Không hơn một xu không kém một xu - Chương 02 - Part 2
12 giờ 45 phút trưa ngày thứ sáu, David có mặt tại Athenaum, một toà nhà trắng kiến trúc kiên cố nằm trên góc Pall Mall. David rất thích kiến trúc của các phòng ở đây và bộ óc thương mại của anh không thể không tính toán cái giá phải trả nếu thuê đây làm văn phòng. Câu lạc bộ chật ních những nhân vật tầm cỡ, sau này Robin cũng khẳng định lại với David như vậy. Hầu hết những người đến đây đều là những vị tướng lĩnh hoặc những nhà ngoại giao.
Họ ăn trưa trong phòng tra và nói chuyện về Boston, London, bài Squash, và niềm say mê chung đối với Katherine Hepburn. Bên tách cà phê, David sẵn sàng tiết lộ với Robin các chi tiết về thành quả thăm dò dầu khí trên công trường của Prospecta Oil. Hiện tại, giá cổ phiếu đã lên tới 3,60 bảng Anh trên thị trường chứng khoán London, và sẽ còn lên nữa.
-Có vẻ như một sự đầu tư béo bở, - Robin nói, - và vì đây là công ty của anh nên tôi nghĩ phải rất nên mạo hiểm một phen.
-Tôi không cho là mạo hiểm, - David nói, - chừng nào mà dầu còn ở đó.
-Ừ, đúng vậy, tôi sẽ suy nghĩ kỹ vấn đê này trong kỳ nghỉ cuối tuần.
Sau đó, họ chia tay trên những bậc thang của Athenaeum, David đi dự hội nghị về khủng hoảng năng lượng do Financial Times tổ chức, còn Robin về nhà ở Berkshine. Hai đứa con trai học ở trường dự bị đại học của Anh và sẽ về nhà nghỉ cuối tuần và anh đang nóng lòng được gặp chúng. Thật là nhanh. Mới ngày nào chúng còn là những đứa trẻ sơ sinh, rồi chập chững tập đi, rồi thành những thằng bó và chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ là những thanh niên. Tương lai của chúng thật đảm bảo. Nhưng anh sẽ làm cho nó đảm bảo hơn. Anh sẽ đầu tư vào công ty của Kesler. Một khi phát hiện này được thông báo rộng rãi thì anh chỉ còn việc thu tiền về qua các tờ cổ phiếu màu xanh.
Bernie Silverman cũng rất hài lòng khi nghe tin về khả năng cuộc đầu tư mới này.
-Chúc mừng, chàng trai. Chúng ta sẽ cần nhiều vốn để đặt ống dầu, cậu hiểu không. Có thể sẽ phải chi tới hai triệu đô la cho một dặm. Tuy nhiên, cậu đã làm việc rất tốt. Tôi vừa nhận được tin từ trụ sở chính là cậu sẽ được thưởng 5.000 đôla vì những nỗ lực vừa qua. Hãy tiếp tục làm tốt nhé.
David mỉm cười. Đây là truyền thống của Harvard: Có làm, có thưởng.
-Khi nào công việc khai thác sẽ chính thức được thông báo? – Anh hỏi.
-Vài tuần nữa.
David rời văn phòng của Silverman lòng đầy tự hào.
Ngay lập tức, Silverman phôn cho Harvey và mọi việc lại lặp lại. Người môi giới của Metcalfe lại tung ra thị trường 35.000 cổ phiếu với giá 3,73 bảng Anh. Để giữ cho giá cả ổn định, mỗi ngày, khoảng 5.000 cổ phiếu được bán đều đặn trên thị trường mở. Một lần nữa, giá cổ phiếu lại lên vì bác sỹ Oakley đã đầu tư khá nhiều vào thị trường này, với giá 3,09 bảng trên mỗi cổ phiếu, khiến cho cả David, Robin và Stephen đều vui sướng. Họ không hề biết rằng mỗi ngày Harvey đều tung thêm cổ phiếu ra thị trường. Chính họ đã đem lại lợi nhuận cho gã và cũng chính họ đã tạo ra thị trường cho các cổ phiếu của gã.
David quyết định giành ra một phần tiền thưởng để sơn lại căn hộ nhỏ ở Barbican mà anh cho là hơi xám màu. Còn khoảng 2.000 đôla, anh nghĩ là nên mua một cái gì đó có giá trị. David rất yêu nghệ thuật. Trước hết là vì nghệ thuật, sau đó là vì kinh doanh. Suốt buổi chiều ngày thứ Sáu, anh lang thang trên các phố Bond, Cork và Bruton, nơi hội tụ của các phòng triển lãm. Tranh của Wildenstein thì quá đắt so với túi tiền của anh, còn tranh cảu Marlborough lại quá hiện đại so với sở thích của anh. Cuối cùng, anh chọn một bức ở nhà tranh Lamanns trên phố Bond.
Phòng tranh này chỉ cách phòng tranh của của Sotheby’ có ba căn. Thực chất, đây là một căn phòng rộng lớn, thảm trải đã cũ sờn, giấy dán tường màu đỏ bạc màu. Sau này, David được biết, thảm càng sờn, giấy dán tường càng bạc màu thì tiếng tăm về sự thành công của phòng tranh càng lớn. Xa tít về phía cuối phòng là một chiếc cầu thang, ở đó xếp một đống tranh chắc là không mấy được quan tâm. David đọt nhiên muốn sắp xếp lại chúng và thật thú vị, anh đã tìm được cái cần tìm.
Đó là một bức sơn dầu của Leon Underwood với cái tên “Venus trong công viên” . Tranh được vẽ trên một tấm vải bạt rộng, hơi sẫm màu gồm sáu người cả đàn ông, đàn bà đang ngồi trên những chiếc ghế sắt quanh những cái bàn trà hình tròn. Ở giữa họ, trên nền đất trống, là một người phụ nữ hấp dẫn, khoả thân với khuôn ngực lớn, mái tóc dài. Không một ai chú ý đến cô, dù chỉ là chút ít. Cô ngồi đó, nhìn chằm chằm ra ngoài tranh, nét mặt bí hiểm, đầy tình yêu và nhiệt huyết với khung cành vô hình. David lập tức bị thu hút bởi cô ta.
Chủ phòng tranh, Jean – Pierre Lamanns, là một người nhiều tuổi hơn David, ăn mặc đỏm dáng. Chỉ cần nhìn thoáng bộ comple may đo, người ta cũng có thể đoán rất hiếm khi anh giơ tay nhận những tấm séc dưới một nghìn bảng. Ở tuổi ba mươi nhăm, anh tiêu tiền hơi ngông: Đôi giầy Gucci, cà vạt Yvest St Lauret, áo sơ mi Tarnbull & Asser, đồng hồ Piaget. Nhưng phải công nhận, chính cách ăn vận của anh đã tạo cho người ta cảm giác anh là người tự tin, luôn làm chủ hành động của mình. Đó cũng là lý do anh chưa lấy vợ. Là người Anh, gốc Pháp, anh có vẻ đẹp khác thường - mảnh dẻ và gọn gàng, tóc dài sẫm màu, lượn sóng, mắt sâu màu nâu sắc sảo. Anh là người khó tính, hay đòi hỏi, vừa nhẫn tâm lại vừa hài hước. Có lẽ chính vì vậy mà anh độc thân đến tận bây giờ dù không thiếu gì ứng cử viên cho ngôi vị phu nhân Lamanns. Tuy vậy, khách hàng bao giờ cũng chỉ nhận thấy anh những nét duyên dáng. Trong lúc David viết séc thì Jean – Pierre vuốt ve bộ ria mép rất mốt của mình và hào hứng thảo luận về bức tranh:
-Ngày nay, Underwood là một trong những nghệ sĩ điêu khắc lớn nhất nước Anh. Ông ta thậm chí còn là giáo viên của Henry Moore. Tôi cho rằng ông ta không được đánh giá cao là vì sở dĩ Underwood không thích các phóng viên báo chí, mà ông vẫn gọi là những tên bồi bút nát rượu.
-Rất ít người được giới báo chí yêu mến.
David lầm bầm rồi với cảm giác và tác phong của một kẻ chưa quen sài sang anh dè dặt chìa ra tờ séc 850 bảng. Mặc dù đây là món hàng đắt giá nhất từng mua từ trước tới nay song anh vẫn có cảm giác bức tranh này là một sự đầu tư thích đáng. Hơn thế nứa, anh thích nó.
Jean – Pierre đưa David xuống dưới nhà, chỉ cho xem bộ sưu tập tranh theo trường phái ấn tượng và hiện đại mà anh ta mới xây dựng trong vài năm gần đầy, nhưng vẫn không quên nhiệt tình giới thiệu về Underwood. Sau đó, để kỷ niệm lần đầu David tới phòng tranh, họ cùng uống whisky trong văn phòng của Jean – Pierre.
-Kesler, anh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào?
-Tôi làm việc cho một công ty dầu lửa tên là Prospecta Oil, một công ty đang khai thác sự giàu có ở Biển Bắc.
-Đã khai thác được gì chưa? – Jean – Pierre hỏi với một chút ngây thơ.
-Này, chỉ hai chúng ta biết thôi nhé, chúng tôi đang kỳ vọng rất nhiều ở tương lai. Anh cũng biết là cổ phiếu công ty đã tăng từ 2 bảng lên tới gần 4 bảng trong vài tuần qua, nhưng vẫn không ai biết lý do tại sao.
-Liệu đối với một người buôn tranh nghệ thuật nghèo kiết xác như tôi thì liệu đây có phải là một vụ làm ăn thích hợp không? – Jean – Pierre hỏi.
-Tôi sẽ cho anh biết liệu nó có thích hợp không. – David nói. – Ngày thứ hai tôi bỏ vào công ty tất cả vốn liếng của mình: 3000 đôla và bây giờ tôi đã mua được Venus. Thế đấy, chẳng bao lây nữa công ty sẽ ra một bố cáo quan trọng.
Mắt Jean – Pierre loé sáng. Với một người có tính cách sắc sảo kiểu Pháp như vậy, thì nói ít hiểu nhiều, và anh bèn lịch sự chủ động chia tay với David.
-Khi nào thì thông tin về việc khai thác dầu lửa sẽ được công bố, Bernie?
-Tôi hy vọng là đầu tuần tới. Chúng ta gặp phải một số chuyện rắc rối. Nhưng việc gì mà chúng ta không thể vượt qua?
Sự khẳng định của Bernie khiến David thấy nhẹ cả người vì mới sáng nay anh đã đầu tư nốt 3.000 đôla tiền thưởng vào cổ phiếu. Cũng như những người khác, anh đang hy vọng sẽ chóng thu về lợi nhuận.
-Rowe Rudd đây.
-Xin cho được nói chuyện với Frank Watts. Jean – Pierre Lamanns đây.
-Xin chào Jean – Pierre. Chúng tôi có thể làm gì cho ngài đây?
-Tôi muốn mua 25.000 cổ phiếu của Prospecta Oil.
-Chúng tôi chưa bao giờ nghe về công ty này. Xin ngài chờ một chút . . Đó là một công ty mới thành lập, vốn đầu tư rất thấp. Hơi mạo hiểm đấy Jean – Pierre. Tôi khuyên ngài không nên đầu tư vào đó.
-Không sao, Frank, chỉ trong hai hoặc ba tuần thôi, sau đó, anh có thể bán tất cả các cổ phiếu. Tôi không có ý định giữ chúng lâu đâu. Thị trường này bắt đầu từ bao giờ vậy?
-Từ hôm qua.
-Tốt, hãy thực hiện yêu cầu của tôi ngay trong sáng nay và phải bán hết cổ phiếu trước khi thị trường đóng cửa, hoặc sớm hơn cũng được. Trong tuần tới sẽ có một công bố rất quan trọng. Khi đó, giá cổ phiếu sẽ tăng và khi nào tăng tới trên 5 bảng thì anh cỏ thể bán phắt toàn bộ chúng đi. Không cần phải tham lam quá, nhưng hãy mua bằng tên của công ty, tôi không muốn bị theo dõi trong vụ này – có thể sẽ không hay cho người cung cấp tin.
-Vâng, thưa ngài. Mua 25.000 cổ phiếu của Prospecta Oil với giá thị trường và bán chúng trước khi thị trường đóng cửa, hoặc sớm hơn nếu cần.
-Đúng vậy. Tuần sau tôi sẽ đi lùng tranh ở Paris, vì thế đừng lưỡng lự khi giá tăng trên 5 bảng.
-Vâng, Jean – Pierre. Chúc ngài một chuyến đi tốt đẹp.
Điện thoại đỏ đổ chuông.
-Row Rudd đang tìm mua cổ phiếu, ông biết chưa?
-Không hể, Harvey. Chắc là David Kesler rồi. Ông có muốn tôi nói gì với anh ta không?
-Không, đừng nói gì. Tôi vừa cho bán thêm 25.000 cổ phiếu với giá 3,9 bảng. Kesler chỉ cần tìm một con mồi nữa thôi là tôi sẽ rút lui trong vòng bảy ngày. Hãy chuẩn bị cho kế hoạch của chúng ta trước khi đóng cửa thị trường chứng khoán này.
-Vâng, thưa sếp. Ông biết không, rất nhiều người cũng đang mua với số lượng nhỏ.
-Cũng giống như trước kia, tất cả bọn họ đều nói với bạn bè rằng họ sắp thắng lớn. Đừng nói gì với Kesler đấy!
-Này, David, - Richard Elliot nói, - Cậu đang làm việc quá sức đấy. Hãy nghỉ ngơi đi. Một khi tin tức được công bố, thì chúng ta sẽ có vô số việc phải làm đấy.
-Tôi cũng đoán vậy, - David nói.- Nhưng làm việc là thói quen của tôi mất rồi.
-Ồ, mà tại sao tối nay cậu không nghỉ ngơi và chúng ta cùng tới Annabel’s nhỉ?
David được mơn trớn bởi lời mời tới hộp đêm độc đáo nhất của London nên nhận lời rất nhiệt tình.
Chiếc Ford Cortina mà David thue trông hơi có vẻ lạch lõng bên cạnh những chiếc Rolls Royce và Mecedes ở quảng trường Berkeley. Anh đi tới chiếc cầu thang nhỏ bằng sắt dẫn xuống tầng hầm. Có một thời đó chỉ là nơi ở của gia nhân trong ngôi nhà duyên dáng phía trên. Bây giờ, nó là cây lạc bộ nổi tiếng với nhà hàng, phòng nhảy và một quán bar nhỏ, lịch sự với các bức tường được phủ bằng tranh ảnh và những bức in âm bản cổ. Phòng ăn chính được thắp đèn mờ và chật ních những bàn nhỏ, hầu hết đều đã có người ngồi. Căn phòng được trang trí theo kiến trúc thời Nhiếp chính và hơi ngông cuồng. Mark Birley, chủ câu lạc bộ, đã mất mười năm để biến Annabel’s thành câu lạc bộ độc đáo ở London với danh sách thành viên trên một ngàn người. Phòng nhày nằm ở một góc xa, sàn chật tới mức chỉ có thể đỗ hai chiếc Cadillacs. Hầu hết các cặp nhảy đều đang phải chen chúc nhau. David hơi ngạc nhiên khi thấy hầu như tất cả những người đàn ông trên sàn nhảy đều già hơn các cô gái trong tay họ tới hai mươi tuổi. Người bồi chính, Louis, dẫn David tới bàn của Richard Elliot, nhận ngay ra đây là lần đầu tiên anh đến đây, bởi anh cứ nhìn chằm chằm vào các khách quen của câu lạc bộ. Được, David nghĩ, rồi một ngày nào đó sẽ có người phải nhìn mình chăm chú.
Sau bữa ăn tối ngon lành hiếm có, Richard Elliot cùng vợ tham gia vào đám đông trên sàn nhảy, còn David trở lại quầy bar nhỏ với những chiếc trường kỷ màu đỏ êm ái và bắt chuyện với một người tên là James Brigsley, như anh ta tự giới thiệu. Mặc dầu không có suy nghĩ như vậy về cuộc đời, nhưng Brigsley coi Annabel’s đúng là một sân khấu. Cao ráo, tóc vàng, đầy vẻ thượng lưu, đôi mắt sáng hài hước, anh ta có vẻ cởi mở với tất cả mọi người xung quanh. David khâm phục phong thái tự tin của Brigsley, cái phong thái mà anh ta chưa bao giờ có và e rằng sẽ không bao giờ có. Giọng nói của anh ta cũng là giọng nói của một người thuộc đẳng cấp trên.
Người bạn mới của David kể cho anh nghe về những chuyến đi của anh ta đến Mỹ, và tâng bốc David bằng lời nhận xét rằng anh ta luôn luôn yêu thíc người Mỹ. Một lát sau, David tìm được cơ hội hỏi nhỏ người bồi chính về chảng trai người Anh này.
-Đó là Tử tước Lord Brigsley, con trai cả cảu Bá tước xứ Louth, thưa ngài!
-Cái gì thế này? –David nhủ thầm, các quý Ngài trông cũng giống như bất cứ một ai khác, đặc biệt khi họ đã uống vài chén. Quý ngài Brigsley đang chạm ly vào ly của David.
-Cậu muốn uống nữa không?
-Không, rất cám ơn, thưa ngài quý tộc. – David nói.
-Đừng để ý tới những cái vớ vẩn đó. Tên tôi là James. Cậu đang làm gì ở London thế?
-Tôi đang làm cho một công ty dầu lửa. Có thể ngày biết ông chủ của tôi, quý ngài Hunnisett. Nói thật với ngài là tôi chưa bao giờ được gặp mặt ông ấy.
-Một ông già dễ chịu, - James nói. – Tôi và con trai ông ta cùng học ở Harrow. Nếu cậu làm việc trong ngành dầu lửa, có lẽ cậu sẽ cho tôi vài lời khuyên về các cổ phiếu của Shell và của B.P chứ.
-Hãy giữ gìn chúng, - David nói. – Chúng rất có ý nghĩa đối với bất cứ một loại hàng hoá nào, đặc biệt là dầu lửa. Chừng nào mà Chính phủ Anh còn không quá tham lam và cố gắng tự kiểm soát mọi tài sản cố định thì ngài còn phải giữ gìn chúng.
Họ uống thêm một chén lớn nữa, David đã ngà ngà say.
-Thế còn công ty của câu? – James hỏi.
-Công ty của chúng tôi nhỏ thôi, - David nói. – Nhưng trong ba tháng qua cổ phiếu của chúng tôi đang tăng nhanh hơn bất cứ cổ phiếu của một công ty lớn nào. Thậm chí, chúng tôi còn cho rằng chúng sắp đạt tới đỉnh cao nhất.
-Tại sao? – James hỏi tới.
David liếc nhanh một vòng rồi hạ thấp giọng đầy vẻ bí mật.
-Tôi hy vọng là ngài hiểu rằng nếu một công ty lớn phát hiện ra dầu lửa thì lợi nhuận của Ngài trong công ty cũng chẳng tăng được là bao, nhưng với một công ty nhỏ thì số lợi nhuận đó sẽ tăng đáng kể.
-Cậu muốn nói rằng công ty của cậu đã phát hiện ra dầu.
-Có lẽ tôi không nên nói ra điều này. Nhưng tôi sẽ rất biết ơn nếu ngài giữ bí mật.
David không nhớ anh đã về nhà bằng cách nào, ai đưa anh lên giường, chỉ biết sáng hôm sau anh đến văn phòng khá muộn.
-Tôi xin lỗi, Bernie, tôi đã ngủ quên sau một buổi tối tuyệt vời với Richard ở Annabel’s.
-Không sao. Rất mừng là cậu đã vui vẻ.
-Tôi hy vọng là mình đã không hớ hênh, nhưng tôi đã trò chuyện với một nhà quý tộc nào đó mà tôi thậm chí không còn nhớ tên. Tôi đã bảo anh ta nên đầu tư vào công ty chúng ta. Có lẽ tôi đã hơi quá chén.
-Không sao, David, chúng tôi sẽ không sa thải cậu đâu. Cậu đã làm việc rất nhiệt tình.
James Brigsley rời căn hộ ở phố Chelsea và đón taxi tới ngân hàng của mình, ngân hàng William Glyn’s. James vốn là một người ưa hoạt động. Khi còn học ở Harrow ảnh chỉ có một niềm say mê là đóng kịch; nhưng sau khi tốt nghiệp, cha anh đã không cho phép anh bước lên sân khấu mà bắt anh hoàn thành khoá học tại Christ Church, Oxford. Tại đây, một lần nữa anh lại giành nhiều quan tâm cho Hội nghệ thuật Kịch nói hơn là tìm cách đoạt được tấm bằng tốt nghiệp các môn học mà chính anh đã chọn: Chính trị, Triết học, Kinh tế. Từ khi tốt nghiệp Oxford, James không bao giờ nhắc nhở với bất kỳ ai về mảnh bằng mà anh đã phải vất vả lắm mới có được. Sau đó, anh lại tiếp tục học tại Grenaidier Guards, và ở đây, anh đã có nhiều cơ hội thể hiện tài năng diễn xuất. Đây chính là chứng chỉ đển James tham gia vào đời sống xã hội London, và anh đã đạt được những thành công rực rỡ mà người ta có thể mong chờ ở một Tử tước trẻ trung, giàu có và lịch lãm.
Sau hai năm học tại Guards, ngài Bá tước đã giao cho anh một đồn điền rộng 250 mẫu ở Hampshire với dụng ý trói chân anh lại, nhưng James không hề đoái hoài gì tới cuộc sống nông thôn bằng lặng ấy. Anh để cho người quản lý điều hành mọi công việc ở đồn điền, còn bản thân anh thì chỉ quan tâm tới London. Anh muốn được lên sân khấu, anh cũng biết là ngài Bá tước rất quan tâm tới khát vọng chưa được thực hiện cảu con trai. James đã bỏ ra nhiều công sức cố gắng mà vẫn chưa thuyết phục được ông. Ngài Bá tước và nhiều người khác đều cho rằng James thật ngờ nghệch. Có lẽ cái tin tức đặc biệt mà David Kesler tiết lộ sau vài chén rượu sẽ cho anh một cơ hội để chứng minh cho người cha già của anh biết là ông đã hoàn toàn sai lầm.
Trong toà nhà đẹp cổ kính của ngân hàng William Glyn’s trên ngõ Birchin, James được dẫn vào phòng người quản lý.
-Tôi muốn vay một số tiền bằng cách thế chấp đồn điền ở Hampshire, - Brigsley nói
Philip Izard, người quản lý, biết Brigsley rất rõ và cũng quen với cha anh. Mặc dầu luôn tôn trọng lời phán xét của các ngài quý tộc nhưng ông ta không thể dành nhiều thời gian cho vị quý tộc trẻ này. Tuy vậy, Izard cũng khó lòng từ chối đề nghị của một trong những khách hàng lâu đời nhất của ngân hàng.
-Vâng, thưa ngài, ngài cần bao nhiêu?
-Ồ, hình như giá đất đồn điền ở Hampshire là 1.000 bảng 1 mẫu, và hiện vẫn đang tăng. Vậy tôi có thể vay 150.000 bảng chứ. Tôi muốn đầu tư vào cổ phiếu.
-Xin ngài vui lòng để lại chứng thư về quyền sở hữu đồn điền. –Izard đề nghị.
-Vâng, tất nhiên. Đối với tôi, những chứng thư đó nằm ở đâu thì cũng chẳng có gì là quan trọng.
-Vậy thì tôi tin chắc rằng ngài sẽ được vay 150.000 bảng với tỷ lệ lãi suất 2% trên lãi suất liên ngân hàng.
James không rõ lắm về tỷ lệ liên ngân hàng gì đó nhưng anh biết William Glyn’s là một ngân hàng mạnh, nhiều uy tín.
-Cám ơn, - James nói. – Hãy mua cho tôi 35.000 cổ phiếu của Prospecta Oil.
-Ngài đã điều tra kỹ chưa? – Izard hỏi.
-Có! Tất nhiên là tôi đã điều tra, - Brigsley trả lời một cách khinh mạn. Anh chưa bao giờ tôn trọng giới quản lý ngân hàng.
Tại Boston. Harvey Metcalfe được Silverman báo cáo tóm tắt qua điện thoại về cuộc gặp gỡ ại Annabel’s giữa David và Tử tước vô danh giàu có nào đó. Thế là David lại tiếp tục tung ra thị trường 40.000 cổ phiếu với giá 4,8 bảng. William Glyn’s mua 35.000 cổ phiếu. Số còn lại, một lần nữa được giải quyết bởi các nhà đầu tư nhỏ. Giá cổ phiếu lại tăng lên đôi chút. Hiện giờ, Harvey Metcalfe chỉ còn 30.000 cổ phiếu, và chỉ bốn ngày nữa thôi, gã sẽ tống khứ hết chúng. Vậy là chỉ trong vòng mười bốn tuần, gã đã bán sạch sẽ số cổ phiếu Prospecta Oil và thu về tên sáu triệu đôla tiền lời.
Sáng thứ sau, giá cổ phiếu chững lại ở con số 4,9 bảng. Kesler, với sự ngây thơ của mình đã thu hút được bốn nhà đầu tư lớn và Harvey Metcalfe đã điều tra rất chi tiết về họ trước khi gọi điện cho Jorg Birrer.
Stephen Bradley đã mua 40.000 cổ phiếu với giá 6,1 đôla.
Bác sỹ Robin Oakley mua 35.000 cổ phiếu với giá 7,23 đôla.
Jean –Pierre Lamanns mua 25.000 cổ phiếu với giá 7,8 đôla.
James Brigsley mua 35.000 cổ phiếu với giá 8,8 đôla.
Bản thân David Kesler mua 500 cổ phiếu với giá 7,25 đôla.
Tổng cộng những người này mua 135.500 cổ phiếu trị giá trên một triệu đôla. Và cũng rất vô tình họ tự biến mình thành những tác nhân kích thích giá cổ phiếu tăng, tạo cơ hội cho Harvey bán trọn vẹn số cổ phiếu của gã trên thị trường.
Lại một lần nữa, Harvey Metcalfe sử dụng chiêu bài của mình. Gã đã không xuất đầu lộ diện và giờ đây, gã không còn giữ một cổ phiếu nào. Không ai có thể kiện cáo gã. Gã chẳng làm gì phạm pháp, thậm chí bản báo cáo địa chất mà David đọc, cũng bao gồm cả cái “nếu” và cái “nhưng” để toà án có thể cho qua. Về phía David Kesler, cũng không ai có thể khiển trách cậu ta. Đó là một tài năng trẻ và đầy nhiệt tình. Vả lại, gã chưa bao giờ gặp David. Harvey Metcalfe mở chai Krug Privée Cuvée 1964, sản phẩm nhập của hãng Hedges&Butler London. Rót một ly đầy, gã nhấm nháp chậm rãi, rồi châm một điếu Romeo & Julieta Churchill. Cuối cùng, gã thả người xuống ghế hồi tưởng những gì đã qua.
Ngày nghỉ cuối tuần đó, David, Stephen, Robin, Jean – Pierre và James cùng ăn mừng. Mà tại sao lại không cơ chứ? cổ phiếu của họ đang có giá 4,9 bảng và David đảm bảo rằng chúng sẽ lên tới 10 bảng. Sáng thứ bảy, David đặt may bộ quần áo đầu tiên tại Aquascutum, Stephen chậc lưỡi cho qua bài kiểm tra mà trước đó anh định giao cho sinh viên năm thứ nhất; Robin tới dự Ngày hội thể thao ở trường dự bị của con trai; Jean – Pierre sửa lại khung bức tranh của Reavoir, còn James Brigsley đi săn, và tự cảm thấy rất hài lòng vì đã qua mắt được ngài Bá tước cha mình.