Thủy Hử - Chương 03 - Phần 2

Anh thợ rèn ngẩng trông lên thấy Lỗ Trí Thâm, tuy ăn mặc lối nhà chùa, song mặt mũi dữ tợn, mà mái tóc lại dở ngắn dở dài, trong bụng cũng có phần kinh sợ, bèn mời Trí Thâm ngồi mà hỏi rằng:

- Chẳng hay hòa thượng muốn đánh vật gì để dùng?

- Ta muốn đánh một cây thuyền trượng, và một thanh giới đao, nhưng không biết rằng có thép tốt hay không?

- Bẩm có, hòa thượng định dùng bao nhiêu cân, để đánh thuyền trượng?

- Ta muốn đánh cây thuyền trượng nặng một trăm cân, có thép tốt hay không?

Phó rèn cười mà đáp rằng:

- Bạch hòa thượng, thế nào mà tôi đánh không được, nhưng chỉ sợ hòa thượng không dùng nổi mà thôi, đến như cây đại đao của đức Thánh Quan ngày trước, cũng chỉ có tám mươi cân nữa là...

Trí Thâm cau trán mắng rằng:

- Ta đây lại không bằng Quan Công à? Hắn cũng là người chứ gì?

- Cứ như ý chúng tôi, chỉ đánh vào khoảng bốn mươi, năm mươi cân, cũng nặng lắm rồi.

- Ừ thôi ta cũng nghe lời anh, cứ đánh tám mươi cân và nặng bằng cây đao của Quan Công cũng được.

Phó rèn nghĩ một lát rồi nói:

- Tôi thiết tưởng sư phụ to béo như thế, mà cầm cái cây gậy nặng quá thì không tốt, vậy tôi xin chọn thứ thép tốt đánh độ sáu mươi hai cân cũng được, còn thanh giới đao thì tôi hiểu rồi, bất tất phải nói nữa.

Trí Thâm gật đầu nói:

- Cũng được, tất cả hai cái ấy, ngươi lấy bao nhiêu tiền?

- Tôi không nói thách, xin sư phụ cứ cho đủ năm lạng bạc mới được.

Trí Thâm đưa tiền mà nói:

- Được, năm lạng ta cũng trả cho anh, nếu anh đánh được tốt, thì ta thưởng thêm cho.

Phó rèn nhận tiền rồi nói:

- Chúng tôi xin đánh cẩn thận cho sư phụ. Lỗ Trí Thâm lại bảo với phó rèn rằng:

- Ta còn ít tiền lẻ ở đây, anh đi mua rượu về uống với ta một thể cho vui.

Phó rèn nghe nói từ chối rằng:

- Tôi bận việc làm ăn, không thể hầu rượu ngài được, vậy xin sư phụ cứ tự tiện cho.

Trí Thâm đứng dậy, ra khỏi nhà lò rèn, được dăm ba mươi bước thì thấy có hàng rượu ở đó liền bước rảo cẳng, vào hỏi mua rượu để uống.

Nhà hàng thấy vậy, không dám bán mà nói rằng:

- Sư cụ trên chùa đã truyền lệnh, chúng tôi không được bán rượu cho cho các vị sư, nếu mà bắt được bán vụng thì tất phải phạt, mà tịch ký cả tiền, vậy xin sư phụ tha lỗi cho, không khi nào chúng tôi dám như thế.

Trí Thâm thấy vậy, đành phải ra đi, tìm hàng khác. Ngờ đâu đi đến dăm bảy hàng, mà không hàng nào bán cả, lấy làm tức giận, lẩm bẩm nói một mình rằng:

- Ta không nghĩ được kế gì mà uống rượu lấy một bữa, thì tức quá.

Chợt đâu trông thấy phía cuối chợ đằng xa, phảng phất có Hạnh Hoa Thôn ở đó, Trí Thâm nghĩ ngay ra một kế, rồi xăm xăm đến hàng rượu vắng vẻ quạnh quẽ bước vào ngồi ở gần cạnh cửa sổ gọi chủ hàng mà bảo rằng:

- Tôi ở đằng xa qua tới chốn này, muốn mua rượu uống chơi, xin chủ nhân bán cho tôi một ít.

Chủ hàng nhìn Trí Thâm một lượt rồi hỏi rằng:

- Hòa thượng ở đâu mới tới đây?

- Tôi là người tăng lữ ở đường xa đi qua đây thôi.

- Nếu có phải người tu hành ở trên chùa Ngũ Đài, thì tôi không bán.

- Không phải, cứ đem rượu ra đây bán cho tôi.

Chủ hàng nhận kỹ Trí Thâm, vừa phần lạ mặt, vừa phần lạ tiếng thổ dân thì cũng tin cho là thực, liền hỏi ngay rằng:

- Người định lấy bao nhiêu rượu?

- Không cần phải hỏi, hãy cứ mang cho tôi mấy be lớn đã.

Chủ hàng đem rượu đến, Trí Thâm uống luôn mấy mươi be một lúc rồi quay ra hỏi chủ hàng rằng:

- Ở đây có thịt thà gì đem bán cho tôi một thể? Chủ hàng nói:

- Thưa ngài, sáng hôm nay hàng tôi vẫn có thịt bò nhưng bây giờ bán hết cả rồi.

Vừa nói xong thì Lỗ Trí Thâm ngửi thấy mùi thịt thơm xông đặc lên mũi, liền đứng dậy chạy vào sân trong, thấy bên cạnh tường có nồi thịt chó đương nấu bèn bảo với chủ hàng rằng:

- Trong nhà có thịt chó sao bác không bán cho tôi?

- Thưa ngài, tôi sợ những người xuất gia không xơi được thịt chó, cho nên không dám bán cho ngài.

Trí Thâm nói:

- Tôi có tiền đây, sao lại không ăn được?

Nói xong liền lấy tiền đưa chủ hàng mà bảo rằng:

- Tiền đây hãy bán cho tôi nửa quầy.

Chủ hàng mãi mốt lấy nửa quầy thịt chó mang ra để trước mặt bàn. Trí Thâm trông thấy cả mừng giơ tay cầm lấy đùi chó vừa xé vừa ăn, lại vừa uống hết mươi be rượu nữa. Khi ấy trong bụng hãy còn thòm thèm liền gọi chủ hàng ra để mua thêm.

Chủ hàng có ý ngần ngại mà từ chối rằng:

- Bạch ngài chỉ còn có ngần ấy mà thôi.

Trí Thâm nghe nói tức giận quắc mắt lên mà hỏi:

- Ta ăn không của ngươi hay sao? Mà ngươi hạn cho ta có bằng ấy?

Chủ hàng nghe giọng hòa thượng đã có hơi rượu thì không dám dùng dằng, liền hỏi ngay rằng:

- Ngài định mua bao nhiêu nữa?

- Ngươi cứ đem một thùng nữa ra đây.

Chủ hàng bất đắc dĩ lại phải mang một thùng rượu nữa ra. Trí Thâm gật gù ngồi uống mãi đến hết cả thùng rượu mới thôi. Bấy giờ còn thừa lại nửa quầy thịt nữa, Trí Thâm lại đút túi để mang về. Khi ra đến cửa còn quay lại mà bảo chủ hàng rằng:

- Ngày mai nếu có tiền, thì tôi lại đến đây nhé?

Nói xong quay gót xồng xộc đi thẳng về lối Ngũ Đài Sơn, chủ hàng trông thấy chỉ lắc đầu le lưỡi mà không dám nói làm sao cả.

Trí Thâm đi về đến mái đình ở lưng chừng núi ngồi đó một hồi, nghe hơi rượu đã bốc lên nồng nực, liền đứng dậy mà nói một mình:

- Ta lâu nay không đi bài côn bài quyền nào, nghe trong mình không được khỏe mạnh, bây giờ tiện đây thử giở vài ngón xem sao?

Nói đoạn đi xuống sân đình, xắn hai tay áo lên, rồi đánh bên nọ đánh bên kia, hắt lên đá xuống, lấy sức lấy gân, múa may một mình, đoạn rồi chạy lên đánh vào các cột ở góc đình một quyền rất mạnh, làm cho các cột gãy hẳn ra đôi đoạn, mà một bên góc mái đình cũng đổ khịu xuống.

Bấy giờ bọn canh cổng ở trên nghe thấy tiếng đánh sầm giữa lưng chừng núi, ngó cổ ra nom thì thấy Lỗ Trí Thâm đương chân thấp chân cao đi xồng xộc lên núi, bèn cùng lắc đầu mà bảo nhau rằng:

- Khổ chưa! Thằng súc sinh hôm nay lại say quá chén nữa rồi, chúng ta phải đóng cổng lại mới được.

Nói đoạn họ khép hai cánh cổng chùa, khóa chặt lại tử tế, rồi cùng đứng vào chỗ khe cửa mà nom ra, thì thấy Lỗ Trí Thâm vừa đi tới nơi giơ tay đập cửa mà gọi ầm ầm lên như hổ thét.

Lũ canh cổng cứ đứng yên đó, không ai dám mở cổng ra.

Trí Thâm lại đập gõ hồi lâu không ai chịu mở, quay cổ ra phía cổng bên tả, thấy có pho tượng Kim Cương ở đó, liền quát lên rằng:

- Thằng quái này to lớn như thế, mày không mở cử cho ta, lại còn giơ quyền để dọa ta à? Nói thiệt ta đây không sợ mày đâu?

Nói dứt lời rồi nhảy tót lên bệ, vớ thanh củi nhằm cẳng tượng mà vụt lấy vụt để, bao nhiêu những phấn son sơn nhựa, đều long bật ra cả.

Lũ canh cổng nom thấy vậy cả kinh, mải mốt bảo nhau chạy vào báo với sư cụ.

Ngoài kia Trí Thâm đứng đợi hồi lâu, không có ai ra mở cửa, lại quay cổ nom sang bên hữu cũng thấy pho tượng Kim Cương ở đó, rất tức giận quát to lên rằng:

- Lại thằng này cũng há hốc miệng mà cười ta nữa hay sao?

Đoạn rồi cũng nhảy lên bệ, đá luôn vào cẳng pho tượng mấy cái đổ lăn đùng xuống đất, mà đứng cười ha hả một mình.

Khi đó lũ canh cổng chạy vào báo với sư cụ, thì sư cụ gạt đi mà bảo rằng:

- Thôi các ngươi cứ ra đi, để đấy mặc hắn.

Vừa nói xong thì lại thấy lũ Giám Tự và Thủ Tự chạy mải mốt vào mà bạch rằng:

- Thằng khốn nạn hôm nay lại say rượu quá, hắn đã đánh đổ cả mái đình, và đương phá hủy hai pho tượng Kim Cương ở ngoài kia.

Sư cụ nghe nói vậy, cũng chỉ ung dung mà đáp lại rằng:

- Xưa nay đến ông Thiên Tử còn sợ thằng say rượu, huống chi chỉ là lũ thầy chùa? Còn như hai pho tượng Kim Cương cùng mái đình kia, nếu hắn có đánh hỏng ở đâu, thì đã có Triệu Viên Ngoại làm đền ở đấy, can chi mà nói cho phiền.

Chư tăng có ý không bằng lòng mà nói:

- Pho tượng Kim Cương là chúa tể ở cửa rừng cửa núi, có lẽ nào mà thay đổi dễ dàng như thế được?

Sư cụ lại cười mà đáp:

- Cứ gì pho tượng Kim Cương, cho đến hắn phá hỏng ngay tòa Phật Tam Thế cũng mặc lòng hắn vậy, chứ còn biết làm sao được? Các ngươi không nhớ chuyện hung tợn bữa trước hay sao?

Lỗ Trí Thâm đứng ở ngoài đợi mãi không có ai mở cửa cho thì nóng tiết mà quát:

- Đồ ăn mày kia, không mở cửa cho ta vào, thì ta cho một mồi lửa đốt tiệt cả chùa chiền bây giờ.

Chúng tăng nghe thấy vậy, thì anh nào anh nấy đều phải kinh sợ gọi người canh cổng bắt mở cửa cho Trí Thâm vào.

Lũ canh cửa cũng rung sợ khiếp kinh, sẽ rón rén đến rút cái then khóa ra, rồi bỏ mặc cửa khép đấy mà chạy trốn mất cả.

Bấy giờ chúng tăng cũng bỏ mà chạy trốn cả, Lỗ Trí Thâm sốt ruột không thể nào đợi được, liền giơ hai tay mà đẩy cửa một cái thật mạnh. Dè đâu then cửa ở trong đã tháo ra rồi, cho nên vừa đẩy tay vào một cái thì cánh cổng mở tung hẳn làm cho Trí Thâm ngã ngay sấp mặt vào trong cổng, đoạn rồi lại mải mốt đứng dậy, mà xoa đầu xoa mặt, chạy xộc vào trong phòng.

Khi ấy có mấy vị sư đương ngồi ở trai đường với nhau, bỗng thấy Trí Thâm ở đâu lập cập bước vào, mặt đỏ bầng bầng như nước tượng sơn son, thì ai nấy kinh ngạc đều cúi đầu xuống, mà không dám ngẩng đầu lên nhìn, đoạn rồi thấy Trí Thâm chạy vào đến giường nằm vật xuống đấy, mà ghé cổ ra đất nôn mửa thốc tháo; làm cho mọi người ngồi đấy, đều bưng mũi lắc đầu không sao nhịn được.

Trí Thâm nôn mửa hồi lâu, rồi lại ngồi chổm lên giường cởi áo bỏ mũ, bứt đứt cả thắt lưng, rồi lại lấy quầy thịt chó giắt ở trong bọc ra, mà nói một mình rằng:

- Tốt lắm! Bây giờ bụng lại đương đói đây, ta đem ra mà nhắm đi thôi.

Nói xong vừa xé thịt chó vừa ăn nhồm nhoàm ở miệng, rồi quay trước quay sau trông thấy mấy vị sư đương lấy vạt áo bịt mũi ngồi gần ở đó, liền giơ miếng thịt chó sang một bên kia mà bảo rằng:

- Các bác có ăn thịt chó không?

Vị sư ấy mải mốt nhảy xuống giường toan chạy, bất đồ bị Trí Thâm nắm tay kéo lại mà nhét cả vào mũi vào mồm không sao cựa được. Các sư kia thấy vậy túm đến để gỡ ra, thì Trí Thâm giơ ngay cẳng tay đánh vung xích chó, làm cho chư tăng và các khách nhà chùa đều chạy tán loạn.

Giám Tự thấy vậy, không đợi nói cho sư cụ biết, liền cho gọi tất cả nhà bếp phu kiệu, cùng các vị chức vụ ở trong chùa, có tới hai trăm người đều cầm côn gậy đi vào tăng đường để chống cự lại.

Trí Thâm trông thấy thế, thì thét lên một tiếng rất to, rồi chạy ngay vào Phật đường, vớ ngay cái án thư ở trước điện, mà bẻ lấy hai cái chân án làm khí giới xông ra để đánh, chư tăng thấy khí lực Trí Thâm mạnh tợn quá chừng, thì anh nào cũng chùn tay lại, mà không dám địch; Trí Thâm thừa thế đuổi tràn cho đến pháp đường, mà đánh vung cả lên, không còn nể sợ điều chi.

Vừa khi ấy thì thấy sư cụ ở pháp đường quát lên rằng:

- Trí Thâm không được vô lễ thế! Các sư cũng phải im đi.

Chư tăng nghe sư cụ nói, thì tản mát mỗi người đi mỗi nơi, không dám vẫn vơ quanh đấy. Còn Trí Thâm thấy chúng tăng đã tản mát rồi, cũng vất vả hai cái chân án xuống mà nói rằng:

- Xin sư cụ làm chứng cho tôi.

Bấy giờ sư cụ thấy Trí Thâm đã hơi có dáng tỉnh rượu, liền bảo rằng:

- Ngươi là phiền lụy ta quá! Mới hôm nọ say rượu làm ầm cả lên, ta phải gửi giấy cho Triệu Viên Ngoại để viết thư sang tạ lỗi với chúng tăng, thế mà hôm nay lại say sưa làm loạn đến thanh quý đánh gãy cả tượng Kim Cương, đổ cả mái đình ở ngoài núi, rồi lại đánh nhau với chư tăng, như thế thì tội ác biết đâu mà kể! Đạo Tràng Văn Thù Bồ Tát ở núi Ngũ Đài đây, là một nơi hương lửa thanh tĩnh biết mấy ngàn năm trời, nay có thể nào dung một người bậy bạ như thế mãi được! Ngươi hãy theo ta vào đây, rồi ta liệu cho ngươi ở một chỗ khác mới được.

Trí Thâm theo sư cụ vào trong phương trượng, sư cụ liền nhất diện sai gọi khách nhà chùa cho đâu vào đấy, nhất diện sai gọi chư tăng đi yên nghĩ hẳn hoi, rồi giữ Trí Thâm ngủ ở đó một tối.

Sáng hôm sau sư cụ mưu cùng chư tăng, viết thư sang kể hết đầu đuôi cho Triệu Viên Ngoại biết, và hứa xin cho Trí Thâm đi một nơi khác.

Triệu viên Ngoại tiếp được thư của sư cụ, liền viết giấy trả lời, hẹn xin các nơi phá hoại đều sẽ xuất tiền tu bổ đền, còn Trí Thâm thì tùy ý sư cụ xử cho.

Sư cụ xem thư của Triệu Viên Ngoại, liền sai đồ đệ lấy ra mấy bộ mũ áo của nhà sư, và mười lạng bạc, rồi gọi Lỗ Trí Thâm đến mà bảo rằng:

- Ngươi ở đây đã mấy phen say sưa chè rượu, lỗi đạo tu hành như thế, ta không thể nào dung túng được nữa, song ta cũng nể chút lòng Triệu Viên Ngoại bên kia, vậy ta cho ngươi một bức thư này, để đi tìm một chỗ mà yên thân, từ sau phải tỉnh hối dần đi mới được. Đây ta có câu đoán trước để về sau ngươi sẽ nghiệm dần.

Cho hay:

Cửa thiền vừa thuở vui chơi,

Cũng toan chợp mắt sự đời bỏ qua, Hay đâu trần hải phong ba,

Lửa lòng hồ dễ ai mà tưới tan? Một bầu nhiệt huyết chan chan,

Thân này nợ với giang san còn nhiều, Sá chi mặt nước cánh bèo,

Nam nhi hồ thì biết liều mới gan...

Lời bàn của Thánh Thán:

Xem sách cần phải tinh ý, không thể đọc qua văn rồi chẳng nghĩ đến. Như hồi này tả Lỗ Đạt gặp Kim Lão, rồi xoay đến vào chùa Ngũ Đài Sơn. Xét Kim Lão làm gì đưa nổi Lỗ Đạt đến Ngũ Đài Sơn? Đấy là sự bất đắc dĩ, chỉ cậy vào thân phận của Thúy Liên, mà nảy ra một Triệu viên Ngoại. Sở dĩ có Triệu Viên Ngoại, cốt làm cho Lỗ Đạt đi Ngũ Đài Sơn, chứ phải đâu ở huyện Nhạn Môn Đại châu, lại có một Viên Ngoại tốt đến như thế? Cho nên trong văn tự phải quay lại phía Lỗ Đạt mà xuất hiện ra, tả chỗ Viên Ngoại rất yêu chuộng những tay côn quyền mà nghĩa khí mới được. Phải xét đến đoạn văn Kim Lão cho biết, cháu gái thường thường nói với Viên Ngoại, về ân nhân là người như thế nào, khiến Triệu Viên Ngoại kính mến. Đó chỉ là dụng tình một ái thiếp, mà nên như vậy. Đoạn văn sau Lỗ Đạt làm loạn Ngũ Đài Sơn, Viên Ngoại không nói câu gì phàn nàn thấy tấm lòng Viên Ngoại đã hết sức. Độc giả nếu không xét tới, thì chả còn biết ngựa trâu, cái đực thế nào?

Tả nhà Kim Lão chỉ là phụ, tả Ngũ Đài Sơn lại là chính, thực là bút Sử mã phục sinh.

Tả Lỗ Đạt hai lần dùng rượu, cho rõ ra bản ngã con người, viết làm sao chương cú không ai ngờ tới? Thực khó lắm thay? Thế mà tác giả tả nổi, việc rất khó ở trong rất khó kia, khéo tả hai lần dùng rượu tiếp liên, phải làm cho cách quãng, nếu không tả cách quãng, thì Lỗ Đạt chỉ ngày ngày dùng được rượu hay sao? Nay làm cho độc giả đã thấy một lần bị cấm, lại thấy một lần sau nữa hiện ra, khiến cho tai mắt không tưởng tượng nổi, vậy phải tả cách quãng, liệu bút chép ra, vì Chân Trí Trưởng Lão thường khuyên Lỗ Đạt theo cấm giới của kẻ tu hành, nay đột nhiên trật ra ngoài đề, tưởng không còn uống được nữa, thế mà xuống núi Ngũ Đài Sơn, lại sinh ra chuyện uống rượu, mới hay tác giả bút lực tài tình.

qu�o �1u��P @D* rước. Sử Tiến thấy vậy trong lòng rất cảm động không yên, liền sẽ bảo hai người rằng:

 

- Các ngươi đã có nghĩa khí đối đãi với nhau như thế, ta đây cũng không nỡ bắt làm chi? Vậy ta muốn tha cho Trần Đạt trở về, thì các ngươi nghĩ sao?

Chu Vũ nói:

- Có đâu chúng tôi lại để lụy anh hùng như thế? Thà rằng xin ngài cứ giải chúng tôi mà lấy thưởng còn hơn.

Sử Tiến nghe nói, lại càng mủi lòng, liền kéo hai người đứng dậy, rồi tha trói cho Trần Đạt, sai người đem rượu thịt ra cho ba người cùng uống và hứa cho về.

Khi uống rượu say sưa, ba người cùng ân cần tạ ơn Sử Tiến rồi quay về trại. Tới trại, Chu Vũ bảo hai người kia rằng:

- Nếu ta không làm cái khổ kế như vậy, thì khó lòng mà cứu được tính mạng cho toàn. Nhưng thế nào mặc lòng, Sử Đại Lang cũng là một tay nghĩa khí lạ thường, cho nên mới đãi chúng ta như thế. Vậy nay mai ta phải kiếm lễ vật gì, mà tạ ơn người ấy mới được.

Cách mươi hôm sau, Chu Vũ sai mấy tên lâu la, vào hồi chập tối, mang ba mươi nén vàng đến để tạ ơn Sử Tiến. Thoạt tiên, Sử Tiến thấy vậy còn từ chối không nhận. Sau thấy tên lâu la kêu nài thảm thiết, thì cũng cảm lòng tốt mà thu lấy. Đoạn, sai lấy cơm rượu cho tên lâu la ăn uống, mà thưởng tiền cho về.

Vào khoảng nửa tháng sau, lũ Chu Vũ kiếm được một hạt minh châu rất lớn, cũng lại sai người đến dâng Sử Tiến. Sử Tiến nhận minh châu trong lòng lấy làm nghĩ ngợi: Ba người này thành thực trọng đãi ta như thế, nếu ta không có gì xử lại với họ thì tất nhiên họ không tâm phục với mình. Nghĩ đoạn liền sai người nhà đi mua gấm, đặt may ba cái áo, để tặng ba người. Cách mấy hôm sau áo đã may xong, Sử Tiến lại mua ba con dê béo, quay chín tử tế rồi cho tên Vương Tứ đem áo gấm và dê béo vào trại, để tặng bọn Chu Vũ, Dương Xuân, vương tứ là một tay người nhà rất thông thạo ở trong trang viện, nhân thế Sử Tiến mới tin dùng mà sai đến những việc bì mật như vậy. Vương Tứ tới sơn trại, bọn Chu Vũ nhận được lễ vật mừng rỡ cảm tạ, đoạn rồi cũng sai lấy rượu ngon thịt béo cho Vương Tứ ăn, và lại thưởng cho mươi lạng bạc đem về. Từ đó Sử Tiến cùng với bọn Chu Vũ thường tặng đưa lễ vật cho nhau, tình ý xem ra cũng hơi có chiều thân mật.

Ngày đi tháng lại, mọt hôm gần đến tết Trung thu, Sử Tiến muốn tìm bọn Chu Vũ đến để nói chuyện cho vui, liền viết một bức thư sai Vương Tứ đưa sang sơn trại, hẹn với Chu Vũ, Dương Xuân và Trần Đạt, đến hôm giữa tết Trung thu, thì cùng đến thôn trang để trông trăng đánh chén. Chu Vũ nhận được thư, trong lòng mừng rỡ vô cùng, liền viết thư đáp, xin đến hôm ấy thì cả ba anh em cùng y lời phó ước. Viết xong thư đưa cho Vương Tứ, sai lấy rượu cho uống, và thưởng cho năm nén bạc rồi mới cho về. Vương Tứ bỏ phong thư vào túi vái tạ ba người. Vừa ra đến cổng bỗng gặp một tên lâu la vẫn hay đưa lễ vật sang trang viên xưa nay. Tên ấy trông Vương Tứ thì vội mừng hớn hở, lôi kéo vào hàng rượu con con ở gần đấy để thiết đãi, Vương Tứ vừa mới uống rượu của bọn Chu Vũ thưởng xong, lại bị tên lâu la ép luôn mươi chén nữa, thì thấy chếnh choáng muốn say, liền đứng dậy từ giã lâu la vội vã ra về.

Khi đi được mấy bước, thấy hơi rượu ngày càng bốc, dần dần choáng váng ngả nghiêng như muốn ngã, Vương Tứ cố gượng toan đi về đến nhà. Bất đồ mới đi độ mươi dặm được, đến một khu rừng con gần đó, thì mê mệt say sưa, nằm vật ngay xuống, không biết trời đất chi nữa. Bấy giờ có tên Lý Cát đương đi săn ở khu rừng ấy, khi thấy động, chạy đến xem, thì biết ngay Vương Tứ là người nhà của Sử Tiến, liền cố sức dìu dậy muốn đưa về, song dù làm thế nào, cũng không dìu dắt đi được, bất đắc dĩ phải đành mặc đấy. Dè đâu Vương Tứ say quá đến nỗi có mấy lạng bạc của bọn Chu Vũ cho, và bức thư trả lời của bọn họ cũng đánh rơi cả ra mà không biết. Lý Cát bất thình lình nom thấy, liền tự nghĩ trong bụng: "Ta làm gì một lúc mà được bằng này tiền, bất nhược gặp cơ hội này, ta thủ phăng của anh này, để mà chè chén, có thú hơn không?" Nghĩ xong nhặt lấy tiền đút vào túi, rồi lại cất lấy phong thư để xem. Lý Cát cũng hơi võ vẽ được năm ba chữ, mở thư ra xem thấy trên đề: "Chúng tôi Chu Vũ, Dương Xuân và Trần Đạt, ở Thiếu Hoa Sơn, kính thưa ông Sử Tiến..." Còn ở dưới, liên chi hồ điệp, không hiểu là chữ nghĩa gì, trong bụng nghĩ thầm, nói lẩm bẩm một mình: "Cái này chắc ba chú ở Thiếu Hoa Sơn lại kết giao với Sử Tiến, mà thông tin tức cho nhau đây hẳn? Sử Tiến, hôm nọ ta đến qua sơn trang hắn còn giậm dọa quát tháo với ta, ai ngờ chính hắn lại thông đồng với bọn giết người lấy của, mà nạt chúng ta? Được lắm; ta cứ giữ nghề thả lưới mò trăng mãi, thì đến bao giờ cho phú quý? Âu là đương dịp quan trên đương thưởng tiền bắt cướp, ta đem bức thư ra tố giác, họa may có cơ hội tốt thì cũng nên". Nghĩ đoạn liền đút luôn bức thư vào túi, đi ngay lên huyện Hoa Âm để tố cáo. Khi Vương Tứ cựa mình tỉnh dậy, mở mắt trông thấy trăng sáng lờ mờ, bốn bên toàn là cỏ cây rừng núi, bấy giờ mới biết là mình bị chén đã quá say, mà nằm ở đó, liền đứng dậy sờ đến túi, thì tiền không thấy mà giấy cũng không. Trong bụng bàng hoàng tìm khắp chung quanh không còn tăm hơi chi cả?" Trời ơi! Không biết đứa nào tinh khôn đến thế, ai xui cho nó đến đây mà lấy cả của mình? Ừ thì tiền nong mất chẳng cần chi, nhưng còn bức thư kia, ngộ nhỡ ra đứa nào biết đến thì sao? Vương Tứ nghĩ vậy, vò đầu vò tóc, tính quẩn toan quanh, chợt nghĩ ra một kế: "Nếu bây giờ ta nói thực với Sử Đại Lang thì tất là không yên được, vậy bất nhược ta phải nói phăng là không có thư từ gì cả là xong."

Định kế xong rồi, đi thẳng một mạch, vào khoảng đầu trống canh năm về tới nhà, vào báo cho Sử Tiến biết, Sử Tiến thấy Vương Tứ về liền hỏi:

- Sao ngươi đi lâu lắm vậy?

- Dạ! Bẩm cậu, con đi vào đến đó, ba ông ấy còn lưu lại cho con uống rượu thật say, cho nên bây giờ con mới về được.

- Có giấy má gì không?

- Bẩm không! Các ông ấy toan viết thư trả lời, nhưng sợ lỡ đi đường say rượu, mà đánh rơi mất thì khốn. Vì thế con bảo các ông ấy cứ dặn miệng thôi cũng được, vậy các ông ấy có dặn con nói để cảm tạ Đại Lang, và hẹn rằng hôm ấy thế nào cũng đến sớm.

Sử Tiến khen rằng:

- Anh tinh lắm, nếu thế thì không phụ lòng ta tin cậy thực; nhưng đã vậy, thì mai sớm phải đi lên huyện mà sắm sửa hoa quả, và các thức rượu chè sẵn cho ta.

Vương Tứ vâng lời lui ra, cách mấy hôm đến ngày Rằm tháng tám, khí trời mát mẻ, cảnh vật em đềm, lũ Chu Vũ, Dương Xuân và Trần Đạt, giao việc trại cho bọn lâu la coi sóc, rồi đem mấy người thân tín đều dắt đoản đao thủ thân mà cùng sang Sử thôn phó ước.

Buổi chiều hôm ấy, ở nhà Sử Tiến đã bày tiệc sẵn sàng để đợi. Khi bọn Chu Vũ tới nơi, Sử Tiến rất mừng rỡ, đón rước mời chào, cùng nhau đàm đạo hồi lâu, rồi mới rước vào dự tiệc. Bấy giờ vừa khi sẩm tối, bốn bên mây tạnh trời quang, bóng Hằng Nga vằng vặc ở phương đông đã lù lù kéo đến, soi sáng vào bàn tiệc Trung thu, Sử Tiến cùng bọn Chu Vũ, Dương Xuân cất chén thù tạc với nhau, rất là đắc chí, chợt đâu có tiếng người ồn ào, ở phía ngoài tường, đoạn rồi thấy đóm đuốc sáng quắc tứ bề, Sử Tiến ngạc nhiên kinh lạ, đứng dậy bảo với ba người kia rằng:

- Ba bác hãy ngồi đây xơi rượu, để tôi chạy ra xem việc chi huyên náo thế kia? Nói xong chạy ra quát người nhà đóng chặt cổng người ngõ lại, rồi lấy thang trèo lên tường nom, thì thấy quan Huyện Úy huyện Hoa Âm đương ngồi trên mình ngựa, dẫn hai tên Đô Đầu, Đốc Xuất và ba bốn trăm thổ binh vây bọc quanh nhà mình, Sử Tiến thấy vậy, chạy vào báo cho ba người kia biết, ai nấy đều kinh hoàng sợ hãi, chưa biết định kế ra sao?

Rượu còn chếnh choáng,

Người đã xôn xao,

Vì không tỏ mặt anh hào,

Bỗng nhưng đâu có lụy vào đến thân?

Đã nên có dũng có nhân,

Nặng lòng nghĩa hiệp, nhẹ cân bạc tiền,

Nước non đã vực anh tài,

Sá chi luồn cuối thiệt đời bồng tang;

Tiếng hào còn để làm gương,

Trăm năm thẹn chết những phường tham ngu.

Lời bàn của Thánh Thán:

Một bộ sách lớn gồm bảy mươi hồi, sắp tả ra một trăm linh tám anh hùng. Khi mới mở đầu câu chuyện không thề tả ngay ra hết, hãy tả một người Cao Cầu như khởi điểm. Nếu chẳng tả Cao Cầu, lại tả ngay một trăm linh tám vị anh hùng, thì ra mối loạn bắt đầu tự lũ dưới. Nay chẳng tả ngay lũ anh hùng ấy, mà tả Cao Cầu trước, thì thấy mối loạn sinh ra vốn tự người trên. Xét loạn tự lũ dưới sinh ra, sao dung thứ được? Đó là điều kiêng kị của tác giả đối với mọi chuyện. Nay mối loạn tự người trên sinh ra, không nên để cho to lớn, đó cũng là điều lo sâu của tác giả đối với mọi chuyện. Một bộ sách lớn bảy mươi hồi, mở đầu thấy tả Cao Cầu mới viết vậy. Cao Cầu trở lại Đông Kinh đắc dụng, khiến Vương Tiến bỏ quan chức trốn đi, Vương Tiến kia là bậc thế nào? Vốn người chẳng bỏ nghiệp cha, khéo nuôi chí mẹ, tức là con hiếu đấy! Khiến ta càng nhớ đến câu: Muốn cầu tôi trung, phải xem ở đám con hiếu. Như thế Vương Tiến cũng bậc tôi trung, từ xưa con hiếu tôi trung, được coi như tường lân oai phượng, hay như ngọc bích tròn, với ngọc khuê vuông, tìm khắp bốn bể chưa lấy nổi một người, thế mà đánh sực một cái lại có đây, thì đáng tôn quý, đáng vinh dự lắm chứ? Sao mà sinh sự oán ghét, lại toan đánh mắng, đến điều muốn giết chết, bức bách cho phải bỏ đi, thế là tại đâu? Đó là Vương Tiến bỏ đi, đem lại một trăm linh tám người tới vậy. Như thế Cao Cầu khởi xướng cho một trăm lẻ tám người sinh chuyện. Vì sau Vương Tiến bỏ đi, lại tiếp đến Sử Tiến, chữ Sử là họ kia cũng chữ sử là sách sử vậy, ý nói quan Tỳ Sử cũng chỉ chép sử. Hỡi ơi! Từ xưa có sử để mà chép mọi việc, thì nay quan Tỳ Sử chép gì, hãy chép việc của một trăm lẻ tám người vậy, chép đám người ấy, cũng cho là sử ư? Cho là sử vì lời bàn của dân chúng, cũng là sử được, kể ra dân chúng đâu dám cãi bàn việc nước, bấy lâu nay dân chúng đâu dám cãi bàn, một khi dân chúng chẳng dám cãi bàn, mà lại cứ dám cãi bàn, thì tại đâu nhỉ? Theo như thiên hạ có đạo, thì dân nào dám cãi bàn, thì cũng đủ biết thiên hạ không còn đạo nữa! Cũng như Vương Tiến phải bỏ đi, vì Cao Cầu được trở lại vậy. Họ Sử cũng như sách sử vậy, vốn có chuyện vậy, còn Tiến thì nghĩa sao đây? Xét rằng kẻ kia vốn tự hứa ra tên, dù chẳng phải quan Tỳ Sử chép truyện, song đã tiến dẫn thành sử vậy, ngươi Sử Tiến để tiến dẫn truyện thành ra sử, vốn có vậy. Còn Vương Tiến là nghĩa làm sao? Xét rằng phải được người như thế, ngõ hầu bậc thánh ở ngôi vua, để dạy dân tiến lên vương đạo, phải là như người Vương Tiến, rồi dạy dân tiến lên vương đạo, thế thì một trăm lẻ tám người kia, theo vương đạo phải đem giết bỏ.

Một trăm lẻ tám người kia, theo vương đạo phải đem giết bỏ, sao còn cho hiện lẫn ra một Vương Tiến đáng là dân của bậc thánh minh? Xét rằng Vương Tiến chẳng bỏ nghiệp cha, khéo nuôi chí mẹ, đáng xuất hiện trung gian, để làm gương lắm? Thế rồi chẳng hiện ở trung gian như điểm danh chẳng tới, chẳng thấy từ đâu diễn mãi ra, trốn một bước Diên An; Lại chẳng thấy hiện ra sau cuối nữa, chả có từ đầu tới cuối, cũng như con thần long đó ư? Để cho một trăm lẻ tám người kia, đều hiện ra hết, ta thấy rằng họ khỏi với tội chết vậy, nhưng vẫn chưa bằng Vương Tiến, một trăm tám người kia, xét chưa bằng ấy, vậy sau mới biết khó làm nổi như Vương Tiến. Xét, chẳng hiện làm đầu, để bảo cho người ta, đời loạn nên ẩn, chớ xuất đầu ra; Xét chẳng hiện ra cuối nữa cũng bảo cho người ta, đời loạn quyết không thu tàn cục.

Một bộ sách bảy mươi hồi, với một trăm lẻ tám người, theo 36 vị Thiên cương, thì ngôi sao Tống Giang làm chủ; mà khi trước làm trộm cướp vậy, lại theo 72 vị Địa Sát, có ngôi sao Chu Vũ, dẫu rằng bút lục tung hoành của tác giả rất khéo, song cũng ngược với đạo trời mà làm ra vậy.

Thứ diễn đến Khiêu Giản Hổ Trần Đạt, Bạch Hoa Sà Dương Xuân là ẩn nhiên bao quát một bộ sách bảy mươi hồi, có một trăm lẻ tám người đều như hùm, như rắn, chả quý gì mà biết tới. Đã biết sự ẩn quát một bộ sách bảy mươi hồi, với trăm lẻ tám người, thì dùng để làm gì? Nói rằng đấy là Khế Tử, để diễn ra một bộ sách, mà Thợ Trời hoá hiện, mới có một rắn một hùm, khiến độc giả thấy Trần Đạt, Dương Xuân, làm danh hiệu bao gồm một trăm lẻ tám vị anh hùng hảo hán vậy.