Chỉ Đao - Hồi 08 TRỌC ĐỒ HUYỀN CƠ 4

Trong hoa viên còn có tiếng chim hót, mùi thơm của hoa cỏ và đặc biệt là khiến cho tinh thần con người ta cảm thấy rất sảng khoái.

- Nếu đại ca đã thích nơi này như vậy, thế thì hãy ở lại thêm một hôm nữa, rồi sáng sớm hai chúng ta cùng lên đường.

Hoắc Vũ Hoàn liền lắc đầu nói:

- Việc này không thể được. Cửu muội đã đến Bảo Định phủ trước rồi, chúng ta không nên để cho cửu muội đợi lâu như vậy.

- Được rồi đại ca ! Muội đi lấy nước cho dại ca rưa? mặt.

Không lâu sau, Lâm Tuyết Trinh bưng đến một chậu nước và một cái khăn mặt. Đợi cho Hoắc Vũ Hoàn rửa mặt xong xuôi, lúc ấy nàng mới đích thân đi sắp xếp chăn gối lại cho ngay ngắn. Sau đó xuống bếp rưa? tay chuẩn bị điểm tâm sáng.

Lâm Tuyết Trinh vui vẻ bận rộn giống như một như một nữ chủ nhân ân cần khoản đãi khách, và cũng giống như một người hiền phụ tài ba.

Nhưng mà đối với việc này, Hoắc Vũ Hoàn chợt sinh ra nhiều cảm nghĩ.

Nhiều năm nay, việc ăn uống và ngủ nghỉ của Hoắc Vũ Hoàn đều do một tay Thiết Liên Cô coi sóc.

Hoắc Vũ Hoàn đi đến đâu cũng đều có Thiết Liên Cô ở bên cạnh.

Việc này dần dần đã trở thành quen thuộc đốivới các anh em trong bang.

Thậm chí hoắc Vũ Hoàn cũng đã quen như vậy rồi.

Bây giờ, Thiết Liên Cô vì buồn phiền nên đã bỏ đi. Rồi tự nhiên thay vào đó bằng một Lâm Tuyết Trinh. Không biết tính tình cuả nàng có thật sự nhu mì, hiền hậu dễ thương như Thiết Liên Cô hay không ? Nhưng dẫu sao Hoắc Vũ Hoàn cũng vẫn cảm thấy có điều chi hơi khác thường.

Hoắc Vũ Hoàn không biết phải giải thích sự cảm nhận này như thế nào ? Cũng không có cách chi hình dung đó là một loại hương vị gì ? Đối với các thức ăn mà Lâm Tuyết Trinh đã bỏ nhiều công sức ra chế biến, đột nhiên Hoắc Vũ Hoàn thấy càng không muốn ăn nhiều hơn nữa.

Hoắc Vũ Hoàn đồng thời cũng cảm thấy một điều gì ray rức trong tâm, khi nghĩ đến việc Thiết Liên Cô ra đi một mình. Mặc dù Thiết Liên Cô là một tay cao thủ nhưng để cho nàng đi như thế, quả thật là điều không nên để xảy ra. Thân gái dậm trường. 

Đúng ra, Hoắc Vũ Hoàn phải mạnh tay ngăn cản Thiết Liên Cô lại, cùng đi chung. Sau đó có chuyện gì sẽ tính. Càng nghĩ, Hoắc Vũ Hoàn càng tự trách mình nhiều hơn, nóng nảy đi tới lui, mong sao cho Lâm Tuyết Trinh sớm sửa soạn mau, xong rồi đi cho lẹ.

Hồi lâu mới thấy Lâm Tuyết Trinh miệng cười tươi, yểu điệu xách túi hành trang ra. Thấy Hoắc Vũ Hoàn quần áo chỉnh tề, ngồi trên lưng ngựa từ hồi nào, mặt mày chàu quạu, dáng điệu có vẻ nóng nẩy. Lâm Tuyết Trinh rất ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì nữa xảy ra, nàng chỉ im lặng leo lên lưng ngựa, rồi cả hai nhắm hướng Bảo Định phủ trực chỉ.

"Hiệu tương lão Trần" nằm ở bên thành tây môn phủ Bảo Định, ngoài những hủ tương được chất thành đống ra, chỉ có mấy gian nhà gỗ mà thôi. 

Chủ nhân của hiệu tương này là một lão nhân cụt hết một chân, có tên là Trần Hoàng. Năm nay lão đã bảy mươi bốn tuổi, không vợ không con.

Trừ năm thanh niên phụ giúp lão trong việc pha chế nước tương và mấy con chó, lão hầu như không hề có một người thân nào.

Trần Hoàng là người liên lạc, cung cấp tin tức cho Hoàn Phong Thập Bát kỳ, do đó năm thanh niên kia đương nhiên cũng không phải là người ngoài. Bọn họ đều là những cô nhi được một tay Hoắc Vũ Hoàn nuôi lớn 

Một lão nhân tàn phế dẫn mấy tên thanh niên đến đây kiếm sống.

Nếu như nhìn bên ngoài thì chẳng có gì đặc biệt. Huống hồ Trần Hoàng đối xử với mọi người rất là khéo léo và tế nhị.

Ngoài thời gian lo buôn bán ra, mỗi khi rảnh rổi lão thường đứng ở chỗ cao cao của tường thành cùng với mấy đứa trẻ chơi trò thả chim bồ câu.

Trần Hoàng thích nhất là nuôi chim bồ câu. Lão nuôi cả gần trăm con bồ câu đủ loại.

Có lẽ vì thân thể lão tàn phế, không tiện đi lại, cho nên lão đặc biệt thích ngồi một mình trên tường thành, ngắm nhìn từng đàn bồ câu bay lượn trên không trung, để nhớ lại những ngày lão đi lại tự do tự tại bằng chính đôi chân của mình.

Gần đây những đứa trẻ cũng rất quen thuộc với lão, chúng đều gọi lão là "Lão Trần độc cước", mọi người có khi chế giễu lão, nhưng lão vẫn tươi cười với mọi người nhưng có một điều là đừng ai bắt những con chim bồ câu của lão.

Những con chim bồ câu này giống như mạng sống của lão vậy. Nếu có ai bắt chim bồ câu của lão thì chẳng khác chi cầm dao mà giết lão.

Vì vậy, những người hàng xóm tặng cho lão một biệt hiệu là "Lão Trần câu điểu"

Lâu ngày, tên này được truyền đi rộng rãi khắp nơi. Những cư dân sống ở vùng tây môn phủ Bảo Định, có thể có người không biết "Hiệu tương lão Trần", nhưng chỉ cần nhắc đến "Lão Trần câu điểu" thì gần như không ai là không biết đến.

Mọi người chỉ biết Trần Hoàng thích nuôi chim bồ câu, nhưng chẳng ai biết được mục đích nuôi chim bồ câu của lão là gì ?

Chiếu nay, Trần Hoành lại ngồi trên tường thành phía sau hiệu tương của lão, để ngắm nhìn đàn bồ câu đang bay lượn trên không.

Gần đó có mấy đứa ngoan đồng đang nô đùa với nhau. Đột nhiên, lũ bồ câu kéo nhau quay về chuồng trốn hết. Ngay cả con quạ đang bay trên trời cũng tìm chỗ mà núp... 

Từ phía chân trời bỗng nhiên xuất hiện hai con chim ưng.

Bọn ngoan đồng đều dừng cuộc chơi lại, dùng tay chỉ chỉ hai con chim ưng nói:

- Chim ưng đến để bắt bồ câu của lão Trần làm cơm tối đó !

Trần Hoàng giận dữ đứng lên nói:

- Bọn súc sinh, lần trước đã bắt trộm của ta hết một con bồ câu. Lần này còn định đến đây bắt nữa hay sao ? Ta thề có một ngày các ngươi sẽ chết dưới tay ta.

Một đứa ngoan đồng vỗ tay cười nói:

- Lão Trần ! Lão đừng đứng đấy tức giận có ích gì ? Có bản lĩnh cứ việc bay lên trời bắt chúng xuống đây.

Trần Hoàng nhổ một bãi nước bọt lên đất, mỉm cười mắng:

- Tiểu Hầu nhi ! Ngươi tưởng lão Trần không thể bay hay sao ? Nếu như hai chân của lão Trần này vẫn còn đầy đủ, hứ !... 

Lão chưa nói hết câu, bỗng nhìn thấy con chim ưng đang lượn trên cao, đột nhiên cùng một lúc lao mình xuống nhanh như hai mũi tên.

Chim ưng từ trên cao lao xuống như vậy, tất nhiên là nó đã phát hiện ra mục tiêu.

Trần Hoàng nhìn hai con chim, vẻ mặt không khỏi biến sắc. Bởi vì mục tiêu tấn công của hai con chim ưng kia chính là con bồ câu thơ màu xám.

Con bồ câu thơ xám kia đang từ hướng Tây Nam bay đến. Nó đang cố gắng đập hai cánh liên tục, rõ ràng là bay qua một lộ trình quá xa, nên nó đã có vẻ hơi kiệt sức. Bởi vậy đại hoa. sắp ấp xuống đầu mà nó vẫn thản nhiên không hề hay biết.

Thần Hoàng nhìn cảnh tượng trước mặt lo lắng. Vì khoảng cách quá xa, nên lão không sao giúp con bồ câu được, mà chỉ có thể chống mạnh đầu cây nạng xuống đất quát lớn:

- Đồ ngu ! Còn không mau trốn... 

Trên không trung, con chim ưng đang lao nhanh xuống như một tia chớp. Chỉ thoáng một cái, nó đã tới đỉnh đầu của con chim bồ câu.

"Quác" một tiếng kêu lớn vang lên, lông chim từ trên không tơi tả rơi xuống.

Con chim bồ câu lảo đảo rơi xuống, hiển nhiên là nó đã bị thọ thương.

Tuy đã kiệt sức, lại thêm bị trọng thương, nhưng con chim bồ câu cũng không cam lòng để chờ chết. Khi rơi xuống còn cách mặt đất khoảng nửa thước, con bồ câu liền dùng hết sức còn lại giang rộng đôi cánh ra và tiếp tục bay là là trên mặt đất.

Hai con chim ưng lập tức đuổi theo sau và luân phiên nhau công kích.

Đã hai, ba lần, xuýt chút nữa con bồ câu đã nằm gọn trong bộ vuốt nhọn của chúng.

Cứ như vậy, cuối cùng con chim bồ câu cũng đến được bên ngoài tường thành.

Lúc ấy bọn ngoan đồng vỗ tay reo lên:

- Xem kìa ! Chim ưng đang bắt bồ câu.

Trần Hoàng hai mắt đỏ ngầu, răng lão nghiến ken két, tay thì nắm chặt cây nạng, còn mắt nhìm đăm đăm hai con chim ưng hung ác.

Lúc này, con bồ câu đã hết đường chạy trốn. Nó cố gắng lê tấm thân đã bị thương vượt qua đầu tường.

Hai con chim ưng cũng đang đuổi gấp ở phía sau. 

Đôi cánh rộng của chúng lướt nhanh qua tường thành, gần như muốn chạm vào mặt những đứa ngoan đồng đang đứng xem.

Bọn ngoan đồng la lên thất thanh, đưa tay ôm lấy đầu và vội nằm sát xuống đầu tường.

Bất thình lình Trần Hoàng tung mình bay nhanh về phía trước. Xem ra thế bay của lão còn nhanh lẹ hơn hai con chim ưng. Khi chỉ cách còn năm sáu tấc, tay phải của lão đột ngột đưa ra, tức thì con bồ câu đã nằm gọn trong lòng bàn tay phải của lão. Đồng thời cây nạng bên tay trái của lão cũng vung cao. 

Một tiếng "bốp" vang lên, cây nạng đã đánh trúng vào ngực của một con chim ưng.

Con chim ưng vừa bị trúng đòn liền lập tức rơi ngay xuống đất.

Con còn lại thấy tình thế bất lợi có người can thiệp, vội vỗ mạnh đôi cánh vọt nhanh lên không định đào tẩu.

Trần Hoàng cười nhạt nói:

- Súc sanh ! Chạy đâu cho thoát !

Chỉ thấy lão hơi ưỡn ngực ra phía trước. Rõ ràng là lão ta đang vận khí toàn thân. 

Sau đó lão nhảy lên khỏi mặt tường hai tấc, cùng lúc tay trái vung lên một cái. Con chim ưng còn lại chưa kịp bay lên đã bị rơi xuống bên chân bờ tường.

Lão ra tay quá ư lanh lẹ, vì thế mấy đứa ngoan đồng không cách chi nhìn thấy được.

Khi chúng đã đứng dậy, nhìn ra thì cả chim ưng lẫn chim bồ câu đều không còn nhìn thấy nữa. Chỉ thấy lão Trần độc cước tay chống nạng vội vã bước xuống tường thành. 

Trong lúc bọn trẻ không hiểu tại sao duyên cớ lại như vậy, thì từ trong chỗ khuất dưới tường bỗng có một người từ từ bước ra.

Người đó trên mình khoác một cái áo choàng mầu đen, đầu gã đội một cái nón rộng vành, khiến cho người ta không thể đoán được vóc dáng cũng như diện mạo của gã.

Nhưng gã đã đứng ở dưới bức tường thành này rất lâu, và dĩ nhiên cũng nhìn thấy được diễn tiến Trần Hoàng phi thân lên giết chết hai con chim ưng.

Gã chầm chậm tiến về phía chân tường thành, nhặt xác hai con chim ưng lên nhìn một hồi lâu, sau đó mới từ từ bước vào trong cửa thành.

Tuy cử chỉ và hành động của gã đều rất chậm chạp, nhưng dường như gã phải nén cảm xúc lại, mới có thể bước được những bước nặng nề như vậy.

"Hiệu tương lão Trần" chuyên nghề kinh doanh buôn bán, bởi thế ngay tờ mờ sáng đã có khách đến mua, vì vậy cửa tiệm tự nhiên phải mở cửa sớm.

Nhưng mà hôm nay, thần sắc của Trần Hoàng dường như có vẻ rất nghiêm trọng. Một lát sau, lão đi vào bên tron sai người đóng cửa tiệm lại. Hơn nữa lão còn thả những con chó ra và không tiếp bất kỳ một khách hàng nào.

Năm gã thanh niên đều hiểu rõ tình hình này chứng tỏ có tin tức cực kỳ quan trọng và khẩn cấp đã được đưa đến.

Bọn chúng lập tức đóng cửa tiệm lại và thả chó ra. Đồng thời mỗi người đều lấy binh khí ra, chia nhau bốn phía canh chừng và đề phòng kẻ ngoài dòm lén.

Trần Hoàng tay cầm con bồ câu bị thương, một mình đi vào gian nhà gỗ ở phía sau hậu viện. Lão cẩn thận đóng hết cửa sổ lại. Sau đó mới kéo ngăn hộc bàn lấy ra một con dao nhỏ.

Trên chân trái của con bồ câu có một ống sắt nhỏ màu hồng dài độ nửa tấc. Hai đầu ống sắt được bịt kín bằng giấy, hơn nữa ở trên còn có một dấu ấn còn mới, có hai chữ "Thái Nhứt"

Trần Hoàng tháo ống sắt ra khỏi chân con chim bồ câu. Sau đó mở một đầu ống sắt ra.

Bên trong ống sắt không phải là mật hàm hay văn kiện gì cả, mà là một nhúm bột màu vàng.

Lão đổ nhúm bột màu vàng kia vào trong một cái chén, rồi thêm vào một ít nước lã, sau đó khuấy đều lên. Chỉ một lát sau, nước trong chén đã biến thành màu đỏ tía.

Tiếp theo, lão dùng con dao nhỏ cắt lấy máu con bồ câu cho vào trong chén.

Máu và nước trong chén đều là màu đỏ. Cả hai hoà vào nhau liền biến thành một chất có màu đen giống như là mực vậy.

Trần Hoàng lại cắt diều con bồ câu lấy ra một hòn sáp. Trong lúc lão định bẻ hòn sáp ra, thì đột nhiên nghe tiếng chó trong sân sủa lên, đồng thời cũng có tiếng va chạm của binh khí.

Trần Hoàng giật mình, trầm giọng quát:

- Việc gì vậy ?

Không một tiếng người đáp lại, cũng không còn nghe thấy một âm thanh nào khác.

Trần Hoàng hơi nghi ngờ, liến vội vàng cất chén nước đen vào trong ngăn kéo, rồi lại bỏ hòn sáp vào trong miệng, thận tay lão vớ lấy cây nạng... 

Bỗng nhiên lúc ấy cánh cửa gỗ bị mở toang ra.

Ngoài cửa có một bóng người đang đứng. Trên đầu gã đội một cái nón rộng vành, mình khoác một cái áo choàng đen, đầu gã hơi cúi xuống, còn miệng thì cười nhạt.

Trần Hoàng bất giác không tự chủ được, liền chống nạng lùi ra sau một bước hỏi:

- Các hạ là ai ?

Người kia không đáp lại mà từ từ bước vào trong phòng.

Trần Hoàng bị khí thế cuả người kia uy hiếp, tự nhiên lão lùi về sau liên tiếp hai, ba bước.

Người kia vén một bên cái áo choàng, rồi lấy ra hai cái xác chết chim ưng đặt lên bàn. Gã không nói tiếng nào, tự ngồi xuống cái ghế đặt bên phiá cưa?.

Trần Hoàng vừa nhìn thấy hai xác chim ứng chết, sắc mặt lão liền tái nhợt.

Theo bản năng, lão đưa cái nạng lên định xuất thủ. Nhưng khi ánh mắt lão vừa lướt qua vai của người kia, đột nhiên lão cảm thấy toàn thân lạnh toát, mồ hôi tuôn ra và từ từ thả cây nạng xuống.

Bởi vì lão vừa nhìn thấy năm gã thanh niên và bốn con chó hung hãn của lão đã nằm chết trong sân.

Năm gã thanh niên này tuy võ công không cao cường, nhưng cùng một lúc muốn giết chết hết năm người cũng không phải là chuyện dễ.

Hơn nữa, có thể khiến cho đối phương không la lên được tiếng nào lại càng không dễ hơn.

Diều đáng ghê rợn hơn cả là người kia không chỉ giết chết năm gã thanh niên mà thôi, hắn còn giết luôn cả bốn con chó tinh khôn đã được huấn luyện lâu năm của lão.

Chí ít, Trần Hoàng tự nhủ mình không có cách chi làm điều đó được.

Lão nhìn hai cái xác chim ưng bê bết máu, trong lòng hiểu rằng bí mật đã bị bại lộ.

Nhưng lão không đoán ra người trước mặt mình lai lịch như thế nào ? Và hắn ta có mục đích gì?