Con gái Mỹ 1 - chương 03


 

CHƯƠNG 3 

      Rốt cuộc, ngày hôm sau, Theresa là người đưa tôi đến studio nghệ thuật sau giờ tan học.

      Theresa vẫn quen chở chúng tôi đi đây đó. Bà  ấy đã sống với gia đình tôi kể từ hồi chúng tôi quay về từ Morocco. Bà ấy làm tất cả những việc mà bố mẹ tôi không có thì giờ để làm: chở chúng tôi đến những nơi cần đến, dọn nhà, sấy khô quần áo, nấu ăn, và mua các thứ nhu yếu phẩm.

      Tất nhiên không phải là chúng tôi chẳng phụ giúp gì. Chẳng hạn như, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về con Manet và tất cả những gì dính líu đến nó, vì tôi là người muốn một con chó tệ hại như thế. Rebecca phải dọn bàn, tôi lau nó và cất đi những thứ thừa mứa trên bàn, trong khi đó thì Lucy rửa bát.

      Việc này rất hiệu quả - nếu như có Theresa đứng giám sát. Nếu Theresa về nhà vào buổi tối, mọi thứ nhìn chung sẽ hơi lộn xộn. Một trong những nhiệm vụ không chính thức của bà ấy là  thực thi kỷ luật của nhà tôi, vì bố  mẹ tôi, theo cách nói của trường Horizon, trường học của Rebecca, là thỉnh thoảng họ “không đặt ra được những giới hạn thích hợp” cho mấy chị em chúng tôi.

      Trên  đường tới chỗ Susan Boone vào ngày đầu tiên  ấy, Theresa đã đề ra một vài giới hạn. Bà ấy cứ cho rằng tối có ý định bỏ trốn lúc bà ấy lái xe đi.

      “Cô Samatha à, nếu cô nghĩ”, bà ấy nói khi chúng tôi rảo bước xuống đồi Burrito nơi người ta gọi là vòng xoáy Dupont vì gần đây có quá nhiều quán bán các món bánh mù cuộn mọc lên dọc theo khu này, “rằng tôi sẽ không theo sát cô, thì cô nên thay đổi suy nghĩ ấy đi”.

      Đây là một trong những kiểu thể hiện mà Theresa rất thích. Tôi đã dạy nó cho bà ấy và nó thực sự là “một suy nghĩ khác đang đến”, không phải là “thứ gì đó”. Đấy là cách nói của người miền Nam. Tôi biết nó qua Hạ một chú sáo. Tôi đã rất tích cực giúp Theresa hòa nhập với văn hóa của chúng tôi, khi bắt đầu đến làm việc cho gia đình tôi thì bà ấy chỉ vừa đến đây từ Ecuador và chẳng biết tí gì về người Mỹ.

      Bây giờ thì bà ấy đã quá tõ cái gì đang thịnh hành hay không thịnh hành ở cái  đất nước này, MTV nên thuê bà ấy làm cố vấn.

      Tương tự, bà ấy chỉ gọi tôi là Samantha khi bà  ấy nổi điên lên với tôi.

“Tôi biết chính xác cô đang nghĩ gì, cô Samantha ạ”, Theresa nói khi chúng tôi bị tắc đường ở đại lộ Connecticut do đoàn hộ tống của tổng thống đi qua như thường lệ. Đó là một trong những vấn đề khi sinh sống tại Washington, D.C. Bạn không thể đi đâu mà không chạm trán đoàn hộ tống này. “ Tôi quay đi, và thế là cô vọt ngay vào một cửa hàng Virgin Record gần nhất, và thế là mọi chuyện kết thúc”.

      Tôi thở dài như thể chuyện này chưa bao giờ  xảy ra với mình, dù tất nhiên tôi đã lên kế  hoạch kỹ càng cho chuyện ấy, chính xác là  thế. Tôi cảm thấy là tôi phải làm thế. Nếu tôi không thử phá vỡ quyền lực, làm sao tôi có  thể giữ lại tính chính trực của một người nghệ sỹ chứ?

      “Chắc thế, Theresa ạ”

      “Đừng có nói “chắc thế, Theresa ạ” với tôi”, Theresa nói. “ Tôi biết cô quá mà. Lúc nào cũng bận mấy bộ  đồ đen và chơi thứ nhạc punk rock ấy”

      “Ska” tôi chỉnh lại.

      “Cái gì cũng thế”. Đoàn hộ tống cuối cùng vừa qua, và chúng tôi lại được tự do đi lại. “Điều tiếp theo mà tôi biết, là cô sẽ nhuộm đỏ cái mái tóc đang đen tuyền kia đi.”

      Tôi nghĩ tới cái hộp thuốc nhuộm giả Midnight Whisper trong hộp đựng thuốc trong phòng tắm. Bà ấy thấy rồi sao? Dù Theresa đang nghĩ gì, thì mái tóc nhuộm đỏ không có gì là đẹp nều như bạn có mái tóc đỏ giống của Lucy, cái mày mà người ta gọi là titian, theo tên của người họa sỹ sang chế ra nó. Còn tóc đỏ như của tôi, cái màu của dây đồng chạy qua hai cực điện thoại? không đáng yêu tí nào1 để tôi nói với bạn như thế.

      “và vào lúc năm rưỡi,” Theresa tiếp tục: “khi tôi đến đón cô, cô sẽ đi vào trong tòa nhà đó tìm cô. Không có chuyện gặp nhau ở vỉa hè đâu đấy”.

Theresa đã có kinh nghiệm của một bà mẹ. Bà ấy có bốn  đứa con, tất cả đều đã trưởng thành, và ba đứa cháu, dù bà ấy chỉ lớn hơn mẹ tôi một tuổi. Đấy là bởi vì, theo như lời bà ấy, thì đứa con trai cả của bà, Tito, là một đứa đần độn.

      Chính vì sự đần độn của Tito mà bạn không thể  nào qua mặt được Theresa. Bà ấy đã biết tỏng mấy trò đó.

      Cuối cùng, khi chúng tôi đến studio Susan Boone Art ngay góc đường R và Connecticut, vừa qua nhà thờ tin lành, Theresa nhìn tôi dè bỉu. Không phải vì nhà thờ tin lành, mà vì cửa hàng bán đĩa ngay dưới studio của Susan Boone. Như thể tôi được tạo điều kiện để giở trò vậy!

      Mặc dù vậy tôi phải nói rằng, Static, một trong rất  ít những cửa hàng đĩa trong thị trấn mà tôi chưa hề ghé vào trông đầy cám dỗ - cũng không kém gì hiệu bánh Capitol bên cạnh. Bạn thấm chí có thể nghe thấy giai điệu của một trong những bài hát mà tôi yêu thích vọng qua những bức tường khi chúng tôi bước về phía của hàng (chúng tôi phải đi một vòng quanh khu nhà một lần và đỗ xe trên tận đường Q; bạn có thể nhận ra là Theresa sẽ chẳng mong muốn gì chuyện dẫn tối đến lớp sau cả quãng đường như thế). Static đang mở bản “Chỉ hạnh phúc khi trời mưa” của Garbage. Bản nhạc này là sự cổng hưởng tất cả những thái đọ của tôi về cuốc sống, vì thời gian duy nhất mà bố mẹ thật sự cho tôi ơ rnhaf mà vẽ vời là khi ngoài trời đang mưa. Nếu không thì, “Sao con không thể ra ngoài và đạp xe như một đứa trẻ bình thường?”

      Susan Boone ắt hẳn là có một không gian cách âm, bởi vì khi lên đến bậc thang cuối cùng trong những nấc thang hẹp và sơn màu trắng đến studio trên tầng hai của cô ấy, thì chúng tôi không còn nghe giọng của Garbage nữa. Thay vào đó, bạn có thể nghe thấy một bản nhạc cổ điển êm dịu đang phát ra từ chiếc radio, và một thứ âm thanh khác mà tôi không thể xác định được. Lên đến nơi, tôi thấy thoang thoảng một mùi hương quen thuộc và dễ chịu. Không, nó không phải là mùi bánh quy. Nó giống mùi của phòng tranh phía sau trường tôi, mùi của sơn và nhựa thong.

      Cho tới khi chúng tôi đến cửa studio, và đẩy cửa vào, thì tôi mới nhận ra âm thanh kia là gì.

      “Xin chào Joe. Xin chào Joe. Xin chào Joe”, một con quạ đen to lớn, đậu bên trên một cái lồng tre to, đang kêu quang quác.

      Theresa thét lên.

      “Joseph!” Một người phụ nữ nhỏ nhắn với mái tóc dài nhất và trắng nhất tôi từng thấy bước ra từ sau một giá vẽ và quát con chim:”Cư xử cho đàng hoàng chút”

      “Cư xử cho đàng hoàng”, con chím nói và nhảy nhót quanh chop lồng. “Cư xử cho đàng hoàng. Cư xử cho đàng hoàng. Cư xử cho đàng hoàng”

      “Chúa ơi”, Theresa nói, ngồi phịch xuống một cái ghế bị sơn vãi gần đó. Bà ấy đã hết cả hơi vì mấy bậc thang, lại thêm cú sốc bị một con chim quát vào mặt nữa.

      “Xin lỗi vì điều đó”, người phụ nữ có mái tóc dài trắng muốt nói: “ Xin đừng bận tâm đến Joseph. Nó phải mất một ít thời gian để làm quen với người lạ.” Cô ấy nhìn tôi: “Vậy, chắc em là Samantha. Cô là Susan”.

      Hồi học cấp hai, tôi và Catherine chỉ thích đọc mỗi truyện tranh. Chúng tôi đã mua rất nhiều những quyển như M&Ms, J.R.R Tolkien và Terry Books và Susan Cooper và Lloyd Alexander. Susan Boone nhìn tôi, trông cô ấy như thế là nữ hoàng yêu tinh (hầu như luôn có một nữ hoàng của mấy con yêu tính trong các quyển truyện tranh). Ý tôi là, cô ấy lùn hơn tôi và mặc bộ y phục là lạ, màu xanh nhạt và xanh lá cây.

      Nhưng điều khiến tôi chắc chắn như thế là mái tóc dài thật dài của cô ấy – đến tận hông! – và đôi mắt màu xanh sáng nổi bật giữa một gương mặt góc cạnh và hoàn toàn không trang điểm. Thậm chí cả khóe môi cong lên, vái cách mà một người tí hon thường làm, thậm chí ngay cả khi chẳng có gì đáng cười cả.

      Nếu những ngày tôi và Catherine cứ đi vòng quanh phía sau cái tủ quần áo, hy vọng được đến một vùng đất mới, nơi có những ông thần đồng áng và những người lùn tiền sử, chứ không phải là Lunchables và Carson Daly (người dẫn chương trình truyền hình của Mỹ), mà được gặp ai đó như Susan Boone có lẽ là một điều cực kỳ hứng thú.

      Còn bây giờ nó giống như một thứ gì đó thật kỳ dị.

      Tôi  đưa tay ra và nắm lấy tay cô ấy đang chìa về phía tôi, và bắt tay. Làn da của co ấy khô  ráp.

      “Cứ gọi em là Sam”, tôi nói, ấn tượng với cái cách bắt tay thật chặt của Susan Boone, chẳng giống một người tí hon tẹo nào: người phụ nữ này chắc chắn có thể xử lý con Manet ngay tức thì.

      “Xin chào, Sam”, Susan Boone nói. Rồi cô ấy thả tay tôi ra và quay về phía Theresa, và rằng bà ấy sẽ quay lại đón tôi lúc năm rưỡi.

Nói rồi, Theresa bước ra và Susan Boone, bằng cả hai vai, kéo tôi về phía mấy cái ghế băng bị sơn làm cho loang lổ ấy, không có chỗ dựa lưng, chỉ là một cái ghế băng cao có một miếng vải vẽ đang tựa vào.

      “Các em”, Susan Boone nói khi ấn tôi ngồi xuống ghế, “đây là Sam. Sam, đây là – ”

      Rồi, giống hết như những con ma thiện ló đầu ra khỏi những cây nấm độc khổng lồ, toàn bộ lớp học vẽ ló đầu ra khỏi những giá vẽ to lớn và nhìn tôi.

“Lynn, Gertie, John, Jeffrey, và David,” Susan Boone nói, chỉ vào từng người khi giới thiệu tên.

      Những cái đầu vừa ló ra đã vội biến mất ngay lập tức, vì ai nấy đều phải trở lại với những bản phác thảo của mình trên giấy. Tôi không được ban tặng gì ngoài cái liếc nhìn thoáng chốc của Lynn, một người phụ nữ ở tuổi ba mươi gầy guộc; Gertie, một phụ nữ trung niên béo tốt; John, một gã trung niên đeo máy trợ thính; Jeffrey, một người đàn ông trẻ tuổi người Phi gốc Mỹ; và David, người đang mặc một chiếc áo sơ mi hiệu Save Ferris.

Vì Save Ferris là  một trong những ban nhạc mà tôi yêu thích, nên tôi thấy ít ta là tôi có thể nói chuyện  được với một người.

      Nhưng khi tiếp cận về gần hơn với David, tôi nhận ra rằng cơ hội để anh ta nói chuyện với tôi, có  vẻ như là, con số không. Trông anh ta có  vẻ quen quen, điều này có nghĩa là có  thể anh ta đã từng đến Adams. Và tôi là một trong số những người đáng ghét nhất ở Adams kể từ hồi tôi đề nghị trường tặng số tiền chúng tôi thu được từ việc bán giấy gói quá trong ngày lễ cho phòng nghệ thuật của trường.

      Nhưng Lucy và Kris Parks và những người như thế  lại muốn số tiền ấy pahir được dành cho dự  án khu vui chơi văn hóa Đại phiêu lưu.

      Đoán xem ai là người chiến thắng chứ?

      Và  cái kiểu mặc-quần-áo-đen-hàng-ngày-vì-tôi-đang-khóc-than-cho-thế-hệ-của-mình thật ra chẳng giúp tôi thêm nổi tiếng tí nào cả.

      David trông có vẻ như cùng độ tuổi với bà  chị Lucy Anh ta cao ráo - ừ, ít nhất là từ những gì có thể nhìn thấy, ngồi trên cái ghế băng – với mái tóc quăn đen, đôi mắt xanh với tay chân to bản. Anh ta thuộc diện đáng yêu – dù không được như Jack, tất nhiên rồi – điều đó có nghĩa là, nếu đúng là anh ta đã tới Adams, có thể anh ta đã rong chơi với mấy gã trong đội đua ngựa. Tất nhiên, trừ Jack.

      Thế  nên khi David nháy mắt với tôi lúc tôi vừa ngồi xuống, và nói: “Đôi ủng đẹp đấy”, tôi hoàn toàn bị sốc. Nghĩ là anh ta đang nhạo báng tôi  – như bao thằng con trai khác hay lang thang với mấy gã trong đội đua ngựa vẫn làm – tôi nhìn xuống và nhận ra rằng anh ta, giống như tôi, đều đang đi ủng chiến đấu.

      Chỉ  có David, không giống như tôi, không phát biểu những châm biếm như tôi hay làm với chính mình, là đang trang trí những bông hoa hướng dương bằng bút dạ quang màu vàng hiệu Wite-Out trong một ngay vào giai đoạn thứ bảy.

      Khi tôi đang mải pha mày đỏ tươi vì chàng trai đáng yêu kia nói chuyện với tôi, Susan Boone nói: “Hôm nay chúng ta học vẽ tranh tĩnh”. Cô ấy đưa cho tôi một cây bút chì ngòi mềm và rất đẹp. Rồi chỉ tay vào đống trái cây trên một cái bàn nhỏ giữa phòng và nói: “Vẽ những gì em thấy”.

Nói rồi cô ấy bước đi.

      À, cô ấy cũng cố gắng dập tắt cái tôi và khả năng thiên phú của tôi đấy. Tôi cũng thấy nhẹ nhõm khi biết mình đã nhầm về điều đó. Tôi tự nhủ hãy quên anh chàng David và lời bình phẩm về đôi ủng của anh ta đi – không nghì ngờ gì chuyện anh ta chỉ tỏ ra tử tế với mỗi mình tôi vì tôi là một đứa tẻ mới đến lớp, và tất cả - tôi nhìn vào đống trái cây trên bàn, nép mình sau một miếng vải lụa trắng đã nhăn nhúm, và bắt đầu vẽ.

      Ổn thôi, tôi nghĩ thâm: Cũng không tệ lắm. Thật ra cái studio này trông cũng dễ chịu. Susan cũng khá thú vị với mái tóc của nữ hoàng yêu tinh và nụ cười ấy. Một chàng trai đáng yêu đã nói rằng anh ta thích đôi ủng của tôi. Nhạc cổ điển nhẹ nhàng làm nền cho buổi học cũng rất tuyệt. Tôi chẳng bao giờ nghe nhạc cổ điển trừ phi nó làm nhạc nên cho một bộ phim mà tôi đang xem. Và mùi ngựa thong rất tươi mới, giống như mùi rượu táo và một ngày thu khô lạnh.

      Có  lẽ, tôi nghĩ khi đang vẽ bức tranh, mọi chuyện chắc không đến nỗi nào. Thậm chí còn vui nhộn là  đằng khác. Ý tôi là, còn có nhiều cách khác tồi tệ hơn để thổi bay bốn giờ trong một tuần mà, phải không?

      Lê, Nho. Một quả táo. Một quả bưởi. Tôi vẽ  nhưng cũng chẳng mấy bận tâm xem mình đang làm gì. Tôi tự hỏi liệu Theresa có đang nấu bựa tối hay không. Tôi thắc mắc sao không học tiếng Tây Ban Nha mà lại học tiếng Đức. Nếu chọn tiếng Tây Ban Nha, tôi có thể được trợ giúp cho bài về nhà bởi hai người bản xứ, Theresa và Catherine. Tôi chẳng biết ai nói được tiếng Đức cả. Sao ngay từ đầu tôi lại chọn một thứ ngôn ngữ ngu xuẩn như thế nhỉ? Tôi chỉ làm thế vì Lucy nói, chính chị ấy nói nó dễ/ Dễ! Hừ! Có lẽ là đối với Lucy. Nhưng chẳng có cái gì là không dễ dàng với chị ấy, Lucy có tất thảy mọi thứ: tóc titian, một người bạn trai hoàn toàn ngay thẳng, chiếc tủ áo to đùng ở góc phòng ngủ…

      Tôi mê mải vẽ vời và nghĩ xem cuộc đời của Lucy tốt đẹp hơn tôi đến mức nào, nên tôi không để ý thấy Joe, con quạ đã nhảy xuống khỏi cái chóp lồng và lang thang để kiểm tra tôi cho tới khi nó giật phắt vài sợi tóc của tôi.

Một cách nghiêm túc. Một con chim đã đánh cắp một vài sợi tóc của tôi!

Tôi rít lên, khiến nó  phải bay đi, làm vương vãi những cọng long màu đen khắp nơi.

      “Joseph!” Susan Boone kêu ré lên khi cô ấy nhìn thấy cảnh tượng đang diễn ra: “Thả mấy sợi tóc của Sam xuống!”

      Một cách ngoan ngoãn, Joe há cái mỏ của nó ra. Bà  hay bốn sợi tóc màu đồng rơi xuống nền nhà. 

      “Chú chim xinh xắn”, Joe nói, nghiêng đầu về phía tôi: “Chú chim xinh xắn”.

      “Ồ, Sam”, Susan Boone nói, và cúi xuống nhặt mấy sợ tóc lên: “Cô xin lỗi. Nó luôn bị những thứ lấp lánh và sáng màu cuốn hút.” Cô ấy tiến lại phía tôi và dúi vào tay tôi mấy sợi tóc, như thể có cách nào đó mà tôi có thể gắn tất cả chúng lại lên đầu mình vậy.

      “Nó không phải là con chim tồi đâu, thật đấy”, Gertie nói, dường như cô ấy lo ngại tôi sẽ có ấn tượng sai lầm về con chim ấy, hay cái gì đại loại như thế, về chú chim của Susan Boone.

      “ Con chim tồi”, Joe nói: “Con chim tồi”.

      Tôi ngồi đó với những sợi tóc tên bàn tay, trộm nghĩ chắc Susan Boone phải trả tất nhiều tiền cho nhà động vật học chuyên về hành vi vì con chim cưng của cô ấy có một vài vấn đề nghiêm trọng. Trong khi vỗ cánh về lại cái chóp lồng, Joe vẫn không rời mắt khỏi tôi. Chính xác hơn là không rời khỏi mái tóc của tôi. Tôi nhận thấy là nó thực sự muốn thực hiện cái hành vi cướp giật ấy một lần nữa, nếu có cơ hội. Ít nhất thì, đó là cái cách nó đang nhìn tôi. Loài chim có thực sự cảm nhận được không nhỉ? Tôi biết loài chó thì có như thế. Nhưng con chó khôn ngoan hơn. Còn mấy con chim thì thật là ngu ngốc.

      Nhưng không ngu như con người tôi đã nhận ra sau đó. Hay ít ra là không như con người này. Khoảng năm giờ mười lăm – tôi có thể nói chính xác vì đài phát thanh nhạc cổ điển  bắt đầu chuyển sang mục tin tức – Susan Boone nói: “Được rồi, Ngưỡng cửa sổ.”

      Và  thế là tất cả mọi người, trừ tôi, đứng lên khỏi mấy băng ghế, dựng giá vẽ, lên ngồi trên ngưỡng cửa sổ, hướng mặt vào phòng. Cửa sổ  chạy quanh ba góc phòng, to, kiểu nhà máy cao ba mét, bên trên là một ngưỡng cửa đủ rộng để ngồi lên. Tôi vội vã đặt giá vẽ và lên ngồi cùng mọi người, và rồi chúng tôi đều đứng quay lại nhìn vào những bức vẽ của tất cả mọi người.

      Tranh của tôi rõ ràng là đẹp nhất. Tôi hơi thấy tệ  vì điều đó. Ý tôi là, tôi đang học ngay ngày đầu tiên ở cái lớp này, mà đã vẽ tốt hơn bất kỳ ai ở đây, thậm chí là những người đã trưởng thành nữa. Tôi thấy tội nhất cho John: bức vẽ của anh ta chỉ là một mớ hỗn độn to đùng. Của Gertie thì quá thô và bị bôi bẩn cả lên. Bức của Lynn trông như thể là một đứa trẻ mẫu giáo đã vẽ nó, và Jeffrey đã vẽ cái gì không thể nhận ra là trái cây nữa.

Đĩa bay ngoài hành tinh, có thể là vậy. Chứ không phải là trái cây.

Chỉ có David vẽ  được cái gì đó kha khá. Nhưng anh ta chưa hoàn thành được tác phẩm. Tôi đã vẽ được tất cả mọi thứ, thậm chí còn thêm vào một quả dứa và vài quả chuối nữa, để làm cho nó cân đối hơn thôi.

      Tôi hy vọng Susan Boone không thổi phồng lên chuyện tranh của tôi hơn hẳn mọi người như thế nào. Tôi không muốn làm bất kỳ ai thấy họ thật kém cỏi.

      “Ồ”, Susan Boone bước về phía truocs và bắt đầu nói về từng bức vẽ.

Cô ấy khá khôn khéo trong chuyện này. Ý tôi là, bố tôi có  thể đã thuê cô ấy làm cho văn phòng của  ông, cô ấy khá lịch thiệp (các nhà kinh tế  khá là giỏi với mấy con số, nhưng nếu vấn đề về quan hệ con người nảy sinh, thì họ, giống như Rebecca, không được giỏi cho lắm). Susan cứ nói mãi về việc sử dụng đường nét quá kinh khủng của Lynn và cách sắp đặt các thứ lên trang giấy của Gertie. Cô ấy nói John đã tiến bộ rất nhiều, và mọi người dường như đồng tình với điều đó, khiến tôi hoài nghi không biết trước đây anh ta đã tệ hại đến thế nào khi mới bắt đầu học vẽ. David được khen là “sắp xếp các thứ cạnh nhau một cách xuất sắc”, và Jeffrey thì “chi tiết tốt”.

      Cuối cùng khi cô ấy tiến đến bức vẽ của tôi, tôi có cảm giác như thể muốn lẻn ra khỏi căn phòng này. Tranh của tôi rõ ràng là tốt nhất. Tôi thực sự không có ý là một tên hợm hĩnh, nhưng những bức tranh của tôi luôn luôn là những bức đẹp nhất. Những bức họa là thứ duy nhất tôi có thể làm tốt.

      Và  tôi thực lòng hy vọng Susan Boone sẽ không nói đi nói lại về nó. Cả lớp ắt hẳn đã thấy chán nản lắm rồi.

      Nhưng hóa ra tôi chẳng cần phải lo lắng đến thế về  cái chuyện cả lớp sẽ cảm thấy thế nào khi Susan Boone ca ngợi bức vẽ của tôi. Bởi vì khi Susan Boone tiến đến giá vẽ của tôi, cô ấy chẳng nói được điều gì tốt đẹp về nó cả. Thay vào đó, cô ấy nhìn tôi săm sôi, rồi bước tới và thậm chí còn nhìn nó kỹ càng hơn nữa. Rồi cô ấy lùi lại một bước và tiếp lời :” Này, Sam. Tôi thấy là em đã vẽ những gì em biết”.

      Tôi nghĩ đó là một điều lạ lùng thú  vị. Nhưng rồi, mọi chuyện còn kì dị hơn nữa. Thú vị - ngoại trừ con chim ăn-cắp-tóc chẳng ra gì – nhưng kì dị.

      “Vâng”, tôi nói :” Em đoán thế”.

      “Nhưng tôi không bảo em vẽ cái mà em biết”, Susan Boone nói :” Tôi bảo em vẽ cái mà em nhìn thấy”.

      Tôi nhìn bức vẽ của mình đến đống trái cây trên bàn, rồi nhìn lại lần nữa, bối rối.

      “ Nhưng em đã làm thế”, tôi nói :” Em đã vẽ cái em nhìn thấy. Ý em là, đã nhìn thấy”.

      “Em chắc chứ?” Susan Boone hỏi, với một nụ cười của người tí hon :” Và em có thấy quả dứa nào trên bàn không?”

      Tôi không cần phải liếc nhìn lại cái bàn để kiểm tra. Tôi biết là chẳng có quả dứa nào trên  đó cả .”À”, tôi nói :” Không. Nhưng –“

      “Không. Không có quả dứa nào trên bàn cả. Và quả lê này cũng không có nốt”. Cô ấy chỉ tay vào một trong những quả lê mà tôi vẽ.

      “Chờ một chút”, tôi nói, vẫn còn bối rối nhưng cũng muốn bảo vệ cho mình :” Có mấy quả lê ở đó mà. Có bốn quả lê trên đó ạ”

      “Đúng”, Susan Boone nói :” Có bốn quả lê trên bàn. Nhưng không có quả nào như quả này cả. Đây là một quả lê trong trí tưởng tượng của em. Đó là cái mà theo em biết là một quả lê – một quả lê hoàn hảo – nhưng nó không phải là bất kì quả lê nào mà em thực sự nhìn thấy cả”.

      Tôi không hề có chút ý niệm nào về cái mà cô ấy đang đề cập cả, nhưng Gertie và Lynn và John và Jeffrey và David biết, rõ ràng là thế. Tất cả họ đều đang gật đầu.

      “Em không thấy sao Sam?” Susan Boone cầm lấy bức vẽ và tiến về phía tôi. Cô ấy chỉ vào những quả nho mà tôi đã vẽ :”Em vẽ mấy quả nho rất đẹp. Nhưng chúng không phải là những quả nho nằm trên bàn kia. Những quả nho trên bàn ấy không có hình dáng tuyệt hảo như thế, và cũng không có cùng kích cỡ nữa. Cái mà em đã vẽ ở đây là ý tưởng của em về hình dáng nên có của một quả nho, chứ không phải những quả nho đang thực sự trước mặt chúng ta. 

      Tôi chớp mặt nhìn xuống bức vẽ. Tôi chưa hiểu. Thực sự  là tôi không hiểu. Ý tôi là, tôi đoán là  mình biết cô ấy đang nói gì, nhưng tôi không  hiểu vấn đề to tát ở đây là gì. Những quả nho của tôi trông tốt hơn những quả nho khác rất nhiều. Thế thì không tốt sao?

      Điều tệ hại nhất của chuyện này là tôi có thể cảm nhận thấy mọi người đang nhìn tôi đầy cảm thông. Mặt tôi bắt đầu nóng lên. Tất nhiên, cũng một phần do cái đầu đỏ của tôi. Bạn đi lòng vòng với cái mặt đỏ ửng trong khoảng chín mươi bảy phần trăm thời gian. Và chẳng thể làm gì để che giấu nó cả.

      “Hãy vẽ cái mà em nhìn thấy”, Susan Boone nói, với một thái độ không tử tế gì cho mấy :” Không phải cái em biết, Sam”.

  Và rồi Theresa, thở hổn hển khi bước lên những bậc thang, bước vào, khiến Joe bắt đầu inh ỏi “Xin chào Joe! Xin chào Joe!” mãi không thôi.

      Và  đã đến lúc phải đi. Tôi nghĩ tôi sẽ  gục xuống nhẹ nhõm.

      “ Gặp lại em vào thứ năm”, Susan Boone gọi tôi một cách hào hứng khi tôi mặc áo khoác vào.

      Tôi mỉm cười lại với cô ấy, nhưng tất nhiên là  tôi đang nghĩ, Bước qua xác tôi đi thì cô sẽ gặp lại tôi vào thứ năm.

      Tất nhiên là tôi cũng chẳng biết là mình đúng hay sai nữa. Tùy.