Triệu hồi (The Summoning) - Phần 1 Series - Sức mạnh hắc ám - Chương 05
CHƯƠNG 5
TIẾNG MÓC TREO CHẠM NHAU LENG KENG làm tôi thức giấc. Một cô gái tóc vàng búng nhẹ vào mấy bộ quần áo mà tôi khá chắc là của mình. Ngày hôm qua bà Talbot đã treo chúng lên.
“Chào cậu!” tôi lên tiếng.
Cô bạn quay lại, mỉm cười. “Đồ đẹp đấy! Toàn hàng xịn thôi.”
“Tớ là Chloe.”
“Liz. Như Lizzie McGuire.” Cô nàng vỗ vỗ vào một trang tạp chí cũ mèm dán trên phía tường của mình. “Ngoại trừ việc tớ không bắt chước Lizzie, vì tớ nghĩ làm thế nghe...” cô ấy nhỏ giọng xuống, như thể không muốn xúc phạm đến hình tượng Lizzie “trẻ con quá.”
Liz tiếp tục huyên thuyên, nhưng tôi không hề lắng nghe bởi vì tất cả những gì tôi nghĩ lúc này là, Cô ấy có gì không ổn nào? Nếu sống ở Nhà mở Lyle, hẳn Liz phải có vấn đề gì đó. Đại loại như “rối loạn tâm thần” chẳng hạn.
Trông Liz có điên khùng gì đâu. Mái tóc dài đen bóng được chải túm lại theo kiểu đuôi ngựa. Quần jeans hiệu Guess và áo phông hiệu Gap. Nếu không nắm rõ tình hình, hẳn tôi sẽ nghĩ mình vừa thức dậy trong một trường nội trú.
Cô nàng vẫn cứ luôn miệng nói chuyện. Có lẽ đó là dấu hiệu chăng.
Dù sao trông Liz cũng vô hại mà. Cô ấy phải như thế chứ, đúng không? Họ sẽ không cho nguy hiểm vào trong này. Hoặc là mấy người điên thật ấy.
Ôi không, Chloe. Họ không cho người điên thật nào vào đây đâu. Chỉ có những ai nghe thấy giọng nói, nhìn thấy bảo vệ chết cháy và dám cự lại với giáo viên thôi.
Dạ dày tôi bắt đầu đau.
“Đi nào.” Liz nói. “Năm phút nữa tới giờ ăn sáng đấy, và họ thô lỗ đúng nghĩa khi cậu đến trễ cho xem.” Cô ấy chìa tay ra khi tôi mở ngăn kéo tủ cá nhân. “Cậu được phép mặc pyjama xuống ăn sáng. Đám nam sinh ăn trưa và ăn tối chung với tụi mình, nhưng các cậu ấy ăn sáng trễ hơn, vì vậy chúng mình được riêng tư chút đỉnh.”
“Nam sinh á?”
“Simon, Derek và Peter.”
“Nhà này nam nữ ở chung à?”
“Ừ.” Liz nhìn vào gương rồi bĩu môi, đoạn lấy ra một bông tuyết khô. “Tất cả tụi mình dùng chung tầng trệt, nhưng tầng trên thì được chia ra.”
Cô thò ra ngoài cửa phòng và chỉ cho tôi thấy hành lang ngắn thế nào. “Họ dùng hành lang bên cạnh. Thậm chí còn không có cửa thông. Kiểu như chúng ta sẽ lẻn được qua bên đó vào buổi tối nếu có thể.” Cô nàng cười khúc khích. “Chà, Tori sẽ làm thế cho xem. Biết đâu có cả tớ, nếu bên đó có ai đáng để tớ lẻn qua. Tori đang nhắm Simon đấy.” Liz chăm chú nhìn tôi trong gương. “Chắc cậu giống Peter. Cậu ấy dễ thương nhưng so với tớ thì còn non lắm. Cậu ấy mười ba. Sắp mười bốn, tớ nghĩ vậy.”
Liz cắn môi. “Ôi thật là. Ừm, dù sao thì Peter không ở đây lâu nữa đâu. Tớ nghe nói cậu ấy sắp về nhà.” Cô ngưng lại một lát. “Cậu mười lăm à? Lớp mấy rồi?”
“Lớp chín.”
“Bằng lớp Tori. Tớ lớp mười, như Simon, Derek với Rae. Dù thế nhưng tớ cho là Simon với Rae mới mười lăm. Và tớ có bảo là tớ thích tóc cậu chưa nhỉ? Tớ đã muốn nhuộm như vậy, với mấy vệt màu xanh dương, nhưng mẹ tớ bảo...”
Khi chúng tôi di chuyển xuống dưới nhà, Liz vẫn tiếp tục bài bình luận, lúc này câu chuyện đã chuyển qua toàn bộ các ân vật. Có Tiến sĩ Gill, nhà tâm lý học, nhưng cô ấy chỉ ghé qua văn phòng vài giờ, và cô Vương, gia sư, y hệt như thế.
Tôi đã tiếp xúc với hai trong số ba y tá. Bà Talbot, người phụ nữ lớn tuổi nhất mà Liz bảo “thật sự tốt bụng”, và cô Van Dop, người trẻ hơn, theo như Liz thì thầm thì là “không tử tế cho lắm”. Y tá thứ ba, bà Abdo, làm việc vào cuối tuần, để những người khác mỗi người được nghỉ một ngày. Họ sống ở đây và coi sóc chúng tôi. Thoạt nghe có vẻ giống các cô trông nom trại trẻ mà đám trẻ ở trường nội trú từng kể với tôi, nhưng Liz lại gọi họ là y tá.
Xuống tới chân cầu thang, tôi vấp phải một cái máy hút bụi màu vàng nhạt. Nó có mùi giống mùi của nhà nội tôi. Hình như cha chưa bao giờ thấy thoải mái trong ngôi nhà sạch như li của nội, dưới cái nhìn trừng trừng ý bảo tốt hơn là đừng có mơ đến món tiền mừng sinh nhật nếu bạn làm đổ sô-đa ra cái sô pha da thuộc trắng toát. Dù vậy, nhìn qua phòng khách một cái, tôi thở phào nhẹ nhõm. Nơi đây sạch sẽ như nhà nội tôi thật đấy – thảm trắng tinh, đồ gỗ sáng bóng – nhưng lại tạo cảm giác có thể thoải mái mời bạn cuộn tròn trên ghế sô pha.
Phòng khách cũng được quét sơn màu Nhà mở Lyle yêu thích – lần này là màu vàng nhạt. Chồng đệm gối che mất ghế sô pha xanh đậm và hai chiếc ghế xích đu. Một chiếc đồng hồ cổ kêu tích tắc trong góc. Mỗi đầu bàn đều có chưng một lọ hoa cúc hoặc thuỷ tiên. Tươi sáng và vui mắt. Thật tình thì là quá chói sáng và vui mắt, hệt như chỗ trọ gần Seracure, nơi dì Lauren và tôi ngụ lại vào mùa thu năm ngoái, quá tẻ ngắt để có cảm giác thân thuộc như ở nhà, đến nỗi trông còn giống sân khấu hơn là nhà của ai đó.
Nơi này cũng chẳng khác biệt gì, tôi đoán vậy – một nơi chốn đầy nhiệt tình thuyết phục bạn rằng chẳng có vấn đề gì đâu, khiến bạn thấy mình như đang ở nhà. Làm bạn quên bẵng đi chuyện mình đang có mặt trong một ngôi nhà dành cho những đứa điên.
Liz chặn tôi lại bên ngoài phòng ăn để tụi tôi có thể nhòm vào trong.
Một cô gái có mái tóc ngắn sẫm màu, vóc người cao ráo đang ngồi tại một góc bàn. “Tori đấy. Tên đầy đủ là Victoria, nhưng cô ấy thích gọi là Tori. Với một vần i. Bạn thân nhất của tớ. Tính khí thất thường, và tớ cũng có nghe nói đến nguyên nhân vì sao cô ấy lại đến đây, nhưng tớ nghĩ cô ấy ổn.” Liz hất cằm về phía một người khác đang ngồi cùng bàn - một cô gái xinh đẹp có mái tóc sẫm xoăn dài, dáng người mành khảnh. “Còn kia là Rachelle. Hay Rae. Cô ấy sở hữu ‘thứ’ tạo ra lửa.”
Tôi nhìn chăm chăm vào cô gái đó. “Thứ” tạo ra lửa ư? Có phải nghĩa là cô ấy tạo ra ngọn lửa không? Thế mà tôi lại nghĩ nơi này an toàn chứ.
Còn các nam sinh thì sao nhỉ? Có ai trong số họ thô bạo cục cằn không?
Tôi xoa xoa lên bụng.
“Tôi thấy rồi nhé, có ai đó đang đói bụng đấy,” một giọng nói thỏ thẻ cất lên.
Tôi liếc lên, thấy bà Talbot bước ra từ nơi mà tôi đoán là cửa phòng bếp, trên tay cầm bình đựng sữa. Bà nở nụ cười với tôi.
“Vào đi thôi, Chloe. Để tôi giới thiệu em.”
Trước bữa sáng, cô Van Dop đưa thuốc cho tất cả mọi người, sau đó quan sát chúng tôi uống. Thật sởn gai ốc quá. Chẳng ai nói năng gì, chỉ chìa tay ra, nuốc ực thuốc với nước rồi tiếp tục với những mẩu đối thoại đang dở.
Khi tôi nhìn chằm chằm vào phần thuốc của mình, cô Van Dop bảo tiến sĩ sẽ giải thích mọi chuyện sau, nhưng bây giờ, tôi chỉ phải uống hết thuốc. Vậy nên tôi nghe theo.
Ăn uống xong xuôi, chúng tôi lũ lượt đi lên thay quần áo. Rae đi đầu tiên, theo sau là Liz và Tori. Kế đến là tôi.
“Rachelle?” Tori cất tiếng gọi.
Hai vai Rae căng ra nhưng cô ấy không quay lại. “Gì thế Victoria?”
Tori bước lên thêm hai bậc nữa, san lấp khoảng cách giữa hai bọn họ. “Cậu đã giặt xong quần áo bẩn rồi đúng không? Tớ muốn mặc cái sơ mi mẹ tớ mới mua.”
Rae chầm chậm xoay người lại. “Bà Talbot bảo hôm nay tớ có thể làm việc ấy, vì chúng ta phải hoãn lại trong khi…” Mắt cô ấy sáng lên khi nhìn sang tôi, và cô ấy khẽ cười giống như hối lỗi “… Chloe ổn định chỗ ở cái đã.”
“Vậy là cậu đã không giặt quần áo.”>
“Tớ mới nói thế đấy.”
“Nhưng tớ muốn...”
“Áo sơ mi. Hiểu rồi. Thì cậu cứ mặc đi. Áo mới toanh mà.”
“Ừ, và những người khác chắc sẽ mặc thử. Thật kinh khủng.”
Rae phẩy tay và khuất dạng cuối hành lang. Tori ngoái lại, mặt mày cau có, như thể đấy là lỗi do tôi. Khi cô ta quay đi, thứ gì đó vụt hiện ra giữa hai chúng tôi, làm tôi lảo đảo lùi ra sau một bước, chụp lấy thanh chắn.
Cô ta nhăn nhó. “Xì, tôi không định đánh cậu đâu.”
Bên kia vai Tori, một bàn tay xuất hiện, mấy ngón tay trắng bệch ngoe nguẩy y hệt lũ sâu.
“Chloe?” Liz gọi.
“Tớ-tớ-tớ...” Tôi cố không nhìn bàn tay đứt rời nọ. “Tớ bị v-vấp.”
“Nghe này... cô gái...” Một giọng đàn ông thì thào bên tai tôi.
Liz bước xuống hai bậc và để tay lên cánh tay tôi. “Cậu ổn chứ? Trông cậu tái mét.”
“Tớ ch-ch-chỉ nghĩ là mình ngh-ngh-nghe thấy tiếng gì đó.”
“Sao cậu ta lại nói chuyện như vậy?” Tori hỏi Liz.
“Chứng cà lăm.” Liz siết chặt tay tôi. “Không sao đâu, em trai tớ cũng bị mà.”
“Em trai cậu năm tuổi đấy Liz. Nhiều đứa trẻ con khác cũng vậy. Không phải đám thanh thiếu niên bọn mình.” Tori liếc xuống chỗ tôi. “Hay cậu bị đần?”
“Gì cơ?”
“Cậu biết đấy, cậu có lái một chiếc xe buýt dàiii...” Cô ta giơ hai tay ra cách xa nhau, sau đó từ từ thu hẹp lại “…hay một chiếc ngắn không?”
Mặt Liz đỏ bừng. “Tori, đấy không phải là...”
“Ái chà, cậu ta nói chuyện như con nít, và trông cậu ta cũng có khác gì con nít đâu...”
“Tớ mắc chứng khó giao tiếp,” tôi ngắt lời, thận trọng diễn đạt thật rõ ràng, như thể cô ta cũng là một đứa đần. “Tớ đang học cách vượt qua.”
“Cậu đang làm rất tốt.” Liz nhỏ nhẻ. “Cậu nói nguyên cả một câu mà không lắp chỗ nào.”
“Các cô gái?” Gần ngưỡng cửa nơi hành lang phía dưới, bà Talbot ló đầu ra. “Các em biết là người ta cũng không nói các em ngốc khi tụ tập chỗ cầu thang đâu. Ai đó có thể bị thương đấy. Mười phút nữa vào lớp. Chloe, chúng tôi đang đợi thư từ giáo viên của em, nên hôm nay em không phải lên lớp. Khi nào em thay quần áo xong, chúng ta sẽ thảo luận về thời khóa biểu.”
Nhà mở Lyle chuộng các thời khóa biểu hệt như trại huấn luyện lính thủy ưa thích các phương pháp rèn luyện.
Chúng tôi dậy lúc bảy rưỡi sáng. Ăn uống, tắm táp, thay quần áo và đến lớp lúc chín giờ, nơi chúng tôi làm việc độc lập dưới sự phân công của các giáo viên chủ nhiệm, bị trợ giáo Vương giáthị. Lúc mười rưỡi sẽ giải lao ăn nhẹ - bổ dưỡng, dĩ nhiên rồi. Quay lại lớp học. Tan học vào buổi trưa để dùng bữa. Lại quay về lớp lúc một rưỡi tới bốn rưỡi, giải lao hai mươi phút lúc hai rưỡi. Vào vài thời điểm trong quá trình lên lớp – giờ giấc sẽ có chút khác biệt – chúng tôi sẽ tham gia những buổi điều trị tâm lý riêng kéo dài cả giờ với Tiến sĩ Gill; buổi đầu tiên của tôi sẽ là sau bữa trưa hôm nay. Ngoài các giờ học và giờ điều trị tâm lý, chúng tôi được rỗi rãi... theo một kiểu nào đó. Ngó qua danh sách thì thấy khá nhiều việc vặt. Những việc này phải được hoàn tất trong suốt thời gian rảnh, trước và sau giờ ăn tối. Thêm vào đó, mỗi ngày chúng tôi có ba mươi phút bắt buộc tham gia các hoạt động thể chất. Và sau một bữa ăn nhẹ là đến giờ đi ngủ, lúc chín giờ, mười giờ thì tắt đèn hết.
Các bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng ư? Các buổi điều trị tâm lý? Danh sách việc vặt? Các bài tập thể dục bắt buộc? Đi ngủ lúc chín giờ?
Trại huấn luyện lính thủy mới tuyển bắt đầu có vẻ hay ho rồi đấy.
Tôi không thuộc về nơi này. Thật sự thế.
Sau cuộc nói chuyện, một cú điện thoại gọi đến nên bà Talbot hối hả rời đi, đồng thời hứa hẹn sẽ trở lại với cái danh sách công việc của tôi. Thật mới vui làm sao.
Tôi ngồi trong phòng khách, cố nghĩ ngợi, nhưng sự bài trí vui mắt cứ như một tia sáng chói lóa chiếu vào mắt tôi không ngớt, khiến tôi khó chú tâm cho nổi. Một vài ngày sống giữa màu sơn vàng nọ và hoa cúc dại, thế là tôi biến thành một kẻ dở sống dở chết vui vẻ như Liz.
Cõi lòng tôi nhói lên vì hổ thẹn. Liz đã làm tôi thấy mình được chào đón và bênh vực cho tôi trước bạn cô ấy. Nếu vui vẻ là một chứng bệnh tâm thần, nó chẳng phải là điều tệ hại gì mà bạn có – chắc chắn là còn tốt hơn nhìn thấy mấy người chết ch
Tôi xoa xoa sau gáy và nhắm mắt lại.
Thật tình mà nói, Nhà mở Lyle là một nơi chấp nhận được. Còn tốt hơn nhiều so với những căn phòng có tường đệm bông và những hành lang dài bất tận đầy rẫy những kẻ sống dở chết dở thực thụ ngơ ngơ ngẩn ngẩn chẳng buồn mặc quần áo, huống chi là tắm rửa. Có lẽ ảo cảnh về ngôi nhà đã làm tôi lo lắng. Biết đâu, nói theo cách nào đó, tôi sẽ hạnh phúc hơn với những chiếc ghế tràng kỷ xấu xí, vách tường trắng toát và các cửa sổ được rào chắn, như thế sẽ không có những lời hứa hẹn dối trá nào nữa. Đừng tưởng không có thanh chắn nghĩa là cửa sổ cũng toang hoác như bề ngoài. Làm gì có chuyện đó.
Tôi rảo bước đến chỗ cửa sổ chính. Đóng lại rồi, dù hôm nay trời đang nắng. Trên đó có cái khe, chắc là dành cho then cửa. Tôi nhìn ra ngoài. Cây cối rậm rịt, đường sá vắng lặng, còn có nhiều ngôi nhà cũ kỹ hơn trên các khu đất trống rộng lớn. Không có hàng rào điện. Chẳng có biển báo trên thảm cỏ chỉ rõ NHÀ MỞ LYLE CHO TRẺ BỊ ĐIÊN. Mọi thứ hoàn toàn bình thường, nhưng tôi hoài nghi nếu tôi chộp lấy ghế và đập mạnh vào cửa sổ, chuông báo động sẽ kêu.
Vậy chuông báo động ở đâu nhỉ?
Tôi bước vào phòng ăn, nhìn qua cửa sổ trông ra một khoảng sân rộng cũng có nhiều cây như ở mặt tiền. Ngoài đấy có một nhà kho, một cái ghế bố và vườn tược. Một quả bóng da nằm trên một cái ghế gỗ và một vành bóng rổ trên một sân lát xi măng như ám chỉ chúng tôi được phép ra ngoài – chắc là dành cho “ba mươi phút vận động thể chất”. Nơi đó có bị giám sát không? Tôi không nhìn thấy chiếc ca-me-ra nào cả, nhưng số cửa sổ thì dư sức cho các y tá để mắt đến bất cứ ai ngoài sân. Và dãy hàng rào cao một mét tám kia cũng đủ làm bạn nản lòng.
“Em tìm cách ra ngoài đấy à?”
Tôi quay lại, nhìn thấy cô Van Dop. Đôi mắt cô ấy ánh lên một cái nhìn tựa như thích thú, nhưng vẻ mặt lại trông nghiêm nghị.
“K-không. Em ch-chỉ tham quan tí chút. À, trong lúc thay quần áo, em mới nhận ra là mình bị mất vòng cổ. Có lẽ em đã bỏ quên trong bệnh viện, và em muốn chắc là mình sẽ có lại nó. Đó là một vật đặc biệt
“Tôi sẽ báo cho cha em biết, nhưng ông ấy sẽ giữ cái vòng khi em ở đây. Chúng tôi không thích nữ sinh mang đồ trang sức. Còn bây giờ, về việc tham quan…”
Nói cách khác, tôi đã cố làm tốt việc phân tán tư tưởng, nhưng vô ích. Cô Van Dop kéo ghế trong phòng ăn ra, ra hiệu cho tôi ngồi xuống. Tôi vâng theo.
“Tôi tin là em đã nhìn thấy hệ thống an ninh ở cửa trước,” cô nói.
“Em... em không...”
“Tìm cách trốn thoát. Tôi biết.” Cô ấy nhoẻn cười. “Hầu hết các em sống ở đây không thuộc thành phần thanh thiếu niên bỏ nhà đi bụi, trừ khi có báo cáo gì về việc đó. Các em ấy đủ thông minh để biết bên ngoài còn tệ hơn trong này nhiều. Và cuộc sống ở đây cũng không tệ gì cho lắm. Chẳng phải Thế giới thần tiên của Walt Disney, nhưng cũng chẳng phải là nhà tù. Những nỗ lực trốn thoát duy nhất chúng tôi từng biết đến là từ những đứa trẻ tránh né gặp gỡ bè bạn. Không nghiêm trọng mấy, nhưng các bậc phụ huynh mong rằng hệ thống an ninh sẽ khá khẩm hơn; và, trong khi chúng tôi thấy hãnh diện về việc cung cấp một môi trường giống như ở nhà, tôi nghĩ việc sớm chỉ ra những giới hạn rất quan trọng.”
Cô ấy yên lặng chờ như thể đợi một hồi đáp. Tôi gật đầu.
“Các cửa sổ đều được trang bị một còi báo động, tương tự như cửa chính bên ngoài. Em chỉ được phép ra phía sau và không có cái cổng nào hết. Vì có chuông báo động nên em phải báo cho chứng tôi biết trước khi ra ngoài, để chứng tôi vô hiệu hóa chuông và, ừ, trông chừng em. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về những việc em được và không được làm, hãy đến gặp tôi. Tôi sẽ không làm việc đó bớt khó chịu vì em đâu, Chloe. Tôi tin trung thực là bước đầu tiên để thiết lập sự tin tưởng, và niềm tin là một yếu tố then chốt cho một nơi như ở>
Một lần nữa, cái nhìn chòng chọc của cô ấy như xuyên thấu ruột gan tôi, thăm dò, chắc chắn là tôi hiểu được khía cạnh khác của câu nói vừa rồi - sự trung thực có hai chiều và mong tôi sẽ giữ vững lập trường.
Tôi gật đầu.