Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 02 - Chương 03
Chương 03
Duy anh hùng mỹ nữ của Tưởng Giới Thạch
Năm 1966, người đàn bà thứ hai đã từng có quan hệ hôn nhân với Tưởng Giới
Thạch, mẹ nuôi của Tưởng Kinh Quốc - Diêu Di Thành, tạ thế tại Đài Trung. Công
việc an táng do người anh họ của Diêu Di Thành đứng ra sắp đặt, tất cả đều làm
việc giản đơn, thậm chí lúc đó các đài phát thanh, các tòa báo trên toàn Đài
Loan chẳng hề đăng tin một chữ nào về việc quy tiên của tiền phu nhân Tổng
thống cả. Tục ngữ nói nhất nhật phu thê bách nhật ân - một ngày chồng vợ ân
nghĩa trăm ngày. Có một điều mà mọi người không hiểu đó là: Tưởng Giới Thạch
luôn luôn tuyên truyền Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, tại sao đối người đàn bà đã
gửi thân cho mình và đã bị lạnh nhạt suốt thời gian dài lại bạc tình quả ân tới
mức như vây?
Muốn giải đáp được điều bí mật này phải bắt đầu kể từ thân thế long đong lận
đận của Diêu Di Thành và địa vị mà bà đã đứng trong quan hệ hôn nhân giữa bà và
Tưởng Giới Thạch.Diêu Di Thành, lúc nhỏ tên là A Xảo, người huyện Ngô Giang Tô.
A Xảo ra đời ở trong một thị trấn nhỏ Nam Kiều ở bờ bắc sông Kinh Trị Trường,
là một người con gái độc nhất. Từ nhỏ lớn lên đã có dung nhan xinh đẹp, được
cha mẹ vô cùng yêu quý. Chẳng ngờ trời xanh vô tình, một trận ốm nặng, đã cướp
đi tính mệnh của cả cha mẹ A Xảo, đã khiến cho đưa trẻ này biến thành mồ côi.
Do vì cuộc sống khó khăn, cô bé A Xảo đành phải sống nhờ vào gia đình người chú
ruột. Người chú là Diêu Tiểu bảo không có con, đã coi ảXao như con đẻ của mình,
ông chuẩn bị sau này tìm một người ở rể vào nhà họ Diêu, để nối dõi hương
hỏa.Đông qua hè lạy nhật nguyệt như thoi. Một số năm đã trôi qua. Tiểu A Xảo đã
lớn lên, tuy chẳng phải là tuyệt sắc giai nhân nghiêng thành nghiêng nước, thế
nhưng cũng xinh đẹp lạ kỳ mắt sáng răng trắng, mắt mày thanh tú, thân hình thon
thả, thể thái nở nang. Cộng thêm nàng tính tình dịu dàng, khéo tay kim chỉ, đã
lọt vào mắt xanh của rất nhiều chàng trai trên phố. Chờ đến năm A Xảo lớn lên
đến tuổi cập kè, người chú Diêu Tiểu Bảo liền chọn cho cháu một chàng rể vào
cửa tên gọi là Thẩm Thiên Tường, vào ở rể nhà họ Diêu thì đổi họ tên là Diêu
Thiên Sinh. Sau cuộc hôn lễ, vợ chồng ân ái, tình cảm cảu hai người rất tốt
đẹp.Thị trấn Nam Kiều là một nới giao thông đường thủy rất tiện lợi. Tự Trường
Kinh không phải là con sông to lớn gì, thế nhưng nó ăn thông với hồ Đãng, hồ
Tào, hồ Dương Trừng và sông đào Tô Ngu ở phía bắc huyện Ngô. Do vì nghề vận tải
đường thủy phát đạt, đi lại tiện lợi. Đầu năm dân quốc cuối đời Thanh, vùng này
có rất nhiều nông dân tới Thượng Hải kiếm sống. Đàn ông làm thuê đàn bà ở thuê.
Người Tô châu gọi những người đi ở thuê là vú em. Lúc đó Diêu Thiên Sinh có hai
người chú, làm thuê ở Thượng Hải, chủ yếu là làm cái công việc nặng nhọc tương
đối thấp hèn như khiêng kiệu, khiêng quan tài đi chôn cất. Để kiếm được nhiều
tiền, vợ chồng Diêu Thiên Sinh cũng tới bến Thượng Hải. Thiên Sinh theo chú đi
làm phu khuân vác, A Xảo thì vào trong nhà làm vú em. Lúc đầu hai vợ chồng tiết
kiệm chi tiêu, ngoài tiền ăn mặc ra vẫn còn dư thừa. Cuộc sống trôi qua tương
đối thoải mái. Về sau do vì có mấy đồng tiền, Diêu Thiên Sinh đã nhiễm phải
thói quen xấu là nghiện hút thuốc phiện, suốt ngày là cà ở trong quán thuốc,
quán rượu, rất nhanh chóng mắc nợ chất chồng, không thể vượt lên được. Hàng
ngày Diêu Thiên Sinh ngoài việc sống vật vờ trong cơn say, làm điều hèn hạ, còn
hành hạ lăng nhục A Xảo, thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh đập A Xảo, quan hệ
vợ chồng dần dần lạnh nhạt.Sau khi quan hệ vợ chồng xấu đi, A Xảo bỏ nhà ra đi,
tìm được công việc làm ở trong nhà thổ tên gọi là Quần Ngọc Phương trên đường
Ngũ mã Thượng Hải. Nhà chứa này cũng chính là kỹ viện . Trong các nhà chứa ở
Thượng Hải cũ, có một loại kỹ nữ cao cấp có trình độ tư dưỡng văn hóa nhất
định, hay thơ giỏi họa, hát hay đàn giỏi, những người mà loại kỹ nữ cao cấo này
hầu hạ thường đều là một số nhân vật có quyền thế, do đó thu nhập tương đối
cao. ở bên cạnh những kỹ nưc cao cấp này, nói chung đều có hai người vú em hoặc
thị nữ gọi là Đại tiểu thư để hầu hạ họ. Một người chuyên môn làm các công việc
thô như giặt quần áo, nấu cơm, quét dọn vệ sinh v.v.. Còn một người phụ trách
công việc tế nhị như trông nom quản lý quần áo đồ trang sức của các vị tiên
sinh, chải đầu lau mặt, chiêu đãi khách v.v.. Sau khi A Xảo vào trong Quần Ngọc
Phương, chuyên làm các công việc tế nhị nhẹ nhàng khéo léo, được gọi là vú em
làm việc tế nhị, đồng thời đặt tên hòa là Di Cầm.Thời gian đó là năm 1912, sau
khi cách mạng Tân hội bùng nổi không lâu. Tưởng Giới Thạch trẻ trung vừa từ
Nhật Bản về nước lao thân vào cửa đô đốc Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ, được nhận
chức trung đoàn trưởng trung đoàn thứ 5 quân đội Thượng Hải. Vào thời kỳ này,
cách mạng Tân hội tuy đã thành công, thế nhưng Đảng Cách mạng vẫn chưa khống
chế được cục thế toàn quốc, cho nên bọn quân phiệt nổi dậy hết đợt nọ tới đợt
kia, thời cuộc rất hỗn loạn. Tưởng Giới Thạch lúc này, lao mình vào cách mạng
giữa lúc khí huyết đang mạnh mẽ hăng hái, toàn thân nai nịt quân trang, khi ở
Triết Giang, khi ở Giang Ân, không tổ chức quân đội thì vạch kế hoạch hành động
khởi nghĩa. Chính trong cuộc sống binh mã, nhiệm vụ quân sự khẩn cấp vội vã
này, Tưởng Giới Thạch đã bớt chút thời gian rảnh rỗi, cũng không quên đã diễn
xuất ra những vở kịch phong lưu anh hùng gặp mỹ nữ.Đoạn nhân duyên phong lưu
này của Tưởng Giới Thạch bắt đầu từ ân công của Tưởng là Trần Kỳ Mỹ. Trần kỳ Mỹ
là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tân hợi ở Thượng Hải, tuy cũng là lãnh tụ
cách mạng danh tiếng một thời, thế nhưng cũng là con người quả nhân hữu tật -
hiếu sắc, thường đắm tình trong Tần lầu Sở quán. Trong đó Quần Ngọc Phương ở
đường Ngũ Mã chính là một trong những chỗ mà Trần Kỳ Mỹ thường lui tới. Tại đây
ông ta đã bao một kỹ nữ cao cấp tài sắc tuyệt vời. Diêu Di Cầm chính là Vú em
làm việc tế nhị cho cả kỹ nữ cao cấp này.Một lần, do có việc quân sự khẩn cấp
cần phải báo cáo, Tưởng Giới Thạch đã tìm tới Quần Ngọc Phương theo địa chỉ Trần
kỳ Mỹ đã cho. Trong khuê phong ngào ngạt hương thơm son phấn, Tưởng Giới Thạch
một mặt nghiêm trang báo cáo tình hình quân sự vô cùng hỏa cấp với Trần Kỳ Mỹ,
một mặt dùng ánh mắt dọi chiếu trong lúc báo cáo ngắm nhìn cô gái Di Cầm đứng
hầu ở bên cạnh, trong lòng rộn ràng điên sông đảo biển: Mẹ kiếp, cách mạng rồi
mà vẫn bất bình đăng thế này, có người được ôm gái đẹp chỉ huy cách mạng ở
trong chăn êm ấm, còn lũ chúng tao lại phải mạo hiểm cào đầu ở trên dây lưng.
Một lát sau, Diêu Di Cầm bước tời giót nước trà vào tách. Tưởng Giới Thạch ngắm
nhìn cô gái thân hình thướt tha mảnh mai chân tay thon thả, không kìm nổi lòng
dạ xốn sang. Nói thực tình, Tưởng Giới Thạch tuy xuất thân từ nông thôn, thế
nhưng từ xưa Tưởng chưa hề cam chịu cảnh tịch mạc, cuộc sồng ở thành thị lâu
dài, đặc biệt là sự tiêm nhiễm phong tục văn hóa Nhật Bản, đã khiến cho tài
nghệ của Tưởng về mặt truy cầu tán tỉnh phụ nữ rất cao siêu Tưởng ngấm ngầm hạ
quyết tâm phải giành lấy có gái xinh đẹp này vào trong tay mới được ! Từ đó trở
đi, có việc hay không có việc Tưởng Giới Thạch đều thường xuyên chiếu cố tới
Quần Ngọc Phương. Có khi Tưởng tới đòng vai sĩ quan tùy tùng của Trần Kỳ Mỹ, có
lúc tới là vì thuận đường rẽ ào hoặc vì một lý do nào khác. Thời kỳ đó là thời
kỳ cách mạng, trong con mắt của người dân thường thì Cách mạng cũng đã trở
thành một mốt thời thượng. Đối với một sĩ quan quân đội cách mạng trẻ trung anh
tuấn như thế này, lẽ dĩ nhiên là Diêu Di Cầm tỏ ra nhiệt tình đặc biệt, không
bao giờ thờ ơ chểnh mảng. Sau mấy tháng, hai người dần dân quen thuộc, thường
xuyên đơn độc hòa chộn đắm mình ở trong phòng của Diêu Di Cầm, cảm tình ngày
một nồng nhiết, ngay đến cả Trần Kỳ Mỹ cũng đã trở thành một nhân vật vướng
chân vướng tay.Mùa đông năm đó, với sự vun vén của Trần Kỳ Mỹ, cuối cùng Tưởng
Giới Thạch đã được toại nguyện, giành được cô gái Di Cầm mà ngày tưởng đêm mơ.
Không lâu, Tưởng Giới Thạch bỏ ra một khoản tiền, đòn Diêu Di Cầm từ trong nhà
chứa ra. Sau đó, tìm được một căn phòng số 13 Tân Dân lý Đường Phố Thạch Tô
giới Pháp ở Thượng Hải, chưa tiến hành bất kỳ nghi thức gì, liền kim ốc tàng
kiều bắt đầu cuộc sống chung. Từ trước Diêu Di Cầm đã chịu đựng hết mọi sự
ngược đãi của chồng, bây giờ được cưng chiều sung sướng, như say như mê. Để xóa
sạch mọi dấu tích ở trong nhà thổ của Diêu Di Cầm, căn cứ vào âm độc đem Diêu
Di Cầm đổi ra Diêu Di Thành. Tuy đều là những người tái hôn, thế nhưng sau khi
thoát khỏi được xiềng xích của cuộc hôn nhân trước, hai người đã yêu thương ân
ái, giống hệt như mới cưới lần đầu vậy. Lúc đó Tưởng vẫn còn chưa phất, sau khi
rời bỏ chức vụ trung đoàn trưởng quân đội Thượng Hải, không tránh khỏi có sự
thẹn thùng trong dạ. Có điều, ở Thượng Hải lúc đó, Tưởng Giới Thạch còn có mấy
người bạn chí cốt có số tiền khổng lồ dựa vào sự tiếp tế của họ, Tưởng vẫn có thể
được sống cuộc sống sa hoa. ở trong nhà Tưởng và Diêu, nuôi một người đầu bếp,
một người sai vặt và một người hầu gái, ngày nào cũng ăn chơi đàng điếm, không
gì sung sướng bằng. Chưa được bao lâu, khoản tiền mà Tưởng Giới Thạch chi dùng
của Trương Tĩnh Giang đã đạt tới hơn mười vạn đồng, tuy là tri kỷ đó những cuối
cùng vẫn phải nợ món nợ nhân tình. Tưởng Giới Thạch đắn đo suy tính dứt khoát
để cho Diêu Di Thành vái gọi Trương Tĩnh Giang là người cha nuôi, và như vậy
Diêu đã trở thành con gái nuôi của Trương Tĩnh Giang, tự nhiên Tưởng cũng trở
thành con rể nuôi của Trương Tĩnh Giang.Sau khi Tưởng Giới Thạch và Diêu Di
Thành chung sống không lậu, Tưởng liền đem Diêu trở về nhà cũ ở Khê Khẩu Phụng
Hóa. Tại Phong Cảo phòng, người vợ kết tóc của Tưởng là Mao Phúc Mai, nhìn thầy
vị khách mới từ Thượng Hải tới này, lẽ dĩ nhiên đã có chút bực bội không vui.
Thế nhưng, người chồng có thiếp, thì ở Trung Quốc đâu đâu chẳng có. Hơn nữa
chồng mình đã không phải là đứa trẻ bướng bỉnh của ngày xưa, đã từng đi du học,
đã làm trung đoàn trưởng, đã tham gia cách mệnh, đã có vai có vế như vậy, lấy
một người vợ nhỏ cùng đâu phải là chuyện quá đáng. Tức thì, đối với người phụ
nữ trẻ mà chồng dẫn về này, Mao Phúc Mai đã sử dụng thái độ khoan dung độ
lượng. Sau khi Tưởng Giới Thạch sắp đặt xong cho Diêu Di Thành rồi, liên trở về
Thượng Hải lao vào hoạt động cách mệnh do Trần Kỳ Mỹ vạch định.Trong mấy năm
sau đó, hành tung của Tưởng Giới Thạch không ôn định, ông đã bôn tẩu ở Thượng
Hải Triết Giang, Nhật Bản v.v... rất ít khi chăm sóc tới vợ con ở nhà. Thoạt
đầu, Diêu Di Thành và Mao Phúc Mai đề sống ở trên lầu Phong Cảo phòng. Bởi Mao
Thị tụng kinh niệm phật, Diêu thị để cho bà được yên tĩnh một chút, liền dọn
tới ở trong phòng của một gia định thân thích ở trên thị trấn. Đối với sự lạnh
nhạt của chồng, Mao thị đã quen từ lâu. Thế nhưng đối với Diêu thị đã chịu đựng
qua ân ái mà nói thì lại cảm thấy vô cùng tẻ lạnh và cô đơn. Trong lúc tâm tình
trơ vơ chới với, Diêu Thị lại làm nghề cũ ở trong nhà thổ, suốt ngày chơi bài
đánh bạc, say đắm cảnh sa hoa. Có khi Tưởng Giới Thạch về thăm, Diêu thị đã nói
tuốt tuột hết mọi nỗi oán hận mình phải đơn độc phong không gối chiếc, liên hồi
không ngợt, khiến cho Tưởng phải rối ruốt điên đều, trên mặt tình cảm hai người
đã dần dần xa cách. Tháng 10 năm 1919, trong nhật ký Tưởng đề cập tới: Di Thành
không ngừng đánh bạc, thật là ác quá! phiền quá! Diễn biến về quan hệ của Tưởng
đã nhìn thấy rõ ràng.Cuối năm 1919, Tưởng Giới Thạch đi du lịch Nhật Bản, khi
về tới Thượng Hải, đã đem theo một đứa bé lên ba tuổi rất hoạt bát đáng yêu.
Đứa bé như một câu đó bí mật này, Tưởng Giới Thạch đã thay nó đặt một cái tên
Tưởng Vĩ Quốc, tên trong gia phổ là Kiên Cảo, giao cho Diêu Di Thành chăm sóc
nuôi dưỡng. Từ sau khi Diêu thị lấy Tưởng Giới Thạch, không sinh đẻ con cái, ở
Khê Khẩu một mình, tinh thần vô cùng trống rỗng. Lần này người chồng trở về,
đem theo một đứa bé bướng bỉnh, vừa hay bà lấp được chỗ trống trải trên mặt
tinh thần của Diêu. Cộng theo việc suy trước tính sau, tình cảm với chồng đã
ngày một nhạt nhẽo, tứ thì Diêu thị liền dồn tình cảm và hy vọng của nửa sau
cuộc đời, tất cả ký thác lên thân Vỹ Quốc, chăm sóc yêu thương, như chính con
mình đẻ ra vậy.Tháng 6 năm 1921, Tưởng mẫu qua đời. Sau khi Tưởng Giới Thạch
thu xếp xong tang lễ cho mẹ, liền đối mặt với hai người Mao Diêu diễn ra vở hài
kịch bỏ vợ. Đáng tiếc là vợ cả, vợ lẽ thì nước mắt nhạt nhòa; Kinh Quốc, Vĩ
Quốc thì khổ sở van xin; người trong họ trong làng thì nhao nhao quở trách,
khiến cho kế hoạch này của Tưởng Giới Thạch, không phải là lí do vì gia đình
ràng buộc nên phải bỏ vợ, đó hoàn toàn là những lời nói hoang đường giả dối,
còn nguyên nhân chân thực là Tưởng đã lại có một ý trung nhân càng trẻ trung
xinh đẹp khác.Đầu năm 1922, Tưởng Giới Thạch kết hôn với Trần Khiết Như, sau
khi tìm được niềm vui mới, lẽ dĩ nhiên Diêu Di Thành đã không còn điều gì đáng
kể nữa. Cộng thêm thói xấu chơi cờ bạc mà nàng đã nhiễm phải ở trong nhà thổ từ
trước, Tưởng đã nhạt nhẽo, xa lánh và lãng quên đối với Diêu thị. Không lâu
Diêu Di Thành đem Tưởng Vĩ Quốc về tới Thượng Hải, được thu xếp cho ở trong một
biệt thự của Trương Tĩnh Giang. Năm 1924, sau khi Tưởng Giới Thạch nhậm chức
hiệu Trưởng trường quân sự Hoàng Phố, cùng cặp đôi tới Tuệ (tức Quảng Châu) với
Trần Khiết Như, để lại Diêu thị ở Thượng Hải. Ngày qua tháng lại, Diêu thị
không chịu nổi cảnh lạnh lẽo của phòng đơn gối lẻ, liền vắt nát óc suy nghĩ ra
một kế, tìm cách tới gặp Tưởng Giới Thạch. Diêu thị biết rất rõ Tưởng rất yêu
quý Tưởng Vĩ Quốc, liền bắt Vĩ Quốc chụp một kiểu ảnh, lại nhờ người lấy danh
nghĩa là Vĩ Quốc, viết một bức thư cho cha, thuật kể những cảm tình thương nhớ.
Kế này qủa nhiên là linh nghiệm. Sau khi Tưởng Giới Thạch nhận được là thư của
đưa con yêu quý, tình quyến luyến cho con bỗng nhiên thức dậy, liền đánh điện
gọi Vĩ Quốc tới Tuệ. Diêu thị cũng theo đó tới Quảng Châu.Sự có mặt của Diêu
Thị đã khiến cho Tưởng Giới Thạch lúng túng nhiều bề, vô cùng ngượng nghịu. Một
mặt Tưởng phải có sự trao đổi với Trần Khiết Như. Người phụ nữ trẻ trung xinh
đẹp này, lần đầu được hưởng vị ngọt của tình yêu, chưa từng được thưởng thức
mùi vị của việc ăn dấm. Mặt khác, Tưởng không thể không suy nghĩ tới ảnh hưởng.
Hoàng Phố là trường học của những quân nhân cách mệnh, hiệu trưởng lẽ dĩ nhiên
phải là một người thày mẫu mực của học sinh. Hễ học sinh phát hiện hiệu trưởng
có ba thê bốn thiếp, thì uy tín của Tưởng Giới Thạch sẽ mất hết. Cũng may mà
trong việc sử lý vấn đề này Tưởng đã rất có kinh nghiệm. Ông đã vận dụng đầu
lưỡi của mình như chiếc lò so kia thuyết phục được Trần Khiết Như, để cho Trần cứ
yên tâm trở về Thượng Hải trước. Sau đó nhẹ nhàng, khéo léo sắp đặt chỗ ở cho
Diêu thị. Tức thì, chỉ trong thời gian ngắn này tạm thời Diêu Di Thành thay thế
Trần Khiết Như, trở thành bà chủ gia đình ở bên cạnh Tưởng. Diêu thị sử dụng
hết toàn thân, tận tâm hầu hạ chồng, chiều cố chăm sóc con, hy vọng đoạt lại
được tình yêu thương của ngày trước. Thế nhưng, tất thảy đều đã chẳng có tác
dụng gì. Cuối cùng chỉ là vì Diêu thị không xinh đẹp trẻ trung, có văn hóa,
giỏi giao tiếp bằng Trần Khiết Như, do đó trong một số trường hợp Diêu không
biết cách ứng phó với tầng lớp xã hội thượng lưu. Lại cộng thêm thân phận của
Diêu cùng danh bất chính ngôn chẳng thuận, cho nên, chẳng được bao lâu, Tưởng
Giới Thạch liền đón Trần Khiết Như trở về Quảng Châu. Diêu thị không biết làm
cách nào, liền nuốt hận bỏ đi.Năm 1927, Tưởng Giới Thạch kết hôn với Tống Mỹ
Linh, do đó đã tuyên bố li dị với DIêu Di thành. Đối mặt với sự đả kích bỗng
nhiên ập tới này, Diêu Di Thành không còn đủ sức giáng trả và thanh minh, nàng
đành phải âm thâm cam chịu. Có điều may mắn là, Tưởng Giới Thạch vẫn còn phụ
trách việc nuôi dưỡng, như vậy thì Diêu thị cũng có chỗ dựa suốt đời. Còn vấn
đề Tưởng Vĩ Quốc đã vấp phải một số trắc trở. Tưởng Giới Thạch vốn muốn đón Vĩ
Quốc đi, vô luận sống chết thế nào Diêu thị cũng không chịu, Tưởng Diêu lại đã
thoát ly quan hệ vợ chồng, thì trên danh nghĩa không thể để cho Diêu thị nuôi
dưỡng được. Tức thì, không qua thương lượng, họ đã đạt tới thỏa thuận như sau:
Tưởng Vĩ Quốc trên danh nghĩa gửi nhờ Ngô Trung Tín nuôi dưỡng, gọi vợ chồng
Ngô Trung Tín là cha nuôi, mẹ nuôi còn trên thực tế do Diêu thị nuôi dưỡng. Sau
cuộc biến loạn về hôn nhân Diêu thị đã đem Tưởng Vĩ Quốc rồi tới ở Tô
châu.Không lâu, Tưởng Giới Thạch tiến vọt rồi trở thành nhân vật thủ lĩnh trong
chính phủ Nam Kinh Quốc dân đảng Chồng hiển vinh vợ phú qúy, Diêu thị tuy cách
xa không hiển hách bằng đệ nhất phu nhấn phu nhân Tống Mỹ Linh, thế nhưng trong
con mắt của các quan chức địa phương Tô Châu bỗng nhiên thân giá của Điêu thị
đã được tăng cao gấp bội. Trong một thời gian ngắn, một tòa Công quán hào hoa
trang nhã đã được hoàn thành ở phường Thái Trinh Nam Viên Tô Châu. Tòa công
quán này chiếm mười mẫu đất trị giá ước hai vạn đồng ngân hàng, chủ thể biến
trúc là ngôi nhà tây đá xanh ba tầng ba gian rộng, phối hợp với vườn hoa thủy
tạ lung linh rực rỡ, một vườn đào ở ngoài đời sống động sặc sỡ. Diêu thị đã
trải qua đòn đả kích của cuộc ly hôn, giờ đât được vào trú trong công quán hào
hoa lịch sự như thế này, liền đã lại thấy thỏa lòng mãn nguyện. Tức thì hàng
ngày ngoài việc tụng kinh niên Phật ra bà chỉ chăm sóc lo liệu tới cuộc sống ăn
ở của Vĩ Quốc. Trong một đoạn thời gian dài theo đuổi với thanh đăng cố phật,
sự tẻ lạnh và đau khổ của Diệu thị có thể tự nghĩ cũng biết được. Một điều duy
nhất có thể an ủi được bà chính là việc nuôi dưỡng Vĩ Quốc. Bà đã có đầy đủ
tinh thần khắc kỷ của người phụ nữ Trung Quốc cũ, mặc dù đã thoát ly quan hệ
với Tưởng thế nhưng vẫn âm thầm cầu nguyện cho Tưởng. Khi Tưởng đài thọ 50
tuổi, Diêu thị đã đích thân tới chùa Quốc Thanh Thiên Đài làm Phật sư để chúc
thọ Tưởng.
Năm 1949, Diêu thị theo Tưởng vĩ Quốc tới Đài Loan, trú ở Đào Viên làm hàng xóm với Thạch Phương Tường là chủ xưởng dệt Đại Tân rút về Đài Loan. Thạch Phương Tường chính là nhạc phụ của Tưởng Vĩ Quốc họ cũng xứng đáng là thông gia,là hàng xóm của nhau, cũng có dịp chăm sóc lẫn nhau. Mỗi ngày nghỉ cuối tuần Tưởng Vĩ Quốc thường về thăm viếng bà mẹ nuôi cô đơn tẻ lạnh. Năm 1955 sau khi Tưởng Vĩ Quốc lại lấy vợ, Diêu thị lập tức rồi về ở Đài Trung.Năm 1966, Diêu Di Thành qua đời ở Đài Trung. Tin buồn đưa tới, Tưởng Vĩ Quốc vô cùng xúc động kinh ngạc. Trên đường ngồi xe trở về Đài Trung, Tưởng Vĩ Quốc bỗng nhiên nghĩ tới một việc tâm sự cần phải làm, lìen quay xe trở lại đi thẳng tới dinh quan Dương Minh Sơn Đài Bắc. Sau khi gặp Tưởng Giới Thạch người con rưng lệ kể lể nỗi đớn đau, kể hết ơn dưỡng dục của bà mẹ nuôi trong nhiều năm và sự cô đơn lạnh lẽo vì bị ruồng bỏ, mong muốn việc hậu sự của bà được tổ chức long trọng một chút, để an ủi linh hồn cô độc của bà. Sau khi nghe hết lời kể lễ của con, Tưởng ngồi trên ghế bành, nét mặt thâm trầm, một lời chẳng nói. Trầm mặc hồi lâu, cuối cùng đã buột ra một câu từ trong miêng: Con hãy mau mau trở về, lo liệu việc hậu sự của nghĩa mẫu con cho tốt, thế nhưng cần phải chiếu cố tới danh dự và tiếng tăm của cả họ Tưởng chúng ta, bất tất phải phô trương rùm beng ! Quả nhiên việc tang sự của Diêu thị tổ chức rất âm thầm lặng lẽ. Ngoài sự bi phẫn và tiếng khóc đớn đau của Tưởng Vĩ Quốc cùng họ hàng thân thuộc nhà họ Diêu ra, chẳng còn một chút tiếng vang vọng nào.Một người phụ nữ đã từng có một đoạn tình duyên với Tưởng Giới Thạch đã ra đi im hơi lặng tiếng như vậy ! Trong giây phút hấp hối, sau khi xem xét kỹ suốt cuộc đời cô độc của mình bà có suy nghĩ gì không ? Phải chăng là bà đã cảm thấy hối hận đối với những thứ thuộc về của riêng mình đã bị mất đi ? Chúng ta không được biết. Thế nhưng, đối với đoạn tình duyên giữa Diên Di Thành với Tưởng Giới Thạch này, đối với điều bí mật bắt đầu từ kim ốc tàng kiều, kết thúc bằng bi kịch bí mật chôn cất, hết thảy chúng ta đều hiểu rõ chân tướng cả. Khi Tưởng Giới Thạch truy cầu Diêu Di Thành còn là một trung đoàn trưởng nhỏ bé tên tuổi chẳng ai biết, tuy đi theo Trần kỹ Mỹ vượt bắc xuống nam, thế nhưng cuối cùng chỉ là phiêu lưu với nguy hiểm của tính mạng. Do vậy, kịp thời hành lạc, chơi bời chốc lát, đã lấy Diêu Di Thành để bù lấp vào sự trống vắng và đòi hỏi trên mặt tình cảm và sinh lý. Thế nhưng, rượt theo sự thăng thiên của địa vị, Tưởng lại đã nhằm trúng người người đàn bà càng thích hợp với địa vị của mình. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc sống thượng tầng cao sang thanh nhã, Diệu thị xuất thân từ nhà thổ, càng tỏ thô tục, bỉ ổi, xấu xa, khong đáng để cho mọi người biết. Ngoài ra, sự kết hợp giữa Diêu và Tưởng, trên mặt danh phận đã thấp hơn một bậc so với Mao thị và Trần thị. Mao thị là người vợ đầu tiên, Trần Khiết Như thì đối ngoại cũng được gọi là Tưởng phu nhân, duy chỉ riêng có Diêu thị thì được gọi là trắc thất[1].
Đối với địa vị thấp hèn nhỏ bé của Diêu thị. Trong cuốn sách
Tưởng Giới Thạch tiên sinh trước năm 15 Dân Quốc của Mao Tư Thành đã không hề
dầu diếm, trong sách đô dà nói rõ nhận đón vợ lẽ Diêu thị. Lẽ dĩ nhiên, thân
thế ti tiện và địa vị nhỏ bé thấp hèn của Diêu thị cũng có chút làmn cho Tưởng
khó chịu, thế nhưng điều này cũng không phải là chủ yếu. Vấn đề lợi hại quan
trọng vào bậc nhất không có cách gì công bố trước quần chúng của Diêu thị chính
là thân phận thiếp này của bà. Tưởng Giới Thạch được gọi là người kế tục sự
nghiệp của tôn Trung Sơn, chủ trương Vận động đời sống mới, kêu gọi dân chúng
phản đối tư tưởng và tập tục phong kiến, hơn thế còn công khai chỉ trích lấy vợ
lẽ là một sự việc mất đạo đức nhất trong đời sống con người. Vậy mà sau khi
công khai thân phận của Diêu Di Thành, đối với những lý luận cách mệnh mà Tưởng
Giới Thạch tuyên truyền cổ vũ ở khắp nơi, chẳng phải là một cú bạt tai vang dội
đó hay sao ? Bà con dân chúng nếu biết được Tưởng tổng thống có ba the bốn
thiếp, thế thì tất cả những lí luận lấy vợ lẽ là một sự việc mất đạo đức nhất
trong đời sống con người, há chẳng phải là trò cười hài hước quá hớn hay sao ?
Cho nên trước khi Tưởng Vĩ Quốc đi chịu tang Diêu thị nước có mệnh lệnh của cha
chiếu cố tới danh dự và tiếng tăm của cả họ Tưởng là vì thế đó !
------------------------------------
[1] Thiên Tân ích thế báo ngày 18-10-1927