Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 12 - End
GIA ĐÌNH TÔI CƯỜI KHÓC VÌ... VUI !
Sau Tết Ất Mão - 1975, lấy cớ ở nhà phụ giúp gia đình phát dọn vườn tược, chuẩn bị thu hoạch lứa chè tháng giêng, anh Ba tôi “nói nhỏ” với gã Liên trung đội trưởng nghĩa quân, không tham gia trực chiến tại bót
Phước Hòa. Gã đồng ý. Dĩ nhiên, lương hướng của anh Ba tôi, gã trọn quyền ẵm gọn. Đấy là hình thức đi “lính ma” rất phổ biến dưới thời Mỹ ngụy. Để có tiền đánh bạc, tiêu xài, bọn chỉ huy sắc lính địa phương thường giấu cấp trên, tự ý giải quyết cho đám thuộc hạ đi “lính ma”! Không ở bót Phước Hòa, nhưng hằng ngày anh Ba tôi lại hay vắng nhà. Mẹ tôi hỏi thì anh chỉ cười: “Con đi chơi với mấy đứa bạn cùng trang lứa là lính tráng ở các đồn bót khác, cho vui!”. Mẹ tôi ca cẩm: “Thời buổi tên bay đạn lạc mà con đi sớm về khuya, mẹ lo sợ lắm! Bọn cảnh sát chìm cứ chằm hăm vào gia đình mình, rình mò hết đêm này qua đêm khác, lỡ có chuyện chi thì biết mần răng?”. Anh Ba tôi vội trấn an mẹ bằng những câu đùa tếu táo.
Không rõ xe pháo của quân ngụy từ đâu kéo về tập trung ở đồi Mù U nằm ngay phía trước nhà tôi.
Gọi là đồi, nhưng thực ra Mù U là một cái nổng hơi cao một chút, mọc đầy sim mua và cây chà rang. Quân ngụy dùng cọc sắt và dây kẽm gai rào ba bên bốn bề chóp đỉnh Mù U để lập trận địa pháo, khiến tôi với thằng Mày không có chỗ chăn thả trâu bò, rõ bực! Nhưng anh Ba tôi lại tò mò muốn biết về cái trận địa chết tiệt ấy. Anh giúi vào tay tôi bọc kẹo ú to đùng và bảo: “Em lùa trâu bò lên đó chăn thả và nhớ đếm xem có bao nhiêu khẩu pháo tất cả? Nhưng phải tuyệt đối bí mật, đừng cho ai biết, nghe chưa?”. Tôi nhận lời. Bọn chúng chưa rào giáp vòng, chưa gài mìn bẫy, vì vậy tôi với thằng Mày đến tận nơi coi ngó vô tư! Đám lính ngụy chẳng những không xua đuổi, mà còn vẫy hai đứa tôi đến để... sai vặt! Quan sát, tôi thấy có mười khẩu pháo 105 ly chĩa theo bốn hướng. Ba khẩu quay nòng về ngõ Phước Tân. Ba khấu ghếch mõm qua lối Phước Lộc. Ba khẩu chõ mồm ngược ra Phước Tiên. Còn một khẩu giương “cái ống thối lửa khổng lồ” sang phía Phước Thạnh. Đạn pháo đựng trong các hòm gỗ nhiều vô kể. Xe nhà binh các loại gần hai chục chiếc. Quân ngụy cũng rất đông, không đếm hết được. Nắm tình xong, tôi bảo thằng Mày cùng rút lẹ. Để trả công sai vặt hai đứa tôi đã đời, bọn lính cho mỗi thằng mấy bịch thuốc bồi đem về hun khói bắt dế nướng ăn chơi!
Trước ngày 10.3.1975 độ mấy hôm, anh Ba tôi bảo với mẹ tôi rằng, tình hình dạo này hơi căng, gã Liên trung đội trưởng nghĩa quân không cho anh đi “lính ma” nữa, buộc phải lên bót Phước Hòa. Và anh dặn mẹ: “Rất có thể mùa xuân năm nay ở Tiên Phước lại xảy ra một “mùa thu giải phóng bảy hai”! Nhưng mẹ và các em cứ ở nhà, đừng giả vờ chạy xuống Tam Kỳ cùng mọi người làm chi cho khổ! Nếu có gì bất ổn, con sẽ về với mẹ!”. Anh Ba tôi bảo với mẹ tôi như thế. Rồi anh khoác lên người bộ đồ lính ngụy cắt may theo kiểu “sáu túi bắt gà” và vội vã ra đi...
Lính ngụy ở các đồn bót chung quanh nhà tôi như Dương Ươi, Dương Hợi, Hố Tre, Gò Mè... hễ tối đến lại sợ “Cộng sản bất ngờ tập kích”, bắn vu vơ vài ba quả cối, dăm bảy loạt đạn để trấn an tinh thần lẫn nhau. Tôi ngheết đâm nhàm và không quan tâm tới thứ âm thanh chỉ gợi lên bao nỗi tang thương chết chóc. Như thường lệ, tối mồng chín tháng ba, sau một lúc ê a học bài, tôi đi ngủ. Khuya. Rất khuya. Tôi lớ mớ nghe tiếng súng nổ dồn ở đâu đó. Tiếng súng mỗi lúc một rộ lên chát chúa. Mẹ tôi đập anh em tôi dậy: “Mau chạy ra hầm trú ấn! Hình như mấy ông cách mạng choảng lính quốc gia...”. Mẹ tôi kéo anh Bốn tôi, tôi, thằng Cu Đen và thằng Cu Em giúi vô căn hầm nổi khá chắc chắn đào đắp ở sau nhà. Lúc bây giờ khoảng một giờ sáng ngày 10.3.1975. Tôi tỉnh ngủ hẳn. Và tôi nghe tiếng súng nổ như bắp rang khắp nơi. Xen lẫn với tiếng súng tiểu liên nhả đạn từng tràng, từng tràng, là tiếng thủ pháo ùng oàng từ các đồn bót ở chung quanh nhà tôi vọng lại. “Lần này “đằng mình” choảng to với lính quốc gia, đúng như anh Ba bọn bay nói. Chắc chuyến ni anh Hai bọn bay đi bộ đội sẽ về...”. Mẹ tôi thì thầm bảo với anh em tôi như thế. Các đồn bót Dương Ươi, Dương Hợi, Hố Tre, Gò Mè... chợt im tiếng súng. Riêng ngõ dốc ông Lô thỉnh thoảng tiếng súng và tiếng thủ pháo lại rền vang... Chừng vài giờ sau, không gian dần yên ắng. Tôi bò ra khỏi hầm trú ẩn. Nhìn về phía trung tâm quận lỵ Tiên Phước, tôi thấy những quầng sáng liên tiếp bùng lên kèm theo những tiếng nổ như xé màn đêm của đạn đại bác...
Khác với hồi “mùa thu giải phóng bảy hai”, lần này mẹ tôi không có ý định “lánh nạn” xuống Tam Kỳ.
Sự “gan lỳ” của mẹ tôi, khiến ông Điệp, ông Lam, bà Thận, bà Phước, bà Chuyển... là những gia đình có người thân tham gia cách mạng, quê ở xã Phước Hiệp, bị địch xúc tát vào vùng tạm chiếm, làm nhà ở xóm nhà tôi, đâm lo lắng. Ông Điệp bảo với mẹ tôi: “Khi hôm tới chừ súng nổ tứ tung. Không biết “các ông” đánh vô rồi “trụ” đến cùng, hay chỉ được năm bữa nửa tháng lại “bật” trở ra? Gia đình chị cũng như bà con tụi tui đều thuộc diện “xanh vỏ đỏ lòng”, có tên trong “sổ đen” của chính quyền tề ngụy. Không đi “lánh nạn” xuống Tam Kỳ, sau này chúng làm khó dễ thì nguy!”. “Thằng Chi nhà tôi cho biết, chuyến ni “đằng mình” không để tái diễn cái cảnh “mùa thu giải phóng bảy hai” tại Tiên Phước trong mùa xuân này. Ông đừng sệt, lo xa!”. Mẹ tôi nói cứng cho ông Điệp và mọi người vững tâm. Độ chín giờ sáng, anh Ba tôi từ đâu hớt hải vác súng chạy về nhà. Mặt mày lấm lem khói bụi. Bộ đồ lính ngụy “sáu túi bắt gà” gai cào rách te tua. Anh cười nhăn nhở bảo với mẹ tôi: “Lần này giải phóng thật rồi! Mẹ nói với bà con tản cư và bà con trong thôn xóm chớ có chạy đi đâu. Chừ con phải đi. Mai mốt con mới về...”. Và anh Ba tôi biến ra sau vườn, mất hút. Cả ngày hôm đó, ngõ Đồi cao Phước Mỹ tiếng súng vẫn nổ rầm trời. Còn phía Phước Tiên, thỉnh thoảng máy bay phản lực lại trờ tới quần đảo ném bom, rồi tếch...
Khi ánh ngày sắp hết, tôi hốt rơm bỏ vào chuồng cho con trâu Bầy ăn dặm. Nhìn qua đồi Mù U tôi thấy quân ngụy ở đấy lặng lẽ rút. Bọn chúng trèo xuống Bậc Lở, băng ngang cánh đồng Hố Qườn, rôi leo lên vườn ông Xã đi ra hướng Đồng Nga. Bọn chúng cứ theo đội hình hàng dọc, tên nọ cách tên kia chừng hai mét, lầm lũi bước. Tôi không rõ có bao nhiêu tên tất cả, chỉ biết là đông lắm! Bởi bọn chúng đi từ lúc xế tà cho đến khi trời tối nhọ mặt người, đội quân đã rệu rã tinh thần ấy, vẫn còn rồng rắn di chuyển.
Mặc dù thưa vắng hẳn tiếng súng tiếng bom, nhưng đêm hôm đó mẹ tôi bắt bốn anh em tôi trải chiếu ngủ trong hầm trú ấn. Sáng hôm sau thức dậy, nghe có tiếng cuốc xẻng xoi bới đất ngoài vườn, tôi nhìn ra và thấy cả một rừng bộ đội giải phóng đang đào công sự khắp nơi. Tò mò, tôi chạy ra coi. Toàn người miền Bắc. Họ nói, tôi nghe tiếng được tiếng mất. Và tôi nói họ cũng chả hiếu mô tê gì sất! “Ngôn ngữ bất đồng”, song tôi nhanh chóng quen thân với nhiều người. Bộ đội giải phóng cho tôi một lô lương khô. Loại màu nâu sẫm có. Loại màu vàng nhạt có. Ăn rất ngon. Tôi hết ra vườn ngắm nhìn bộ đội giải phóng đào công sự, lại chạy xuống ngõ ngó lên trời xem pháo cao xạ bắn máy bay, đạn nổ, từng chùm khói trắng chụm lại to như cái sàng in giữa nền trời xanh tuyệt đẹp. Có ba người đàn ông đứng tuổi mặc đồ bà ba màu xám tro đến nhà tôi. Đó là bác Địch, chú An, chú Kế ở Đội công tác Phước Kỳ. Rồi mấy hôm sau, một người đàn ông nữa mặc quần áo kaki đi với một phụ nữ đến thăm gia đình tôi. Mãi sau này, tôi mới biêt đó là bác Dương Đình Tú - Chủ tịch ủy ban quân quản huyện.
Các bác, các chú là bạn thân của ba tôi từ thời kháng chiến chín năm và cũng là đầu mối chỉ đạo ba tôi, rồi anh Ba tôi, làm cơ sở cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Vừa bước vào đến ngõ, chú An đã cất tiếng gọi mẹ tôi: “Chị Hường ơi, chị Hường! Thằng Văn đã về chưa?”. Rồi không đợi mẹ tôi trả lời, chú An nói oang oang: “Trưa hôm xưa tôi gặp thằng Văn ở ngã ba An Lâu. Hắn bảo với tôi, bữa ni hay bữa mai chi đó, hắn sẽ về thăm chị... Dạo này, trông hắn to khỏe, đẹp trai, chững chạc hẳn ra trong bộ quân phục giải phóng quân!”. Được gặp lại những người quen phía “đằng mình”, lại biết tin anh Hai tôi sắp về sau bao năm “nhảy núi lên xanh”, mẹ tôi vui mừng đến rưng rưng ngấn lệ! Vì còn bé nên tôi không quan tâm tới những điều người lớn nói chuyện với nhau, chỉ mong ngóng anh Hai tôi sớm về nhà xem có “oách” lắm không ? Bởi thằng Cu Đen và thằng Cu Em cứ cãi với tôi: “Anh Hai đi lính thì cũng giống như anh Ba mà thôi!”. Giống sao được? Anh Ba là lính nghĩa quân, còn anh Hai là bộ đội giải phóng quân! Vậy mà hai đứa hắn cứ khăng khăng cho rằng giống nhau!? Trưa hôm ấy, 11.3.1975, anh Hai tôi về nhà. Anh mặc bộ quân phục giải phóng quân xanh màu lá cây. Tóc cắt ngắn. Đầu đội mũ tai. bèo. Chân đi dép cao su đế đúc. Lưng đeo ba lô. Vai khoác khẩu AK báng xếp. Đúng như lời chú An nói, trông anh “oách” hơn nhiều so với sức tưởng tượng của tôi...
Trong ngày vui đoàn tụ, mẹ tôi dường như trẻ lại. Mẹ khóc cười, sờ nắn chân tay anh Hai tôi và hỏi huyên thiên đủ thứ chuyện. Còn anh Hai tôi gọi bốn anh em tôi lại, xoa đầu đứa này, bẹo má đứa kia, khen anh Bốn tôi sớm khôn hơn tuổi, biết phụ giúp mẹ lo toan gia đình, khen tôi học hành giỏi giang, khen thằng Cu Đen ăn khỏe chóng lớn, thằng Cu Em ngoan, không khóc nhè...
Rồi xế chiều hôm ấy anh Hai tôi tạm biệt cả nhà khoác súng theo đơn vị. Trc khi anh đi, mẹ tôi thịt con gà mái tơ làm bữa cơm đưa tiễn. Mẹ bảo với anh Hai tôi bằng giọng trầm buồn: “Phần con như thế, mẹ rất tự hào. Nhưng em con - thằng Chi, đi lính ngụy làm hoen ố truyền thống cách mạng của gia đình. Và bây chừ quê hương đã giải phóng rồi, nhưng không biết hắn ở đâu?”. Và mẹ khóc. Anh Hai tôi động viên an ủi mẹ: “Thằng Chi đi lính ngụy nhưng lại làm cơ sở cách mạng cho Đội công tác Phước Kỳ. Em nó đi lạc đâu đó, nay mai sẽ trở về với mẹ, với các em... Mẹ đừng quá lo lắng, lỡ ốm đau thì khổ!”. Anh Hai tôi ra đi. Bộ đội giải phóng đóng quân đầy vườn nhà tôi cũng đã di chuyển đi đâu từ đêm hôm trước. Gia đình ông Điệp, ông Lam, bà Thận, bà Phước, bà Chuyên... đều gánh gồng, khuân vác đồ đạc hồi hương làm ăn sinh sống. Xóm nhà tôi phút chốc vắng teo. Thằng Mày cũng theo gia đình về Phước Lộc. Tôi rất buồn. Còn mẹ tôi cứ lặng lẽ thở dài. Anh Hai tôi đang đi về phía có tiếng bom, tiếng súng nổ ùng oàng. Anh Ba tôi vẫn bặt vô âm tín không thấy tăm hơi. Vì vậy, mẹ tôi rất lo lắng... Nhưng rồi, mấy hôm sau anh Ba tôi đột ngột trở về nhà cùng với hai anh du kích. Và hai anh bảo với mẹ tôi rằng, bây giờ anh Ba tôi không còn là một tên lính nghĩa quân nữa, mà đã là Xã Đội phó du kích Phước Kỳ! Khỏi phải nói mẹ tôi mừng vui sung sướng đến cỡ nào!
Sau bao nhiêu năm sống trong vùng bị tạm chiếm, dưới sự giám sát kìm kẹp gắt gao của bọn tề ngụy vì thuộc diện “tình nghi Cộng sản nằm vùng”, mùa xuân 1975 gia đình tôi mới được đoàn tụ sum vầy bên nhau. Rất buồn là ba tôi đã sớm từ giã cõi đời. Trận đòn roi của “gã mắt chó” khiến ba tôi lâm bệnh và mất vào đầu tháng 2.1971. Nếu còn sống, chắc ba tôi sẽ khóc cười trong niềm vui dạt dào! Anh Ba tôi dẫu có đi lính nghĩa quân nhưng vẫn là người của “đằng mình”. Trong bữa cơm mừng gia đình hội ngộ, mừng quê hương hoàn toàn giải phóng, anh Hai và anh Ba đã cười nói với mẹ tôi: “Thời chống Mỹ, tuy hai anh em con mặc hai màu quân phục khác nhau, đứng ở hai chiến tuyến khác nhau, nhưng vẫn cùng chung chí hướng, cùng chung lý tưởng. Anh em con xin lỗi mẹ, vì không thế cho mẹ biết được điều đó ngay từ đầu...”. Mẹ tôi vừa gắp thức ăn bỏ vào chén cọi ngươi vừa mắng yêu: “Mẹ đẻ ra các anh mà các anh lại không tin tưởng mẹ, giờ còn bày đặt xin lỗi cái nỗi chi? Thôi, ăn cho thật no đi thì mẹ mới tha cho cái tội tày đình ấy...”.
Khởi thảo tại Trà Linh xứ, mùa thu 2003.
Viết xong tại Vườn Cừa, cuối đông 2005.
* * *
[1] Cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954.
[2] Sắc phục của bọn “Bình
định nông thôn".
[3] Thị đề: Quả hồng
[4] Chín bói: chín một vài ba quả đầu mùa.div>
[5] Máy bay trinh sát L19
[6] Xáng: Tiếng địa phương có nghĩa là ném, lia
[7] Khoai xiêm: Khoai sắn
[8] Nhà rội: Nhà làm tạm bợ bằng tranh tre nứa lá.
[9] Sau Hiệp định Genève - 1954, Mỹ - Diệm vừa hô hào “Bắc tiến”, vừa dùng nhiều thủ đoạn phá hoại
để không tổ chức hiệp thương thống nhất nước nhà. Nhân dân Tiên Phước tổ chức đấu tranh tại chợ Cây Cốc và bị kẻ thù đàn áp đẫm máu, sát hại gần 400 người dân vô tội vào ngày 01.10.1954.
[10] Quần dài đen: Cách gọi mỉa mai châm biếm của người dân quê tôi nhằm ám chỉ tổ chức Quốc Dân Đảng - một tổ chức đảng phái cực kỳ phản động ở Quảng Nam nói riêng, miền Trung nói chung, dưới thời Mỹ ngụy.
[] Khoai chín: Khoai lang củ nấu chín, chẻ thành lát, phơi khô. Ăn vừa ngọt bùi vừa thơm. Khoai chà: Khoai lang củ nấu chín, xong, cho vào cối đá giã nát rồi lây rổ sẩo rây thành bột, phơi khô. Khi ăn, chỉ cần trộn đường và rưới thêm một ít nước sôi để nguội và xới đều.
[12] Mắng vốn: Mắng như tát nước vào mặt.
[13] Dưới thời Mỹ ngụy, vào những năm đầu thập kỷ 70 trở về trước, lớp năm là lớp đ
ầu tiên của bậc tiểu học, tương đương với lớp một bây giờ.
[14] Đen hin: Đen tuyền như nhung.
[15] Tấn: Tiếng địa phương, có nghĩa là đón lại, lùa quay trở lại.
[16] Chó điên: Chó bị mắc bệnh dại.
[17] Mìn ríp: Loại mìn nhỏ, vỏ làm bằng nhựa, rất nguy hiểm vì khó bị sét gỉ, khi giẫm phải sẽ bị cụt c
[18] Cảnh sát dã chiến: Cảnh sát vũ trang, mặc
sắc phục rằn ri màu hoa cà, chuyên khủng bố, đàn áp các cuộc biểu tình.
[19] Cảnh sát áo trắng: Cảnh sát giúp chính quyền ngụy giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và theo dõi giám sát những gia đình tản cư sống trong các ấp chiến lược có người thân tham gia cách mạng.
[20] Lúa trổ vòi: Lúa bị sâu năn đục ăn ở bên trong thân cây nên các giẽ nhánh không trổ bông mà trổ vòi cộng hành màu trắng nhạt.
[21] Hạt ươi bay: Loại quả c
y hoang dại trong rừng, to bằng đầu ngón tay, màu nâu sẫm, có cánh lụa mỏng đính ở cuống. Nhờ vậy, khi chín khô, gặp gió, nó có thể phát tán đi xa hàng chục cây số. Hạt ươi bay đem ngâm nước cho nở bung ra rồi trộn với đường cát trắag ăn rất ngon và bổ. Hạt ươi bay rất ít khi phát tán đến các làng xã, nhưng năm nào nó xuất hiện thì năm đó xảy ra mấ t mùa đói kém. Đó là quan niệm của người dân ở vùng quê Tiên Phước.
[22] Phước Hòa, Phước Thạnh: Tên gọi cũ cùa xã Tiên Châu, Tiên Cảnh ngày nay.
[23] Gà rù: Gà ủ rũ vì bị dịch bệnh.
[24] Lủi: Đói quay quắt đến hoa mắt, chảy nước miếng trong, bước đi không nổi.
[25] Rau dớn: Loại cây thuộc họ dương xỉ, mọc hoang ở ven bờ
sông suối, lá non có thể hái luộc ăn được.
[26] Đại bài gạo: Điểm kinh doanh buôn bán
lương thực của những người có thế lực được chính quyền ngụy ủy thác việc mua bán gạo cho dân ở vùng địch tạm thời kiểm soát.
[27
] Mần răng: Tiếng địa phương, có nghĩa là làm sao, làm thế nào.
[28] Thuốc rê: Thuốc lá sợi, người hút tự quấn lấy bằng giấy hoặc lá chuối đã
hơ qua lửa để hút.
[29] Ăn nhín: Ăn dè xẻn, tiết kiệm tối đ
a.
[30] Khoai chạc: Khoai sắn có nhiều xơ.
[31] Sít-tốp hia: Tiếng Anh (stop here) có nghĩa là dừng lại.
[32] Mua chịu: Mua rồi khất nợ để đó trả sau.
[33] Dâu đất: Một loại cây ăn quả. còn có tên gọi khác là dâu da
[34] Thơm: Dứa.
[35] Mây chà phun: Còn có tên gọi khác là mây nước, sợi to như ngón tay cái. Người dân quê tôi thường bứt mây chà phun đem về thắt gióng làm quang gánh, hoặc làm ghế bành rất đẹp.
[36] Tê tề: Tiếng địa phương, có nghĩa là kia kìa.div>
[37] Mẹ... Mẹ... Cúc Đẹt... Cúc Đẹt... ngủ không dậy.
[38] Hàng vỏ: cỗ áo quan.
[39] Bậc học tương đương với trung học cơ sở ngày nay.
[40] Bậc học tương đương với Trung học phổ thông hiện nay.
[41] Dù: Chiếc ô.
[42] Răng: Tiếng địa phương, có nghĩa là sao, tại sao.
[43] Tên thường gọi ở nhà của các anh tôi: Anh Hai tên là Hường, anh Ba tên là Chi, anh Bốn tên là Lan.
[44] Tức Nguyễn Kim Huy, sau này trờ thành nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn ViệNam.
[45] Thời Mỹ ngụy, giáo viên bậc trung học được gọi là giáo sư. Giáo viên chủ nhiệm lớp được gọi là giáo sư cố vấn.
[46] Cu dê đê: Quốc Dân Đảng. Cách gọi tắt, cũng là cách gọi mỉa mai châm biếm tổ chức đảng phái cực kỳ phản động ở Quảng Nam nói riêng, miền Trung nói chung.
[47] Thẹo: Dây thừng.