Thời niên thiếu không thể quay lại ấy - Phần 02 - Chương 18 part 1

Chương 18
Luôn có những khoảng thời gian, sau khi qua đi, mới phát hiện nó còn khắc sâu trong trí nhớ.
Nhiều năm sau, đứng dưới ngọn đèn trong đêm tối, bỗng nhiên nhớ lại, sẽ lặng lẽ mỉm cười.
Những người đó, đã ngồi trên chuyến tàu của thời gian, biến mất vĩnh viễn. Trong lòng, lại có một dòng sông ấm áp chảy vượt thời gian, vĩnh viễn không biến mất.
Hồi ức là mãi mãi
Tiểu Ba gặp chuyện không may làm tôi bỗng trầm tĩnh hẳn, những chuyện phản nghịch và nổi loạn trước giờ đều không còn, tôi trở nên ngoan ngoãn lạ thường, cuộc sống hàng ngày chỉ có hai địa điểm, một con đường, trường học và nhà.
Tôi bắt đầu dùng toàn tâm trí cho việc học tập, bởi vì tôi biết điều Tiểu Ba hy vọng nhất chính là, ngày nào cũng nhìn thấy tôi có thành tích học tập tốt, anh sẽ rất vui vẻ. Bây giờ tôi không thể làm gì giúp anh, đây là điều duy nhất tôi có thể làm vì anh.
Từ Hiểu Phỉ gặp chuyện không may rồi lại đến Trương Tuấn, cuộc sống của tôi vẫn không có mục tiêu gì, đừng nói là ghét môn tiếng Anh, mà ngay cả những môn tự nhiên như toán, lý tôi cũng học suýt đi nhiều.
Tôi dùng thời gian vài ngày để xem lại tất cả những bài trong quyển sách giáo khoa toán, lý, học lại tất cả kiến thức, nghiên cứu thật kỹ những bài ví dụ mẫu, sau đó, tôi bắt đầu mượn vài quyển sách tham khảo của Quan Hà, xem kỹ hơn những bài khó cô ấy khoanh bút đỏ vào, càng khó lại càng hứng thú, vì khi gặp phải những bài khó, sẽ một lòng nghĩ đến vấn đề đó, những lo lắng khác trong lòng sẽ tạm quên đi.
Quan Hà lẳng lặng nhìn tôi cố gắng giải từng bài tập khó, mỗi lần tôi giải ra một bài tập khó ấy, liền vứt ngay tờ nháp đi, chẳng buồn giữ lại để ghi nhớ phương pháp chứng minh, nhưng cô ấy lại cất những tờ nháp đó của tôi.
Ngày nào tôi cũng cực kỳ nghiêm túc, không đọc tiểu thuyết, không đi đâu chơi, lúc nào cũng làm bài tập. Quan Hà rất ngạc nhiên, không rõ vì sao tôi lại đột nhiên thay đổi tính khí như vậy.
~~~~~~~~
Thời gian lên lớp tôi làm bài tập, giờ giải lao, tôi chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ, làm nhiệm vụ của khán giả, xem Tống Thần, Lí Sam tập diễn tiểu phẩm. Kịch bản gốc của tiểu phẩm là do Tống Thần viết, nhưng lời kịch cuối cùng lại là kết tinh trí tuệ của tập thể chúng tôi.
Trong quá trình tập luyện, mọi người đều liên tục chỉnh sửa, đôi lúc lại quên từ, người diễn nói lung tung, nhưng không ngờ lại mang đến hiệu quả kinh người, mọi người nhất trí hô to: "Giữ lại, giữ lại!"
Sau khi tôi và Quan Hà chọn trái chọn phải, cuối cùng cũng chọn bài “Lại thấy khói bếp” [1] của Đặng Lệ Quân, rất hợp với đứa không có giọng hát trời cho như tôi, cũng không có chữ “tình yêu” rõ ràng, không phạm vào điều kiêng kị của thầy hiệu trưởng. Lúc họ nghỉ ngơi sau khi tập xong tiểu phẩm, tôi và Quan Hà sẽ luyện hát.
Tống Thần đặc biệt không khách khí với tôi, lúc tôi hát, cậu ta cứ tỏ vẻ kêu khóc đáng thương, làm như sợ hãi lắm ấy, năm lần bảy lượt nói với Quan Hà: "Tớ muốn lôi cậu ấy vào toilet, có ai giúp tớ không?"
Quan Hà cười nói: "Tớ sẽ giúp sức với ai đó để lôi cậu vào."
Trong tiếng cười của mọi người, tôi có cảm giác hoảng hốt, tôi dường như không giống những nữ sinh cùng trang lứa. Đọc sách, học tập, ở bên những người bạn, vui chơi nô đùa. Những lúc cười vui qua đi, tôi biết mình không giống họ, họ có thể không ưu sầu mà theo đuổi những thú vui, còn tôi sẽ nhìn ra ngoài cửa sổ và nghĩ, bây giờ Tiểu Ba đang ở đâu? Khi nào anh trở về?
Đến khi ngay cả tôi cũng thuộc được lời kịch trong tiểu phẩm của Tống Thần, hội diễn văn nghệ rốt cuộc cũng đến.
Tất cả dường như vẫn giống năm đầu tiên tôi vào trung học, nhóm tuấn nam mỹ nữ của các lớp, lấy ca múa để tranh cao thấp, Lâm Lam vẫn dùng hai điệu nhảy uyển chuyển để tham gia cuộc thi, gần như có thể khẳng định lớp 9-2 sẽ giành được giải thưởng. Tuy nhiên, đối với tôi, tất cả lại không giống năm đầu tiên ấy, Đồng Vân Châu không tham gia, cũng không thấy bóng dáng của Hiểu Phỉ, Trương Tuấn dùng tâm sức đối phó với cảnh sát đã mệt lắm rồi, càng không thể tham gia cuộc thi
Năm năm tháng tháng, hội diễn văn nghệ vẫn diễn ra tương tự như vậy; tháng tháng năm năm, con người đã không còn như trước nữa.
Ngoài tiết mục của lớp 9-2 ra, tiết mục của lớp 9-1 cũng khá hay, tuy nhiên, nó lại không được thầy hiệu trưởng thích, bởi vì chủ đề không đủ “lành mạnh tích cực hướng về phía trước", mà tiết mục của lớp tôi thì vô cùng đặc biệt.
Trước đây không phải chưa có lớp nào diễn tiểu phẩm, nhưng với tiểu phẩm của lớp tôi, vì có cậu thi nhân Tống Thần bày ra, kèm theo một đống lời kịch hư cấu do cả đám nghĩ ra, chính vì vậy mà nó càng khác lạ hơn.
Tống Thần đưa tên mọi người trong lớp tôi vào lời kịch, biên diễn thành câu chuyện xưa, đương nhiên, lời thoại trong đó có đóng góp trí tuệ của cả nhóm chúng tôi. Tống Thần lại biên diễn rất có phong cách hậu hiện đại, vô li đầu và giải cấu trúc [2] ( cho dù lúc ấy, chúng tôi căn bản không biết cái gì gọi là hậu hiện đại, vô li đầu, giải cấu trúc), hình tượng nhân vật trong tiểu phẩm này vô cùng bỉ ổi, hơn nữa trang phục lại vô cùng thảm hại, ví dụ như, đội mũ lôi phong [3] giả làm Hồ Hán Tam, mặc áo đỏ, tóc vuốt keo bóng loáng đến ruồi bọ cũng bị trơn ngã là Lưu Đức Hoa, áo cánh dơi đỏ chói là Quách Phú Thành...
(Hồ Hán Tam: ông là diễn viên điện ảnh.)
Đúng hôm trước ngày diễn, Ngụy Lão Tam sắm vai Hồ Hán Tam lại bị ốm, dưới sự cố bất đắc dĩ đó, ánh mắt của cả dám nhắm thẳng vào tôi và Quan Hà, vì hai đứa chúng tôi đã làm khán giả xem chán chê rồi, không ít lời kịch biến thái trong đó là đóng góp của chúng tôi, không thể tìm “diễn viên thay thế” nào thích hợp hơn, Quan Hà dựa trên tinh thần "bạn hy sinh còn tôi hưởng lợi" lập tức nói: "Tớ không diễn được đâu, La Kì Kì thì không thành vấn đề."
Dưới sự phản đối không hiệu quả của tôi, Tống Thần chụp cái mũ lôi phong màu lục quân lên đầu tôi, Lí Sam dán vô số mảnh vá lên cái áo Tôn Tru Sơn tôi phải mặc, những người khác túm tôi đi thay quần, đeo giày, bộ quần áo ghê tởm vốn là của Ngụy Lão Tam mà giờ lại chuyển hết lên người tôi, tuy Lão Tam gầy yếu, nhưng vóc dáng rất cao, tới 1m8, còn tôi chỉ cao 1m63, tôi phải cuốn hai vòng ống quần mới không bị quét đất.
Mọi người nhìn tạo hình của tôi, đều cười đến nỗi tí thì bò lăn ra đất, Tống Thần đưa chiếc gậy chống cho tôi: "Tốt lắm, cứ lên đài như thế này đi!"
Tôi ai oán lườm lườm Quan Hà, Quan Hà lại đánh giá tôi từ trên xuống dưới, cầm lấy bút vẽ lông mày, vẽ hai đường râu cá trê ngoài miệng tôi.
Cả đám đều vừa cười vừa vỗ tay, vô cùng hài lòng với nét bút của Quan Hà.
Lí Sam cười nói: "Bộ dạng này dù thế nào Quan Hà cũng không chịu diễn, La Kì Kì cậu phải diễn thôi!"
Tôi không diễn thì có thể làm được gì chứ?
Tôi bắt đầu thầm nhẩm lại lời kịch, vì tiểu phẩm này, mọi người đều bỏ ra rất nhiều tâm huyết, nếu không tham gia, chẳng phải tôi đã bỏ phí tâm huyết của mọi người sao.
Không phải tôi đã vốn bị mang tiếng xấu sao? Tôi đã mất hình tượng từ lâu rồi, chuyện này không thành vấn đề!
Tiểu phẩm vừa bắt đầu, hội trường đã cười rộ lên, lớp trưởng Lí Sam đại nhân của chúng tôi, bình thường vốn là nam sinh khỏe mạnh lực lưỡng, rạng rỡ như ánh mặt trời, mà bây giờ biến thành tên ái nam ái nữ ẻo lả, mặc áo đỏ, eo đánh bên này lắc bên kia bước đi ưỡn ẹo, thế nên hiệu quả giải trí đúng là không hề nhỏ!
Đến lúc tôi còng lưng, chống gậy, đầu đội mũ lôi phong, mặc áo Tôn Trung Sơn vá chằng chịt, run rẩy đi trên đài, vẫy vẫy tay nói với mọi người: "Chào bà con! Hồ Hán Tam tôi đã trở lại rồi!" (Hồ Hán Tam nổi tiếng với câu nói này)
Mọi người bên dưới đều cười rộ lên, giám khảo ngồi ở góc đài cũng cười nghiêng ngả.
Chốc lát sau, âm nhạc nổi lên, biến thành Quách Phú Thành hát “Yêu em không dứt”, [4] trong tiếng nhạc sống động ấy, Tống Thần đóng Quách Phú Thành, mặc áo cánh dơi, quần trắng, nhảy mạnh một cái lên đài, dang rộng hai tay, làm một tư thế cực kỳ khoa trương, cực kỳ nhu tình, cực kỳ cool, cũng cực kỳ ghê tởm, dưới đài đã có người cười ngã khỏi ghế.
Sau đó cậu ta bắt đầu lắc mông ca hát với các giáo viên và học sinh ngồi xem: "Trong lồng ngực cất giấu một ngọn lửa, những ngày ấy thật không dễ chịu..."
Ăn theo điệu nhạc của bài “Yêu em không dứt” mà Quách Phú Thành hát, nhưng ca từ lại bị chúng tôi “biên diễn” thành nỗi đau khổ khi không thể giải được một bài tập khó.
Đáng thương cho mấy anh chàng "Tứ Đại Thiên Vương" bị chúng tôi biến thành những hình tượng ghê tởm, mọi người bên dưới vừa thấy kinh khủng vừa cười ha hả.
Tứ Đại Thiên Vương hồi ấy là: Lê Minh, Quách Phú Thành, Trương Học Hữu, Lưu Đức Hoa.
Mấy người chúng tôi cũng không nhịn được mím môi cười. Đã xem vô số lần rồi, nhưng lúc trước không có hiệu quả của trang phục và ánh đèn, hơn nữa tôi phát hiện, bọn Tống Thần có vẻ điên điên, đứng trên đài biểu diễn còn mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với ở dưới đài.
Từ nhân vật cổ đại đến ngôi sao hiện đại, toàn là những nhân vật xa xôi, có bắn đại bác cũng không tới mà lại cùng xuất hiện trong một câu chuyện, Tống Thần phát huy đến cực hạn phong cách diễn châm biếm, hết nhân vật này đến nhân vật khác, tiếng cười dưới đài mãi không ngớt.
Đang lúc mọi người cười vui vẻ, bỗng một giọng nam trung nghiêm trang vang vọng cả hội trường.
"Chuẩn bị tập bài thể dục bảy động tác, giậm chân tại chỗ, giậm! Một hai ba bốn năm sáu bảy tám, hai hai ba bốn năm sáu bảy tám, dừng! Duỗi thân vận động, chuẩn bị! Một hai ba bốn năm sáu bảy tám, hai hai ba bốn năm sáu bảy tám..."
Nhạc điệu rất quen thuộc, mỗi người mỗi ngày đều phải làm, mọi người nghe choáng váng, tưởng rằng bên trong sân khấu có gì đó trục trặc, quấy rầy chúng tôi biểu diễn.Sau đó lại thấy chúng tôi chạy hoảng loạn, vừa chạy vừa ồn ào: "Hiệu trưởng đến, hiệu trưởng đến, chạy nhanh! Chạy nhanh!"
Chúng tôi cởi quần áo, ném mũ, đúng là một đám học sinh đang nổi loạn, bị thầy hiệu trưởng “sờ gáy”, đến khi chúng tôi xiêu vẹo “giả nai” xong, lại bắt đầu tập bài thể dục trên đài, một thầy đeo kính đen, đội mũ lưỡi trai xám, lưng cong cong, chắp tay sau lưng, bước nhanh lên đài. Đó chính là dáng vẻ mà không học sinh nào của trường không biết, dáng vẻ của thầy hiệu trưởng.
Dưới đài lại bắt đầu cười vang, thầy hiệu trưởng ngồi trên bàn giám khảo, cũng tháo kính ra cười to, lúc tổng duyệt tiết mục, vì tiết kiệm thời gian, chúng tôi chỉ diễn một phần ba tiết mục, màn hay nhất ở đoạn cuối này, thầy hoàn toàn không biết.
Theo tiếng nhạc của bài thể dục, chúng tôi vẫy tay tạm biệt mọi người, đi xuống đài theo thứ tự, "thầy hiệu trưởng” là người đi sau cùng, mới đi được vào bước, lại đột nhiên quay người lại, răn dạy đám học sinh dưới đài: "Cười! Cười cái gì mà cười? Không được cười! Phải nghiêm túc! Nghiêm túc!"
Giọng Tứ Xuyên nói tiếng phổ thông, cậu ta nói hai chữ "Nghiêm túc" rất giống thầy hiệu trưởng, mọi người đều cười khúc khích, cậu lập tức chạy vào sau khán đài cùng chúng tôi.
Ngoài hội trường con đang cười, chúng tôi đứng sau màn cũng cười, người sắm vai thầy hiệu trưởng nói giọng Tứ Xuyên là Ngô Vũ, cười hì hì nói: "Không biết thầy ấy sẽ xử lý chúng ta thế nào đây."
Mọi người đều cười, chỉ còn hơn một tháng nữa là tốt nghiệp, chúng tôi đều thoải mái không kiêng kị nhiều chuyện.
Lí Sam nói với Quan Hà: "Sau ba tiết mục nữa là đến tiết mục của các cậu rồi, các cậu đi chuẩn bị nhanh lên, biểu diễn tốt nhé."
Chú thích:
[1] Lại thấy khói bếp của Đặng Lệ Quân: trên mạng có dịch là “còn thấy khói thuốc” hay “lại thấy khói thuốc”, mình tra từ rồi, “khói bếp” đúng hơn “khói thuốc”. Đây là ca khúc “Lại thấy khói bếp”, ca sĩ Vương Phi hát.
http://www.youtube.com/watch?v=0QALgAy3oPI&feature=player_embedded
[2] Mấy cái chủ nghĩa này hơi khó hiểu, không hiểu cũng không sao, nói gọn là cậu Tống Thần này biết dùng những cách gây hài để châm biếm, kịch bản của cậu có ý nghĩa.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ, bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc.
Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ “hậu hiện đại” bắt nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại.
Vô li đầu: đại khái là dùng những điều hài hước để châm biếm.
Giải cấu trúc là một trào lưu tư tưởng hiện đại trong khoa học xã hội và nhân văn, xuất hiện ở phương Tây từ những năm 60.
Giải cấu trúc hay chủ nghĩa giải cấu trúc trước hết là lí thuyết chống lại sự chuyên quyền của chủ nghĩa cấu trúc, nhưng không chỉ có thế. chủ nghĩa cấu trúc người ta giải thích các tác phẩm văn học bằng quan điểm lịch sử, hoàn cảnh xã hội, tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý đồ của tác giả… Chủ nghĩa cấu trúc ra đời chứng minh rằng ý nghĩa của tác phẩm chỉ nằm trong cấu trúc của văn bản, quan điểm lịch sử bị phế bỏ, điều đó làm cho chủ nghĩa cấu trúc trở thành kẻ thù không đội trời chung với chủ nghĩa Mác, và một thời gian dài ở các nước xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa cấu trúc là thứ cấm kị và đối tượng phê phán liên tục. Nhưng có điều lạ lùng này. Tuy hai lí thuyết thù địch nhau, song lại giống nhau hoàn toàn ở một điểm: đó là tin rằng mỗi tác phẩm văn chương chỉ có một nghĩa, một ý nghĩa xác định, bất di dịch, người ta có thể thò tay vào túi và lấy ra, chỉ cần biết nắm được phương pháp này hoặc phương pháp kia. Một khi có nhà phê bình quyền uy nào phán về một tác phẩm nào đó có một tư tưởng nào đó thì tác giả của nó có mà chạy đằng trời cũng không thoát khỏi nhận định ấy, anh ta hoặc hưởng niềm vinh quang hoặc chịu niềm cay đắng, tủi nhục do nhận định kia mang lại. Nhưng đến thời giải cấu trúc thì cái quan niệm kia bị lung lay đến tận gốc.
[3] Mũ lôi phong là kiểu mũ mùa đông trùm tai của bộ đội Trung Quốc.
[4] Yêu em không dứt của Quách Phú Thành:
http://www.youtube.com/watch?v=jOBZR-CKs2s

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3