Thủy Hử - Chương 04 - Phần 2

Bên kia Đại Vương phóng ngựa chạy về đến sơn trại, trông thấy Đại Đầu Lĩnh, liền xuống ngựa mà kêu lên rằng:

- Đại Ca ơi! Đại Ca có cứu tôi không?

- Người Đầu Lĩnh trông ra thấy Đại Vương, đầu không khăn, lưng không giải, bơ phờ hoảng hốt như người mất vía liền hỏi:

- Làm sao mà như thế?

Anh kia đem đầu đuôi thuật lại cho nghe, rồi bảo với Đại Đầu Lĩnh rằng:

- Anh phải nghĩ cách làm sao mà cứu cho tôi mới được.

Đại Đầu Lĩnh nghe nói nổi giận mà rằng:

- Nếu vậy anh em cứ nghỉ ở nhà, để tôi đi bắt thằng ấy đến đây mới được.

Nói xong quay ra gọi lâu la, đóng ngựa sắp thương để đi, Đại Đầu Lĩnh nhảy lên mình ngựa, tay cầm ngọn thương thét lâu la trong trại, phải nhất tề đi xuống trang viện, uy thế ầm ầm như bể sôi núi chuyển, ai cũng phải kinh. Bấy giờ Lỗ Trí Thâm đương ngồi đánh chén một mình, bỗng thấy trang khách vào báo rằng:

- Đại Đầu Lĩnh ở núi Hoa Đào hiện đã dẫn các lâu la đến kia.

Trí Thâm nghe báo thì bảo với trang khách rằng:

- Các ngươi cứ im lặng để ta đánh ngã được đứa nào, thì các ngươi trói lại để giải quan lấy tiền thưởng. Các ngươi mang giới đao đây cho ta.

Nói đoạn đứng dậy chống thuyền trượng cắp giới đao ra đi, khi gần tới cổng đã thấy đóm đuốc sáng trưng, một tên Đại Đầu Lĩnh cưỡi ngựa cầm thương ở ngoài quát rằng:

- Đứa nào giỏi nấp ở trong ấy, ra đây quyết trận với ta xem sao?

Trí Thâm cũng hầm hầm giận dữ quát lên rằng:

- Bay chửa biết ta sao? Để ta đánh cho một trận mà xem.

Đoạn rồi múa thuyền trượng xông ra toan đánh. Bỗng Đại Đầu Lĩnh bên kia dừng thương lại mà bảo rằng:

- Hòa thượng hãy khoan tay, nói tên họ cho tôi biết, tôi nghe thấy tiếng hòa thượng quen lắm.

- Ta đây chính là Đề Hạt Lỗ Đạt ở dinh quan Kinh

Lược ngày trước đây.

Người kia nghe nói liền cười to lên mà rằng:

- Tưởng là ai té ra Lỗ Đại Ca đó.

Nói xong xuống ngựa vất thương ra, rồi chấp tay lạy chào mà hỏi rằng:

- Chẳng hay lâu nay đại các có khỏe không? Ai ngờ nhị đệ nhà tôi lại chạm phải tay ngài, thực là nực cười quá.

Trí Thâm nghe nói vẫn còn ngờ ngợ chưa tin, liền đứng lui vào mấy bước, rồi nhìn kỹ ra mới biết là tên Đả Hổ Tướng Lý Trung, gặp ở Vị Châu khi trước.

Lý Trung chào Lỗ Trí Thâm xong rồi, liền đến gần mà hỏi rằng:

- Sao quan bác lại xuất gia ăn mặc như thế? Làm cho tôi khó lòng mà nhận được.

Trí Thâm đáp rằng:

- Chuyện tôi còn dài, hãy vào trong này ngồi chơi, rồi tôi sẽ nói.

Nói xong dắt tay Lý Trung vào nhà.

Bấy giờ Lưu Thái Công thấy Lỗ Trí Thâm lại cùng vào một bọn như thế thì trong lòng rất là sợ hãi, không dám thò mặt ra để ứng tiếp. Trí Thâm đưa Lý Trung vào nhà mời ngồi, và gọi Thái Công ra để nói chuyện.

Thái Công sợ hãi lúng túng không dám bước ra, Trí Thâm liền nói:

- Chúng tôi cũng là anh em cả, xin cụ cứ ra chơi, đừng ngại.

Thái Công thấy nói là anh em, thì lại càng sợ hãi, nhưng không ra tiếp đãi thì không được, đành phải rón rén bước ra, mà ngồi hầu tiếp chuyện. Lỗ Trí Thâm ngồi ung dung đem chuyện mình từ khi từ giã Lý Trung, cho tới cái mục đích ngày nay, kể cho hai người nghe, rồi lại hỏi Lý Trung rằng:

- Chẳng hay anh chàng đã gặp tôi lúc nãy là ai, mà sao anh lại ở đây với hắn?

Lý Trung nói:

- Từ ngày tiểu đệ từ biệt Ca ca ở tửu điếm Vị Châu, rồi lại cùng Sử Tiến chia tay mỗi người một nơi; Sau nghe tin Đại Ca đánh chết Trịnh Đồ, tiểu đệ muốn tìm Sử Tiến để bàn kế cứu nhau, song không biết hắn đâu mà tìm được nữa. Kế đến lúc nghe tin quan quân truy nã lạ thường, đệ lại bỏ Vị Châu đi nơi khác. Khi tới qua núi Đào Hoa đây, bị Tiểu Bá Vương Chu Thông, chính là anh chàng lúc nãy, đem người xuống đón đường đánh cướp, đệ liền ra oai đánh cho hắn ta thua một trận. Hắn thấy vậy bèn mời đệ lên sơn trại, mà nhường quyền coi giữ quân lương, bởi thế mà tiểu đệ mới làm chủ trại ở đó.

Trí Thâm cười mà bảo rằng:

- Nếu có phải là anh em ta ở đấy, thì cái việc hôn nhân đây tất phải thôi đi. Ông cụ đây chỉ có một người con gái để dưỡng lão về sau, nếu ta ép uổng lứa đôi, thì thân già ấy còn trông cậy vào đâu được?

Lưu Thái Công nghe nói cả mừng, liền sai dọn rượu thiết đãi hai người, và thưởng cho bọn lâu la ăn uống.

Khi ăn uống xong Thái Công mang số tiền ra, để gửi nộp Chu Thông, Trí Thâm bảo với Lý Trung rằng:

- Số tiền bác hãy nhận lấy mà mang về, còn việc hôn nhân là ở tay bác đấy.

Lý Trung nhận món tiền rồi nói:

- Vâng việc ấy không ngại gì, bây giờ hãy đón Đại Ca lên chơi qua trại tôi, và Lưu Thái Công cũng nên lên chơi một thể.

Thái Công vâng lời, sai người mang đao trượng và hành lí cho Lỗ Trí Thâm, rồi hai người đi hai cỗ kiệu, mà theo Lý Trung lên núi. Bấy giờ trời mới sáng, thì ba người đã cùng đến sơn trại, Lý Trung xuống ngựa đón Trí Thâm và Thái Công vào chơi trong dinh, rồi gọi Chu Thông lên nói chuyện.

Chu Thông chạy đến trông thấy nhà sư ở đấy, thì cả giận mà bảo Lý Trung rằng:

- Sao bác không báo thù cho tôi, mà lại mời người ta đến đó?

Lý Trung cười mà hỏi rằng:

- Chú không biết vị hòa thượng này hay sao?

- Nếu tôi có biết, thì không đến nỗi bị đánh.

- Thôi, phàn nàn làm chi. Vị hòa thượng này tức là người đánh ba cẳng tay chết anh Trần Quan Tây Trịnh Đồ mà tôi vẫn nói với chú đấy.

Chu Thông nghe nói xoa đầu xoa óc thở dài một tiếng, chấp tay cúi chào Trí Thâm.

Trí Thâm cũng đáp lễ lại rồi nói rằng:

- Tôi trót lỡ xin ngài thứ tội cho.

Bấy giờ ba bốn người cùng ngồi, rồi Lỗ Trí Thâm bảo với Chu Thông rằng:

- Bác Chu ơi! Việc hôn nhân ở nhà Lưu Thái Công, không nên ép nữa, vì ông ta chỉ có một người con gái dưỡng lão, mà nếu mình ức hiếp lấy ngay thì thực là bất tiện, vậy bất nhược ta lấy lại tiền, mà tìm đám khác thì hơn, bác nghĩ sao?

Chu Thông nói:

- Ngài đã dạy thế, thì tôi xin vâng lời, không dám nghĩ đến nữa.

Trí Thâm nói:

- Đại trượng phu ở đời, đã làm việc gì không nên nói đi nói lại, thế mới hay.

Chu Thông liền bẻ mũi tên để thề, đoạn rồi Lưu Thái Công nộp lại số tiền cưới, mà bái tạ ra về. Lý Trung, Chu Thông sai giết trâu dê làm tiệc, rồi đưa Trí Thâm đi xem phong cảnh trong trại. Non cao cây rậm, hình thế cheo leo, bốn chung quanh toàn là hiểm tuấn, Trí Thâm xem xong lấy làm khen ngợi vô cùng.

Được năm ba hôm, Lỗ Trí Thâm xem chừng bọn Lý Trung, cũng không phải là người khẳng khái, mà tính khí nhiều điều biển lận khó chịu, liền từ giã xin đi. Lý Trung, Chu Thông lưu lại không được liền nói:

- Nếu quan bác không chịu ở đây, thì xin cố lưu đến mai, để chúng tôi đi xoay xem có được chút gì sẽ đưa lại lộ phí.

Sáng hôm sau Lý Trung, Chu Thông đặt rượu tiễn hành, đem các đồ chén ngọc đĩa vàng ra để bày tiệc. Đương khi chén tạc chén thù, thì bỗng có lâu la vào báo:

- Có mấy mươi người đương áp hộ hai cổ xe, đương đi dưới chân núi.

Hai người nghe báo, vội vàng cắt một tên lâu la ở lại để hầu Lỗ Trí Thâm và nói rằng:

- Xin quan bác hãy cứ ngồi uống rượu, để cho chúng tôi đi xuống núi tảo ít lộ phí, để tặng quan bác đã.

Nói xong hò lũ lâu la cùng đi, Lỗ Trí Thâm thấy hai người đi rồi, thì tự nghĩ rằng:

- Hai thằng này láo thực, chúng nó có biết bao nhiêu đồ ngọc ở đây, thế mà còn phải đợi kiếm được của đâu, rồi mới tặng mình, thành ra của thế gian đãi người ngoan thiên hạ, chẳng qua chỉ khổ sở kẻ khác mà thôi. Vậy bất nhược tiện đây, ta hãy làm cho nó một mẻ xem sao?

Nghĩ đoạn gọi tên lâu la đứng hầu, đến gần trước mặt, mà đánh cho một cái ngã lăn queo xuống, rồi lấy giẻ nhét vào mồm, mà trói lại để đó. Đoạn rồi mở khăn gói hành lí ra, bọc các đồ vàng đồ bạc vào gói, đeo thẳng lên vai, rồi lấy đao lấy trượng lẻn ra đi trốn. Khi ra đến sau trại trông thấy thế núi tuy hiểm hóc, nhưng cũng có thể mà nhảy ra được, Trí Thâm liền tháo khăn gói, và đao trượng mà vất xuống trước, rồi cất mình nhảy một thật mạnh xuống sau. Nhờ được bãi cỏ ở chân núi cho nên Trí Thâm nhảy xuống không bị đau đớn chi cả, chàng liền mải mốt lại khoác khăn gói cầm đao trượng, mà cút đi cho chóng.

Bấy giờ Lý Trung, Chu Thông dẫn lâu la, xuống đến chân núi thì vừa gặp bọn người áp tải đi đến, anh nào cũng có khí giới trong tay, hai chàng liền múa thương xông tới, bọn kia cũng giơ khí giới lên đỡ, rồi cùng Lý Trung đánh nhau có tới mười mấy hiệp không chịu thua. Chu Thông thấy vậy sốt ruột, thét bọn lâu la hò reo ầm lên, rồi kéo sang để đánh. Bên kia biết thế không địch nổi, bèn bỏ các đồ đạc xe cộ mà chạy tháo lấy thân, song cũng mất đến bảy, tám người thiệt mạng.

Lý Trung, Chu Thông đắc thắng cả mừng, sai các lâu la khuân đem đồ đạc về trại. Hay đâu về đến trại, thì chỉ thấy tên lâu la bị trói nằm cò quăm ở đất, trông trên bàn thì chén ngọc đĩa vàng đều biến đi đâu mất hết, mà Lỗ Trí Thâm cũng chẳng thấy đâu. Hai người đều lấy làm kinh ngạc, cởi trói cho tên lâu la, mà hỏi hết đầu đuôi. Sau biết rõ Trí Thâm đã thâu các đồ bảo vật, mà nhảy đi lối sau trốn đi mất rồi thì Chu Thông lấy làm căm tức, mà bảo với Lý Trung rằng:

- Sơn trại của ta kín đáo như thế, mà lão ta còn nhảy ra được thì gớm thật, bây giờ ta biết làm sao?

Lý Trung nói:

- Chúng ta phải đi đuổi hắn, mà làm cho hắn xấu hổ một phen mới được.

- Thôi không ăn thua, mình đuổi thế nào được nó, mà nếu có đuổi được nó, nhưng nó không trả thì làm sao? Như thế có phải sinh câu chuyện lôi thôi mà khổ đến mình, vậy bất nhược đề cho hắn, dễ làm một chút về sau mà lại hóa hay.

Nói xong đem các đồ vật cướp được, chia ra làm ba phần, Lý Trung, Chu Thông mỗi người một phần, còn một phần thì chia thưởng cho các lâu la. Lý Trung từ chối rằng:

- Vì tôi dắt lão sư lên đây, để đến nỗi thiệt hại mất nhiều, thì cái phần này của tôi, tôi xin nhường bác cả.

Chu Thông nói:

- Tôi với bác đã thề với nhau rằng, cùng sống cùng chết, có khi nào tôi lại nhận phần như thế?

Nói xong chia làm ba phần tử tế, mà cùng nhận bằng nhau.

Mới hay:

Đã thề cốt nhục tử sinh.

Tấm xương tuy trắng chút tình dám sai; Thế gian mấy mặt làng chơi,

Xưa nay trọng nghĩa khinh tài được bao? Hỏi ai chung đỉnh ra vào,

Trông gương thiên cổ nghĩ sao bây giờ?

Lời bàn của Thánh Thán:

Trí Thâm nhận thư của Trí Chân Trưởng Lão, nếu cứ đi đường một tháng, sớm tới chùa Đại Tướng Quốc ở Đông Kinh thì ở luôn trong chùa làm một ông hòa thượng, còn chỗ nào thấy cái tài rồng hổ nhảy và nằm? Câu chuyện có gì làm thú? Hồi này chép xảy chuyện giữa đường, vì sự vào ngủ trọ, chợt vào buồng của tân hôn, không thành một ông thầy chùa nữa, nếu không chuyện vào buồng của một cô dâu, thì tác giả tả làm sao ra tài rồng hổ nhảy và nằm, có đâu những chuyện lý thú? Hỡi ôi! Thi Nại Am một bậc người tài tử chân chính vậy. Trong lòng chân chính tài tử kia, há phải thường tình mà dòm thấy được đâu? Mà hồi này gặp Lý Trung, hồi sau gặp Sử Tiến, đều dùng một lối bút pháp, chia ra chương pháp hai thiên, khiến độc giả thấy hai lối sự tình, hai phần cục diện, bút lực đến thế, không thể nào nói ra cho hết.

Làm một cô gái, là một sự đùa, đã làm đùa hòa thượng tự Ngũ Đài Sơn mà dẫn tới đây, khi đã thành hòa thượng xuống núi, lại làm một cô gái, lại từng phen đóng vai đùa chơi, hỡi ôi! Con gái chẳng phải con gái, Lỗ Đạt không ngờ; đùa với chẳng đùa, Lỗ Đạt đâu ngờ trước được? Hòa thượng chẳng ra hòa thượng, Lỗ Đạt cũng không ngờ, cho đến lên non với xuống non, Lỗ Đạt đều không biết nữa? Chỉ biết rằng: Gặp rượu thì uống, thấy việc thì làm, gặp yếu thì bênh, gặp mạnh (dữ) thì đả, như thế mà thôi, chứ có biết đâu bỗng nhiên làm hòa thượng, bỗng nhiên làm cô dâu, ngày trước bỡn mà lên núi, ngày nay xuống núi, cũng bỡn mà ra.

Lỗ Đạt với Võ Tòng hai chuyện, trong ý tác giả, viết cách nhau để đối với nhau, cho nên chép chuyện, cũng nhiều chỗ giống nhau mục đích, như Lỗ Đạt cứu nhiều cô gái, Võ Tòng giết nhiều cô gái? Lỗ Đạt say rượu phá Kim Cương, Võ Tòng say rượu đánh mãnh hổ; Lỗ Đạt đánh chết Trấn Quan Tây, Võ Tòng đánh chết Tây Môn Khánh; Lỗ Đạt ở chùa Ngõa Quan thử thiền trượng, Võ Tòng ở núi Ngô Công thử giới đao; Lỗ Đạt đánh Chu Thông, vừa say vừa có bổ phận, Võ Tòng đả Tưởng Môn Thần, cũng vừa say vừa có bổn phận; Lỗ Đạt lên núi Đào Hoa, lấy lén tửu khí, nhảy xuống núi đi, Võ Tòng lên lầu Uyên Ương, lấy lén tửu khí nhảy xuống thành đi... đều một mục đích mà làm ra độc giả chẳng phải chẳng biết.

Còn có chi tiêu, phải lấy lén đồ dùng, cần phải trốn đi, phải liều xuống núi, người đời cho rằng: Đường đường một đấng trượng phu, sao đến nỗi lấy lén của dùng nhảy xuống núi trốn? Xét ra một xử sự này, thì đường đường trượng phu, có ngại gì lấy lén của dùng, và nhảy xuống núi trốn, càng thấy Lỗ Đạt đạt lý khác thường, xem một hồi này, thấy Lỗ Đạt làm hòa thượng, nên rằng từng chỗ nhận ra, như ngồi ở trong trướng cô dâu, và nhảy xuống bãi cỏ ở núi, sáng suốt nhận ra làm một người như thế, thực là kỳ diệu không thể nói hết được ra.

Lỗ Đạt lấy lén tửu khí, rồi trốn luôn đi, tiếp tả luôn những lời của hai người Lý, Chu chia của, đại nhân với tiểu nhân thế nào, dù đàn bà con trẻ xem tới, cũng thấy rõ ra, tác giả tả ra thấy hết thần diệu.

Ở đời đại nhân làm việc đại nhân, tự biết rằng thiên hạ đời sau xét tới; tiểu nhân làm việc tiểu nhân, chỉ cần tự trong mồm khôn khéo nói ra, dù chơi với đồng bói, cũng thò tay mặt đặt tay trái, để giữ lấy phần, xem ở việc Lỗ Đạt lấy lén của, và Lý, Chu chia của, chẳng thấy thú ư?

�� c�#�&t��P @D* Lang, và hẹn rằng hôm ấy thế nào cũng đến sớm.

 

Sử Tiến khen rằng:

- Anh tinh lắm, nếu thế thì không phụ lòng ta tin cậy thực; nhưng đã vậy, thì mai sớm phải đi lên huyện mà sắm sửa hoa quả, và các thức rượu chè sẵn cho ta.

Vương Tứ vâng lời lui ra, cách mấy hôm đến ngày Rằm tháng tám, khí trời mát mẻ, cảnh vật em đềm, lũ Chu Vũ, Dương Xuân và Trần Đạt, giao việc trại cho bọn lâu la coi sóc, rồi đem mấy người thân tín đều dắt đoản đao thủ thân mà cùng sang Sử thôn phó ước.

Buổi chiều hôm ấy, ở nhà Sử Tiến đã bày tiệc sẵn sàng để đợi. Khi bọn Chu Vũ tới nơi, Sử Tiến rất mừng rỡ, đón rước mời chào, cùng nhau đàm đạo hồi lâu, rồi mới rước vào dự tiệc. Bấy giờ vừa khi sẩm tối, bốn bên mây tạnh trời quang, bóng Hằng Nga vằng vặc ở phương đông đã lù lù kéo đến, soi sáng vào bàn tiệc Trung thu, Sử Tiến cùng bọn Chu Vũ, Dương Xuân cất chén thù tạc với nhau, rất là đắc chí, chợt đâu có tiếng người ồn ào, ở phía ngoài tường, đoạn rồi thấy đóm đuốc sáng quắc tứ bề, Sử Tiến ngạc nhiên kinh lạ, đứng dậy bảo với ba người kia rằng:

- Ba bác hãy ngồi đây xơi rượu, để tôi chạy ra xem việc chi huyên náo thế kia? Nói xong chạy ra quát người nhà đóng chặt cổng người ngõ lại, rồi lấy thang trèo lên tường nom, thì thấy quan Huyện Úy huyện Hoa Âm đương ngồi trên mình ngựa, dẫn hai tên Đô Đầu, Đốc Xuất và ba bốn trăm thổ binh vây bọc quanh nhà mình, Sử Tiến thấy vậy, chạy vào báo cho ba người kia biết, ai nấy đều kinh hoàng sợ hãi, chưa biết định kế ra sao?

Rượu còn chếnh choáng,

Người đã xôn xao,

Vì không tỏ mặt anh hào,

Bỗng nhưng đâu có lụy vào đến thân?

Đã nên có dũng có nhân,

Nặng lòng nghĩa hiệp, nhẹ cân bạc tiền,

Nước non đã vực anh tài,

Sá chi luồn cuối thiệt đời bồng tang;

Tiếng hào còn để làm gương,

Trăm năm thẹn chết những phường tham ngu.

Lời bàn của Thánh Thán:

Một bộ sách lớn gồm bảy mươi hồi, sắp tả ra một trăm linh tám anh hùng. Khi mới mở đầu câu chuyện không thề tả ngay ra hết, hãy tả một người Cao Cầu như khởi điểm. Nếu chẳng tả Cao Cầu, lại tả ngay một trăm linh tám vị anh hùng, thì ra mối loạn bắt đầu tự lũ dưới. Nay chẳng tả ngay lũ anh hùng ấy, mà tả Cao Cầu trước, thì thấy mối loạn sinh ra vốn tự người trên. Xét loạn tự lũ dưới sinh ra, sao dung thứ được? Đó là điều kiêng kị của tác giả đối với mọi chuyện. Nay mối loạn tự người trên sinh ra, không nên để cho to lớn, đó cũng là điều lo sâu của tác giả đối với mọi chuyện. Một bộ sách lớn bảy mươi hồi, mở đầu thấy tả Cao Cầu mới viết vậy. Cao Cầu trở lại Đông Kinh đắc dụng, khiến Vương Tiến bỏ quan chức trốn đi, Vương Tiến kia là bậc thế nào? Vốn người chẳng bỏ nghiệp cha, khéo nuôi chí mẹ, tức là con hiếu đấy! Khiến ta càng nhớ đến câu: Muốn cầu tôi trung, phải xem ở đám con hiếu. Như thế Vương Tiến cũng bậc tôi trung, từ xưa con hiếu tôi trung, được coi như tường lân oai phượng, hay như ngọc bích tròn, với ngọc khuê vuông, tìm khắp bốn bể chưa lấy nổi một người, thế mà đánh sực một cái lại có đây, thì đáng tôn quý, đáng vinh dự lắm chứ? Sao mà sinh sự oán ghét, lại toan đánh mắng, đến điều muốn giết chết, bức bách cho phải bỏ đi, thế là tại đâu? Đó là Vương Tiến bỏ đi, đem lại một trăm linh tám người tới vậy. Như thế Cao Cầu khởi xướng cho một trăm lẻ tám người sinh chuyện. Vì sau Vương Tiến bỏ đi, lại tiếp đến Sử Tiến, chữ Sử là họ kia cũng chữ sử là sách sử vậy, ý nói quan Tỳ Sử cũng chỉ chép sử. Hỡi ơi! Từ xưa có sử để mà chép mọi việc, thì nay quan Tỳ Sử chép gì, hãy chép việc của một trăm lẻ tám người vậy, chép đám người ấy, cũng cho là sử ư? Cho là sử vì lời bàn của dân chúng, cũng là sử được, kể ra dân chúng đâu dám cãi bàn việc nước, bấy lâu nay dân chúng đâu dám cãi bàn, một khi dân chúng chẳng dám cãi bàn, mà lại cứ dám cãi bàn, thì tại đâu nhỉ? Theo như thiên hạ có đạo, thì dân nào dám cãi bàn, thì cũng đủ biết thiên hạ không còn đạo nữa! Cũng như Vương Tiến phải bỏ đi, vì Cao Cầu được trở lại vậy. Họ Sử cũng như sách sử vậy, vốn có chuyện vậy, còn Tiến thì nghĩa sao đây? Xét rằng kẻ kia vốn tự hứa ra tên, dù chẳng phải quan Tỳ Sử chép truyện, song đã tiến dẫn thành sử vậy, ngươi Sử Tiến để tiến dẫn truyện thành ra sử, vốn có vậy. Còn Vương Tiến là nghĩa làm sao? Xét rằng phải được người như thế, ngõ hầu bậc thánh ở ngôi vua, để dạy dân tiến lên vương đạo, phải là như người Vương Tiến, rồi dạy dân tiến lên vương đạo, thế thì một trăm lẻ tám người kia, theo vương đạo phải đem giết bỏ.

Một trăm lẻ tám người kia, theo vương đạo phải đem giết bỏ, sao còn cho hiện lẫn ra một Vương Tiến đáng là dân của bậc thánh minh? Xét rằng Vương Tiến chẳng bỏ nghiệp cha, khéo nuôi chí mẹ, đáng xuất hiện trung gian, để làm gương lắm? Thế rồi chẳng hiện ở trung gian như điểm danh chẳng tới, chẳng thấy từ đâu diễn mãi ra, trốn một bước Diên An; Lại chẳng thấy hiện ra sau cuối nữa, chả có từ đầu tới cuối, cũng như con thần long đó ư? Để cho một trăm lẻ tám người kia, đều hiện ra hết, ta thấy rằng họ khỏi với tội chết vậy, nhưng vẫn chưa bằng Vương Tiến, một trăm tám người kia, xét chưa bằng ấy, vậy sau mới biết khó làm nổi như Vương Tiến. Xét, chẳng hiện làm đầu, để bảo cho người ta, đời loạn nên ẩn, chớ xuất đầu ra; Xét chẳng hiện ra cuối nữa cũng bảo cho người ta, đời loạn quyết không thu tàn cục.

Một bộ sách bảy mươi hồi, với một trăm lẻ tám người, theo 36 vị Thiên cương, thì ngôi sao Tống Giang làm chủ; mà khi trước làm trộm cướp vậy, lại theo 72 vị Địa Sát, có ngôi sao Chu Vũ, dẫu rằng bút lục tung hoành của tác giả rất khéo, song cũng ngược với đạo trời mà làm ra vậy.

Thứ diễn đến Khiêu Giản Hổ Trần Đạt, Bạch Hoa Sà Dương Xuân là ẩn nhiên bao quát một bộ sách bảy mươi hồi, có một trăm lẻ tám người đều như hùm, như rắn, chả quý gì mà biết tới. Đã biết sự ẩn quát một bộ sách bảy mươi hồi, với trăm lẻ tám người, thì dùng để làm gì? Nói rằng đấy là Khế Tử, để diễn ra một bộ sách, mà Thợ Trời hoá hiện, mới có một rắn một hùm, khiến độc giả thấy Trần Đạt, Dương Xuân, làm danh hiệu bao gồm một trăm lẻ tám vị anh hùng hảo hán vậy.