Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 03 - Chương 05
Chương 05
Tại sao Tưởng Giới Thạch giăng cài lưới đen?
Trên đầu phố Quảng Châu, theo sau tiếng súng nổ chói tai, ủy viên ban chấp hành
Trung ương Quốc dân đảng Vương Lạc Bình đã ngã xuống trong vũng máu. Sau đó mấy
ngày, khi bốn mơơi học sinh trường đại học Trung Sơn cũng bỗng nhiên mất
tích.Đó là năm 1930.Lúc đó, chính phủ quốc dân đã từng tổ chức một lực lượng
rất mạnh để điều tra phá án sự kiện án sát mấy lần này. Thế nhưng, thân thuộc
của Vương Lạc Bình đã bị thất vọng, những công chúng chú ý theo dõi vụ án này
cũng bị thất vọng. Những sự kiện ám sát kiểu này đã dần dần không thể cháy nhà
ra mặt chuột được.Liền sau đó, một số nhân sĩ nổi tiếng trong và ngoài Quốc dân
đảng như Dương Hạnh Phật, Sử Lượng Tài v.v... Đã lần lượt bị ám sát chết một
cách thể thảm. Có một số vụ án gây chấn động cả nước đã từng do các nhân vật
quan trọng trong Quốc dân đảng như Tưởng Giới Thạch v.v... xuất đầu lộ diện tổ
chức trinh sát điều tra, nhưng rồi cũng đã lờ đi cho qua chuyện, cho dù là một
số vụ án cực kỳ đơn giản, cũng thường thưòng là càng điều tra càng rối loạn,
trướng sau không thể kết an công bằng được.Tại sao lại như vây? Số người này
chết vì nguyên nhân nào? Những vụ án này vì sao không thể điều tra phá án
được?Muốn vạch rõ được điều bí mật này, cần phải bắt đầu nói từ Phục Hưng Xã do
Tưởng Giới Thạch tổ chức ra.Trên võ đài chính trị, Tưởng Giới Thạch đã coi quân
đội, đặc vụ, tài chính là hòn ngọc qúy để củng cố ách thống trị phản động của
ông ta, Phục Hưng Xã chính là một tổ chức đặc biệt vụ phục vụ cho ánh thống trị
đen tối của Tưởng Giới Thạch.Con người Tưởng Giới Thạch này rất có hứng thú đối
với ách thống trị độc tài Phát Xít và hoạt động đặc vụ, Tưởng coi hoạt động đặc
vụ là một loại thủ đoạn quan trọng để đối phó với phải phản đối. Đêm hôm trước
cuộc chính biến phản cách mạng 12-4 năm 1927, Trần Lập Phu làm bí thư ở bên
cạnh Tưởng Giới Thạch đã bắt đầu mời chào một số kẻ phản bộ ở trong đội ngũ
cách mạng và bọn lưu manh, bắt tay vào tiến hành hoạt động cách mạng, phòng
điều tra thuộc ban tổ chức trung ương Quốc dân đảng, đều tiến hành điều tra
theo yêu cầu xoay quanh ách thống trị độc tài của Tưởng Giới Thạch. Tháng 1 năm
1927, Tưởng Giới Thạch đã thành lập Lệ Chí Xã ở trong trường sĩ quan lục quân
Trung Ương Đường Hoàng Phố Nam Kinh, đích thân đảm nhiệm xã trưởng, nghĩ ra
trăm phương ngàn kế đem Lê Chí Xã làm thành một Cơ quan đặc vụ. Chỉ do vì điều
kiện của các phương diện không thành thuộc, cho nên cách nghĩ này chưa được
thực hiện, thế nhưng những hoạt động bám gót, bắt cóc, ám sát do Tưởng Giới
Thạch gợi ý vẫn không ngừng diễn ra.Sau sự biến ngàu 18-9, Chính sách bán nước
mà Tưởng Giới Thạch sử dụng không đề kháng đã kích động sự phẫn nộ của đông đảo
quần chúng nhân dân, rất nhiều quần chúng đều tới Đảng bộ thành phố, Tỉnh của
Quốc dân đảng đưa ra yêu sách chung, một số học sinh yêu nước còn kéo tới Nam
Kinh kiên quyết yêu cầu Trung ương Quốc dân đảng và chính phủ quốc dân tác
chiến với Nhật. Tưởng Giới Thạch bị bức đến nỗi không thể lẩn tránh được, không
thể không đích thân xuất hiện nói chuyện với học sinh trong lòng càng bực bội
càng cảm thấy cần phải lợi dụng tổ chức đặc vụ để trấn áp nhân dân, tăng cường
ách thống trị độc tài của Tưởng. Sai khi Tưởng Giới Thạch dùng thủ đoạn lừa bịp
để đối phó với những yêu sách chun của học sinh, lập tức triệu tập những lâu la
của mìh tới răn dạy, nói nào là những học sinh tốt của ta đều đã chết rồi, lũ
các người là đồ vô dụng, nhìn cách mạng của chúng ta sắp sửa thất bại rồi...
Tưởng Giới Thạch từ trước tới nay vẫn lợi dụng phương pháp nhục mạ để bức đối
phương phán đoán tâm lý của mình, lại nghĩ ra biện pháp để phù hợp với ý đồ của
Tưởng. Số người vô dụng này qua nhiều lần bàn bạc, đã quyết định dùng một loại
tổ chức đặc vụ lực hành xã. Cứu vong xã hoặc Phục hưng xã để duy trì ách thống
trị độc tài của Tưởng Giới Thạch. Chủ ý này đã rất nhanh chóng được sự tán đồng
của Tưởng Giới Thạch.Ngày 1-4-1932, Tưởng Giới Thạch đích thân chủ trì thành
lập tổ chức đặc vụ Trung Hoa phục hưng xã, gọi tắt àl Phục Hưng xã. Bản thân
Tưởng Giới Thạch đảm nhận chức vụ giám đốc Phục Hưng Xã, dưới Tưởng còn thành
lập Bí thư cán sự thường vụ, Phòng giám sát và tổ chức thường vụ, phòng tuyên
truyền, phòng huấn luyện, phòng đặc vụ v.v... và các tổ chức nhân sự. Các nhân
viên trong tổ chức này chủ yếu là những học sinh đã tốt nghiệp ở trường quân sự
Hoàng phố ra. Phàm những người tham gia vào tổ chức này đều cần phải tuyên thị,
lời tuyên thệ là: tuân theo nội quy của bản xã, phục tùng mệnh lệnh của giám
đốc xã trưởng, gìn giữ bí mật của bản xã. Nếu làm trái lời tuyên thệ này xin
chịu sự trừng phạt nghiêm khắc nhất. Kỷ luật của Phục Hưng Xã chủ yếu có rất
nhiều điều không được như là Không được chống lại mệnh lệnh, không được có tổ
chức nhỏ, không đưựoc tiết lộ bí mật, không được hãm hại đồng chí v.v... vi
phạm bất kỳ điều nào, đều có thể bị chặt đầu. Ban đầu thành lập phục Hưng xã,
người nhập xã đều phải được Tưởng Giới Thạch phê chuẩn. Theo đà tổ chức đặc vụ
không ngừng được mở rộng, Tưởng Giới Thạch mới đồng ý cho thành lập phân xã,
các phân xã cũng có thể phê chuẩn những người trung thành với Tưởng Giới Thạch
vào tổ chức.Muốn vạch rõ điều bí mật của việc ám sát, không thể không nói tới
một con người tên gọi là Đới Lập. Đới Lập không phải là phần tử cốt cán đứng ra
tổ chức trước nhất của phục hưng xã, thế nhưng về sau đã trở thành người chủ
trì thực tế của tổ chức đặc vụ Quân thống Cục của Tưởng Giới Thạch. Mười ba vị
thái bảo chuẩn bị tổ chức Phục Hưng Xã thông thường là chỉ Hạ Trung Hàn, Phan
Hộ Cường, Quế Vĩnh Thanh, Trịnh Văn Nghi, Trinh Giới Dân, Lưu Kiện Quần, Lương
Cán Kiều, Tiêu Tán Dục, Cát Vũ Khải, Đằng Kiệt, Khang Trạch, Đỗ Tâm Như, Hồ
Tông Nam v.v... Đới Lập không ở trong số này. Đới Lập là người thị trấn Hiệp
khẩu huyện Giang San tỉnh Triết Giang, khi che dấu tung tích ở Sở Giao dịch
Thượng Hải đã quen biết Tưởng Giới Thạch, không lâu làm lính cần vụ cho Tưởng
Giới Thạch. Sau khi Đới Lập chui được vào trong trường quân sự Hoàng Phố, học
được một năm ở khoa Kỵ Binh khóa 6, tháng 8 năm 1927 tới giúp việc Hồ Tông Nam,
nhậm chức sĩ quan phụ tá. Hồ Tông Nam cho rằng Đới Lập Có Dị tài liền tiến cử
hẳn tới làm sĩ quan phụ tá cho Tưởng Giới Thạch. Khi thành lập Phục Hưng Xã,
Đới Lập chỉ là cán sự dự bị của Hội Cán sự trung ương, trưởng phòng Phòng Đặc
Vụ. Đoạn từng trải này của Đới Lập, trong tâm mắt các lão đại ca Hoàng Phố thì
chẳng ai thèm để ý tới, đặc biệt là cán sự trung ương Trịnh Giới Dân, trong
lòng chẳng chút nể phục, thế nhưng do vì Đới Lạo là người Triết Giang, cùng
thuộc hệ thống Ala với Tưởng Giới Thạch. Đây là điều mà những người Quảng Đông
như Trịnh Giới Dân v.v.. không sao so sánh nổi. Cộng thêm Đới Lập có dị tài,
giỏi phụng mệnh ý chỉ của lãnh tụ, lo lắng cho nỗi khổ tâm của lãnh tụ, rất
được Tưởng Giới Thạch yêu quý, Đới Lập cũng có thể thành đạt như diều gặp gió
trong tổ chức đặc vụ, trở thành Tổng quản đặc vụ của Tưởng Giới Thạch, trở
thành một nhân vật đặc biệt độc đáo dưới một người, trên vạn người của Tưởng
Giới Thạch, một số yếu nhân trong Đảng và chính quyền Quốc dân đảng đề khiếp sợ
Đới Lập nhiều bề.Năm 1935, Tưởng Giới Thạch đem các loại tổ chức đặc vụ của
mình tập hợp lại, thành lập nên Cục thống kê điều tra của ẹy ban quân sự chính
phủ quốc dân. Đới Lập đảm nhận chức vụ thiếu tướng trưởng phòng của phòng 2 cục
này. Sau ba năm, Đới Lập thăng chức trung tướng Phó cục trưởng Cục Quân
Thống,một lòng một dạ liều chết bán mình cho Tưởng Giới Thạch. Bộ thuộc của Đới
Lập là Thẩm Túy đã từng nói:
- Đới Lập là con dao găm sắc nhọn đeo ở bên sườn Tưởng Giới Thạch, cũng là một
con chó săn trung thành, hung ác, rất giỏi nắm bắt ý đồ của chủ, rất được Tưởng
Giới Thạch quý mến ! [1]
Tưởng Giới Thạch rất cần thiết có một tên trùm sỏ đặc vụ kiểu như Đới Lập, cho nên đã dụng tâm bồi dưỡng Đới Lập. Do được Tưởng Giới Thạch tin yêu, Đới Lập đã không ngừng mở rộng tổ chức đặc vụ. Nhân viên đặc vụ dưới quyền Đới Lập rất nhanh chóng từ hơn ba ngàn người phát triển tới gần năm vạn người. Tổ chức nội bộ đã phát triển mở rộng tới hơn mười phòng, ban. Đới Lập còn thiết lập Ban nghiên cứu kỹ thuật đặc chủng chuyên nghiên cứu và chế tạo các loại thuốc độc, đoạn độc, dao độc, dụng cụ phóng hỏa, bom định giờ, địa lôi, các loại khí tài nổ v.v..dùng để đối phó với các Đảng phái dân chủ và những người cộng sản chống đối lại Tưởng Giới Thạch, tạo ra những hoạt động khủng bố. Có được con chó săn trung thành như kiểu Đới Lập, Tưởng Giới Thạch càng ngày càng điên cuồng thực hành ách thống trị độc tài Phát xít. ở trong Quốc dân đảng, phàm hễ cứ nghe thấy tiếng hô gọi Tưởng ủy viên trưởng, ủy tọa, lãnh tụ ...tất cả các nhân viên có mặt đều phải đứng nghiêm dậy !Bàn tay đen của tổ chức đặc vụ Tưởng Giới Thạch đã vươn ra rất dài, chủ yếu là ở trong hai lĩnh vực lớn nội bộ và ngoại bộ. Trong nội bộ Quốc dân đảng, vô luận là ở trong các cơ quan các cấp huy là quân đội Lục, Hải, Không quân và các đoàn thể xã hội, đều có những hoạt động đặc vụ của Tưởng Giới Thạch. ở trong quân đội các cấp Hải, lục, không quân, các loại nhà trường học viện quân sự và các loại cơ quan quân sự đều thiết lập phòng huấn luyện chính trị, sắp đặt các nhân viên công tác chính trị từ trung cấp trở lên, tuyệt đại bộ phận đều là người của Phục Hưng xã Họ chủ yếu phụ trách giám thị các sĩ quan tư lệnh quân đội và tình hình tư tưởng của các sĩ quan, phát hiện thấy tình hình khác thường thì sẽ báo cáo ngay lên nhân viên công tác chính trị cấp trên có thể báo thẳng tới Đới Lập, bộ đội chính quy hoặc tạp nham cũng đều như vậy cả. Theo yêu cầu của Tưởng Giới Thạch, ngoài những nhân vật cốt cán của Phục Hưng xã như Hồ Tông Nam, Hoàng Kiệt, Quế Vĩnh Thanh v.v... không cho phép các sĩ quan quân đội trực tiếp chỉ huy quân đội được tham gia Phục Hưng xã, để tiện cho các đặc vụ của Phục Hưng xã có thể bí mật theo dõi số sĩ quan quân đội này, như vậy sẽ có lợi cho sự khống chế quân đội của Tưởng Giới Thạch. Do đó, các sĩ quan quân đội từ trung thượng tầng trong quân đội Quốc dân đảng đều phải đặt dưới quyền giám thị của đặc vụ Tưởng Giới Thạch. Hễ phát hiện có lời nói và hành động không trung thành với Tưởng Giới Thạch thì sẽ có thể gặp tai họa bị giết chết ngay. Một số đặc vụ lục đục hục hặc với nhau, để đạt được mục đích cá nhân chúng đã vu cáo người khác, do đó đã khiến cho các sĩ quan quân đội suốt ngày hoảng hốt lo sợ, thường xuyên có người bị mất tích, có người bị ám sát. Các nhân viên công tác chính trị trong các nhà trường học viện quân sự chủ yếu là theo dõi học sinh. Hễ phát hiện những học sinh tư tưởng không ổn định hoặc có nghi ngờ thông đồng với Cộng sản thì do phòng huấn luyện chính trị lấy danh nghĩa là nhà trường đem nhốt lại, khai trừ, hoặc đem giao cho cơ quan quân pháp đem nhốt vào trại giam lục quân.
Từ năm 1933 đến năm
1935, Phục Hưng xã còn thành lập hai tổ chức ngoại vi là Trung Dũng cứu quốc
hội và Trung quốc văn hóa học hội Trung Dũng cứu quốc hội chuyên môn tiếp nhận
các phần tử băng bí mật, ác ôn du ôn, lưu mạnh bất lương làm cốt cán. Trung
Quốc văn hóa học hội thì dùng các hiệu trưởng, giáo sư đại học và những người
có trình độ văn hóa làm cốt cán. Hai tổ chức ngoại vi này tuy không nghiêm mật
chặt chẽ như Phục Hưng xã, thế nhưng đã khiến cho các hoạt động đặc vụ của Quốc
dân đảng ngày càng điên cuồng lồng lộn.ở bên ngoài, tổ chức đặc vụ của Tưởng
Giới Thạch chủ yếu coi trọng hoạt động tống tiền. Thời kỳ đầu của cuộc chiến
tranh kháng Nhật, Tưởng Giới Thạch còn thành lập các cơ quan nhe Phòng giám sát
cấm thuốc v.v.. thu nhập của việc cấm thuốc không nộp vào kho nhà nước, đều
dùng làm phí đặc chi của cá nhân Tưởng Giới Thạch. Loại này trên danh nghĩa là
cấm thuốc, còn trên thực tế là việc vơ vét của cải, Tưởng Giới Thạch đều để cho
bọn đặc vụ của Phục Hưng Xã đi bắt bớ. Bọn đặc vụ này cầm lông gà làm lệnh
tiễn, luôn muốn quấy đục nước để bắt cá, mưu đồ tư lợi từ bên trong, chúng
thường tùy ý bắt người giết người, điên cuồng như vệ quân Đảng quốc xã Nazi của
Hít le. Bắt cóc là một loại thủ đoạn quan trọng mà Tưởng Giới Thạch lợi dụng tổ
chức đặc vụ để bức hại các nhân sĩ tiến bộ, bài trừ khác cánh với minh. Để củng
cố địa vị thống trị của mình, khi Tưởng Giới Thạch cần phải hạn chế hành động
của một số người, liền ra hiệu cho Đới Lập tiến hành bắt cóc người đó. Khi Tưởng
Giới Thạch có mâu thuẫn với Hồ Hán Dân, đã hận tận xương tận tủy đối với người
trợ thủ đắc lực của Hồ Hán dân là Lưu Lô ẩn. Sau khi Hồ Hán Dân chết, Đới Lập
liền ra lệnh cho đặc vụ bí mật bắt cóc Lưu Lô ẩn đem về Nam Kinh. Khi người vợ
nhỏ của Lưu Lô ẩn phát hiện ý đồ bắt cóc của mấy tên đặc vụ do Thẩm Túy dẫn đầu
ở trên phố Thượng Hải, kinh sợ gào thét ấm lên. Bọn đặc vụ đã ngang nhiên đem
cuộc bắt bớ bí mật biến thành cuộc đuổi bắt công khai, giải ngay Lưu Lô ẩn tới
giam cầm ở Vũ Hán. Lúc đó, Tô giới của Anh Pháp ở Thượng Hải không cho phép
nhân viên chính phủ Quốc dân đảng tùy tiện tiến vào bắt bớ cư dân. Đới Lập đã
không tiếc tiền của đã dùng khoản vàng lớn mua chuộc bọn cảnh sát ở trong Tô
giới, để cho đặc vụ và cảnh sát cùng hợp tác, bắt cóc các nhân sĩ có liên quan
ở trong tô giới. Tại một số thành phố lớn dưới ách thống trị của Quốc dân đảng
như Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh v.v... hoạt động bắt cóc của Đới Lập hầu
như không ngày nào dừng lại. ám sát, là một loại thủ đoạn Phát xít mà Tưởng Giới
Thạch rất hay dùng, cũng là thủ đoạn mà Đới Lập ưa chuộng nhất. Để bài trừ
những người khác cánh, ngăn chặn các lực lượng tiến bộ, Tưởng Giới Thạch thường
ra hiệu cho Đới Lập điều khiển đặc vụ ám sát kẻ thù địch về chính trị và những
nhân sĩ tiến bộ. Tại Thượng Hải, phu nhân của Tôn Trung Sơn tiên sinh là Tống
Khánh Linh, vì để phản đối Tưởng Giới Thạch đã có những hành động bạo ngược
miệt thị nhân quyền, sát hại dân chúng, bà đã cùng rất nhiều nhân sĩ tiến bộ tổ
chức ra Hội đồng minh bảo đảm dân quyền Trung Quốc, vạch trần những hành vi
phản động của Tưởng Giới Thạch, tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Đối với việc
này, Tưởng Giới Thạch đã hận tới tận xương tủy đối với vị quốc mẫu này, chỉ do
vì ảnh hưởng xã hội của bà Tống Khánh Linh quá lớn, Tưởng không dám hạ độc thủ
đối với bà đành phải phái cử một khối lượng đặc vụ khá lớn tới giám sát khu nhà
ở của Tống Khánh Linh, đồng thời ra lệnh cho Đới Lập ám sát Dương Hạnh Phật, ủy
viên chấp hành kiêm tổng cán sự của Hội đồng minh bảo đảm dân quyền Trung Quốc,
hòng mượn việc này đe dọa Tống Khánh Linh. Đới Lập vốn muốn nhân lúc Dương Hạnh
Phật đi cưỡi ngựa trên đường Đại Tây tới đường Trung Sơn tiến hành đánh lén,
thế nhưng Tưởng Giới Thạch không đồng ý cách làm như vậy. Lúc đó, Khu nhà ở của
Tống Khánh Linh ở gần vườn hoa thuộc tô giới nước Pháp, Tưởng Giới Thạch cho
rằng Dương Hạnh Phật ở khu vực ngoài tô giới mà bị ám sát thì khó có thể đạt
được mục đích khủng bố đe dọa Tồng Khánh Linh, lại suy nghĩ tới việc giết người
ở trong khu vực quản lý của chính phủ Tưởng, sau sự việc khẳng định sẽ dẫn tới
sự chỉ trích về các phương diện, không phá án thì sẽ mất thể diện, muốn phá án
thì lại phải bắt bọn đặc vụ, do đó Tưởng đã kiên trì bắt Đới Lập phải động thủ
ở gần tô giới Pháp. Vì sự kiện này, Đới Lập đã đặc biệt từ Nam kinh tới Thượng
Hải đích thân bố trí. Buổi sáng ngày 18 tháng 6 năm 1933, khi Dương Hạnh Phật
ngồi xe tới số nhà 331 đường Albe, bốn họng súng trường của bốn tên đặc vụ cùng
bắn vào ông ta, trên thân ông ta đã bị hơn mười về đạn. Sau sự việc, Tưởng Giới
Thạch đã vin vào lí do việc hung sát này xảy ra ở trong tô giới, nên không chịu
trách nhiệm phá án, để đối phó với giới báo chí.Thông qua sự kiện này, bạn đọc
đã nhìn thấy rõ bí mật của các sự kiện ám sát mà không được phá án từng phát
sinh ra rất nhiều lần ở trong khu vực thống trị của Quốc dân đảng, đã nhìn thấy
rõ những hành vi đáng sỉ nhục của Phục Hưng Xã.Tấm lưới đen Phục Hưng Xã do
Tưởng Giới Thạch giăng cài đã tạo ra rất nhiều sự kiện ám sát chính trị gây
trấn động xã hội, đã phạm biết bao nhiêu tội ác tày trời. Người chủ trì Thân
báo Thượng Hải ông Sử lượng Tài do vì đã phát biểu bài Bình luận thời sự Tiếu
phỉ trên Thân báo không lợi cho chính quyền của Tưởng, đã nêu ra quan điểm Bọn
phỉ trong cả nước ngày nay, đều do sự thống trị đen tối tạo thành... Bọn phỉ đã
bị tiêu diệt đâu có phải là những đồng bào lao khổ của chúng ta, đâu có phải là
những dân lành cơ hàn quẫn bách cầu sinh bất đắc, đã bị Đới Lập bố trí đặc vụ
tinh vi bắn chết ngay ở ngoại ô Hàng Châu. Có những trước tác nổi tiếng như Bí
quyết then chốt của chiến tranh, Tôn tử Thiển dịch, Tổng tư lệnh học v.v...
Dương Kiệt từng đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường Đại học Lục quân, phó tổng
tham mưu Trưởng, đã bị ám sát tại lầu bốn số nhà 302A đường Xuannishi. Vị tướng
lĩnh yêu nước nổi tiếng trong sự biến Tây An là Dương Hổ Thành, ủy viên Trung
cộng tỉnh Tứ Xuyên là Xa Diệu Tiên, La Thế Văn v.v.. lấy cớ vin vào sự kiện
cướp gạo bị chúng bắt giam, đã lần lượt bị ám sát ở trong trại giam. Tưởng Giới
Thạch còn đưa bàn tay đen vươn tới một số người như Chu Ân Lai, Hà Tư Nguyên,
Trương Trị Trung v.v... chỉ có điều là những âm mưu ám sát này chưa thành hiện
thực.Tưởng Giới Thạch đúng là có ý đồ lợi dụng tổ chức đặc vụ lớn mạnh để trấn
áp nhân dân, bài trừ những người khác phe cánh, để duy trì ách thống trị phản
động của mình. Thế nhưng điều đó đã thực sự chứng tỏ sự suy yếu giả dối của
chính quyền họ Tưởng. Những hoạt động đặc vụ ám sát tàn khốc nguy hiểm càng
nhiều chỉ có thể càng kích động sự công phẫn của nhân dân Hít le và Môsulini đã
từng có tổ chức đặc vụ vô cùng lớn mạnh đã bị sụp đổ. Tưởng Giới Thạch cũng đã
bị bắt buộc phải từ chức hết lần này tới lần khác. Con dao găm sắc nhọn luôn ở
bên cạnh ông Tưởng đó đã ngồi máy bay từ Bắc Bình tới Nam Kinh trên đường bay
đã bị lao đầu vào Đới Sơn, thị trấn Bản Kiều huyện Giang Ninh chết mất mạng vào
ngày 17 tháng 3 năm 1946.
-----------------------
[1] Vương Phủ Dân: Tưởng Giới Thạch truyện, trang 134, số 8 năm 1989 NXB kinh
tế nhật báo