Quyện điểu - Chương 02
Chương 2
Buổi
chiều mùa hạ lúc nào cũng mệt mỏi và buồn chán. Vân Bằng ngồi trong thư
phòng, tay cầm một cuốn Nguyên Khúc lơ đãng xem. Thư đồng của chàng -
Hỉ Nhi đứng bên giúp chàng phe phẩy quạt. Chàng đã nhậm chức được nửa
tháng và đã quen thuộc với cái huyện nhỏ giản dị chất phát nàỵ Ở đây dân
chúng an cư lạc nghiệp, phong hóa rất thuần, rất ít cãi cọ tranh chấp.
Nửa tháng nay chàng chỉ phải giải quyết một vài vụ tranh cãi gia đình
nho nhỏ. Công việc của Huyện thái gia thành ra khá thanh nhàn và dễ chịụ
Huyện lỵ ở đây có tên là Dương Gia Tập, tại sao
lại gọi là Dương Gia Tập thì không tìm hiểu được, nhưng chỉ biết rằng họ
Dương ở đây còn ít hơn tất cả các họ khác; chắc là trước đây huyện
thành này chỉ là nơi họp chợ. Ngày nay đã đông tới hàng ngàn hộ và còn
là một chợ đầu mối da thú nho nhỏ. Cũng vì là nơi bán buôn da thú,
thương gia các nơi đến mua hàng khá đông nên các quán rượu quán cơm quán
trọ cũng theo đó mà sinh ra, lại còn có vài ban diễn tích tuồng trò
rối, xiếc khỉ... thường lai vãng kiếm ăn. Vì vậy, huyện thành Dương Gia
Tập này náo nhiệt hơn sự tưởng tượng của Vân Bằng nhiềụ
Nha môn của huyện nằm ở trung tâm huyện thành
một tòa nhà lớn đàng hoàng đĩnh đạc, ngoài cửa lớn có sư tử đá ngồi
canh. Phủ đệ của tri huyện ở đằng sau nha môn nên khi thăng đường rất dễ
dàng tiện lợị Phủ tri huyện là một khu nhà được làm kỹ lưỡng công phu
nhất toàn thành, trước sau gồm ba dãy nhà, có đến mấy chục gian phòng,
cột kèo chạm vẽ tinh vi, ở giữa còn có một vườn hoa lớn rất đẹp.
Vân Bằng đã đưa gia quyến đến ở đây, phu nhân
tên là Lộng Ngọc người thanh nhã tính hiền thục. Nếu nói rằng ở Vân Bằng
còn có chút gì khiếm khuyết thì đó chính là việc nàng Lộng Ngọc chỉ
sinh cho chàng hai đứa con, nhưng lại toàn là gái, một đứa tên Thu Nhi
lên 8, một đứa tên là Đông Nhi lên 6. Vì chưa có con trai nên Lộng Ngọc
là người sốt ruột nhất, thường khuyên chồng nạp thiếp. Thế nhưng về điểm
này thì Vân Bằng cố chấp không ai bằng, chàng thường nói với Lộng Ngọc.
- Sinh con trai, đẻ con gái vốn là nhờ vận khí,
còn ân ái vợ chồng là nặng hơn tất cả. Chúng ta trước đây chưa từng quen
biết nhau chỉ nhờ ơn đức cha mẹ mà thành thân, nhưng cái tình với nhau
thật khó có ai được đến thế này, đó chính là duyên may, nếu chỉ vì muốn
có con trai mà nạp thiếp thì các người đó há chẳng thành nhưng công cụ
để sinh con ự Đây thật là việc làm tổn hại cho người khác, tôi không
làm!
Nghe ra ý tứ của chồng, tựa hồ gặp được người
trí tâm hợp ý, đúng là phải lấy chữ "tình" làm điểm xuất phát việc nạp
thiếp mà bỏ qua tình cảm là không được.
Lộng Ngọc bèn mua mấy a hoàn rất đẹp, người nõn
nà tha thướt như hoa thủy tiên và cố ý đưa họ vào hầu cận Vân Bằng: nào
khêu đèn, nào pha nước, nào mài mực, nào quạt hầu... Nhưng Vân Bằng vẫn
một mực làm ngơ, chẳng động tâm gì cả. Trái lại chàng còn bảo họ đi chỗ
khác chỉ để cho chú thư đồng Hỉ Nhi hầu hạ là đủ. Lộng Ngọc bó tay chẳng
biết tính saọ Bọn a hoàn nọ thì ngầm bàn tán với nhau, gọi chàng là
"thiết tướng công" nói rằng lòng dạ chàng cứng như sắt ấy, chứ nếu không
thì sao lại thờ ơ lạnh ngắt trước bọn đàn bà như hoa như ngọc thế kia!
Giờ đây, vị "thiết tướng công" ấy đang ngồi
trong thư phòng xem cuốn Nguyên Khúc một cách thờ ơ trễ nảị Chàng đọc
đến một đoạn văn viết rằng
"Tỉnh giấc nồng, tô lại môi son chê chán, vội
vàng vấn búi tóc tha hương, nỗi buồn xuân lấy gì khuây khỏả Bài ca mới
này hãy gượm đừng đưa"
Tự nhiên chàng cảm thấy có gì bức rức trong lòng
bèn khép cuốn sách lại, thần trí bỗng chìm vào nỗi suy tư ảm đạm. Thư
đồng Hỉ Nhi vẫn nhẫn nại ngồi bên khe khẽ quạt, không dám làm kinh động,
hình như chủ nhân ngủ rồi thì phảỉ Trong phòng đang đốt một lò hương
đàn tỏa ra làn khói hiu hiu nhè nhẹ mùi hương hăng hăng ngan ngát. Bức
mành trúc lặng lẽ rủ bên song cửa; ngoài sân hàng thủy trúc cành lá đu
đưa, mấy chú ve chẳng biết đậu ở cành nào mà đang ngân nga rỉ rả. Lát
sau tiếng ve tự nhiên lặng ngắt làm cho căn phòng càng tĩnh mịch. Rồi
nghe từ ngoài cánh cổng sát đường cái vọng vào một giọng nữ thanh thanh
mềm mại đang hát bài gì đó. Vân Bằng như choàng tỉnh nghiêng tai lắng
nghe, điệu ca như bi thương buồn khổ lời ca nghe được thế này:
Hoang liêu ngày tháng thu tàn
lạnh lẽo đầy trời gió sương
Trời Tây xạc xào tiếng nhạn
Chân tường rỉ rích tiếng trùng
Tay ôm áo lòng sầu mấy nỗi
Lệ thấm đầy vạt áo như mưa
Đem cuộn vào khúc hát đợi ai đưả
Ắng một lúc tiếng hát chuyển điệu buồn hơn.
Hoa đồng như thêu, nội cỏ như thảm
Thương tâm vô hạn, lòng hiếu khóc đoạn hồn
Cõi âm kia ma mới ngậm oan, ma cũ kêu rên, chịu cực hình, thân ra tro bụi
chỉ còn ngọn gió âm thổi với bãi cỏ là thương
Khói thảm mây sầu là là mặt đất
Ngày chóng tàn, nước chảy đá tan thu lại xuân
Vạn dặm hồn giam chiêu hồn không về được
Nước mắt đành rơi thấm đẫm khăn
Niệm thịt xương khổ đau khôn xiết nỗi
Đành bày mâm lễ bạc này thôi
Rảy chén rượu cay, đãi lòng đau xuống đất
Mong hồn thiêng về hưởng ân cần
Tiếng hát như ngậm sầu nhỏ lên, chợt đứt chợt
nối rất thê thảm khiến người nghe thấy cay trong mũị Nghe như tiếng hát
còn có cả tiếng nức nở thở than. Vân Bằng không ném được lòng, ngồi hẳn
dậy nói với Hỉ Nhi:
- Hỉ Nhi hãy bảo Cát Thăng ra cửa ngoài xem xem ai đang hát mà buồn thảm vậỷ Họ có oan khuất gì chăng?
Hỉ Nhi đi rồỉ Vân Bằng vẫn ngồi vậy nghe tiếng
ca đứt nốị Càng nghe càng thấy xốn xang trong lòng, ca nữ đi hát rong
như vầy thực chẳng có gì là lạ, nhưng ở đây có khác là lời ca buồn
thương sâu lắng không tầm thường tí nàọ Một lát sau Cát Thăng và Hỉ Nhi
cùng trở vàọ Cát Thăng chắp tay bẩm.
- Thưa gia gia, ngoài kia có cô gái nhỏ chuyên hát rong, cô ta đang muốn bán mình để mai táng cha đấy ạ.
- Nói gì? bán mình tang cha ử - Vân Bằng lấy làm lạ.
- Thưa vâng, cô ta nói cha con cô phiêu bạt
giang hồ, cha thì kéo đàn, con thì hát. Chẳng may đến Dương Gia Tập đây
thì cha ốm chết, nay thi thể đang quàn ở quán trọ, không có tiền làm ma,
cô ta đành phải nghĩ đến việc bán mình lấy tiền trang trải, miễn sao đủ
an táng cho chạ
- Thế ử - Vân Bằng trầm tư trong tiếng hát không ngừng vọng đến, giờ đây cô gái càng hát một cách bi thiết hơn:
Quê hương cách xa kia xa tít đường mây
Buồn luân lạc kìa, ruột xót suốt đêm chầy
Phiêu dạt kìa chân trời, dạn dày cùng sương gió
Đau lắm cha! kìa sao đã nỡ vội đỉ...
Vân Bằng nhíu nhíu mày, ngẩng đầu lên nhìn Cát Thăng nói:
- Có người nào cho cô ta tiền không?
- Thưa gia gia, người đứng xung quanh xem thì nhiều người cho tiền thì ít.
Vân Bằng cảm khái, gật gật đầụ
- Cát Thăng!
- Dạ thưa gia giả
- Đưa cô ta vào đây, ta hỏi chuyện xem saọ
- Thưa vâng.
Cát Thăng kính cẩn lui rạ Hỉ Nhi bước vào phòng
tiếp tục quạt. Lát sau, thấy tiếng ca ngừng lại, một lát nữa, Cát Thăng
đã đứng ở cửa, lớn tiếng bẩm báo:
- Đã dẫn cô gái hát rong vào rồi, thưa gia giạ
Vân Bằng ngẩng lên, đôi mắt chàng chợt sáng
trong khoảng khắc. Một thiếu nữ đang nhẹ nhàng chầm chậm bước vào cửa,
toàn thân phủ bộ quần áo tang trắng toát: áo cánh, áo dài, thắt lưng,
giày vải,... tất cả đều một màu trắng, trên đầu không có bất kỳ một đồ
trang sức nào, chỉ có một bông hoa trắng nhỏ gài bên tóc maị Màu trắng
toát trên mình cô gái nọ chẳng hiểu sao bỗng làm cho Vân Bằng nhột một
cái trong lòng, nghĩ đến một màu trắng tuyền nào đó, nhưng chàng đã kịp
tự trấn an, cho rằng đó là do họ để tang cho đúng hiếu đạo, không có gì
lạ cả. Cô gái đứng trước mặt chàng, đầu cúi thật thấp nên chàng chỉ có
thể trông thấy cái chỏm mũi nho nhỏ và hai hàng lông mày dài cong cong
hình viền lá quạt của cô thôị Cô cúi đầu chào, lại sụp lạy nữa, miệng
nói rất rành rẽ:
- Tiểu nữ Bạch Ngâm Sương khấu kiến huyện thái giạ
Vân Bằng lại thấy nhột trong lòng, chàng ngồi ngay ngắn lên, nói:
- Thôi, không nên đa lễ, hãy đứng dậy đi, cô nương, cô hãy nói tên cô là gì?
- Thưa, tiểu nữ họ Bạch tên là Ngâm Sương, chữ Ngâm trong ngâm thơ, chữ Sương trong sương gió ạ.
- Tên hay đấy - Vân Bằng lẩm bẩm trong miệng, mắt nhìn chăm chú sang phía cô ta - Cô hãy ngẩng đầu lên!
Cô gái ngoan ngoãn ngẩng lên, ánh mắt sáng xanh
chiếu thẳng vào Vân Bằng, đôi mắt trông đem thẫm, trong veo, sâu thẳm mà
mang đầy vẻ thảm thê, bi thiết và nài xin giúp đỡ! Hình như đã nhìn
thấy đôi mắt này ở đâu thì phảị Cũng ánh nhìn ấy, cũng thần thái ấy!
thương sao, khổ sao, nhưng vẫn không dấu vẻ âm thầm kiêu hãnh, thế mới
lay động hồn người, Vân Bằng phải lấy hết nghị lực của mình ra mới bắt
buộc đôi mắt chàng rời khỏi ánh mắt cô gáị Rồi chàng chú ý đến vẻ đẹp
phi phàm, toát lên từ toàn thân cộ Tuy không điểm phấn tô son nhưng làn
da cô vẫn trắng mịn như tuyết, môi đỏ như son, chân mày xanh biếc như vẽ
càng làm nổi lên đôi mắt đen trắng phân minh "Bạch Ngâm Sương" cái tên
nghe thật hay, vừa thuần khiết vừa thanh nhã.
- Có phải cha cô mới mất? - Vân Bằng hỏị
- Thưa vâng.
- Nếu tôi đưa cô tiền để cô làm ma chay cho cha thì...
- Tiểu nữ xin nguyện là nô tì, dù có phải tan xương nát thịt cũng không dám từ - Ngâm Sương nói và quì ngay xuống.
- Đừng làm thế - Vân Bằng phẩy phẩy tay - ý của
ta là muốn hỏi cô sau khi mai táng cho cha, cô có thể trở về quê hương
không? Gia đình cô còn những aỉ
- ôi! - Ngâm Sương ngạc nhiên ngẩng đầu, đôi mắt
sáng nhìn Vân Bằng không chớp - Bẩm lão gia, thân mẫu của tiểu nữ qua
đời đã lâu, ở quê không còn một người thân nàọ Tiểu nữ theo cha phiêu
bạt đó đây, bặt tin tức quê nhà từ lâu rồị Vậy nên, xin lão gia ban ân
điển, nếu giúp được việc an táng phụ thân thì cũng xin thu nhận cho tiểu
nữ dung thân. Tiểu nữ xin nguyện hầu hạ phu nhân và các tiểu thự Tuy
đường kim chỉ vá may chưa thạo nhưng sẽ xin chịu khó học hỏi thêm ạ.
Vân Bằng chăm chú ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp thanh nhã của cô, trầm ngâm hồi lâu, mới hỏị
- Tôi vừa nghe tiếng cô hát, vậy ai dạy cho cô đó?
- Thưa, phụ thân ạ.
- Thân phụ cô chỉ dựa vào nghề hát để mưu sinh?
- Thưa không, cha tiểu nữ trước kia cũng đã học
không ít thi thư; xuất thân từ gia đình khoa cử nhưng có khiếu nên tinh
thông âm luật. Chỉ vì cửa nhà sa sút, nghèo khó không còn đường sinh
sống; vốn đã đậu tú tài nhưng mấy lần thi hương đều bị đánh trượt, từ đó
cha tiểu nữ xem nhạt đường lợi danh sĩ hoạn. Sau khi mẹ tiểu nữ qua
đời, cha mới bắt đầu bước vào con đường lưu lạc giang hồ...
Vân Bằng se sẽ gật đầu, bất giác không nén nổi
tiếng thở dàị nghe thân thế, thì ra cũng là con gái nhà lành, chỉ tiếc
là thời vận chưa đến mà thôi, nhìn người thì rõ ràng chẳng phải không có
ai thương đến, nghe thân thế thấy cảnh ngộ thật đáng thương. Vân Bằng
quay sang nói với Hỉ Nhi:
- Hỉ Nhi, dẫn cô gái này vào trong nhà để gặp phu nhân hỏi xem phu nhân có muốn lưu cô lại làm bạn chăng?
- Vâng, thưa gia gia, - Hỉ Nhi đáp.
- Tạ ơn lão gia, tạ ơn lão gia - Ngâm Sương phủ
phục xuống đất, khi ngẩng đầu lên nước mắt đã nhòe ướt quanh mi, cô ta
cúi đầu theo chân Hỉ Nhi lui khỏi phòng. Vân Bằng ái ngại nhìn theo dáng
khép nép của cộ Còn lại trong phòng một mình, tự nhiên chàng thấy tâm
tư bần thần trong giây lát, sau đó chàng mới phát hiện ra ông già Cát
Thăng đã đứng đó tự bao giờ, đang băn khoăn nhìn chàng; nửa như muốn
nói, nửa như muốn đừng.
- Cát Thăng, ông có điều gì muốn nói phải không?
- Nô tài không dám nóị
- Có gì mà dám nói với chẳng không dám nói! muốn
nói thì cứ nói thẳng ra đi, đừng có ấp a ấp úng nữa! ông phản đối ta
lưu cái cô họ Bạch này phải không?
- Không ạ, nô tài không dám.
- Thế thì là việc gì chứ?
- Thưa - Cát Thăng ề à kêu lên một tiếng, từ từ
ngẩng đầu, ngước mắt lên nhìn chủ rồi hạ giọng thì thào - Ngài không cảm
thấy là... cái... cáị. cái cô họ Bạch này có gì không bình thường ử
- ý ông định nói gì? - Vân Bằng nhíu mày hỏị
- Là thế này, thưa gia gia - Cát Thắng càng thêm ấp úng - Ngài có nghe nói về... về.. về chuyện hồ ly báo ân bao giờ chưả
- Có nghe qua, nhưng lại xảy ra cái gì ở đâỷ -
Vân Bằng hơi bất an bèn làm bộ quở trách - các chuyện đó đều là vớ vẩn
chẳng đáng tin đâu!
- Nhưng... nhưng mà.. - Cát Thăng líu lưỡi nóị
Cái cô họ Bạch này... có... có đôi mắt giống hệt.. giống hệt con hồ ly
mà... mà ngài đã cứụ Hơn nữạ. hơn nữa cô ta lại là họ Bạch, thế có khéo
không chứ. Cứ như tôi nghĩ thì cô Bạch này khéo là phúc tinh của nhà ta
đấy!
- Thôi đừng nói xàm! - Vân Bằng khẽ gắt - Không biết cái trò mê tín này ở đâu ra thế!
Chàng chắp tay ra sau lưng, đi ra phía cửa sổ
nhìn ra sâu sau vừa thấy Thái Liên a hoàn thân cận của Lộng Ngọc cười
hớn hở chạy đến nóị
- Thưa gia gia, phu nhân nói bà rất thích Bạch
cô nương, thích không thể tưởng tượng được ấy! bà nói, thế nào cũng phải
lưu cô ấy lạị Thế nào cũng không để cô ấy về quê!
Vân Bằng hơi sửng sốt, cái cô Bạch Ngâm Sương
này thật đúng duyên số chăng? nghĩ đến câu nói vừa rồi của Cát Thăng,
lại nghĩ đến con hồ ly trắng mà chàng thấy trong một đêm cách đây nửa
tháng, chàng thấy trong tâm trí chợt bâng khuâng và trong óc hiện lên
đôi mắt của Ngâm Sương và cùng đôi mắt của hồ ly lông trắng..