Điểm tựa của niềm tin - Phần 03
Phần 03.1: Kỳ nghỉ ý nghĩa nhất
“Có những thứ bạn nhận được lại quý
giá gấp bội phần những gì bạn cho đi.”
Trên khoảng sàn phẳng phía sau chiếc xe tải cũ kỹ đang băng băng trên đường chạy ra biển, chúng tôi ngồi sát bên nhau, cùng ca vang bài"La Bamba" - khúc nhạc sôi động đã trở nên “quốc tế hoá”. Niềm vui phơi phới trào dâng trong lòng tôi, một niềm vui rất lạ, khác hẳn những cảm giác mà tôi đã từng có trước đây. Xung quanh tôi là những khuôn mặt tươi tắn và hớn hở của các bác sĩ, y tá lẫn người dân địa phương - những khuôn mặt đã trở nên thân thuộc với tôi. Cả tuần, chúng tôi, đã phải bận rộn với công việc ở bệnh viện.Và hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên một ngày nghỉ thật tuyệt vời.
Mùa hè này, theo chân bố một giáo sư nhãn khoa tôi và chị Rachel đến với đất nước Nicaragua. Bố muốn tôi và chị Rachel có cơ hội làm việc như những tình nguyện viên quốc tế để có dịp hòa mình vào cuộc sống của những người dân nghèo khó. Mọi thứ ở đây đối với chúng tôi đều hết sức xa lạ.Chị em tôi cứ há hốc mồm kinh ngạc trước những gì mình gặp phải. Và thậm chí trong mấy ngày đầu tiên, tôi còn nghĩ rằng hẳn đã có hàng tá con rệp chui vào bụng mình. Trước đó, chúng tôi cũng đã đi du lịch vài nơi, được nhìn thấy những vùng đất lạ, thấy nhiều phong cảnh đẹp, tiếp xúc với nhiều lối sống khác nhau.
Tuy nhiên, chuyến đi đến Nicaragua lần này không phải là một kỳ nghỉ thực sự.
Ngay khi vừa đặt chân đến đăy, tôi đã nhận ra rằng cách hoà đồng vào cuộc sống mới ở mỗi người rất khác nhau. Chẳng hạn như Kurt và Shelly, những bác sĩ trẻ từng đi đến nhiều nước, đã có những kinh nghiệm riêng để tiếp cận người dân bản địa bằng phong cách thân mật lịch thiệp, dù ngôn ngữ bất đồng. Còn Cynthia và Ceorge, hai sinh viên y khoa mới ra trường, vốn tính, đã mang cả va ly đồ hộp theo để không phải đụng đũa đến thức ăn địa phương. Thậm chí họ còn mang. Trải qua hai tuần làm việc cùng các y tá và giáo viên địa phương, chúng tôi đã tiếp xúc với gần 3 nghìn người dân. Công việc của chúng tôi là khám mắt, tư vấn về cách bảo vệ mắt và cắt kính cho họ.
Những thiếu niên 16 tuổi ở vùng này sống khác hẳn tới. Phần lớn họ đều phải làm việc để giúp đỡ gia đình - những công việc mà tôi chưa từng làm bao giờ. Có người đã là một nông dân thực thụ, có người suốt ngày suốt tháng lênh đênh trên tàu đánh cá. Cả thị trấn chỉ có được vài sinh viên học đại học ở thành phố. Thậm chí có người còn chưa từng đến trường, lại có người đã xây dựng gia đình riêng ở tuổi còn rất trẻ. Những người dân ở đây đều rất cởi mở và chân tình. Việc tiếp xúc với họ đã giúp tôi hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống, về con người địa phương, về đất nước Nicaragua tươi đẹp. Đó là những điều thú vị mà không có sách vở nào có thể dạy cho tôi được. Đối với tôi hai tuần lễ hoà mình vào cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi đây đã thực sự giúp tôi trưởng thành hơn nhiều trong nhận thức. Tôi đã vô cùng xúc động khi chứng kiến những cụ ông, cụ bà sung sướng đến phát khóc khi lại có thể nhìn thấy rõ từng đường nét trong lòng bàn tay. Nhờ đôi mắt sáng hơn, họ có thể làm việc và may vá chính xác. Các em nhỏ bị cận thị giờ cũng đã có thể học tập tốt hơn nhiều, nhờ vào những cặp kính thuốc miễn phí. Tôi hy vọng nhờ đó, chúng sẽ có thể học cao hơn để giúp ích cho quê hương còn nghèo của mình. Tôi đã thấm nhuần tư tưởng phải tôn trọng người khác cho dù họ đang ở trong một đất nước còn nghèo khó, tụt hậu. Nhung hình như có một vài thành viên trong đội tình nguyện chúng tôi không nghĩ ấy. Chẳng hạn như Cynthia và George. Cái cách họ tiếp xúc với người dân bản địa - thờ ơ, lãnh đạm, thiếu tôn trọng - đã khiến cho trưởng đoàn phải nhắc nhở. Dường như, họ tham gia chuyến đi chỉ cốt để thỏa mãn sở thích du ngoạn, để góp nhặt nhưng mẩu chuyện vui mang về nhà.
Họ cảm thấy hài lòng vì đã "ban ơn" cho người khác, nhưng không biết rằng còn có những điều quan trọng hơn. Đó là ý nghĩa mà tôi nhận ra khi dấn thân vào cuộc hành trình: học hỏi kinh nghiệm và giao lưu văn hóa với một tinh thần bình đẳng, hòa nhập cùng người dân Nicaragua.
Trên bãi biển, chúng tôi ăn trưa với những người bạn mới, các y tá và thầy giáo địa phương. Ngoài xa, một nhóm ngư dân đang lên thuyền đánh cá. Chúng tôi ngồi trong bóng râm của những tán cọ, ném thức ăn thừa cho đám kênh kênh to khỏe đang lừ đừ dưới ánh nắng ban trưa. Lũ còng biển bò qua để lại những đường ngang dọc thẳng tắp trên cát. Tôi nhắm mắt lại, ngẫm nghĩ về việc Cynthia và George - đã bỏ cuộc giữa chừng. Có lẽ, trong hành trang mang theo của họ đà thiếu đi một tinh thần quan - trọng nhất, cần thiết nhất tinh thần vì cộng đồng.
Cuộc sống có quy luật đơn giản chúng ta sẽ nhận được những gì mình đã cho đi. Tuy nhiên, kết thúc chuyến đi lần này, tôi rút ra một điều: có những thứ mình nhận được lại quý giá gấp bội phần những gì mình cho đi. Chúng tôi đã giúp người dân ở đây mở rộng tầm nhìn bằng các dụng cụ y khoa, nhưng chính họ đã giúp cho tôi thấu hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, về tâm hồn con người.
- Lam Anh-
Theo Sight and Insight
Phần 03.2: Thư gửi Thượng đế
Kính thưa Thượng đế,
Con tên là Charies, vừa tròn 12 tuổi. Khi đọc lá thư này, có lẽ Người sẽ ngạc nhiên vì nó được đánh máy chứ không phải viết tay như những lá thư của các bạn khác bằng tuổi con. Người biết không việc viết chứ đối với con rất khó khăn vì con bị rối loạn chức năng vận động. Chỉ số thông minh của con là 140, nhưng khi trông thấy chữ viết tay của con, thì không ai tin điều đó cả.
Con chưa bao giờ có thể cầm được một cây bút chì cho đúng cách, Trong khi các bạn khác vẽ được hình những con thú thật dễ thương thì con thậm chí còn không kẻ được một nét cho thật thẳng. Con đã rất cố gắng nhưng tay con cứ co quắp lại, chữ viết trồi sụt không thẳng hàng, các đường tô màu thì nhòe nhoẹt và dấu màu lấm lem khắp cả bức tranh. Khi viết chính tả thì không bạn nào trong lớp muốn đổi bài với con để chấm điểm vì họ không thể đọc được chứ con viết.
Chỉ có Keith là đọc được, nhưng năm học này, cậu ấy đã theo gia đình chuyển đi nơi- khác mất rồi Người ạ!
Não và hai tay của con không thể phối hợp với nhau được. Con có thể nhận biết cây bút chì trong tay, nhưng để viết một trang giấy thì con không làm được.
Con phải ghì thật chặt cây bút chì và dùng cả sức mạnh ý chí lẫn sức mạnh cơ bắp mới có thể viết được vài dòng mà thôi.
Đối với con, giải thích một việc gì đó bằng miệng dễ hơn là viết rất nhiều.
Con nói năng lưu loát nhưng không phải lúc nào thầy giáo cũng cho phép con phát biểu. Nếu như thầy yêu cầu con viết một bài văn kể lại chuyến đi tham quan thủ đô hoặc tả một thắng cảnh nào đó thì con thấy như đang bị phạt vậy.
Nhưng nếu được phép nói về nhưng đề tài ấy, con có thể tả cho mọi người biết cái cảm giác run lên vì xúc động khi nhìn thấy bản tuyên ngôn độc lập trong phòng lưu trữ quốc gia, hay sự xao xuyến trong lòng khi con đứng trước những phong cảnh tuyệt vời của đất nước thân yêu những dải đất mà biết bao người đã đổ mồ hôi và xương máu để vun đắp, giữ gìn. Điểm số môn mỹ thuật của con thua xa bạn bè. Có rất nhiều thứ con phác thảo trong tâm trí nhưng đôi tay con lại từ chối vẽ nên những hình ảnh ấy.
Không sao, chẳng phải con đang phàn nàn gì với Người đâu. Con vẫn cảm thấy mình ổn cả thôi. Người biết không, con đã được ban cho một trí tuệ minh mẫn và tính hài hước đáng quý. Con rất giỏi trong việc hùng biện, nhận biết, tính toán, và con còn rất thích tranh luận với mọi người. Lớp con thường có những buổi thảo luận nhóm và con thật sự nổi bật giữa đám bạn.
Khi nào lớn lên, con muốn trở thành một luật sư làm việc cho tòa án hẳn hoi.
Con biết mình có khiếu với công việc đó. Con sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các bằng chứng, tìm ra sự thật và trình bày sự việc với mọi người một cách trung thực nhất.
Thượng đế kính yêu, con muốn chuyển đến Người lời cám ơn sâu sắc nhất.
Con viết lá thư này, chỉ để Người biết là con vẫn ổn. Cuộc sống đôi khi rất khó khăn, nhưng Người có biết điều gì không. Con chấp nhận thử thách. Con có niềm tin là mình sẽ vượt qua được mọi thứ. Cả căn bệnh cũng chính là cơ hội để con cảm nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh, cũng như cho con biết quý trọng cuộc sống mà con đang được hưởng.
Xin cám ơn Người vì tất cả.
Charles
- Vinh Tân -
Theo Internet
Phần 03.3: Thức tỉnh
“Kinh nghiệm sống là những kinh nghiệm
quý giá mà ta luôn có cơ hội để nắm bắt,
chỉ cần ta chịu bỏ thời gian
để cảm nhận, lắng nghe…”
Tối đó bệnh nhân nhập viện quá nhiều, đến nỗi tôi cũng không tài nào nhớ được là mình đã phải giải quyết bao nhiêu ca nữa. Tôi mệt đến phát cáu. Là một bác sĩ trẻ vừa mới ra trường, tôi lao vào công việc, quyết tâm chứng tỏ cho mọi người thấy được năng lực của mình bằng phương châm nhanh - gọn - lẹ" Nhanh nhẹn trong mọi hành động đa trở thành tác phong của tôi. Mỗi buổi sáng bắt đầu là tôi hiểu một ngày nữa lại sắp qua.Tôi chỉ mong muốn có một điều là làm cho xong mọi việc một cách nhanh nhất có thể.
Chiếc điện thoại trong túi tôi lại rung lên, giọng cô y tá mệt mỏi: "Này Ben, thêm một ca nữa. Một người đàn ông khoảng 90 tuổi, bệnh ung thư". Quá mệt mỏi và chán ngán, tôi chỉ thờ ơ xem qua bệnh án rồi từ từ bước đến phòng ông.
Người tôi hoàn toàn vô cảm.
Ngồi bên giường bệnh, tôi bắt đầu hỏi những câu quen thuộc mà thực sự không trông Đợi câu trả lời của bệnh nhân cho lắm. Nhưng đáp lại, ông cụ trả lời thật lưu loát, chính xác các câu hỏi của tôi bằng một giọng nói trầm trầm và rõ ràng, khiến tôi thoáng ngạc nhiên Vừa lục lọi trong trí nhớ nhưng kiến thức đã học để chẩn đoán bệnh, tôi vừa hỏi ông đã từng sống và làm việc ở nước ngoài bao giờ chưa. "Có sau chiến tranh, tôi sống ở châu u bảy năm."- Ông cụ đáp. Hơi tò mò, tôi tiếp tục hỏi ông có phải đã tham gia chiến trận ở châu u không "Không, tôi là luật sư - là một trong những công tố viên của toà án Nuremberg" - Ông từ tốn. Toà án Nurembergsao?" -Tôi hỏi với một chút mỉa mai. Tôi không tin ông lão gầy gò trên giường bệnh trước mặt tôi từng là công tố viên của Nuremberg, toà án nổi tiếng từng xét xử tội ác chiến tranh của bọn phát xít.
Ông gật đầu nói thêm: "Sau này tôi vẫn thường hay đến Đức để góp tay vào việc điều chỉnh hệ thống luật pháp của họ".
Tôi chán chường nghỉ thầm: "Hừm! chắc ông ấy ba hoa!", rồi tranh thủ khám cho xong để còn làm thủ tục bàn giao ca trục, trả lại chiếc điện thoại cứ chực rung lên liên tục. Khi đã hoàn toàn "tự do'' tôi vội vàng thay đồ rồi bước ra khỏi bệnh viện. Nhưng bỗng tôi chựng lại khi nhớ đến người bệnh nhàn già. Giọng nói của ông rất đanh thép, còn ánh mắt thì rất tinh anh và có uy quyền. Đến bên chiếc điện thoại bàn, tôi quay số gọi cho anh trai mình, lúc đó đang là sinh viên luật. Tôi nói tên ông cụ và hỏi anh có từng nghe hay thấy tên ông ấy ở đâu đó trong sách vở anh học không. Sau vài phút lục tìm, anh trả lời tôi: "Ông ta là một trong những công tố viên hàng đầu của tòa án Nuremberg đấy!"
Tôi không nhớ mình đa đến được phòng ông bằng cách nào. Tôi thật sự xấu hổ vì đa nghĩ không tốt về ông, đã có thái độ thờ ơ, không đúng trách nhiệm của một người bác sĩ khi khám bệnh cho ông. Công việc mà tôi đam mê, giờ đã trở thành một gánh nặng mà tôi chán chường, đã biến tôi thành một cái máy vô tri vô giác rồi gõ cửa và bước vào ngồi đúng ngay trên chiếc ghế mà tôi mới vừa ngồi khám bệnh, chạm rồi thưa với ông rằng: "Thưa ông, cháu đã hết ca trực, nhưng nếu ông không phiền. Cháu đang rất muốn nghe về Nuremberg và công việc của ông ở đó, có được không ạ?"
Ông nhìn tôi mỉm cười và bảo: "Được thôi, tôi rất sẵn lòng". Rồi ông kể, chậm rãi và khúc chiết, từng câu chuyện về châu u hoang tàn sau chiến tranh, về những trại tập trung "địa ngục trần gian" rủa Đức quốc xã, về cảnh xác người chất thành đống thật tang thương.
Ông kể cho tôi nghe về những câu chuyện ở tòa án. Đối với ông, những tên tội phạm chiến tranh chỉ là một đám người tội nghiệp Ngoại trù việc nhận thức về sự bại trận thì chúng hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng của phán quyết công minh và trật tự trong phiên toà hay trách nhiệm phải đi sâu đến từng chi tiết của toà án. Chính quyền phát xít không bao giờ hành xử như vậy. Ông đã quyết định ở lại châu u bảy năm để góp sức xây dựng một hệ thống luật pháp không cho phép sự bạo ngược diễn ra nữa.
�Tôi như một cậu bé con im lặng ngồi nghe như nuốt từng lời ông kể. Đó là những câu chuyện lịch sử đã xảy ra trước khi tôi có mặt trên đời này. Một giờ đồng hồ sau, tôi cảm ơn, bắt tay chào tạm biệt ông và trở về nhà.
Buổi sáng hôm sau của tôi cũng bắt đầu từ rất sớm và vẫn tất bật như mọi ngày Lúc tôi trở lại thăm ông lào thì đã muộn: chiếc giường trống không? Ông cụ đã chuyển viện ngay trong đêm hôm trước.
Tôi bước ra ngoài trời, hít thở bầu không khí ướt đẫm sương sớm, phảng phất mùi hoa cỏ mùa xuân và nghĩ về ông. Một cảm giác nuối tiếc cho cuộc gặp.
Sờ quá ngắn ngủi xen lẫn niềm vui dịu dàng trong lòng. Bất chợt tôi nhận thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn "Giàu có" hơn những bệnh nhân của tôi không đơn giản như tôi tưởng, mà họ chính 1à những người giúp tôi khám phá được nhiều điều hơn.
Thời gian dần trôi, và tôi nhận ra rằng những ảnh hưởng của ông cụ đến tôi không chỉ có thế. Dù công việc hàng ngày của tôi vân luôn đầy ắp, gây cho tôi nhưng giờ phút căng thẳng và mệt nhoài, nhưng trong tôi đã có một thay đổi lớn.Tôi bắt đầu để ý đến những sắc màu hình dáng và mùi vị của mọi sự vật những thứ làm nên sự kỳ diệu cho cuộc sống thường ngày. Tôi trân trọng và chu đáo hơn với bệnh nhân của mình vì ở họ luôn có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để cho tôi học hỏi.
- Ngọc Trân -
Theo My Patints
Phần 03.4: Tôi rất biết ơn bạn!
“Dù Greg đã ra đi, nhưng cuộc sống và tình bạn
của cậu ấy đã thật sự làm thay đổi cuộc đời tôi.
Cậu ấy đã dạy cho tôi phải luôn mạnh mẽ,
lạc quan và luôn biết trân trọng
những gì mình đang có.”
Tôi bị mắc bệnh thiếu máu, nên cứ bốn tuần một lần tôi lại phải vào bệnh viện để truyền máu. Mỗi lần như vậy, tôi phải nằm trọng bệnh viện suốt hai ngày tiếp theo chỉ để các bác sĩ theo dõi mà mình thì chẳng có việc gì để làm cả.
Cũng may trong những lần nằm viện đó, tôi có quen được vài người bạn cũng thường phải vào viện như tôi. Chúng tôi thường đến chuyện trò cùng nhau và bày ra đủ thứ trò chơi. Nhưng chỉ tiếc một điều, chúng đều nhỏ hơn tôi vài ba tuổi, nên tôi cũng không cảm thấy hòa hợp hay thân thiết gì cho lắm. Trong một buổi phải vào viện truyền máu như thường lệ sau ngày sinh nhật thứ mười lăm của tôi, cô y tá kể cho tôi nghe về Greg - một bệnh nhân bằng tuổi tôi vừa nhập viện vài ngày trước. Nghỉ đến việc có được một người bạn mới, tôi liền theo cô vào phòng của Greg. Và kể từ lúc đó trở đi, cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi. Trong phòng Greg tràn ngập bong bóng màu bạc, dụng cụ thể thao và trò chơi điện tử.
Cậu ấy có làn da nâu rám nắng và mái tóc đen gợn sóng. Lúc tôi vào Greg đang cầm trong tay bộ điều khiển để chơi trò Nintendo - một trò chơi mà tôi cũng thích mê. Nhìn tôi, cậu ấy mỉm cười như chúng tôi đã từng quen nhau từ trước:
“Cậu chơi với tớ chứ” Cũng không chút ngại ngần, tôi nhảy phốc lên giường, cầm bộ điều khiển còn lại và mải mê chơi cùng cậu ấy.
Greg bị ung thư. So với cậu ấy, tôi quả thật may mắn hơn nhiều. Bệnh của tôi không nguy hiểm lắm đến tính mạng, nhưng Greg thì đang phải chiến đấu với bệnh tật từng ngày. Trong một thời gian ngắn kể từ ngày chúng tôi quen nhau, những đợt hóa trị, xạ trị khiến Greg ngày càng tiều tuy. Mái tóc dày đen mượt của cậu ấy cứ thưa dần, còn cơ thể thì gầy rộc đi tròng rất đáng thương.
Dầu vậy, chưa bao giờ Greg than thở điều gì với tôi. Mỗi khi chúng tôi gặp nhau, câu chuyện và những trò chơi vẫn rộn ràng, vui vẻ như ngày nào. Và dù càng ngày càng yếu dần, cậu ấy vẫn luôn tươi cười với tôi, một nụ cười tươi tắn nở bừng trên khuôn mặt xanh xao. Greg không bao giờ tỏ ra sợ hãi hay tuyệt vọng.
Đầu năm sau, bệnh tình của Greg trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ bảo cậu ấy phải vào bệnh viện- hàng ngày để tiêm kháng sinh, can xi và tiểu huyết cầu. Từ chỗ ở của Greg đến bệnh viện mất khoảng hai giờ, nên việc đi lại là cả một vấn đề lớn. Biết được tình cảnh của bạn tôi, cha tôi làm hồ sơ xin nuôi cậu ấy. Nhà tôi chỉ cách bệnh viện hơn một cây số nên sẽ dễ dàng cho cậu ấy hơn. Tôi vui mừng biết bao khi cha làm như thế. Tôi sẵn sàng chia sẻ chiếc giường êm của mình với Greg, sẽ mời cậu ấy chơi chung mọi thứ đồ chơi mà tôi có, và thậm chí nếu phải nhường bữa ăn của mình cho bạn, tôi cũng sẵn lòng.
Thật không may, nhà chức trách không công nhận cha tôi có đủ năng lực tài chính để nuôi Greg. Cuối cùng, bạn tôi về sống chung với một cặp vợ chồng người Nga, họ đã nhận làm người bảo trợ. Mỗi lần vào bệnh viện để thăm Greg, tôi đều cầm theo trò chơi điện tử để hai đứa cùng chơi. Dạo đó mỗi ngày cậu ấy phải ở trong bệnh viện bốn tiếng để điều trị. Một lần nọ, khi tôi hỏi Greg về bệnh tình, cậu ấy nói rằng: "Các bác sĩ đã làm đủ mọi cách, nhưng có lẽ tớ sẽ chết".
- Chết ư! Đlều đó chẳng gây cho tôi ấn rượng lắm. Trước đó, tôi chưa bao giờ mất đi một người thân thiết nào cả, nên tôi không thể hình dung rõ về điều này. Tôi chỉ nghĩ rằng Greg nói đùa. Tuy lúc đó cậu ấy gầy lắm, chỉ khoảng 40 ký mà thôi, nhưng có bao giờ tôi thấy cậu ấy tỏ ra đau đớn gì đâu thế nên tôi tin chắc rằng cậu ấy sẽ không sao. Sau vài tháng vào viện thường xuyên, Greg đã có vẻ khá hơn. Cậu ấy tăng cân, tóc đa mọc trở lại. Mỗi lần gặp nhau là chúng tôi lại cùng chơi game hay xem phim. Greg rất thích phim ma trận bộ phim mà cậu ấy cho là hay nhất mọi thời đại. Đó là quãng thời gian thật đẹp. Chúng tôi rất vui vẻ và mọi thứ dường như vô cùng tốt đẹp. Nhưng rồi bệnh của Greg đột nhiên trở nặng Greg lại phải vào bệnh viện, nhưng lần này là nằm lâu hơn. Mỗi lần đến thăm, tôi đều cầu nguyện cho bạn.
Ban đầu Greg không thể chơi game được nữa, rồi không thể nói, và cuối cùng là rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê tình trạng này cứ tiếp tục cho đến một buổi tối thứ. Bảy nọ, sau khi truyền máu xong,t ôi vội vàng lên lầu thăm Greg. Vừa bước vào phòng, tôi đã giật mình khi thấy bạn tôi nằm đó, người gầy rộc đi dù chúng tôi chỉ mới không gặp nhau hai ngày. Đôi mắt Greg nhắm nghiền, hơi thở nặng nhọc và đứt quãng. Chung quanh cậu ấy là sáu ống dẫn và bốn cái máy điều trị đang hoạt động không ngừng. Tôi ước mình có thể làm một điều gì đó để giảm đi nỗi đau đớn mà Greg đang phải gánh chịu. Tôi thấy sợ hãi khi trông cậu ấy yếu ớt như thế không bao giờ hồi phục lại được nữa. Tôi nắm lấy tay người bạn thân thiết của mình, nó lạnh như băng. Hoảng sợ và thấy mình bất lực, tôi chỉ còn biết quỳ xuống và cầu nguyện.
Dù tôi đã khẩn khoản cầu xin cho một điều kỳ diệu sẽ xảy đến với Greg, cho cậu ấy được khỏe lại được mở mắt ra và nhìn tôi mỉm cười, nhưng cuối cùng thì vẫn không có phép lạ nào xảy ra cả. Greg đã ra đi. Nhưng dẫu sao, điều đó cũng còn là một niềm an ủi, vì chắc hẳn cái chết đã giải thoát bạn tôi khỏi những cơn đau đớn mà không có một loại thuốc giảm đau nào có thể giúp được. Dù Greg đã ra đi, nhưng cuộc sống và tình bạn của cậu ấy dành cho tôi đã thật sự làm thay đổi cuộc đời tôi. Cậu ấy đã dạy cho tôi phải luôn mạnh mẽ, lạc quan, và biết trân trọng những gì mình đang có. Dù tôi đang sống cùng với căn bệnh thiếu máu, nhưng giờ đây tôi đã hiểu và biết cách cảm ơn cuộc sống từng ngày, chứ không phải lúc nào cũng buồn phiền vì những gì mình không có.
- Bích Chi -
Theo The Death Of A Friend