Bẽ bàng, chương kết 03

Nghe Bình pha trò, anh bồi bật cười lớn tiếng:
− Ông chủ có xin giấy phép cất thêm mà không được đó ông ơi. Nếu làm vậy thì ở đây không là quán ăn nữa, mà nó trở thành khách sạnh
− Thôi, anh đang bận việc gì thì đi làm đi.
Anh bồi cắc cớ hỏi chàng:
− Sao ông không đi tắm?
đdi tắm một mình càng thêm tủi thân chớ ích gì.
− Ông có cần một người bạn gái để đi chơi cho có đôi hay khôgn?
− Anh định giới thiệu cho tôi à?
Anh bồi gật đầu đáp nhỏ:
− Tôi cho người lên khách sạnh kêu cho ông. Nhưng hai người ở đây chỉ có tắm, đi ăn, như đôi bạn thật sự trong sạch chớ hổng có gì khác được à ông.
Bình ngoảnh mặt nhìn ra biển:
− Tiền bạc đâu mà chi lảng vậy!
Anh bồi quay vào trong một lúc, đoạn trở ra tỏ vẻ hơi bối rối:
− Chà! Bếp vừa cho biết, hôm nay không có món canh chua cá dứa ông ơi! Xin ông vui lòng đổi món nào khác.
− Tôi thấy quán để món đó đứng đầu thực đơn, mà sao lại không có? Hay là cũng giống như chuyện mướn phòng, món canh chua cá dứa chỉ còn có một tô dành cho vợ cho6`ng ông già kia phải hôn?
Anh bồi xoa tay:
− Thưa không! Vì hôm nay là thứ tư, không có khác Sàigòn ra, nên bếp chỉ làm vài món, mỗi món ít đủ dọn vài ba mâm thôi.
− Có canh gì khác?
đạ, canh miến tôm cua!
− Cũng được, cho tôi ba món, tôm chiên bột, cá chim kho, với canh miến.
đạ! Hai vợ cho6`ng ông già kia cũng dùng đúng ba món đó. Ông dùng thêm bia?
− Một hộp nữa.
Anh bồi khui thêm hộp bia rót vào ly cho chàng. Thấy chàng có vẻ trầm ngâm với nét ưu tư, anh bồi vui vẻ gợi chuyện tiếp:
− Anh ngồi đây một mình, uống bia thấy đắng nghét hà. Ông cứ thay đồ đi tắm đi, rồi ông thả dọc theo bãi biển, ông khéo xã giao một chút thì sẽ có một cô bạn gái ngay, mà là con gái nhà lành chớ hổng phải thứ kia à!
Nói đến đây, anh bồi lom khom trước mặt Bình, chỉ tay ra biển:
đdó! Ông thấy hôn? Thấp thoáng năm bảy cô ngoài kia, là người ở đây chớ không phải khách Sàigòn ra, mà gái ở đây dường như thích quen với trai Saigon, ông xã giao vài câu là làm thân được liền.
Bình gạt phăng:
− Tôi không thích làm thân với bạn gái. Thấy tôi đi biển một mình như thế là anh đủ biết rồi. Chờ vợ chồng ôn già kia lên rồi, tôi sẽ xuống tắm sau. Bây giờ xuống đó... thấy chướng mắt.
Thấy tánh chàng hơi kỳ khôi, anh bồi không dám nói thêm lời nào nữa.
Anh bồi vừa quay gót thì một ý nghĩ hơi táo bạo chợt lóe lên trong đầu óc chàng, chàng gọi giật anh ta lại:
− Nè! Anh hai... , anh ba... !
đạ! Ông kêu tôi?
− Ừ! Anh lại đây, tôi nói này nghe.
đạ! Chi, ông?
− Ông chủ trả lương tháng cho anh bao nhiêu?
đạ thưa, lương ngày năm trăm, ngày nào không có làm thì khỏi lãnh tiền. Nhưng, trong tuần lễ khá nhứt là ngày thứ bảy với chủ nhựt, khách cho riêng cũng trên ngàn.
Bình lật đật móc túi lấy tờ giấy 500 nhét vào tay anh bồi làm anh ta ngơ ngác:
− Chi đây, ông?
− Tôi biếu anh, cứ cất đi.
Anh bồi hệch miệng cười sung sướng:
đạ! Cám ơn anh nhiều lắm!
Chàng đổi giọng nghiêm trọng:
− Không có ơn nghĩa gì hết. Tôi định nhờ anh giúp tôi một việt..., mà không biết anh có vui lòng hay không.
đạ! Tôi sẵn sàng! Ông cần chi?
Bình chỉ anh bồi:
đdặc biệt ngày hôm nay, anh để tôi làm bồi bàn, bồi phòng luôn cho. Anh dắt tôi vô bếp chỉ huy cho tôi bưng mâm. Rồi chừng nào vợ chồng ông già kia tắm xong, anh mở cửa phòng cho tôi giữ nệm, trải drap... cho người ta ngủ.
Anh bồi lại ngửa cổ mà cười:
− Ông nói chơi hoài!
Bình vẫn nghiêm mặt:
− Tôi nói thật đó chớ hổng phải đùa giởn đâu. Tôi xin làm bồi, mà anh lãnh tiền, tôi lại còn lì xì thêm cho anh nữa. Thế nào, đồng ý trao nghề cho tôi hôn?
đa... không dám!
− Gì mà không dám? Sợ tôi ăn cắp đồ của nhà hàng mà lận lưng hả?
− Trờ ơi! Ông khách, nhà hàng đâu có dám nghĩ quấy vậy, ông!
− Mà anh có bằng lòng cho tôi tạm làm bồi ngày nay hay không? Trả lời ngay đặng tôi tính... Tôi yêu cầu anh đó.
− Ông yêu cầu cái chi mà lạ lùng vậy ông, không lẽ ông là... là...
Bình xoáy tia mắt nhìn anh bồi:
− Là gì?
− Là gián điệp, là trinh thám muốn theo dõi vụ gì đây nên mới giả dạng làm bồi.
Chàng gật đầu:
Đúng vậy! Anh không nên tiết lô... công tác bí mật của tôi cho bất cứ một người nào khác trong cũng như ngoài nhà hàng được biết. Với ông chủ nhà hàng, anh cũng không được hở môi. Nếu anh không nghe tôi thì đừng có trách!
Nghe qua lời hăm dọa của Bình, anh bồi làm nghiêm lại với vẻ băn khoăn lo lắng:
− Ông đòi làm bồi mà không cho ông chủ biết sao được.
− Sao lại không? Anh cứ nói với ông chủ rằng, tôi là bạn thân của anh, muốn theo anh tập sự để ra làm quán không được sao? Không có gì trở ngại cho anh hết, anh nên giao công việc của anh cho tôi làm ngay bây giờ đi.
Đến đây, Bình bưng ly bia ực một hơi, đoạn hăm hở đứng dậy thúc giục anh bồi:
− Anh dắt tôi vô bếp chỉ cho dọn dẹp mâm đi.
− Còn sớm, chưa dọn bàn bây giờ ông à!
− Vậy th`i anh mở cửa phòng cho tôi giũ nệm.
Càng thêm kinh ngạc, anh bồ trố mắt nhìn khách:
− Tôi dọn giường trên đó rồi ông à!
Bình khó chịu cau mày:
− Anh muốn cản trở công tác của tôi phải hôn?
Người bồ dần tái mặt:
đạ không! Thưa không! Tôi nào dám... Tôi vừa đi dọn phòng lúc nảy, ông cũng thấy mà. Tôi xin có ý kiến...
− Cứ nói! Nếu xét thấy có y 'kiến của anh hay, tôi sẽ thưởng cho anh một số tiền bằng tiền tôi phải trả cho nhà hàng.
Anh bồi đảo mắt quan sát quanh, đoạn bước tới gần Bình thì thầm hỏi:
− Có phải ông đang theo dõi.. vợ chồng ông già kia hay không?
Giọng Bình đầy bí ẩn:
− Chừng nào tôi bước ra khỏi nhà hàng này thì anh sẽ biết rõ. Bây giờ, tôi không thể trả lời câu hỏi của anh được. Tôi chỉ có thể cho anh biết, trong lúc tôi thi hành phận sự, nghĩa là từ bây giờ tới chiều tối, không hề gây phiền lụy cho một ai trong nhà hàng Thủy Cảnh, kể cả du khách ra vào. Anh hãy quyết định ngay đi, tôi không thể chần chờ mất thì giờ.
Anh bồi che miệng:
− Tôi đề nghị Ông đừng vô bếp, vì trong bếp có nhiều người. Thấy ông lạ mặt, họ sẽ dòm ngó, hạch hỏi tôi.
Bình hớn hở nói nhanh:
− Vậy thì anh định giao phần trên phòng cho tôi phải hôn?
Anh bồi nhẹ gật:
đạ! Lát nữa, khi vợ chồng ông già kia lên phòng, thì ông bưng trà, hay cà phê. Tôi châm trà, tôi pha cà phe6 đem để trên bàn này, rồi ông bưng chuyền lên phòng cho vợ chồng ông già. Hai người cần gì, họ kêu tôi, thì ông chạy vô....
Bình gật lia và nhoẻn cười:
− Hay! Hay lắm! Đa tạ! Bây giờ, anh đã trở thành cộng tác viên của to6i rồi đó nhá. Có lẽ trong tương lai, tôi sẽ thu dụng anh vô một tổ chức điệp vụ, anh khỏi phải đi làm bồi nữa.
Anh bồi vẫn còn âu lo:
− Có chuyện bắt bớ ai xảy ra tại đây hay không, thưa ông?
− Tôi đã nói rằng không.
− Có bắn lộn rầm rầm hay không ông?
Bình phì cười:
− Ai bắn lộn với ai đâu. Anh đừng lo nghĩ gì hết. Hãy yên tâm, nhá. Trong thời gian này, tôi còn bí mật theo dõi... Tôi hứa không bao giờ có vụ gì xảy ra để cho nhà hàng phải chịu ảnh hưởng, mất khách.
đạ! Cám ơn ông!
− Tôi phải cám ơn anh chớ. Lấy chìa khóa mở phòng kia cho tôi soát qua một chút.
Anh bồi liền mò túi quần lấy chìa khóa, vừa tiến lên trước, Bình nhanh nhẹn theo so vai anh ta. Cửa phòng vừa hé kẻ trước, người sau lách mình vào bên trong.
Bình đảo mắt quan sát qua bốn phía. Chàng thấy quả đúng là một căn phòng lý tưởng của một đôi tình nhận hay cặp vợ chồng trẻ. Bên trái, gần ngoài cửa có bộ sa lông nệm kế đó là bàn trang điểm. Bên phải cửa sổ, còn đóng kín, rũ màn voan. Ngay cửa sổ có đặt hai ghế vải song song nhau.
Tiến thêm vài bước, Bình đưa tay khoát bức màn xanh chắn ngang lên để xem xét giường nệm. Bộ giường nệm vừa đủ hai người nằm, thật sang trọng, vẻ sang trọng gợi tình! Cái xách du lịch của người chủ thuê phòng để trên táp đờ nuy trong không có gì nặng nề lắm, Bình thừa biết trong đó chỉ có hai bộ đồ ngủ, một của đàn ông, một của đàn bà với và quyển sách mới mua.
Chợt thấy chiếc áo dài màu anh đào mắc trên tường phía trên đầu giường, Bình liền đến vuốt ve áo. vừa khẽ gọi tên của người yêu:
− Mỹ Dung!
Anh bồi sửng sốt:
đạ! Ông nói chi?
Chàng khoa tay, lắc đầu:
− Không! Tôi nói... với tôi mà.
đường như ông vừa tìm ra dấu vết gì...?
− Không! Tôi chưa thấy dấu vết gì cả. Hình như căn phòng này không có cửa hậu, phải không anh?
Anh bồi lật đật đi mở cửa hông:
− Thưa không! Chỉ có cửa bên hông thông qua buồng tắm. Phía trươc' buồng tắm còn có cửa chánh đi ra hành lang mà ông tưởng là cửa của căn phòng này có hai cửa trước?
đạ!
Bình quay lưng:
đdược rồi! Từ phút này, anh để yên cho tôi thi hành phận sự. Tuyệt đối, không được tiết lộ điều gì với ai đó nhá. Anh nhớ chưa?
đạ nhớ!
− Tôi cần ăn cơm trước khi vợ chồng ông già kia lên. Khoảng mười một giờ, anh cho tôi ăn được chớ hả?
đạ được, ông muốn ăn sớm hơn nữa cũng được.
Anh bồi trao tách cà phê với tách trà chanh sang tay Bình, đoạn đưa tay che miệng dặn nhỏ:
− Tách cà phê của ông, tách trà của bà... Ông đem vào để trên bàn và lễ phép mời hai ông bà uống.
Bình gật lia:
− Tôi biết, tôi rành làm bồi lắm mà. Anh coi, tôi cải Trang một chút như vầy có được không?
− Ông mang kính đen, mặc áo của tôi vô là thấy khác lạ, hơi khó nhìn rồi đó.
− Phải có thêm cái mũ thì hay quá hả?
− Nhà hàng nho/ nên công nhân không có đồng phục ông à. Ông nói người ta không biết mặt ông, thì ông cũng không cần phải cải Trang, sửa dạng nữa.
− Bưng cái này vô rồi, còn việc gì nữa hôn?
− Còn chớ! Ông trở ra xách bình trà.
Bình liền hăm hở đi lên phòng ngủ. Cửa phòng đã khép lại rồi, nhưng không có khóa. Chàng kề vai lấn cánh cửa đoạn nhanh nhẹn lách nhìn vào trong. Bắt gặp lúc già Bửu Châu đang bẹo má Mỹ Dung, bỗng dưng ghen tức bộc lộ trên hai cái tách run rẩy, chàng khựng lại trợn mắt nhìn Mỹ Dung qua lớn kín đen..., trinh thám!
Nghe tiếng động, già Bửu Châu quay phắt lại cáu kỉnh với chàng:
đdã có chúng tôi ở trong này, sao anh vô mà không chịu gõ cửa?
Bình nén ghen tuông xuống khỏi cổ, nhã nhặn:
− Thưa ông, vì tôi bận cả hai tay nên không gõ cửa được. Xin ông miễn thứ.
Già Bửu Châu hất hàm ra lệnh:
đdể trên bàn đó cho tôi.
Bình riu ríu vâng lệnh:
đạ! Kính mời ông bà!
Mỹ Dung đứng trồng chân luôn, mặt mày tái xanh vừa sợ vừa giận, mắt đăm đăm nhìn Bình, đôi môi mấp máy mà không nói được gì hết.
Bình ngập ngừng quay gót vừa liếc về phía nàng:
− Thưa bà, có bàn trang điểm với đủ vật dụng đây bà.
Nàng hằn học:
− Tôi thấy rồi.
− Thưa ông, tôi thấy chiếc xe của ông hơi dơ. Nếu ông bằng lòng, tôi nhờ mấy em nhỏ trong nhà lấy nước rửa, lau sạch sẽ cho ông.
Bửu Châu tươi cười, nhẹ gật:
đdược vậy càng tốt. Anh bảo các em rửa ro6`i chừng nào về, tôi cho tiền. Mà phải rửa bằng nước ngọt chớ đừng rửa nước mặn hư xe à nghe.
Bình chắp tay, cúi đầu đi ra cửa:
đạ! Phải rửa nước ngọt chớt.
Nhưng, chàng chưa khỏi cửa thì già Bửu Châu gọi giật lại:
− Nè! Nè anh bồi!
Chàng ngoảnh lại:
đạ! Thưa chi, ông chủ?
Già Bửu Cah^u chỉ mặt chàng làm chàng phải giật mình thon thót, ông ta chau mày:
− Bộ anh đau mắt hả?
Bình rộng miệng cười:
đạ thưa...
Ông chận ngang:
− Nếu anh đau mắt thì nhờ người khác thay anh đi. Anh đừng vô đây nữa, tôi sợ lây lắm!
− Thưa không, khônghải tôi đau mắt.
− Bộ mắt anh hư hả?
− Chàng gật lia:
đạ! Dạ! Con mắt bên trái của tôi vô dụng, phải nhận mắt chai. Nếu không đeo kính đen, thấy ghê lắm, ông!
− A....! Đui một con mắt hả?
Chàng khéo xỏ xiên:
đạ! Có nhiều người, tôi thấy đôi mắt tự nhiên cũng như mắt của ông. Vậy mà đui cả hai mắt, mình không biết được
Dứt lời, Bình liếc chừng Mỹ Dung lần nữa mới chịu đi luôn. Anh bồi chánh hiệu vừa đem bình trà lên, anh tỏ ra băn khoăn:
− Sao, ông?
Bình cười đắc chí:
− Có sao đâu. Ai cũng đinh ninh tôi là bồi. Bây giờ tới lược bình trà vô phải hôn?
− Rồi ông hỏi người ta cần gì nữa hôn.
Bình vội vàng trở vào phòng với bình trà, mà lần này chàng cũng không gõ cửa. Chàng muốn xông xáo một cách đột ngột như vậy mới có thể bắt được quả tang..., những gì xảy ra bên trong.
Mỹ Dung đang ngồi thẫn thờ trên ghế nệm, mông lung phóng mắt qua khung cửa sổ. Còn già Bửu Châu thì ngồi bên ghế vải, tay bưng tách cà phê nhấm nháp.
Bình đặt bình giữa bàn, đoạn đẩy tách nước chanh đến gần Mỹ Dung:
− Tách này của bà. Kính mời bà!
Mỹ Dung ngó ngang:
đdể có tôi.
− Bà có cần thêm đường hôn?
Nàng đáp cộc lốc tiếng một:
− Không!
Chàng kín đáo cười tình với nàng:
− Bà thử coi vừa uống hay không.
− Tôi đã uống thử rồi.
− Ông bà có dùng bánh ngọt hay khôgn?
Nàng gằn một tiếng trả lời hàm nhiều nghĩa:
− Không! Không bao gio8` chúng tôi anh bánh ngọt khi sắp đi ngủ.
Bình nheo mắt tỏ ra hội ý, đoạn quay lại già Bửu Châu:
− Thưa ông, tôi có đem bình trà ngon, đây ông. Trà ướp sen bông lài, thơm lắm. Kính mời ông! Kính mời bà!
Bửu Châu gật đầu hài lòng:
− Cám ơn! Anhđê? Đó cho tôi. Chu đáo như vậy được lắm. Chừng về, tôi cho buộc boa há!
Chàng xoa tay cười làm bộ vui sướng:
đạ! Cám ơn ông nhiều lắm! Hình như ông sắp hết thuốc hút? Ông có cần lấy thuốc thêm hay khôgn?
− Ừ! Tôi gởi thêm tiền, anh chạy đi mua dùm tôi.
đạ thưa, có sẵn, để tôi lấy cho ông rồi tính chung với tiền ăn, tiền phòng. Ba số năm hả ông?
− Ừ!
Bình lại được cơ hội trở vào phòng một lần nữa với hộp thuốc thơm 555. Chàng lúng túng không biết phải mượn lý do gì để vô cửa lần thứ tư.
Chàng còn xớ rớ trước đôi mắt trừng trừng của Mỹ Dung:
− Thưa ông bà, ông bà cần chi nữa hay không?
Bửu Châu sang ngồi ngang với nàng xua tay:
− Thôi khỏi! Chừng nào cần, tôi gọi.
Đọc hiểu tâm trạng của chàng qua ánh mắt, Mỹ Dung khôn khéo vòi vĩnh với già Bửu Châu:
− Anh ơi! Anh lấy xe chạy lại chợ kiếm mua cho Dung vài quyển sách đi. Mấy quyển mang theo, em đọc đã gần hết rồi.
Bửu Châu hơi bất bình:
− Bộ em tính thức buổi trưa nay để đọc sách hả?
Nàng cười mơn trớn:
− Biết tánh Dung mê đọc sách, thì chịu khó chìu Dung một chút đi. Nếu có sách Pháp càng tốt, sách Anh càng hay. Luôn tiện anh mua một ít trái cây đem về ăn cho đỡ buồn miệng.
Bửu Châu hớp hết phần cà phê còn lại:
− Giờ này, nhà sách đóng cửa rồi.
− Mấy quán sách báo nhỏ vẫn bán suốt ngày mà. Nếu không có sách thì anh mua vài tờ tuần báo phụ nữ cho Dung.
Già Bửu Châu vụt đứng dậy:
− Nhờ anh này đi mua được hôn?
Bình lắc đầu, lẹ miệng:
− Không được đâu! Không phải tôi tiếc chút công với ông bà, mà tôi không biết chữ Anh Pháp gì hết, thì làm sao biết lựa sách cho bà.
Mỹ Dung nói nhanh:
− Ừ! Mua sách mà anh sai người dốt đi, sao được. Anh mặc nguyên bộ đồ đó đi mau đi, khỏi phải thay.
Bửu Châu rút điếu thuốc cắm lên môi và hỏi Bình:
− Mấy đứa nhỏ đang rửa chiếc xe tôi phải hôn?
đạ, tụi nó đang sửa soạn lấy nước chớ chưa rửa. Ông đi về rồi tụi nó rửa cho ông.
Bửu Châu hỏi sang nàng:
− Em không đi với anh sao?
Mỹ Dung nhăn mặt:
đung mệt mỏi thấy mồ mà còn bắt Dung theo nữa.
− Ừ, thôi! Em nằm nghỉ đi.
Bình liền mở rộng cánh cửa cho già Bửu Châu bước ra ngoài.
Mỹ Dung đứng ngang Bình, dặn dói theo Bửu Châu bằng giọng nũng nịu tột bực:
− Mau mau về với em nha!
− Về liền! Về liền!
− Ghé đâu đánh bi da, em giận à nha!
Già Bửu Châu rảo bước, khuất dạnh rồi, không còn nghe ông ta nói gì nữa hết.
Bình cười gằn:
− Hừ! Ngọt như đường cát mát như đường phèn! Mau mau về với em nha... Em giận à nha...
Mỹ Dung dằn dỗi giật phăng cặp kính đeo mắt của Bình xuống, vừa đấm lên vai chàng một cái, vừa rít nhỏ:
− Anh đang làm cái gì vậy, hả?
Bình bỡn cợt mà không cười:
− Làm bồi phòng, Thưa bà chủ, bà cần chi?
Nàng nghiến rang, đấm lên vai chàng cái nữa:
− Còn giễu nữa! Anh táo bạo quá rồi! Anh không nhớ rằng thằng cha già đó đã có lần đối diện anh sao?
Chàng gật đầu:
− Anh vẫn còn nhớ, nhưng anh chắc, sau một đêm đột nhập vào biệt thư. Thanh Sơn, lão không còn nhớ mặt anh nữa, nên bây giờ anh mới dám giả làm người bồi phòng tự do ra vào phòng này.
Mỹ Dung chận hỏi:
đdể dễ dàng theo dõi... sát bên em phải hôn?:
Chàng lộ vẻ bất bình trong nét mày cau:
− Từ bãi tắm này lên biệt thư. Thanh Sơn chỉ có vài trăm bước thôi, mà tại sao em không chịu nghỉ ngơi trên đó cho tiện. Em nói rằng, lúc nào em cũng đề phòng..., mà em lại bằng lòng ở trong khách sạn với lão. Thử hỏi em ở bên cạnh lão trong một căn phòng kín đáo như vầy, rủi có gì... bất trắc xảy ra cho em...
Mỹ Dung rắn giọng cắt lời chàng:
− Không bao giờ có chuyện... gọi là bất trắc xảy ra. Tới ngày nay mà anh cũng còn nghi ngờ em nữa hay sao? Em đã đề nghị với lão nên ở trên biệt thư. Thanh Sơn, nhưng lão ta nhứt định ở khách sạn, vì lão ta không ưa ông hai Sư.
Vậy là thuận tiện cho chúng mình đó chớ. Lúc sửa soạn đi tắm, em đã lén liệng cho anh một mảnh giấy... Bộ anh không thấy, không có lượm đọc hay sao?
− Có!
− Em đã bảo anh lên biệt thư. Thanh Sơn ở đó chơi đợi em, từ khoảng ba giờ đến sáu giờ chiều, em sẽ đến gặp anh. Em có dặn trước vợ chồng hai Sự rồi, vấn đề ăn ngủ sẽ được vợ chồng hai Sự phục dịch cho anh một cách chu đáo. Sao anh còn bám sát gót em làm gì đây? Anh cũng thấy, hôm nay, bãi biển không có du khách, trong quán ăn này, không còn ai ngoài chúng mình với ông già Bửu Châu. Nếu anh không khéo thì đố khỏi bị lộ tẩy...
Bình tắc lưỡi:
− Em không chịu hiểu cho anh. Lòng anh đang băn khoăn, lo lắng...
Tưởng là chàng lo lắng vì chuyện mình chung chạ với già Bửu Châu, Mỹ Dung thầm lấy làm khổ tâm:
− Em đã nói với anh bao nhiêu lần rồi, mà anh cũng chưa tin lòng dạ em hay sao? Em cho anh biết, diễm phúc cho lão Bửu Châu lắm là lão chỉ được nắm tay em thôi, chớ chưa hề dám đòi hỏi làm điều gì khác hơn nữa. Lần chót, em xin thề...
Bình lẹ làng lấn nàng vào trong và bịt miệng nàng bằng một nụ hôn:
− Anh đâu có nghi ngờ gì về chuyện già Bửu Châu gần gũi em mà em lại thề thốt. Anh nói, anh không yên lòng vì mọi sự việc diền tiến trong những ngày sắp tới kia mà. Anh nóng lòng muốn biết hành động đối phó và thái độ phản ứng của em như thế nào, chớ đâu phải anh bám dính em để theo dõi... từng cái nắm tay, từng tia mắt liếc si mê của thằng cha Bửu Châu.
Đến đây, Bình nghiêng đầu quan sát bên ngoài, đoạn đổi giọng nghiêm trọng tiếp:
− Hai đứa mình không nên phí thì giờ trong lúc này. Chúng mình nên đi ngay vào vấn đề và tìm giải pháp thích ứng trước khi già Bửu Châu trở lại đây.
− Chuyện lão làm đám cưới?
− Ừ!
− Có ai bên ngoài hay không, anh?
− Không! Anh đứng đây coi chừng cửa. Lão Bửu Châu về tới, anh đeo kính mắt lên, thế là xong. Lão ta không thể nghi ngờ gì cho một tên bồi phòng được. À, em trả cặp kính lại cho anh chớ.
Mỹ Dung với cử chỉ ấu yến tự tay đeo kính lên cho chàng như cũ, đoạn khẽ tát chàng một cái.
− Em sợ anh thiệt đó! Hồi nảy, thấy anh đột ngột xông vào phòng em muốn đứng tim vậy đó. Rất may mắn lão Bửu Châu không nhận ra anh là ai.
Bình sốt ruột:
− Vụ đám cưới, em đã quyết định sao chưa?
M~ Dung buông mình xuống ghế, thiểu nảo thở dài:
− Em chưa có quyết định gì hết. Anh hãy đơn phương quyết định đi, anh bảo sao, em nghe vậy. Hiện giờ tâm trí em rối bời, em không còn biết tính toán gì nữa hết.
Bình tỏ vẻ cương quyết:
− Không còn cách nào hơn là hai đứa phải ly khai gia đình. Tạm xa nhà một thời gian rồi sẽ hay.
Nàng lắc đầu:
− Không ổn!
− Tại sao lại không ổn?
Nàng thút thít khóc:
− Ba còn gây thêm áp lực cho em. Ba buộc em phải bằng lòng để già Bửu Châu chọn ngày làm đám cưới ngay trong tháng này, không thể chần chờ được nữa. Vừa rồi lão ta cho em biết, đám cưới sẽ được cử hành linh đình trong hai ngày hăm bảy hăm tám tới đây.
Bình trố mắt:
đương lịch?
đạ! Chỉ còn mười ngày nữa thôi. Nếu em không ưng thuận thì kể như... bé Minh mất tích luôn, suốt đời em không được thấy mặt con em.
Chàng tái mặt, hỏi nhanh:
− Ai đặt điều kiện đó? Thằng cha già Bửu Châu? Nếu vậy thì chính lão là thủ phạm bắt cóc thằng nhỏ. Anh phải đi tố cáo hắn.
− Không! Bửu Châu vẫn không hay biết gì vè con của chúng mình. Đến ngày nay mà lão còn trách em rằng tại sao suốt thời gian du học em không có một chữ tin tức gởi về cho lão. Dù cho chính tay lão bắt cóc bé Minh, anh cũng không thể kiện cáo ai được, với bằng chứng nào để anh biện minh rằng bé Minh là con của anh? Ba em đã tàn nhẫn lợi dụng tình mẫu tử thiêng liêng làm miếng mồi để đưa em vào cái bẫy tình của lão Bửu Châu.
− Sao em không xin hoãn ngày cưới thêm một thời gian nữa, để mình với vợ chồng ông sáu Ngưu truy tầm tung tích thằng nhỏ rồi sẽ hay?
Nàng mở khăn che mặt nức nở:
− Vì muốn chấm dứt sự luyến ái giữa chúng mình, muốn tránh trước rối rắm giống như trường hợp em sanh bé Minh lúc nọ, nên ba má nhứt định không chìu ý em, không cho đình hoãn lễ cưới đến vài ba tháng như lời yêu cầu của em.
Bà đã cứng rắn một câu: Nếu con ngoan ngoãn nghe lời ba má thì con sẽ được lui tới nhà vú thăm thằng nhỏ. Bằng như con còn cải lịnh mẹ cha, thì cũng nội trong vòng tháng này, thằng nhỏ sẽ bi.... mang đi xứ khác, kể như nó chết lúc vừa lọt lòng mẹ, không đời nào được thấy mặt thằng nhỏ...
Như vậy, chỉ có hai lẽ để em chọn lựa. Thứ nhứt là, em phải về với lão Bửu Châu để được nhìn mặt con, để được xưng mẹ, gọi con với nó. Hai là, em phải đời đời mất con để được vẹn tình trọn nghĩa với anh...
Bình đưa ngón tay lên môi ra dấu:
− Em đừng khóc!
Nàng vội vàng lau lệ:
− Bửu Châu về phải không anh?
Chưa! Em không nên khóc lóc để câu chuyện lọt vào tai người ngoài. Thế rồi, em nghĩ sao? Em trả lời với cha me như thế nào?
− Em không trả lời sao hết. Em chờ ý kiến của anh, chờ giải pháp của anh. Em hẹn với ba má, sau chuyến đi chơi này về, em sẽ trả lời cho ba má biết. Nhưng, ba má đinh ninh rằng, em sẽ chấp thuận mọi đề nghị của lão Bửu Châu. Ba má tin tưởng rằng, trong chuyến du ngoạn này, em sẽ dần dần khắn khít với Bửu Châu rồi tình yêu của em cũng sẽ đến với Bửu Châu.
Bình gọn miệng:
− Mà hiện tại đã đến chưa?
đdã đến nông nỗi này mà anh còn đùa cợt được hay sao anh?
Bình dò dẫm lòng nàng:
− Theo ý em, em chọn giải pháp nào để làm lối thoát cho chúng mình?
− Việc anh với vợ chồng ông sáu Ngưu tìm kiếm bé Minh, em xét thấy... không có chút hy vọng nào hết. Em ngóng chờ tin lành đã ba tháng qua rồi, mà con em đâu, em chẳng thấy. Anh có biết tình mẹ thương con đến ngần nào hay không? Lòng mẹ thương con được ví bằng bi