Tử thư tây hạ - Tập 1 - Chương 17 phần 2
"Muốn làm sáng tỏ vấn đề này thì phải căn cứ theo lịch sử Tây Hạ mà tôi đã kể phía trước để nói tiếp. Vào năm cuối cùng của cuộc đời Hạo Vương, ông đã phạm phải một sai lầm lớn, ông đã cưỡng hôn chính con đầu của mình, cũng chính là vợ của thái tử vương triều Tây Hạ. Vốn dĩ, đối với người Đảng Hạng mà nói thì chuyện này cũng không có gì là to tát, người Đảng Hạng tính cách hào phóng, sùng bái tự do; nam nữ vui hoan yêu đương hoàn toàn tự do, không hề bị ràng buộc bởi bất cứ luân lý đạo đức nào. Trong huyết quản của Hạo Vương đang chảy dòng máu của người Đảng Hạng. Ông yêu cô gái đó, ông cho rằng không có thứ gì có thể cản trở tình cảm của mình, nhưng, thái tử Ninh Lệnh Ca ngay từ tấm bé đã được Nho giáo hun đúc mà trưởng thành. Ông ta không thể chấp nhận sự thật này. Ninh Lệnh Ca cho rằng đây là một sự đại sỉ nhục đối với bản thân, cũng là một sự sỉ nhục đối với toàn bộ vương triều, thù hận đã làm trí óc ông ta trở nên mụ mị. Và đúng lúc đó, một nhân vật luôn ẩn nấp phía sau, chờ đợi cơ hội đã xuất hiện, người này chính là tướng quốc thời đó -Một Tạng Ngoa Bành. Ông ta là đại thần mà Hạo Vương tín nhiệm nhất trong những năm cuối đời. Ông ta đã chờ đợi thời cơ từ rất lâu rồi, thời cơ để có thể khiến cho thế lực của gia tộc Một Tạng trở nên lớn mạnh. Giờ đây, ông ta cho rằng thời cơ tốt nhất đã đến, vậy là, Một Tạng Ngoa Bành ra sức kích động thái tử Ninh Lệnh ca, khiến cho Ninh Lệnh Ca vốn đã bị thù hận làm cho trí óc mụ mị càng không do dự gì hết. Một buổi tối, ông ta lần vào trong cung, ám sát Hạo Vương, còn bản thân ông ta sau đó đã bị Một Tạng Ngoa Bành xử tử vi gán cho tội danh giết vua. -Đại Lạt ma kể liền một mạch về giai đoạn lịch sử rối ren hung hiểm này.
Đường Phong suýt xoa: "Hạo Vương đúng thật là gậy ông đập lưng ông. Bản thân ông không tôn sùng Nho giáo mà lại ngưỡng mộ văn minh trung nguyên, ra sức truyền bá Nho giáo trong nước, kết quả, rút cuộc lại bị chính con trai được Nho giáo hun đúc thành tài, trưởng thành từ chính trong môi trường đó giết chết. Xem ra, tất cả những dân tộc quật khởi từ thảo nguyên, sa mạc đều không thoát khỏi điều này. Họ ngưỡng mộ văn minh trung nguyên, học tập văn minh trung nguyên, nhưng văn minh trung nguyên lại làm phát sinh xung đột với phương thức sinh tồn cố hữu của họ, một khi họ hữu ý hay vô ý bị Hán hóa, thì sói tính vốn có trong con người họ cũng mất đi rất nhiều rồi".
"Được rồi ! Được rồi! Bài diễn thuyết dài thườn thượt của cậu để lại sau này hãy nói, bây giờ điều mà tôi quan tâm chính là lịch sử của kệ tranh ngọc" -Hàn Giang ngắt lời Đường Phong, rồi quay lại nhìn Đại Lạt ma hỏi: "Nguyên Hạo chết rồi, thái tử cũng chết rồi, sau đó thì ai là người kế tục ngôi vua?"
6
_Đại Lạt ma tiếp tục kể: "LượngTộ! Ngôi Danh Lượng Tộ ! Hoàng đế đời thứ hai của vương triều Tây Hạ, ngày chôn cất Hạo Vương, ông vẫn chỉ là một đứa trẻ bọc trong tã lót ,ông có thể lên được ngôi vị hoàng để hoàn toàn là do một người đàn bà, mẹ của ông, Một Tạng Thị. Nói về Một Tạng Thị, đây là một người đàn bà không đơn giản, bà ta là em gái của Một Tạng Ngoa Bành, vốn là vợ của đại tướng Dã Lợi Ngộ Khất, thuộc hạ của Hạo Vương. Dã Lợi Ngộ Khất dũng mãnh thiện chiến, trong cuộc chiến tranh với nhà Tống, ống đã lập được vô số kỳ công, cộng thêm thế lực lớn mạnh của gia tộc Dã Lợi lúc đó. Thời gian qua đi, Dã Lợi Ngộ Khẫt lập công nhiều tới mức khiến chủ nhân cũng phải lo lắng và đã bị Hạo Vương nghi ngờ, đố kị, còn nhà Tống thì từ lâu đã muốn diệt trừ người này, nên phó soái nhà Tống là Phạm Trọng đã bày ra kế gian, phái người lấy trộm thanh đao quý của Dã Lợi Ngộ Khất rồi tuyên bố Dã Lợi Ngộ Khất chuẩn bị đầu hàng ngà Tống, lấy đao đó làm chứng. Tin tức truyền đến Tây Hạ, Hạo Vương vốn đã không bằng lòng với Dã Lợi Ngộ Khất nay càng phẫn nộ, mượn chuyện này giết chết Dã Lợi Ngộ Khất. Cũng trong lúc này, Hạo Vương phát hiện ra người vợ trẻ trung xinh đẹp của Dã Lợi Ngộ Khất -Một Tạng Thị. Để bịt tai che mắt mọi người, trước tiên, Hạo Vương đưa Một Tạng Thị vào chùa Giới Đàn xuống tóc làm ni cô. Sau đó, Hạo Vương thường xuyên lui tới chùa Giới Đàn để gặp gỡ riêng Một Tạng Thị. chính trong chùa Giới Đàn, Một Tạng Thị đã sinh hạ Lượng Tộ. Lượng Tộ ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra chuyện Một Tạng Ngoa Bành xúi giục thái tử Ninh lệnh Ca ám sát Hạo Vương, sau đó, Một Tạng Ngoa Bành muốn lập Lượng Tộ chưa đầy tuần tuổi làm vua, còn Một Tạng Thị em gái của ông ta cũng trở thành hoàng thái hậu".
"Hóa ra chuyện l như vậy, thảo nào Một Tạng Ngoa Bành muốn xúi giục thái tử giết chết Hạo Vương, tất cả đều do sự cám dỗ quyền lực đáng sợ!" -Makarov cũng hiểu ra một chút đầu đuôi câu chuyện.
"Đúng vậy, tất cả đều vì quyền lực! Sau đó, gia tộc Một tạng liền độc quyền nắm giữ kỷ cương triều đình hơn mười năm, chính sách và pháp lệnh Tây Hạ đều do gia tộc Một tạng ban hành, nhưng Lượng Tộ ngày một lớn lên, ông càng ngày càng bất mãn với quyền lợi vốn thuộc về mình nhưng lại rơi vào tay gia tộc Một Tạng. Vậy là, ông liên kết một số đại thần khác lại, diệt trừ Một Tạng Ngoa Bành, vốn tưởng Lượng Tộ làm nên lịch sử, nhưng không ngờ ông lại đoản mệnh, 20 tuổi đã qua đời, vậy là kế tục ngôi vua lại là một đứa trẻ -Ngôi Danh Bỉnh Thường, gia tộc Lương của thái hậu mẹ Bỉnh Thường nắm giữ triều chính. Kể từ sau khi Hạo Vương chết đi, Tây Hạ gần như rơi vào vòng can dự chính trị luẩn quấn quái dị của họ ngoại, từ Một Tạng Thị tới Lương Thị, rồi tới Nhiệm Thị sau này, toàn là như vậy."
"Sau đó thế nào?" -Makarov hình như càng lúc càng hứng thú với lịch sử Tây Hạ.
"Cứ như vậy, mãi cho tới tận những năm cuối của Tây hạ, người Mông Cổ trên thảo nguyên phương Bắc lớn mạnh, nhiều lần đến xâm lược Tây Hạ, kể từ lần đầu tiên tới lúc Tây Hạ vong quốc, tổng cộng là sáu lần, kéo dài hơn hai mươi năm. Trong những lần đó, đội quân Mông Cổ xâm nhập Tây Hạ lần đầu tiên là để truy kích bại quân của TưởngTang Côn, nhưng sự quấy nhiễu của Mông Cổ đối với Tây Hạ đó không nghiêm trọng, mà chỉ là gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh kẻ thống trị Tây Hạ. Lúc đó hoàng đế tại vị của Tây Hạ là Hoàn Tông, ngôi danh Thuần Hựu. Thuần Hựu đã ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, nên đã hạ lệnh trùng tu thành quách nhưng vẫn bị kỵ binh Mông Cổ san bằng rồi, đại xá cả nước, đồng thời đổi tên đô thành Hưng Khánh Phủ thành Trung Hưng Phủ. Từ những sự kiện này có thể nhận thấy, Thuần Hựu vốn muốn chấn hưng lại kỷ cương triều đình, trở thành vua đầu tiên của Trung Hưng, nhưng người Đảng Hạng thời đó cũng không còn là người Đảng Hạng theo Hạo Vương đi khai hoang mở mang bờ cõi năm nào. Vì vậy, sự việc đã diễn ra trái với mong muốn của Thuần Hựu, bởi năm sau đó, em trai họ của Thuần Hựu là Ngôi Danh An Toàn đã hợp mưu với La thái hậu, phế truất Thuần Hựu, tự mình xưng đế. chính lần chính biến cung đình lần này đã thay đổi hoàn toàn lịch sử Tây Hạ. Vì kể từ đó, Tây Hạ không thể đứng dậy được nữa, bởi trong cuộc chiến với người Mông Cổ, họ đánh trận nào bại trận nấy, cuối cùng mất nước".
"Nhưng, những lịch sử Tây Hạ mà ông kể này thì có liên quan gì tới kệ tranh ngọc?" -Hàn Giang nóng ruột muốn biết rút cuộc là người nào đã khắc những văn tự mà hiện giờ họ dang nhìn thấy trên kệ tranh ngọc.
7
_Đại Lạt ma mỉm cười nói: "Đừng sốt ruột, tôi sắp kể tới nơi rồi. Chẳng bao lâu sau khi An Toàn phế truất Thuần Hựu, tự xưng đế thì chiến hỏa lại bốc lên ngùn ngụt từ thảo nguyên phương Bắc, đoàn kỵ binh Mông Cổ cuốn bụi quay lại, Thành Cát Tư Hãn lại lần nữa xuất quân đánh Tây Hạ, Ngôi Danh An Toàn đã liên kết với nước Kim để chống lại nước Mông, may mắn vượt qua được ải này. Nhưng năm sau, đại quân của Thành Cát Tư Hãn lại xuất binh, và lần này thì Tây Hạ không còn may mắn như trước nữa. Dù người Đảng Hạng có liều chết chống lại, nhưng cũng không địch được kỵ binh của đại quân Mông Cổ. Kỵ binh Mông Cổ xông thẳng tới dưới đô thành Hưng Khánh Phủ, may mà năm đó Hạo Vương xây dựng Hưng Khành Phủ vô cùng kiên cố, Thành Cát Tư Hãn tấn công mãi mà không được nên từ chỗ phiền muộn trở nên phẫn nộ, dẫn nước sông Hoàng Hà đổ vào Hưng Khánh Phủ. Nhưng ông trời che chở, nứơc Hoàng Hà không nhấn chìm nổi Hưng Khánh Phủ, ngược lại còn xém chút nữa nhấn chìm người Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn không còn cách nào khác, đành phải hạ lệnh rút quân. Trên đường rút quân, Thành Cát Tư Hãn lệnh cho tướng quân Ngoa Đáp đang bị bắt giữ quay về kêu gọi Ngôi Danh An Toàn chiêu hàng. Sau khi Ngoa Đáp trở về chiêu hàng, hôn quân Ngôi Danh An Toàn vốn đã bị đại quân của Mông Cổ dọa cho tới nỗi hồn xiêu phách lạc, nên đã lập tức đồng ý dâng tặng Thành Cát Tư Hãn con gái ruột của mình, tự xưng thần và định kỳ cống nạp cho Mông Cổ, đồng thời đoạn tuyệt với nước Kim, rồi quay lại thay Mông Cổ tấn công nước Kim. Một hôn quân vô dụng như vậy, trong lúc dân tộc gặp nạn, lại đột nhiên nhớ ra bốn kệ tranh ngọc mà Hạo Vương để lại, vậy là ông ta đã gửi gắm hết hy vọng của dân tộc lên bốn kệ tranh ngọc đó. Ngôi Danh An Toàn đã chuẩn bị kĩ lưỡng một đội ngũ hàng trăm người, chuẩn bị đi tìm kiếm mật thành trong sa mạc, đây là một lần xuất chinh bi tráng, những người được chọn đều là những dũng sĩ Đảng Hạng ưu tú nhất, Ngôi Danh An Toàn luôn lo lắng suy nghĩ xem ai sẽ là người lãnh đạo đội ngũ này, người bình thường thì ông ta không yên tâm, vì bốn kệ tranh ngọc này thậm chí còn khiến ông quan tâm lo lắng hơn cả ấn ngọc. Lúc ấy, những tôn thất quý tộc, cựu thần lập công lớn mà ông vốn tín nhiệm thì ai ai cũng đều tham sống sợ chết, không chịu đi. Đúng lúc này, trong tôn thất quý tộc có một người đứng lên tự nguyện lãnh đạo đội quân này ra đi. Người này là Ngôi Danh Tuân Húc, là hậu duệ của Trung Vũ Vương trong tôn Thất. Tuân Húc đã từng thi đỗ trạng nguyên, trong tôn thất cũng được coi là người có tài, rất được kỳ vọng. Con đường tiến lên ngôi vị hoàng đế của Ngôi Danh An Toàn vốn không chính nghĩa nên ông ta tất nhiên nghi ngờ Tuân Húc, người có tài trong tôn thất. Nhưng lúc này quả thật không có ai để phái đi, nên ông ta cũng đành phải lệnh cho Tuân Húc soái lĩnh đội quân này ra đi".
"Sau đó họ có tìm thấy Hạn Hải Mật Thành không?" -Đường Phong nói chen vào.
Đại Lạt ma lắc đầu nói: "Không ai biết họ có tìm thấy Hạn Hải Mật Thành hay không, nhưng đội quân này trước tiên tới thị trấn trọng điểm Hắc Thủy Thành tại phía bắc. Kể từ thời của Hạo Vương, đây vốn đã là vùng quân sự của Hắc thủy trấn Yến, là thị trấn quân sự trọng điểm duy nhất của vương triều tại phía tây bắc. Khi đội quân của Tuân Húc đến đây, Hắc Thủy Thành vừa mới bị kỵ binh Mông Cổ cướp bóc sạch trơn, tan hoang thảm hại vô cùng. Họ nghỉ ngơi ở đây một lúc rồi rời khỏi Hắc Thủy Thành, tiếp tục tiến vào sâu trong sa mạc. Kể từ đó trở đi, không còn ai biết về tung tích của đội quân này nữa..."
"Không đúng! Tôi nhớ là Ngôi Danh Tuân Húc sau này còn thay thế Ngôi Danh An Toàn trở thành hoàng đế của Tây Hạ mà!" -Đường Phong hỏi lại Đại Lạt ma.
"Không sai, đội quân này có một người may mắn sống sót, đó chính là Ngôi Danh Tuần Húc, nhưng ông ta có sự tìm được Hạn Hải Mật Thành hay không thì không ai có thể khẳng định. Khi ông quay lại Hưng Khánh Phủ thì trên người có vô sỗ mũi tên, sau lưng thì đang bị một đội kỵ binh Mông Cổ truy sát. Khi lao vào trong thành, Tuân Húc thở thoi thóp... cho tới khi tỉnh lại, ông đã tuyên bố với quan dân bách tính của Hưng Khánh Phủ là mình đã phát hiện ra Hạn Hải Mật Thành. Ở đó có vô số châu báu quý hiếm mà Hạo Vương để lại, đủ để giải quyết nguy cơ tài chính mà Tây Hạ đang đối mặt. Ở đó còn có một bộ lạc Đảng Hạng dũng mãnh thiện chiến, đủ để kháng cự sự xâm chiếm của đội quân kỵ binh Mông Cổ. Chỉ có điều, do đường đi xa xôi hiểm trở, trên đường đi không biết bao nhiêu lần bị người Mông Cổ truy sát, bởi vậy ông không thể đem những báu vật quý hiếm trở về. Cũng đã có một võ sỹ của bộ lạc bản địa trở về cùng ông, nhưng trên đường trở về đã bị kị binh Mông Cổ truy sát, nên võ sỹ đó và một số người khác đều đã tử trận, chỉ có mình ông thoát về được".
"Những lời nói đó của ông ta cũng khiến cho người Đảng Hạng tin sao? Biết đâu là do ông ta bịa đặt ra!" – Hàn Giang chất vấn.
"Ngôi Danh Tuân Húc đã lấy ra một tràng hạt xương người, ông nói rằng dũng sỹ đó trước khi chết đã giao cho ông tràng hạt này, để lấy đó làm bằng chứng. Quan dân bách tính của Hưng Khánh Phủ thấy rằng Tây Hạ lúc đó không có loại tràng hạt xương người này, vậy là ai cũng tin chắc và không chút nghi ngờ về những gì mà ông kể lại".
"Tràng hạt xương người, chính là chuỗi hạt đang trên tay ngài sao?" -Đường Phong đột nhiên hỏi.
Đại Lạt ma nghe thấy Đường Phong hỏi vậy, hay tay chắp vào nhau, nhìn chuỗi tràng hạt xương người trên tay, nóỉ "Không sai, tràng hạt xương người mà năm đó Ngôi Danh Tuân Húc mang về chính là tràng hạt trên tay ta. Ông không chỉ mang về tràng hạt xương người này, mà còn cõng về bốn kệ tranh ngọc, cộng thêm những trải nghiệm thập tử nhất sinh của ông và tin tức làm hưng phấn lòng người mà ông mang về, đã khiến-cho địa vị của Ngôi Danh Tuân Hức trong lòng quốc dân tăng lên rất nhanh. Ngôi Danh Tuân H úc cũng nhân cơ hội đó đã hứa với quốc dân: nếu như mọi người ủng hộ ông làm hoàng đế Tây Hạ, thì ông sẽ dẫn dắt quốc dân đi lấy kho báu ở Hạn Hải Mật Thành về, đánh bại quân xâm lược Mông Cổ. Người Đảng Hạng vốn dĩ đã bất mãn với Ngôi Danh An Toàn vô dụng, nên trước lời hứa ngon ngọt của Tuân Húc thì người Đảng Hạng không có lý do gì để không chọn ông. Vậy là, Tuân Húc đã truất ngôi Ngôi Danh An Toàn hết sức nhẹ nhàng, còn mình thì lên ngôi hoàng đế Tây Hạ".
"Lại là một trận chính biến!" -Makarov nhận xét.
"Vậy sau khi Tuân Húc lên ngôi hoàng đế, ông ta có thực hiện lời hứa ban đầu của mình không?" -Hàn Giang hỏi,
"Sau khi Tuân Húc lên ngôi hoàng đế đã triệt để thayđổi phương châm liên minh với nước Kim để tấn công Mông Cổ của Ngôi Danh An Toàn, mà chủ động kết thân với Mông Cổ, nên ngược lại cũng đổi được vài năm yên ổn. Nhưng ông hiểu rằng sự hòa bình đó chỉ là ngắn ngủi, bởi vậy không lúc nào ông ngừng hành động tìm kiếm Hạn Hải Mật Thành. Nhưng mấy đoàn người và ngựa mà ÔNG phái đi, đều không lập công quay về mà còn bặt vô âm tín, mất hút không hình không bóng. Chẳng bao lâu sau, người Mông Cổ cũng biết vế bí mật của Hạn Hải Mật Thành, nên đã mấy lần phái sứ giả đến Hưng Khánh Phủ, một mặt yêu cầu Tây Hạ xuất binh đánh bại nước Kim, một mặt đòi lấy kệ tranh ngọc, khiến cho từ triều đình đến thường dân Tây Hạ đều lòng dạ bất an. Tuân Húc mấy lần cố kéo dài qua loa cho xong chuyện, nhưng, mâu thuẫn giữa Mông Cổ và Tây Hạ rút cuộc cũng bùng nổ. Thành Cát Tư Hãn trước khi chinh chiến phía tây đã sai sứ giả đến Tây Hạ đòi kệ tranh ngọc, đồng thời yêu cầu Tây Hạ phải phái binh trợ chiến Tây Hạ đã không thể chấp nhận để Mông Cổ bắt nạt thêm, nên khi chưa kịp đợi Tuân Húc trả lời sứ giả của Mông Cổ, thì thuộc hạ của ông là đại thần A Sa Cảm đã trực tiếp từ chối thẳng thừng yêu cầu của người Mông Cổ. Sau khi sứ giả quay về phục lệnh, Thành Cát Tư Hãn nổi giận đùng đùng, dẫn đại quân tiến đến. Tuân Húc không đủ sức để chống lại, đành phải cầu hòa. Thành Cát Tư Hãn lúc đó đang bận rộn chinh chiến phía tây nên đã đồng ý lời cầu hòa của Tây Hạ, dẫn quân rút về. Lần tiến quân này của người Mông Cổ đã tác động mạnh đến Tuân Húc, trong tình hình bế tắc, ông đành phải nhường ngôi cho con trai thứ là Ngôi Danh Đức Vượng. Đức Vượng trẻ trung tràn trề sức sống, lập tức liên minh với nước Kim, ý đồ đối kháng Mông Cổ. Sự việc này lại dẫn tới việc Mông Cổ lần thứ năm chinh phạt Tây Hạ. Lúc đó, Thành Cát Tư Hãn vẫn đang trên đường chinh chiến phía tây, bởi vậy, cuộc chinh phạt của người Mông Cổ lần này chẳng qua là để dạy dỗ Tây Hạ một chút mà thôi, còn sự trừng phạt thật sự thì vẫn ở phía sau, nhưng Tây Hạ vì thế cũng sống trong những ngày khó thở. Lúc này, toàn vương quốc trên dưới đều bao trùm trong không khí ngày tận thế, chẳng còn ai dám ôm ấp hy vọng về thành trì bí mật trong đại sa mạc mênh mông đó nữa, và trong không khí của ngày tận thế này, người Đảng Hạng đã chờ đợi ngày tận thế cuối cùng của mình".
"Đó là lần chinh phạt Tây Hạ cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn năm Công nguyên 1227?" -Đường Phong hỏi.
"ừm, đó là một chương đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Đảng Hạng. Khi sứ giả Mông Cổ đến Hưng Khánh Phủ ruyên bố thông điệp cuối cùng, thì A Sa Cảm đã không thể còn thốt ra được lời nào nữa. Thành Cát Tư Hãn vô cùng phẫn nộ, ông ta đã đích thân chinh phạt Tây Hạ, đồng thời thề rằng: ‘Chết bằng sạch, diệt bằng sạch, tuyệt bằng sạch! Từ cha mẹ bách tính Đường Ngột Thích cho tới con cháu của tử tôn, giết sạch không trừ một ai!’. Đầu xuân năm cuối cùng của đế quốc màu trắng, đại quân Thành Cát Tư Hãn bao vây Hưng Khánh Phủ. Lúc này, Đức Vượng trẻ trung tràn trề sức sống đã đột tử. cháu trai của ông là Ngôi Danh Hiển được quốc dân ủng hộ lập thành hoàng đế cuối cùng của Tây Hạ. Lần này đô thành đã bị bủa vây từ nhiều phía, và ngoài Hưng Thành Phủ, người Mông Cổ còn tấn công tất cả thành trấn Tây Hạ. Lực lượng của vương quốc vốn đã tổn thất cạn kiệt, nên trừ khi có thần binh từ trên trời giáng xuống trợ giúp, còn không thì Tây Hạ mất nước đã là điều không còn gì để hoài nghi. Toàn thành trên dưới, già tre gái trai đều biết rằng, sẽ không có một chiêu binh đến cứu họ nữa, trừ khi là đội nhân mã dưới sự chuẩn bị của Hạo Vương năm đó... Họ ngước mắt ngóng trông nhưng cũng không kịp đợi một binh lính nào tới. Tân vương Ngôi Danh Hiển lấy bốn tấm kệ tranh ngọc ra, ông mau chóng tính toán, ngộ nhỡ có vỡ thành thì cũng không thể để bốn kệ tranh ngọc này rơi vào tay người Mông Cổ. Vậy là, Ngôi Danh Hiển đã ra lệnh cho người tìm kiếm khắp toàn thành, mãi mới tìm thấy một thợ ngọc duy nhất còn sót lại. Ông sai người thợ ngọc đó xóa hết Hán tự vốn khắc trên mặt chính của kệ tranh ngọc trước đó và khắc lại bằng văn tự Đảng Hạng, hơn nữa còn dùng thể chữ Lệ Đảng Hạng rất ít dùng để khắc lại những lời của Hạo Vương lúc trước, ngoài ra còn khắc tên mỗi kệ tranh ngọc vị trí cất giấu của kệ tranh ngọc kế tiếp.
Rồi ông bí mật phái bốn tốp người, mang bốn kệ tranh ngọc xông ra khỏi Hưng Khánh Phủ, hướng về nơi bí mật cất giấu bốn kệ tranh ngọc đó".
"Dùng văn tự Đảng Hạng là để người khác không nhận biết được nội dung trên kệ tranh ngọc?" -Đường Phong hỏi.
"Đúng vậy, ý của Ngôi Danh Hiển đúng là như vậy !"
"Vậy sau đó bốn tốp người này có đến được nơi mà họ định tới không ?" -Hàn Giang hỏi.
"Cái này thì không ai biết, bởi vì kế từ đó trở đi, bốn kệ mtranh ngọc mỗi tấm một nơi, chưa từng tập hợp lại, cũng không có ai biết về nơi cất giữ bốn kệ tranh ngọc... Và như vậy, Hưng Khánh Phủ bị bao vây tới tận mùa hạ. Cũng vào mùa hạ năm đó, Thành Cát Tư Hãn dưỡng bệnh tại núi Lục Bàn, tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi, cuối cùng ông ta đã qua đời tại núi Lục Bàn. Cũng có truyền thuyết nói rằng, Thành Cát Tư Hãn bị một thiếu niên Đảng Hạng mặc áo trắng đâm chết trong lều trại".
"Cái gì ? Thiếu niên Đảng Hạng mặc áo trắng?"
"Bất luận thế nào thì Thành Cát Tư Hãn, người chinh phục thế giới này, cuối cùng đã chết trên lãnh thổ Tây Hạ, đây là vận hạn đen đủi của người Đảng Hạng. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, người Mông Cổ tuân theo di lệnh của Thành Cát Tư Hãn, bí mật không phát tang, chỉ đợi quân thần Tây Hạ đến đầu hàng trước rồi giết sạch người Đảng Hạng trong thành. Đó là một đêm đẫm máu trong lịch sử Hưng Khánh Phủ, một đêm đại thảm sát! Trong Hưng Khánh Phủ, bất luận già trẻ nam nữ, hầu hết đều bị giết, người Đảng Hạng may mắn sống sót chỉ còn lại lác đác vài người…". Nói tới đây, Đại Lạt ma dừng lại không kể tiểp nữa, miệng niệm một đoạn kinh vân mông lung khó hiểu.
Trong Phật đường, bỗng nhiên im lặng như tờ, mọi người đều trầm ngâm yên lặng.