Cánh Đồng Lưu Lạc - Đoạn 14.2

Ông lão nghe tiếng người than vãn, trách quở, và cũng nghe được, tiếng đồng xu rơi “cạch” xuống cái bát sắt. Ông hờ hững nhặt lên, nhìn chăm chú. Đây là đồng tiền đầu tiên trong cuộc đời ngoài sáu mươi của mình, ông lão kiếm được từ ăn mày thiên hạ. Không sao! Nó có thể giúp ta thực hiện được ý nguyện.
Từ hôm ấy, ông Tuân trở thành kẻ ăn mày. Ta chợ, ông lần mò đi vào các ngõ ngách. Đó là một nước cờ, nhưng cũng là một kế sinh nhai. May mắn thay, đây là chốn tha hương, không có người nào quen biết. Ông lão yên tâm…
Thế rồi một ngày kia, mưa phùn lâm thâm, cái rét của trời đất cùng với cái lạnh tha hương, lưu lạc và kiếp ăn mày làm ông lão chùn chân. Ông ghé vào một cái quán nước nhỏ nằm nép cạnh cái nhà kho để hút nhờ điếu thuốc lào. Mấy cái cột tre chống xiêu chống vẹo đỡ mấy tầu lá cọ rung lên phần phât. Cả buổi sáng không hút, giờ đây hơi thuốc làm ông say lử đử. Ông lão loạng choạng, tay quờ quạng, bám vội vào cái cột tre, suýt hụt, mãi mới vớ được khúc gióng, làm cả cái lều được thể rung lên răng rắc. Đầu ghế bên kia một anh thanh niên có khuôn mặt vuông, hai quai hàm nở nang, nhìn ông chằm chằm, khiến ông thấy ngượng . Ông không ngượng về cơn say thuốc lào, cái thứ thuốc ma này hút phải say. Có say mới là thuốc lào chính cống. Ông ngượng về thân phận của mình, đã là kẻ ăn mày còn ngồi nhai xôi gấc. Nhưng có lẽ chẳng ai biết ông ăn mày, mà chỉ có ông biết ông thôi, nhưng dù sao cũng ngượng lắm. Đã ngửa tay xin đồng xu của thiên hạ thì còn gì là con người nữa, đến cả ngồi trong cái quán lụp sụp này, ông cũng chẳng còn quyền ngồi ngang với người ta. Ông phải ngồi xuống đất, ngồi ra xa góc kia cơ! Ông lão tự giày vò mình. Bông nhiên anh thanh niên ngồi nhích lại, miệng nở:
- Cụ ngồi nhích vào trong này cho đỡ hắt. Gớm trông cụ hút điếu thuốc mà phát thèm…
Ông lão cười tróm trém:
- Thuốc ngon là nó say thế đấy anh ạ. Anh có hút không?
- Thỉnh thoảng thôi cụ ạ. Dạo trước con còn đi rừng thì hay hút, bây giờ ở nhà, chả làm gì, cũng phải bỏ, cụ ạ.
- Đây, thuốc đây, anh có ăn một điếu thì ăn! Trời rét thế này, có hơi thuốc vào nó cũng ấm. Bà chủ quán, cho tôi xin một chén nước…
Người thanh niên kia mỉm cười, nửa như muốn xin điếu thuốc, nửa lại quyết bỏ, chần chừ không dám. Mãi sau, anh nói:
- Đâu? Cụ cho con xin điếu thuốc! Rét thật đấy…
Ông lão vạch áo đưa cho anh thanh niên gói thuốc:
- Thuốc ngon đấy! Lâu không hút, anh làm cái này là say phải biết!
Anh thanh niên châm lửa từ que đóm, rít một hơi, bỗng nhả khói ra rồi ho sặc sụa. Anh ho đến nỗi bà chủ quán phải lắc đầu:
- Rõ khổ, không hút được thì tập tọng làm gì không biết!
Anh ngồi ngẩn ra một lúc, lấy lại sức rồi trả lại gói thuốc cho ông lão, chữa ngượng:
- Dạo trước con cũng hút nhiều lắm, mấy năm nay bỏ nên hút lại không được. Mà cai anh thuốc lào nó phải say, đến mấy giây ấy, như người ta thăng thiên, cụ nhỉ?
- Thế là anh biết hút đấy. Anh người ở đây hay từ nơi khác đến?
- Dạ, con ở dưới xuôi, lên Yên Bái đảo sắn.
Bà chủ quán răng đen, cũng là người xởi lởi, thấy vậy thì hỏi:
- Đi Yên Bái sao còn xuống đây?
Anh tần ngần một lúc, rồi nói nhỏ, như người có lỗi:
- Mấy năm nay rồi, năm nào mùa này cháu cũng lên Yên Bái. Mà… nửa đường cháu xuống đây tìm một người quen. Bà ở đây lâu chưa?
Bà chủ quán, rót từ cái tích ủ ra đầy hai chén nưới, cười thân tình:
- Tôi cũng người dưới Nam Định, lên đây từ hồi còn con gái, dạo đánh nhau với Pháp ấy. Sau lấy chồng, hoà bình rồi ở lại đất này…
- Cháu hỏi bà, thế bà có biết thầy giáo Hoan hồi chống Pháp dạy học ở đây không? Dạy bình dân học vụ…?
Bà chủ quán nghĩ ngợi:
- Thầy giáo Hoan à? Dạy bình… dân… hoc… vụ? Không, tôi không biết! Những người có tuổi thì có nhẽ biết đấy. Mới lại tôi có đi đến đâu. Ông ấy là thế nào với anh?
- Dạ không! Cháu cũng có biết mặt đâu, nghe người nhà nói lại thế thôi…
Trong lúc anh thanh niên vãn chuyện với bà chủ quán, ông lão ăn mày làm như người ngoài cuộc. Ông lão né nửa người ra ngoài mưa, nhìn đâu đó. Anh thanh niên tiếp:
- Thế mấy năm nay bà có thấy một chị phụ nữa có đứa con trai đọ chừng ba, bốn tuổi từ nơi khác lưu lạc đến đây không?
- Nhiều lắm! Ối giời, mấy năm nay giờ làm đói, người tứ xứ đổ về đây nhiều lắm. Họ đến một dạo, không sống nổi, lại đi… Thế anh tìm ai?
Anh thanh niên hơi ngần ngừ:
- Dạ cung một người làng thôi. Năm sáu năm nay, cháu đi tìm, mà chẳng nghe phong thanh gì!
- Khéo thường đi rồi! Có khi đi mãi lên Lào Cai, Yên Bái… Mà cũng có cả người vào tận trong Nam nữa kia… Thời buổi này, chim trời cá nước, biết sao mà tìm!
Ông lão ăn mày vẫn để tâm nghe câu chuyện, dù cố làm như không để ý. Sao người ta lại đổ dồn về cái thị xã nhỏ bé, toàn nhà tranh vách đất này nhỉ? Để rồi người ta lại đổ đi tìm kiếm một cách tuyệt vọng như thế nhỉ? Đâu có phải mình ông, đâu có phải chỉ có một mẹ con cô Nga? Thiên hạ không chịu ở yên một chỗ, mà thiên hạ cũng không chịu để cho nhau được ở yên một chỗ. Vừa suy nghĩ miên man ông vừa nhìn ra đường, câu chuyện của bà chủ quán và chàng thanh niên có khuôn mặt vuông chữ điền vần rỉ rả:
- Anh đi có một mình thôi à?
- Có một anh bạn nữa, cũng nể cháu, anh ta xuống đây. Có lẽ tối nay hai đứa lại nhảy tàu đi Yên Bái.
Mưa bắt đầu nhẹ dần, nhưng gió thì tạt mạnh hơn. Con đường nhỏ lớp nhớp bùn trước cửa quán, thỉnh thoảng lại có người đi như chạy, như có ai đuổi sau lưng để tránh gió, tránh mưa. Ở đâu đó, trong những ngôi nhà ấm cúng đang đợi họ. Chàng thanh niên như sốt ruột:
- Ở thị xã này, ngoài cái cửa hàng ăn uống chõ ngã ba, còn chỗ nào bán cơm không bà nhỉ?
Bà chủ quán lắc đầu:
- Chỗ đấy bán phở, mà phở cũng làm bằng bột sắn, bột mì thôi, Anh muốn ăn cơm phải có tem gạo. Ra phía chợ có mấy bà bán cơm nhưng phải quen mới nhận ra. Anh cứ thấy bà nào có hai cái làn mây to tướng, ngồi thu lu là bán cơm đấy. Nhà nước quản lý lương thực mạnh lắm, ai bán là bị bắt, tịch thu rồi còn phạt nữa!
- Vâng! Ở dưới cháu cũng thế, nhưng người ta vân bán. Chứ không ai đi đâu xa, không là cán bộ, không có tem gạo thì có mà chết đói, bà nhỉ…
Bông vẻ mặt anh thanh niên tươi hẳn lên, nhìn người thanh niên khác đang co ro chạy đến:
- Sao lâu thế?
Anh kia ngồi sà xuống, hai tay xoa vào nhau:
Chờ mãi cho vãn người mới hỏi. Đây này… Anh ta chìa ra một cái gói nhỏ, bên trong là hai cái áo may ô dệt kim. Cô bán hàng cảm tình lắm đấy. Hồi trước bọn mình cùng học cấp hai. Mình đi bộ đội, cô ta đi thanh niên xung phong. Bây giờ theo chồng lên đây bán cửa hàng mậu dịch.
- Có hai cái áo mà mất cả buổi chiều lại còn mang ơn, mang nợ. Tớ thì chả cần!
Anh kia cười xoà, nhét cái gói vào túi của mình:
- Chuyện tình cảm thôi. Khi nào về, ghé qua chơi, cô ấy nói thế. Chả gì cũng đồng hương. Này, thế cậu vẫn đang tìm người trong mộng đấy à?
Anh mặt chữ điền, lắc đầu:
- Vô vọng lắm! Mấy năm rồi còn gì!
- Sao dạo ấy không đi tìm ngay?
- Thì đi ngay đấy, nhưng có biết gì cụ thể đâu. Bây giờ gặp lại chưa chắc đã nhận ra nhau…
Anh thanh niên đến sau, châm một điếu thuốc lá, phả khói. Làn khói tan biến vào ngọn gió bấc. Thấy bạn mình im lặng, anh giật áo:
- Này Tĩnh! Chuyến này ta không mót sắn nữa…
Người có khuôn mặt vuông chứ điền chính là anh thợ san tràng tên Tĩnh. Nghe bạn nói thế, Tĩnh quay lại hỏi:
- Thế biết làm gì?
- Tớ có ít vốn đây, của cô bạn mậu dịch cho mượn đấy. Ta mua sắn khô, về bán. Vừa nhẹ sức lại vừa có lời…
Tĩnh ngạc nhiên:
- Cho mượn vốn? Bao nhiêu mà dám liều thế? Liệu có đòi được không? Thời buổi này…
Anh ta cười:
- Thời nào cũng thế. Có tin nhau mới sống được. Cô ấy còn bảo: nếu anh biết buôn bán, lên đây em chạy hàng cho, không cần vốn! Mình bảo “Cái thằng Thuận này, từ bé chỉ biết đánh dậm, lớn lên cầm súng, biết buôn bán bao giờ”. Thế là cô ấy cười: “Cứ tập dần đi thành quen”. Mình nói: “Quen thì hết sạch cả vốn”. Ấy thế mà cco ấy còn cười mình nữa chứ: “Có hết vốn mới biết buôn bán”. Tĩnh này, gần tới giờ tàu rồi, chúng mình ghé cửa hàng ăn uống, làm xuất cơm đi. Tớ có tem gạo đây!
Tĩnh cười:
- Lại của cô bạn học cùng lớp?
- Tất nhiên rồi! Thuận nheo mắt. Nhưng rồi mình sẽ có cách trả lại. Mình đâu phải là thằng hèn, nhất lại là bạn cùng làng.
Tĩnh thầm nghĩ: thằng Thuận này thế mà đỏ số. Nghe người ở nhà nói có cô bạn cùng xã, lấy chồng lên đây, thế mà nó tìm ra ngay. Lại còn được trợ cấp nữa chứ! Thế mà mình đổ bao nhiêu công sức và thời gian mấy năm trời mà vẫn biệt vô âm tín. Có lẽ số trời nó thế mất rồi. Tĩnh thở dài:
- Đi thì đi. Bà ơi, cho cháu thanh toán này…
Vừa lúc ấy, phía con đường lầy trước mặt, có bóng một phụ nữ đi qua. Ông lão nhận ra ngay đấy là chị Nga. Ông lão thì nhận ra ngay, còn Tĩnh cũng nhìn theo cái bóng dáng ấy, nhưng anh không nhận được. Ông lão đã có cả một quãng đời gắn bó, nợ nần với chị dù xa cách sáu bảy năm. Còn anh chàng Tĩnh tội nghiệp, chỉ có vài ngày bên chị, lại tất tưởi những lo toan, làm sao mà nhận ra được, lại từ phía sau lưng, với dáng đi như trốn chạy của chị.
Ông lão lập cập quơ gậy và cái tay nải của mình, móc vội mấy hào lẻ đưa cho bà chủ quán. Nhưng Tĩnh đã gạt lại:
- Cụ có chén nước chứ gì? Thôi để con. Cụ vội thì cứ đi đi…
- Không mà! Anh đẻ tôi trả phần tôi chứ! Ông lão cố đưa nhưng bà chủ quán không nhận:
- Thôi, ông để đấy, tôi biếu ông chén nước. Già cả rồi…
Ông lão đành cám ơn một cách đầy mặc cảm rồi vội vàng theo hút người đàn bà mà ông tin chắc đó là chị Nga. Ông lao đi trong gió lạnh, chỉ sợ bóng cái áo len màu gụ mất dạng.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3