Bay trên tổ chim cúc cu - Chương 25 phần 3

George gọi to kêu chúng tôi nhìn về phía trước, ở đó có thứ mà cả đội đang săn lùng. Tôi quay sang nhưng chỉ thấy một khúc gỗ trôi vật vờ và một bầy hải âu đang lượn tròn và ngụp lặn xung quanh như một đám lá đen bị xoáy bụi cuốn vào. George hướng mũi thuyên đến đấy và tăng tốc độ, khiến dây câu của tôi căng ra tới khi tôi thấy giờ thì không thể đoán nổi lúc nào cá cắn câu.

“Những chú chim cốc này luôn bám theo đàn cá nến,” George nói vói chúng tôi trong lúc vẫn cho thuyền đi, “Chúng chỉ nhỏ bằng ngón tay và trắng. Nếu đem sấy lên thì cháy như nến ấy. Có thể chén được, nhưng thường dùng làm mồi câu cá. Ở đâu có cá nến thì ở đó chắc chắn có cá hồi.”

Lão cho thuyền bơi vào giữa đám chim, lướt qua khúc gỗ, và xung quanh tôi những con sóng bạch kim bỗng sôi động hẳn lên bởi những con chim đang ngụp lặn và đàn cá quẫy, giữa cái đám hỗn độn ấy nổi lên những tấm lưng cá hồi xanh hạc, thanh mảnh. Tôi nhìn thấy một cái lưng nghĩ lại, uốn mình quay lại và lao tới một điểm cách mũi câu của tôi khoảng ba mươi mét, nơi chắc hẳn là lưỡi câu có mắc mồi cá trích của tôi. Tim tôi rộn lên, tôi chuẩn bị, rồi bỗng hai cánh tay tôi bị giật manh một cái như có ai đó dùng gậy đánh bóng chày đập vào câu, và sợi cước đỏ như một dòng máu trôi nhanh khỏi ống đây dưới ngón tay “Kéo cái thắng hoa mai ấy!” George hét lên với tôi, nhưng tôi chỉ đè ngón tay cái lên sợi đây mạnh hơn vì không biết thắng hoa mai là cái gì, tới khi dây câu chuyển lại thành màu vàng, trôi chậm rồi dừng hẳn lại. Tôi ngoái nhìn, ba cần câu xung quanh cũng đang quăng quật tứ tung, những đứa đang ngồi trên ca bin cũng hội hộp nhảy ào xuống và làm đủ mọi trò để vướng đường vướng lối.

“Thẳng đứng! Thẳng đứng! Giữ đầu cần thẳng đứng!” George la.

“McMurphy! Ra mà xem.”

“Trời đất, Fred, mày tóm đúng con cá của tao!”

“McMurphy, giúp bọn tao với!”

Tôi nghe thấy tiếng McMurphy cười và qua đuôi mắt, còn nhìn thấy cả hắn, đang đứng ở cửa ca bin vẻ mãn nguyện và chẳng hề động đậy một li, còn tôi thì quá mãi mê vói con cá của tôi nên không nhờ hắn. Tất cả đều gọi hắn, yêu cầu hắn làm cái gì đó, nhưng hắn chẳng thèm cựa quậy Thậm chí gã bác sĩ, phụ trách cần số bốn ở tầng nước sâu cũng gọi hắn ra phụ giúp. Vậy mà hắn chỉ đứng cười. Cuối cùng cũng hiểu là chẳng trông cậy gì được ở McMurphy, Harding bèn tự cầm lấy câu liêm và bằng một động tác chính xác, thành thạo như đã từng làm việc đó suốt đời, hất con cá của tôi lên thuyền. Con cá to bằng cả cái cột rào, chắc nịch như bắp đùi của tôi, tôi thầm nghĩ. Ở thác nước của bộ lạc, chưa có ai bắt nổi một chú cá hồi to như vậy. Nó giãy đành đạch ở đáy thuyền, như một chiếc cầu vồng hóa dại! Máu phun ra và vẩy bắn tung tóe như những đồng xu bạc, tôi chỉ sợ nó nhảy qua mạn thuyền và thoát mất. McMurphy không có định lại giúp. Scanlon tóm lấy con cá đè xuống sàn, không để nó quẫy qua mạn thuyền. Cô gái từ phía sau chay vội tới, kêu lên rằng bây giờ đến lượt cô, mẹ khỉ, và giằng ngay lấy cần câu của tôi; trong khi tôi cố gắng móc con cả trích vào lưỡi câu cho cô thì cô đã ba lần kịp móc lưỡi câu vào tôi.

“Thủ lĩnh! Em chết mất nế́u gặp phải ai chậm chạp như anh! Ôi, tay anh máu lòa. Con quỷ ấy cắn anh đấy hả? Ê ai đấy băng hộ tay cho Thủ lĩnh với - nhanh lên!”

“Chúng ta vào bãi cá lần nữa nghe!” George kêu lên, còn tôi thả đây câu xuống và thấy con mồi cá trích lấp lánh biến mất khi cái bóng xanh thẫm của một con cả hồi lao qua, dây câu rin rít nhả xuống nước. Cô gái nghiến răng và vòng cả hai tay ôm lấy cần câu. “Ổ, không, không được, quỷ bắt mày đi!... Ô, đừng cả gan!”

Cô ta đi chân trần, đuôi cần câu đập vào giữa hai đùi cô và cả hai tay ôm lấy phía dưới ống dây đang xoay tít, tay quay đập cả vào ngực cô. “Ô, đừng láo xược!” Trên người cô vẫn cái áo khoác xanh của Billy Bibbit, nhưng tay quay của ống dây đã làm khuy áo tung hết ra. Và tất cả mọi người trên thuyền đều thấy cái áo phông ở trong không còn nữa - cả những đứa đang trố mắt nhìn, lẫn những đứa đang vật lộn với con cá của hắn, hoặc nhảy tránh con cá của tôi đang quật đuôi dưới sàn tàu, và cần gạt tay quay đập vào ngực cô nhanh tới nỗi đầu vú chỉ còn là một vệt đỏ loang loáng.

Billy nhảy tới giúp. Hắn không nghĩ ra được cách gì tốt hơn là ôm lấy cô gái từ phía sau và ép mạnh hơn nữa cán câu vào giữa hai ngực cô cho tới khi cuối cùng ống dây cũng ngừng quay vì sức ép của thân thể cô gái. Lúc đó cả da thịt cô gái lẫn đôi vú đều căng lên và đóng cứng lại, tưởng chừng nêu cả hai đều buông tay thì cần câu cũng chẳng thể rơi xuống.

Cảnh hỗn loạn đó diễn ra chỉ trong phút chốc, một tích tắc giữa biển khơi - mọi người la hét, vật lộn và chửi rủa, vừa loay hoay với cần câu cá, vừa muốn chiêm ngưỡng cô gái; trận chiến quyế́t liệt của Scanlon với con cá của tôi trong khoang thuyền, ngay dưới chân họ; dây câu rối cả vào nhau, chạy đi khắp ngả, cặp kính có dây đeo của gã bác sĩ mắc vào mớ bùng nhùng ấy và treo lơ lửng sau đuôi tàu ba mét, lũ cá đâm bổ vào mắt kính sáng lóa; cô gái chửi độc địa hết câu này đến câu khác khi nhìn xuống bộ ngực lõa lồ của mình một bên trắng xanh, một bên đỏ lựng màu tôm luộc - cả George cũng quên mắt rằng mình đang cầm lài trong phút chốc và con tàu húc vào khúc gỗ khiến động cơ hộc lên rồi tắt ngấm.

Còn McMurphy chỉ cười hô hố. Lắc la lắc lư càng lúc càng xa thêm trên nóc ca bin, hắn cười vang mặt biển - cười cô gái, cười cả bọn, cười George, cười tôi mút ngón tay chảy máu, cười ông thuyền trường ở bến tàu và anh chàng đi xe đạp, cười hai gã tiếp xăng, cười năm nghìn ngôi nhà, cười mụ y tá và tất tật những gì còn lại. Bởi hắn biết để giữ được thắng bằng và để thể giới không làm mình phát điên thì phải biết cười vào mũi tất cả những gì đang làm khổ mình. Hắn biế́t rõ cái mặt đắng cay, biết rằng tay tôi đau, rằng bộ ngực bạn gái hắn vừa bị bầm dập, rằng gã bác sĩ bị mất kính, nhưng hắn không để nỗi đau lấn át tiế́ng cười cũng như không cho phép tiếng cười thay thế nỗi đau.

Tôi nhận thấy Harding đã ngồi sụp xuống cạnh McMurphy, cũng cười ngặt nghẽo. Và cả Scanlon dưới sàn tàu cũng thế. Chúng tự cười mình và cười tất cả. Và cô gái với bộ ngực bên trắng bên đỏ và đôi mắt vẫn còn rát bỏng, cũng phá lên cười. Và cả Sefelt, cả gã bác sĩ, tất cả đều cười.

Ðiều đó bắt đầu một cách chậm chạp rồi tự bơm căng mình lên, thổi cho từng người mỗi lúc một to dần. Tôi đứng giữa họ, dõi theo họ và cùng cười với họ nhưng lại như không cùng với họ. Tôi đã thoát khỏi thuyền và đang bay trên mặt nước, hòa trong gió cùng với những con chim đen, bốc cao lên trên chính mình, nhìn xuống dưới tôi trông thấy mình và những người khác, thấy con thuyền tròng tranh giữa đàn chim đang ngụp lặn, thấy McMurphy và mười hai đứa xung quanh đang nhìn hắn, và nhìn tiếng cười của chúng tôi vang vang trên sóng, lan tỏa ra xung quanh mỗi lúc một xa hơn, cho tới khi nó đổ ập xuống khắp các dải cát ven bờ, khắp các đài cát ven tất cả các bờ, hết đợt này đến đợt khác.

Lưỡi câu của gã bác sĩ móc phải một con gì đó ở tít tận đáy sâu, và khi mỗi chúng tôi trừ George đều đã câu được một con cá thì gã kéo được nó lên tới gần bờ đến mức chúng tôi gần như thấy được - chỉ là một vệt sáng lấp lánh hiện ra, nhưng lại lặn sâu xuống bất chấp gã tìm mọi cách giữ lại. Cứ mỗi lần gã hì hục kéo lên gần mặt nước, vừa lôi vừa cuộn với những tiếng phì phò bướng bỉnh và không nhờ vả bất cứ một ai, thì con cá vừa nhìn thấy ánh sáng đã lập tức lộn trở lại đáy biển.

George cũng chưa vội khởi động máy mà xuống chỗ chúng tôi, chỉ dẫn cách làm cả để vẩy bay ra khỏi boong tàu và cách bóc mang cá thế nào để khỏi mất ngon. McMurphy buộc hai mẩu cá vào hai đầu một sợi dây đài độ một mét và tung lên trời, khiến hai con chim the thé chộp lấy rồi bay mất hút: “Tới khi cái chết chia lìa chúng”.

Toàn bộ đuôi tàu và hầu như tất cả mọi người đều vấy màu đỏ và bạc. Vài đứa cởi áo và giũ ra ngoài boong tìm cách gột sạch. Cứ như thế cho đến tận chiều chúng tôi trôi nổi, thỉnh thoảng câu cá, uống hết hòm bia thứ hai và thỉnh thoảng ném cho chim ăn, trong khi con tàu lười biếng ngả nghiêng trên sóng còn gã bác sĩ vẫn kiên trì với con cá quỷ quyệt ở tít tận đáy sâu. Gió thổi mạnh hơn, băm biển ra thành những mảnh vụn trắng và xanh giống một cánh đồng phủ kính và kền, và tàu cũng bắt đầu lắc lư dữ dội. George nói với gã bác sĩ hoặc là lôi cá lên hoặc là cắt dây câu đi - thời tiết xấu lắm. Bác sĩ không trả lời. Gã chỉ kéo mạnh hơn nữa, đổ người về trước và quấn dây rồi lại kéo.

Billy và cô gái đã trèo về đằng mũi, vừa nói chuyện vừa nhìn xuống nước. Phát hiện ra một vật gì đó, Billy liên kêu lên và tất cả chúng tôi chạy bổ lại, và một vệt trắng và rộng bắt đầu hiện hình ở độ sâu ba hay năm mét. Thật lạ lùng khi quan sát nó nổi lên: thoạt tiên nước như đổi màu, Sau đó là một hình hài màu sáng, trông như một đám sương mù dưới nước, cuối cùng cũng hiện ra, quẫy động...

“Bố khỉ,” Scanlon hét lên. “Đây là con cá của bác sĩ!”

Gã đang đứng phía bên kia boong, nhưng theo hướng dây câu chúng tôi hiểu nó đang bị kéo căng về con vật màu trắng dưới làn nước.

“Chúng ta không kéo nổi nó lên thuyền đâu,” Sefelt nói. “Mà gió thì đang mạnh lên.”

“Ðấy là cá thờn bơn,” George bảo. “Thỉnh thoảng có con nặng một trăm, trăm rưỡi kí. Phải dùng tời mới kéo lên được”

“Đành phải cắt dây thôi, bác sĩ,” Sefelt nói và ôm lây hai vai gã. Bác sĩ không trả lời; lưng áo vest ướt đẫm mồ hôi, đôi mắt do nhìn lâu không kính đỏ vằn lên. Gã vẫn tiếp tục kéo cho đến khi con cá xuất hiện ở phía gã. Khi nó đã nổi lên gần mặt nước, chúng tôi còn ngắm nghía một vài phút rồi mới chạy đi chuẩn bị dây thừng và câu liêm.

Dùng câu liêm vất vả một giờ chúng tôi mới kéo được con cá lên đuôi thuyền. Cả ba cần câu còn lại đều phải dùng đến, và McMurphy cúi gập người xuống, tóm lấy hai mang và sau một tiếng hú con cá trườn qua mạn thuyền, trắng bạch và to như tấm phản, ngã đánh bạch xuống sàn cùng gã bác sĩ.

“Rất đặc biệt,” dưới sàn, bác sĩ thở hồng hộc, không còn một tí sức lực nào để đẩy con cả ra khỏi mình nữa. “Ðây là một điều thật... đặc biệt.”

Trên đường về lại bờ, tàu lắc mạnh, kêu lên kèn kẹt, McMurphy còn thết đãi chúng tôi những câu chuyện rùng rợn về những vụ đắm tàu và cá mập đớp người. Càng vào gần bờ, sóng càng dữ; từ đỉnh các ngọn sóng, những đám bọt nước trắng bay ra cuốn theo gió cùng với những con hải âu. Nơi đập chắn, sóng dựng lên cao hơn cả thuyền và George ra lệnh cho chúng tôi mặc áo phao. Tôi nhìn thấy tất cả thuyền câu chơi đều đã được neo lại ở bến.

Áo phao thiếu ba cái, thế là nổ ra tranh cãi xem ai sẽ bơi người không qua cồn cát ngầm. Cuối cùng rơi vào Billy Bibbit, Harding và George, ông lão đằng nào cũng không chịu mặc áo vì sợ bẩn. Billy đã làm cả bọn ngạc nhiên khi vừa biết là thiếu áo, hắn đã cởi ra và khoác lên người cô gái, nhưng chúng tôi càng ngạc nhiên hơn vì McMurphy chẳng giành làm một trong số người hùng; trong lúc cả bọn mải tranh cãi, hắn chỉ đứng dựa lưng vào ca bin, gồng người để khỏi bị lắc, nhìn cả lũ và im lặng. Chỉ nhìn và cười mỉm.

Khi tới cồn cát, Chúng tôi bị sa vào hẻm nước, mũi tàu chồm lên đỉnh sóng sủi bọt đang lăn phía trước, Còn đuôi tàu nhấn xuống rãnh sóng với con sóng đằng sau chỉ chực vồ lấy chiếc tàu, và những đứa ngồi sau bám chặt lấy tay vịn, lúc thì nhìn lên con sóng cao như núi đang đuổi theo, lúc thì nhìn những tảng đá đen của đập chắn cách sườn trái khoảng mười mét, lúc lại nhìn George vặn bánh lái. Lão đứng sừng sững như cột buồm. Lão hế́t ngoảnh đầu ra sau lại quay đầu về trước, tăng ga, nhả, rồi lại tăng, luôn luôn giữ cho tàu ổn định ghế́ch mũi lên sườn phía sau con sóng. Ông lão đã nói trước khi ra khơi rằng nếu leo lên đỉnh con sóng trước thì tàu sẽ bị cuốn đi như chiếc lá vì bánh lái và chân vịt sẽ trượt ra khỏi nước, ngược lại nế́u chậm chạp thì con sóng phía sau sẽ ào đến và đổ ập hàng chục tấn nước lên tàu. Không ai dám trêu chọc và đùa cợt về cái đầu ông lão đang quay quay trên cổ như trên chiếc bản lê.

Sau đập chắn chỉ còn lại những con sóng nhỏ và gấp gáp, và trên bế́n tàu, cạnh cửa hiệu, chúng tôi thấy ông thuyền trường và hai cảnh sát đang đứng sát mép nước. Còn bọn vô công rồi nghề ban sáng tụ tập đằng sau. George lao thẳng thuyền hết tốc độ vào chúng, tới khi ông thuyền trưởng hét lên tay huơ loạn bậy còn hai cảnh sát và lũ vô lại nhẩy vội lên các bậc thang. Khi mũi tàu dường như sắp hất tung cầu tàu thì George quay bánh lái, lùi hế́t về sau và với tiếng hú inh tai, ép con thuyền vào đệm cao su, nhẹ nhàng như ủ đứa trẻ vào nôi. Khi những con sóng bạc đầu chồm tới thì chúng tôi đã lên bờ an toàn và đang buộc tàu vào cọc; con sóng nâng những chiếc thuyền bên cạnh lên cao, vỗ vào cầu tàu rồi chạy tế trở lại, phủ lên cầu tàu bao nhiêu bọt, tưởng như chúng tôi mang theo cả biển về đây.

Ông thuyền trưởng, hai viên cảnh sát và lũ lười biếng vội vã chạy tới. Bác sĩ tấn công trước: gã nói với hai viên cảnh sát rằng chúng tôi không thuộc quyền pháp luật của họ, bởi vì chúng tôi là một đoàn hợp pháp, được chính phủ phê chuẩn, và nếu có ai muốn xem xét việc này thì đó chỉ có thể là cơ quan Liên bang. Ngoài ra, nếu ông thuyền trưởng muốn làm to chuyện thì có thể điều tra thêm về chuyện tại sao trên tàu không đủ áo cứu sinh? Bởi vì theo luật thì mỗi người phải có một chiếc, không phải thế sao? Khi thấy ông thuyên trường đã cứng họng, hai cảnh sát cũng chỉ ghi vội mấy tên họ rồi lầu bầu bỏ đi; họ vừa rời bến thì McMurphy và ông thuyền trường bắt đầu cãi cọ và xô đẩy lẫn nhau. McMurphy say đến mức hắn vẫn còn đung đưa để nhịp với con tàu và hai lần hắn trượt té trên sàn gỗ ướt và rơi xuống biển, trước khi đứng vững được và đấm vào cái đầu hói của ông thuyền trưởng; đến đây cuộc cãi vã kết thúc. Tất cả đều hài lòng là chuyện rốt cục đã xong, và ông thuyền trưởng cùng McMurphy vào cửa hiệu lấy thêm bia còn chúng tôi khiêng cá ra khỏi thuyền. Lũ vô lại đứng đằng xa, vừa nhìn chúng tôi vừa nhồi thuốc vào mấy cái tẩu tự gọt. Chúng tôi đợi bọn chúng lại nói những câu xúc phạm đến cô gái, mong nữa là khác, thực tình, nhưng khi đứa đầu tiên mở mồm thì những lời hắn phát ra chẳng hề đụng chạm gì tới cô mà là theo hắn nhớ, trên toàn vùng biển Oregon chưa có ai câu được con cá thờn bơn to như thế này. Bọn còn lại gật đầu - đúng thế! Và chúng bước đến gần ngó nghiêng, nhìn con cá. Chúng hỏi George học được ở đâu cách cập thuyền như vậy và chúng tôi mới biết té ra rằng George không chỉ là dân câu loại sành mà đã từng là thuyền trường một tàu tuần tiễu ở Thái Bình Dương và đã được thưởng huân chương chữ thập. “Lão có thể lãnh một trọng trách quốc gia đấy nhỉ,” một đứa nói.

“Mấy chỗ đó bẩn lắm,” George trả lời.

Chúng đã nhìn thấy điều mà chúng tôi mới chỉ hơi hơi cảm thấy: đây không còn là một lũ sợ sệt và yếu đuối từ nhà thương điên để chúng tha hồ làm nhục như ban sáng. Chúng không trục tiếp xin lỗi cô gái vì những lời nói sỗ sàng sáng nay nhưng nhã nhặn đến khó tả khi xin phép được xem con cá của cô. Khi McMurphy cùng ông thuyền trường từ của hiệu trở ra, chúng tôi còn uống với bọn chúng một chầu bia chia tay.

Đoàn trở về bệnh viện khá muộn.

Cô gái ngủ trên ngực Billy và khi cô tỉnh dậy tay hắn đã tê cứng vì giữ cô suốt dọc đường trong một tư thế rất bất tiện, và cô xoa bóp tay cho hắn. Hắn nói với cô rằng, nếu hắn được ra khỏi bệnh viện vào một ngày nghỉ nào đấy, hắn muốn gặp lại cô, còn cô gái nói hai tuần nữa cô có thể tới thăm hắn, chỉ cần hắn ấn định thời gian, đến đây Billy nhìn McMurphy cầu viện. McMurphy ôm vai cả hai và nói: “Vậy thì vào hai giờ đúng nhé!”

“Trưa thứ Bảy hả?” cô hỏi lại.

Hắn nháy mắt với Billy và kẹp khuỷu tay ôm đầu cô gái. “Không. Hai giờ đêm thứ Bẩy: Em lẻn đến và gõ vào đúng cái của sổ như ban sáng. Anh sẽ thuyết phục tên hộ lý để hắn cho em vào.”

Cô gái cười khúc khích và gật đầu, “Anh láu như quỷ McMurphy ạ!”.

Vài đứa Cấp tính còn chưa đi ngủ, đợi cạnh buồng vệ sinh xem chúng tôi đã chết đuối hay chưa. Cái chúng thấy là một đoàn những anh hùng thắng trận trở về, cả bọn ổn ĩ bước vào hành lang, tay xách cá hồi, người vấy máu, cháy nắng, bốc mùi bia và cá. Bác sĩ hỏi chúng có muốn xem con cá thờn bơn của gã ngoài thùng xe không, và tất cả quay ra, trừ McMurphy. Hắn nói với hắn thế đủ rồi và tốt hơn hế́t là chui vào giường ngủ. Khi McMurphy đi khỏi, một đứa trong đắm ở nhà hỏi tại sao McMurphy phờ phạc và mệt mỏi trong lúc những đứa khác thì hớn hở và vui vẻ đến vậy. Harding giải thích đó là đo McMurphy say nắng.

“Bọn mày nhớ chứ, McMurphy tràn trề sức lực đến đây sau khi đã được tôi luyện trong một cuộc sống khắc nghiệt ở nơi thoáng đãng và tự do, tức ở trại cải tạo, mặt đỏ tía và cơ thể bừng bừng sức sống. Chẳng qua là chúng ta đã được chứng kiến sự phai nhạt của nước da sạm nắng trên cơ thể một người thái nhân cách tuyệt vời mà thôi. Dĩ nhiên hôm nay anh cũng đã phải làm việc kiệt sức hàng giờ liền - mà chẳng may lại là trong hầm tối, trong khi bọn tao phơi mình ra giữa thiên nhiên hấp thụ Vitamin D. Tất nhiên, cái công việc trong hầm kín ấy có thể đã làm anh ta kiệt sức phần nào, bọn mày tự tưởng tượng lấy Còn tao, tao sẵn sàng đổi một phần Vitamin D để lãnh cái việc hao tâm tổn lực đó. Ðặc biệt khi cô bé Candy làm chỉ huy trưởng. Tao có nhầm không nhỉ?”

Tôi không nói, nhưng nghĩ rằng có thể Harding nhầm. Tôi đã nhận ra sự mệt mỏi của McMurphy từ trước đó, trên đường về, khi hắn đòi mọi người tạt ngang qua thị trân hắn đã ở thời thơ ấu. Chúng tôi vừa mới uống xong ngụm bia cuối cùng, Vứt lon rỗng qua cửa sổ ngay trước bảng hiệu Stop, và ngả người trên ghế tận hưởng mấy phút cuối cùng trong ngày, nhấm nháp cảm giác gà gật ngọt lịm chỉ có được sau khi người ta đã trải qua một ngày kiệt lực trong hoạt động mà mình ưa thích - người bỏng vì nắng và mềm ra vì rượu, chỉ cố tỉnh giấc vì còn muốn kéo dài khoái cảm. Một ý nghĩ mơ hồ chợt lóe lên trong tôi rằng có thể tôi đã có được khả năng thấy những điều gì đó tốt đẹp trong cuộc đời. McMurphy đã dạy được cho tôi một cái gì đó. Không nhớ đã có lúc nào tôi cảm thấy sung sướng thế này chưa - họa chăng chỉ là thời niên thiếu, khi tất cả đều tốt đẹp và mảnh đất còn bình yên như lời ru của mẹ.

Chúng tôi không đi dọc bờ biển mà tạt sâu vào trong để được qua cái thị trấn mà McMurphy đã từng sống lâu hơn cả trong cuộc đời lang thang của hắn. Men theo sườn dốc của dẫy đồi Cascade, nghĩ rằng cả toán đã bị lạc cho đến khi... tới một thị trấn chỉ rộng gấp đôi khu bệnh viện của chúng tôi. Trên phố, bụi cát che mờ cả mặt trời khi McMurphy dừng xe lại giữa một đám cỏ dại và chỉ sang phía bên kia đường.

“Đằng kia kìa, thấy không? Tuổi trẻ dại khờ của tao đã trôi qua trong căn nhà rách nát dựng giũa đám cỏ ấy.”

Phố xá ảm đạm giữa buổi chiều tà, cây cối trơ trọi giáng xuống vỉa hè như những tia chớp gỗ, khiến bê tông nứt toác ra dưới chân: cây nào cũng bao trong một bờ rào kín mít. Một hàng rào sắt dựng lên tua tủa trước mảnh sân đầy cỏ dại và sau lưng là ngôi nhà gỗ to có mái hiên, chìa đầu hồi già cỗi về hướng gió như để khỏi bị thổi lăn lóc trên phố như một cái hộp các tông rỗng. Gió mang những giọt nước đến, khóa dây trước cửa rung lên xủng xẻng và tôi nhìn thấy cặp mắt của ngôi nhà nheo tít lại.

Và trước hiên nhà treo lủng lẳng thứ đồ chơi kiểu Nhật Bản làm từ những mảnh thủy tinh treo đầu những sợi đây - bất kỳ một làn gió nhẹ nào cũng làm chúng rung lên leng keng - chỉ còn lại vẻn vẹn bốn mảnh. Chúng lay động, va đập vào nhau, vỡ ra những vụn li ti trên sàn gỗ.

McMurphy sang số.

“Có một lần ở đây.. quỷ biết là khi nào - khi tụi tao từ vụ lộn xộn ở Triều Tiên trở về. Tao ghé thăm nhà. Ông bô bà bô vẫn còn sống. Một gia đình tốt đẹp.”

Hắn nhả côn cho xe chạy rồi lại phanh lại.

“Ôi, lạy Chúa,” hắn nói, “tụi bay nhìn kìa, có thấy cái váy không?” Hắn chỉ ra sau. “Kìa, nhìn xem trên cành cây đó? Cái giẻ vàng có sọc đen đó.”

Tôi ngoảnh nhìn: trên mái nhà kho, giữa các cành cây phất phơ một cái gì đó như một lá cờ.

“Ðấy là chiếc váy của cô bé đầu tiên đã kéo tao vào giường. Tao mới lên mười, cô ta có lẽ còn ít hơn - lúc đó dường như có trời mà biết được, đó là một việc rất hệ trọng và tao đã hỏi cô ta nghĩ thế nào, thấy thế nào, chúng ta có cần công bố không? Tỉ dụ như bảo với bố mẹ: ‘Con với Judy đã đính hôn rồi mẹ ạ? và tao nói điều đó thật nghiêm chỉnh, ngu thế không biế́t. Tao nghĩ rằng một khi chuyện đó đã xảy ra thì giờ đây ta là vợ chồng hợp pháp, ngay lập tức - dù muôn hay không, và rằng chưa từng có ai phá luật đó. Thế nhưng cô đợi nhỏ đó, chỉ mới tám, chín tuổi, cúi xuống lượm cái váy từ sàn nhà lên và nói đó là của tao. “Cậu có thể treo vào đâu đó, tớ sẽ mặc quần lót về nhà, chỉ cần công bố như thế, người ta sẽ hiểu”. Ôi lạy Chúa, cô bé mới chín tuổi,” hắn nói và véo mũi Candy, “thế mà đã biết nhiều hơn các nữ chuyên gia khác”

Candy phá lên cười và cắn vào tay hắn, hắn ngắm nghía các vết răng.

“Tóm lại cô bé mặc quần lót về nhà, còn tao thì đợi trời tối để vứt cái váy quỷ quái đó đi... nhưng tụi bay thấy gió không? - Cuốn ngay cái váy đi như cái diều và lôi tuột ra sau nhà chẳng rõ đi đâu cho đến sáng hôm sau, lạy Chúa, tao thấy nó treo trên cái cây ấy và tao nghĩ: giờ thì cả thị trân sẽ dừng lại mà nhìn.”

Hắn mút tay vói vẻ bất hạnh làm Candy bật cười và hôn lên đó.

“Vậy là lá cờ của tao đã giương lên, và từ bấy đến nay tao luôn cố gắng xứng đáng với cái tên của mình – Randy, người tình chuyên nghiệp, và mọi tội lỗi là do cô bé chín tuổi đó, có Chúa chứng giám!”

Ngôi nhà đã trôi qua. McMurphy ngấp dài và nháy mắt. “Ðã dạy cho tôi biết yêu, cám ơn em bé bỏng!”

Và giữa lúc McMurphy vẫn tiếp tục nói, đèn hậu của chiếc xe vừa vượt qua rọi lên mặt hắn và trong gương chắn gió tôi nhìn thấy một vẻ mặt mà hắn không cho phép thể hiện bao giờ nếu như không tin đã được bóng tối che khuất để không ai nhìn thấy - một khuôn mặt mệt mỏi tột độ căng thẳng và rồ dại, dường như hắn còn phải làm gì đó nữa nhưng thời gian đã hết...

Còn cái giọng lười biếng và chân thành vẫn tiếp tục kể về cuộc đời cho chúng tôi cùng chung sống với hắn, về những trò tinh nghịch và tiêu khiển thời trẻ trai, về các bạn rượu và những phụ nữ hắn đã yêu, về những vụ ẩu đả đẫm máu chỉ vì một chút danh dự nhỏ bé - để chúng tôi cùng mơ thành cuộc sống của mình.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3