Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện - Hồi 1 - Chương 01
THIÊN THỨ NHẤT: KHỔNG MINH XUẤT SƠN
Chương I: TUỔI THƠ LOẠN LẠC
Tề thành bên cửa dừng chân
Trông vời có phải Đãng m phía này
Phải rằng ba mộ còn đây
Rưng rưng chợt hiện chuyện ngày xa xưa
Hỏi quanh:
- Ai đó bấy giờ?
- Điền Cương, Cổ Dã sức dư muôn người!
Nam sơn đủ sức chuyển dời
Ngờ đâu tuyệt địa, ngậm ngùi tài trai.
Giữa triều quỉ kế đặt bày,
Hai đào, ba mạng sự này lạ sao!
Hỏi ai bày vẽ mưu sâu?
- Án Anh Tướng quốc đứng đầu Tề quan
“Lương Phụ Ngâm”
Chiến tranh liên miên, ruộng đồng hoang phế.
Nhân dân cửa nhà tan tác, nông thôn chịu cảnh phá sản, dân lành trăm họ bị đẩy đến chỗ tuốt kiếm đứng dậy.
Tình huống nhiều bi thảm đó, đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân sinh quan của Gia Cát Lượng.
1. Tức nước vỡ bờ, nông dân khởi nghĩa
Trong thời gian gần trăm năm cuối đời Đông Hán, ngoại thích và hoạn quan trong triều thi nhau đoạt quyền, bọn quyền thế ở địa phương vội vàng chiếm đoạt đất đai tích lũy tài sản. Sự phân biệt giàu nghèo quá chênh lệch, nông dân bị phá sản lưu lạc bốn phương, cảnh đói kém và khốn khó lan tràn khắp nơi, trong xã hội cổ đại ở Trung Quốc lấy nông nghiệp làm trọng, nông dân mất đi ruộng đất, trở thành người bơ vơ, ắt phải dẫn đến bạo loạn xã hội nghiêm trọng.
Khoảng hai mươi năm dưới thời Thuận Đế, những người dân nghèo không còn cách gì sinh sống phải lưu lạc khắp nơi, không thể không vung gậy đứng lên, giành lấy sự sống. Song sử sách truyền thống, ví như “Hậu Hán thư”, “Tư Trị thông giám”, đều gọi là “yêu tặc” hoặc “đạo tặc”, thực ra rất không công bằng. Gia Cát Lượng sau này theo giúp Lưu Bị chống lại Tào Tháo, sau khi bình định Cổn Châu, từng coi hơn ba mươi vạn quân “Hoàng Cân” là quân “Thanh Châu”, có thể nói là lần đầu tiên cùng đồng tình với lập trường của các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân.
Những người khởi nghĩa nông dân này, đa số nhuốm màu sắc tôn giáo, họ thường xưng là Vô Thượng Tướng quân, hoàng đế hoặc hắc đế, tổ chức rộng lớn mà lỏng lẻo, toàn dựa vào các lực lượng tôn giáo kết hợp lại. Trong những cuộc khởi nghĩa như thế, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân vào năm Trung Bình nguyên niên đời Ninh Đê (là năm 184 sau Công Nguyên), có qui mô lớn, ảnh hưởng cũng sâu sắc nhất, lãnh tụ của Hoàng Cân là người Cự Lộc (tỉnh Hà Bắc), tên là Trương Giác là một người thầy thuốc rất nổi danh trong dân gian, lấy y thuật thần bí để chữa cho những người nông dân bị bệnh. Phép chữa bệnh của Trương Giác là để người bệnh trước tiên tự xưng tội rồi mới cho uống bùa ngải. Chẳng biết hiệu quả ra sao, song có thể nói việc chữa bệnh của Trương Giác mang mầu sắc thần bí tôn giáo. Phép trị bệnh như vậy ngày nay ở vào cuối thế kỉ XX vẫn thấy lưu hành, đương thời y học còn chưa phát triển tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn. Các đệ tử của Trương Giác tỏa khắp chốn trong nước và đều giỏi thuật thần bí trị liệu, gặp những năm khốn khó triền miên, tín ngưỡng bành trướng rất lớn, gọi chung là “Thái Bình đạo”.
Cứ như Trương Giác tự thuyết pháp ở trong thâm sơn, từng được một tiên nhân truyền cho cuốn “Thái Bình thanh lãnh thư”, dặn dò ông ta triển khai đạo Thái Bình để cứu thế. Trong mười năm lấy Thanh Châu (ở tỉnh Sơn Đông ngày nay) làm trung tâm, rồi lan ra các châu Ký, Từ, Kinh, Dương, Cổn, Dự, Đễ có đến mấy chục vạn tín đồ, chiếm cứ hai phần ba giang sơn khắp mười ba châu.
Đến năm Quang Hòa, ảnh hưởng của đạo Thái Bình đã không dừng ở tầng lớp nông dân, không ít địa chủ phú hào, thậm chí cả quan lại cũng bị kéo theo. Sách “Hậu Hán Thư” có chép, ngay cả đến Trương Nhượng, một hoạn quan, cũng thường có quan hệ mật thiết với Trương Giác.
Thấy đạo Thái Bình phát triển nhanh chóng, những kẻ thức thời trong triều tự nhiên thấy trước nguy cơ. Diêm Tứ thuộc phái Thanh Lưu, vội dâng thư đề nghị một mặt chiêu dụ dân lưu vong, cấp cho họ đất canh tác, để ổn định đời sống; một mặt tìm bắt lãnh tụ đạo Thái Bình ở khắp nơi, để làm suy yếu lực lượng của họ. Lưu Đào, Lạc Tùng, Viên Quý cũng liên danh dâng thư lên Ninh Đế, chủ trương truy bắt Trương Giác, để chấm dứt sự mở rộng của phong trào ấy. Song bởi hoạn quan thân với đạo Thái Bình cản trở, Ninh Đế không có chính sách dứt khóat, cuối cùng tin tức bị tiết lộ ra ngoài khiến cho Trương Giác càng chuẩn bị kĩ hơn. Không lâu, Trương Giác lại chia các tín đồ làm ba mươi sáu “phương”, mỗi phương lớn có hơn vạn người, mỗi phương bé cũng có sáu hoặc bảy nghìn người, mỗi phương này đều do những người thân tín thống lĩnh chỉ huy. Trương Giác tự xưng “Thiên Công tướng quân”, lại phong em trai là Trương Bảo làm “Địa Công tướng quân”, Trương Lương làm “Nhân công tướng quân” cùng thống lĩnh ba mươi sáu vạn nhân mã.
Năm Ninh Đế Trung Bình, Trương Giác nói với các tín đồ rằng: “Trời xanh đã chết, trời vàng đã thay, đến năm Giáp Tí thiên hạ đại cát”, đến năm Giáp Tí, là bắt vòng quay can chi sáu mươi năm đổi mới. Trương Giác quyết định ngày 5 tháng 3 năm đó ban bố cho các tín đồ ba mươi sáu phương khắp nơi cùng khởi nghĩa. Cứ theo tư tưởng ngũ hành của Trung Quốc cũ, lý luận tuần hoàn về Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, vương triều nhà Hán thuộc hỏa đức, khắc hỏa ấy là thổ, bởi vậy người thay thế vương triều nhà Hán phải ứng với thổ đức. Đất của cao nguyên hoàng thổ và bình nguyên hoàng thổ đều có sắc vàng, cho nên các tín đồ đạo Thái Bình đều lấy khăn đầu sắc vàng làm hiệu, đấy là lý do gọi bè đảng Hoàng Cân.
Mã Nguyên Nghĩa là trưởng phương phụ trách việc đánh Lạc Dương, hành động không được cẩn thận lắm, ngày mồng 3 tháng 3 sự việc tiết lộ đã bị bắt, mấy nghìn tín đồ đều bị hại. Ninh Đế đến bấy giờ mới hoảng hốt chợt tỉnh và vội ra lệnh truy bắt Trương Giác.
Bất đắc dĩ Trương Giác cùng với hai người em, phải phát động khởi nghĩa sớm. Tuy chuẩn bị không chu đáo vẫn có bảy châu hai mươi tám quận hưởng ứng, bè đảng đều quấn khăn đầu màu vàng, đánh phá phủ quan, chiếm lĩnh vườn ruộng không ít quan lại quận huyện mới nghe tin đã chạy trốn, truyện Hoàng Phủ Tung trong “Hậu Hán Thư” có ghi: “Suốt mười ngày liền, thiên hạ đều hưởng ứng chấn động cả kinh thành”.
Chiến trường chủ yếu của Hoàng Cân ở Dĩnh Châu gần Lạc Dương, phía bắc đến Kí Châu, phía nam đến tận Nam Dương, Triều đình cử Hà Tiến là anh của Hà hoàng hậu làm Hà Nam phủ doãn, phụ trách tổng chỉ huy chinh phạt, thực chất là phụ trách tác chiến một đạo quân tinh nhuệ, sắp đặt Hoàng Phủ Tung làm Tả trung nam, Chu Tuấn làm Hữu Trung nam, Lô Thực làm Bắc Trung nam cùng cầm quân.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung chương thứ nhất có chép tình tiết Lưu Bị khi ấy ở Trác Quận, hưởng ứng hiệu triệu của triều đình cùng đứng ra chống lại quân Hoàng Cân. Lưu Bị ở đó gặp được Quan Vũ và Trương Phi để lại một câu chuyện đào tiên kết nghĩa nghìn năm sáng mãi.
Lúc bắt đầu cuộc chiến tranh, thanh thế quân Hoàng Cân rất lớn, Trương Giác đánh nhau to với Lô Thực ở Kí Châu, quân Lô Thực không địch nổi phải rút về Kiến An, quân Chu Tuấn phòng giữ gần Dĩnh Châu cũng rút theo, thái thú Nam Dương giữa trận phải bỏ mạng.
Để giữ cho Lạc Dương được an toàn, Hoàng Phủ Tung đưa quân chủ lực bố phòng ở gần Dĩnh Châu. Trương Giác đem vài vạn binh mã trùng trùng bao vây, Hoàng Phủ Tung đích thân đến tuyến đầu thị sát, ông ta thấy quân Hoàng Cân đóng trong trại cỏ, nhân đêm tối lấy hỏa công đột kích, quân Trương Giác đại loạn, quân Chu Tuấn đang bố phòng tại bờ nam Dĩnh Châu cũng nhân cơ hội đó mà phản công, Tào Tháo làm Điển quân hiệu úy cũng dẫn quân đến Cứu Lạc Đương, kỵ binh đến rất kịp thời, ba mặt cùng giáp công, quân Hoàng Cân đại bại, chết mấy vạn người; đây cũng là kỉ lục quân sĩ triều đình lần đầu ngăn chặn được quân Hoàng Cân.
Tháng 8 năm Trung Bình đời Ninh Đế, Trương Giác ngã bệnh chết; tháng 10, quân của Nhân công tướng quân Trương Lương bị quân Hoàng Phủ Tung mai phục ở Dĩnh Châu, diệt hơn ba vạn người, bản thân Trương Lương cũng bị chết trong số đó; tháng 11 Địa công tướng quân Trương Bảo cũng bị chết trận ở Nam Dương, quân lính chủ lực của quân Hoàng Cân đên đó hoàn toàn bị tiêu diệt, song quân Hoàng Cân còn ở các nơi vẫn còn khá quấy nhiễu. Quân Bạch Ba ở Tinh Châu, quân Hắc Sơn ở Kí Châu, quân Hoàng Cân ở Ích Châu và Thanh Châu thanh thế rất lớn, khiến các quan phủ địa phương, không ngớt đau đầu. Hoàng Phủ Tung tuy giành được thắng lợi ở gần Lạc Dương, song sau mấy lần giao chiến quân chủ lực cũng bị trọng thương, về căn bản chẳng giúp được các địa phương việc trấn áp, triều đình muốn củng cố địa phương trấn áp nhân dân, cũng chẳng thể không tăng cường hành chính việc quân ở đầu não phương bắc.
Tháng ba năm thứ 5 Trung Bình (năm 188 sau Công Nguyên), triều đình tiếp thu đề nghị của Lưu Yên, thái thú Giang Lăng, khuyếch đại quyền hạn cho thứ sử địa khu đang loạn lạc, đổi gọi là “Chức mục”, Lưu Yên làm Ích Châu mục, Hoàng Uyển làm Dự châu mục, Lưu Ngụ làm U châu mục. Sách “Tư trị thông giám” có chép “coi trọng chức quan Châu, từ đấy mới được đặt ra”.
Chức Châu mục ở những nơi đó, có quyền hạn ngày mỗi lớn hơn, dần dần hình thành một lực lượng độc lập, triều đình cũng bắt đầu mất đi quyền chỉ huy và sức khống chế, cuối cùng trở thành cục diện quần hùng cát cứ cuối đời Hán, vương triều Đông Hán cũng rơi vào tình cảnh hữu danh vô thực.
2. Xã hội loạn lạc, lưu lạc cô nhi.
Đúng tháng 2 năm Giáp Tí khởi nghĩa Hoàng Cân đó, Gia Cát Lượng vừa tròn bốn tuổi.
Phụ thân của Gia Cát Lượng là Gia Cát Khuê, đương thời làm quận thừa ở quận Thái Sơn, núi Thái Sơn ở Thái Sơn quận là ngọn núi kỳ vĩ nổi tiếng khắp Trung Quốc từ cổ chí kim, Gia Cát Lượng đã ở nơi đó suốt những năm đầu thời thơ ấu của mình.
Gia Cát Lượng vốn quê ở quận Lang Nha, đương thời gọi là huyện Dương Đô, ở giữa huyện Lâm Nghi và huyện Nghị Nam tỉnh Sơn Đông, cũng thuộc khu Tây Bắc tỉnh Sơn Đông. Tư Mã Thiên trong “Hóa thực liệt truyện có chép”:
“Phía nam núi Thái Sơn có nước Lỗ, phía bắc thì có nước Tề, giữa vùng Tần Sơn Lâm Hải có một bình nguyên phì nhiêu, có nhiều sản phẩm nổi tiếng về Dâu Gai. Đô thành là Lâm Chuy, ở giữa Bột Hải và Thái Sơn, người vùng này tư lự sâu xa lại giỏi nghị luận, làm việc không cẩu thả, một số người ở đây có năng lực đặc biệt, song phần đông không giỏi võ nghệ, là một xã hội công thương điển hình, kinh tế ở đây thịnh vượng mà linh hoạt, người dân ở đấy được phân làm năm chức nghiệp là sĩ, nông, công, thương và tọa thương”.
Những đức tính như tư lự chu tất, giỏi nghị luận không khinh cử vọng động, đều có thể thấy rõ ở con người Gia Cát Lượng.
Kể từ đời Khương Thái Công dựng nước cho tới giờ, nơi này là trọng tâm của mậu dịch bắc nam, kinh tế giàu có, bởi vậy trình độ văn minh cũng rất cao so với nơi khác; từ thời Đông Hán đến thời Lục Triều, có không ít danh nhân xuất thân ở đây, ví như Phù Kiên nổi tiếng với Vương Đại đời tiền Tần, nhà thư pháp bất hủ Vương Hy Chi, Vương Hiến Chi là hai cha con, đến Nha Chi Thôi tác giả sách “Nhan thị tri huấn”, cùng nhà văn nổi tiếng đời Đường là Nhan Châu Khanh đều là những danh gia hào tộc của vùng này. Song cũng phải nói đến tư tưởng binh pháp đặc sắc của Tề quốc. Quân Tề vốn từ chiến trận mà ra, bởi vậy rất dụng tâm nghiên cứu kĩ xảo và phương pháp chiến tranh. Binh pháp của Khương Thái Công cũng là nguyên tắc chiến tranh, và là sách lược nổi tiếng. Đến như nhà binh pháp học lớn Tôn Vũ cũng là người nước Tề, sự chuẩn bị và ứng biến công phu của binh pháp Tôn Tử, có thể thấy sự tương quan triết học xử thế truyền thống của nước Tề. Quỷ Cốc Tử binh pháp cũng khởi nguyên từ nước Tề, Tôn Tẫn, Bàng Quyên thậm chí Tô Tần, Trương Nghi đều học thành tài ở đấy.
Trừ thời kỳ sống ở Tương Dương với các học giả danh sĩ ở đó dùi mài nghiên cứu, có thể nói tư tưởng ngôn hành, nhân sinh quan của Gia Cát Lượng rõ là chịu ảnh hưởng mật thiết văn hóa truyền thống nước Tề.
Sách “Ngô thư” của Vi Chiêu có chép: Tổ tiên của Gia Cát Lượng vốn họ Cát ở huyện Gia, quận Lang Nha lúc đó không biết vì sao, lại rời đến huyện Dương Đô. Bởi huyện Dương Đô cũng có nhiều người họ Cát khác, để phân biệt, họ Cát huyện Gia cũ gọi là họ Gia Cát.
Tổ phụ của Gia Cát Lượng là Gia Cát Phong từng giữ chức Tư lệ hiệu uý ở Vương triều Đông Hán (là chức trưởng quân cảnh bị kinh thành) ông là một viên quan hết lòng về trách nhiệm, cá tính rất chính trực, giữ đúng phép tắc, không hề biết né tránh cường quyền.
Có một kẻ ngoại thích làm quan lớn trong triều là Hứa Trương, vẫn mượn oai vua làm nhiều chuyện ngang trái, Gia Cát Phong hạ lệnh bắt giữ, Hứa Trương phải trốn ở cung cấm, yêu cầu hoàng đế bảo trợ. Gia Cát Phong dâng thư lên kể tội Hứa Trương, yêu cầu phân xử nghiêm minh để hoàng gia khỏi mang tiếng xấu. Tuy hoàng đế có ý giảng hòa giữa hai người, song Gia Cát Phong rất cương quyết, nhà vua bởi bất đắc dĩ đành phải bắt tội Hứa Trương. Không lâu Gia Cát Phong cũng bị cách chức Tư lệ hiệu uý còn bị phế làm dân thường, chẳng qua bởi Gia Cát Phong đã giữ đúng khí tiết chấp pháp nghiêm minh, hiển nhiên cũng có di truyền đến phẩm chất của Gia Cát Lượng. Ông bố của Gia Cát Lượng là Gia Cát Khuê từng làm quận thừa ở quận Thái Sơn (thư ký), mẹ là Chương Thị. Hai người có bốn người con, Gia Cát Lượng là thứ ba, người anh cả là Gia Cát Cẩn, em trai là Gia Cát Quân ngoài ra còn có một chị gái nữa. Khi ông chín tuổi thì bà mẹ qua đời, bởi nghĩ đến con cái còn nhỏ, ông bố lại lấy thêm bà nữa, song ba năm sau, ông bố cũng qua đời. Thế là anh em Gia Cát mất cả song thân, bởi người mẹ kế chẳng thể nuôi dưỡng được họ, phải nhờ ở sự tiếp tế của ông chú là Gia Cát Huyền. Anh cả Gia Cát Cẩn hơn Gia Cát Lượng bảy tuổi, khi mẹ từ trần, đã đi du học ở phủ Thái Học thành Lạc Dương, chuyên tâm với những “Mao thi” “Kinh thư”, Tả truyện Xuân thu, học vào loại giỏi, khi mẫu thân từ trần, anh ta phải chịu tang chăm lo các em đành vứt bỏ việc học và trở lại quê nhà.
Quận Lang Nha thuộc Từ Châu vào thời kỳ đầu khởi nghĩa Hoàng Cân, ở đây cũng bị quấy nhiễu, song được triều đình phái một người là Đào Khiêm vốn xuất thân võ nghệ là Thứ sử Từ Châu nên tình thế nói chung là được bình an. Kế đó đến loạn Đổng Trác, xảy ra chiến tranh bởi các chư hầu Quan Đông khởi binh cần vương, Đào Khiêm ở Từ Châu theo chính sách trung lập kể như không dính dáng đến. Cho nên khi Lạc Dương bị loạn lạc, không ít người chạy ra phía đông nương náu ở đất Từ Châu, song kể từ năm thứ 4 đời Hiến Đế (năm 193 sau Công Nguvên) Tào Tháo hùng cứ ở Cổn Châu, người cha là Tào Tung bất ngờ bị sát hại ở Từ Châu, Tào Tháo bèn khởi binh đánh Từ Châu, Đào Khiêm tuy hăng hái đề kháng song khắp Từ Châu lập tức bị rơi vào cảnh hỗn loạn, Lang Nha quận ở phía bắc Từ Châu cũng bị cuốn theo. Có một số nơi thậm chí “không tiếng gà gáy chó sủa, đường xá không người qua lại”. Gia Cát Huyền phải gánh vác sự an nguy của cả nhà, chẳng thể không nghĩ đến việc chuyển nhà đi nơi khác, tạm tránh loạn lạc.
Năm sau, khi Gia Cát Lượng mười bốn tuổi, Gia Cát Huyền được Viên Thuật đứng đầu giới quân phiệt ở Dương Châu, lãnh tụ phía nam chống Đổng Trác cử làm Thái thú quận Dự Chương (vùng Nam Xương - Giang Tây ngày nay) Gia Cát Huyền dẫn chị em Gia Cát Lượng còn đang nhỏ tuổi đến nơi ở mới. Cũng nhân đó mà tạm tránh loạn lạc. Song Gia Cát Cẩn đã hai mốt tuổi phải gánh vác trách nhiệm gia đình, bởi vậy anh ta quyết định tìm đường kiếm sống ở nơi khác, tìm cách xé rào, sau khi suy nghĩ kĩ, bèn theo người mẹ kế tìm đến tận Giang Đông làm ăn. Một nhà từ đấy ly tán cách biệt tây - đông.
Nếu kể như ở Từ Châu, ngược lên bắc là Dự Châu xuống phía nam là Dự Chương mấy năm liền loạn lạc nghiêm trọng, Tào Tháo với Đào Khiêm đã mấy lần giao chiến dữ dội, không ít cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên ở vùng này. Gia Cát Lượng khi mới bước vào tuổi thanh niên đã tự mắt thấy những hậu quả của chiến tranh gây ra, đất đai hoang phế, người dân chịu cảnh thê li tứ tán, kinh tế nông thôn bị phá sản nghiêm trọng, dân tình trăm họ phải bức cầm dao kiếm đứng lên tìm đường sống, tình cảnh bi thảm như vậy đôi với nhân sinh quan của Gia Cát Lượng nghĩ rằng ắt phải có ảnh hưởng sâu sắc.
Thực không may, Gia Cát Huyền được bổ nhiệm không lâu, triều đình Đông Hán lại phái Chu Hạo đến làm Thái thú Dự Chương. Khiến cho ngôi vị thái thú Dự Chương không biết đâu mà phân biệt. Khi Chu Hạo đến nhậm chức, được thứ sử Dương Châu là Lưu Phiên cho mượn một đội quân lớn, trực tiếp gây áp lực với Gia Cát Huyền được xem là không chính đáng. Xét về phía Gia Cát Huyền, Viên Thuật tuy có thanh thế lớn, song đang phải chuẩn bị giao chiến với Tào Tháo, chưa lo nổi mình, căn bản chẳng thể giúp đỡ Gia Cát Huyền được việc gì, huống chi tự mình chẳng phải làm mệnh quan của triều đình, danh bất chính, ngôn bất thuận, thế cô, lực mỏng, tự nhiên chẳng thể đề kháng, bởi lo đến sự an toàn trong nhà, chỉ còn biết rút chạy cho nhanh. Lúc này chẳng thể trở về quê cũ, Gia Cát Huyền chỉ còn biết dẫn anh em Gia Cát Lượng đến thành Tương Dương ở Kinh Châu, dựa vào sự che chở của người bạn cũ là Lưu Biểu đang làm thứ sử Kinh Châu. Lưu Biểu cũng là người nổi tiếng trong “Bát tuấn” năm xưa, là một lãnh tụ chủ yếu của phái Thanh Lưu ở quan trường. Ông không tán thành cuộc tranh chấp không đáng có, cho nên bế quan tự thủ, không tham gia vào bên này hay bên kia, đối với việc tranh chấp giữa anh em Viên Thiệu và Viên Thuật, ông cũng đứng trung lập, cho nên Kinh Châu cũng kể như yên ổn, không chịu ảnh hưởng của chiến loạn nhiều lắm, hơn nữa là nơi văn phong thịnh vượng có thê coi là “cảng lánh nạn” cũng chẳng sai.
Song bởi từ Sơn Đông đến Giang Tây lại từ Giang Tây đến Hồ Bắc, di chuyển nghìn dặm đường xa, thấv rõ quang cảnh ngược Trường Giang lên Kinh Châu, có đến mười mấy ngày chèo thuyền vất vả, đối với Gia Cát Lượng ở độ tuổi mới lớn mà nói đã tăng trưởng không ít kiến thức, những cảnh lưu ly cơ khổ cũng thể hiện sự cần thiết, hòa bình đến mọi gia đình.
Tuy Lưu Biểu rất cao hứng, cũng rất nhiệt thành tiếp đãi Gia Cát Huyền, song ông đâu hợp với quan chức, chỉ nhờ Lưu Biểu cho được sống nhờ ở đấy. Đối với một phần tử tri thức cao ngạo lại có nguyên tắc, việc này như một đòn đánh vào sự khốn khó của đời sống, bởi vậy một năm sau, Gia Cát Huyền sầu não thành bệnh, không dậy được may mà Lưu Biểu vẫn nghĩ tình cũ lo lắng sinh hoạt vật chất cho gia đình Gia Cát Lượng; trong một năm Gia Cát Huyền ở đấy, một số văn sĩ ỏ gần đó cũng kết thân, mang đến cho gia đình lắm tang tóc đó không ít sự khích lệ tinh thần và mọi sự giúp đỡ khác.
Do quan hệ với Lưu Biếu, người chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân là cháu của Bàng Đức Công nổi danh ở Kinh Tương, nói chung là được như nguyện. Gia Cát Lượng năm mười sáu tuổi quyết định dẫn em trai ra sống độc lập, không nhận viện trợ nhân đạo của phủ Tương Dương nữa. Ông bán đi một số tài sản của ông chú còn lại, trực tiếp đến trình kiến Lưu Biểu, biểu lộ ý nguyện tự lập cánh sinh, Lưu Biểu rất vui mừng bèn giúp đỡ cho họ chút ít, ở cách thành Tương Dương hơn hai mươi dặm, có một nơi gọi là Long Trung, để hai anh em họ Gia ở đấy, hai người tự mình cày bừa; năm đó chính là năm Kiến An đời Hán Hiến Đế (năm 197 sau Công Nguyên), thế là hai anh em lưu lạc tìm được quê hương thứ hai của họ, bắt đầu một đời sông ẩn cư nửa cày bừa nửa đọc sách.
Lời bàn của Trần Văn Đức
Quan lại và nhà văn của Trung Quốc, mỗi khi nói đến pháp trị đều thích nêu khẩu hiệu “loạn thế dùng điều luật”; không hiểu rõ người Trung Quốc ở bản chất, chỉ thấy hiện tượng pháp luật không được xem trọng, chỉ thấy kết quả mà không thấy nguyên nhân.
Người Trung Quốc thiếu quan niệm pháp trị, chủ yếu bởi chế độ pháp lệnh chưa hữu hiệu, đấy chẳng phải luật lệ ở Trung Quốc thiếu giấy trắng mực đen, song vấn đề là ở chỗ pháp chế liên quan với con người, nếu chỉ thích những quy định nghiêm khắc; thậm chí đến tàn bạo để biểu thị “chính nghĩa” và “quyền uy” của mình, khi chấp pháp lại có thái độ tùy tiện, biểu đạt một thái độ chưa thấu đáo nhân tình, bởi vậy pháp lệnh tuy rõ ràng song khi chấp pháp thì thiên biến vạn hóa hoặc lại theo “nhân trị”, đâu có thể xây dựng được tinh thần pháp trị.
Pháp luật nghiêm khắc, chấp hành tùy tiện, thiếu chuẩn mực, lẽ tự nhiên đặc quyền sẽ hoành hành, những kẻ quyền thế, công khai dùng sức mạnh làm trái pháp luật luồn lót cửa sau để được việc, trong tình thế ấy sao có thể xây dựng tinh thần pháp trị cho dân chúng được? Sách “Pháp Y” của Mạnh Đức Tư Cưu, chủ yếu hạn chế việc lộng quyền của kẻ có quyền lực, mục đích chế độ không ở chỗ thống trị trăm họ mà là ngăn chặn lạm quyền. Tiên sinh Châu Văn Hải từng nói: “Pháp trị không ở chỗ bắt nhân dân phải răm rắp tuân thủ mà ở chỗ chánh quyền phải giữ nguyên pháp trị bởi vậy bất luận pháp trị hay nhân trị, mọi người dân đều tuân thủ theo pháp luật”.
TRẦN VĂN ĐỨC