06. Sơn bát cảnh - Phần 04
Huyết ô trì[137]
Huyết ô trì còn có tên huyết hà trì, bắt nguồn từ “huyết hà”[138] trong kinh Phật. Trong Phật thuyết hóa thủ kinh, quyển bảy có ghi lại: “Người chết hóa thành bốn ao máu lớn, bên trong đầy máu, và ao bên cạnh chảy bốn dòng sông máu.” Việc này không liên quan đến địa ngục, vào cuối đời Đường, trong Lăng nghiêm kinh, quyển tám cũng dẫn ra một câu chuyện: “Câu chuyện có huyết hà, khôi hà, nhiệt sa, độc hải, dung đồng, quan thiệt chí sự.” Trong đó huyết hà đã trở thành một cực hình dưới địa ngục. Trong Chính pháp niệm xử kinh, quyển mười có nhắc đến một việc: gọi to mười sáu xứ nhỏ dưới địa ngục, cái thứ sáu có tên “Huyết hà phiêu”, đồng thời những người vào địa ngục là người tự làm hại bản thân mình và tu hành ngoại đạo kiểu như “đi vào trong rừng, chân treo lên cành cây, đầu dốc xuống dưới, dùng dao bổ mũi, hoặc tự đập vào trán mình, tự làm chảy máu mình rồi dùng lửa đốt máu, hy vọng sẽ được thăng thiên”. Những kiểu người tu theo đạo đối xử tàn nhẫn với chính mình, nhưng cuối cùng vẫn không đắc đạo thành tiên mà ngược lại còn “bị nhốt vào nơi dành cho kẻ ác, rồi đến huyết hà phiêu dưới địa ngục, chịu nhiều khổ cực”, đều thật là ngu muội.
[137] Nghĩa là: ao máu bẩn.
[138] Nghĩa là: sông máu.
Nhưng không biết bắt đầu từ khi nào, chốn địa ngục này khi du nhập vào Trung Quốc biến thành nơi dành riêng cho phụ nữ. Lương Cung Thần, người thời nhà Thanh trong cuốn Bắc đông viên bút lục kế biên, quyển năm, Phật mẫu háo đạo có viết: “Trước tiên sẽ gặp dòng sông máu mênh mông không thấy bờ bến, có vài người phụ nữ hoặc ngâm mình trong nước, hoặc đang đầu tóc bồng bềnh, hoặc nằm nghiêng người để ngủ, máu chảy vây quanh thân mình.” Những người phụ nữ này phạm tội gì mà bị rơi vào dòng sông máu, điều này thật không dễ nói. Nhưng trong Tử bất ngữ của Viên Mai, quyển hai mươi hai, Ngô sinh lưỡng nhập âm phủ có trích dẫn một đoạn, từ đó ta có thể lý giải phần nào nguyên nhân xảy ra sự việc này. Trong một thời gian rất dài, con người cho rằng phụ nữ bị vào dòng sông máu bẩn là vì người phụ nữ đó từng sinh con, trong câu chuyện này, Viên Mai mượn lời nói của một cụ bà để phản bác:
Ngô hỏi: “Nương tử của tôi chưa hề sinh con, hà tất phải vào nơi đây?” Cụ bà đáp: “Trước đây ta đã nói rõ, ao này không phải để cho những người từng sinh con đến. Sinh con là điều thường tình ở nhân gian, hà cớ gì phải chịu tội!”
Cách nhìn sai lầm đã bị Viên Mai phản bác, trong Đàm chân dật sử cũng có một bản, hồi sáu trong sách nói, người phụ nữ sinh con, bản thân đã có tội “huyết chủng tam quang”, còn nếu khó đẻ mà chết, thì tội cộng thêm tội: “Lúc đó oan nghiệt theo người, linh hồn phải chịu tội, Diêm Vương lão tử rất lợi hại, tra trong cuốn nghiệt bạc, gọi những tên quỷ đầu trâu mặt ngựa dẫn vào ao máu bẩn, không được lộ đầu. Lại có chim ưng và rắn đến mổ, có ác khuyển đến cắn.” Cũng đều là máu trong cơ thể con người, nhưng máu từ dưới cơ thể của người phụ nữ chảy ra là loại ô uế, thậm chí còn có chút tà lực và đó chính là lý do vì sao mà mặt trời không được sáng chói như trước nữa cũng là kết quả của “huyết trung”. Cách nhìn sai lầm của các thầy mo hầu như có liên quan đến tính thần mật của đạo học. Đạo học lưu đến hạ tầng, thì thường sẽ sinh thành yêu nghiệt, trong mắt họ, phía dưới cơ thể của phụ nữ có một lực ô uế rất lớn, không những có thể làm ô nhiễm môi trường, làm tam quang mất màu, mà trên chiến trường vào thời đó có thể làm vũ khí hồng dịch đại bác của đạn nguyên tử mà biến thành câm. Đầu đời nhà Thanh, Đổng Hàn cũng nhắc đến điều này trong cuốn Tam phong thức lược:
Trước tiên là cầm chân kẻ xâm lược ngoài thành, trong thành được bảo vệ hết sức cẩn thận, dùng lực tấn công ba lần, nhưng không thể khắc phục được. Kẻ địch yếu thế, tìm kiếm hàng trăm người phụ nữ, để lộ bộ phận dưới thân, đặt lộn đầu lại, hướng về phía cổng thành trêu ghẹo, rồi nói: “Âm môn trận”, pháo trên thành đều không thể nổ được. Trần Vĩnh Phúc tướng quân vội vàng tìm tăng nhân, thuật lại chuyện xảy ra, lệnh xích thân lập trận đối khẩu, và nói “dương môn trận”, pháo của kẻ địch đúng là phải lùi lại phía sau không dám bắn nữa.
Cách đấu âm dương giữa quan và “phỉ” đều cùng một sư truyền. Đồng Hàn còn nói: “Sau đó đám cướp còn dùng lại vài lần cách đánh này, và thường rất linh nghiệm.” Qua đó có thể thấy, uy lực của các thầy mo trong nhân gian nhiều khi cũng khiến cho đại phu tin tưởng.
Nhưng còn kiểu người đần độn bỗng chốc quên mất chính bản thân mình thì bắt đầu từ đâu mà có. Rõ ràng đó chỉ là số ít và những người như thế chỉ nói ra những lời nói ngu muội, vậy là truyền thuyết về dòng sông máu bẩn chuyên dùng làm nơi dành cho người phụ nữ đã sinh con cũng không còn hợp thời nữa. Từ đây lại xuất hiện một cách nói khác, tất nhiên vẫn là nơi lập riêng cho phụ nữ. Như trong Tề công toàn truyện, hồi một trăm năm mươi lại cho rằng:
Những người phụ nữ này, có người không kính bố mẹ chồng, có người không tiếc ngũ cốc, có người không tín thần phật, có người không tôn trọng chồng... sau khi chết đều phải vào ao bẩn uống máu.
Còn Viên Mai thì cho rằng, phải vào ao máu bẩn là những người phụ nữ có hành động độc ác, tàn nhẫn với tì thiếp:
Đi đến một nơi, gặp một vũng máu lớn, người phụ nữ ở bên trong đang khóc than ai oán. Thường nói: “Đây là nơi Phật gia tạo ra có tên gọi “huyết ô trì”. Những người vào ao này là những người lúc sinh thời đã rất độc tàn với tì thiếp, phàm là những tì thiếp già gặp máu không ngưng, thì đều vào từ này.”
Theo như Kỳ Vân giải thích trong Việt vi thảo đường bút ký, quyển chín: “Có người ra đi một cách bất thường, đến cõi âm hỏi âm sứ, nhân gian niệm tụng “huyết bồn kinh sám”[139], có tác dụng gì không? Âm sứ một mực phủ nhận, trong cõi âm không hề có ao máu bẩn, cách nói về dòng sông máu hoàn toàn là lừa bịp, mục đích là để lừa tiền của phụ nữ.”
[139] Nghĩa là: đọc kinh sám hối bồn máu.
Kẻ nói điều này chủ yếu là nói với những người phụ nữ cả tin, mà phụ nữ thì không tránh khỏi việc sinh con đẻ cái, lại tưởng rằng như vậy là có tội, mà có tội thì không thể không xám hối, và có bao nhiêu tiền tài đều ra sức làm công đức hết thảy.
Trong Ngọc lịch bảo sao lại có nhiều cách lập luận rất hoang đường, trái với đạo lý, duy nhất có việc này là có vẻ hợp tình hợp lý hơn cả, thậm chí cả đàn ông cũng nói vào ao máu, đương nhiên bên trong vẫn có không ít những lời nói ngu muội:
Lập ra cái ao bẩn này, bất luận là nam hay nữ, phàm khi ở trần thế không chăm thần trước phật sau, không kiêng nhật thần, như là ngày Mười bốn, Mười lăm tháng Năm, ngày mồng Ba, Mười ba tháng Tám, mồng Mười tháng Mười, vào những ngày này nam nữ phạm điều giao cấu, thần sẽ giáng bệnh nặng mà chết, sẽ phải chịu nỗi khổ dưới địa ngục, không ngóc đầu lên được. Và nam phụ mà giết, máu chảy thần bếp, phật miếu đường kinh điển là dùng giấy ấn dấu lên, tất cả để lên trên vật tế lễ, chịu qua những khổ cực dưới âm phủ, được giải vào ao máu, vẫn không dễ dàng được xuất đầu lộ diện.
Du Việt trong cuốn Hữu đài tiên quản bút ký, quyển năm lại nhắc đến một cách nói mới. Du Quân là người ra đi bất thường thuật lại: “Ao máu bẩn chuyên trị nam tử. Phàm là người đàn ông cưới một vợ, không phải vào ao này, lấy người thứ hai sẽ bị vào ao này một lần, cưới ba lần, vào ao này hai lần. Nếu như là người có thiếp, xem số thê thiếp mà biết số lần mình phải vào ao máu.” Để ao máu bẩn biến thành địa ngục của những kẻ lắm thê nhiều thiếp, vị Du Quân tiên sinh ra đi một cách bất thường này có quan niệm về nữ quyền, rất giống như trong những lời nói bóng gió của tác giả Du Lý Sơtrong Quý tị tồn cảo. Du Việt cho rằng, cách nói của vị bổn gia là “những người háo sắc có thể cai và sẽ không bị như vậy”. Quả nhiên không hổ thẹn là đệ tử của Tăng Quốc Phiên, đưa ý kiến của mình nói với âm phủ để sửa đổi, cải tiến cách dùng ao máu bẩn, chuyên dùng để trừng trị những kẻ ngoại tình, và những kẻ cùng nhau chạy trốn, những kiểu không có mai mối theo phong tục tập quán, bất kể là nam hay nữ, đều phải vào đó.
Có người nói dưới âm phủ không có ao máu bẩn, thực tế là có, chuyên để trừng trị những đôi nam nữ không tuân theo lễ nghĩa, có quan hệ bất chính ngoài vợ chồng, tất cả đều phải vào ao máu.
Ao máu bẩn lại trở thành một hình phạt dưới âm phủ, vì thế nó ở gần điện Diêm Vương. Nhưng cách nói xuất hiện sớm nhất lại không phải như vậy. Ở đoạn trước chúng ta có giới thiệu về sông Nại, có sách thì nói ao máu bẩn ở ngay dưới chân cầu sông Nại, chỉ cần trượt chân ở trên cầu là rơi vào ao này, và không phân biệt nam - nữ, thiện - ác. Nghe nói ao máu bẩn ở quỷ thành Phong Đô cũng như vậy, nhưng chỉ là nước nông hơn một chút, bẩn thì có thể, còn máu thì tuyệt đối không có.