Bạch Nhật Quỷ Hồn - Chương 14 - phần 2
Khu vườn phía sau quán rượu chỉ có cỏ và vài bông cúc vàng lác đác. Hai vợ chồng Thương Tâm Kiếm đều tàn tật nên chẳng thể chăm sóc khu vườn được.
én Khiếu Hồ nghiêm giọng bảo ái thê:
- Nếu nàng không chịu đứng sang một bên thì én mỗ sẽ tự sát ngay!
Ngọc Kiều sợ hãi bật khóc thảm thiết hơn, Hãn Thanh dịu giọng nói - Đại tẩu cứ yên tâm! Tại hạ thề sẽ bảo toàn sinh mạng cho én huynh!
Ngọc Kiều mừng rỡ sụp lạy:
- Mong công tử nương tay cho, tiện phu xin suốt đời tạc dạ.
Chờ La nương lui ra, Hãn Thanh bảo Thương Tâm Kiếm:
- Tại hạ biết én huynh hiện giờ có đến gần trăm năm công lực, hơn Thanh này vài bậc. Tại hạ không sợ chết nhưng có việc lớn chưa làm xong, nên đề nghị chỉ đấu đúng trăm chiêu. Nếu không phân thắng bại, xin én huynh bỏ qua mối oán thù!
Thương Tâm Kiếm cười nhạt:
- Tại hạ cho rằng chỉ bẩy chiêu là đủ!
Hãn Thanh mỉm cười:
- Xin đa tạ! Mời én huynh xuất thủ! Tại hạ sẽ cố gắng phụng hầu đủ bẩy chiêu!
Thương Tâm Kiếm chính sắc nói:
- Công tử nên cẩn thận, bẩy chiêu Phù Sinh kiếm pháp này là tinh huyết một đời của tiên sư. Chẳng tầm thường như pho kiếm mà tại hạ vẫn sử dụng đâu!
Hãn Thanh gật đầu, thủ thế rất kín đáo, én Khiếu Hồ có thêm một hoa giáp công lực, tiến rất xa trên đường kiếm đạo. Phong thái gã giờ đây trang nghiêm, bình thản, uy vũ khác thường.
Do hạn định bẩy chiêu nên họ én sử dụng ngay phép Ngự Kiếm, hóa thành đạo kiếm quang bay vút đến. Hãn Thanh nghe kiếm phong rít vi vu và sát khí giàn dụa không gian, biết đối phương xuất thủ tận tình chứ không khách sáo.Chàng vì sinh mạng của chính mình, cũng phải dồn toàn lực mà chống đỡ. Hãn Thanh dùng chiêu Tuyết Hạ Điểm Tinh, chỉ thủ chứ không công, chàng rất tự tin, dù công lực kém hơn đối phương đến hơn hai chục năm tu vi!
Bọn môn nhân nhà Mộ Dung đã thay phiên nhau mài nhọn thanh thần kiếm, làm hư hại mười mấy cục đá mài mới hoàn thành công việc. Để bảo vệ tính chất Băng Hàn của kiếm, họ phải đặt đá mài chìm trong nước cho kiếm không bị nóng lên!
Giờ đây! Hàn Băng Kiếm đã có mũi và ngắn tương đương với những thanh kiếm thời Xuân Thu nên màu kiếm quang quanh thân Hãn Thanh rất dầy và kín đáo, trông như sao lấp lánh.
Kiếm của ém Khiếu Hồ chạm vào bức màn ấy, tạo nên những tiếng tinh tang nối nhau, rất vui tai! Hãnh Thanh nghe thanh kiếm chấn động và hổ khẩu tê rần Nhưng chàng đã thắng vì họ én không phá nổi chiêu kiếm thủ thân này và Hãn Thanh cũng đã nhận ra đôi chút lộ số của Phù Sinh Kiếm Pháp. Chiêu vừa rồi có một trăm lẻ tám thế thức, nhắm vào chín phương vị từ mặt đến bụng dưới!
Song phương tung mình rời nhau chuẩn bị cho chiêu kế tiếp. Họ én cảnh báo:
- Chiêu thức mỗi lúc một ảo diệu và mãnh liệt hơn, nếu thủ mà không công thì Hầu gia sẽ lâm nguy đấy!
Hãn Thanh mỉm cười:
- Tại hạ xin cảm ơn én huynh đã nhắc nhở.
Thương Tâm Kiếm vung kiếm xuất chiêu thứ hai, bề ngoài cũng chỉ là một đạo kiếm quang như trước nhưng thế thức thì khác hẳn.
Họ én vừa động thì Hãn Thanh cũng động. Chàng bốc thẳng lên không trung như một chiếc pháp thăng thiên, thoát khỏi trường kiếm của đối phương trong đường tơ kẻ tóc. Thương Tâm Kiếm thấy mục tiêu biến mất, lập tức ra chiêu thứ ba, đuổi theo, bủa kiếm và thân dưới Hãn Thanh Chàng dự liệu trước nên vung ta chưởng vỗ một đạo Kim Sa Ấn vào màn kiếm kình. Chưởng ảnh màu vàng nhạt kia hội tụ gần bảy mươi năm chân khí nên không dễ gì bị kiếm kình xé nát, ngược lại, nó còn khiến đường kiếm của họ én khựng lại.
Chưởng phong thường mở rộng nhưng Kim Sa Ấn lại khác người ở chỗ gom được lực đạo lại trong một phạm vi lớn bằng bàn tay, sức công phá mãnh liệt phi thường.
Bất Biệt Cư Sĩ từng nói:
- Khi nào con có được trăm năm công lực thì chưởng ảnh chỉ còn nhỏ bằng bàn tay một đứa trẻ mới sinh, lúc ấy, đá xanh cũng phải tan thành bụi.
Thương Tâm Kiếm đang ở dưới Hãn Thanh, bị chưởng kình đầy rơi xuống đất. Gã cười nhạt quát vang:
- Hãy đỡ chiêu thứ tư!
Hãn Thanh vừa hạ thân trên mặt đất đã bị tấn công liền. Kiếm khí lạnh rát không gian, như tiếng xé lụa ghê người. Chàng không còn thời gian né tránh, đành phải chống trả.
Qua ba lần va chạm, Hãn Thanh hiểu rằng Phù Sinh kiếm pháp không thể sánh bằng Nhất Nguyên Tâm Kiếm, liền xuất chiêu Trùng Dương Cúc Tiến, vẽ chín bông hoa cúc trắng, mỗi bông chín cánh.
Họ én công lực siêu phàm, bủa kiếm kình phá tan được tám mũi tấn công và thọc kiếm vào ngực Hãn Thanh. Nhưng cùng lúc ấy, chính thức kiếm cuối cùng của chiêu Trùng Dương Cúc Tiến đã phát huy diệu dụng Tuy Hàn Băng Kiếm ngắn hơn trường kiếm của đối phương nhưng trong phút chót, kiếm khí từ mũi Thần binh xạ ra một đoạn dài hơn gang tay. Đây chính là tuyệt học của Bất Biệt Cư Sĩ, thiên hạ không có người thứ ba!
Hãn Thanh khẽ nghiêng mình để kiếm của họ én đâm xuyên nách trái, rồi kẹp chặt lại. Nếu không có công phu Thiên Ma Bách Luyện thì chàng đã chẳng dám mạo hiểm. Và đạo kiếm khí của chàng chỉ đâm thủng chín lỗ trên áo én Khiếu Hồ chứ không chạm vào da thịt.
Thương Tâm Kiếm biết chàng tha chết, buồn bã rút kiếm về:
- Ta đã tận lực nhưng không sao thực hiện được di mệnh tiên sư, đành phải lấy cái chết mà tạ tội!
Hãn Thanh cười nhạt:
- Không ngờ các hạ là người thiển cận, cố chấp như vậy! Sao chẳng nghĩ đến hiền thê một mình không nơi nương tựa!
Ngọc Kiều bò đến chân én Khiếu Hồ, khóc mà nói:
- Tướng công muốn tự sát thì trước tiên hãy giết mẹ con thiếp! Không có chàng thiếp làm sao nuôi nổi con thơ?
Thương Tâm Kiếm giật bắn mình, lắp bắp hỏi lại:
- Nàng đã có thai rồi sao?
Ngọc Kiều gật đầu:
- Thiếp mới biết nên chưa kịp thưa với tướng công!
Họ én vui mừng khôn xiết cúi xuống đỡ hiền thê đứng lên, gượng cười:
- Nếu nàng nói ra sớm thì ta đâu dại gì đấu với Tiểu Hầu Gia làm gì? én mỗ vì tông tự mà trái di mệnh, chắc tiên sư cũng không nỡ trách!
Hãn Thanh cười vang:
- Tại hạ xin chúc mừng nhị vị!
Ba người trở vào quán, bày tiệc ăn mừng. Giờ đây Thương Tâm Kiếm mới phóng tâm uống rượu cùng Hãn Thanh cụng chén liên tục. Bỗng gã gượng cười:
- Tại hạ hơn công tử đến mấy chục năm công lực, sao lại thua được nhỉ?
Hãn Thanh cười đáp:
- Tại hạ mới được ăn một loại kỳ trân là Băng Hỏa Quả nên tu vi chẳng kém én huynh bao nhiêu. Hơn nữa, các hạ luyện bẩy chiêu Phù Sinh kiếm pháp kia chưa được bao lâu nên không thể thắng được Thanh này là phải.
Hai người phá lên cười, thù tạc đến tận nửa đêm. Sáng hôm sau, Hãn Thanh mới rời Trực Cô để đi Đường Sơn. Chàng đã trao cho La Ngọc Kiều tấm ngân phiếu ngàn lượng vàng, gọi là chút quà mừng đứa cháu sắp ra đời!
Biết tính khẳng khái của họ én, chàng đã bảo La Nương giấu không cho gã. Ngọc Kiều sắp có con và không muốn con mình phải sống nghèo khổ nên đã nhận số vàng kia. Nàng không ngờ trượng phu mình lại có một bằng hữu chí tình chí nghĩa như vậy!
Mấy tháng trước, én Khiếu Hồ xuất hiện ở Trực Cô, đến quán của nàng ăn uống. Hai người cùng cảnh ngộ tàn phế nên phát sinh tình cảm rất nhanh và họ én đã chịu gác kiếm, ở lại với Ngọc Kiều!
Sanh ý ế ẩm nên La Nương rất lo lắng khi phát hiện mình có thai. Nào ngờ Hãn Thanh đến và biến nàng trở thành một tiểu phú đất Trực Cô Khi Hãn Thanh đi khỏi, Ngọc Kiều liền thử lòng phu tướng. Nàng nũng nịu bảo họ én:
- Tướng công! Chàng có bằng hữu là Hầu tước giàu sang tột bậc, sao không vì thiếp và con thơ mà ngỏ lời nhờ Mộ Dung công tử giúp đỡ?
Thương Tâm Kiếm bối rối gãi đầu:
- nhỉ! Nhưng chẳng thà gã tự hiểu ra chứ ta đâu có mặt mũi nào mà mở miệng hỏi?
Gã suy nghĩ một lúc, tát yêu hiền thê:
- Thì ra Hãn Thanh đã giấu ta mà đưa vàng cho nàng phải không? Tiểu Hầu Gia là người nặng tình nặng nghĩa, tất không thể nói lời chúc mừng suông được!
Ngọc Kiều thẹn thùng thú nhận:
- Chàng đoán không sai, Mộ Dung công tử đã tặng con chúng ta ngàn lượng hoàng kim!
én Khiếu Hồ lặng người trước tấm lòng mở của người bạn vong niên!
Trưa hôm sau, Hãn Thanh vào trấn Đường Sơn. Thấy một đám ăn mày ngồi dưới gốc cây cạnh đường, chàng dừng ngựa bước xuống hỏi thăm. Nhận ra trúc phù, bọn hóa tử cúi đầu thi lễ! Hãn Thanh hỏi về tung tích Tiểu Thuần thì họ đáp rằng:
- Bẩm công tử, hôm kia nữ nhân áo trắng xuất hiện ở bãi tắm để tìm kiếm ai đó, khiến mọi người bị một phen khiếp vía. Cuối cùng có hai đạo sĩ áo trắng chạy đến. Tay phải họ sử dụng trường kiếm, còn tay trái cầm chiếc khánh vàng lớn độ hai gang tay. Họ vây đánh nữ lang, bắt được nàng ta. Đệ tử bám theo thì thấy họ đưa nữ lang kia về một cánh rừng ở vùng đồi Quan Hải Khân, cách thành Đường Sơn mười mấy dặm về phía Đông Bắc! Bìa rừng có người canh gác nên đệ tử không dám vào theo!
Hãn Thanh đăm chiêu một lúc rồi hỏi lại:
- Phần đà chủ có biết khu rừng ấy thuộc tài sản của ai không?
- Bẩm công tử! Đệ tử đã điều tra và biết được đấy là đất phong của Ngũ Hoàng Tử Chu Quế! Gã không được chọn làm đông cung thái tử kế vị nên bất mãn bỏ Bắc Kinh về ẩn giặt ở Đường Sơn này! Nghe nói sơn trang của Ngũ Hoàng Tử này rất tráng lệ và được canh phòng nghiêm mật. Chỉ có nàng danh kỹ Quách Mạn Mạn ở Thủy Tiên Các là thường ra vào chốn ấy!
Hãn Thanh gật gù:
- Đêm nay, phiền các hạ đưa ta đến bìa khu rừng!
Chàng thưởng cho đám hóa tử Đường Sơn ngàn lượng bạc, khiến họ hoan hỉ vô cùng!
Hãn Thanh tìm khách điếm nghỉ ngơi. Giữa canh hai, chàng nghe tiếng huýt sáo của phân đà chủ Cái Bang Đường Sơn liền nhẩy qua cửa sổ, vượt tường ra ngoài.
Chàng nóng ruột nên nắm tay lão kéo đi như gió thoáng, chỉ vài khắc đã đến rừng của Ngũ Hoàng Tử.
Hãn Thanh bảo lão trở lại thành còn mình xâm nhập vào.
Có một con đường rộng hai mươi bước chân dẫn thẳng vào trong. Hãn Thanh Không lén lút lần mò mà dồn pho khinh công Lưu Thủy Hành Vân lướt đi như chiếc bóng mờ.
Trời cuối tháng chẳng lấy gì làm sáng sủa, lại là đường rừng nên càng thêm tăm tối. Dẫu đối phương có đặt người canh gác hai bên đường cũng chỉ tưởng là cánh dơi đêm lướt qua. Tuy nhiên Hãn Thanh vẫn cẩn trọng vận công nhìn xuyên bóng tối để kịp thời phát hiện chướng ngại vật Nửa khắc sau chàng đã đến cuối đường và nhìn thấy một cánh cổng rào thưa, nhưng không phải tre trúc mà gốm bằng thanh sắt tròn to hơn ngón chân cái.
Hai bên cửa là bức tường vây kiên cố cao đến hai trượng. Hãn Thanh áp sát cột cổng nhìn vào trong phát hiện toán canh ở mé hữu. Chàng biết không thể vào bằng lối cổng chính liền đi dọc theo chân tường mới trổ công phu Bách Hổ Công mà bò lên.
Mặt tường được tô nhẵn thín và quét vôi cẩn thận. Nhưng không làm khó được Hãn Thanh. Chàng thoăn thoắt uốn mình bò dần đến đỉnh tường.
Hãn Thanh nhìn vào trong không thấy nhà cửa đâu mà chỉ toàn vườn cây mênh mông, mịt mù sương trắng và thấp thoáng khắp nơi là những ánh đèn lồng mờ tỏ. Chàng cau mày suy nghĩ, đoán rằng vườn cây được bố trí một trận pháp kỳ môn. Hãn Thanh không thông thạo nên chẳng dám mạo hiểm.
Chàng đứng hẳn lên mặt tường rồi phi thân chạy như bay, vòng về phía sau, hy vọng tìm ra chỗ sơ hở mà đột nhập.
Chân lướt nhanh nhưng đôi mắt Hãn Thanh luôn dõi vào phía trong vườn cây. Mãi khi đến điểm tiếp giáp giữa đường Nam và vách đá hướng Tây, chàng mới thấy một con đường nhỏ chạy dọc giữa chân vách và vườn cây.
Hãn Thanh không còn lối, đành nhẩy xuống theo đường ấy mà đi, chàng khấp khởi mừng thầm vì chẳng có sương mù, nghĩa là phía này không bày trận pháp. Một viên đá nhỏ từ vách núi rơi xuống và vài tiếng ho nhẹ tố cáo rằng trên ấy có trạm canh.
Hãnh Thanh bám sát chân vách đi được vài chục trượng thì phát hiện một đường rẽ ngược lên hướng Đông. Từ đây, chàng có thể nhìn thấy ánh đèn leo lét của những dãy nhà gỗ.
Dọc đoạn đường ba mươi trượng này không hề có mai phục. Như vậy khu nhà gỗ kia là nơi ăn ở của bọn gia nhân làm vườn!
Trời đã sắp vào Đông, tuyết chưa rơi nhưng khí hậu rất lạnh. Tiếng côn trùng trong rừng rỉ rả, thê thiết khiến cảnh vật buồn bã vô cùng. Có lẽ vì lý do đó mà bọn người ở khu nhà gỗ này đều lên giường cả, hoặc bày chiếu rượu giải sầu.
Nhờ thế, Hãn Thanh mau chóng vượt hết khu vực này, tiến tới một bức tường cao vút, ngăn cách những cung ngơi tráng lệ phía trước. Hai bên thông nhau bằng một cánh cổng sắt thưa được khóa chặt.
Hãn Thanh rút Hàn Băng Kiếm dồn chân khí vào và ấn mạnh. Thanh kiếm sắc bén vô song đã lún dần vào dây xích sắt và cắt đứt khoen. Hãn Thanh lách qua, đóng cửa lại cẩn thận như cũ. Chàng gở bỏ khoen sắt bị cắt. Sáng mai, gã nào đó sẽ tưởng mình quên khóa cửa, vì chẳng ai đếm số khoen sắt bao giờ! Dây thiết luyện này rất mới nên khoen đầu dây chưa trầy xước bao nhiêu, trông cũng giống như khoen thứ hai vậy!
Hãn Thanh lo ngại thế lực của Ngũ Hoàng Tử và cũng không muốn đụng chạm với triều đình nên quyết định cứu Tiểu Thuần một cách êm thắm.
Nhà cửa vùng trung tâm sơn trang được bố trí rải rác trong vườn hoa, gồm hàng trăm căn nhà lớn nhỏ, lực lượng tuần tra luôn túc trực không thể phát hiện một đại cao thủ về khinh công như Hãn Thanh. Chàng mừng thầm vì không có con chó nào! Nghe nói Ngũ Hoàng Tử tuổi Tuất nên không thích nuôi chó! Lão Hầu gia từng kể rằng:
Khi Chu Quế ra đời, các tiệm bán thịt chó trên cả nước đều phải đóng cửa ba ngày!
Công trình đồ sộ, huy hoàng nhất là tòa cung điện nằm chính giữa:
mái ngói lưu ly cong vút và những hàng cột đắp nổi hình long phụng được sơn thếp vàng rực rỡ.
Có một đoạn mái hiên tăm tối vì đèn lồng hết dầu hay bị gió Đông thổi tắt. Và qua khung cửa sổ tròn vẫn thấy được ánh nến sáng trưng bên trong.
Hãn Thanh áp sát vách tường mà nghe ngóng, quan sát. Quanh chiếc bàn đá cẩm thạch là năm người, ba lạ hai quen. Người lạ gồm một chàng trai tuổi hai mươi mấy, y phục diêm dúa, hoa lệ, búi tóc cài kim khôi Chắc là Ngũ Hoàng Tử Chu Quế. Hai người kia là hai lão đạo áo trắng giống sự miêu tả của phân đà Cái Bang. Tuổi họ độ tám mươi, râu tóc bạc phơ trông rất tiên phong đạo cốt. Hãn Thanh đã từng nghe Bất Biệt Cư Sĩ kể về Kim Khánh song tiên ở Quân Linh Sơn. Cao Hán Ngọc còn nói rằng âm công của hai chiếc khánh vàng kia rất lợi hại.
Còn hai ngươi quen cũ chính là Nam Thiên Tổng Giám Tư Không Nhạ và một người họ Mộ Dung. Gã tên là Mộ Dung Cầu, em thúc bá với Hãn Thanh.
Trong trận hỏa thiêu Hầu Phủ, mọi người đồn rằng gã đã hi sinh. Hãn Thanh nghe lòng chua xót vì không ngờ trong gia tộc lại có người phản bội!
Lúc này Tư Không Nhạ cất tiếng:
- Bẩm Điện hạ! Gã Mộ Dung Cầu này có dáng vóc tương tự tiểu tử Hãn Thanh và thuộc làu tính nết thói quen của Tiểu Hầu Gia! Lão phu tin chắc rằng sẽ lừa được Bạch Nhật Quỉ Hồn Trịnh Tiểu Thuần.
Giờ đây Song Tiên đã khôi phục được tám phần thần trí cho Tiểu Thuần, chúng ta sẽ hóa trang Mộ Dung Cầu thành Hãn Thanh. Gã sẽ đưa nàng ta về Bắc Kinh và dụ nàng vào cung hành thích. Với khinh công và pho Nhất ém Thần Chỉ của Tiểu Thuần. Minh Cảnh Tông và thái tử chẳng thể thoát chết được.
Khi điện hạ lên ngôi Cữu Ngũ, lập tức cho ba quân vây chặt Hầu Phủ, bắt giải về kinh, tiêu lục toàn gia. Lão phu xin nhắc lại rằng tài sản của Mộ Dung Cẩn còn nhiều hơn cả Tứ Hải Tiền Trang!
Ngũ Hoàng tử hài lòng gật đầu lia lịa. Mộ Dung Cầu sợ hãi nói:
- Lão gia tính toán như vậy thì tại hạ bị vạ lây chứ đâu được lợi lộc gì?
Tư Không Nhạ cười nói:
- Gia tài của họ Mộ Dung còn hàng vạn mẫu đất ở hai bờ Lục Thủy. Lúc ấy, điện hạ sẽ phong hầu cho ngươi để cai quản, như vậy chưa đủ hay sao?
Chu Quế hứa ngay:
- Đúng thế! Ngươi sẽ trở thành Bình Phiên Hầu đời thứ sáu thay cho gã Hãn Thanh! Ta còn thưởng thêm cho ngươi năm vạn lượng vàng nữa!
Mộ Dung Cầu hớn hở vái dài:
- Thế thì thảo dân xin tận lực!
Hãn Thanh nghe được âm mưu thâm độc này, lòng sôi lửa giận chỉ chực xông vào giết sạch bọn xấu xa. Nhưng chàng cố trấn tĩnh lại vì tự lượng không đủ sức. Hơn nữa, nếu vô cớ đụng đến Ngũ Hoàng Tử sẽ gây họa cho cả tông môn!
Kim Khánh Đại Tiên Cố Tĩnh là lão già có cái miệng khá rộng. Lão e hèm rồi lên tiếng:
- Sáng mai bần đạo sẽ thi triển Kim Khánh đại pháp để cứu chữa cho Tiểu Thuần, có lẽ phải mất một ngày mới xong. Trong lúc ấy, nhị vị sẽ dịch dung cho Mộ Dung thí chủ. Vậy là khoảng bốn ngày nữa chúng ta sẽ trở về Bắc Kinh được rồi!
Ngũ Hoàng Tử đứng lên tỏ ý tiễn khách. Bốn người kia vội vái chào, rời sảnh đi về phòng mình. Còn lại mình Chu Quế vẫn ngồi bên giá nến, trầm ngâm suy nghĩ. Chợt gã lẩm bẩm một mình:
- Chẳng lẽ ta lại bỏ qua một nữ nhân tuyệt thế như vậy? Sau này làm gì còn có cơ hội?
Gã mỉm cười dâm đảng,đứng lên đi về phía sau. Hãn Thanh biết gã nổi tà tâm, định cưỡng bức Tiểu Thuần, liền lao qua ô cửa sổ bám theo ngay.
Trước đây, Tiểu Thuần thường dùng pho khinh công Lưu Thủy Hành Vân theo Hãn Thanh như hình với bóng, mà chàng không thể phát hiện nổi, thì giờ đây Chu Quế làm sao biết được?
Nơi giam giữ Tiểu Thuần cũng ở trong tòa cung điện này, chỉ cách khách sảnh chừng vài dãy phòng. Đến nơi Ngũ Hoàng Tử tát yêu vào má hai ả nử tỳ đang canh chừng trước cửa rồi đuổi chúng đi!
Chu Quế rút chìa khóa mở cửa bước vào, không ngờ rằng sau lưng mình có người. Gã xoay lại đóng cửa thì Hãn Thanh cũng vẫn là chiếc bóng ở phía sau. Chàng và gã như dính liền một khối và cách nhau một khoảng cách không xa. Nếu gã có mắt sau lưng thì mới nhìn thấy được!
Chu Quế thắp thêm vài ngọn nến trên giá rồi cầm đến cuối phòng. Trên chiếc giường chạm trổ cầu kỳ, trải nệm trắng muốt kia chính là Trịnh Tiểu Thuần!
Nàng vẫn xinh đẹp như ngày nào, dù gương mặt gầy đi, và trên góc trán có một đốm sẹo bằng móng tay. Hãn Thanh nghe mắt cay xè, cố dằn cảm xúc suy tính kế sách hành động. Chàng không thể để gã làm nhục ái thê, nhưng cũng không thể giết gã! Cuối cùng Hãn Thanh cũng tìm ra phương sách, dùng thủ pháp kinh ngoại kỳ huyệt điểm nhanh vào hai huyệt — Minh, An Ninh sau tai phải của Chu Quế. Họ Chu mê man gục xuống, được Hãn Thanh đỡ lấy và điểm thêm các huyệt Thái Dương, Ngự Yên, Tứ Thần Thông.
Năm huyệt này đều ở trên đầu và là huyệt ngoài kinh. Khi bị điểm, nạn nhân sẽ biến thành si ngốc cười nói suốt ngày. Xong xuôi, Hãn Thanh đặt Tiểu Thuần trên lưng mình, xé khăn trải giường cột lại rồi rời khỏi tòa cung điện.
Giữa canh tư, Hãn Thanh về đến khách điếm, chàng giấu Tiểu Thuần trên chạng ba cây ngoài tường rồi vào phòng thu xếp hành lý, lấy ngựa. Khi bình minh ló dạng thì Hãn Thanh đã rời xa Đường Sơn năm chục dặm!