Cánh Đồng Lưu Lạc - Đoạn 10.2

- Dạo tôi ở bộ đội, mấy anh bạn quê Vĩnh Phú cũng nói chuyện thế. Quê tôi có nhiều người ngược lên Phú Thọ, Đoan Hùng, Yên Bái đảo sắn. Mùa này cũng là mùa sắn trên ấy…

- Anh Tĩnh biết nhiều nhỉ? Chị với các cháu ở nhà chắc trông anh về lắm nhỉ?

Tĩnh đứng dậy vươn vai:
- Chị nào? Cháu nào đâu chị ơi! Tôi cũng muốn có đứa con như cái thằng chó cún này, nhưng mà nghèo lắm, chẳng ai lấy…
Chị Nga bật cười, khiến Tĩnh tò mò:
- Chị cười tôi à? Tôi nói thật đấy…
- Tôi cười cái câu chuyện cổ ngày còn bé tôi được đọc.
- À phải đấy! Chị là cô giáo chứ gì? Nãy nghe thằng bé nói gọi tên chị là “cô giáo Nga”. Chuyện thế nào, chị kể một đoạn cho tôi nghe với….
- Chuyện buồn cười, và buồn nữa. Ngày xưa có một chàng thanh niên nghèo lắm, nghèo đến nỗi tóc đã bạc mà vẫn không lấy được vợ… Đấy, tôi nhớ mở đầu câu chuyện như thế. Chuyện của bên nước Ý…
- Buồn cười thật! Nhưng sau đó chắc phải có một nàng tiên thương anh ta chứ? Tĩnh cười híp mắt hỏi lại.
- Không! Không phải thế! Anh chàng kia nghèo đến nỗi không lấy được vợ, thế rồi anh trở thành một ông già tóc bạc phơ…
- Vẫn không có vợ? Tĩnh tò mò.
- Vẫn không có vợ. Một hôm ông vào rừng hái củi. Trên đường về, ông đi qua một khu rừng vắng, bỗng ông nhe thấy tiếng một đứa trẻ gọi:
- Bố ơi! Cứu con với…
Ông già ngạc nhiên nghĩ: quanh đây chẳng có người ở, sao lại có tiếng trẻ gọi. Ông già nghĩ ngợi mộ lát rồi đi tiếp. Nhưng ông vừa cất bước thì tiếng đứa trẻ lại gọi. Lần này nghe da diết hơn:
- Bố ơi, đừng bỏ con. Con ở đây này…
Không thể bỏ đi được, ông gìa quăng bó củi xuống đường rồi đi về phía có tiếng gọi. Nhưng ông không thấy gì, dù ông đã cố tìm tất cả các bụi cây quanh đó. Ông vừa quay đi thì lại có tiếng gọi: “Bố ơi! Con đây này”.
Lần này thì tiêng gọi phát ra từ một khúc gỗ. Ông lão ngạc nhiên cần khúc gỗ lên, nó cất tiếng nói:
- Con của bố đây! Bố đem con về nhà đi. Rồi con sẽ giúp bố được nhiều việc…
Ông lão nghèo và tốt bụng nhăt khúc gỗ đem về nhà. Thế rồi ông lấy dao, đẽo gọt noa thành hình một thằng bé con trai. Ông già đặt tên cho nó là Pinôkiô…
Tĩnh sa sầm nét mặt, căn môi im lặng. Chị Nga thấy thế thì thấy sợ:
- Chuyện cổ tích ấy mà. Anh buồn làm gì!
- Không, tôi chỉ thấy buồn cười thôi. Mà đúng thật đấy chị ạ. Đối với người nghèo chúng ta thì, con chó, con lợn, hay khúc gỗ cũng thành người thân thuộc, có linh hồn… Phải không chị?
- Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi biết nghèo thì buồn lắm.
- Chị có thằng chó con này rồi, việc gì phải buồn. Chuyến sau, tôi cũng phải tìm một khúc gỗ để đẽo thành thằng con mới được… Tĩnh cười thoải mái, dường như anh chẳng biết buồn.
Chị Nga cũng cười:
- Anh không cần phải đẽo gỗ làm gì.
- Sao thế? Tôi cũng nghèo đến nỗi, tóc đã bạc mà vẫn chưa có vợ…
Chị Nga dứ dứ thằng Hận về phái Tĩnh:
- Tôi cho anh thằng Pinôkiô này này…
Tĩnh sững người, nhìn người đàn bà xa lạ, nghèo khó mà anh mới quen trước đây vài giờ, mà bỗng cảm thấy thân thuộc từ tận cõi nào, sâu thẳm . Chị Nga thấy xấu hổ, vì câu nói bỗ bã, có vẻ sống sượng của mình, toan ngoảnh mặt đi tránh cái nhìn của người đàn ông san tràng vạm vỡ, từng trải nhưng cũng chất chứa đầy nỗi niềm, nhưng không kịp, khiến đôi má chị thoáng có chút hồng lên. Tĩnh ngồi thụp xuống, ngó sâu vào mắt thằng Hận:
- Thật không? Chị không được đánh lừa tôi đấy nhá…
- Tĩnh! Tĩnh ơi…!
Tĩnh giật mình bởi tiếng ông Thuần quát to. Anh đứng lên nhìn ông trưởng tràng với cái nhìn lạ lẫm, như lạc đi. Ông Thuần nheo nheo cười:
- Chuẩn bị vào quanh! Cầm cái sào bột lên đây!
- Vâng, có ngay! Tĩnh cầm cây sào nặng chịch chạy loạng choạng trên mặt mảng.
- Cố lên! Sau cái khúc quanh này, đến bến giao bè xong tao cho chú mày nghỉ phép. Đồng ý không?
Tĩnh mím môi, cố nén một tiếng “vâng” khoái chí. Anh đứng “bãi chân chèo”, cầm nghiêng cây sào bột như người chiến binh cầm dáo đứng tấn chờ quân địch.
Cây sào bột là cây sào cổ truyền. Những người thợ san tràng mỗi lần vào rừng chỉ cần đem theo lưỡi rìu, lưỡi búa và dao làm công cụ. Tất cả vào rừng sẽ chặt gỗ để làm cán, làm chuôi. Nhưng cây sào bột này thì không thể kiếm từ rừng được, mà là vật bất ly thân. Khi về nhà đem theo, lên rừng lại vác đi, dù nó dài tới sáu thước, có phần bất tiện. Nhìn đoàn người đùm túm đi lên mạn ngược, không ai biết họ đi đâu. Nhưng thấy trong đoàn có người vác cây sào dài, thì đích thị đó là đoàn san tràng xuôi bè. Đó chính là cây sào bột, là vũ khí, và đồng thời cũng là biểu tượng cho sự can trường và từng trải của đoàn san tràng.
Cây sào bột được chọn làm từ một cây hóp. Hóp là một loại tre thẳng không có gai và chỉ lớn bằng cổ tay, rất dài. Hóp được dùng làm sao bột phải là loại hóp đực, nghĩa là loại cây hóp không có khả năng “đẻ” ra măng. Vì thế nó cằn và đặc ruột. Cây hóp dùng làm sào bột khi đã gần già, nghĩa là còn có khả năng uốn qua lửa cho thật thẳng. Khi đó nó có cái chất thép để cứng và cũng có khả năng dẻo để không bị giòn và gãy khi bị chống mạnh. Đặc biệt ở phần mũi sào, tức là phần gốc cây hóp được bịt bằng một cái khâu bằng sắt như khâu dao và gắn một mũi đinh thép vào đầu, không cần nhọn, mà tù tù giống y hệt như đầu ngón tay cái. Nó có thể chống lại với đá, sỏi và rút ra dễ dàng khi đâm vào đất. Không hiểu do đâu mà những người san tràng lại đặt cho nó cái tên rất hiền thục là sào “bột”? Thực ra nó không hiền lành tí nào. Trong những năm loạn ly, vô chính phủ, giặc cướp nổi lên, cây sào bột đã từng chiến đấu và đâm lòi ruột những tên cướp cạn. Trong đoàn san tràng, ai được giao cầm cây sào bột, phải là người can trường và có sức lực. Họ chính là người “đứng mũi, chị sào”. Với cây sào này, người chiến binh có thể chèo chống con mảng bất kham qua bao ghềng thác hiểm nghèo.
Con mảng đang trôi êm ả bỗng vặn mình răng rắc. Đã vào cổ thác. Tĩnh không quay lại, đôi mắt vẫn chăm chú nhìn mũi mảng, lên giọng nói với chị Nga đang ngồi run rẩy ôm thằng Hận đằng sau:
- Hai mẹ con cẩn thận. Giữ chắc đấy!
Bè đã vào cổ thác, dòng nước bỗng choãi ra, trơn tuột, xanh biếc và mềm mại như lưỡi một con rắn khổng lồ. Nước réo ầm ầm dưới chân anh. Tĩnh bỗng như người lên đồng, ngực nổi phồng, cầm trong tay thứ vũ khí gia truyền, mắt anh sáng quắc hướng về phía cuối con thác.
Con mảng xuống thác nhẹ nhàng như trườn vào cái hang trơn nhớt. Nó vặn mình hơi nghiêng sang bên phải, gió tạt ù ù bên tai Tĩnh, khiến anh hơi loạng choạng. Đây không phải lần đầu Tĩnh nhận vai đứng mũi chịu sào, nhưng mỗi lần qua đây, anh cảm thấy giống như những ngàu đầu vào trận của những năm đánh giặc. Vách đá dựng đứng xám xịt choán dần tầm mắt anh. Ánh chiều loang loáng, những con dơi đi ăn sơm bay chấp chới, như muốn phân tán sự chú ý của anh. Nhưng kia rồi, Tĩnh nhận ra cái hốc đá vững chãi đã chịu hàng trăm, hàng ngàn mũi sào bột của dân san tràng. Tĩnh bĩnh tĩnh như người nhắm mũi giáo đâm vào ngực kẻ thù. Một tiếng chát chúa vang lên nháng lửa. Cây sào bột trong tay Tĩnh con lại như bị uốn vồng lên, như muốn hất anh xuống sông. Nhưng Tĩnh đã né nghiêng về phía trong, nhằm tạo phản lực để xô nghiêng con mảng quay đầu trở ra. Răng rắng… tiếng dồn mảng nghe ghê người, vài mũi mảng cô lao vào vách đá đã phải chùn bưỡi trướn cây sào bột bà cánh tay anh cựu chiến binh. Nó nhíc ta một khoàng, chỉ non nử sải tay, và chi các méo đá xanh không đầy một gang tay. Chính xác là một gang tay, đúng kỹ thuật. Bởi vì nếu không đánh kịp đầu mảng sẽ vỡ tung. Còn nếu sớm hơn, mạnh hơn, con mảng sẽ xô ra xa ngoài khoảng cách một gang tay nó sẽ bật ra xa, giống như con tàu sai quỹ đạo noá sẽ quanh mãi… bất tậtn. Có khi hàng buổi, cả con mảng cứ luẩn quẩn.
- Tốt rồi! Ông Thuần nói to, tiếng ông vang rền nhờ cộng hưởing vách đá bờ vực. Để cho chúng nó quạt, cậu xem mẹ con nhà chị kia có sao không?
Tĩnh thở phào, vuốt nước sông đã tung lên mặt anh, chạy lại. Chị Nga vẫn nhắm mắt, ông ghì thằng Hận vào ngực. Tĩnh phải lay mãi, chị mới chịu mở mắt ra, ngơ ngác:
- Qua chưa hả anh?
- Qua rồi1 Nhưng mới được một quanh, còn phải hai quanh nữa.
- Ối Giời…! Vẫn còn nữa à? Em tưởng mẹ con em chết ở đây rồi chứ…
Tĩnh đinh bế thằng Hận, nhưnganh nghĩ sao lại thôi, chỉ nắm bàn tay trắng bệch của nó:
- Tí nữa tến bến, chú đốt rơm cho cháu sưởi nhé. Cố chịu thêm tí nữa. Chị còn cái áo khô nào không, quần thêm vào bụng cho nó…
Chị Nga thều thào:
- Còn, nhưng trong bọc kia, anh lấy hộ…
Tĩnh tháo sợi dây buộc chặt miệng cái bị bên nách chị Nga. Anh lục mãi, thấy tấm áo xanh màu trứng sáo đã ngả màu, định cầm lên, lại nhét vào.
- Anh lấy cái đấy cũng được. Ao của tôi may lâu rồi…
Được ủ ấm, Thằng Hận tươi lên một chút, nói lại cười. Lúc này trông nó xúng xính như một con búp bê bằng nhựa, nhưng là con búp bê đã bị tụi trẻ nhà giàu chơi chán, vứt bỏ, trọc tóc, bợt màu…
Chiếc mảng thong thả quanh một vòng rồi lại vặn mình cót két, trở lại vị trí cũ. Tĩnh đứng dậy , nắm cây sào bột, đi lại phía đầu mảng. Gặp cái nhìn đầy lo âu của chị Nga, Tĩnh cười:
- Không sao đâu! Lần này dễ hơn nhiều. Tôi chỉ đánh nhẹ cái là nó ra thôi.
Nhưng Tĩnh đã lầm, hay anh chủ quan! Không ngờ người đứng mũi mảng, chịu sào bột chỉ vừa đánh mũi sào vào hốc đá, nó vừa nháng lửa một cái, chiếc sao bật cong lên và… rời khỏi tay Tĩnh! Qua nguy hiểm, một góc đầu mảng đâm sầm vào bờ đá, xô nghiêng một bên. May sao, nó không xô chồng đống lên, hay vờ vụn, mà ngoan ngoãn như đầu con rắn trườn theo bờ đá, vời khoảng cách chỉ tính bằng đốt ngón tay. Chiếc sào bột văng trở lại, đúng vào tầm tay ông Thuần. Ông già đầy bản lĩnh và kinh nghiệm bắt lấy nó, đành tiếp một mũi vào bờ đấ, hỗ trợ cho con mảng nhẹ nhàng lướt đi. Những người thợ san tràng cuống quýt lấy sào chống vào vách đá để cạnh con mảng không quệt vào đá, chúng sẽ cứa đứt dây khắn.
Trong khi đó, khi mũi mảng đâm sầm vào bờ đá xanh, thì Tĩnh bị đà quán tính đã hất anh lên vách đá, giống như người ném một con nhái vào bờ vách. Trong tích tắc giữa sống và chết, anh chàng cựu chiến binh đã kịp chống hai tay vào vách đá ghì lại được, không để ngực và đầu đập vào cái mảng xù xì, lởm khởm ấy. Hai tay anh đã bám vào được một mẩu đá nhô ra. Khi chị Nga ngước nhìn lên thì đã thấy Tĩnh như một cái xác bị căng ra, đóng đinh vào vách đá. Nhưng kỳ lạ thay, Tĩnh vẫn sống và ngoảnh lại miệng cười rộng toác, phô hàm răng trắng nhởn.
- Bám chắc vào! Ông Thuần quát to. Đừng buông tay. Có chịu một tí. Tay chận có làm sao không?
- Không! Cháu nhảy xuống nhá!
- Khoan đã! Đừng nhảy xuống mảng. Nứa cắt đứt chân đấy. Để bè đi qua rồi nhảy xuống, bơi theo. Rồi ông quát một tay khác:
- Thằng Phấn, cầm cây sào chạy ra đuôi mảng, lúc nào tao bảo nhảy xuống, thì thằng Tĩnh nó nhảy, mày đưa cái sào này cho nó nắm…
- Vâng! Phấn chạy lảo đảo lại phía đuôin mảng. Khi mảng đã trôi khỏi chỗ Tĩnh bám độ dăm sải tay, ông Thuân hô:
- Nhảy! Nhảy đi Tĩnh! Co chân tay lấy đà, nhảy ra xa chứ không rơi vào đá, chết đấy…
Tĩnh cong người búng mình như con tôm rơi tõm xuống nước, chìm nghỉ. Chị Nga hét lên một tiếng, bịt mắt, cúi xuống.
Lát sau Tĩnh trồi lên, lắc đầu hấy nước rồi nhoai tới. Vài sải tay, anh nắm được cây sào của Phấn. Lát sau, anh leo lên mảng, thở phì phì, chữa ngượng:
- Mẹ nó! Mình ngắm kyc thế mà vẫn trệch mục tiêu. Bác Thuận ạ, cháu đâm trượt vào cái mấu đá, thế là…
Ông Thuần cầm ra một cái chai nhỏ, nút là chuối, đưa cho Tĩnh:
- Chết rét! Uống một ngụm vào!
- Rượu à? Thôi cháu không uống đâu. Tĩnh khẽ lắc đầu.
- Rượu đâu mà rượu, nước mắm đấy. Uống vào cho nó ấm lên…
Tĩnh tu một ngụm nhỏ, le lưỡi:
- Khiếp, mặn quá! Nhưng mà có ấm lên thật! Thế mà bác Thuần chả cho anh em chấm rau tàu bay…
Ông Thuần lấy lại chai nước mắm, bỏ vào túi áo:
- Cái này không ăn được. Để đề phòng chống rét. Cậu bị lần này là mấy rồi, Tĩnh?
- Mới có hai. Kinh thật đấy…
Ông Thuần cười:
- Kinh đếch gì mà kinh! Tao còn bị nó gẩy lên tới sáu bảy lần rồi ấy, chả nhớ! Nhưng mà phải rút kinh nghiệm. Không khéo toi mạng! Thôi nào, đến quanh ba rồi đấy.
- Có ra được không ông Thuần? Cậu Phấn sợ sệt hỏi, nó mới đi lần đầu.
- Ra… a! Sao lại không ra được? Nhìn mảng thì biết. Thằng Tĩnh đánh cú ấy cũng khá. Có điều dở quá để nó đóng đinh lên vách là xoàng đấy Tĩnh ạ…
Tất cả cùng cười, Tĩnh cũng cười, nhìn về phía chị Nga, dường như anh muốn chữa ngượng.
Chị Nga thật ngạc nhiên sau sự nguy hiểm chết người ấy mà những người thợ sơn tràng nghèo khó, rách rưới ấy lại vẫn có thể cười nói vô tư như thế được. Chị cũng đã từng được nghe kể lại, qua những câu hát nói về nghề này. “Nhất phá Sơn Lâm nhì đâm Hà Bá! Ở đây những con người này đã cùng lúc phải đối chọi chống chỏi, giành giật miếng cơm manh áo với cả hai vị hung thần là Sơn Lâm và Hà Bá… Nói dại, nếu chẳng may, Tĩnh có làm sao? Không, anh chẳng làm sao cả, không có gì hại được anh. Tĩnh cũng như những người thợ đầy nghĩa hiệp và can trường. Nhưng sao đối với chị Nga, hình như trên con mảng lênh đênh đưa đẩy số phận hai mẹ con chị đã gắn liền chị với con người này, một cách mơ hồ.
Quanh thứ ba đã nhẹ đi rất nhiều, ông Thuần chỉ cần dùng một chiếc sào thường đánh và vách đá một cú không mạnh lắm, rồi ông ghì con sào cặp nách, mũi mảng đã ngoan ngoãn trở ra. Nhưng ông vần quát to:
- Quạt ra! Quạt ra, mạnh vào không nó trở vào luồng bây giờ…
Con vực sâu hun hút, sào không chống tới mà những người thợ phải dùng đến những mái chèo đan vội bằng những thanh nan nứa để chèo mũi mảng. Chỉ một chốc, con mảng loằng ngoằng đã ra giũa dòng sông. Nó êm ả xuôi về bến Bầu.
Trời bắt đầu tối. Dòng sông như rộng ra, vời vợi. Sông thượng du không có tiếng hò, mà chỉ cuồn cuộn thác ghềnh. Những người dân chài hiếm hoi, cũng đã neo đậu thuyền vào bến, lên bờ. Đèn dầu bắt dầu nhập nhoạng như những con đom đóm lượn lờ trong những luỹ tre. Tĩnh đến ngồi xổm trước mặt chị Nga:
- Xong! Từ đây là hết lận đận. Lên bờ phải hút một điếu thuốc lào. Từ chiều thèm quá mà thuốc lửa ướt hết cả. Thằng chó con, à thằng Pinôkiô của tôi nó ngủ rồi à?
- Vâng! Có lẽ cháu nó ngủ được một lúc rồi. Mà anh cũng nhớ tài nhỉ, đã nhớ tên nó là Pinôkiô rồi cơ đấy…
- Hồi nhỏ tôi cũng có đọc cuốn truyện đó rồi. Tại chị gợi ra cho tôi nhớ đấy thôi. Thằng bé thông minh lắm…
- Lúc nãy nhìn anh nhảy lên vách đá, bị bám dính vào đấy, nói dại, tôi tưởng…
- Tưởng chết rồi chứ gì! Cũng sợ thật đấy. Nhưng mà may có phúc đức ông bà. Làm cái nghề này kiếm được bơ gạo, nhưng nguy hiểm lắm… Chắc sau chuyến này, tôi cũng bỏ thôi.
Chị Nga im lặng, thẫn thờ nhìn ra mặt sông rồi lại nhìn vào mặt thằng Hận. Bỗng noa giật mình, choàng tỉnh. Thấy mẹ, nó ưỡn người lên, rôic bắt đầu khóc. Nó đói.
- Có lẽ cháu đói rồi chị Nga ạ… Quên lúc chiều không để phần nó miếng cháy.
- Không. Cháu chưa đói đâu. Chị Nga nói để Tĩnh yên tâm. Thấy người lạ, lại ngái ngủ nó khóc đấy. Rồi chị nói với con. Nào, để mẹ cho con tè nào… Muốn tè đây…
Chị Nga dỡ đám áo quần quấn quanh người nó ra. Tĩnh đứng dậy đi loạng choạng đến bên ông Thuần:
- Chắc khoảng bày giờ tới bến bác Thuần nhỉ.
- Ừ, tao cũng đang thèm thuốc đây.
Bỗng hai người giật mình, nghe tiếng chị Nga thét lên:
- Oi giời ơi! Con ơi!
Tĩnh quay lại thì thấy chị Nga đang nằm xoài trên mặt mảng, nử người dưới nước, một bàn tay nắm lấy cây nứa, còn tay kia quơ quơ trong nước.
- Cái gì thế? Tĩnh hét toáng lên, giận dữ.
- Con tôi… nó rơi xuống sông rồi… ồi! Anh ơi vớt con tôi với…
Tĩnh không nói, anh nhào xuống sông lặn một hơi. Những cái bong bóng nhuôm màu hoàng hôn vỡ ra như những cục máu trồi lên từ đáy sông. Con bè vẫn trôi đi im lặng. Mttọt lúc sau Tĩnh nhô lên, dâng cái bọc vải có thằng Hận trong đó lên cuối mảng. Chị Nga nhào tới, nhưng bị ông Thuần chặn lại:
- Cô ngồi xuống đây. Không được động vào thằng bé.
Rồi ông Thuần chạy tới tóm thằng Hận từ tay Tĩnh. Ông lột bỏ quần áo thằng bé dốc ngược nó lên bằng hai chân. Không thấy nước ra, ốc xxốc mạnh và quay quay nó trên tay mình. Lúc sau, nước từ trong bụng thằng Hận ộc ra. Tĩnh vẫn chưa leo lên được mặt mảng, anh bám theo nó, nước trong bụng thằng Hận ốc ra lên cả mặt anh. Phấn và hai người nữa chạy tới phụ giúp ông Thuần. Họ cởi áo ra trải xuống mặt mảng cho thằng Hận nằm xuống…
Tĩnh đã đu người lên mặt mảng, chị Nga định chạy lại chỗ con trai, bị anh giữ lại:
- Chị không được nhìn mặt nó. Thấy mặt mẹ, nó ốc máu tươi ra là chết, không cứu được đâu. Tôi thấy người nó vẫn còn nóng…
Chị Nga khóc lặng đi trong tay Tĩnh. Anh hỏi sang chỗ ông Thần:
- Nó thở được chưa, bác Thuần?
Im lặng. Chỉ thấy hai vai ông già nhô lê, hạ xuống. Ông đang cố sức thổi hơi vào ngực thằng bé. Một lúc sau, bật lên tiếng khóc ré của thằng Hận. Chị Nga vùng dậy, nhưng Tĩnh vẫn giữ lại:
- Không sao rồi! Chị cưa yên tâm. Có bác Thuần ở đây không có gì ông ấy không làm được. Để ông ấy làm xong việc đã…
Ông Thuần tiếp tục thổ thơi vào miệng thằng Hận, Phấn chạy vòng quanh. Ông quát:
- Lấy ngay hộp dầu con hổ lại đây. Tốt rồi.
Ông bế thằng Hận đang khò khè, hấp háy đến đưa vào tay chị Nga:
- May quá cô ạ! Cứu được rồi…
- Con ơi… Các bác ơi… mẹ con em đội ơn các bác. Kiếp này không hết thì sang liếp sau…
- Thôi được rồi! Để kiếp sau có khá hơn hãy trả ơn. Kiếp này chúng ta khổ đến đây là cùng rồi cô ạ. Cô là cô giáo phải không?
- Vâng!
- Có chồng đi B, hy sinh phải không?
- Dạ, vâng ạ!
- Thôi cố mà sống, mà nuôi con cho chồng. Đây kia rồi, cái chỗ sáng sáng kia là Bến Bầu rồi. Lên đến nơi tôi sẽ xin thuốc cho cháu. Bây giờ thì ủm kín nó lại…
Bây giờ thì những con người chỉ là những cái bóng trên mảng. Họ thoăn thoắt, họ lờ lững với công việc của họ.
Tĩnh cũng định đứng lên, nhưng anh lại cúi xuống, luồn tay vào trong bụng thằng Hận, lần lên ngực nó, thấy được nhịp đập trái tim nhỏ nhoi, rất mơ hồ của một con người. Anh nói với chị Nga:
- Sắp lên bờ rồi. Tôi sẽ không bỏ mẹ con chị đâu!

 

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3