Bẽ bàng, chương 03

 

Nước mắt của người yêu như nước cường toan làm tiêu mòn sự tự chủ của người con trai, Bình liền gật đầu không cần suy nghĩ nữa:
− Được rồi, anh chiêu..!
Nàng càng làm nũng thêm:
− Sáng mai, hai đứa mình đi luôn ra Cấp, ở ngoài đó vài ngày, rồi mình trở về đây.. Chịu hổn
Chàng cũng gật:
− Chiều luôn!
− Chừng nào em bảo về Sàigòn, thì hai đứa cùng về một lượt, anh không được bỏ em mà về một mình à!
− Em đâu, anh đó! Em muốn đi đâu cũng được hết!
Mỹ Dung cười toại nguyện và nhẹ nhàng hôn chàng thật dài để gọi là ban thưởng hay là ta ơN:
− Em nói chơi vậy coi anh có hết mực chiều em hay không, có hết lòng vì em hay không vậy thôi, chớ em đâu có muốn để anh nặng lòng âu lo khi ở bên cạnh ẹm Sáng ra, ăn lót lòng xong, mình về ngạy Rồi mỗi ngày cuối tuần, chúng mình lại gặp nhau một lận
Bình thở ra nhẹ nhõm:
− Cũng đi chơi xa?
− Ừ! Có thể ở đây, hoặc ở Cấp, hoặc nơi nào khác, không phải là Sàigon.
Khác hẳn với những lần trước, nghe mẹ nói có ông Bửu Châu đến thăm, Mỹ Dung liền tất tả đi Trang điểm, thay đổi xiêm y, đoạn ra bưng trà mời khách với nét mặt tươi vui, khiến ông Bà Nam Phát phải ngạc nhiên và lòng khấp khởi mừng thậm
Bà Nam Phát kéo tay con gái bắt ngồi lại bên cạnh nơi ghế dài và vuốt ve:
− Con ngồi đây nói chuyện vơi.. Bửu Châu cho vụi
Nàng cúi mặt cười e ấp:
− Con đâu có biết chuyện gì mà nọi
Bửu Châu hớn hở gợi chuyện:
− Ngày lễ mà Mỹ Dung không đi chơi đâu hết a?
Nàng nhỏ nhẹ đáp:
− Da... , Dung ít đi chơi lắm.
Ông Bửu Châu làm giọng ngượng ngùng:
− Tôi định đến xin phep.. hai bác đưa Dung đi chơi..
Ông Nam Phát chận ngang:
− Sắp đến lễ hỏi rồi, Bửu Châu như là con rể nhà nà rồi, thì nên đổi cách xưng hô sao cho phại Bửu Châu có thể kêu băng.. cậu mợ!
Đến đây, ông hỏi sang bà:
− Bửu Châu kêu mình bằng cậu mợ được hả Ba?
Bà Phát liền gật đầu:
− Được, kêu bằng cậu mợ, hay kêu theo con Mỹ Dung cũng đươc.
Ông Bửu Châu xoa tay, cười toe toét tỏ vẻ vui sướng:
− Dạ thưa.. con xin phép được kêu cậu mơ.
Nghe ông Bửu Châu xưng con ngọt với cha mẹ mình, Mỹ Dung cảm thấy ớn lạnh xương sống, mình mẫy nổi gai ộc
Ông ta quay sang nàng và tiếp:
− Mỹ Dung sửa soạn đi chơi vơi.. với anh, nhá!
Nghe già Bửu Châu xưng anh với mình, Mỹ Dung càng tức giận căm căm trong lòng, nhưng nàng phải cố dằng nén, làm mặt tươi vui:
− Chưa được phép ba má, Dung hổng dam..
Bà Nam Phát nói nhanh:
− Ba má cho phép rồi đọ Con đi sửa soạn rồi đi chơi với Bửu Chậu Trong lúc chuẩn bị hôn lễ, vợ chồng cần có những cơ hội gần gũi nhau để hiểu nhau hợn
Mỹ Dung vần cúi mặt, bấm ngón tay:
− Ông định đưa Dung đi chơi đâu vẩy
Mẹ nàng lẹ miệng chỉnh lại:
− Con nên kêu bằng anh chơ.
Ông Bửu Châu đáp nhanh như sắp đặt trước:
− Anh đưa Dung dạo phố và mua sắm chút ít nữ trang cho Dụng
Nàng lắc đầu:
− Thôi, nữ trang của Dung thiếu chị Mà dạo phố Sàigòn, chán thấy mộ Dung thích về những vùng đồng quê hợn
− Hay là mình ra đồn điền chợi
− Ở đẩu
− Xuân Lộc, Long Thành, Tây Ninh...
Nàng hớt ngang:
− Thôi, ở đồn điền mà có gì vụi Hôm nay, Dung bận chút việc, chắc Dung không thể đi đươc. Anh cho Dung hẹn dịp khác đi, mà phải có má theo mới đươc.
Bà Nam Phát bật cười:
− Vợ Chồng con đi chơi mà bắt má theo chi?
− Hổng có má, con hổng đi.
Sau một lúc suy tính, ông Bửu Châu đề nghị:
− Vậy thì cuối tuần này, mình ra Cấp nghỉ mạt Anh sẽ mời cậu mợ cùng đi với mịnh Mỹ Dung đồng ý chơ?
Nàng bác ngay:
− Ngày cuối tuần, có nhiều bạn gái đến chơi với Dung, Dung không thể đi đươc. Anh nên chọn ngày khác đi. Mà Dung đi biển đã chán rội Anh cho Dung đi núi Điện Bà được hổn
Già Bửu Châu gật lia:
− Được! Được! Dung muốn đi đâu lại không đươc. Vậy thì anh sắp được chương trình cho ngay thứ năm này mình đi, có cậu mợ, có các em.. Anh sẽ lên Điện xin xăm và cầu nguyên.. cho chúng mình trọn đời hạnh phúc!
Ông Nam Phát gở cặp kính trắng bỏ xuống bàn, đoạn chau mày:
− Ngày đó, cậu kẹt họp ở phòng thương mãi, mà cậu ở trong thuyết trình đoàn nên không có thể vắng mặt được, để mợ đi với hai cọn
Bà Phát tính toán:
− Con chọn ngày thứ năm này nhằm ngày mười bốn tháng bảy ta thì tốt lắm à! Từ lâu rồi, mợ muốn đi Điện cúng Bà, xin xăm coi gia đạo như thế nào, mà chưa có dịp đi. Con Dung cũng nên xin một lá xăm vệ. tình duyên!
Mỹ Dung lắc đầu:
− Con đi chơi chớ không có xin xăm, xin bùa gì hệt Không cần xin xăm, không cần coi bói, con cũng thấy trước tương lai của con ra sao rội
Cha nàng gật đầu tán đồng:
− Phải rồi, con nghe lời cha mẹ, thì tương lai của con là một tương lai rực rỡ vàng sọn
Mỹ Dung cất tiếng gọi Mỹ Hương, rồi đứng lên bỏ đi để khỏi chướng mắt khi tha6'y điệu bộ nhự. khỉ lửa của già Bửu Châu, lão ta hí ha hởn ngồi không yên vì những lời đề cao của cha nạng
Tưởng là nàng đi tìm Mỹ Hương sai bảo việc gì đó, nên Bà Nam Phát không gọi nàng lai. Nàng lẻn xuống nhà xe lấy xe chạy loanh quanh hết đường này, rẽ đường nọ, cho lòng bớt khó chịu bực bôi. Nàng quay về nhà mấy lần, khi thấy chiếc Mercedes của già Bửu Châu không còn đậu trong sân, nàng mới chịu vô nha.
Bà Nam Phát ra đón nàng ở cửa hông, bà phát nựng con gái và trách ngọt:
− Con gái của má tệ quá! Đang ngồi nói chuyện với chồng con mà con bỏ đi đâu vẩy
Mỹ Dung tươi cười trong niềm khổ đau:
− Ảnh về rồi sao, ma?
− Đợi con hoài không đươc, chồng con về rội Bửu Châu có hẹn chiều trở lai...
− Con đến hiệu may hối người ta may gấp cho con cái áo dài mới đặng thứ năm đi chơi với ạnh
Bà Phát nối gót theo sau nàng, vừa hệch miệng cười:
− Vậy mà sao con không biểu Bửu Châu chở đi. Chồng con muốn sắm thêm nữ Trang chocon nữa mạ Phải chi hồi nảy con đi với Bửu Châu thì ít lắm con cũng có một đôi bông và một chiếc nhẫn hột xoạn Đó là Bửu Châu tặng riêng cho con chớ không phải lễ hỏi a.
− Chưa chi hết mà ai đi chơi căp... cặp kỳ cục vậy được ma.
− Sao ha?
− Gặp tụi ban... mắc cở chết di!
− Đáng hảnh diện cho con chớ mắc cở gị Bửu Châu là vị hôn phu của con chớ bộ mèo chuột gì hay sao mà mắc cơ.
Nàng kéo ghế ngồi lại bên bàn ăn, đối rắn giọng:
− Chừng nào cưới hỏi rồi thì sao cũng được hệt Còn bây giờ, ảnh muốn rũ con đi đâu cũng phải có má và các em con theo mới được đế tráng tiếng đời dị Nghi.
Bà Phát tắc lưỡi:
− Con quá dè dặt không phải chỗ, trước sau gì Bửu Châu cũng là chồng cọn Trước khi chánh thức cưới hỏi, hai đứa cần đi đó đi đây, để tìm hiểu tánh ý nhạu Con bắt má theo ro6`i cho6`ng con ngại, nó có dám nói chuyện gì với con đậu Bửu Châu có đến rước con đi chơi, thì con cứ tự dọ., khổi cần xin phép ba ma.
− Đã biết rằng ảnh yêu con, ảnh có thể chiều con tất cả, nhưng con phai.. tỏ ra hơi khó tính lúc đầu, để ảnh không khinh con sau nạy
Bà đến đứng ngay sau lưng Mỹ Dung, ấu yếm vuốt tóc nàng:
− Tánh ý con lạ ùng hơn ai hệt Má nói thiệt, má không ngờ lúc nảy vợ chồng con vui vẻ với nhau như vây. Từ nay về sau, con đừng gay gắt với Bửu Châu nữa, nghe cọn
Nàng cười bí hiểm:
− Con phải khó khăn với người ta như vậy để xem người ta có thật tình yêu thương con hay khộng
− Nếu Bửu Châu không hết lòng yêu mến con, thì Bửu Châu đã chán nản bỏ đi cưới vợ khác rội Thiếu gì con gái nhà quyền quí ước muốn thèm thuồng cái địa vị của con mà không đươc. Chẳng qua là duyên nợ do trời định con à!
Nàng vẫn giữ nguyên nụ cười trên môi:
− Ba má muốn gã con cho ai, ba má cũng nên cho con một thời gian ngắn để dò xét chơ.
− Bây giờ, con có cần dò xét gì nữa hổn
− Con đã có thái độ rồi đo.
− Má hỏi con, con nên nói thiệt nghe. Con thấy thế nảo
− Tha6'y cái gi?
− Chồng cọn
Mỹ Dung che miệng khúc khích:
− Cung.. được được đó chớ!
− Là sảo Con có thương chồng con hổn
Nàng ra dáng thẹn thùng gạt phăng:
− Thôi, má ơi! Má hỏi kỳ cục quá hà! Má chỉ cần biết rằng con không còn chống đối ba má nữa, con bằng lòng chấp nhân... mọi diễn tiến trong đời con, còn chuyên... thương ảnh hay không thương mặc kệ cọn
Bà Nam Phát nựng má con gái:
− Con ngoan ngoản như vậy mới đáng cục cưng của má chợ Ngày trước má có nói với con, con nhớ hôn, dầu không yêu thương nhau, hạnh phúc cũng tự nhiên đến với vợ chồng con sau ngày thành hộn
Con suy xét kỹ lại, con mới biết thương ba má hơn là oán trạch Con thừa biết mà, ba con cũng có địa vị, quyền thế hơn người ta, chớ không thua kém ai, còn gia sản nhà mình kể ra cũng vào bậc nhứt nhì từ miền Trung đe6'n dưới hậu giang, chớ đâu phải nghèo khổ gì mà còn ham tiền bạc, háo danh vọng, mong gã con chỗ giàu sang quyền quý để mà nhờ cây.
Ba má chọn cho con một chỗ môn đăng hộ đối, một người chồng xứng đáng, để con khỏi phải tủi hổ với chúng ban. Ba má muốn tạo cho con một cuộc đời vàng son trên Nhung lụa, chớ ba má nở lòng nào xô đẩy con vào vực sâu tăm tội
Càng nghe mẹ nói nhiều, Mỹ Dung càng nghe lòng nhức nhối, nàng chận ngang:
− Con hiểu rồi nên con mới vâng lời ba má, má khỏi phải khô cổ thuyết nựa
Bà Nam Phát vẫn con thao thao:
− Con ngoan ngoản, dễ dạy như vậy, thì không còn vui mừng nào cho cha mẹ hơn nựa Rồi đây, con sẽ thấy chồng con hết mực yêu chiều con, con muốn gì được nậy Con biểu nó chết, nó cũng chết liền cho con vừa lọng Má biết tánh Bửu Châu như vậy đo.
Mỹ Dung bực mình đứng dậy bỏ đi:
− Má sao kỳ quá hà! Má cứ quảng cáo thằng rể của má hoại
Bà Phát nhìn theo nàng mà cười thầm:
− Con gái thì vậy, lúc đầu núng nẩy thế mấy, rốt cuộc rồi cũng xuôi thuân.
Dường như chàng rể Với mẹ vợ đã sắp đặt kế hoạch trước rồi, xe đến chân núi, bà Nam Phát cùng Mỹ Hương, Mỹ Trang ghé quán giải khát, nghỉ chân, để cho ông Bửu Châu dắt Mỹ Dung lên điện trược
Mỹ Dung có nhiều cử Chỉ khác thường đối với Bửu Châu mà mẹ nàng không thể ngờ đươc. Nàng tỏ ra thân thiện, tình tứ, để cho già Bửu Châu nắm dìu nàng lên từng bật đá, trông như đôi uyên ương khắn khít yêu thương nhau lắm.
Ông Bửu Châu cũng chu đáo vô cùng, tay dắt Mỹ Dung, vai kềnh kềnh mang mọt máy ảnh, một máy ghi ậm Lên được vài bậc đá, ông lại bảo Mỹ Dung dừng lại cho máy chụp tự dộng những cảnh âu yếm nhau giữa núi rừng hùng vĩ và nên thơ ậy Thế mà Mỹ Dung chẳng có chút cử chỉ phản đội
Trái lại, Mỹ Dung tỏ ra vui sướng, vừa đi, vừa líu lo như chim oanh hót:
− Anh Châu nè! Cảnh đẹp quá hả Ảnh
Không dắt tay nàng nữa, Bửu Châu hớn hở quàng ngang lưng ong như lúc chụp hình:
− Trên điện, có suối trong, có hang đá, càng đẹp nên thơ hơn nhiều, em ơi! Em biết hôn, trai gái dập dìu lên xuống đó là những cặp vợ chồng đi lễ bà cầu phước, cầu cọn
Nàng nhoẻn cười duyên dáng:
− Như chúng mình vậy ha?
− Ừ!
Già Bửu Châu chờn vờn kề môi định hôn ban thưởng trên má đào, nhưng Mỹ Dung khéo léo giả Bộ ngoảnh mặt ngó lại sau lưng để né trạnh
Cụt hứng ông Bửu Châu chỉ lên vách đá và những cội cây:
− Em coi kìa, Dũng Em có để ý thấy gì hổn
Nàng ỡm ờ hỏi lại:
− Người ta khắc tên lưu lại đây chi vậy hả ảnh
Bửu Châu tỏ ra thông thạo giảng giải:
− Tên một người

 

Chương 3

Chợt nghe một bàn tay nắm chân mình lay nhẹ, Mỹ Dung giật mình quay ra thì thấy bà Nam Phát vừa ghé ngồi nơi cạnh giường.
Bà vuốt tóc con gái, ôn tồn hỏi:
− Con khỏe hôn?
Nàng chỉ đáp bằng cái gật đầu.
Mẹ nàng tiếp bằng giọng hàm âu lo:
− Khỏe rồi mà sao con không ráng dậy ăn chút cháo? Con nằm dã dượi suốt ngày, cơm cháo con không biết tới, mà má biểu con đi bác sĩ, con đi được một lần rồi thôi, thuốc men con bỏ luôn không thèm uốn. Như vậy, con làm sao hết bịnh được Con đau kỳ này nặng lắm đó chớ không phải cãm gió, cãm nắng gì đây mà con coi thường.
Bà luồn tay dưới cô? Mỹ Dung và tiếp:
− Nè, má đỡ con dậy, con gượng dậy chải gở, thay quần áọ.. cho bớt bơ phờ, hốc hác đi, đặng bác sĩ xem mạch cho con. Nghe lời má, dậy con!
Nàng giãy nảy:
− Thuốc còn đầy đó mà má bắt con đi bác sĩ chi mà đi hoài.
− Con khỏi đi đâu hết, bác sĩ tới tận nhà mà. Chồng con tới thăm thấy con đau dây dưa như vầy nó nóng ruột nên nó mới lấy xe đi rước bác sĩ đó.
− Bác sĩ nào?
− Chồng con nói bạn của nó mà không biết bác sĩ vào. Con hay chóng mặt, con đừng bước đi rủi té thì nguy, con cứ ngồi đây rồi má lau mặt, chải tóc cho con.
Con ở vừa đem lên hai chiếc khăn tay nhúng nước ẩm tẩm thơm. Bà Nam Phát chu đáo săn sóc cho Mỹ Dung như thuở nàng còn bé, bà lau mặt, lau tay cho con.
Thế mà Mỹ Dung không ngớt cau có:
− Con đã dặn má, ông Bửu Châu có tới thăm hỏi gì về con, thì má cứ nói là con sắp mạnh rồi, mà má nói sao để cho ổng đi kêu bác sĩ nữa?
− Giấu giếm nó sao được, con. Má muốn cho nó biết rõ về bịnh tình của con, đặng nó tiếp tay lo chạy thuốc men với ba má.
− Người ta chưa cưới con, con không muốn nhờ cậỵ..
Bà chận lời con gái:
− Con nói gì kỳ vậy? Dầu chưa làm lễ cưới, nhưng Bửu Châu đã là vị hôn phu của con, thì nó có bổn phận làm chồng đối với con rồi, đâu phải là bạn bè hàng xóm mà con nghĩ là con nhờ cậy. Là vợ chồng, khi ốm đau, lúc vui buồn, phải có nhau chớ.
− Ông Bửu Châu tới thăm con hồi nào?
− Mới tới, nó lên đây thấy con nằm nhắm mắt, tưởng con ngủ, nó không dám làm động con giật mình, nó liền trở xuống lấy xe đi rước bác sĩ. Nó đi có chừng vài mươi phút rồi, sắp về tới à.
Mỹ Dung lại chuồi nằm xuống:
− Tại sao má cho Bửu Châu tự do xông xáo lên phòng con?
Bà cười gằn:
− Con nhỏ kỳ khôi à! Chồng con chớ bộ ai xa lạ sao mà con cấm không cho nó lên phòng.
Nàng nhăn mặt:
− Con không muốn ai ra vô quấy rầy con hết.
− Bửu Châu có quấy rầy gì con đâu mà con cằn nhằn. Chồng con vừa lên tới cửa phòng thì nó lật đật lột giày, nhón gót, khôgn dám bước mạnh nữa mà. Con đau sao con khó tánh quá. Ngồi dậy để má chải tóc cho.
Nàng gạt phăng:
− Thôi, sáng dậy, con đã chải rồi.
− Con nằm một hồi nó đã rối nhằng rồi.
Nàng mệt mỏi đập tay xuốn nệm:
− Muốn liệt giường mà còn điểm trang làm gì.
− Thôi thì con ráng ngồi một chút đặng má thay áo cho con.
− Con thay đồ ngủ rồi mà còn thay gì nữa. Má xuống dưới đón, hễ Bửu Châu trở lại mà có bác sĩ theo, thì má biểu Bửu Châu đưa bác sĩ về đi, con không cần...
Bà Nam Phát lộ vẻ băn khoăn:
− Bộ con giận hờn chồng con về vụ gì hả con?
Những tiếng chồng con mà bà Nam Phát thốt ra càng làm cho Mỹ Dung khó chịu thêm:
− Con không có giận hờn ai hết.
− Vậy chớ sao nó rước bác sĩ tới khám bịnh cho con mà con không chịu?
− Con còn ở với ba má, con muốn riêng ba má săn sóc cho con thôi. Con cũng không bằng lòng đê? Bửu Châu lui tới ngày hai ba lần, và tự do ra vào phòng riêng của con.
Bà cau mày, tắc lưỡi:
− Con nói vậy mà con không biết nghĩ. Chồng con nó thương yêu con, nên khi con đau ốm nó đứng ngồi khôgn yên, chạy đi chạy về ngày đôi ba lần là để thăm viếng con, theo dõi bịnh tình của con mà. Con đừng gay gắt làm chồng con buồn.
Nàng trở mình quay mặt vào trong, vừ a xua tay:
− Thôi, má xuống dưới nhà đi và ngăn cản đừng cho bác sĩ lên đây. Nay đổi bác sĩ, mai đổi bác sĩ, cả mấy chục thứ thuốc chất đống đó bắt con uống, rủi con bị phạm thuốc thì... trời cứu à.
− Con đi bác sĩ trước, thuốc men con có chịu uống đúng liều đâu. Cả tuần lễ rồi mà bịnh không giảm thì phải đổi thầy khác chớ.
Bà vừa dứt lời thì con ở chạy lên:
− Thưa bà, ông rước bác sĩ về tới còn ngồi đợi dưới sa lông. Ông biểu con lên xin phép bà và cô haị..
Bà Nam Phát vụt đứng lên chận hỏI:
− Bửu Châu về tới phải hôn?
đạ!
Bà gắt nhỏ:
− Này kêu cái gì kỳ cục vậy? Bửu Châu là chồng cô hai, hay thầy hai, chớ sao kêu bằng ông. Mày phải biết tôn ti trật tự một chút nghe.
Con ở cười mỉa:
− Bị.. con thấy cậu hai xấp xỉ với ông chủ nên con không biết phải kêu sao cho đúng, kêu cậu thì thấy ngượng ngượng miệng...
Bà vừa đi ra, vừa nạt ngang:
− Tao dạy sao phải nghe vậy, ngượng nghịu nổi gì.
Mỹ Dung quay ra lớn tiếng nói với theo mẹ:
− Con đã nhất quyết rồi, con không chịu khám bịnh à.
Không nghe bà Nam Phát nói gì nữa hết, nàng chỉ nghe tiếng dép lê xa dần. Nàng bực dọc nhảy xuống giường ra đá mạnh cánh cữa đóng ập lại cái rầm. Nàng tìm chìa khóa định khóa lại luôn, nhưng tìm mãi không được, nàng chán chường ném mình xuống giường.
Nàng nằm chưa yên thì bên ngoài có tiếng giày rón rén kèm theo giọng của ông Bửu Châu:
− Vợ con thức dậy, mợ thấy nó khỏe hôn?
Bà Nam Phát đáp nhanh:
− Khỏe, mà nó đau, nó hay quạụ
Tiếp theo là tiếng gõ cửa nhè nhẹ:
− Mỹ Dung ơi!
Nàng vội vàng kéochăn trùm kín từ đầu chí thân không thèm đáp. Bà Nam Phát mở cửa tiến vào trước, bà giở chăn ôn tồn bảo nhỏ:
− Bác sĩ tới kìa, con!
Bửu Châu đến sờ trán, rờ tay Mỹ Dung, vừa ngọt ngào:
− Bộ lạnh hay sao mà em trùm mền?
Liếc thấy ông bác sĩ đứng bên cạnh Bửu Châu, nàng dằn dỗi hất tay Bửu Châu rồi quay mặt vào trong, không buồn thốt nửa lờị Thái độ xua đuổi của nàng không làm sao Bửu Châu buồn phiền chút nà hết. Mà trái lại, ông ta vẫn còn vuốt ve với vỗ về:
− Nè em! Sao vậy ha?? Em nghe trong người thế nàỏ
Giọng nàng xẵng đắng:
− Không có thế nào hết.
Bà Nam Phát tất tả lấy chiếc ghế mây có lót nệm bắc gần cạnh giường:
− MỢ nói, nó đau, với ai nó cũng quạu vậy đó. Dạ kính mời bác sĩ tạm ngồi đây, bác sĩ.
Bửu Châu cúi xuống bưng mặt Mỹ Dung:
− Quay ra đây, em! Nằm thoải mái để anh Bửu xem mạch cho em. Ngoan ngoản ha!
Nàng giãy chân, đập tay, càu nhàu:
− Tôi uống thuốc rồi, có bác sĩ săn sóc cho tôi rồị Còn mời bác sĩ tới chi nữả Tôi đã nói, không cần... không cần... Để cho tôi yên một chút.
Tưởng Mỹ Dung giận mẹ hờn em sao đó, ông Bửu Châu nói nhỏ bên tay bà Nam Phát:
− Mợ xuống dưới nhà đi để con dỗ ngọt cho vợ con hết giận.
Bà hăm hở quay gót:
− Ừ! Hai dỗ ngọt nó. Nó khỏe mạnh, nó không có khó khăn như vậỵ Hai đừng buồn nghe hai!
Đạ, đâu có gì mà buồn mợ.
Bà Nam Phát đi khuất rồi, ông Bửu Châu tiếp tục tỏ cử chỉ ây yếm với nàng:
− Nè em, hãy nghe lời anh, em nên ngưng dùng tất cả thuốc cũ đi, để anh Bửu xem mạch cho toa mớị Anh Bửu đây là bạn thân của anh, ảnh sẽ tận tâm chữa trị Cho em chóng lành bi.nh. Mợ nói, em đau nặng lắm, em đừng xem thường.
Ông bác sĩ già cắm cúi bày đồ nghề ra tápđdờ-nuy, vừa nghiêm giọng tiếp theo lời ông Bửu Châu:
− Chị không nuôi bịnh trầm kha mà thành ra khó trị. Thôi hứa, nội trong vòng một tuần lễ thôi, sau khi dùng thuốc của tôi cho, chị sẽ trở lại sức khỏe bình thường như xưạ Tôi với anh Châu là chỗ thân thích, xin chị đừng ngại và nên đặt hết tin tưởng vào sự chữa trị của tôị
Dứt lời, ông bác sĩ già thận trọng đeo Stéthoscope lên taị Khi ông vừa mở chiếc nút áo của Mỹ Dung, không hiểu nàng nghĩ sao, mà nàng khoát tay lia lịa cua đuổi già Bửu Châu:
Đdi đi! Đi ra ngoài đi! Xuống dưới sa lông ngồị
Chuyện gì mà không chìu nàng, già Bửu Châu bưới lui ra khỏi phòng, vừa dặn dò bác sĩ:
− Cho moa biết kết quả, moa đợi dưới nhà nghẹ
Bác sĩ Bửu nhẹ gật thay lời đáo, đoạn cau mày lắng nghe nhịp thở của bịnh nhân phát qua chiếc Stéthoscopẹ Nghe mạch xong, ông đứng thẳng người mà tươi cười:
− Không có gì đáng ngại hết chị!
Nghe ông già gọi mình bằng chị hoài, Mỹ Dung phát ớn lạnh, lạnh luồn trong tủy xương. Nàng vội vàng cài nút áo lại:
− Tôi biết, tôi chỉ cãm sơ thôi mà.
Vị bác sĩ gở ống nghe bỏ lên bàn:
− Không phải cãm, mà là triệu chứng... đáng mừng!
Mỹ Dung sửng sốt:
− Bác sĩ nói triệu chúng gì mà đáng mừng?
Không đáp ngay, bác sĩ gạn lại nàng:
− Lúc trước, chị có hay bị nhức đầu, chóng mặt, bải hoải tay chân hay không?
− Dạ có!
− Bây giờ, chị hay nằm dã dượi suốt ngày và thêm chứng nôn mữa, sợ cơm cháọ..
Đạ phải! Thỉnh thoảng hơi mệt.
Đdó là triệu chứng của thai nghén.
Mỹ Dung chồm dậy, thảng thốt:
− Bác sĩ bảo saỏ
− Chị đã có thai chừng ba tháng rồị
Nghe như sét đánh bên tai, nàng bưng mặt, tái môi kêu lên sảng sốt:
− Tôi có thai ba tháng? Không lẽ... không lè....
− Chắc chắn trăm phần trăm! Vậy mà ông bác sĩ trước xem mạch cho chị vẫn chưa biết à?
Nàng lắc đầu ngoày ngoạy:
− Tôi không tin... tôi không tin...
Bác sĩ Bửu kéo ghế ngồi thảa toa thuốc, vừa cười ý nhị:
Bây giờ, chị không tin, thì chừng vài tuần nữa chị cũng phải tin. Thai yếu lắm, chị cần phải dưỡng... Uống hết phần thuốc mà tôi kê trong toa này, sức khỏe của chị sẽ trở lại bình thường. Sang tháng thứ tư, tôi sẽ cho chị biết bào thai trai hay gáị Hiện giờ, tôi cũng đoán biết là trai, nhưng chưa thể quả quyết... Chắc chị mong muốn được con traỉ
Nàng gắt gỏng với bác sĩ:
− Tôi không muốn con trai gái gì hết bác sĩ ơi! Tôi cũng không cần uống thuốc dưỡng....Bác sĩ bảo má tôi trả tiền coi mạch rồi bác sĩ về đị
Bác sĩ Bửu sững sốt:
− Chị không vui mừng saỏ
− Tôi biết trong người tôi mà, tôi không có thai nghén gì hết mà. Tôi đau gần chết mà bác sĩ bảo tôi vui mừng sao được.
Vị bác sĩ già vẫn ôn tồn:
− Tôi dám cam đoan với chị, nếu tôi nghe mạch không đúng, th`i tôi thề sẽ hạ bảng phòng mạch, không hành nghề y sĩ nữạ Có lẽ vì thai lần đầu tiên nên chị sợ..
Bác sĩ Bửu dừng lời tại đó, toa thuốc cũng vừa thảo xong đúng lúc bên ngoài có tiếng dép lê lẹp xẹp.
Mỹ Dung vội vàng bỏ chân xuống giường, với tay giật phăng tờ toa trên tay bác sĩ:
− Má tôi lên! Tôi yêu cầu bác sĩ đừng cho má tôi biết gì về... chuyện thai nghén hết. Bác sĩ hãy nói, tôi chỉ bị cãm xoàng thôi, không có gì đáng ngại hết. Tôi không muốn để má tôi đã lo lắng. Bác sĩ biết hôn? Bác sĩ nhớ hôn?
Bác sĩ nhẹ gật đầu thay lời đáp.
Nàng gấp tờ toa nhét giấu dưới nệm. Bà Nam Phát lên ghé mắt nhìn vào phòng con gái thấy bác sĩ Bửu còn ngồi trầm ngâm trong lúc Mỹ Dung vừa nằm lại, bà tưởng bác sĩ coi mạch chưa xong nên bà liền quay lưng.
Mỹ Dung thở ra nhẹ nhõm:
− Bác sĩ biên thêm cho tôi một toa thuốc trị cãm sốt nữa đị
− Chi vậỷ
− Đặng tôi đưa chọ.. mọi người xem, Bác sĩ thảo ngay đi.