Dám thất bại - Chương 10
CHƯƠNG 10
NỖI SỢ HÃI KHÔNG KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM
Ngày nay, xã hội loài người dường như bận tâm với việc kiếm việc làm. Nhiều chính phủ trên thế giới dành nhiều ưu tiên cho việc tạo ra công ăn việc làm. Nhiều chính phủ thậm chí đã bị lật đổ vì không thể tạo ra công ăn việc làm cho người dân. Một số chính phủ đi đến quyết định trợ cấp cho những người không có việc làm. Ở trường, sinh viên bị gây áp lực phải đạt điểm cao để có thể kiếm được việc làm. Các bậc phụ huynh gửi con mình đến các lớp học thêm để chúng học giỏi hơn nhằm kiếm được một công việc tốt hơn. Một số cha mẹ đã kể với tôi rằng họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cho con đi học thêm; nếu không con họ sẽ không thể theo kịp tất cả những học sinh khác vì tất cả đều đổ xô đi học thêm. Thậm chí có cả những trường hợp các bà mẹ tự mình tham gia các lớp học thêm và thật sự việc này sẽ giúp ích cho con họ ở trường? Rồi việc gì sẽ sảy ra nữa đây? Tôi hi vọng chúng ta sẽ nhận ra trước khi quá muộn. Không có gì ngạc nhiên khi tỉ lệ trẻ em trên thế giới tự sát đang gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang có tình hình nói trên. (Một báo cáo gần đây ở Hồng Kông cho biết số học sinh đến tìm gặp chuyên gia tâm lí trong 5 năm gần đây tăng đến 55%. Và chỉ giữa tháng 9 năm 1991 đến tháng 8 năm 1994 đã có đến 236 học sinh tự tử hoặc có ý định tự tử.). Xu hương chúng đã “tiến xa” đến mức người nào không có việc làm hoặc tạm thời bị thất nghiệp đều bị khinh miệt. Một số phụ huynh còn gây áp lực lên đứa con đang quẩn quanh trong nhà mà chưa tìm được việc làm và cô gái hay chàng trai tội nghiệp ấy buộc phải chấp nhận bất cứ việc gì họ có thể vớ được. Đây chính là thái độ Kia Su hay còn gọi là hội chứng “sợ bỏ lỡ hay bị cuỗm mất” mà tôi đang đề cập đến.
“Một số phụ huynh lo ngại con mình sẽ thi trượt. Tôi cũng lo lắng vì con trai tôi đã quá 30 tuổi rồi mà vẫn chưa thất bại. Nếu chúng không gấp gáp lên thì sẽ quá trễ để chúng học được một điều gì đó từ thất bại đó.”
AL.NEURHTH, NGƯỜI SÁNG LẬP RA TỜ USA TODAY
Mục đích của giáo dục là gì? Với tôi, giáo dục là dạy một người làm thế nào để phát huy điểm nổi bật nhất và phát triển tiềm năng lớn nhất của mình.
Nhưng hình như mục đích hiện nay chỉ xin được việc làm, tìm được một việc làm - VIỆC LÀM! VIỆC LÀM! VIỆC LÀM! Bất kê đó là loại công việc gì. Bất kể là người đó có thích công việc đó không .
Điều này dẫn đến mặt trái của vấn đề, đó là khi một người có được việc làm rồi, anh ta lại sợ mất việc. Sợ đến nỗi, theo như tôi biết thì nhiều bạn bè tôi cũng như nhiều người bị xa lầy trong công việc, đã mất tác dụng giống như “nồi tròn úp nằm vung méo”.
Nhiều người lại muốn thoát ra và tự mình bắt đầu một công việc gì đó nhưng lại sợ đánh mất công việc “dễ chịu” hiện thời. Do đó, vòng luẩn quẩn cứ tiếp tục.
“Có quá nhiều người tìm kiếm nơi an toàn và kết quả là ta vẫn tiếp tục bị mắc kẹt”. _THOMAS RYDER
Ai trong xã hội chúng ta cũng biết tất cả những tinh hoa của xã hội đều được tìm thấy ở các trường đại học lớn nhưng mọi việc diễn ra như thê nào mà đại đa số bộ óc xuất sắc của chúng ta lại phục vụ cho những người mà hầu như chưa bao giờ thấy cánh cửa đại học. Khi phân tích điều nay theo cách bạn làm, bạn sẽ nhận ra rằng hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên cả. Cách đây không lâu , tình cờ tôi gặp lại một số bạn bè của tôi đã lập gia đình. Vì mải mê theo đuổi bằng cấp đại học mà họ đã cho con họ ra nước ngoài học đại học. Họ phải chi một khoản cho đứa con mỗi tháng khoảng 6000RM (1578 USD) trong vòng từ 3 đến 4 năm 1! Tính đến lúc đứa con lấy được bằng tốt nghiệp, số tiền lên đến 288.000 RM tức là khoảng 75.786 USD. Điều làm tôi rùng mình là lúc tốt nghiệp (cuối cùng chúng cũng tốt nghiệp), chúng lại muốn học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ.! Có nghĩa là lại mất thêm 3 hay 4 năm nữa. Cho đến lúc đứa con tốt nghiệp, cha mẹ phải tiêu tốn đến gần nửa triệu RM ( 132.000 USD). Vì vậy, tôi chẳng ngạc nhiên gì khi thấy vài năm gần đây bạn bè tôi mau già hơn.
Lần nọ, có một cô dâu nhận được quà cưới là một chiếc ô tô! Trên chiếc kính chắn gió là một tấm thiệp với lời chúc là : “Với tất cả tình yêu dành cho con, mẹ và “kẻ nghèo túng””.
Một việc cũng rất là thú vị là khi trở về nước làm việc thì vị cử nhân này chỉ nhận được 2.000 đến 3000 RM ( 526-789) mỗi tháng. Tôi không biết phải mất bao nhiêu năm đứa con mới trả lại được khoản tiền mà cha mẹ đã phải bỏ ra cho việc học của nó. Tôi cho rằng những đứa con nên bằng lòng với việc cha mẹ chu cấp cho ăn học đến bằng cấp tương xứng. (Nếu họ muốn học cao hơn họ phải tự trang trải học phí)
Thế nhưng nếu “tinh hoa của xã hội” chúng ta đều tìm việc làm thì ai là người tạo ra việc làm đây? Câu trả lời rất rõ ràng. Những con người nghèo túng của xã hội chúng ta, những người phải bỏ học nửa chừng, những người không có cơ hội vào đại học, không có quyền lựa chọn. Họ “buộc phải trở thành những nhà quản lí doanh nghiệp, nhà tư bản công nghiệp, những người tạo ra việc làm. Họ không cạnh tranh nổi trên thị trường lao động, nơi mà tất cả mọi người đều phải là những người chuyên nghiệp. Họ không thê tự tìm ra cho mình một việc làm tốt.
Có lẽ đây là lí do tại sao mà ta nghe thấy nhiều câu chuyện thành công bất ngờ của một người bỏ học giữa chừng trở thành một nhà công nghiệp tư bản hàng đầu. Làm thế nào mà một chàng nông dân lại có thể dựng lên cả một đế chế ? Tại sao những người tốt nghiệp đại học lại không thể làm được điều đó? Như ta đã nói trước đây ở phần đầu, họ có một việc làm cao quý, thoải mái nên sợ mất nó. Họ cũng sợ mấ sự an toàn và sợ rằng minh không thể tìm được một công việc khác tương tự với lương bổng tương tự.
“Chỉ số IQ đóng góp nhiều lắm là 20% vào yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc đời, 80% còn lại phụ thuộc vào các tác động khác”. _EMOTIONAL INTELLIGEN
(TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC)
Các nghiên cứu gần đây dã chứng minh có rất ít tương quan giữa thành công của một đứa trẻ trong kì thi với thành công của nó khi trưởng thành. Trong một kì thi, bất kể kiến thức của học sinh như thế nào, nếu nó không được ghi lại trên giấy trả lời trong một khoảng thời gian nhất định thì nó sẽ bị đánh “trượt”.
ÔNG TRÙM QUÁ CỐ CỦA TAN SRI LOH BOON SIEW
Nhà phiệt tài đầy quyền lực và là nhà từ thiện. Di cư từ Trung Quốc sang Malaysia năm 12 tuổi và tìm được một chân công nhân cơ khí. Ông cải thiện nguồn thu nhập còm cõi của mình bằng việc rửa xe buýt với tiền công 10 xu một chiếc. Ông hoàn toàn mù chữ. Cho đến khi qua đời, ông vẫn không biết đọc, biết viết, nhưng ông đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người.
ANDREW CARNEGIE
Một trong những nhà quản lý kinh doanh vĩ đại nhất thời đại cúng ta có ý thức trách nhiệm công dân. Ông bắt đầu công việc như một người thợ xe chỉ ở nhà máy diệt lúc 13 tuổi để kiếm 1,25 đô la một tuần.
LIEM SIOE LIONG (SUDOMO SALIM)
Sinh năm 1916 ở tỉnh Fujian, Trung Quốc. Lúc 22 tuổi, ông đến Indonexia không một xu dính túi. Ông bắt đầu trông coi cửa hàng đậu phộng của người chú và sau đó tách ra thành lập công ty thương mại ở miề trung Java. Năm 1952, ông thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất xà bông ở Jakarta và sau đó mở rộng hoạt động sang ngành dệt và ngân hàng. Ngày nay, ông được xem như là một trong những người giàu nhất thế giới.
ALBERT EINSTEIN
“Giữ kin phiền muộn được coi là chìa khoa dẫn đến cơ hội tuyệt vời của chúng ta”
Einstein, một trong những con người vĩ đại nhất, chí ít cũng là một nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, ra dời tại Ulm, Đức vào năm 1879. Khi còn là một đứa trẻ, ông biết nói chậm và khi là một học sinh, lại học rất ít, mơ mộng trong lớp và hay hỏi nhiều đế mức các giáo viên coi ông như một đứa trẻ bất bình thường. Ông thi trượt trong kì thi tuyển vào trường Bách khoa Zurich ở Thụy Sĩ. Điều đó cũng tương đương với việc bỏ dở chương trình trung học. Ông bị buộc phải bỏ ra một năm để ôn lại các thứ tiếng và các môn khoa học tự nhiên ở trường dự bị đại học. Các học thuyết của ông đã làm thay đổi cái nhìn của con người về vũ trụ.
******************************
CHIN SOPONPANICH
Chào đời vào đầu thập niên 1910. Đi học ở Swatow, Trung Quốc và trở về Bangkok năm 17 tuổi. Bắt đầu công việc từ những việc vặt trong vài năm. Sau chiến tranh, năm 1952, ông bắt đầu một công việc mới là trở thành Tổng giám đốc của ngân hàng Bangkok, nơi đang được quản lý hết sức tồi tệ. Chiến lược nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết với các viên chức chính phủ của ông không mang lại kết quả như mong muốn, khi những “thần hộ mệnh” chính tri của ông bị đối thủ đánh bại. Để thoát khỏi sức ép của cuộc đấu tranh chính trị sau đó, ông đã đến Hongkong, sự chuyển đổi địa bàn này hóa ra lại may mắn. Chin qua đời vì đột quỵ vào tháng giêng năm 1988. Ngày nay, ngân hàng Bangkok là đầu tàu của các tổ chức kinh doanh lớn nhất Thái Lan.
Nhiều người không nhận rằng các công việc tuyệt vời đem lại 5.000M hay 10.000RM (1.300 đo la hay 2.600 đô la) một tháng cũng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu khi tính đến thuế thu nhập mà họ phải đóng hay mức sống mà họ phải duy trì cho cả bản thân và gia đình họ, và điều tồi tệ nhất là việc làm lại không ổn đinh về lâu về dài. Họ phải ra đi khi đến một độ tuổi nhất định.
Có lẽ nhiều người đang nghĩ rằng tôi đang cố gắng kéo họ ra khỏi công việc. Câu trả lời là không phải thế. Nếu bạn hạnh phúc, bạn cảm thấy thích thú và thỏa mãn với công việc của mình, bằng mọi giá bạn phải tiếp ục công việc đó. Nhưng nếu bạn càu nhàu vì không thấy thỏa mãn, thì không ai ngăn cản bạn bỏ đi vươn tới các vì sao.
“Những người không đạt được mục tiêu thường bị tâm trạng thất vọng chặn đứng. Họ để cho sự thất vọng níu kéo khỏi những hành động cần thiết, những hành động sẽ thúc đẩy họ đạt được mục tiêu của mình. Bạn sẽ vượt qua rào chắn này bằng việc khắc phục tâm trạng thất vọng, xem mỗi lần thất bại như một lần học hỏi kinh nghiệm và cố gắng tiến lên phía trước. Tôi không tin là bạn có thể tìm ra những người thành đạt mà chưa từng kinh qua thất bại. Tất cả những người thành đạt đều hiểu rằng thành công được chôn vùi ở một phía khác của thất bại. Điều đáng tiếc là một số người không đến được phía ấy.”_ ANTHONY ROBBINS
“Nhiều người ra ngoài là bị đẩy nhiều hơn là vì bị kiệt sức”._ VÔ DANH
Vậy cớ sao bạn không vươn tới những vì sao? Có thể bạn không hái được chúng nhưng ít ra bạn cũng không kết thúc với một nắm bùn đất.
Charles Goodyear đã từng nếm mùi thất bại hết lần này đến lần khác, từ hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Tiền ông đầu tư cho việc nghiên cứu cạn dần. Ông đã phải dùng đến đô la cuối cùng. Gia đình ông không có đủ những thứ tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày. Ngay cả những người bạn tốt nhất cũng vội vã xa lánh ông vì nghĩ ông đã hóa điên. Lần nọ, khi một người đàn ông hỏi rằng có thể tìm thấy Goodyear ở đâu, người ta bảo: “Nếu ông nhìn thấy một người đàn ông với một chiếc áo cao su Ấn Độ, đôi giày cao su Ấn Độ và một cái túi tiền cao su Ấn Độ, không có su nào trong ấy, đó chính là Charles Goodyear.”
“Năm 1834, ông phải vào tù vì những món nợ từ những vụ đầu tư kinh doanh. Goodyear bắt đầu thử nghiệm với cao su. Ở dạng tự nhiên thì cao su chảy ở nhiệt độ thấp,Goodyear đã phải làm việc mất 10 năm trời trước khi phát minh ra một quy trình gọi là sự lưu hóa, quy trình này ngăn ngừa sự tan chảy của cao su và lần đầu tiên biến cao su trở thành một sản phẩm thương mại.”
Điều quan trọng với bạn là phải tống khứ nỗi sợ hãi không có việc làm, hãy phân tích lời phát biểu này và bạn sẽ thấy một chân lí nào đó:
“ Không có việc gì để làm cũng là một việc làm”.
Thật ra người ta khó có thể không làm gì, đặc biệt là trong xã hội luôn đòi hỏi chúng ta phải làm “một cái gì đó”. Nhưng hãy thử nghĩ xem. Chẳng phải “chẳng có gì hết” cũng là có một cái gì đó dấy ư?
“Cái gì là công việc và cái gì không phải là công việc là những câu hỏi làm rối trí ngay kẻ khôn ngoan nhất.”_ BHAGAVAD GITA , THÁNH KINH CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
Trên thực tế, từ “công việc” chỉ mới được phát minh trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Trước đó, chỉ có các từ “ các hoạt động” và “các nhiệm vụ”. Những người không có các nhiệm vụ trở thành những kẻ mơ mộng vớ vẩn và những nhà thám hiểm. Điều này chẳng phải nghe quen tai lằm hay sao?
Không phải chúng ta được sinh ra để làm việc cho đến ngày chết đi. Theo tôi, chúng ta được sinh ra để phát huy mọi tiềm năng của mình. Nếu bạn có thể phát huy hết tiềm năng sâu xa nhất trong công việc hiện giờ bạn đang làm, bằng mọi giá hãy cứ tiếp tục công việc đó. Nếu không, bạn đã biết mình phải có lựa chọn nào.
Tôi thật lòng đề nghị bạn hãy đọc quyển sách “Jonathan Livingstone Seagull” của tác giả Richar Bach.
Đừng quá lo lắng nếu bạn không làm được việc gì hay đang bị thất nghiệp. Đó là những khoảng thời gian rất thích hợp để đọc, lắng nghe và quan sát, bộc lộ chính mình, phân tích lại bản thân và những mục tiêu của mình. Hãy xem đó là khoảng thời gian chưa có việc làm chứ không phải là không có việc làm. Bạn sẽ ngạc nhiên vì các cơ hội sẽ xuất hiện trên con đường của bạn trong suốt khoảng thời gian đó nếu bạn biết mở to mắt nhìn và biết lắng tai nghe! Hãy thoát ra khỏi cuộc tranh giành quyết liệt vất vả và biết lắng nhìn từ bên ngoài. Bất cứ người nào hỏi tôi đang làm gì, tôi sẽ nói với họ là tôi đang không có việc làm. Không việc làm, không tiền bạc. KHÔNG CÓ NHỮNG LO LẮNG! Hãy thử làm điều đó, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui to lớn khi nhận biết được phản ứng của người khác. Chắc chắn sau đó, bạn chỉ có thể luôn cho rằng mình đang nghỉ nghơi và đăng giải khuây, và hãy quan sát tất cả những cái nhìn đố kị. Điêu này có được vì ở nơi sâu thẳm bên trong vô thức, chúng ta nhận biết được rằng cuộc sống không chỉ có nghĩa là LÀM VIỆC, LÀM VIỆC VÀ LÀM VIỆC cho đến ngày ta chết. Ta cần tận hưởng cuộc sống với tiềm năng sâu xa nhất của mình, dù trong nghề nghiệp hay trong việc tạo ra một đế chế .
Cuối cùng nếu bạn về việc mình có thể đánh một công việc “tuyệt vời” để dấn thân vào ‘cuộc mạo hiểm” của chính mình, hãy nghĩ đến thời gian trước khi bạn có được việc làm: dù không có được việc làm bạn cũng đã chết đâu, vậy bạn còn vướng mắc gì nữa?
Mặt khác, nếu bạn không muốn làm việc, bạn phải kiếm đủ tiền để không phải làm việc nữa.
“Những người nào chưa từng tham gia cuộc hành trình đầy khó khăn vất vả và tìm được sự giàu sang một cách dễ dàng sẽ chẳng biết được làm thế nào để tạo sự giàu sang một khi họ đánh mất nó.
Nói cách khác, những người chưa từng thất bại sẽ không biết đến sự giàu sang thật sự. Những người đi lên từ sự khó khăn vất vả luôn cố gắng hết sức mình để làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn đối với con cái họ và như vậy, họ đã vô tình phủ nhận phương pháp đấu tranh và tự khẳng định đã phát huy tác dụng tích cực trong cuộc đời của họ” _ CHARLES KETTERING