Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 05 - Chương 04
Trước và sau việc Tưởng Giới Thạch lấy cắp vàng chuyển ra Đài Loan
Tưởng Giới Thạch từ Thành Đô chạy trốn ra Đài Loan, tuy hấp tấp vội vàng như con chó nhà chủ có tang, cập rập lo sợ như con cá lọt lưới. Thế nhưng trong sự kiện lịch sử rút khỏi đại lục này, có một việc mà Tưởng làm rất có bài bản. Đó chính là việc vận chuyển lén đi toàn bộ số vàng ở trong kho nhà nước đang còn tồn lại tại Ngân hàng Trung ương Thượng Hải. Tưởng Giới Thạch biết rằng, ông ta phải tới Đài Loan khổ công nắm giữ một tiểu vương quốc. Quân đội cố nhiên là rất quan trọng, thế nhưng tiếng đại bác vừa nổ, một vạn lượng vàng, quân đội phải dùng đến tiền mới nuôi sống được. Lại còn sự an ninh của xã hội, sự phát triển về kinh tế, về mặt nào mà không có tiền cũng đều không được cả. Do đó Tưởng Giới Thạch lão mưu đa kế, ông đã tính toán rất sâu. Trước khi từ chức lần thứ ba, ông đã tiến hành cuộc khảo sát tỷ mỷ đối với số vàng còn lại ở trong kho nhà nước. Tưởng hạ lệnh đem phần lớn số vàng vận chuyển ra Đài Loan, còn một phần thì vận chuyển tới Hạ Môn. Điều này chẳng phải là đã nói lên, từ tháng 1 năm 1949, ông Tưởng đã xác nhận sự thất bại triệt để ở đại lục của chính quyền Quốc dân đảng rồi sao ? Đầu tháng 12 năm 1949 Tưởng còn cho rằng ông còn có lực lượng chiếm giữ vùng Tây Nam, rồi đến 8 năm kháng chiến, ông ta không thể không suy nghĩ đầy đủ tới khả năng sẽ thất bại triệt để ở đại lục và tính nghiêm trọng của loại kết cục này. Thế nhưng đó chỉ là lẽ thứ nhất. Lẽ thứ hai là, lúc này Tưởng đã từ chức, Lý Tông Nhân làm Quyền tổng thống, Tưởng không thể để cho Lý Tông Nhân dùng số vàng này củng cố địa vị của hắn được. Tưởng muốn nhìn thấy trong tình trạng hoàn toàn bế tắc, Lý Tôn Nhân sẽ phải trao trả lại cho mình vị trí tổng thống này.Tưởng Giới Thạch đã vận chuyển số vàng này đi như thế nào ? Trong cuốn Tống Gia Vương triều, ông Tơrin -xicơlêfu người Mỹ đã viết:Kế hoạch cướp đoạt ngân hàng Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch được chấp hành vô cùng cẩn thận và chu đáo. Một chiếc thuyền chở hàng nhem nhuốc bẩn thỉu đậu ở ngoài bến Thượng Hải đối mặt với quán cơm Quốc Thái. Những Culi trên thuyền ăn mặc quần áo rách rưới lam lũ, kỳ thực họ đều là những binh sĩ hải quân giỏi bậc nhất được ngụy trang. Người chủ quản nào đó của ngân hàng Trung Quốc đã mở sẵn cửa kho, bởi vì họ đã được nhận một khoản tiền hối lộ khá lớn, hơn thế được chuẩn y sẽ đi trên con thuyền chờ đợi này chạy trốn tới nơi an toàn. Quân đội Quốc dân đảng được thiết lập một hàng rào canh gác bao vây chặt mấy đường phố ở xung quanh nhà ngân hàng, bao gồm một bộ phận đường Nam Kinh và bãi ngoài. Từ trong đêm tối thỉnh thoảng lại vọng ra tiếng thở phì phó của những cu li khi vận chuyển những đồ nặng. Mỗi người đều dùng đòn gánh gánh hai bao tải to. Dưới ánh sáng đèn thủy ngân, chúng giống như những thây ma chạy ra chạy vào từ nhà ngân hàng ra tới con thuyền. Một ký giả người Anh là Gioóc-Van đang viết bài ở trong văn phòng đã lén nhìn thấy toàn bộ quá trình này, bất giác đã rùng minh ghê sợ. Khi ông ta bàng hoàng tỉnh ngộ hiểu được sự việc, đã dùng một câu triết học quái dị gọi điện thoại về tòa báo ở Luân Đôn: Tất cả số vàng của Trung Quốc đã bị những tên Culi dùng phương thức truyền thống vận chuyển đi hết!Stơrin là con người có sức tưởng tượng, thế nhưng so với ông Ban Nôrô người Nhật Bản thì lại hơi kém lẳng lơ hơn. Trong cuốn Vàng của Tưởng Giới Thạch, ông Ban nô rô đã thêu dệt thành một câu chuyện có nhiều tình tiết phức tạp. Ban nô rô nói rằng, Tưởng Giới Thạch đã đem mấy trăm vạn Aoxơ vàng vận chuyển tới Đài Loan, đã đặc biệt ra lệnh cho tên cầm đầu Đảng áo xanh là Tưởng Đại Đông đặt ra một phương án tác chiến gọi là Tín Thiên ông. Mà điều bí mật này bị tiết lộ ra thỉ các cơ quan viện trợ kinh tế đối với Trung Hoa của Mỹ, Thanh Bang Thượng Hải, các nhân viên ứ đọng ở Trung Hoa của bọn Nhật xâm lược cùng với đám giặc đen ẩn tích ở trong rừng núi, bọn phỉ cướp lưu lạc giang hồ đều tranh giành nhau kéo tới Đài Loan diễn xuất một màn kịch cướp vàng hiếm thấy.Nếu sự miêu tả của Stơrin là sự tưởng tượng hợp lý của một phóng viên nhà báo , thì câu chuyện của Ban nôrô hoàn toàn là sự biê n tạo của nhà tiểu thuyết. Vậy thì tình hình chân thực là như thế nào? Chúng ta hãy cùng nghe thử hồi ức của người đương sự. Tình hình được Tưởng Kinh Quốc bộc lộ ra trong cuốn sách Người cha của tôi là: Cuối tháng 4 năm 1949, khi quân Quốc dân đảng sắp sửa triệt thoái từ Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch đã cử mấy người như Tưởng Kinh Quốc v.v..tới Thượng Hải, yêu cầu họ nghĩ cách đem toàn bộ số vàng còn tồn lại trong ngân hàng Trung ương vận chuyển tới Đài Loan. Khi sắp đi, Tưởng Giới Thạch nhiều lần căn dặn Tưởng Kinh Quốc Tuyệt đối phải giữ bí mật!, bởi vì Tưởng đã sớm dự liệu thấy, Lý Tông Nhân nhất định sẽ dùng số vàng ở trong kho nhà nước làm một trong những điều kiện hòa đàm, kỳ thực là sợ Lý Tông Nhân cản trở họ vận chuyển vàng đi.
Bọn Tưởng Kinh Quốc bí mật chui vào Thượng Hải, đã đem khối lượng lớn vàng vận chuyển tới Đài Loan mà thần không biết qủy chẳng hay. Sau này Tưởng Kinh Quốc bình luận nói: Thời kỳ đầu Chính phủ dọn tới Đài Loan, nếu không có số vàng này để bù đắp, thì tình trạng tài chính và kinh tế, sớm đã không thể tưởng tượng nổi, làm gì có được cục diện ổn định như thế này ? Cổ ngữ nói vô lương bất tụ binh, nếu như lúc đó thiếu lương thực, việc cấp dưỡng quân đội đã trở thành vấn đề, điều đó sẽ nghiêm trọng mức nào?Bọn Tưởng Kinh Quốc tới Thượng Hải vận chuyển vàng, ngoài việc phòng bị bọn Lý Tông Nhân phát hiện gây trở ngại ra, không phải là không có những phiền toái khác. Những chi tiết nhỏ nội tình cụ thể tuy chưa biết hết, thế nhưng từ trong nhật ký của Tưởng Kinh Quốc có thể nhìn thấy rõ một phần. Ngày mồng 10 tháng 2 năm 1949, trong nhật ký Tưởng Kinh Quốc đã viết: Việc vận chuyển số vàng trong ngân hàng Trung ương tới nơi an toàn là một công tác rất quan trọng. Thế nhưng nhà đương cục chủ quản tài chính với số lượng tiền tệ ít, ban đầu đối với điều này không được rõ lắm, cho nên trải qua sự kết hợp, thuyết minh và bố trí nhiều loại, mãi tới hôm nay, đã bắt đầu có thể đem đại bộ phận số vàng vận chuyển tới để ở Đài Loan và Hạ môn, ở Thượng Hải chỉ để lại 20 vạn lượng. Tại sao có thể lưu lại 20 vạn lượng vàng mà không vận chuyển hết toàn bộ đi ? Điều này là bởi bọn Tưởng Kinh Quốc đã vấp phải một số phiền phức nhỏ. Theo hồi ức của Hà Thiện Thản: Khi Du Hồng Quân cùng Tưởng Kinh Quốc tới Thượng Hải sử lý công việc này, một buổi tối đã triệu tập các nhân viên hữu quan tiến hành một hội nghị bí mật, có người phản đối việc vận chuyển toàn bộ số vàng đi. Vì họ Du trước khi được đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ tài chính Chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh và Tổng tài ngân hàng Trung ương, đã từng làm Thị trưởng Thượng Hải, cho nên người phản đối đã nói với họ Du rằng: Trước đây ông đã từng làm Thị trưởng Thượng Hải, bây giờ ông hãy nên nghĩ cho thị dân Thượng Hải, nếu đem toàn bộ số vàng trong kho chuyển đi hết thì bộ mặt thành phố sẽ duy trì như thế nào ?. Hội nghị đã thảo luận kỹ càng, cuối cùng đã quyết định lưu lại một phần ở Thượng Hải để phòng bị việc gấp, số còn lại sẽ vận chuyển hết tới Đài Loan.Sau khi khối lượng lớn vàng của Thượng Hải vận chuyển được tới Đài Loan, Tưởng Giới Thạch lại nhớ ra hãy còn một hòm châu báu còn gửi ở Cục ký gửi Trung ương, liền ra lệnh cho bọn Tưởng Kinh Quốc lại một lần nữa tới Thượng Hải, nghĩ cách đem hòm châu báu từ trong Cục ký gửi cùng vận chuyển tới Đài Loan. Hòm châu báu này quá nửa là của bọn Hán gian vơ vét được trong thời kỳ kháng chiến, sau thắng lợi bị Chính phủ Quốc dân đảng tịch thu, giao cho Cục ký gửi Trung ương trông nom bảo quản. Bởi vì Tưởng Kinh Quốc đã từng đảm nhiệm công tác quản chế kinh tế Thượng Hải, biết được địa điểm tồn giữ hòm châu báu này, cho nên, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh cho Tưởng Kinh Quốc đi phụ trách chấp hành nhiệm vụ này. Thế nhưng khi Tưởng Kinh quốc tới Thượng Hải, Lý Tông Nhân đã hiểu rõ là việc gì rồi. Liền lập tức hạ lệnh: Bất kỳ người nào cũng không được phép di chuyển hòm châu báu này đi. Thế nhưng những bài học kinh nghiệm mà Lý tích lũy được trong mấy chục năm trong việc đấu pháp với lão Tưởng, Lý thừa biết chỉ một mệnh lệnh khó có thể bảo đảm chắc chắn được. Sau đó Lý đã dứt khoát hạ lệnh cho người bảo quản chiếc hòm bảo hiểm đó, bay tới Hồng Công, làm cho Tưởng Kinh Quốc vô kế khả thi. Vì vậy Tưởng Kinh Quốc đã kiến nghị với Tưởng Giới Thạch: Căn cứ vào tình hình được biết, chiếc hòm báu vật này đã dùng mất không ít, số còn lại chỉ đáng giá hai, ba chục vạn mỹ kim, hà tất chúng ta phải vì vật nhỏ bé này, mà làm thương tổn hòa khí với người ta! Chẳng ngờ được Tưởng Giới Thạch đùng đùng nổi giận, Tưởng nói:- Tới Đài Loan, khi lương bổng của quân đội phát ra không đủ thì một Mỹ kim cũng rất đáng qúy! - Tưởng Kinh Quốc nghe xong không còn biết trả lời ra sao nữa, đành phải lại ra sức nỗ lực. Kết quả vẫn là khong có cách gì đem được hòm châu báu này trở về.Tưởng Kinh Quốc cố nhiên là người phụ trạch việc vận chuyển trộm số vàng ở trong kho nhà nước, thế nhưng người chấp hành cụ thể lại là Du Hồng Quân đã được nhắc tới ở đoạn trên. Cục trưởng cục báo chí Quốc dân đảng trước là Đổng Hiển Quang từng viết:Trong tháng 2 có một cơ hội có thể đoạt trở về được số tài sản quan trọng từ trong tay Cộng Đảng sắp sửa giành thắng lợi. Tưởng tổng thống tin tưởng sâu sắc rằng đại lục không tránh khỏi bị xâm chiếm, mới dùng địa vị Tổng tài Quốc dân đảng ra lệnh cho Du Hồng Quân Tổng tài Ngân hàng Trung Ương có năng lực và đáng tin cậy bí mật vận chuyển đem số vàng dự trữ của quốc gia vận chuyển tới Đài Bắc, để tránh tương lai rơi vào tay bọn địch. Số vàng tồn tại này chuyển tới Đài Loan, khi cần thiết, sẽ có thể ủng hộ chính phủ chống cộng. Du Hồng Quân lập tức tuân lệnh thi hành. Hạng mục công việc vận chuyển vàng này được hoàn thành vào ngày 20 thángại cấm chỉ chuyển đi. Nếu Thượng Hải thất thủ, mà số vàng rơi vào trong tay Cộng phỉ thì sự tổn thất của quốc gia sẽ càng thảm hại nặng nề. Họ Du yên lặng chẳng nói năng liền gọi điện bí mật bàn bạc với phó Tổng thống Trần đang nhậm chức Chủ tịch tỉnh Đài Loan quyết định đem toàn bộ số vàng này vận chuyển tới Đài Loan. Trong một đêm khuya nào đó, tổng tư lệnh hải quân là Quế Vĩnh Thanh bí mật ra lệnh cho một chiếc quân hạm đậu ở bên cạnh bến, gần Ngân hàng Trung ương ở bãi Hoàng Phố Thượng Hải, đường phố ở gần ngân hàng Trung ương, tạm thời bị giới nghiêm, từng hòm từng hòm vàng một, lặng lẽ được vận chuyển lên chiến hạm.
Trước khi trời sáng, chiến hạm này đã phóng ra khơi cửa Ngô Tùng, với tốc độ cao nhất, lao về phía Cơ Long Đài Loan.Trong Tân hội Du tiên sinh Hồng Quân sự lược nói: chiến hạm vận chuyển vàng sau khi phóng ra khỏi Thượng Hải, Du Hồng Quân lo lắng cuộc hành trình có tổn thất, trong lòng trĩu nặng, sớm tối luôn luôn đi quanh quẩn ở trong phòng. Sau hai ngày Trần Thành gọi điện cho Du, toàn bộ số vàng đã thu cất ổn thỏa. Họ Du giữ chức Tổng tài văn phòng ngân hàng Trung Ương đang ngồi ở ngoài bãi Thượng Hải lúc này mới cảm thấy gánh nặng vạn cân ở trên vai mới được giảm nhẹ?Đổng Hiển Quang nói: Du Hồng Quân lúc đó là Tổng tài ngân hàng Trung ương, kỳ thực không phải là như vậy. Trong bài Phong thái của Du Hồng Quân tiên sinh của Ngạn Viễn đăng trong Liên Hợp báo ngày 2-6-1960, có nói: Có lẽ có người cho rằng họ Du lúc đó đã làm Tổng tài Ngân hàng Trung Ương, trù hoạch vận chuyển kho vàng đến địa điểm an toàn, vốn đó chỉ là sự việc bên trong chức trách của ông ta. Kỳ thực, lúc đó họ Đu không nằm trong nhiệm vụ Tổng tài ngân hàng Trung ương. Tổng tài ngân hàng Trung ương lúc đó là Bộ trưởng tài chính Lưu Công Vân kiêm nhiệm, họ Du không những đã rời khỏi chức vụ ở ngân hàng Trung ương, hơn thế, lúc đó ông ta cũng không ở Thượng Hải, mà là sau khi nhận được mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch, đã từ Hồng Công bay tới Thượng Hải. Có thể nhìn thấy Tưởng Giới Thạch chẳng quản lý Quản thống. Quốc thống nào hết, chỉ cần tìm trăm phương ngàn kế đem những công việc mình muốn làm, làm xong là được.Đối với chi tiết nhỏ họ Du bay tới Hộ, Vương Khang nói, lúc đó chiến dịch Thượng Hải vừa mới bắt đầu, quân đội Quốc dân đảng canh giữ ở sân bay Long Hoa đã thực hành giới nghiêm, họ Du sau khi bước xuống máy bay lập tức bị bắt giữ. Mặc dù Du nhiều lần giải thích giới thiệu, thế nhưng Du không có bất kỳ thứ giấy tờ nào có thể chứng minh được mình là Du Hồng Quân cả, vệ binh vẫn không chịu để cho Du đi. Du đành phải nhiều lần gọi điện thoại cho Thang Ân Bá, cuối cùng điện thoại được nối thông, Thang Ân Bá cử quân tới đón, Du mới được thoát thân.Sau khi Du Hồng Quân trở về Thượng Hải, lập tức hiệp trợ với Tưởng Kinh Quốc đem tất cả số vàng, số bạc và số ngoại tệ ở trong ngân hàng Trung Ương vận chuyển đi hết. Vậy thì, với kế hoạch tuyệt mật và sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch, tổng cộng đã vận chuyển đi được bao nhiêu vàng? Từ trước đến nay có nhiều cách nói khác nhau. Có người nói là 11 vạn lượng, có người nói là 120 vạn lượng thậm chí còn có người nói, khi đó Tưởng Giới Thạch bắt Thang Ân Bá kiên trì giữ Thượng Hải chính là vì để cướp đoạt vận chuyển số vàng tồn giữ ở trong kho, có một chiếc chiến hạm nhà binh đã vận chuyển quá trọng tải rồi bị chìm xuống đáy biển.Căn cứ vào tư liệu tương đối đáng tin cậy, số vàng trong kho nhà nước mà Tưởng Giới Thạch vận chuyển đi đúng là hơn 2 triệu 97 vạn 3000 lượng. Ngoài ra còn có 16 triệu 40 vạn đồng bạc trắng. Toàn bộ số tiền này đều đã vận chuyển tới Đài Loan. Còn có 15 triệu 37 vạn đồng đô la Mỹ chuyển tới nước Mỹ, gửi vào tài khoản Chính phủ Quốc dân đảng ở Ngân hàng liên bang Mỹ [1] Tư liệu này xem trong Sóng gió 40 năm ở Đài Loan và Đại Lục do Cao Văn Các biên soạn, trang 6, NXB Văn Sử Cát Lâm tháng 7 năm 1991