá vậy?
- Đã gần hai năm rồi.
- Trông hình dáng cô ấy như người mạnh.
- Cô mang bịnh không rời quyển sách, ngoài đọc sách ra cô không biết sinh hoạt gì khác hơn.
- Nếu không cho cô đọc sách thì sao?
- Cô ấy khóc la làm rùm lên. Lắm khi xé quần xé áo, đập phá đồ đạc nữa.
- Ban đêm thì sao?
- Hơn năm qua bịnh cô ấy thấy đỡ nhiều, ban đêm không còn làm ồn nữa, cũng như cô đã biết giữ trật tự của đoàn thể. Lúc đầu để cô ở phòng riêng mà điều trị, sau này mới dời về đây.
Tố Tố buông tiếng thở dài. Bỗng nghe Phú và người bịnh chào hỏi nhau, dường như chàng và bịnh nhân quen biết.
Chàng từ trong một phòng bịnh bước ra, hướng vào Tố Tố nói:
- Vừa rồi tôi gặp một cô bịnh nhân, cô đang mắc phải chứng bịnh mộng tưởng, cô đó là một người thuộc trong gia đình quý phái, cô mang bịnh mộng tưởng là muốn mình sẽ trở thành minh tinh, sau khi xin gia nhập vào mấy công ty điện ảnh, cô ta thất bại bèn sinh bịnh, suốt ngày ca hát diễn kịch luôn luôn tại nhà, cô thực hiện những động tác như các cô đào điện ảnh.
Tố Tố hỏi:
- Sao không tạo cho cô ấy một cơ hội thử xem?
- Có lần trong y viện có sắp đặt một màn diễn kịch, cô ta cũng tham gia làm một diễn viên trong màn thoại kịch đó, nhưng cô diễn xuất thất bại hoàn toàn. Nếu không kịp thời đem cô xuống sân khấu thì các bịnh nhân họ sẽ làm dữ với cô.
Sau khi xem xong gian phòng bịnh, trong đầu óc của Tố Tố chứa đầy ắp những thảm kịch của bịnh nhân. Trong đó có một bịnh nhân trung niên trên mình ăn mặc rất sạch sẽ, không khác người thường. Nhưng Hoàng Thiên Phú cho biết: chồng của bà này là một giám đốc cho một công ty lớn, con trai con gái đều du học ngoại quốc. Nhưng bà ta có bịnh ghen rất lớn, tối ngày mãi theo canh giữ ông chồng, không cho ông nói chuyện với các nữ viên chức, nếu gặp ông ta nói chuyện với cô nào thì bà ta cho cô ấy một tát tay nẩy lửa. Tại các nơi công cộng, ông chồng không được chào hỏi cô nào, bằng cãi lời thì bà gây họa. Rốt cuộc người ta phải đưa bà ta vào bịnh viện.
Ngoài ra còn có một thiếu nữ trên hai mươi mốt tuổi, thật đáng thương vô cùng. Cô này sau khi tốt nghiệp có yêu một bạn học, bị gia đình của cô cản trở. Lần thứ hai cô yêu một đồng nghiệp giáo sư, lại bị gia đình của chàng cản trở. Kết quả cô ta mang chứng tinh thần phân tán. Cô này đến bịnh viện đã trên mười năm, chuyện mười năm về trước. Cô ta lấy tàn thuốc còn cháy, châm vào mặt biến thành thẹo vết loang lổ.
Khi ra đến gần cửa phòng bịnh, Phú chào hỏi cô bịnh nhân họ Vương, cô y tá khóa cửa phòng lại, Tố Tố thở phào như trút gánh nặng, nhưng Phú lại dắt nàng đến một gian phòng bịnh khác. Nơi đây không giống phòng trước, mỗi người chỉ ở một phòng, chia cách với nhau. Bịnh nhân không giống nhau, và không được sạch sẽ như phòng trước. Thậm chí có người không mặc quần áo nữa là khác. Khiến cho Tố Tố chẳng dám nhìn.
Gian phòng này có sân, rất nhiều bịnh nhân chạy tới chạy lui, có người không ngớt ca hát, có người than khóc, có người tự tiện cởi truồng ra mà tiểu tiện.
Khi bịnh nhân phát giác có người đến thăm bịnh, có người không kể chi cả. Nơi đây không khác một tổ ong, họ bò theo cửa sổ, nhìn chòng chọc vào Tố Tố. Có cô gái chỉ nhìn trân Thiên Phú, chàng vả nhẹ vào má và vò đầu cô ta, nói ít câu an ủi, cô ta vui vẻ ra đi.
Thiên Phú cho nàng biết:
- Cô nầy thích nuông chìu, cô ta bị mẹ bỏ rơi từ thuở bé, khi tới bịnh viện thường khóc la gào thét, nhưng chỉ có người dỗ ngọt là nín ngay.
Tố Tố thẫn thờ:
- Thật đáng thương.
Một bịnh nhân còn trẻ liếc mắt sáng quắc nhìn Tố Tố nói:
- Cô ơi, cô đẹp quá, để tôi lấy áo rộng này cho cô mặc thử nghe cô?
Phú kéo nàng chạy tránh sang một bên, vì chàng chưa biết bịnh nhân này sẽ hành động như thế nào. Nàng vừa bước đi vừa nói:
- Bịnh nhân này sao giống người tỉnh quá vậy?
- Cô này có con, chồng cô chạy xe ba bánh. Cô ta rất chuộng hư vinh, suốt ngày chỉ trau chuốt áo quần cho đẹp, nào đồ trang điểm, đồng hồ, cà rá. Cô khen người khác tức là có tánh tự tỵ Hằng ngày cứ rầy lộn với chồng, người hàng xóm không ai chịu nổi. Cô tới đây không bao lâu thì chồng đến rước về, làm như vậy đến ba bốn lần, kết quả phải đưa vào đây nữa.
Tố Tố không muốn xem nữa, cũng như không muốn hỏi gì thêm, nàng biết mỗi người bịnh đến đây đều có một giai đoạn ẩn tình. Rốt cuộc sinh ra tâm tánh thất thường. Nàng càng nghĩ đến chừng nào lòng nàng càng cảm thấy mang một gánh nặng nơi lòng, tinh thần nàng mang một nỗi buồn man mác.
Phú dắt Tố Tố về đến hoa viên, nàng hỏi:
- Tôi nghĩ y phục của bịnh nhân mặc trên thân thể, người không bịnh khi mang vào cũng thấy bịnh, bịnh nhẹ cũng trở thành bịnh nặng. Không thể đổi y phục khác cho họ sao?
- Đúng vậy tôi cũng nghĩ như cộ Nhưng điều này là sự bất đắc dĩ của y viện. Có lẽ cô cũng biết trong vấn đề này có hai phương diện, có nhiều bịnh rất nguy hiểm, nên mình phải tìm cách để bảo vệ an toàn. Họ thường ra ngoài đi tản bộ, hoặc làm những công việc nhẹ, đó cũng là một cách điều trị. Nếu rủi họ nổi cơn lên náo loạn thì mọi người được biết họ là người bịnh mà ngăn đón.
- Lại có chuyện đó nữa sao?
- Sao lại không, có một lần bịnh nhân thoát ra ngoài, nổi lửa đốt nhà thuốc tây, anh ta nói, bởi anh ta uống những loại này, thét rồi sanh bịnh như hôm naỵ Lại có một bịnh nhân thiếu chút nữa bị xe cán chết, bởi ông ta không kể đèn đỏ đèn xanh gì cả.
- Thế rồi mặc bộ đồ đó vào họ không thoát ra ngoài được hay sao?
- Không phải vậy, mà để khi có người biết được người đó là bịnh nhân thì họ gọi cảnh sát, hoặc cho y viện biết, không bao lâu sẽ tìm ra họ được.
- Chắc không còn phương pháp nào khác hơn? Tôi tin rằng nếu mặc bộ đồ đó cho tôi chừng ba ngày, chắc chắn tôi sẽ phát điên ngay.
- Trước đây Phi cũng đề ra việc nầy với viện trưởng, có lẽ gần đây cũng có cách thay thế bộ y phục này.
- Tôi chưa biết, các ông trị bịnh bằng cách nào?
- Điều đó không phải đơn giản. Loại bịnh nầy phần lớn là bịnh di truyền, một phần do quả báo mà ra. Khi một người bịnh bị kích thích nặng, phải tìm hiểu bịnh nhân thuộc thành phần nào. Nếu người bịnh nhẹ, thì dùng phương pháp để làm cho bớt kích thích. Nếu người bịnh bị kích thích nặng, chẳng những bị kích thích nội tâm mà còn do áp lực bên ngoài, do đó tinh thần họ bị phân tán. Qúa khứ và hiện tại, hiện thực và ảo tưởng đều làm xáo trộn tâm trí họ, tinh thần và tư tưởng của họ không phân biệt, y sĩ phải tận tâm cứu chữa, tùy phương diện y lý hay tâm lý mà điều trị. Chắc cô có đọc qua lý luận về y học chớ?
- Không, tôi không thể đọc nổi những lý luận khô khan về y học.
- Phải phân tách tinh thần người bịnh, y học tuy có giúp chúng ta nhiều, nhưng chúng ta phải dùng tinh thần để phân tách thì mới mong tìm ra nguồn gốc của chứng bịnh, sau đó mới tiến hành trị liệu theo khoa tâm lý. Đương nhiên phải cần một thời gian dài. Và trải qua rất nhiều khó khăn. Như cô đã xem thấy cô Vương là một sinh viên học về khoa Thần học, chúng tôi phải gởi tìm tài liệu từ bên Mỹ. Tuy nhiên không thể tìm tường tận căn nguyên, nên không đủ yếu tố mà phân tách căn bịnh của cô ấy.
- Nếu như thế không còn biện pháp nào cứu cô ta sao?
- Chúng tôi phải cố gắng hết sức mình, đương nhiên không đến nỗi tuyệt vọng, có thể tìm ra biện pháp sau cùng.
Phú đưa Tố Tố rời khỏi y viện về đến văn phòng, Khưu viện trưởng đợi hai người ngồi xuống bèn hỏi:
- Cháu Tố Tố đã xem qua mấy phòng bịnh? Cháu có cảm tưởng thế nào?
Tố Tố lắc đầu nói:
- Thưa bác, cháu không xem nữa đâu. Cháu có cảm giác khó chịu quá đi.
- Thế là cháu đã hết sợ rồi?
- Cháu có cảm giác đáng thương hơn là đáng sợ. Bác không thể tìm biện pháp để cứu họ được hay sao?
- Đương nhiên là phải cố gắng, cháu không thấy thống kê đồ biểu sao? Có nhiều người bịnh đã xuất viện rồi.
Tố Tố không còn thích thú nào để xem đồ biểu của bịnh nhân, nàng chỉ thấy những hình ảnh của người bịnh đang lảng vảng trong đầu óc, nàng cố xua đuổi nhưng nó vẫn hiện lên mãi. Nàng nói:
- Tôi muốn về nhà bây giờ.
Hoàng Thiên Phú nắm lấy cơ hội:
- Để tôi đưa cô về.
Khưu viện trưởng gật đầu:
- Được lắm, nếu Phú gặp Phi thì nên bảo nó về đây gặp tôi giây lát, tôi có việc cần bàn.
Nghe lão nói Tố Tố rất lo lắng hỏi:
- Thưa bác, có phải bác trách anh Phi về việc cháu đã nói với bác không?
Khưu viện trưởng cười cười nói:
- Không phải đâu cháu, Phi nhất định có việc cần mới đi vắng hai hôm nay, riêng bác muốn bàn với Phi một việc khác.
- Thế là cháu yên lòng.
Tố Tố nói xong bèn cáo từ rồi cùng Thiên Phú đi ra khỏi bịnh viện. Đôi mắt của Phương Tử không rời hình bóng của Tố Tố, nàng cũng trộm nhìn thái độ của Phú đối với Tố Tố. Nhưng Thiên Phú như không lưu ý đến Phương Tử đang còn đứng tại đây, chàng vẫn thản nhiên cùng lên xe với Tố Tố.
- Choose -
Ái quả tình hoa
- Ái quả tình hoa - Chương 01
- Ái quả tình hoa - Chương 02
- Ái quả tình hoa - Chương 03
- Ái quả tình hoa - Chương 04
- Ái quả tình hoa - Chương 05
- Ái quả tình hoa - Chương 06
- Ái quả tình hoa - Chương 07
- Ái quả tình hoa - Chương 08
- Ái quả tình hoa - Chương 09
- Ái quả tình hoa - Chương 10
- Ái quả tình hoa - Chương 11
- Ái quả tình hoa - Chương 12
- Ái quả tình hoa - Chương 13
- Ái quả tình hoa - Chương 14
- Ái quả tình hoa - Chương 15
- Ái quả tình hoa - Chương 16
- Ái quả tình hoa - Chương 17
- Ái quả tình hoa - Chương 18
- Ái quả tình hoa - Chương 19
- Ái quả tình hoa - Chương 20
- Ái quả tình hoa - Chương 21
- Ái quả tình hoa - Chương 22
- Ái quả tình hoa - Chương 23
- Ái quả tình hoa - Chương 24
- Ái quả tình hoa - Chương 25
- Ái quả tình hoa - Chương 26
- Ái quả tình hoa - Chương 27
- Ái quả tình hoa - Chương 28
- Ái quả tình hoa - Chương 29
- Ái quả tình hoa - Chương 30
- Ái quả tình hoa - Chương 31
- Ái quả tình hoa - Chương 32
- Ái quả tình hoa - Chương 33
- Ái quả tình hoa - Chương 34
- Ái quả tình hoa - Chương 35
- Ái quả tình hoa - Chương 36
- Ái quả tình hoa - Chương 37
- Ái quả tình hoa - Chương 38
- Ái quả tình hoa - Chương 39
- Ái quả tình hoa - Chương 40
- Ái quả tình hoa - Chương 41
- Ái quả tình hoa - Chương 42
- Ái quả tình hoa - Chương 43
- Ái quả tình hoa - Chương 44
‹ Chương trước
☰
Chương sau ›