Bên Dòng Nước - Chương 03

Chương 3
hững ngày kế tiếp, sự hiện diện của Tiểu Song đã khiến cuộc sống gia đình tôi có nhiều thay đổi. Chẵng mấy chốc cô ấy trở thành phụ tá đắc lực của mẹ ở nhà bếp. Một điển hình về thục nử.
Nội cứ tấm tắc khen. Một bạn hữu thân thiết khó rời của tôi. Thân dến độ thư của Vũ Nông gởi riêng tôi cũng mang ra cho cô bé đọc. Dù Song rất ít nói, nhưng mỗi lần nói lại gây nhiều chú ý cho người xung quanh. Cô bé mới có 18 tuổi. Cái tuổi chưa hẳn dã hiểu thế nào là tình yêu. Nhưng vẫn đuợc tôi đưa thư cho xem và chờ nghe bình phẩm.
Thú thật, bấy giờ là lúc tinh thần tôi đang ở mức thấp nhất. Sự chia ly với Vũ Nông làm tôi sầu muộn. Còn những hơn 7 tháng huấn luyện nữa.. Vũ Nông mới tới hạn mãn nghĩa vụ trở về.
Anh ấy là bạn cùng trường. Năm tôi ghi danh học năm thứ nhất, thì anh ấy học năm thứ ba. Và như một truyền thống ở trường đại học. Các sinh viên lớp lớn thường có màn chọn người đẹp mới ngơ ngác vào trường.
Khi trông thấy tôi, chàng đã bị ngay tiếng sét. Vũ Nông thường khoác lác. Duyên nợ của chàng với tôi đã có trước đây những 3 trăm năm, vì vậy khi vừa trông thấy tôi là chàng ngã gục ngaỵ
Ngôn ngữ tình yêu có khác. Dù có thế nào miễn mật ngọt là vẫn làm con người cảm động. Những ngày xa cách tôi và Vũ Nông thư gần như mỗi ngàỵ Và khi Đỗ Tiểu Song xuất hiện, trong thư gần như lúc nào tôi cũng đề cập đến cô ta, cũng như thư của Vũ Nông hay kể về người bạn binh ngủ mới quen là Lư Hữu Văn. Chúng tôi dã biết Lư Hữu Văn từ bao giờ không biết, có điều thỉnh thoảng nhận đuợc cái thư khi thì của Hữu Văn tốt nghiệp ban văn, khi thì Hữu Văn tài hoa cái gì cũng biết...
Đến độ tôi phát ghen lên, có thư tôi hỏi "Coi chừng anh với hắn Homosexuality (Đồng tính luyến aí) nhé!" Và thư chàng viết lại: "Em với Tiểu Song đồng tính luyến ái thì có, đọc thư vừa rồi của em, em nhắc đến tên Tiểu Song những mười hai lần."
Khi Tiểu Song đọc thư của tôi cô cười lăn, nói:
-- Chị Thi Binh, em chưa gặp Vũ Nông bao giờ, nhưng em chắc anh ấy hẳn tếu lắm.
Nội thường cho là con gái ở nhà họ Chu chúng tôi, đứa nào cũng có máu ếm tài, có máu thống trị dàn ông nên vô phước tay nào đụng đến chúng tôi là coi như không còn làm ăn gì nổị
Nội lấy thí dụ như chị Thi Tinh quen với Lý Khiêm từ trung học. Lúc lớn lên, Lý Khiêm tốt nghiệp khoa ngoại ngữ trường đại học hành chính đến nhà kèm Anh ngữ cho chị Tinh là kèm luôn, mê đến độ bỏ cả chuyện lấy học bổng ra nước ngoài tu nghiệp.
Rút cục lại chẳng làm đuợc gì hết ngoài một chân dạy ngoại ngữ ở trung học. Mãi đến lúc anh Thi Nghiêu từ nước ngoài trở về, nhậm chức ở Đài truyền hình, mới tìm thêm đuợc cho Lý Khiêm một nghề tay trái béo bở đó là viết kịch cho đài. Và hiện nay thì nghề này là cái nghề chính hái ra tiền của anh Khiêm, và với số tiền tích lũy đuợc, chị Tinh và anh Khiêm định sang đầu năm tới sẽ làm lễ cướị
Như phía trên tôi đã nói. Sự hiện diện của Tiểu Song trong nhà đã tạo ra những xáo trộn lớn. Ngay từ hôm đầu tiên, sau màn gây nhau với Thi Nghiêu. Họ đối sử nhau như kẻ xa lạ, chẳng ai thèm nói tới ai, đôi lúc còn tìm cớ để không nhìn mặt nhaụ Cha cũng đã tìm ra sự việc, nên có hôm nói:
-- Nếu tính về tuổi, thì Nghiêu đáng mặt anh cả. Thế mà lại chấp nhất con bé làm gì, coi trẻ con quá đi.
Mẹ tôi nói.
-- Ông trưởng Thi Nghiêu lớn lắm rồi ư? Đừng tưởng thấy nó làm Phó Giám đốc đài rồi là trưởng thành. Nó quen đuợc chiều chuộng từ nhỏ, ngang ngạnh thành thói đâu có chững chạc bằng Tiểu Song, Song nó tuy nhỏ tuổi hơn, nhưng nói đâu ra đấy khó ai cãi đuợc.
Tôi cũng chen vàọ
-- Đúng là lỗi của anh Thi Nghiêu. Người ta là khách lại nhỏ tuổi hơn mình chấp nhất làm gì những tiểu tiết.
Tối hôm ấy, sau khi dùng cơm mọi người quây quần trong phòng khách. Nội vẫn với chiếc aó len sọc xanh trắng xen kẽ đan dở của tôi, số người còn lại rỗi rảnh nên ai cũng xem truyền hình. Đài đang chiếu chương trình Thời đại hoàng kim. Các hãng truyền hình hiện nay đang giành giựt khán giả, nên tranh nhau chiếu các bộ phim nhiều tập.
Tiểu Song tuy không thích loại giải trí này lắm, nhưng vì mọi người xem nên cũng ngồi lại xem. Đang lúc xem nữa chừng, đột nhiên cô ấy nói.
-- Em không hiểu sao kỳ quá, các nhân vật trong phim nói gì cũng lập lại hai lần là sao
Chị Thi Tinh không hiểu hỏi:
-- Em nói vậy là thế nào
Tiểu Song nói.
-- Chị để ý xem, bà lão nói "Làm sao vậy? Làm sao vậy " Thì bà cô tiếp lời "vâng, chúng ta có tội tình gì? Chúng ta có tội tình gì?" Và ông già tiếp theo "Thật tức thật, tức chết tôi". Rồi bà chị lớn. "Tôi không muốn sống nữa, không muốn sống nữa". Tới cô em "Thôi, chị hãy chấp nhận số phận đi, chấp nhận số phận đi!". Đó chị thấy không, người nào cũng lập lại câu nói hai lần. Nghĩa là làm sao?
Nếu không có lời của Tiểu Song mọi người cũng không để ý thấỵ Bây giờ nghe vạch ra, rõ là như vậỵ Cô con gái của nhân vật nữ đang hát "Hãy giết tôi đi, giết tôi đi! Nếu không các người không phải là người, không phải là người!"
Cha phì cười nói:
- Thế con không biết ư? Thế này mới gọi là kịch truyền hình chứ?
Nội, mẹ và tôi cùng cười, chỉ có chị Thi Tinh là có vẻ ngượng, chống chế:
--Tại em không biết, có khi ở thời đó nguời ta có thói quen nói như vậỵ
Nội phản đối ngay:
-- Nói bậy, chuyện xảy ra thời đầu cách mạng lúc đó tôi còn trẻ, nhưng đâu có thấy ai nói cà lăm như vậy đâu.
Mẹ quay sang anh Thi Nghiêu:
-- Đài truyền hình của con làm ăn thế nào mà chuyện không có gì cũng thành dược vấn đề thế?
Anh Thi Nghiêu cười.
-- Mẹ hỏi làm sao con trả lời, đúng ra mẹ nên hỏi mấy ông viết kịch bản đó.
Thế là tất cả các tia mắt đổ dồn về phía Thi Tinh va Lý Khiêm. Khiêm có vẻ lúng túng, một lúc nói:
- Biết làm sao hơn, kịch bản cũng không phải một mình tôi viết, mà là tập thế. Hôm trước tôi cũng đã nhìn thấy chuyện lạ này, tôi nêu lên thì một trong những lão làng trong nghề nói "Cậu không hiểu gì hết. Mỗi một kịch bản chúng ta nhận đuợc thù lao bao nhiêu Nếu cậu chỉ nói một lần kịch đuợc bao nhiêu phút, chúng ta viết kịch ăn theo thời gian mà? Phải làm thế nào để kéo dài tình tiết, cậu không thấy có nhiều kịch bản kéo dài nữa năm chưa dứt sao? Vì vậy, từ đó tôi đành làm ngơ. Tại Tiểu Song không thấy chứ, kịch bản của chúng tôi chỉ cà lăm có một lần, chứ có nhiều kịch bản còn cà lăm nhiều lần nữa là khác.
Lời của Lý Khiêm khiến cả nhà cười rộ. Cười là một chứng bệnh truyền nhiễm và hay lâỵ Tôi để ý thấy người ít cười nhất là Thi Nghiêu cũng đang cuời, vừa cười vừa nhìn về phía Tiểu Song, và nàng cũng không nhịn dược. Sau trận cười, Tiểu Song lại nhận xét thêm.
- Ngoài ra, kịch bản trên truyền hình không phản ảnh đuợc cuộc sống thật của thời đạị em thấy như vở kịch đang diễn đâỵ Thời gian là những năm 1911, 1912 mà các nữ diễn viên cô nào cũng kẻ mắt xanh, mắt đỏ. Lúc diễn cảnh bệnh gần chết, vẫn đẹp lộng lẫy như thường.
Anh Thi Nghiêu pha trò:
-- Bởi vì đài truyền hình chúng tôi theo phái tôn sùng cái đẹp cơ mà? Hôm qua chính tôi thấy trên màn ảnh, một anh giả gái mặc jupe soiree, phấn son loè loẹt nhảy cha cha.
-- Vâng, tôi cũng thấy, có điều không thể làm ngơ được với đôi chân lông lá của ông ấỵ
-- Ai bảo cô để ý chuyện đó làm gì?
Mọi người lại cười ồ, anh Thi Nghiêu lấy lại uy tín cho đài truyền hình bằng cách nói:
-- Truyền hình chỉ là một phương tiện giải trí thôi, ta đừng nên đòi hỏi ở nó nhiều thứ quá.
Nhưng Tiểu Song không buông tha:
-- Đồng ý truyền hình là một phương tiện giải trí thôi, nhưng nó cũng phải có tính giáo dục. Trước kia nhà nghèo, em không có tivi xem, em không để ý chuyện đó, nhưng từ khi đến đây ngày nào cũng xem màn ảnh nhỏ em mới để ý. Hoạt hoạ của Walt Disney không phải là giải trí ư? Nhưng tính giáo dục của nó khá cao. Kết hợp đuợc như vậy mới tuyệt vời. Chúng ta vẫn có thể làm đuợc những chuyện như vậy mà? Tại sao ta không làm. Nếu làm được, bảo đảm anh, khách hàng sẽ không chỉ thu hẹp ở phạm vi nào đó, mà phải nói là quảng đại quần chúng, kể cả trẻ con.
Anh Thi Nghiêu khập khểnh bước tới, anh không còn che giấu chiếc chân thọt của mình. Anh nói:
-- Nói thì hay lắm, nhưng có biết trên thế giới này có bao nhiêu Walt Disney? Muốn lập một đài truyền hình phải dưới bao nhiêu áp lực, bao nhiêu cấm kỵ, rồi lợi nhuận, tiền quảng cáo làm sao được?
Tiểu Song nói:
-- Em không hiểu
-- Không hiểu ư. Người làm phim chân chính muốn quay cảnh một đóa hoa hé nở. Phải tốn mười mấy giờ liền. Muốn chụp được sự biến thái của nhộng thành bướm phải tốn hàng tháng. Thử hỏi có muốn làm thì làm được không? Những vở kịch có tính nghệ thuật tôi đưa ra, thì 80% bị phòng kế hoạch bác. Nào kinh phí lớn quá, không được các hãng quảng cáo tài trợ. Tôi muốn làm mấy thước phim phỏng vấn có chuyên đề, có chiều sâu thì cấp trên phê là không phổ biến, coi chừng vạch lá tìm sâu, đụng chạm... Tôi định làm phóng sự về đời sống của ngư dân, của người sống bằng nghề làm muối, về đời sống dân cao nguyên thì phải xin giấy phép của chính quyền địa phương sở tại, đủ thứ rắc rối, phiền phức...Trong khi đó nếu gượng gạo làm những loại phim truyên vô nghĩa như. Cuộc tình của nhà phi hành vu trụ với nàng tiên thì thuận lơi vô cùng, lại hốt bạc...Thành thử nhiều lúc tôi phải tự hỏi, phải chăng dân tộc ta là dân tộc giàu óc trào phúng.
Nội nãy giờ ngồi nghe, người có vẻ mỏi mệt:
-- Sao ở đài con lắm chuyện rắc rối thế?
Tiểu Song dịu dàng:
-- Nội đừng cắt ngang, nãy giờ anh ấy cho con biết quá nhiều thứ ở màn ảnh nhỏ mà con chưa biết.
Thi Nghiêu tiếp:
--Có nhiều thứ khác còn bê bối hơn. Cô thấy kịch bản của Lý Khiêm viết dù sao cũng còn có kịch bản. Có nhiều vở kịch viết vội vã đến độ kịch sẽ gần như diễn cương.
--Ồ! còn có chuyện như vậy nữa ư? Rồi diễn viên họ phải diễn sao cho ăn khớp?
--Vì thế tôi mới nói diễn viên của chúng ta đều là thiên tài cả, cô hiểu không?
Tiểu Song ngẩn ra, nhưng rồi cô tò mò thêm.
-- Có một điều nữa em không hiểu, là có nhiều vở kịch bối cảnh ở đầu thập kỷ 20 mà sao lại đệm nhạc kích động hiện đại?
-- Chuyện đó tại mấy ông phụ trách âm nhạc. Tôi đã nói nhiều lần mà chẳng ai nghe, ai cũng cho đó là tiểu tiết. Có khi diễn kịch triều dại cho nhà Thanh mà đệm nhạc của ban Shadow...Không phải chỉ nhạc không, bối cảnh cũng sai bét, có lần diễn cảnh trong quán rượu đời nhà Tần mà lại quảng cáo rượu Chiêu Hưng, chữ Chieu Hung chỉ xuất hiện ở đời Tống, may là chưa treo bản có bán Whisky, champagne. Cũng như một lần trong vở kịch diễn cảnh một tay gián điệp cho Nhật thời 1939-1940 mà trong phòng lại bày biện tủ lạnh hiệu Tatung, là tủ lạnh chỉ xuất hiện ở Đài Loan năm 60. Đó là các bạn thấy dở thế nào.
-- Đó chẳng qua họ tiên tri trước là sẽ có tủ lạnh Tatung xài cơ mà.
Hôm ấy cả nhà bình luận, đem đài truyền hình ra mổ xẽ. Làm anh Thi Nghiêu và Lý Khiêm như kiến ngồi trên nắp xoong. Cuọc thảo luận đến thật khuya thì Lý Khiêm kiếu về. Nội đã ngáp dài ngáp vắn. Ba mẹ đã về phòng riêng. Chỉ còn lại tôi, Tiểu Song và anh Thi Nghiêu mà đài truyền hình vẫn còn hát, một nữ ca sĩ nổi tiếng đang hát "Tiểu Vi ơi Tiểu Vi. Chiếc aó trời xanh" Tiểu Song nói:
-- Cô ấy hát gì thế?
--Không lẽ cô không biết là người ta đang ví cái cô Tiểu Vi gì đấy với chiếc áo.
-- Con người mà ví với chiếc aó ư?
Anh Thi Nghiêu lắc đầu:
-- Nếu bây giờ cô đem lời nhạc ra mổ xẻ nữa thì tất cả các bản nhạc hiện đại sẽ dẹp tiệm hết.
-- Không lẽ chúng ta không viết được một lời hát nào có nghĩa ư?
-- Ai sẽ viết?
Tiểu Song trầm ngâm chút nói:
-- Em còn nhớ. Khi cha còn sống cha có sáng tác một bản nhạc và đã phổ thơ bài Thi Kinh, nghe cũng hay lắm, sao ta không làm?
Anh Thi Nghiêu yên lặng một chút nói:
-- Tôi có thể nghe được không?
Tiểu Song do dự một chút, mắt liếc về phía đàn dương cầm. Anh Nghiêu bước tới tắt tivi, và đứng trước mặt Tiểu Song với giọng mềm mỏng mà ít khi tôi nghe thấỵ
-- Nếu tôi có làm cô giận, thì chiếc đàn tôi không có lỗi gì cã.
Tiểu Song cúi đầu, chợt cười, nụ cười thật tươi, thật xúc động và cô bước tới mở nắp đàn.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3