Hà Nội - Tình Nhân - Chương 08 - Part 2

Sau chén rượu đó Linh im hẳn mặc dù ông anh ngấm rượu cứ thao thao gợi đủ thứ chuyện. Nhưng như một kẻ ít nói cố hữu, Linh cứ lì ra gật gù một cách thờ ơ khiến Quang sứt cũng chán. Cuối cùng gã cố nói vớt như để cho có tiếng nói:
- Tất cả đều do cờ ngoài bài trong. Lúc nào tiện một là mày khuyên thằng bạn mày vợ con muốn gì thì gì cũng là trên hết. Số phận nó định đoạt thế rồi. Hai là mày phải nên đến khuyên cô ả kia. Tao đã rút kinh nghiệm xương máu từ mấy thằng bạn tao. Tất cả do đàn bà hết. Bọn đàn bà cho dù xấu đến đâu mà nó muốn bám tay nào thì tay ấy khó mà thoát ra được lắm.
Nghe ông anh nói Linh gật gật đầu và tự nhiên anh chàng nẩy ra một quyết định tức thời mà không ít các chàng say nào cũng dễ để xẩy ra…
Thế là bằng mọi cách Linh kết thúc thật nhanh bữa rượu với ông anh sau khi nhặt ba con chim sẻ còn lại bảo đưa lên cho bà chị. Quang sứt hể hả xách ba con chim lên thì Linh rửa mặt mũi, đánh răng xúc miệng thật nhanh rồi đạp xe đi vòng vòng. Thoạt đầu tiên anh chàng đến Hàng Bông, đoạn đường mà Vân hay đi từ tổ đan lên về nhà. Đạp đi, đạp lại gần bốn vòng, nhưng không thấy bóng dáng người cần gặp đâu. Anh chàng đứng chần chừ một lúc rồi phẩy tay hạ quyết định sẽ đến thẳng nhà Vân. Vừa đi anh chàng vừa nghĩ. Mọi sự giúp bạn bằng lòng tốt thì chẳng những có niềm vui mà chiều nay hoặc trưa mai gặp Mận mình sẽ có một câu chuyện để nói cho nàng nghe. Chắc chắn Mận sẽ càng yêu mình vì mình là người đàn ông luôn luôn hết mình với bạn bè. Bạn bè đã vậy thì trong tình yêu chắc chắn sẽ được đảm bảo hơn. Rồi có lúc nào đấy Mận và Vân sẽ gặp nhau và họ sẽ cùng chia sẻ cho nhau những giây phút kì diệu của tình yêu. Hít mạnh một hơi nữa để thêm ý chí, Linh đi thẳng đến nhà của Vân. Cánh cửa nhà Vân đang đóng, vết sơn loang hao hao hình con thạch thùng bị mất chút đuôi đập vào mắt anh chàng say đầu tiên. Khoé mắt anh chàng hơi động đậy. Linh khoá xe. Đưa tay gõ cửa. Nghe có tiếng phụ nữ dịu dàng "chờ một chút ạ". Liền sau tiếng nói cánh cửa hé mở và một khuôn mặt phụ nữ rạng rỡ, nhẵn nhụi vì vừa gội đầu xong ló ra.
Anh cần gặp ai ạ?
Tôi cần gặp Vân một chút.
Thế anh là…
Tôi là bạn của anh Long. Bạn học cũ.
Anh Long? Anh ấy có ở đây đâu ạ. Nhà anh ấy ở…
- Không, không. Tôi biết rồi, nhưng, nhưng…
Một thoáng lúng túng, nhưng chất men làm Linh bạo hẳn lên:
- Đúng thế, nhưng hôm nay tôi chỉ đến gặp Vân.
Thế ạ. Vậy thì mời anh vào nhà. Anh khoá xe chưa?
Không sao, không sao.
Nhìn Vân anh chàng Linh thấy mình cần có những cử chỉ nghệ sĩ hơn.
Bước vào nhà anh chàng Linh tự nhiên cảm thấy choáng ngợp. Nhà Linh thủa trước cũng thuộc tầng lớp trung lưu ở Hà nội này. Nội ngoại hai bên đều là những công chức thời cũ. Nhưng thời thế, vận mệnh thay đổi nên ông bà Linh chỉ để lại cho bố mẹ Linh cái xác nhà. Anh em ruột thịt lại đông nên mấy anh lớn chia nhau toà nhà ở ngã ba Cửa đông, còn căn phòng hơn mười mét vuông ở một phố nhỏ gần chợ Đồng Xuân. Căn phòng ngày xưa, bố Linh đã từng được gán nợ thì cả nhà ai cũng nhất quyết để cho Linh. Vì Linh chưa có vợ nên cứ nấn ná ở cạnh bố và các anh. Anh chàng vẩy tạm ở góc sân chỗ gần cổng ra vào một căn phòng để tá túc qua ngày, và cũng để ngày ngày tiện lên ăn cơm chằng với bố. Căn phòng bản thân đã có tính tạm bợ, lại thêm sự bừa bãi nghệ sĩ của Linh nên nó lại càng lộ ra sự tuỳ tiện làm ghê chân những người cẩn thận khi bước vào. Sau này khi đã xấp xỉ tuổi sáu mươi, khi cuộc đời đã lộ ra sự mệt mỏi và sự tính toán mà bất kì con người nào cũng có để cố truyền lại cho con cái mình làm sao không mang tiếng về sự thờ ơ với dòng giống. Đồng thời vào thời gian đó cũng là khi giá đất và nhà của Hà nội, nhất là nhà và đất thuộc những khu phố cổ, hay trong nội thành cũ đã trở thành cơn sốt thì Linh đã làm rất nhiều việc để nhất quyết đòi bằng được phần của mình trong số tiền hai anh trai bán trọn gói cả toà nhà đã nứt nẻ và mảnh đất xuýt xóat nghìn rưởi mét vuông ở ngã ba Cửa đông. Lúc đó trước sự tham lam của hai bà chị dâu đã ngoài sáu mươi, hai ông anh còn cố gạt Linh ra khiến gia đình này phải mấy lần chường mặt trước toà xử kiện. Trong đó hai gia đình anh cả anh hai đứng một bên còn Linh cùng mấy chị em gái về một phe. Nhưng thôi đấy là chuyện của hơn hai mươi năm sau, còn buổi lưng lửng chiều hôm ấy khi hơi men đang làm khơi dậy trong Linh sự hỉ xả vì bè bạn. Mà khi người ta chỉ tâm niệm đến sự cao thượng bởi tình bạn thì làm sao có thể tiếc thời gian và sức lực để cốt bộc lộ được sự tốt đẹp của mình. Bước vào nhà cô tình nhân(Không hiểu sao Linh rất thích dùng cái từ cổ lỗ này để chỉ những người yêu)của Long. Đúng là Linh có cảm giác ngạc nhiên vì sự quí phái của nhà Vân mặc dù nhà Vũ sau khi cải tạo tư bản tư doanh, từ một ông chủ của xưởng in tư nhân trở thành anh công nhân của xí nghiệp in công tư hợp doanh có thêm nghề phụ đòi hỏi sự cần cù và kĩ lưỡng đó là nuôi chuột bạch. Sau sự dồn dập của sự cố cải tạo, nhà Vũ đã chuyển đi nhiều đồ thiết dụng để cho những người công nhân và cả khu phố vào đỡ nghĩ đến nhà này là nhà tư sản cũ. Trần nhà cao vòi vọi, chiếc xa lông có mặt đá hoa, có thành vai bằng gỗ táu duy nhất còn lại bên cạnh chiếc bàn cũng bằng đá. Ngày trước để làm việc hay tiếp khách nay nằm khiêm tốn góc nhà trên đó chất đầy một cách lộn xộn những thứ buông quăng bỏ vãi của trẻ con và người lớn. Một chiếc tủ giống như tủ chè có cửa kính lùa di chuyển được trên đó để nhô lên tượng bằng gỗ nói về tích Chúa Giê xu tuẫn tiết trên thánh giá. Trên cao ngay nơi để chiếc tủ là hai mẫu ảnh song song in ảnh Đức mẹ bế chúa Hài đồng và và đức cha Ju se. Trong khi Linh lặng lẽ quan sát căn phòng với sự thán phục nhẹ thì Vân đi pha nước và lấy làm mừng thầm khi cả nhà hôm nay đều đi vắng, mọi điều nói về Long không phải ý nhị.
Mời anh xơi nước.
Vâng. Vân cứ để tự nhiên cho
Linh cố lấy giọng nhẹ nhàng, cố tạo của một nghệ sĩ chuyên luyện gịong theo đàn ghi ta.
Anh chơi với anh Long lâu chưa ạ?
- Dạ. Tôi với Long là bạn học từ hồi cấp hai. Thế mà vì công việc và hoàn cảnh nên gần đây mới nối lại với nhau được.
- Thế thì còn gì bằng.
Vân bắt đầu cảm thấy nóng ruột. Không biết anh chàng này có phải đến từ sự nhờ vả của Long. Nhưng ngay lập tức Vân gạt ngay ý nghĩ này vì thực ra, nếu muốn gặp cô thì Long cứ đến thẳng nhà. Cái danh nghiã là bạn của anh trai Vân vẫn tạo cho Long điều kiện cho phép anh đến nhà bình thường cơ mà. Chỉ có điều gần tháng nay Vân cố tránh mặt Long với hi vọng anh cũng dần dần dứt bỏ hẳn mối quan hệ trớ trêu này để tạo sự yên ấm cho gia đình mình. Mấy đứa con gái của Vân đã bắt đầu dậy thì và hình như con Lễ cũng đã có người yêu thì phải. Còn Vân mặc dù Thành không để lại ấn tượng nào cho cô nhưng làm thân con gái thôi thì cũng cần một tấm chồng của mình, nhất là giữa thời buổi này. Chỉ tiếc rằng sự săn sóc, quan tâm của Thành chẳng may mảy làm tâm hồn cô xao xuyến. Biết làm sao được. Có lẽ vì thế nên vì mặc dù không trực tiếp đối diện nhưng mỗi lần Long đến tìm Vân bằng mọi cách cô đều biết. Mỗi lần như thế cô vẫn muốn gặp anh dù chỉ thoáng qua, nhưng rồi Vân cố nén lại. Sự nén này một phần do gần đây Thành liên tục tìm mọi cách về Hà nội. Tuần nào kể cả chủ nhật thì một tuần cũng trung bình hai, ba lần. Mỗi lần gặp Thành là một sự nhạt nhoà, chán nản và cố gắng chịu đựng của Vân và lại làm thức tỉnh trong lòng cô gái Hà nội sự ước ao thầm kín được trò chuyện với Long. Nhưng cái lẽ tự nhiên trong suy nghĩ lâu đời của người con gái xứ này đã thêm một lần tạo ra sức mạnh cho Vân chấp nhận sự gặp mặt chán chường đó. Chẳng gì anh ấy cũng vợ con rồi, chẳng gì mình cũng đang là người con gái chưa có chồng. Chẳng gì… Lòng vả cũng như lòng sung. Chồng chung ai có thể chiều ai.
Long có kể hết với tôi về chuyện của Vân và anh ấy.
Vâng, vâng. Có gì đâu ạ. Chỉ có điều…
Vân định nói câu gì khả dĩ có thể chặn ngang được câu chuyện của ngưòi đàn ông đột ngột đến nhà mình. Nhưng tự nhiên cô lại dừng giữa chừng. Đôi mắt Vân chớp chớp xa xăm. Chính sự chớp chớp đó đã tạo ra cảm xúc trong lòng chàng trai đa cảm
- Tình yêu chân chính bao giờ cũng bất chấp mọi qui luật thông thường Chỉ có điều mỗi người chúng ta lại ở trong một hoàn cảnh.
Linh nói với một vẻ xúc cảm không dấu cùng với sự điệu đàng, làm duyên của kẻ đang bị chất men tác động.
Anh Long có nhắn gì em không?
Thoạt đầu tiên Vân chỉ nói như một sự buột mồm, nói để mà nói. Nhưng cô thật sự hoảng hốt khi nhận ra trong mình vẫn còn sự quan tâm đến anh chàng đã gây cho cô không biết bao nhiêu sự khổ đau, dằn vặt.
- Chỉ cần đọc trong những lời nói và thái độ của Long mỗi khi tâm sự với tôi thì thấy anh ấy rất mong chờ tin tức của Vân
- Anh cứ nói thế. Anh ấy còn vợ, còn con mà em thì… Thôi anh uống nước đi cho nóng.
Bàn tay của Vân co lại để cầm chén nước và vô tình chạm vào bàn tay có những ngón tay dài mà móng của ngón cái và ngón út được chăm sóc, tỉa tót y hệt móng tay của gã thợ may nước da nhợt nhạt có giọng nói ỏn ẻn ở đầu phố nhà Vân. Cái chạm vô tình ấy làm Linh nôn nao vì một sự rung động bất ngờ. Anh cúi đầu gật gù cố tạo sự duyên dáng. Nhưng chính hành động đó lại làm Vân phát hiện ra mùi men rượu toả ra từ cặp môi cố giữ vẻ trữ tình. Chính sự phát hiện chết người đó làm Vân mất nốt chút ít hứng thú tiếp chuyện anh chàng xa lạ này, song với tính tế nhị cô vẫn cố dấu đi sau vẻ chân tình cố tạo. Anh chàng Linh cũng vào loại tinh ý nhận ra sự miễn cưỡng của cô chủ khi tiếp chuyện mình. Chính thế nên chỉ sau vài câu nói xã giao nữa anh đứng dậy xin phép ra về. Vân vẫn mở cửa xuống tận bậc cửa tiễn Linh.
Chương mười một
Vào những năm đầu thế kỉ 21 khi Long đã bước sang độ tuổi xấp xỉ bẩy mươi, còn Linh thì cùng vượt qua vài năm sáu chục lá vàng rơi. Khi mọi sự cơ bản nhất của một đời người đã được xắp xếp phân miêng, rõ ràng mỗi khi nghĩ lại những tháng năm mà ngưòi ta đang ở độ tuổi trong ngoài bốn mươi thì thấy con ngưòi mình thế này mà có những lúc giống như một gã thanh niên dại khờ với những cách xử sự lạ lùng với những khoảng khắc đột biến bất thường. Những xử sự mà có khi chỉ trong chớp mắt vì sự đột biến đó mà cuộc đời có thể diễn ra theo một bước ngoặt hoàn toàn khác trước. Cả một gia đình cũ tan vỡ bị xếp đặt lại theo chủ quan của anh ta hay khách quan của cuộc sống, nhưng cũng có thể sau sự đột biến đó con người anh ta xếp giáo qui hàng, tuân theo một cách ngoan ngoãn mọi sự ràng buộc, câu chấp của cuộc đời để xuôi theo một chiều về tuổi già tịch mịch. Vào những năm cuả thập kỉ thứ nhất của thế kỉ 21, lớp người chừng ba mươi tuổi đổ xuống chắc không thể có ấn tượng ghê gớm vì ảnh hưởng quái ác của những ô tem phiếu đã tác động như thế nào đến sự sống còn, thiếu thốn hoặc đầy đủ của một cuộc sống bóp mồm bóp miệng, ngột ngạt vì sự hà khắc của sự thiếu thốn vật chất. Hơn hai mươi năm nhờ một sự dũng cảm mang tính cảm tử quân của một nhà lãnh đạo người ta đã xoá được gông cùm của những tờ giấy luôn luôn giàng bụôc con người bằng sự thấp hèn, vật dục hiển hiện qua những miếng thịt, bìa đậu phụ, con cá mớ rau, lít dầu hoả và chai nước mắm. Vào cuối thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20 và những năm đầu của thập kỉ thứ nhất của thế kỉ 21 lớp người năm, sáu, bẩy mươi bất chợt giữa đêm mất ngủ của tuổi già chẳng bất chợt giật mình vì sự kìm kẹp của những thứ tầm thường mà cực kì quan trọng với sự hít và thở, cho nhịp đập cơ học của trái tim và nhịp co thắt thầm lặng bền bỉ nhưng tối quan trọng của dạ dầy mỗi ngày. Những tháng bần cùng, khốn khổ đó người ta mấy khi nghĩ đến danh dự, sự cao thượng mà chỉ con ngưòi mới có để tạo ra sự khác biệt với loài vật. Bầu trời trong những năm tháng đó thật sự xa vời vì mấy ai có giây phút rảnh rang đến nhìn lên. Ai cũng như ai từ khi mở mắt cho đến khi nhắm hai bờ mi chỉ loay hoay, canh cánh nghĩ đến sự no đầy của dạ dầy bằng bất kì giá nào. Vì nhu cầu bền bỉ và dai dẳng của dạ dầy, vì sự thiếu thốn đủ mọi thứ của cuộc sống người ta sẵn sàng lừa gạt nhau từ bánh xà phòng làm bằng đất sét, từ chai nước mắm làm từ nước muối và nước lá chuối khô. Trong khi đó từ trên diễn đàn và trong sách giáo khoa tai ngưòi nghe và mắt từ đứa học trò nứt máu mũi ra đều được đọc về sự giầu có và tươi đẹp của mảnh đất ở diện hẹp là làng nó, phố nó và mảnh đất mênh mông mà người ta bảo nó gọi là tổ quốc. Ngày ngày uể oải đạp chiếc xe đạp kèn kẹt vì xích vừa quá rão vừa cũ lại thiếu dầu. Chiếc xe lật xật nặng nề lết trên đường phố vì lốp xe quấn quá nhiều dây chun, trên ghi đông lạch xạch chiếc cạp lồng mang cơm để đến một lúc nào đó bất ưng hai chiếc xe khốn khổ va vào nhau, đổ chổng kềnh. Hai chiếc cạp lồng văng ra làm vương vãi trên nền đường nham nhở nhựa đường những hạt lạc rang muối mà ngày nào chủ nhân của nó cũng được hưởng một cách lạc quan. Đêm đến le lói những ánh đèn vàng kệch vì thiếu điện, trông hun hút xa xôi như lối đi về nhà thương Cống Vọng trong đêm đông rét mướt, trong nhịp đạp mệt mỏi cùng tiếng ho sù xụ của ông già hom hem đạp xích lô chở thiếu phụ đang rên rỉ vì đau đẻ… Trong sự bần hàn, bức bối, eo hẹp của thời thế như vậy vào một buổi sáng chủ nhật khi vợ chồng, con cái nhà Vũ về nhà ngoại để ăn bữa cơm liên hoan người cậu em vợ của Vũ thì bà Hai mua hai gói xôi đỗ đen về, để trên bàn và cẩn thận đóng cửa nhà lại nói với con gái:
- Con ăn luôn đi, xôi đang nóng. Quả thật lâu lắm me mới thấy bà bán xôi ở Xù ra. Hỏi một lúc mới hay bà ấy cũng muốn bán lắm nhưng ngặt nỗi các ông phòng thuế cứ hạch là gạo nếp đong ở đâu.
Con vẫn thấy ở chợ hàng Da bao nhiêu hàng xôi đấy thôi.
- Đấy là những hàng nấu bằng gạo lăng nhăng, chứ bà này bảo nhà bà ấy năm đời thổi xôi rồi. Ngày xưa bà gì là vợ ba của Vua Bảo đại chỉ thích ăn xôi của cụ bà ấy nên chỉ khi nào đong được nếp cái nhà bà ấy mới thổi xôi Thời nay làm sao câu kì được như thế bởi lẽ bay giờ ngưòi ta cần no chứ đâu cần ngon, thế cho nên chỗ nào cũng pha gạo, chả bao giờ chuẩn được. Hôm nay may me lại gặp được bà ấy. Gớm xúm đông xúm đỏ chỉ thoáng một lúc thúng xôi đã hết sạch. Con trông này, hạt xôi có săn không?
Vân lặng lẽ nhấm nháp xôi:
Kể ra thì cũng ngon thật nhưng làm gì mà vẽ vời thế.
Bà Hai cũng lẳng lặng ăn xôi dường như sáng nay chưa nói với con gái câu chuyện gì. Một lúc sau bà mới khẽ khọt:
- Con xem xem thế nào, chứ anh Thành là muốn gắn bó với con lắm đấy
Thế ạ. Vân đáp lấy lệ.
- Me để ý anh ấy cũng là ngưòi đứng đắn mà để người ta đi lại mãi me cũng thấy không yên lòng. Con thì cũng đã khôn lớn…
Vân cố mỉm cười:
Bây giờ còn khôn lớn gì nữa. Me… Con già rồi con gì nữa
- Vẫn còn kịp con ạ. Đời người con gái muốn gì thì gì cũng nên có tấm chồng, rồi con cái để mai kia…
Trông mong vào lúc già cả phải không ạ
Me nói thật đấy. Cái nhà anh Long thì…
- Me nói đến người ta làm gì. Con với anh ấy là ngưòi thiên hạ. Ngưòi ta lại có gia đình, vợ con đề hùê. Nói đến mang tiếng ra…
- Con nghĩ thế là me mừng. Nhưng riêng anh Thành, me chỉ lo là anh ấy nếu ở với con sau này mà không theo đạo… Con cũng vì thế mà nhạt đạo đi thì mẹ qủa là đau xót
Thì me bảo anh ấy nghe me.
Thế ý con thế nào?. Hình như chiều nay anh ấy lại sang đấy.
Tuỳ me
Câu chuyện hai mẹ con nói với nhau ước chừng độ hơn nửa tháng sau thì những khi Vân ở nhà không thấy Thành sang nữa, nhưng mỗi bận đi đâu về là y như rằng Vân đều thấy me cô lại hớn hở khoe cho cô. Khi thì vài kí lạc nhân, lúc thì vài yến lạc vỏ còn nhợt nhạt, tươi rói dường như vừa mới dỡ từ ruộng. Lúc lại nửa yến thịt, hay vài cái dò cả giò nạc, giò thủ, giò mỡ. Cho đến một buổi chiều thứ bẩy, khi Vân đang nửa nằm, nửa ngồi trên giường thì me cô lên. Bà nhoẻn cười rất tươi bảo:
- Ngày mai anh Thành sẽ cho người lên nói chuyện với me có ý xin con. Con nhớ ở nhà đừng đi đâu nhé
Ngày mai?
- Ừ hôm kia lúc con sang tổ đan len thì anh ấy đến. Me bảo gọi con về cho anh ấy bàn bạc nhưng anh ấy bảo không cần. Cứ thế con ạ. Anh ấy lên thì mình cứ thống nhất để cho anh ấy lo liệu.
- Thế còn chuyện kia?
Vân rùng mình khi nhận ra giọng của mình có sự lo lắng thật sự. Cô hỏi với tia hi vọng nhỏ nhoi.
Chuyện gì hả con?
Me xem anh ấy có muốn đi đạo không?
- Chuyện ý ấy à. Theo như Vũ em con. Bây giờ người ta kỵ nói đến điều ấy lắm. Nhất là cái nhà anh Thành ấy lại là cán bộ nhà nước, lại làm to như thế. Từ từ đã. Nhỡ cái ảnh hưởng cả đời người ta, rồi cả con cả con con… Anh ấy vào nhà mình mà biết con theo đạo mà vẫn nhất quyết như thế thì chứng tỏ anh ấy cũng đã là..
úi giời chưa me đã bênh thiên hạ thế…
Vân chạnh lòng khi cảm thấy hơi hỗn với me
Thôi c