Ta là Thực Sắc - Chương 020. Véo mông hồ ly
[1] Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, làm chức Thái sử lệnh rồiTrung thư lệnh, đời nhà Hán, do bênh vực một vị tướng tên Lý Lăng. Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên, qua việc bảo vệ Lý Lăng, đã ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Vũ Đế, là nhút nhát. Tư Mã Thiên bị Hán Vũ Đế ban tội tử hình, nếu không chuộc bằng tiền bạc sẽ bị cung hình. Do không đủ tiền chuộc, ông đành chọn bị cung hình và bị cầm tù.
[2] Cung hình = bị thiến
[3] Lý Bạch (701-762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên.
[4] Đào Uyên Minh: tên thật là Đào Tiềm biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh, người đất Tầm Dương, nay thuộc huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, là một trong những nhà thơ lớn của Trung Quốc.
Câu trong ngoặc kép được trích trong bài thơ “Ẩm tửu” (“Uống rượu”) của ông:
“Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai,
Phi điểu tương dữ hoàn…
Thử trung hữu chân ý,
Dục biện dĩ vong ngôn.”
Dịch thơ :
“Nhà cỏ giữa nhân cảnh,
Không thấy ồn ngựa xe.
Hỏi ông: “Sao được vậy ?”
Lòng xa, đất tự xa.
Hái cúc dưới giậu đông,
Thơ thới nhìn núi Nam.
Khí núi ánh chiều đẹp,
Chim bay về từng đàn.
Trong cảnh có thâm vị,
Muốn tả đã quên lời”
[5] Hạng Vũ (232 TCN – 202 TCN) là nhà chính trị, là tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đầu thời nhà Hán, ông tự vẫn ở bờ sông Ô Giang trong trận Cai Hạ với nhà Hán. Ngu Cơ là vợ Hạng Vũ, tự mình tự vẫn để tránh làm vướng bận chồng trong trận Cai Hạ. Mối tình của hai người được đời sau truyền tụng và ca ngợi.
[6] Tiêu Phong (hay Kiều Phong) là nhân vật chính trong ba nhân vật chính trong truyện kiếm hiệp “Thiên Long Bát Bộ” do nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Kim Dung sáng tác.