Người giúp việc - Chương 03-P2

Cô quơ một miếng giẻ và cuống quít chạy ra chỗ lò nướng rồi kéo cái bánh ra. “Auu! Chết tiệt!”

Tôi bỏ túi xách xuống, đẩy cô sang một bên. “Cô không dùng khăn ướt để bắc chảo nóng được đâu.”

Tôi lấy miếng giẻ khô và mang chiếc bánh cháy đen thui ra ngoài rồi đặt nó dưới bậc thềm bê tông.

Cô Celia nhìn trân trân xuống bàn tay bị bỏng. “Bà Walter bảo chị nấu ăn giỏi lắm.”

“Bà già ấy chỉ ăn có hai hạt đậu là đã kêu no rồi. Tôi không tài nào ép được bà ta ăn thứ gì cả.”

“Bà ấy trả chị bao nhiêu?”

“Một đô-la một giờ,” tôi nói, thấy hơi ngượng. Năm năm trời làm lụng mà đến mức lương tối thiểu cũng chả được nhận.

“Thế thì tôi sẽ trả chị hai đô-la.”

Và tôi cảm giác hơi thở trôi tuột khỏi lồng ngực.

“Buổi sáng ông Johnny rời nhà lúc mấy giờ?” Tôi hỏi, tiện thể lau miếng bơ đang chảy nhoét ra ngay trên mật quầy, bên dưới nó thậm chí chẳng có cái đĩa nào.

“Sáu giờ. Anh ấy chẳng ngồi nhà được mấy chốc. Còn anh ấy rời văn phòng nhà đất về nhà vào tầm năm giờ chiều.”

Tôi nhẩm tính, kể cả giờ làm ít đi thì công xá vẫn cao hơn. Nhưng tôi không thể nhận lương được nếu bị bắn chết. “Vậy tôi sẽ về lúc ba giờ chiều. Để tôi có hai tiếng đi đường, như vậy sẽ tránh gặp phải ông ấy.”

“Được.” Cô gật đầu. “Cẩn thận vẫn hơn.”

Ra đến bậc cửa sau, cô Celia vứt chiếc bánh vào một cái túi giấy. “Tôi phải nhồi thứ này sâu trong thùng rác mới được, không thì anh ấy lại biết tôi vừa làm cháy cái bánh nữa mất.”

Tôi giật chiếc túi khỏi tay cô. “Ông Johnny sẽ không thấy gì hết. Để tôi vứt ở nhà tôi.’’

“Ô, cảm ơn chị.” Cô Celia lúc lắc cái đầu như thể đó là việc tử tế nhất mà người khác từng làm cho cô. Hai bàn tay cô nắm chặt lấy nhau dưới cằm. Tôi đi ra chỗ xe mình đậu.

Tôi ngồi trên chiếc ghế lái đã lụt của chiếc Ford mà Leroy vẫn đang phải bỏ ra mười hai đô-la mỗi tuần để trả góp cho ông chủ. Nhẹ cả người. Cuối cùng tôi đã kiếm được một công việc. Tôi không phải chuyển lên Bắc Cực sống nữa. Chẳng biết ông già Noel có buồn không nhỉ.

“NgỒi ngay ngẮn vào, Minny, mẹ sẽ dạy con các quy tắc khi làm việc trong nhà một Bà chủ Da trắng.”

Lúc đó tôi mới mười bốn tuổi. Tôi ngồi bên chiếc bàn gỗ nhỏ trong căn bếp của mẹ, mắt hau háu dán chặt lên chiếc bánh caramen đặt trên giá làm lạnh, đang đợi đông thành đá. Sinh nhật là ngày duy nhất trong năm tôi được phép ăn bao nhiêu tùy thích.

Tôi sắp nghỉ học và bắt đầu công việc thực sự đầu tiên của mình. Mẹ muốn tôi tiếp tục học lên lớp Chín - mẹ đa luôn mơ ước được làm giáo viên, chứ không phải giúp việc cho nhà bà Woodra. Nhưng với bệnh tim của em gái tôi, cộng thêm ông bố rượu chè be bét tối ngày, mọi việc đều đổ lên vai tôi và mẹ. Nhưng nếu tôi đi làm ở nhà người khác, ai sẽ coi sóc nhà chúng tôi đây?

Mẹ xoay vai tôi để tôi nhìn thẳng vào bà thay vì chiếc bánh. Mẹ cứng rắn lắm. Bà là người rất ngay thẳng, chẳng bao giờ lấy gì của ai cả. Mẹ dí ngón tay vào sát mặt tôi lúc lắc, khiến mắt tôi gần như lác xệch đi.

“Quy tắc Một khi giúp việc cho một bà chủ da trắng, Minny: không ai phải quan tâm đến ai cả. Con không được nhúng mũi vào những chuyện riêng của Bà chủ Da trắng, con cũng không được kể lể với bà ta những chuyện của con - con không trả nổi tiền điện ư? Chân con đau quá ư? Hãy nhớ lấy một điều: Người da trắng không phải là bạn của con. Họ không buồn bỏ mấy thứ đó vào tai đâu. Và khi Bà chủ Da trắng bắt quả tang chồng mình tằng tịu với cô hàng xóm, con cũng phải cố mà giả mù giả điếc, nghe chưa?

“Quy tắc Hai: con không bao giờ được để Bà chủ Da trắng nhìn thấy con ngồi trong phòng vệ sinh nhà bà ta. Mẹ không cần biết con mót đến đâu, kể cả sắp vãi ra quần cũng phải nhịn. Nếu không có nhà vệ sinh riêng ở sau nhà cho người giúp việc, con phải lựa lúc bà ta không có mặt ở đấy, và nhớ đi trong phòng nào bà ta không dùng đến.

“Quy tắc Ba...” Mẹ túm c tôi xoay giật về phía mình vì tôi lại bị cái bánh hớp hồn. “Quy tắc Ba: khi nấu thức ăn cho người da trắng, con phải nêm nếm bằng một cái thìa khác. Con đưa cái thìa đó lên mồm, để ý xem nếu không có ai thấy thì đặt lại xuống nồi, hoặc vứt đi luôn cũng được.

“Quy tắc Bốn: hàng ngày con phải dùng đúng một chiếc cốc, một chiếc nĩa và một chiếc đĩa. Cất chúng vào một ngăn chạn riêng và nhớ nói với bà chủ da trắng là từ nay con sẽ chỉ ăn uống bằng mấy thứ đó thôi.

“Quy tắc Năm: con ăn trong bếp.

“Quy tắc Sáu: con không được đánh con của bà chủ. Người da trắng muốn tự mình lo chuyện roi vọt.

“Quy tắc Bảy: đây là quy tắc cuối cùng, Minny ạ. Con có nghe mẹ nói không đấy. Không được cãi láo.”

“Mẹ, con biết cách...”

“Hừ, con tưởng mẹ không biết chắc, con nói những gì mẹ nghe thấy hết, nào than thở vì phải cọ ống dẫn lò sưởi, rồi Minny khốn khổ chỉ được phần mỗi miếng thịt gà bé tí. Chỉ cần buổi sáng con dám vặc lại bà chủ da trắng, đến buổi chiều con sẽ được ra đứng đường, lúc đấy thì tha hồ mà hỗn nhé.”

Tôi đã thấy hết điệu bộ khúm núm lễ phép của mẹ khi bà Woodra đưa mẹ về nhà, toàn những là: Vâng, thưa bà; Không, thưa bà; Tôi nhớ rồi, cảm ơn bà. Sao tôi phải làm thế? Tôi biết cách đối đầu với người khác kia mà.

“Lại đây ôm mẹ một cái mừng sinh nhật đi con. Trời đất, con to như con voi ấy, Minny ạ.”

“Cả ngày nay con chả có gì bỏ bụng cả, bao giờ con mới được ăn bánh?”

“Không được dùng từ chả, từ giờ trở đi con phải để ý lời ăn tiếng nói vào. Mẹ không dạy con nói năng bạt mạng như thế.”

Ngày đầu tiên ở nhà Bà chủ Da trắng, tôi ăn bánh kẹp thịt trong bếp, úp bát đĩa của mình vào một chỗ riêng trong chạn. Khi con ranh con hỗn láo ăn cắp cuốn sổ tay của tôi đem giấu trong lò nướng, tôi không phát vào mông nó.

Nhưng khi Bà chủ Da trắng sai: “Cô nhớ giặt quần áo bằng tay trước, rồi mới cho vào máy giũ lại nghe chưa.”

Tôi đáp: “Sao tôi phải giặt tay nữa, đằng nào chả bỏ vào máy giặt? Rõ là phí thời gian.

Bà chủ Da trắng mỉm cười, và năm phút sau, tôi đã ra đứng đường.

Giúp viỆc cho cô Celia, buổi sáng tôi có thể ở nhà đến lúc bọn trẻ đến trường tiểu học Spann và vẫn kịp có thời gian cho riêng mình sau khi về nhà vào mỗi buổi tối. Tôi không ngủ trưa từ hồi Kindra ra đời năm 1957, song với thời gian như thế - từ tám giờ sáng đến ba giờ chiều, tôi có thể chợp mắt một giấc ngắn mỗi ngày khi nào sắp xếp được. Vì không có tuyến xe buýt nào chạy đến tận nhà cô Celia, tôi phải lấy xe của Leroy đi.

“Ngày nào em cũng đi xe của anh thế sao được, nhỡ anh làm ca sáng và cần...”

“Leroy, mỗi thứ Sáu cô ấy trả em những bảy mươi đô-la tiền mặt kia đấy.”

“Có khi anh dùng tạm xe đạp của Sugar vậy.”

Thứ Ba, sau hôm phỏng vấn, tôi đậu xe dưới con phố bên ngoài ngôi nhà của cô Celia, ở đúng chỗ ngoặt để không ai nhìn thấy rồi hối hả bước trên con đường vắng tanh và men theo lối xe đi vào nhà. Không có chiếc xe nào đi qua.

“Cô Celia, tôi đến rồi.” Tôi ló đầu vào phòng ngủ của cô trong buổi sáng đầu tiên đó và cô ở đấy, nằm tựa lưng trên giường, khuôn mặt đã trang điểm cẩn thận còn bộ đồ chật ních vốn chỉ dành cho các buổi tối thứ Sáu bó sát lấy người cô dù hôm đó mới là thứ Ba, mắt cô nuốt lấy nuốt để từng chữ của những bài báo ba xu vớ vẩn trên tờ Hollywood Digest, làm như nó là Kinh Thánh không bằng.

“Chào buổi sáng, Minny! Gặp chị tôi mừng quá,” cô hồ hởi, còn tôi thấy sởn cả gai ốc khi nghe một phụ nữ da trắng vồn vã với mình kiểu đó.

Tôi nhìn quanh phòng ngủ một lượt, nhẩm tính lượng công việc phải làm. Căn phòng rất rộng, trải thảm màu kem, một chiếc giường vòm cỡ đại màu vàng, hai chiếc ghế tựa to vật vã cũng màu vàng. Và nó rất ngăn nắp, không có quần áo nào vứt dưới sàn nhà. Ga giường căng phẳng phiu dưới lưng cô. Tấm chăn phủ trên ghế cũng gấp gọn ghẽ. Nhưng tôi quan sát, ngắm nghía và cảm thấy điều gì đó. Điều gì đó không ổn.

“Khi nào chúng ta bắt đầu bài học nấu ăn đầu tiên?” Cô hỏi. “Hôm nay được không?”

“Tôi đồ là phải đợi mấy ngày nữa, để cô còn đi chợ mua tất cả những món cần thiết nữa

Cô ngẫm nghĩ một giây rồi nói, “Có khi chị nên đi luôn đi, Minny ạ, chị biết phải mua những gì mà.”

Tôi nhìn cô. Đa phần mọi phụ nữ da trắng đều muốn tự mình lo việc chợ búa. “Thế cũng được, để tôi đi buổi sáng.”

Tôi để ý thấy cô phủ một miếng thảm lông dày màu hồng lên trên tấm thảm lớn trải sàn ở ngay ngoài cửa phòng vệ sinh. Đặt hơi chéo góc. Dù chẳng hiểu gì về khoa trang trí nhà cửa, nhưng tôi biết một miếng thảm màu hồng rất không ăn nhập với một căn phòng màu vàng.

“Cô Celia, trước khi bắt tay vào làm việc, tôi cần biết một chuyện. Chính xác thì khi nào cô định nói cho ông Johnny biết về tôi?”

Cô vẫn cắm mặt vào cuốn tạp chí đặt trên bụng. “Sau vài tháng nữa, tôi nghĩ thế. Lúc đấy chắc tôi cũng biết nấu nướng và làm những việc khác rồi.”

“Vài tháng, ý cô là hai tháng ấy hả?”

Cô cắn bờ môi trét son dày bự. “Tôi nghĩ tầm... bốn tháng.”

Sao cơ? Tôi không định làm việc tới bốn tháng trời như một thằng tù trốn trại nhé. “Cô sẽ không nói cho ông ấy biết cho đến năm 1963 cơ á? Không thưa cô, phải trước Giáng sinh.”

Cô thở dài. “Thôi được. Nhưng ngay trước Giáng sinh vậy nhé.”

Tôi nhẩm tính. “Vậy tổng cộng là một trăm... mười sáu ngày. Cô sẽ nói cho ông ấy biết. Một trăm mười sáu ngày kể từ hôm nay.”

Cô chau mày nhìn tôi đầy lo lắng. Tôi đoán chừng cô không cầu người giúp việc của mình phải giỏi toán đến thế. Cuối cùng cô nói, “Vậy cũng được.”

Sau đó tôi bảo cô phải ra phòng khách ngồi, để tôi dọn dẹp. Khi cô đi rồi, tôi săm soi cả căn phòng cùng vẻ bề ngoài quá sức ngăn nắp của nó. Thật từ từ, tôi mở tủ quần áo của cô ra và đúng như tôi nghĩ, cả trăm thứ lộn xộn đổ như thác xuống đầu tôi. Rồi tôi nhòm xuống gầm giường và tìm thấy cơ man là quần áo bẩn mà tôi cá là cô đã dồn lại trong nhiều tháng ròng.

Mỗi ngăn kéo là một mớ hỗn độn, mỗi góc khuất đều đầy chặt quần áo bẩn và vớ bị vo thành nắm. Tôi lôi ra được mười lăm hộp áo sơ mi mới tinh cho ông Johnny, để ông không phát hiện được vợ mình không biết giặt lCuối cùng, tôi nhấc tấm thảm lông màu hồng vô duyên kia lên. Bên dưới là một vết bẩn to, đậm màu gỉ sắt. Tôi rùng mình.

ChiỀu hôm đó, cô Celia và tôi kê ra một loạt những món sẽ nấu trong tuần, và sáng hôm sau tôi ra tiệm tạp hóa sắm các món cần thiết. Song tôi mất thời gian gấp đôi bình thường vì phải lái xe ra tận cửa hàng Jitney Jungle trong thị trấn thay vì mua luôn ở của hàng Piggly Wiggly bên khu tôi. tôi nghĩ chắc cô chẳng đời nào thèm động vào đồ ăn thức uống mua của mấy tiệm da màu, mà tôi cũng chẳng trách cô, khoai tây bán ở đấy có những cái mắt dài đến vài phân ấy chứ, còn sữa thì bao giờ cũng khăn khẳn mùi chua. Trên đường đi làm, tôi luôn chuẩn bị sẵn tinh thần đôi co với cô về những lý do khiến tôi đi muộn, nhưng cô Celia vẫn chễm chệ ngự trên giường như mọi khi, với nụ cười dễ dãi ra ý chẳng phiền gì. Lúc nào cô cũng vận quần nọ áo kia choáng lộn nhưng chẳng rời bước đi đâu cả. Suốt năm giờ đồng hồ cô ngồi đồng ở đó đọc tạp chí. Lần duy nhất tôi thấy cô đứng dậy là để đi lấy cốc sữa hoặc đi giải. Nhưng tôi cũng chẳng hỏi. Tôi chỉ là người giúp việc.

Sau khi lau dọn bếp xong xuôi, tôi vào phòng khách lớn. Tôi dừng ở cửa và chăm chú nhìn con gấu xám. Nó cao đến hơn hai mét, hàm răng trắng ởn đang nhe ra. Những cái móng vuốt dài, cong, nom phát khiếp lên được. Dưới chân nó có một con dao săn cán bằng xương đẽo. Mạng nhện đã giăng đầy giữa những chiếc nanh của nó.

Đầu tiên, tôi lấy chiếc chổi con để quét, nhưng bụi đã đóng thành lớp dày, bện chặt vào lông nó. Chổi phất chỗ này, bụi lại chui vào chỗ khác. Thế là tôi kiếm một mảnh vải và cố lau xuôi chiều từ trên xuống, nhưng tôi phải rú lên đau điếng mỗi khi những sợi lông cứng quèo chọc vào tay. Lũ người da trắng thật là... Đời tôi đã lau chùi đủ mọi thứ, từ tủ lạnh cho tới mông đít người khác, nhưng hà cớ gì cô ả kia lại cho rằng tôi biết cách lau chùi một con gấu xám chết giẫm cơ chứ?

Tôi đi lấy cái máy hút bụi. Tôi hút sạch hết bụi bặm và ngoại trừ vài chỗ tôi hơi mạnh tay nên làm lông nó trụi đi ít nhiều, còn lại tôi thấy cũng khá ổn.

Sau khi xử lý xong con gấu, tôi phẩy bụi cho mấy cuốn sách trang trí cầu kỳ mà chả ma nào thèm đọc, hàng khuy đồng trên tấm áo choàng quân phục liên bang, rồi khẩu súng bạc. Trên bàn có đặt một tấm ảnh đóng khung viền vàng, chụp hình cô Celia và ông Johnny trước bàn thờ Chúa, tôi nhòm sát xuống để xem bộ dạng ông ta ra sao. Tôi cứ hy vọng đó là một gã béo ịch, chân ngắn cũn, sau này nhỡ tôi có phải chạy trốn thì cũng đỡ, nhưng không, ông ta chẳng có tí đặc điểm nào gần như thế cả. Ông ta khỏe khoắn, cao ráo, vóc người rắn rỏi. Vchẳng phải ai xa lạ. Trời đất ơi. Ông ta là một trong những người vẫn thường xuyên qua lại với cô Hilly suốt những năm đầu tôi giúp việc cho bà Walter. Tôi chưa gặp ông ta bao giờ, nhưng tôi đã nhìn thấy ông ta quá nhiều lần rồi, làm sao mà nhầm được. Người tôi run bắn, những nỗi sợ cứ đua nhau dâng lên. Vì chỉ riêng điều đó thôi đã đủ nói về người đàn ông đó nhiều hơn bất kỳ thứ gì khác.

Lúc MỘT GIỜ, cô Celia vào bếp và tuyên bố đã sẵn sàng cho bài học nấu ăn đầu tiên. Cô ngồi yên vị trên một chiếc ghế đẩu. Cô mặc một cái áo len đỏ chật ních và một cái váy đỏ cùng lớp son phấn xanh xanh đỏ đỏ đủ nhát cho lũ bù nhìn rơm sợ bở vía.

“Cô biết nấu món gì rồi?” Tôi hỏi

Cô đăm chiêu một hồi, trán nhăn hết cả lại. “Có lẽ chúng ta cứ bắt đầu từ đầu đi.”

“Chắc chắn cô phải biết làm gì đó chứ. Thế hồi xưa mẹ cô dạy cô những gì rồi?”

Cô cúi gằm xuống nhìn hai bàn chân lồng trong vớ lưới, đáp, “Tôi biết quấy bánh ngô.”

Tôi không nhịn được, phải bật cười thành tiếng. “Thế ngoài bánh ngô, cô còn biết làm món gì nữa?”

“Tôi biết luộc khoai tây.” Giọng cô còn lí nhí hơn nữa. “Tôi còn nấu được cháo yến mạch nữa. Dưới vùng tôi ở trước kia không có điện. Nhưng tôi đã sẵn sàng học nấu ăn ngay từ bây giờ. Bằng bếp ga hẳn hoi ấy.”

Trời đất ơi. Đời tôi chưa bao giờ gặp một người da trắng nào thảm hại hơn mình, trừ ông Wally dở hơi vẫn chui rúc phía sau cửa hàng thức ăn gia súc Canton và xơi thức ăn của mèo thay cơm.

“Thế ra ngày nào cô cũng cho ông nhà ăn bánh ngô với cháo yến mạch hả?”

Cô Celia gật đầu. “Nhưng chị sẽ dạy tôi cách nấu nướng sao cho ngon lành, phải không?”

“Tôi sẽ cố,” tôi đáp, mặc dù tôi chưa bao giờ dạy bảo một phụ nữ da trắng là phải làm gì và tôi thật không biết phải bắt đầu như thế nào. Tôi kéo vớ lên, ngẫm nghĩ một lúc. Cuối cùng, tôi chỉ vào chiếc hộp thiếc đặt trên mặt quầy.

“Tôi nghĩ rằng nếu có thứ gì cô cần biết về nấu nướng, thì chính là cái nà

“Đấy là mỡ mà?”

“Không, nó không chỉ là mỡ thôi đâu,” tôi nói. “Đó là phát minh quan trọng nhất trong nhà bếp kể từ sốt mayonnaise đóng lọ đấy.”

“Mỡ lợn” - cô chun mũi lại - “thì có gì đặc biệt cơ chứ?”

“Lợn đâu mà lợn, nó làm từ rau củ đấy.” Trần đời này lại có người không biết Crisco là cái gì sao? “Cô không biết cô có thể làm được những gì với hộp mỡ này đâu.”

Cô nhún vai. “Rán à?”

“Không chỉ để rán đâu. Đã bao giờ cô bị thứ gì dính bết vào tóc chưa, kẹo cao su chẳng hạn?” Tôi gõ ngón tay lên hộp Crisco. “Đây, hãy dùng Crisco. Xoa lên mông em bé, thế là chẳng bao giờ lo chuyện hăm tã nữa.” Tôi múc ba thìa đầy đổ vào chiếc chảo đen. “Ấy, tôi đã từng thấy nhiều bà nhiều cô thoa thứ mỡ này dưới bọng mắt và cả dưới bàn chân nứt nẻ của mấy ông chồng nữa.”

“Trông đẹp nhỉ,” cô nói. “Như kem trắng phủ trên bánh gatô ấy.”

“Đánh sạch cặn keo sau khi bóc nhãn giá này, bôi trơn bản lề cửa này. Khi nào mất điện, chỉ cần cắm bấc vào rồi châm lửa, y như đốt nến ấy.”

Tôi bật bếp lên và nhìn nó tan chảy dần trong chảo. “Và cuối cùng, nó còn giúp cô rán thịt gà.”

“Rồi,” cô nói, tỏ ra hết sức chăm chú. “Tiếp theo là gì?”

“Thịt gà đã ướp kem sữa rồi,” tôi nói. “Giờ ta sẽ bao lớp vỏ khô nhé.” Tôi đổ bột mì, muối, thêm ít muối, hạt tiêu, ớt cựa gà, và một muỗng ớt cayen vào một chiếc túi giấy hai lớp.

“Rồi. Giờ cô cho thịt gà vào túi rồi xóc đều lên.”

Cô Celia thả một cái đùi gà sống vào rồi cầm chiếc túi vung vẩy thật lực. “Thế này được chưa? Giống như trong quảng cáo shake’n Bake trên tivi ấy nhỉ?”

“Ừm,” tôi đáp, lưỡi đá lên răng vì nếu đó không phải là một sự báng bổ, thì thật chẳng biết gọi là gì cho phải. “Giống Shake’n Bake ấy.” Nhưng rồi người tôi cứng đờ. Tôi nghe thấy tiếng động cơ xe hơi từ ngoài đường vòng vào. Tôi nín thở và dỏng tai lên nghe ngóng. Tôi thấy mắt cô Celia mở to, cô cũng đang lắng nghe. Chúng tôi cùng nghĩ đến một điều duy nhất: Nhỡ ông ấy về thì biết làm sao và tôi phải trốn vào đâu bây giờ?

Tiếng động cơ xe vút qua rồi cả hai mới thở phào nhẹ nhõm.

“Cô Celia,” tôi nghiến răng, “sao cô không thể kể cho chồng cô biết về tôi cơ chứ? Chả lẽ thấy đồ ăn thức uống tự nhiên ngon lành như thế, ông ấy lại không nghi hay sao?”

“Ô, tôi không nghĩ ra đấy! Có lẽ ta phải rán thịt gà hơi cháy một tí nhỉ.”

Tôi nhìn cô từ đầu đến chân. Tôi có rán thịt gà cháy bao giờ đâu. Cô không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, nhưng rồi tôi sẽ ép được cô ta, sớm thôi.

Thật cẩn thận, tôi thả miếng thịt sẫm màu vào chảo. Nó nở dần ra với những tiếng lục bục như một bài hát còn chúng tôi nhìn chiếc đùi và cẳng chân ngả dần sang màu nâu. Tôi quay sang thì thấy cô Celia đang cười với mình.

“Sao? Có cái gì dính trên mặt tôi à?”

“Không,” cô đáp, nước dâng lên đầy mắt cô. Cô chạm nhẹ lên cánh tay tôi. “Có chị ở đây tôi mừng lắm.”

Tôi rụt tay lại. “Cô Celia, cô có nhiều thứ để thấy mừng hơn là tôi đấy.”

“Tôi biết.” Cô nhìn quanh gian bếp hoành tráng của mình như thể nó là thứ gì kinh tởm lắm. “Trong mơ tôi cũng không dám nghĩ mình sẽ có nhiều đến thế.”

“Phải, cô may mắn quá còn gì.”

“Đời tôi chưa bao giờ sung sướng hơn.”

Tôi ngừng câu chuyện ở đó. Bên dưới vẻ ngoài sung sướng ấy, trông cô thật chẳng hạnh phúc tẹo nào.

TỔI HÔM ĐÓ, TÔI GỌI CHO CÔ AIBILEEN.

“Hôm qua cô Hilly đến nhà cô Leefolt chơi đấy,” Aibileen nói. “Cô ta cứ thắc mắc không biết giờ cháu làm việc ở đâu.”

“Lạy chúa, mụ ta mà biết cháu làm ở đây, thể nào cũng tìm đến phá bằng được cho mà xem.” Đã hai tuần trôi qua kể từ khi tôi giở cái trò Kinh tởm Khủng khiếp với mụ đàn bà đó. Tôi biết mụ ta phải nhìn thấy tôi bị đuổi cổ ngay tức khắc mới hả dạ.

“Lúc cháu báo tìm được việc mới, Leroy có nói gì không?” Aibileen hỏi.

“Ối trời. Anh ta nhảy cồ cồ quanh bếp như con gà chọi ấy, lúc đấy có cả bọn trẻ mà,” tôi đáp. “Anh ta kêu ca này nọ, làm như có mình anh ta đầu tắt mặt tối kiếm tiền nuôi cả nhà, còn cháu chỉ nhận công việc này cho vui thôi ấy. Nhưng về sau, lúc chuẩn bị đi ngủ, cháu thấy lão chồng đầu bò đầu bướu của cháu suýt khóc cơ đấy.”

Aibileen cười phá lên. “Tính Leroy hay sĩ diện nhỉ.”

“Vâng, cháu phải liệu chừng kẻo ông Johnny bắt được thì nguy to.”

“Thế cô ấy không nói cho cháu biết tại sao cô ấy không muốn nói với chồng à?”

“Cô ta chỉ nói là muốn ông ấy nghĩ cô ta có thể tự mình lo chuyện nấu nướng dọn dẹp thôi. Nhưng đấy không phải lý do. Cô ta đang giấu ông ấy chuyện gì thì phải.”

“Cháu thấy có buồn cười không. Cô Celia không thể hở ra với ai, nếu không chuyện sẽ đến tai ông Johnny. Thế thì cô Hilly có mà phát hiện ra đằng trời, vì cô Celia không dám hó hé với ai mà. Tự cháu có cố gắng cũng chẳng cắt đặt được khéo hơn đâu.”

“À vâng,” tôi chỉ đáp có vậy. Tôi không muốn tỏ ra vô ơn, vì chính cô Aibileen đã kiếm cho tôi công việc này. Nhưng tôi không thể không cảm thấy mình vừa rơi vào cảnh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, trước thì mụ Hilly, giờ lại thêm cả ông Johnny nữa.

“Minny, ta đã định hỏi cháu.” Aibileen hắng giọng. “Cháu biết cô Skeeter không?”

“Cái cô cao nghều hồi xưa vẫn đến nhà bà Walter chơi bài ấy ạ?”

“Ừ, cháu thấy cô ấy thế nào?”

“Cháu không biết, cô ấy cũng là người da trắng như tất cả bọn họ thôi. Sao ạ? Cô ấy nói gì về cháu à?”

“Không có gì liên quan đến cháu đâu,” Aibileen nói. “Cô ấy chỉ... mấy tuần trước, ta chẳng hiểu sao mình cứ lăn tăn mãi. Cô ấy có hỏi ta một chuyện. Hỏi ta có muốn thay đổi mọi thứ không. Phụ nữ da trắng chẳng bao giờ hỏi...”

Đột nhiên Leroy từ phòng ngủ chạy bổ ra đòi uống một cốc cà phê trước khi đi làm

“Ôi, chồng cháu dậy rồi,” tôi nói. “Cô nói mau lên.”

“Thôi khỏi. Chả có gì đâu,” Aibileen nói.

“Sao? Có chuyện gì ạ? Cô ta bảo cô cái gì?”

“Chuyện vớ vẩn ấy mà. Không có gì đâu.”